Pages

22/9/09

Hãy Cùng Tìm Hiểu về Nơi Lửa Luyện Ngục

LTS: Bài viết này được dịch ra từ cuốn sách nhỏ có nhan đề: Read me or Rue It (Hãy Đọc về Tôi hay là Hãy Hủy Lấy Tôi), được viết ra bởi một linh mục Dòng Đa Minh, Cha Paul O’ Sullivan, và được hiệu chính bởi Đức Hồng Y Giáo Chủ của Thành Lisbon (bên Bồ Đào Nha). Sách được in ra bởi nhà xuất bản Tan Books and Publishers, Inc. có địa chỉ là P.O.Box 424, Rockford, IL 61105. Sách này hiện đang có trong tủ sách của Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Đồng Trinh (Basilica of Assumption) tại Baltimore, MD - Vương Cung Thánh Đường Đầu Tiên tại Hoa Kỳ.

Phần Dẫn Nhập (Trang xiii trong Sách):

“Các anh, bạn hữu của tôi ơi, hãy thương, hãy thương tôi, vì bàn tay của Thiên Chúa đã đánh tôi!” (Sách Yob, đoạn 19, câu 21).

Thì đây chính là lời cầu nguyện động lòng nhất mà các linh hồn cô đơn nơi lửa luyện ngục đang khẩn thiết kêu gọi những người bè bạn của họ ở trần gian, các linh hồn ấy đang năn nỉ, kêu nài sự giúp đỡ của họ, trong nổi đau đớn cùng cực và khan cả cuốn họng. Rũi thay, lại có rất nhiều người trong chúng ta lại bỏ mặc, lại cố làm câm điếc trước lời kêu cứu rằng: chúng ta hãy biết cầu nguyện cho các linh hồn ấy!

Thật không thể hiểu nổi làm sao mà rất nhiều người Công Giáo, thậm chí cả với những người rất sốt sắng, ngoan đạo, lại đáng hổ thẹn làm ngơ đến các linh hồn nơi lửa luyện ngục. Trông có vẽ là hầu như mọi người không mấy tin vào nơi luyện ngục. Rõ ràng là vẫn còn rất nhiều người có ý tưởng rất mơ hồ về nơi luyện ngục.

Ngày, tuần, và tháng, năm cứ trôi qua mà họ không hề biết xin lể cho các linh hồn! Cũng rất ít khi mà chúng ta cùng đi dự thánh lễ để cầu nguyện cho các linh hồn, cũng như rất ít khi chúng ta cầu nguyện hay nghĩ về họ, những người đã chết! Trong khi chúng ta cứ mãi mê đắm chìm trong hạnh phúc và tràn đầy sức khỏe nơi trần thế, trong khi chúng ta cứ mãi bận rộn với công ăn việc làm, cứ mãi vui chơi, giải trí, thì các linh hồn cô đơn, quạnh quẻ ấy, cứ hằng ngày phải chịu lấy những cực hình không thể tuốt ra lời, nơi ngọn lửa thiêu đốt ở nơi luyện ngục.

Đâu là những nguyên nhân cho sự nhẫn tâm tàn bạo và kinh khủng này? Thưa, đó chính là sự ngu muội, sự thô bạo, và sự ngu dốt không thể nào có thể nào có thể giải thích cho được của chúng ta.

Con người thời nay đã không nhận biết được nơi luyện ngục chính là gì. Con người hoàn toàn chẳng hề hay biết gì về những nổi đớn đau khủng khiếp, và họ không hề hay biết rằng những linh hồn đó đã phải gánh chịu trong ngần ấy năm trời dài đăng đẵng nơi những ngọn lửa thiêu đốt, cực hình. Và kết quả là, con người dửng dưng hay chẳng thèm biết ngó ngàng gì tới những linh hồn nơi lửa luyện tội, và thậm chí còn xấu xa hơn cả chính là, con người đã tàn nhẫn phó mặc các linh hồn mồ côi đang ở nơi luyện ngục, mà các linh hồn ấy đang hoàn toàn cậy trông vào sự giúp đỡ của con người.

Hỡi các bạn độc giả, hãy đọc qua cuốn sách nhỏ này với sự thận trọng, với sự quan tâm, và bạn sẽ được chúc phúc nếu như biết nghĩ đến những linh hồn côi đơn đó.

Qua Bài Dịch này, mời Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu về các mục sau:

* A. Nơi Lửa Luyện Ngục Là Gì?
* B. Có Đúng Tất Cả Mọi Sự Đều Là Sự Thật Không?
* C. Các Linh Hồn Vẫn Còn Ở Nơi Luyện Ngục Trong Khoảng Thời Gian Bao Lâu?
* D. Tại Sao Phải Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn Mồ Côi?
* E. Làm Sao Chúng Ta Có Thể Giúp Đỡ Cho Các Linh Hồn?
* F. Các Linh Hồn Sẽ Làm Gì Cho Những Ai Đã Giúp Đỡ Họ?
* G. Làm Cách Nào Để Đạt Được Ơn Toàn Xá
* H. Hãy Đọc Và Thức Tỉnh!

A. Nơi Lửa Luyện Ngục Là Gì? (Trang 1 trong Sách)

Thưa, đó chính là lò lửa tù ngục, là nơi mà hầu như tất cả các linh hồn bị đẩy vào sau khi họ chết đi và cũng từ chính nơi đó, họ phải gánh chịu những nổi đớn đau dữ dội nhất. Và sau đây là những gì mà các Vị Tiến Sĩ của Giáo Hội nói cho chúng ta biết về Lửa Luyện Tội:

Thánh Tôma thành Aquinas, người được mệnh danh là Vị Hoàng Tử của Các Nhà Thần Học, nói, lửa nơi luyện ngục cũng tương tự như là lửa nơi hỏa ngục về tính cường độ, và chỉ cần một sự tiếp xúc hết sức nhỏ nhen và nhạy bén nào thì nó còn đau đớn hơn tất cả những gì mà con người trên trái đất có thể chịu đựng nổi. Nói cách khác, nó đớn đau gấp trăm ngàn lần, so với tất cả những nổi đau gộp lại của con người ở trần gian.

Thánh Augustinô, vị Bác Sĩ Chữa Lành Vĩ Đại Nhất, nói, để được thanh tẩy mọi tội lỗi đã phạm phải trước đó, trước khi được nhận vào nước thiên đàng, thì các linh hồn sau khi chết đi phải qua một ngọn lửa đau đớn gấp ngàn lần, hơn hẳn tất cả những gì mà họ có thể thấy, có thể cảm giác hoặc có thể nhận được ở trên đời này. Dẫu rằng, ngọn lửa này là nhằm để tẩy rửa và làm thanh sạch các tâm hồn, nhưng nó vẫn còn là gay gắt hơn tất cả những gì mà chúng ta có thể chịu đựng được trên trái đất này.

Thánh Cyril thành Alexandria chẳng cần ngần ngại khi phải nói rằng: “Sẽ thật là xứng hợp khi phải chịu đựng tất cả những hình thức tra tấn trên trái đất này cho đến ngày Phán Xét còn hơn là sống một ngày nơi lửa luyện ngục.”

Một vị Thánh vĩ đại khác cũng đã từng nói: “Ngọn lửa trần gian của chúng ta, nếu như đem nó so sánh với ngọn lửa nơi luyện ngục, thì nó cũng giống như là một nguồn gió mát thổi đến vậy.”

Tại làm sao mà những nổi đớn đau nơi luyện ngục lại quá dã man và dữ dội đến như vậy?

Thưa có 5 nguyên nhân chính:

Nguyên Nhân 1: Ngọn lửa mà chúng ta có thể nhận thấy được nơi trần gian được tạo nên bởi lòng nhân từ của Thiên Chúa, để nâng đỡ và hổ trợ cho cuộc sống của con người. Mặc dầu, nó được dùng như là một hình thức để dày vò, thì nó chính là một ngọn lửa kinh khiếp nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng được.

Nguyên Nhân 2: Ngọn lửa nơi luyện tội, trái lại, chính là ngọn lửa được tạo ra bởi công lý của Thiên Chúa để trừng phạt và để thanh tẩy chúng ta, chính vì vậy, nó không thể nào đem ra so sánh cho được, vì lẽ, nó rất kinh kiếp, hãi hùng.

Nguyên Nhân 3: Ngọn lửa của chúng ta, hầu như là để đốt cháy đi thân xác to béo của chúng ta, vốn được làm từ đất sét; trong khi đó, lửa luyện ngục thì lại tác động lên khía cạnh tâm linh của linh hồn, vốn chẳng thể nào có thể nói ra được, vì chưng nó rất nhạy bén với nổi đớn đau.

Nguyên Nhân 4: Ngọn lửa của chúng ta càng trở nên mãnh liệt bao nhiêu, thì tốc độ hủy diệt của chúng đối với những nạn nhân càng nhanh bấy nhiêu, và chính những nạn nhân đó không thể nào có thể chịu đựng cho được; trong khi đó, thì lửa nơi luyện ngục lại gây ra nổi đau đớn kịch liệt nhất và tàn bạo nhất, nhưng không hề giết chết đi các tâm hồn hay làm giảm nhẹ đi sự nhạy bén của các tâm hồn.

Nguyên Nhân 5: Và dĩ nhiên, chẳng có gì làm ngạc nhiên cả vì tính kinh khiếp của ngọn lửa nơi luyện ngục, nổi đớn đau về sự mất mát hay về sự tách rời với Thiên Chúa, mà các linh hồn phải chịu đau khổ nơi luyện ngục, thì hoàn toàn khốc liệt hơn rất nhiều. Linh hồn khi được tách rời khỏi thân xác, nó luôn khẩn cầu đến bản chất thiêng liêng đến từ Thiên Chúa. Nó được chứa chất với một mong muốn cao độ để được bay tới Ngài. Thế nhưng, rũi thay, nó đã bị giữ lại. Không ngôn từ nào có thể diễn tả cho được nỗi đớn đau, thống khổ của ước muốn không được làm thỏa mãn này.

Cho dẫu nó có điên loạn tới đâu đi chăng nữa, thì nếu con người có suy nghĩ, thì con người phải biết cách chú trọng đề phòng tất cả mọi tình huống, và đừng bỏ mặc thờ ơ, để tránh cho một số phận hết sức kinh khiếp này.

Thật là trẻ con khi nói rằng nó không thể nào là như vậy được, thì đó cho thấy, chúng ta chẳng hiểu gì cả về lửa luyện ngục, do vậy, không nên nói hay nghĩ về nó thì hơn. Thì cho dẫu như vậy, sự thật vẫn luôn luôn lúc nào cũng là như vậy-cho dẫu chúng ta có tin hay không, cho dẫu chúng ta có thực hiện hay không-thì những nổi đớn đau nơi lửa luyện tội thì vượt xa hẳn tất cả những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng hay nhận thức cho được. Thì đó chính là những ngôn từ của Thánh Augustinô.

B. Có Đúng Tất Cả Mọi Sự Đều Là Sự Thật Không? (Trang 4 trong Sách)

Sự tồn tại của lửa luyện ngục là một điều hoàn toàn chắc chắn mà không có người Công Giáo nào vẫn còn nghi ngờ gì về nó nữa. Tất cả chúng ta đều được giảng dạy từ những buổi còn thơ ấu nhất về Giáo Hội, và nó đã được chấp nhận bằng một niềm tin không hề bị rung lay ở bất kỳ nơi đâu khi Kinh Thánh của Thiên Chúa đã được rao truyền và giảng dạy.

Học thuyết này đã được mạc khải trong Kinh Thánh và đã được rao truyền lại từ đời này sang đời khác, từ thời còn là Truyền Thống cổ xưa, được giảng dạy bởi một Giáo Hội không thể nào sai lầm cho được và đã được hàng triệu triệu các tín hữu từ thế hệ này sang thế hệ khác tin tưởng vào. Tuy nhiên, như lời dẫn nhập, nhưng rất nhiều người vẫn còn rất mơ hồ và thiển cận về đề tài quan trọng nhất này. Họ giống như là một người nhắm mắt lại và cố bước đi trên những bờ rìa của một vách núi thẳng đứng cheo leo hùng vĩ. Họ sẽ cố nhớ cho được và chỉ hiểu được sơ sơ, nhè nhẹ về ngôn từ nơi luyện ngục-hay cố né tránh nó đi, hơn là cố hiểu rõ, suy nghĩ rõ về nó hơn và để đem ra áp dụng các biện pháp mà Thiên Chúa đã tỏ bày để tránh nó đi.

Chẳng cần phải nghĩ nó là một số mệnh. Vì lẽ, nó chẳng là gì hơn, ngoài việc biết chuẩn bị cho bản thân chúng ta một nơi luyện tội thật dài dẵng, thật sợ hãi và thật là khắt khe.

Vị Hoàng Tử Tao Nhã

Một vị hoàng tử tao nhã, người mà vì một số lý do chính trị, đã phải lưu biệt nơi quê cha, đất tổ, đến mua một lâu đài rất đẹp và các bất động sản tại Pháp Quốc. Chẳng may là vị hoàng tử đó đã mất đi đức tin khi còn ở thưở thiếu thời, và đó cũng là khi mà câu chuyện của vị hoàng tử được viết vào một cuốn sách, về tội chống lại Thiên Chúa và sự hiện hữu của một cuộc sống đời sau.

Đang mãi rảo rê trong khu vườn của mình, vị hoàng tử chợt gặp một bà già nghèo nàn đang phải khóc lóc một cách rất thảm thương. Vị hoàng tử ấy liền hỏi bà đâu chính là nguyên nhân của nổi sầu khổ.

Bà đáp, “À, thưa hoàng tử, tôi chính là vợ của Jean Marie, người quản gia trước kia của ngài, vốn đã chết cách đây hai ngày rồi. Ông ta là một người chồng tốt đối với tôi và là một đầy tớ tôi trung của Thượng Hoàng. Vì căn bệnh của ông ấy quá lâu, do đó, tôi phải tiêu hết tất cả tiền tiết kiệm để lo thuốc men cho ông, và giờ thì tôi chẳng còn một đồng xu nào cả để xin lễ và cầu nguyện cho hương hồn của ông.”

Vị hoàng tử, động lòng với nổi sầu khổ của bà già nghèo, liền nói một vài lời an ủi chân tình, và mặc dầu thú nhận rằng, không còn tin tưởng nữa vào một cuộc sống đời sau, liền đem cho bà vài đồng tiền bằng vàng để cho bà có thể xin lể cho hương hồn của người quá cố.

Không lâu sau đó, cũng vào một buổi chiều nọ, và vị hoàng tử đang mãi mê học hành và chăm chú vào cuốn sách học của mình. Vị hoàng tử ấy liền nghe một tiếng gỏ cửa thật mạnh, và chẳng thèm ngó lên, liền kêu gọi mời người khách đó tự nhiên vào. Cánh cửa từ từ mở ra và một người đàn ông bước vào, và đứng đối diện với bàn viết của vị hoàng tử.

Khẻ ngước nhìn lên một chút, vị hoàng tử lấy làm kinh ngạc khi nhìn thấy lại Jean Marie, người quản gia đã chết của mình, đang nhìn ông với một nụ cười đôn hậu.

Ông liền nói, “hoàng tử ạ, tôi đến đây để cám ơn ngà vì những thánh lễ cầu nguyện mà ngài đã giúp vợ tôi để bà ấy có thể cầu nguyện cho hương hồn của tôi. Cám ơn ngài vì đã cứu lấy những giọt máu của Chúa Kitô, đã đổ ra cho tôi, và giờ đây tôi đang lên thiên đàng, thế nhưng Thiên Chúa đã cho phép tôi trở lại trần gian để gởi lời tạ từ vì của bố thí rộng lượng của ngài.”

Sau đó, ông liền gợi cảm rằng: “Thưa hoàng tử, có một Thiên Chúa đó ạ! Thật đúng là có một cuộc sống đời sau, thật đúng là có thiêng đàng và hỏa ngục.”

Sau khi nói xong những lời này, ông liền biến mất. Vị hoàng tử khi đó mới nhận biết ra, và ngài qùy xuống và liên lũy đọc kinh Tin Kính (Tôi tin kính một Thiên Chúa, là Cha toàn năng,....... )

Thánh Antoninus và các bạn

Sau đây là một chuyện kể lại, nhằm có ý dạy bài học.

Thánh Antoninus, là một vị Tổng Giám Mục nổi tiếng của thành Florence, kể rằng: có một người đàn ông sùng đạo chết đi, ông ta chính là người bạn rất tri kỷ của nữ tu viện dòng Đa Minh là nơi mà vị Thánh đã cư trú. Có rất nhiều thánh lễ và rất nhiều kinh cầu được dâng lên cho vị linh hồn quá cố này. Thì vị Thánh này rất là lấy làm đau buồn, sau khoảng một thời gian dài, thì linh hồn của người đàn ông quá cố này, đã xuất hiện ra với vị Thánh, nói rằng ông đang phải gánh chịu những nổi khổ rất là đau đớn.

Thì vị Tổng Giám Mục mới la lên rằng: “Ồ, hỡi người bạn thân của tôi, có phải bạn vẫn còn trong lửa luyện ngục hay chăng, có phải bạn chính là người đã có một cuộc sống hết sức gương mẫu và thánh thiện chăng?”

Thì linh hồn đớn đau đó trả lời rằng: “Vâng, đúng vậy, và tôi cũng vẫn còn ở nơi lửa luyện ngục trong một thời gian dài vì khi còn sống, tôi đã thờ ơ và không biết cầu nguyện cho các linh hồn nơi lửa luyện tội. Và giờ đây, Thiên Chúa bằng sự xét đoán công minh đã dùng những lời kinh cầu nguyện, mà mọi người dành cho tôi, cho những linh hồn, mà đúng lý ra tôi phải biết cầu nguyện cho khi tôi còn sống. Thế nhưng, Thiên Chúa, bằng việc xét xử công minh của Ngài, cũng sẽ cho tôi tất cả những ơn ích mà trước kia tôi đã làm, khi tôi vào nước thiêng đàng; nhưng trước tiên vẫn là, tôi phải chuộc những tội mà tôi đã thờ ơ với những người khác.”

Thì quả đúng như vậy, quả đúng đó là những ngôn từ của Thiên Chúa: “Những gì con bị cầm buộc ở dưới đất, thì trên trời cũng bị cầm buộc.”

Hãy nhớ rằng, tất cả những ai đọc lên những dòng chữ này, rằng là số phận bi thảm của người đàn ông ngoan đạo này cũng sẽ là số phận của tất cả những ai thờ ơ cầu nguyện hay từ chối cầu nguyện để giúp đỡ các linh hồn.

C. Các Linh Hồn Vẫn Còn Ở Nơi Luyện Ngục Trong Khoảng Thời Gian Bao Lâu? (Trang 8 trong Sách)

Khoảng thời gian mà các tâm hồn bị lưu giữ lại nơi lửa luyện ngục tùy thuộc vào:

* 1. số tội lổi mà các linh hồn ấy đã phạm phải khi còn sống;
* 2. sự hiểm độc, ác ý và sự chủ ý cùng với những hành động đã gây ra;
* 3. sự ăn năn hối cải đã thực hiện được, hay chưa thực hiện được, sự hài lòng đã thực hiện được, hay chưa thực hiện được vì tội lổi khi còn sống;
* 4. phần nhiều cũng tùy thuộc vào những lời kinh cầu được gởi đến sau khi họ chết đi.

Điều có thể chắc chắn nói được rằng chính là, theo nguyên tắc, thì tất cả các linh hồn đều phải trải qua thời gian nơi lửa luyện tội lâu hơn những gì mà con người thường hay nghĩ và tưởng tượng đến. Sau đây là phần trích dẫn về một số trường hợp đã được kể lại chi tiết qua những đời sống và mạc khải của những vị Thánh:

Cha của Thánh Louis Bertrand là một người Công Giáo hết sức gương mẫu, vì lẽ thường chúng ta ai cũng biết, vì ông là cha của một vị Thánh lớn. Ông ta cũng đã từng mong ước là được trở thành một vị tu sĩ ẩn hèn cho đến khi ông nhận biết ra rằng đó không phải là ý định của Thiên Chúa dành cho ông.

Khi ông chết đi, sau nhiều năm dài sống và thực thi tất cả mọi đức tính của một người Kitô giáo, của người con là một vị Thánh của ông, ông hoàn toàn hiểu rõ được sự rùng mình về sự công minh, chánh trực của Thiên Chúa, do đó, ông đã xin lễ liên lũy, và khẩn khoản nài xin Thiên Chúa không ngớt cho linh hồn của người con quá cố mà ông rất đỗi thương yêu.

Thế nhưng ông cố của vị Thánh vẫn còn nơi lửa luyện tội, do đó, đã buộc người cha của vị Thánh phải cầu nguyện gấp trăm ngàn lần. Ông nguyện cầu cho những tội nặng và ăn chay trường cùng với việc xin lễ và cầu nguyện mỗi ngày. Và sau gần tám năm trôi qua, người cha của Ông đã được Thiên Chúa giải thoát khỏi nơi lửa luyện ngục.

Chị của Thánh Malachy, bị lưu đày nơi lửa luyện ngục trong khoảng một thời gian rất dài, mặc cho những thánh lễ cầu xin, những lời cầu nguyện và cả những việc bị hành xác, bị sĩ nhục can trường của vị nữ Thánh cho chính người chị của mình!

Chuyện có liên quan đến một nữ tu thánh thiện ở Pampluna, người đã thành công giải thoát tất cả những nữ tu dòng kín Carmêlô khỏi nơi lửa luyện ngục, vì rằng hầu hết những linh hồn này đã ở đó tới 3 nhiệm kỳ rồi, khoảng từ 30 đến 60 năm rồi!

Các nữ tu dòng kín Carmêlô thường ở nơi lửa luyện ngục khoảng từ 49, 50 cho đến 60 năm! Vì rằng, khi còn sống, các nữ tu đã phải gánh chịu hết tất cả mọi tội lỗi cho trần gian.

Thánh Vinh Sơn Ferrer, sau cái chết của người chị ruột, vị Thánh đã hăng hái cầu nguyện sôi nổi cho linh hồn quá cố của người chị ruột và xin dâng rất nhiều thánh lễ để cho linh hồn chị được siêu thoát. Và người chị ấy đã hiện ra rất lâu và nói với vị Thánh rằng: nếu không nhờ sự chuyển cầu mạnh mẽ của vị Thánh gởi tới Thiên Chúa, thì giờ đây chắc có lẽ, chị vẫn còn lưu lại nơi lửa luyện tội một thời gian rất dài, vô định.

Trong Dòng Đa Minh, theo đúng luật, phải cầu nguyện cho các đấng bản quyền, bề trên giám tỉnh bằng tên, vào đúng những ngày kỷ niệm của họ. Rất nhiều trong số những vị này đã băng hà từ hàng trăm năm qua! Các vị này xứng đáng là những người hết sức đặc biệt vì lòng mộ đạo và sự thông minh xuất chúng của các vị. Luật này không nhất thiết cần phải có sự phê chuẩn của Giáo Hội.

Chúng tôi không muốn ám chỉ rằng tất cả những linh hồn đều phải lưu giữ lại nơi lửa luyện tội trong một khoảng thời gian dài như nhau để chuộc tội. Rất nhiều linh hồn đã phạm ít tội hơn và đã đền tội nhiều hơn. Do đó, hình phạt của các linh hồn đó, thì kém phần kinh hãi hơn.

Tuy nhiên, những trường hợp mà chúng tôi trích dẫn ở trên, là nhằm để nói rõ được ý tưởng chủ đạo của bài viết, vì nếu chúng ta muốn được gần gũi, nhìn thấy được những gương sáng và muốn nhận được sự thông công chuyển cầu của các vị Thánh lớn trong khi chúng ta còn sống và khi chết đi với sự hổ trợ của lời nguyện cầu liên lũy thì chúng ta cũng sẽ phải lưu lại một khoảng thời gian nơi lửa luyện tội.

Tại sao phải có sự chuộc tội quá lâu vậy?

Thì sau đây chính là những lý do, vốn dĩ, chẳng có khó khăn gì khi phải nhận ra:

1. Tính hiểm ác của tội lỗi là vô cùng lớn. Đối với chúng ta, nó trông có vẽ là một tội nhỏ, nhưng thực tế, đó lại là những tội lỗi hết sức trầm trọng chống lại lòng nhân từ vô bờ bến của Thiên Chúa.

Khi chúng ta nhìn thấy các Thánh phải khóc lóc thảm thiết vì những tội lỗi của họ, thì nhiêu đó, cũng đã đủ. Vì chúng ta yếu đuối, do đó, chúng ta bị ma quỷ cám dỗ. Đó là điều hoàn toàn đúng, thế nhưng Thiên Chúa đã đổ tràn biết bao nhiêu hồng ân để cho chúng ta biết cách khắc phục những nhược điểm của chúng ta, Ngài ban cho chúng ta ánh sáng để nhìn thấy được tính nghiêm trọng của những tội chúng ta đã phạm, và Ngài cũng còn đưa ra những sức ép cần thiết để giúp chúng ta biết chế ngự mọi cơn cám dỗ. Nếu chúng ta vẫn còn quá yếu đuối, thì tất cả là tội lỗi của chính chúng ta. Vì lẽ, chúng ta không biết dùng ánh sáng và sức mạnh mà Thiên Chúa đã rộng lòng ban cho chúng ta, chúng ta không biết cầu nguyện, chúng ta không biết lãnh nhận các phép bí tích, như là chúng ta phải nên.

2. Một nhà thần học gia nổi tiếng và hết sức thông thái đã nói như thế này: nếu các linh hồn bị đẩy vào hỏa ngục ngàn đời, mãi kiếp, vì một tội trọng, thì chẳng có gì phải ngạc nhiên khi các linh hồn khác phải bị lưu lại nơi lửa luyện ngục, những người mà khi còn sống đã phạm phải biết bao nhiêu thứ tội nhẹ, mà một số trong đó lại là tội truyền kiếp. Và cũng thế, nếu các linh hồn ấy đã phạm quá nhiều tội trọng mà họ không hề biết hối hận, biết ăn năn, biết đền tội, thì án phạt sẽ phải rất đau đớn, và do đó, họ cứ bị lưu giữ mãi nơi lửa luyện tội, cho đến khi họ biết ăn năn, đền tội.

Thiên Chúa đã nói với chúng ta rằng: “Quả thật, Ta bảo các ngươi: ngươi sẽ không ra khỏi đó, bao lâu ngươi chưa trả nốt đồng xu cuối cùng.” (Sách Máthêu, chương 5, câu 26).

Các vị Thánh cũng đã phạm phải một vài tội nhẹ, và các vị ấy đã biết ăn năn, hối hận rất nhiều. Chúng ta phạm rất nhiều tội, thế nhưng chúng ta không hề biết hối hận, biết ăn năn, cũng như chẳng hề biết đền tội gì cả.

Tội Nhẹ

Sẽ thật là khó khi phải đếm và tính toán vô số các tội nhẹ mà mỗi người Công Giáo đã lỗi phạm, vì lẽ:

1. Có vô số tội về lòng tự ái; về sự ích kỷ; về những nghĩ suy, những từ ngữ và những hành động ham muốn nhục dục, dưới rất nhiều hình thức; những tội ta phạm về lòng bác ái trong suy nghĩ, qua ngôn từ, và trong hành động; sự biếng lười; lòng kiêu căng tự phụ; sự ghen tuông; sự nhạt nhẽo, hờ hững; và vô số các tội khác.

2. Có những tội bỏ xót qua mà chúng ta rất ít chú ý tới. Chúng ta yêu mến Thiên Chúa rất ít, tuy nhiên Ngài có hàng trăm ngàn những lời yêu thương dành cho chúng ta. Chúng ta cư xử với Ngài rất ư là lạnh nhạt, rất ư là lãnh đạm và thờ ơ, cũng như là bội phản lại ơn nghĩa của Ngài.

Ngài chết cho mỗi người trong chúng ta. Thế mà có bao giờ chúng ta biết cám ơn Ngài như là chúng ta phải chưa? Ngài vẫn còn hiện hữu ở đó, ngày, đêm chờ đợi chúng ta nơi bàn thờ; đợi chờ mòn mỏi sự viếng thăm của chúng ta, và Ngài rất ư là nhiệt tình để tìm cách giúp đỡ chúng ta, thế mà rất hiếm khi chúng ta lê bước để đến với Ngài! Ngài đã đến ngự trong mỗi trái tim của chúng ta nơi Phép Thánh Thể, và chúng ta chối từ việc đến thăm Ngài. Ngài dâng hiến mình Ngài cho chúng ta trên bàn thánh vào mỗi thánh lễ sáng và ban cho chúng ta những biển cả hồng ân, và ơn huệ cho những ai biết suy gẫm về sự hy sinh khổ giá vĩ đại của Ngài cho nhân loại lầm lỡ. Tuy nhiên, rũi thay, rất nhiều người trong chúng ta quá biếng lười để cùng đi với Ngài đến đồi Calvê! Quả là một sự bội bạc ơn nghĩa đến dường bao!

3. Trái tim của chúng ta rất ít kỷ, chai cứng và đầy lòng tự ái. Chúng ta có những ngôi nhà hạnh phúc, có những thức ăn cao lương, mỹ vị, có quần áo ấm để mặc khi trái gió trở trời, và có hàng ngàn những điều tốt đẹp khác. Trong khi đó, rất nhiều người, sống chung quanh chúng ta, đang phải đói ăn, thất thưởi, rày đây, mai đó, không nhà, không cửa, và không nơi nương tự, dòng đời của họ, cứ mặc, trôi mãi, theo năm tháng, của gió bụi, của tăm tối, và chúng ta chỉ cho họ có một chút xúi thôi; trong khi đó, chúng ta tiêu xài phung phí và chẳng cần biết nghĩ đến ngày mai.

4. Cuộc sống được trao ban, là để cho chúng ta biết cách phục vụ Thiên Chúa, để cứu rỗi tất cả các linh hồn. Tuy nhiên, hầu hết những người Kitô giáo rất là thỏa lòng để dành cho Chúa chỉ 5 phút cầu nguyện vào ban sáng và 5 phút cầu nguyện vào lúc đêm về! Số thời gian còn lại là để dành cho công ăn việc làm, cho việc nghĩ ngơi và những niềm hoan lạc, vui thích. Mười phút cho Thiên Chúa, cho những linh hồn bất tử của chúng ta, cho những việc cao trọng mà chúng ta phải làm, để cho việc cứu rỗi chúng ta. 23 giờ và 50 phút còn lại là để dành cho một cuộc sống hoán chuyển đời tạm! Liệu đó có công bằng đối với Thiên Chúa hay không?

Có thể là chúng ta biện luận rằng công ăn việc làm của chúng ta, sự nghĩ ngơi của chúng ta, và những gì chúng ta phải gánh chịu chính là cho Thiên Chúa!

Nếu đúng thế, thì quả là giá trị của chúng ta rất là vĩ đại. Thế nhưng sự thật chính là vẫn còn có rất nhiều người rất ít khi và rất sợ khi phải nghĩ đến Thiên Chúa trong suốt một ngày của họ. Họ chỉ biết nghĩ, biết lao động, biết nghĩ ngơi và ngủ nghĩ chỉ cho riêng bản thân họ mà thôi. Thiên Chúa chiếm chổ rất ít trong một ngày dài của họ, cũng như trong tâm trí của họ. Thì đây đúng là một sự sỉ nhục lớn đối với Trái Tim Yêu Thương của Thiên Chúa, mà chúng ta chẳng bao giờ nghĩ đến cả.

Tội Trọng

Rất nhiều người Kitô giáo chẳng may phạm phải tội trọng khi họ còn sống, nhưng mặc dầu là họ đã thú tội, thế nhưng nó vẫn chưa đủ.

Chân Phước Bede nói rằng, đối với những ai trong khi còn sống, đã phạm phải rất nhiều trọng tội, và đã biết thú tội nơi giường bệnh ngay vào giờ phút lâm tử, thì họ vẫn còn bị lưu giữ lại nơi lửa luyện tội cho đến Ngày Phán Xét.

Thánh Gertrude qua sự mạc khải, vị Thánh cho biết rằng, những ai đã phạm trọng tôi và đã chưa ăn năn, đền tội đủ, sẽ không được phép sẽ chia với những lời cầu nguyện thường ngày của Giáo Hội trong khoảng một thời gian dài!

Kết Luận

Tất cả những tội lỗi, dù là trọng tội hay tội nhẹ, đều chất chứa khoảng cho đến 20, 30, 40, và 60 năm của cuộc sống chúng ta. Mỗi người trong chúng ta phải biết cách chuộc lỗi sau khi chúng ta chết đi. Đó chính là lý do tại sao, chúng ta cứ phân vân và thắc mắc, tại sao các linh hồn phải lưu lại nơi lửa luyện tội quá lâu đến như vậy?

(còn tiếp...)
Anthony Lê (dịch)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét