Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn Breviary. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Breviary. Hiển thị tất cả bài đăng

24/9/09

PHẢI LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC CHỮA LÀNH?

Kinh Thánh thuật lại rằng Chúa Giêsu đã làm rất nhiều phép lạ cho dân chúng. Ngài đã chữa lành cho nhiều người: mù được xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại … (Mt 11:5). Thế nhưng, để nhận được sự chữa lành, để những phép lạ được thực hiện, người ta đã phải hội đủ ba điều kiện sau:

Thứ nhất: Phải công nhận mình là bịnh nhân, cần được Chúa Giêsu chữa lành!


Người đàn bà bị băng huyết đã mười hai năm nhận ra căn bịnh hiểm nghèo của bà cho nên bà đã tiến đến phía sau Người và sờ vào tua áo của Người, vì bà nghĩ bụng: "Tôi chỉ cần sờ được vào áo của Người thôi là sẽ được cứu!” (Mt 9:20-21).
Anh Ba-ti-mê, con ông Ti-mê, đã nhận rằng anh ta đang sống trong màn đêm dầy đặc cho nên anh ta mới van xin Chúa Giêsu “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được." (Mc 10:51).


Thứ hai: Phải có LÒNG TIN vững mạnh vào Chúa Giêsu


Hai người mù được sáng mắt là vì họ đã TIN vào quyền năng của Chúa Giê-su: "Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không? " Họ đáp: "Thưa Ngài, chúng tôi tin." Bấy giờ Người sờ vào mắt họ và nói: "Các anh tin thế nào thì được như vậy." (Mt 9:28-29).
Người đàn bà van xin Chúa chữa lành cho con gái bà đã được như sở nguyện là bởi vì bà đã TIN vào Chúa Giê-su: "Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy." Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.” (Mt 15:28).
Người mù ở thành Giê-ri-khô được sáng mắt là nhờ LÒNG TIN mạnh mẽ của anh vào Chúa Giêsu” "Anh muốn tôi làm gì cho anh? " Anh mù đáp: "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được." Người nói: "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh! " Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.” (Mc 10:51-52).


Thứ ba: Phải mở miệng VAN XIN LÒNG THƯƠNG XÓT của Chúa Giêsu.


Đang khi Đức Giê-su ra khỏi nơi đó, thì có hai người mù đi theo kêu lên rằng: "Lạy Con Vua Đa-vít, xin thương xót chúng tôi!” (Mt 9:27)
Khi Đức Giê-su và môn đệ ra khỏi thành Giê-ri-khô, dân chúng lũ lượt đi theo Người. Và kìa có hai người mù ngồi ở vệ đường, vừa nghe Đức Giê-su đi ngang qua đó, liền kêu lên rằng: "Lạy Ngài, lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương chúng tôi!” (Mt 20:29-30).
Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng: "Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi!" (Lc 17:12-13).


Thế bây giờ, bạn có nghĩ là để nhận được những phép lạ chữa lành từ Chúa Giêsu, tôi và bạn cũng phải hội đủ ba điều kiện trên không? Tôi quả quyết là phải cần có ba điều kiện trên thì mới có thể nhận được sự chữa lành của Chúa. Tại sao tôi lại dám quả quyết như vậy? Xin thưa là bởi vì:

* Nếu tôi KHÔNG NHẬN RA rằng tôi là người đau yếu, bệnh tật, mù lòa, què quặt, bại liệt … tức là tôi đang sống trong tình trạng khoẻ mạnh … thì tôi KHÔNG CẦN đến bác sĩ Giêsu? Vì người khoẻ mạnh [thì] không cần thầy thuốc, [chỉ có những] người đau ốm mới cần [mà thôi] (Mc 2:17).
* Nếu tôi NHẬN RA rằng tôi là người bịnh hoạn, tật nguyền, mù lòa, què quặt, bại liệt … nhưng tôi lại KHÔNG TIN vào khả năng siêu việt và sự tài giỏi của bác sĩ Giêsu, thì chắc chắn là tôi KHÔNG ĐẾN gặp Ngài. Và nếu tôi không đến với Ngài để Ngài đặt tay lên đầu, thoa bùn lên mắt, và phán một lời thì làm gì mà tôi khỏi bệnh được?
* Trong trường hợp tôi nhìn nhận là một bệnh nhân, TIN rằng Ngài có tài chữa bệnh cho tôi, và tôi ĐẾN gặp Ngài, nhưng tôi lại im như thóc, không mở miệng ra để VAN XIN LÒNG THƯƠNG XÓT của Ngài, xin Ngài cứu chữa … thì làm sao mà Chúa Giêsu chữa cho tôi được? Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu dạy làAnh em cứ xin thì sẽ được … hễ ai xin thì nhận được … phải cầu nguyện luôn luôn, không được nản chí (Mt 7:8; Lc 18:1).

Trong ngày lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót hôm nay, tôi và bạn, chúng mình hãy bỏ ra nhiều thời gian hơn nữa để suy nghĩ về lòng thương xót của Chúa dành cho toàn thể nhân loại, trong đó có bạn và có tôi. Để qua những phút hồi tâm ấy, chúng mình sẽ có khả năng để nhận ra những tình trạng bệnh hoạn mà tôi đang mắc phải:

Có thể tôi đang là một người mù, mắc bịnh thờ ơ, dửng dưng, lãnh đạm … mà tôi không hay, không biết!


Vì bị mù cho nên tôi không thấy những sự hy sinh, những vất vả khó nhọc của cha, của mẹ, của anh chị … đang dành cho tôi cho nên tôi bê trễ trong việc học hành và lười biếng.
Vì bị mù cho nên tôi không thấy những giọt nước mắt đau khổ và tuyệt vọng lăn dài trên gò má của chồng, của vợ, của con cái và những hậu quả đau thương do bài bạc, cá độ, bia rượu, ngoại tình … gây ra cho tôi cũng như cho gia đình tôi.
Vì bị mù cho nên tôi không nhìn thấy những hậu quả khốc liệt do những hình ảnh dâm ô, do những cuốn phim, những cuốn tiểu thuyết vô luân … gây ra cho tôi và cho gia đình tôi.


Có thể tôi đang là một người mắc bịnh bại liệt, bịnh lười biếng, bịnh đam mê … mà tôi không hay biết!


Vì bị bại liệt cho nên tôi đã không đi đến nhà thờ tham dự thánh lễ, không đi viếng thăm những người đau yếu
Vì hai cánh tay của tôi bị bại liệt cho nên tôi không thể thò tay vào túi để móc ra những đồng tiền lớn để phụ giúp cho cha mẹ trong việc chi tiêu, trả bills, và giúp đỡ cho kẻ nghèo, các trẻ em mồ côi, cho những cơ quan thiện nguyện …
Vì bị bịnh bại liệt cho nên tôi không chịu đi làm lụng, cứ nằm ì ra một chỗ, hết ăn nhậu rồi lại xem phim, xem ca nhạc, ăn bám gia đình, sống cậy nhờ vào chồng, vào vợ, vào con cái …


Còn nhiều thứ bịnh khác nguy hiểm lắm! Bạn cứ suy nghĩ một tí đi thì sẽ thấy! Và nếu bạn và tôi nhận ra những căn bịnh hiểm nghèo mà chúng mình đang mắc phải thì hãy mau mau ĐẾN với bác sĩ Giêsu và MỞ MIỆNG ra xin Ngài chữa lành cho.


Hãy ĐẾN với bác sĩ Giêsu và hãy TIN rằng qua bí tích Giải Tội, tôi sẽ được chữa lành, bởi vì đây chính là phương thuốc thần diệu mà Ngài đã để lại giúp cho việc chữa lành những bệnh hoạn tật nguyền của chúng ta. Bí Tích Giải Tội là một thứ Linh Dược vô cùng hiệu nghiệm!

Hãy ĐẾN tham dự thánh lễ mỗi ngày, bởi vì trong thánh lễ, tôi có nhiều cơ hội để mở miệng van xin lòng thương xót của Chúa và nhất là tôi được lãnh nhận Linh Dược chính là Mình và Máu Thánh của Chúa Giêsu. Có Chúa ở trong tôi thì chẳng có loại vi trùng nào có thể phá hoại linh hồn và thân xác của tôi được.


Bạn có muốn được chữa lành không? Nếu muốn thì đừng chần chờ nữa! Hãy NHẬN RA mình đang bịnh, hãy TIN vào sự tài giỏi của bác sĩ Giêsu và hãy MỞ MIỆNG ra xin Ngài chữa cho! Chúc bạn mau khỏi bịnh!

LM Ansgar Phạm Tĩnh, SDD

GIỜ THÁNH CẦU CHO BỆNH NHÂN

I. Khai MẠc :

§ Đặt Mình Thánh Chúa.

§ Hát : …

§ Lời mở :

Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta để sống và sống dồi dào. Nhưng vì thân phận con người mỏng dòn và yếu đuối. Do hậu quả của tội lỗi, con người phải chịu nhiều bệnh tật, thể xác cũng như tinh thần. Chúa Giêsu Thánh Thể chính là nguồn mạch chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền và là của ăn mang lại sự sống trường sinh. Chúng ta hãy dâng giờ chầu Thánh Thể này để cầu nguyện cho các bệnh nhân, nhất là những người trong gia đình và trong giáo xứ chúng ta.

II. LỜi Chúa và suy niỆm

§ Tin Mừng : Mc 1,29-34

§ Suy niệm :

Ốm đau, bệnh tật là điều gắn liền với thân phận con người. Thời Chúa Giêsu biết bao nhiêu người bệnh tật đã đến với Chúa và được chữa lành, như Tin Mừng thuật lại cho chúng ta : “Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật” (Mc 1,34).

Thời đại chúng ta đang sống, dù y khoa đã tiến triển vượt bậc, nhưng bệnh tật vẫn còn đó. Biết bao căn bệnh nan y vẫn tiếp tục gây đau khổ cho nhiều người và làm nhiều gia đình khốn đốn, điêu linh. Các nhà thương vẫn đầy ắp bệnh nhân, và còn biết bao người nghèo, đau yếu nhưng không có điều kiện để được chăm sóc, thuốc men. Yếu đau là kinh nghiệm mà hầu như mỗi người, mỗi gia đình chúng ta đều đã trải qua.

Yếu đau bệnh tật không chỉ làm con người đau đớn trong thân xác mà còn làm con người đau khổ rất nhiều trong tâm hồn. Người bệnh đau khổ không những vì không thể tiếp tục sinh hoạt và làm việc như mọi người, sống như mọi người, mà đặc biệt vì họ bị mất đi sự tự lập, phải lệ thuộc vào người khác. Cảm giác mình trở nên gánh nặng cho người khác làm thương tổn lòng tự trọng của họ, cộng thêm với những đau đớn trong thân xác, tất cả trở nên thử thách nặng nề, một Thánh giá rất lớn. Đôi khi như vượt quá sức con người. Trên bình diện đức tin, yếu đau bệnh tật có thể làm con người khép lòng mình lại, nghi ngờ tình thương của Chúa và mất đi niềm hy vọng. Yêu thương chăm sóc người đau yếu quả thực là một trong những cách thức cụ thể để sống tinh thần Tin Mừng : đem lại lòng tin, lòng mến, lòng cậy trông cho họ. Tin Mừng Thánh Matthêu mô tả quang cảnh ngày chung thẩm, trong đó những người có lòng yêu thương chăm sóc người đau yếu được Chúa Giêsu chúc phúc : “Hãy đến, hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, vì xưa Ta đói các ngươi đã cho ăn, Ta khát các ngươi đã cho uống, Ta rách rưới các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm…”

Theo truyền thống tốt đẹp trong Giáo Hội, mỗi khi gia đình có người đau yếu, nhất là đau lâu ốm dài, chúng ta luôn mời cha xứ đến trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân. Mọi người trong gia đình có dịp tụ tập lại quanh Thánh Thể để hiệp thông và cầu nguyện cho bệnh nhân. Đó quả thật là điều hết sức ý nghĩa, vì xưa kia Chúa Giêsu đã rảo quanh khắp xóm làng, đón nhận mọi bệnh nhân và chữa lành cho họ. Giờ đây, qua Bí tích Thánh Thể, Ngài tiếp tục muốn lui tới với mọi người ốm đau bệnh tật, tiếp tục tỏ lòng thương xót, và thuyên chữa bệnh tật cho họ.

Chúng ta tỏ lòng bác ái, hiệp thông với các bệnh nhân khi tạo điều kiện thuận lợi để Chúa Giêsu Thánh Thể đến với họ. Và đồng thời, một cách thiêng liêng, chúng ta cũng mang các bệnh nhân đến với Chúa Giêsu Thánh Thể qua sự viếng thăm, hiện diện ân cần, và nhất là trong cử hành thánh lễ cũng như các giờ chầu Thánh Thể. Hình ảnh những người bạn khiêng người bại liệt tới với Chúa Giêsu, giỡ cả mái nhà để người bại liệt được ở gần sát Chúa Giêsu và được thứ tha, chữa lành (Mc 2,3-12) là một hình ảnh thật đẹp và cảm động. Mỗi lần bánh rượu được dâng lên cho Chúa Cha trên bàn thờ, chúng ta, với tấm lòng bác ái, cùng dâng lên Chúa các bệnh nhân với muôn vàn hình thức bệnh tật, đau khổ khác nhau của họ. Chúng ta có cầu nguyện với Chúa Giêsu Thánh Thể, để đau khổ tột cùng của hàng triệu bệnh nhân trên thế giới được hiệp thông vào hy tế của Chúa Giêsu mà dâng lên Thiên Chúa Cha, để họ cảm nghiệm được sự chia sẻ sâu xa của chính Thiên Chúa và của tất cả cộng đồng tín hữu, và biết đâu họ có thể khám phá ra rằng, đau khổ của họ là có ý nghĩa chứ không phải vô nghĩa, và Chúa Giêsu Thánh Thể vẫn là Vị Mục Tử Nhân Lành chăm sóc họ, sẽ làm cho họ được sống và sống dồi dào.

III. LỜi nguyỆn chung :

Trước Chúa Giêsu Thánh Thể là Đấng luôn yêu mến các bệnh nhân, và luôn quan tâm chữa lành các vết thương của họ, chúng ta tin tưởng dâng lên Chúa những lời cầu nguyện tha thiết của chúng ta.

1. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con luôn biết yêu mến và quan tâm tới những người ốm đau bệnh tật, có những nỗ lực cụ thể để xoa dịu những đau khổ thể xác và tinh thần của họ, để họ không cảm thấy bị quên lãng hay bỏ rơi, nhất là trong những giờ phút lòng tin và lòng cậy trông của họ bị thử thách.

Xin Chúa Giêsu Thánh Thể thương xót và chữa lành các bệnh nhân.

2. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con thật sự quảng đại viếng thăm các bệnh nhân, thân tình nói chuyện và an ủi họ, để họ cảm thấy được sống trong tình hiệp thông và thương mến của anh chị em trong gia tộc và trong giáo xứ, giúp họ thêm can đảm chịu đựng gánh nặng của bệnh tật trong tinh thần đức tin, và quảng đại hiến dâng những đau khồ của mình, hiệp với lễ dâng của Chúa Giêsu trên Thánh giá, để cầu nguyện cho các nhu cầu của Giáo Hội và thế giới.

Xin Chúa Giêsu Thánh Thể thương xót và chữa lành các bệnh nhân.

3. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con biết nhẫn nại, dịu dàng nâng đỡ và chăm sóc những bệnh nhân mắc những bệnh tật lâu dài, nan y, đau đớn. Xin cho chúng con biết hiến dâng một phần thời giờ và công sức của mình để nâng đỡ anh chị em chúng con trong cuộc chiến đấu vì sự sống và vì lòng tin.

Xin Chúa Giêsu Thánh Thể thương xót và chữa lành các bệnh nhân.

4. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con sẵn sàng đóng góp công sức, tiền bạc, thực phẩm, thuốc men cho những bệnh nhân nghèo, là những hình ảnh sống động của chính Chúa, để trong thân phận nghèo đói và bệnh tật, họ vẫn cảm thấy được Chúa yêu thương, săn sóc qua những người mang danh Kitô hữu.

Xin Chúa Giêsu Thánh Thể thương xót và chữa lành các bệnh nhân.

5. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con luôn biết tế nhị quan tâm đến đời sống thiêng liêng của các bệnh nhân. Xin cho chúng con được tấm lòng yêu thương tế nhị, mạnh mẽ và khiêm tốn, trong khi chúng con đồng hành với những anh chị em đau yếu.

Xin Chúa Giêsu Thánh Thể thương xót và chữa lành các bệnh nhân.

§ Kinh Lạy Cha.

§ Lời nguyện :

Lạy Thiên Chúa là Cha, đau khổ và bệnh tật luôn gắn liền với thân phận con người bất tất và tội lỗi của chúng con. Nhờ cuộc Khổ nạn và Phục sinh của con Chúa, xin cho chúng con được can đảm nhẫn nại, chấp nhận những đau khổ của bệnh tật với lòng tin và lòng mến. Nhờ sức mạnh chữa lành và của ăn bồi dưỡng của Thánh Thể Chúa Giêsu, xin cho chúng con được bình phục và mạnh khoẻ trong thân xác cũng như tâm hồn, để phục vụ Chúa và anh chị em. Chúng con cầu xin nhờ Đức. Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen

IV. Phép lành Mình Thánh Chúa.

§ Hát cầu cho Đức Giáo Hoàng.

§ Hát : “Đây nhiệm tích…”

§ Lời nguyện.

§ Phép lành Mình Thánh Chúa.

V. KẾt thúc

§ Hát : …

22/9/09

Kinh Tận Hiến Cho Mẹ Maria

Ôi Maria Trinh vương, Mẹ thương xót của chúng con. Mẹ được đặc ân Vô nhiễm Nguyên tội do Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ban cho Mẹ. Xin Mẹ lấy đặc ân ấy bao phủ trên chúng con, thánh hóa và gìn giữ chúng con khỏi mọi mưu chước ma quỉ, để cho tình yêu và thân xác chúng con được trong sạch trước mặt Chúa luôn luôn. Xin Mẹ lấy đức đơn sơ, Điềm Tĩnh, Khôn ngoan, Hiền dịu và quả cảm của Mẹ thay thế vào lòng chúng con, để làm cho chúng con sống một cuộc đời như Mẹ.

Mẹ ơi, Mẹ biết chúng con yếu đuối, bất lực trong tất cả mọi sự, nên chúng con trong cậy, phó thác hoàn toàn nơi Mẹ. Xin Mẹ sống và hành động trong chúng con mãi mãi. Amen.



Xin Duc Me Ban On Can Dam

"Lay Me Maria la Quan Thay Bao Chua con, con xin pho dang cho Me linh hon, than xac, su song va su chet cua con cung voi tat ca nhung gi ve sau, ...Con dat moi su trong tay Me. Lay Me cua con, xin Me bao phu linh hon con voi chiec ao trinh khiet cua Me va ban cho con duoc on thanh sach noi con tim con.
linh hon con va than xac con. Xin Me dung quyen phep Me cho che con khoi moi ac thu, v a nhat la xin Me giai thoat con khoi nhung ke gia hinh, ...hang che day su gian ac cua ho duoi mat na dao duc. Xin Me cung co linh hon con de kho dau khong lam cho phai hu di. Lay Me day on phuc, xin Me day con song le thuoc vao quyen phep cua Chua. Lay Me Maria, mot luoi guom tan nhan da dam thau hon thanh Me. Ngoai Chua ra, chang mot ai biet noi dau kho cua Me.
Linh hon Me da khong hu di, ma van can truong vi Me luon o cung Chua Giesu.
Lay Me khoan nhan, xin Me ket hiep linh hon con voi Chua Giesu, vi chi luc do, con moi co du nghi luc chiu dung moi thu thach gian nan, va chi khi nao con duoc ket hiep cung Chua Giesu, thi nhung hy sinh nho be cua con moi dep long Chua. Lay Me nhan lanh, xin Me tiep tuc day bao con ve doi song thieng lieng. Nguyen cho luoi guom dau kho khong lam cho con phai hu di.
Oi, Duc Nu Trinh, xin Me do on can dam vao tam hon con va xin Me gin giu con. Amen

Kinh Vực Sâu

Lạy Chúa, con ở dưới vực sâu kêu lên Chúa, xin Chúa hãy thẩm nhậm lời con kêu van. Hãy lắng nghe tiếng con cầu xin. Nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được ? Bởi Chúa hằng có lòng lành, cùng vì lời Chúa phán hứa. Con đã trông cậy Chúa. Linh hồn con cậy vì lời hứa ấy, thì đã trông cậy Chúa. Những kẻ làm dân Người đêm ngày hãy trông cậy Người cho liên, vì Người rất nhân lành hay thương vô cùng, sẽ tha hết mọi tội lỗi kẻ làm dân Người thay thảy. Lạy Chúa, xin ban cho các linh hồn (… tên …) được nghỉ ngơi đời đời, và được sáng soi vô cùng. Lạy Chúa, xin cứu lấy các linh hồn cho khỏi tù ngục, mà được nghỉ yên. Amen.

Kinh Cầu Cho Các Linh Hồn

Lạy ơn Đức Chúa Giêsu , Chúa đã phán dạy rằng: “Bay hãy xin thì bay sẽ được” . Vậy con xin Chúa lòng lành vô cùng, thương đến các linh hồn nơi luyện ngục . Xin Chúa nghe lời con cầu xin kêu van , cho linh hồn ông bà, cha mẹ , anh em , bạn hữu con . Xin Chúa mở cửa Thiên Đàng cho các linh hồn ấy vào . Xin cho các linh hồn ấy được sự sáng vô cùng hằng soi cho liên. Amen.

Kinh Tha Thứ

Lạy Chúa Giêsu, điều con xin hôm nay là ơn tha thứ.

Lạy Chúa, con xin tha thứ cho chính con: những tội lỗi của con, những lỗi lầm của con, những sa ngã của con, những điều xấu trong con, những mê tín dị đoan của con, cầu cơ lên đồng, xem tử vi, coi chiêm tinh gia, coi thầy bói, đeo những bùa may mắn hộ mạng. Con từ bỏ tất cả những dị đoan đó. Con tin nhận Chúa là Chúa cứu thế duy nhất của con. Xin hãy ban Thánh Thần Chúa trên con. ???Con tha thứ cho con vì: đã làm đau khổ cha mẹ con, chè chén say sưa, sử dụng ma tuý, đeo đuổi hành động thiếu trong sạch, ngoại tình, những hành động tình dục về đồng tình luyến ái. Như Chúa đã tha thứ cho con, hôm nay con cũng tha thứ cho con. Ðồng thời những tội khác như: phá thai, ăn cắp, nói dối, lừa đảo… Con tha thứ cho chính con.

Con tha thứ cho người mẹ con qua những lần mẹ con: làm đau đớn con, phẫn nộ với con, giận dữ với con, trừng phạt con, thanh lọc con ra khỏi anh chị em, nói con đần độn, xấu xí, ngu dốt, hư hỏng nhất, hao tốn tiền của gia đình. Cho con là đứa con không được thừa nhận, là thiếu xót, là đứa con không được như ý muốn…

Con tha thứ cho cha con là người cha: thiếu nâng đỡ con, thiếu tình thương, thiếu cảm tình, thiếu sự trông nom, thiếu thời giờ, thiếu sự cảm thông dành cho con. Con tha thứ cho cha con là: người nghiện ngập, ẩu đả với mẹ con, ẩu đả với những người con khác, những sự trừng phạt nghiêm khắc, những bỏ bê, bỏ nhà ra đi, ly dị mẹ con, đi lang thang…

Con cũng xin tha thứ cho anh chị em con: những người xua đuổi con, nói dối con, ghét con, tranh dành tình yêu của cha mẹ con, ám hại con, nghiêm khắc với con, làm cho đời sống con khổ sở…

Lạy Chúa con xin tha thứ cho người phối ngẫu của con về: sự thiếu tình thương, thiếu cảm tình, thiếu thông cảm, thiếu sự chăm sóc, thiếu liên lạc trò chuyện với con. Con xin tha thứ cho những thiếu xót, vất ngã, yếu đuối, những lời nói hay hành động làm tổn thương và khó chịu cho con…

Lạy Chúa, con xin tha thứ cho con cái của con: Thiếu kính trọng, Thiếu vâng lời, Thiếu yêu thương, Thiếu trông nom, Thiếu âu yếm, Thiếu hiểu biết, Những thói hư tật xấu, Bỏ đi nhà thờ, Những hành động làm phiền hà con..

Lạy Chúa con xin tha thứ cho gia đình bên vợ/chồng con, nhất là cha mẹ, anh chị em, bà con bên vợ/chồng con đã làm tổn thương đến gia đình con…

Lạy Chúa con xin tha thứ cho những họ hàng thân thiết của con, ông bà nội ngoại, cô cậu chú dì, những người đã can thiệp vào nội bộ gia đình con, cố gắng gây ảnh hưởng trên cha mẹ con, gây ra những hiểu lầm, xúi cha mẹ này đến cha mẹ khác…

Lạy Chúa, xin giúp con tha thứ cho người bạn cùng sở của con về những sự bất đồng ý kiến, là con phải sầu khổ, bắt con phải làm việc của họ, trêu trọc con, muốn dành công việc của con.

Lạy Chúa, những người hàng xóm của con cũng cần được tha thứ về: Những sự ồn ào, Những tiệc tùng về khuya, chó sủa làm con thức giấc, làm cho khu xóm mất giá trị…

Lạy Chúa, con xin tha thứ cho những linh mục, cha sở họ đạo con, cộng đoàn con, Ðức Giám mục, Giáo Hoàng, Giáo hội công giáo về: Thiếu nâng đỡ, Nhàm chán, phục vụ tồi tệ, Thiếu niềm nở, Không xác nhận, Chẳng có điều gì khuyến khích con, Không sử dụng con vào những chức vụ chủ yếu, Không mời con phục vụ trong những tổ chức đông người, những đau đớn giáng xuống trên con, con thực sự tha thứ…

Con tha thứ cho những người trí thức (professionals) về những tổn thương xảy đến con như bác sĩ, ý tá, luật sư, quan tòa, chính trị gia, dân biểu…

Lạy Chúa con tha thứ cho những người phục vụ công quyền (service people): cảnh sát, nhân viên cứu hỏa, tài xế xe bus, nhân viên nhà thương và những nhân viên khác.

Lạy Chúa, con xin tha thứ cho chủ hãng con về không trả xứng lương cho con, không biết ơn việc con làm, có thái độ thiếu lịch sự, thiếu công bình, nóng giận, thiếu hòa nhã, không thăng chức cho con…

Lạy Chúa, con xin tha thứ cho thầy cô giáo, huấn luyện viên trong quá khứ và hiện tại, nhất là những người đã trừng phạt con, những người đã hăm dọa con, những người đã sỉ nhục con, đối xử thiếu công bình, những người chế diễu con, những người nói con là đồ ngu ngốc, dốt nát, những người phạt con ở lại sau giờ học.

Lạy Chúa, con xin tha thứ cho bạn bè con về: Những người chà đạp con xuống, Những người không liên lạc với con trong lúc con cần sự giúp đỡ, mượn tiền mà không trả lại, tán gẫu về con..

Lạy Chúa Giêsu, con khẩn thiết cầu xin ơn tha thứ, cho một người trong cuộc sống của con đã làm con đau khổ nhất; cho những người là kẻ thù không đội trời chung của con; cho người rất khó tha thứ; cho người con thề không thể tha thứ cho họ. Lạy Chúa, con xin tha thứ những người này, cho những đau đớn con đã gây ra cho họ, đặc biệt là cha mẹ của con, người phối ngẫu của con. Con cám ơn Chúa về tất cả tình thương của Chúa đã đến trong cuộc đời con qua họ.

Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã cho con có sức mạnh, can đảm để con tha thứ cho anh em con. Xin Cha tha thứ cho con và chúc lành cho đời sống mới của con. Amen.

20/8/09

Nghi thức đầu lễ

Nghi Thức Ðầu Lễ

Chủ Tế: Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần.
Giáo Dân: Amen

(A) Chủ Tế: Nguyện xin ân sủng Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chua Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em.
Giao Dân: Và ở cùng Cha.

(B) Chủ Tế: Chúa ở cùng anh chị em.
Giao Dân: Và ở cùng Cha.

(C) Chủ Tế: Nguyện xin ân sủng và bình an của Thiên Chúa, Cha chúng và của Chúa Giêsu Kitô ở cùng anh chị em.
Giáo Dân: Và ở cùng Cha.

Chủ Tế: Anh chi em, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta, để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.

(A) Giáo Dân: Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em. Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói việc làm, và những điều thiếu xót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tọi mọi đàng. Vì vậy tội xin Ðức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các thiên thần, các thánh, và anh chị em khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa. Amen

(B) Chủ Tế: Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Giáo Dân: Vì chúng con đã xúc phạm đến Chúa.
Chủ Tế: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con.
Giáo Dân: Và ban ơn cứu tội cho chúng con.

(c) Chủ Tế: Chúa đã được sai đến để chữa những tâm hồn thống hối: Xin Chúa thương xót chúng con.
Giáo Dân: Xin Chúa thương xót chúng con
Chủ Tế: Chúa đã đến kêu gọi những người tội lỗi: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Giáo Dân: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Chủ Tế: Chúa ngự bên hữu Ðức Chúa Cha để cầu bầu cho chúng con: Xin Chúa thương xót chúng con.
Giáo Dân: Xin Chúa thương xót chúng con.

Chủ Tế: Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội và dẫn đưa chúng ta về cõi trường sinh.
Giáo Dân: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm. Chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa, chúng con cả tạ chúa vì vinh quang cao cả Chúa, lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua trên trời, là Chúa Cha toàn năng. Lạy Con một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Lạy Chúa la Thiên Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, là Con Ðức Chúa Cha, Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con, Chúa xóa tội trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khấn. Chúa ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, xin thương xót chúng con. Vì lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Ðấng Thánh, chỉ có Chúa la Chúa, chỉ có Chúa là Ðấng Tối Cao, cùng Ðức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Ðức Chúa Cha. Amen

Phụng Vụ Lời Chúa

Bài Ðọc I và Bài Ðọc II
Chủ Tế: Ðó là Lời Chúa.
Giáo Dân: Tạ ơn Chúa.

Chủ Tế: Chúa ở cùng anh chị em.
Giáo Dân: Và ở cùng Cha (hay Thầy)
Chủ Tế: Bài trích Phúc Âm theo Thánh (Marcô, Luca, Gioan, Matthêu)
Giáo Dân: Lạy Chúa, vinh danh Chúa.

Phúc Âm:
Chủ Tế: Ðó là Lời Chúa.
Giáo Dân: Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa

Giáo Dân: Tôi tin kính một Thiên Chúa, là Cha toàn năng, Ðấng tạo thàn trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.
Tôi tin kính một Thiên Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính với Ðức Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Ngươi đã nhập thể trong lòng Ðức Trinh Nữ Maria, và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng tôi; chịu khổ hình và mai táng đời Phongxiô Philatô. Ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh, Người lên trời ngự bên hữu Ðức Chúa Cha. Và Người sẽ trở lại trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết, nước Người sẽ không bao giờ cùng.
Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Ðấng ban Sự Sống, Người bởi Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra, Người cũng được phụng thờ và tôn vinh với Ðức Chúa Cha và Dức Chúa Con, Người đã dùn gcác tiên tri mà phán dạy. Tôi tin có Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Tôi tuyên xưng có một phép rửa tội để tha tội. Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen

Ðọc Lời Nguyện Giáo Dân
Người Ðọc: Chúng con hãy cầu xin Chúa.
Giáo Dân: Xin Chúa nhập lời chúng con.

Phụng Vụ Thánh Thể

Chủ Tế: Lạy Chúa, chúc tụng Chúa là Chúa tể càn khôn, vì Chúa rộng ban cho chúng con bánh này là hoa mầu ruộng đất và lao công của con người, chúng con dâng lên Chúa, để trở nên bánh nuôi sống chúng con. Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời.

Chủ Tế: Lạy Chúa, chúc tụng Chúa là Chúa tể càn khôn, vì Chúa rộng ban cho chúng con rượu này là rượu bởi cây nho và lao công của con người, chúng con dâng lên Chúa để trở nên của uống thiêng liêng cho chúng con. Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời.

Chủ Tế: Anh chị em hãy cầu nguyện để lễ vật của tôi và của anh chị em được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận.
Giáo Dân: Xin Chúa nhận lễ vật bởi tay Cha, để ca tụng tôn vinh danh chúa, và mưu ích cho chúng con cùng toàn thể Hội Thánh Người.

Kinh Nguyện Thánh Thể

Chủ Tế: Chúa ở cùng anh chị em.
Giáo Dân: Và ở cùng Cha.
Chủ Tế: Hãy nâng tâm hồn lên.
Giáo Dân: Chúng con đang hướng về Chúa.
Chủ Tế: Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta.
Giáo Dân: Thật là chính đáng.

Chủ Tế: Lạy Cha chí thánh, nhờ Ðức Giêsu Kito Con yêu quí của Cha, chúng tôi cả tạ Cha mọi nơi, mọi lúc, thật là chính đáng, công - bình và hứu - ích cho phần cho phần rỗi chúng tôi: Người là Ngôi Lời, nhờ Người Cha đà tạo dựng muôn loài, Người được Cha sai đến làm Ðấng Cứu Thế và Chuộc Tội chúng tôi, bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể và sinh bởi Ðức Nữ Ðồng Trinh. Ðể chu toàn thánh lý Cha, và để gây dựng cho Cha mo6*t dân tộc thánh thiện, Người đã giang tay chịu chổ - hình, hầu phá hủy sự chết và tỏ bày sự sống lại. Vì thế, cùng với các Thiên Thần và toàn thể các Thánh, chúng tội đồng thanh tung hô vinh quang chúa rằng.

Giáo Dân: (Kinh Tiền Tụng) Thánh, Thánh, Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh. Trời đất đầy vinh quang Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời. Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đên. Hoan hô Chúa trên các tầng trời.

Qùy

Chủ Tế: Lạy Chúa, Chúa thật là Ðấng Thánh, là nguồn mọi sự thánh thiện. Vì thế, chúng con nài xin Chúa dùng ơn Thánh Thần Chúa, thánh hóa lễ vật này, để trở nên cho chúng con Mình và Máu Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.

Chủ Tế: Khi bị nộp và chịu tiến chịu khổ hình, Người cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói: "Tất cả các con cầm lấy mà ăn, này là mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con."

Chú Tế: Cũng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén rượu, cúng tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói: "Tất cả các con cầm lấy mà uống, này là chén mấu Thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy."

Chủ Tế: Ðây là mầu nhiệm đức tin.
Giáo Dân: Lạy Chúa, chúng con loan truyển việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến.

Chủ Tế: Vì vậy, lạy Chúa, Khi kính nhớ Con Chúa chịu chết và sống lại, chúng con dâng lên Chúa bánh hằng sống và chén cứu độ để tạ ơn Chúa, vì Chúa dã thương cho chúng con được xứng đáng hẩu cận trước nhan Chúa và phụng sự Chúa.
Chúng con tha thiết nài xin Chúa cho chúng con khi thông phần Mình và Máu Ðức Kitô, được hợp nhất cùng nhau nhờ Chúa Thánh Thần.
Lạy Chúa, xin nhớ đến Hội Thánh Chúa lan rộng khắp hoàn cầu, cùng với Ðức Giáo Hoàng ......., và Ðức Gíam Mục....... chúng con và toàn thể hàng giáo sĩ.

Khi ban Bí Tích khai tâm, thì thêm
Chủ Tế: Lạy Chúa, xin cũng nhớ đến những tân tòng hôm nay đã được liên kết vào gia đình Chúa nhờ phép Rửa Tội (và Thêm Sức), để ho7 quảng đại hăng hái bước theo Ðức Kitô là Con Chúa.

Trong Thánh Lễ cầu cho kẻ qua đời, thêm
Chủ Tế: Lạy Chúa, xin nhớ đến tôi tớ Chúa là ......... mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi thế gian về với Cha. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa, thì cũng được sống lại như Người.

Chủ Tế: Xin Chúa cũng nhớ đến ông bà, cha mẹ, anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người đã qua đời trong tình thương của Chúa, xin cho các linh hồn ấy được vào hướng ánh sáng tôn nhan Chúa.
Chúng con nài xin Chúa thương xót tất cả chúng con, cho chúng con được đồng hưởng sự sống đời đời, cũng với Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, các Thánh Tông Ðồ và toàn thể các Thánh đã sống đẹp lòng Chúa khi ở trần gian, và cùng với các Ðấng ấy, chúng con được ca ngợi và tôn vinh Cha nhờ Ðức Giêsu Kitô con yêu quý của Cha.

Chủ Tế: Chính nhờ Ðức Kitô, cùng với Ðức Kitô, và trong Ðức Kitô, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần, mọi vinh quang đều là danh diệu đều thuộc về Cha, là Thiên Chúa toàn nặng, đến muôn thủa muôn đời.
Giáo Dân: Amen

Đứng

Chủ Tế: Vâng lệnh Chúa Cứu Thê, và theo thẻ thức Người dạy, chúng ta dám nguyện rằng:
Giáo Dân: Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.

Chủ Tế: Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọ sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an, để nhờ lượng từ bi Chúa nâng đỡ, chúng con luôn luôn thoát khỏi tội lỗi và được yên ổ khỏi mọi biền loạnđang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng hồng phúc và ngày trở, lại của Chúa Giêsu Kitô, Ðấng Cứu Chuộc chúng con.
Giáo Dân: Vì Chúa là Vua uy quyển và vinh hiển muôn đời.

Chủ Tế: Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói với các Tông Ðồ rằng: "Thầy để lại bình an cho các con, Thần ban bình an của Thầy cho các con." xin đừng chất tội lỗi chúng con, nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa; xin đoái thương ban cho Hội Thánh được bình an và hiệp nhất theo thánh ý Chúa. Chúa là Ðấng hẳng sống hẳng trị muôn đời.

Chủ Tế: Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em.
Giáo Dấn: Và ở cùng Cha
Chủ Tế: Anh em hãy chúc bình an cho nhau.

Giáo Dân: Lạy Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con. Lạy Chiên Thiên Chua, Ðấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con. Lạy Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian, xin ban bình an cho chúng con.

Chủ Tế: Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian. Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.
Giáo Dân: Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh.

Lắng nhận Mình Máu Thánh Chúa

Nghi Thức Kết Lễ

Chủ Tế: Chúa ở cùng anh chị em.
Giáo Dân: Và ở cùng Cha.
Chủ Tế: Xin Thiên Chúa toàn năng, là Cha, và Con, và Thánh Thần, ban phúc lành cho anh chị em.
Giáo Dân: Amen
Chủ Tế: Lễ xong, chúc anh chị em đi về bình an.
Giáo Dân: Tạ ơn Chúa.

introduction Rites

Priest: In the name of the Father, and of the Son, and of the Holy Spirit
All: Amen

(A) Priest: The grace of our Lord Jesus Christ and the love of God and the fellowship of the Holy Spirit be with you all.
All: And also with you.

(B) Priest: The Lord be with you.
All: And also with you.

(C) Priest: The grace and peace of God our Father and the Lord Jesus Christ be with you.
All: And also with you.

Priest: We reflect silently on our common sinfulness and ask God's mercy. As we prepare to celebrate the Mystery of Christ's love, let us acknowledge our failure and ask the Lord for pardon and strength.

(A) All: I confess to almighty God, and to you, my brothers and sisters, that I have sinned through my own fault, in my thoughts and in my words, in what I have done, and in what I have failed to do; and I ask the blessed Mary, ever virgin, and all the angels and saints, and to you, my brothers and sisters, to pray for me to the Lord our God.

(B) Priest: Lord, we have sinned against you.
All: Lord, have mercy.
Priest: Lord, show us your mercy and love.
All: And grant us your salvation.

(C) Priest Lord, have mercy.
All: Lord, have mercy.
Priest:Christ, have mercy.
All: Christ, have mercy
Priest: Lord, have mercy
All: Lord, have mercy.

Priest: May almighty God have mercy on us, forgive our sins, and bring us to everlasting life.
All: Amen.

Priest: Glory to God in the highest, and peace to his people on earth.
All: Lord God, heavenly King, almighty God and Father, we worship you, we give you thanks, we praise you for your glory. Lord Jesus Christ, only Son of the Father, Lord God, Lamb of God, you take away the sin of the world: have mercy on us; you are seated at the right hand of the Father: receive our prayer. For you alone are the Holy One, you along are the Lord, you alone are the Most High, Jesus Christ, with the Holy Spirit, in the glory of God the Father. Amen.

Liturgy of the Word

First and Second Reading
Person: This is the Word of the Lord.
All: Thanks be to God.

Priest: The Lord be with you.
All: And also with you.
Priest: A reading from the holy gospel according to (Luke, Mark, John, Mathew)
All: Glory to you, Lord.

Gospel
Priest: This is the word of the Lord.
All: Praise to you, Lord Jesus Christ.

All:: We believe in one God, the Father, the Almighty, maker of heaven and earth, of all that is seen and unseen. We believe in one Lord, Jesus Christ, the only Son of God, eternally begotten of the Father, God from God, Light from Light, true God from true God,begotten, no made, one Being with the Father. Through him all things were made. For us men and for our salvation he came down from heaven: by the power of the Holy Spirit he was born of the Virgin Mary, and became man. For our sake he was crucified under Pontius Pilate; he suffered, died and was buried. On the third day he rose again in fulfillment of the scriptures; he ascended into heaven and is seated at the right hand of the Father. He will come again in glory to judge the living and the dead, and his kingdom will have no end. We believe in the Holy Spirit, the Lord, the giver of life, who proceeds from the Father and the Son. With the Father and the Son he is worshipped and glorified. He has spoken through the Prophets. Webelieve in one holy catholic and apostolic church. We acknowledge one baptism for the fhtmiveness of sins. We look for the resurrection of the dead and the life of the world to come. Amen

General Intercession
Person: We pray to the Lord.
All: Lord, hear our prayer.

Liturgy of the Eucharist

Priest: Blessed are you, Lord, God of all creation. Through your goodness we have this bread of offer, which earth has given and human hands have made. It will become for us the bread of life. Bless be God forever.

Priest: Blessed are you, Lord, God of all creation. Through you goodness we have this wine of offer, fruit of the vine and work of human hands. It will become our spiritual drink. Blessed be God forever.

Priest: Pray, brethren, that our sacrifice may be acceptable to God, the almighty Father.
All: May the Lord accept the sacrifice at your hand for the praise and glory of his name, for our good, and the good of all his church.

Eucharistic Prayer

Priest: The Lord be with you.
All: And also with you.
Priest: Lift up your hearts.
All: We lift them up to the Lord.
Priest: Let us vige thanks to the Lord, our God.
All: It is right to give him thanks and praise.

Priest: Father, it is our duty and our salvation, always and everywhere to give you thanks through yor beloved Son, Jesus Christ. He is thw Word through whom you made the universe, the Savior you sent to redeem us. By the power of the Holy Spirit he took flesh and was born of the Virgin mary. For our sake he opened his arms on the cross; he put an end to death and revealed the resurrection. In this he fulfilled you will and won for you a holy people. And so we join the angels and the saints in proclaiming your glory as we say:

All: Holy, holy, holy Lord, God of power and might, heaven and earth are full of your glory. Hosanna in the highest. Blessed is he who comes in the name of the Lord. Hosanna in the highest.

Please Kneel

Priest: Lord, you are holy indeed, the fountain of all holiness. Let your Spirit come upon these gifts to make them holy, so that they may become for us the body and blood of our Lord, Jesus Christ.

Priest: Before he was given up to death, a death he freely accepted, he took bread and gave you thanks. He broke the bread, gave it to his disciples, and said: "Take this, all of you, and eat it: this is my body which will be given up for you."

Priest: When supper was ended, he took the cup. Again he gave you thanks and praise, gave the cup to his disciples, and said: "Take this, all of you, and drink from it: this is the cup of my blood, the blood of the new and everlasting covenant. It will be shed for you and for all men so that sins may be forgiven. Do this in memory of me."

Priest: Let us proclaim the mystery of faith.

(A) All:Christ has died, Christ is risen, Christ will come again.

(B) All: Dying you destroyed our death, rising you restored our life. Lord Jesus, come in glory.

(C) All: When we eat this bread and drink this cup, we proclaim your death, Lord Jesus, until you come in glory.

(D) All: Lord, by your cross and resurrection you have set us free. You are the Savior of the world.

Priest: In memory of his death and resurrection, we offer you, Father, this life-giving bread, this saving cup. We thank you for counting us worthy to stand in your presence and serve you.

Priest: May all of us share in the body and blood of Christ be brought together in unity by the Holy Spirit.

Priest: Lord, remember your Church throughout the world, make us grow in love, together with (name) our pope, (name) our bishop, and all the clergy.

In mass for the dead
Priest: Remember (name), whom you have called from this life. In baptism he (she) died with Christ: may he (she) also share in his resurrection.

Priest: Remember our brothers and sisters who have gone to their rest in the hope of rising again; bring them and all the departed into the light of your presence.
Have mercy on us all; make us worthy to share eternal life with Mary, the virgin Mother of God, with the apostles, and with all the saints who have done your will throughout the ages. May we praise you in union with them, and give you glory through your Son, Jesus Christ.

Priest: Through him, with him, in him, in the unity of the Holy Spirit, all glory and honor is yours, almighty Father, forever and ever.
All: Amen.

Communion Rite

Stand

Priest: Let us pray with confidence to the Father in the words our Savior gave us:
All: Our Father, who art in heaven, hallow be thy name; thy kingdom come; thy will be done on earth as it is in heaven. Give us this day our daily bread; and forgive us our trespasses as we fhtmive those who trespass against us; and lead us not into temptation, but deliver us from evil.

Priest: Deliver us, Lord, from every evil, and grant us peace in our day. In your mercy keep us free from sin and protect us from all anxiety as we wait in joyful hope for the coming of our Savior, Jesus Christ.
All: For the kingdom, the power, and the glory are yours, now and forever.

Priest: Lord Jesus Christ, you said to your apostles: I leave you peace, my peace I give you. Look not on our sins, but on the faith of your Church, and grant us the peace and unity of your kingdom where you live forever and ever.
All: Amen
Priest: The peace of the Lord be with you always.
All And also with you.
Priest: Let us offer each other the sign of peace.

All: Lamb of God, you take away the sins of the world: have mercy on us. Lamb of God, you take away the sins of the world: have mercy on us. Lamb of God, you take away the sins of teh world: grant us your peace.

Priest: This is the Lamb of God who takes away the sins of the world. Happy are those who are called to his supper.
All: Lord, I am not worthy to receive you, but only say the word and I shall be healed.

Receiving Holy Communion

Concluding Rite

Priest: The Lord be with you.
All: And also with you.
Priest: May almighty God bless you, the Father, and the Son, and the Holy Spirit.
All: Amen
Priest: The Mass is ended, go in peace.
All: Thanks be to God.

Nghi Thức Thánh Lễ
Trích Sách Lễ Rôma, năm 2002
Bản dịch Việt Ngữ được Tòa Thánh phê chuẩn ngày 10-05-2005
The Order Of Mass
The Roman Missal, revised by Decree of the Second Vatican Council and published by authority of Pope Paul VI. The English translations of the prayers and responses given here are copyright 1970-1985 by the International Commission on English in the Liturgy (ICEL).

A. Nghi Thức Ðầu Lễ
Introductory Rites
Lm: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.
Cđ: Amen
Priest: In the name of the Father, and of the Son, and of the Holy Spirit.
All: Amen

Lm: Nguyện xin ân sủng Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh (chị) em.
Hoặc:
Lm: Chúa ở cùng anh (chị) em.
Cđ: Và ở cùng cha.
Priest: The grace of our Lord Jesus Christ and the love of God and the fellowship of the Holy Spirit be with you all.
Or
Priest: The Lord be with you.
All: And also with you.

Lm: Anh (chị) em, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta, để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Priest: My brothers and sisters, to prepare ourselves to celebrate the sacred mysteries, let us call to mind our sins.
Cđ: Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh (chị) em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót.
Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.
Vì vậy tôi xin Ðức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các Thiên Thần, các Thánh và anh (chị) em, khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta.
All: I confess to almighty God, and to you, my brothers and sisters, that I have sinned through my own fault, in my thoughts and in my words, in what I have done, and in what I have failed to do;
and I ask blessed Mary, ever virgin, all the angels and saints, and you, my brothers and sisters,
to pray for me to the Lord, our God.

Lm: Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.
Cđ: Amen
Priest: May almighty God have mercy on us, forgive us our sins, and bring us to everlasting life.
All: Amen.

X: Xin Chúa thương xót chúng con.
Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.
X: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Ð: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
X: Xin Chúa thương xót chúng con.
Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

Priest: Lord, have mercy.
All: Lord, have mercy.
Priest: Christ, have mercy.
All: Christ, have mercy.
Priest: Lord, have mercy.
All: Lord, have mercy.

Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời,
và bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua trên trời, Là Chúa Cha toàn năng.
Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa là Con Ðức Chúa Cha. Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con; Chúa xóa tội trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn. Chúa ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, xin thương xót chúng con.
Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Ðấng Thánh, chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có Chúa là Ðấng Tối Cao, cùng Ðức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Ðức Chúa Cha.
Amen.
All: Glory to God in the highest,
and peace to his people on earth.
Lord God, heavenly King, almighty God and Father, we worship you, we give you thanks, we praise you for your glory.
Lord Jesus Christ, only Son of the Father,
Lord God, Lamb of God, you take away the sin of the world: have mercy on us; you are seated at the right hand of the Father: receive our prayer.
For you alone are the Holy One, you alone are the Lord, You alone are the Most High, Jesus Christ, with the Holy Spirit, in the glory of God the Father.
Amen.

Lm: Chúng ta dâng lời cầu nguyện.
Linh mục dang tay đọc lời nguyện nhập lễ.
Cđ: Amen.
Priest: Let us pray.
[The priest sings or says the Opening Prayer,]
All: Amen.

B. Phụng Vụ Lời Chúa
Liturgy Of The Word

Bài Ðọc I, II
Kết thúc:
- Ðó là Lời Chúa.
Cđ: Tạ ơn Chúa.
First & second Reading:
[At the end of the reading, the lector proclaims, and the people respond:]
Lector: The Word of the Lord.
All: Thanks be to God!

Alleluia
Alleluia

Phúc Âm
- Chúa ở cùng anh chị em.
Cđ: Và ở cùng cha (thầy).
- Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh...
Cđ: Lạy Chúa, vinh danh Chúa.
Kết thúc:
- Ðó là lời Chúa.
Cđ: Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa.
Gospel:

Deacon (or Priest): The Lord be with you.
All: And also with you.
Deacon (or Priest): A reading from the Holy Gospel according to... [Matthew, Mark, Luke, or John]
All: Glory to you, Lord!

After the Gospel Proclamation:
Deacon (or Priest): The Gospel of the Lord.
All: Praise to you, Lord Jesus Christ!

Kinh Tin Kính
Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.
Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Sinh bởi Ðức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Ðức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, và Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Nước Người sẽ không bao giờ cùng.
Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Ðấng ban sự sống, Người bởi Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra, Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con: Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.
Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.
Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.
Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau.
Amen.
NICENE CREED:
We believe in one God, the Father, the Almighty, maker of heaven and earth, of all that is seen and unseen.
We believe in one Lord, Jesus Christ, the only Son of God, eternally begotten of the Father, God from God, Light from Light, true God from true God, begotten, not made, one in Being with the Father. Through him all things were made. For us men and for our salvation he came down from heaven: by the power of the Holy Spirit he was born of the Virgin Mary, and became man. For our sake he was crucified under Pontius Pilate; he suffered, died, and was buried. On the third day he rose again in fulfillment of the Scriptures; he ascended into heaven and is seated at the right hand of the Father. He will come again in glory to judge the living and the dead, and his kingdom will have no end.
We believe in the Holy Spirit, the Lord, the giver of life, who proceeds from the Father and the Son. With the Father and the Son he is worshipped and glorified. He has spoken through the Prophets.
We believe in one holy catholic and apostolic Church.
We acknowledge one baptism for the forgiveness of sins.
We look for the resurrection of the dead, and the life of the world to come.
Amen.

Lời Nguyện Tín Hữu
Cđ: Xin Chúa nhậm lời chúng con
General Intercessions
All: Lord, hear our prayer.

C. Phụng Vụ Thánh Thể
Liturgy Of The Eucharist
Linh mục dâng bánh và rượu.
Lm: Anh chị em hãy cầu nguyện để hy lễ của tôi cũng là của anh chị em được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận.
Cđ: Xin Chúa nhận hi lễ bởi tay cha, để ca tụng tôn vinh danh Chúa, và mưu ích cho chúng ta cùng toàn thể Hội Thánh Người.
Presentation of the Gifts
Priest: Pray, my brothers and sisters, that our sacrifice may be acceptable to God, the almighty Father.
All: May the Lord accept the sacrifice at your hands, for the praise and glory of his name, for our good, and the good of all his Church.

Linh mục dang tay đọc lời nguyện tiến lễ. Cuối lời nguyện, linh mục kết thúc:
Cđ: Amen.
[The priest sings or says this prayer, which is different for each Mass. At the end, the people respond:]
All: Amen.

X. Chúa ở cùng anh chị em.
Ð. Và ở cùng cha.
X. Hãy nâng tâm hồn lên.
Ð. Chúng con đang hướng về Chúa.
X. Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta.
Ð. Thật là chính đáng.
Priest: The Lord be with you.
All: And also with you.
Priest: Lift up your hearts.
All: We lift them up to the Lord.
Priest: Let us give thanks to the Lord, our God.
All: It is right to give him thanks and praise.

Lm: Lạy Cha chí thánh, nhờ Con yêu quí của Cha là Chúa Giêsu Kitô, chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc,….Vì thế, cùng với các Thiên thần và toàn thể các Thánh, chúng con ca tụng vinh quang Cha Và đồng thanh tung hô rằng:
Cđ: Thánh! Thánh! Thánh!
Chúa là Thiên Chúa các đạo binh.
Trời đất đầy vinh quang Chúa.
Hoan hô Chúa trên các tầng trời.
Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Chúa.
Hoan hô Chúa trên các tầng trời.

All: Holy, holy, holy Lord,
God of power and might,
Heaven and earth are full of your glory.
Hosanna in the highest.
Blessed is he who comes in the name of the Lord.
Hosanna in the highest.

Chủ tế truyền phép bánh và rượu
Chủ tế: Ðây là mầu nhiệm đức tin.
Giáo dân tung hô:
Cđ: Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến.
Chủ tế: Vì vậy, lạy Chúa,khi kính nhớ Con Chúa chịu chết và sống lại,..... và cùng với các Ngài, chúng con được ca ngợi và tôn vinh Chúa, nhờ Ðức Giêsu Kitô, Con Chúa.
Priest: Let us proclaim the mystery of faith:
All: A - Christ has died, Christ is risen, Christ will come again.
or B - Dying you destroyed our death, rising you restored our life. Lord Jesus, come in glory.
or C - When we eat this bread and drink this cup, we proclaim your death, Lord Jesus, until you come in glory.
or D - Lord, by your cross and resurrection, you have set us free. You are the Savior of the World.

Chủ tế: Chính nhờ Người, với Người và trong Người, Mà mọi danh dự và vinh quang đều qui về Chúa Là Cha toàn năng, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời.
Cđ: Amen.
Priest: Through him, with him, and in him, in the unity of the Holy Spirit, all glory and honor is yours, almighty Father, for ever and ever.
All: Amen!

D. Nghi Thức Hiệp Lễ
Communion Rite
Chủ tế: Vâng lệnh Chúa Cứu Thế, và theo thể thức Người dạy, chúng ta dám nguyện rằng:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con; xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Priest: Let us pray with confidence to the Father in the words our Savior gave us.
All: Our Father, who art in heaven, hallowed be thy name; thy kingdom come; thy will be done on earth as it is in heaven. Give us this day our daily bread; and forgive us our trespasses as we forgive those who trespass against us; and lead us not into temptation, but deliver us from evil.

Chủ tế: Lạy Chúa , xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương...... và ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Ðấng Cứu Ðộ chúng con.
Cđ: Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời.
Priest: Deliver us, Lord, from every evil, and grant us peace in our day. In your mercy keep us free from sin and protect us from all anxiety as we wait in joyful hope for the coming of our Savior, Jesus Christ.
All: For the kingdom, the power, and the glory are yours, now and forever.

Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói với các Tông đồ rằng: "Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con". Xin đừng chấp tội chúng con, nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa; xin đoái thương ban cho Hội Thánh được bình an và hợp nhất theo thánh ý Chúa.
Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
Cđ: Amen.

Priest: Lord Jesus Christ, you said to your apostles: I leave you peace, my peace I give you. Look not on our sins, but on the faith of your Church, and grant us the peace and unity of your kingdom where you live for ever and ever.
All: Amen

Chủ tế: Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em.
Cđ: Và ở cùng cha.
Chủ tế hoặc phó tế: Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau
Priest: The Peace of the Lord be with you always.
All: And also with you.
Deacon or Priest: Let us offer each other a sign of peace

Lạy Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian: xin thương xót chúng con.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian: xin thương xót chúng con.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian: xin ban bình an cho chúng con.
All: Lamb of God, you take away the sins of the world: have mercy on us.
Lamb of God, you take away the sins of the world: have mercy on us.
Lamb of God, you take away the sins of the world: grant us peace.

Chủ tế: Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.
Cđ: Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh.
Priest: This is the Lamb of God who takes away the sins of the world. Happy are those who are called to his supper.
All: Lord, I am not worthy to receive you, but only say the word and I shall be healed

- Mình Thánh Chúa Kitô.
- Amen.
[- Máu Thánh Chúa Kitô.
- Amen.]
Communion Minister: The body of Christ.
Communicant: Amen.
Communion Minister: The blood of Christ.
Communicant: Amen.

Lời Nguyện Hiệp Lễ
Chủ tế: Chúng ta dâng lời cầu nguyện.
hủ tế dang tay đọc lời cầu nguyện hiệp lễ. Kết thúc
Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Cđ: Amen.

Prayer after Communion
Priest: Let us pray.
[The priest sings or says the Prayer after Communion, which is different for each Mass. At the end, the people proclaim their consent.]
All: Amen

F. Nghi thức kết lễ

Concluding Rite
Chủ tế: Chúa ở cùng anh chị em.
Cđ: Và ở cùng cha.
Chủ tế: Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha, và Con  và Thánh Thần ban phúc lành cho anh chị em.
Cđ: Amen.
Phó tế hoặc Chủ tế: Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an.
Cđ: Tạ ơn Chúa.
Priest: The Lord be with you.
All: And also with you.
Priest: May almighty God bless you,
the Father, and the Son, and the Holy Spirit.
All: Amen
Deacon or Priest: The Mass is ended, go in peace.
All: Thanks be to God!

13/8/09

Kinh nghiệm cầu nguyện hằng ngày của tôi

Joan T. Nalss (Mỹ)

Bằng nhiều cách thức khác nhau, tôi đã có được 10 năm kinh nghiệm cầu nguyện. Tuy nhiên cách tôi thường dùng nhất là cách của thánh Phanxicô. Cách này rất phong phú. Tôi chọn một chủ đề, chủ đề ấy có thể là một thắc mắc, một vấn đề hoặc một trạng thái tinh thần nào đó mà tôi đang sống. Tôi viết chủ đề đó ra đầu trang. Viết lại lời nguyện này và ghi đều đặn thành nhật ký là điều rất quan trọng, bởi vì hàng năm đọc lại những lời nguyện ấy, tình yêu Chúa trong đời tôi trở nên rõ nét hơn và đem lại nhiều an ủi hơn cho hoàn cảnh hiện tại của mình. Ðôi khi nửa đêm thức dậy mà không có tư tưởng đặc biệt nào để suy nghĩ, tôi sẽ cầu nguyện bằng cách này: Tôi tự đặt mình với ý thức nhiều hơn trước mặt Chúa bằng một lời nguyện tắt: "Lạy Chúa, lúc này con biết Ngài đang hiện diện nơi đây với con, xin giúp con biết mở lòng mình ra, mở toang lòng mình với Ngài vì Ngài là tất cả của con". Rồi tôi lấy đại một cuốn sách trong tủ sách thiêng liêng nhỏ của tôi và lúc nào tôi cũng rút trúng cuốn sách Kinh Thánh. Rất nhiều lần như vậy.

Tôi cầm cuốn Kinh Thánh lên trước và mở ra cách tình cờ như kiểu thánh Phanxicô thường làm, rồi tập trung đọc một đoạn. Tôi viết đoạn ấy ra. Tôi làm thế thêm 3 lần nữa. Tôi ngồi xuống và suy nghĩ xem những khám phá trong Kinh Thánh đóng góp gì đối với chủ đề của tôi. Tôi cũng áp dụng điều này với các loại sách thiêng liêng khác. "Ðể cho mình bị cuốn theo", nguyên tắc này có vẻ chăng vô nghĩa, thế nhưng sau nhiều năm áp dụng, nó đem lại cho tôi những kết quả nhất định và không thể phủ nhận được. Bằng phương cách cầu nguyện này, tôi luôn tìm được chỉ nam, mở rộng tầm nhìn và hướng đi, được nâng đỡ về mặt tình cảm, tinh thần và thể xác. Nhưng trên hết, tôi được cảm nghiệm sâu xa về sự hiện diện của Thiên Chúa, về sự bình an và về lòng biết ơn. Kinh nghiệm đó là một kinh nghiệm thường xuyên và gần như không thể diễn tả được. Nếu có lúc nào cảm thấy sợ hãi, lo lắng thì những cảm giác đó sẽ tan biến ngay nhường chỗ cho một thực tại rõ nét hơn, khiến tôi có thể đương đầu với mọi sự do cuộc sống đưa tới. Chính vì được bình an như thế nên tôi mới xin chia sẻ tất cả những điều ấy với hy vọng rằng chúng có thể giúp ích phần nào cho những người khác.

9/8/09

Hướng dẫn Về Cầu Nguyện

Hướng dẫn 1:

Mỗi ngày bạn cầu nguyện khoảng 45-60 phút; nếu bạn là sinh viên mà đang trong thời gian thi, bạn có thể cầu nguyện 30 phút cũng được. Sau khi cầu nguyện xong, bạn sẽ lượng giá giờ cầu nguyện khoảng 10 phút theo hướng dẫn giúp LƯỢNG GIÁ CẦU NGUYỆN, điều này nằm trong mục những kiến thức cơ bản giúp làm Linh Thao trong cuộc sống.
Hướng dẫn 2:

Khi cầu nguyện, xin bạn theo thật sát 6 bước cầu nguyện. Tuy tất cả các bước đều quan trọng, nhưng các bước 1, 4, và 6 cần đặc biệt lưu ý. CÁC BƯỚC CẦU NGUYỆN nằm trong mục những kiến thức cơ bản giúp làm Linh Thao.

· Bước 1 là ý thức Thiên Chúa đang hiện diện với mình. Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, đang ở trước mặt mình, đang hiện diện bên cạnh mình, và đang ở trong cung lòng mình cách đặc biệt. Thiên Chúa gần ta hơn bất cứ ai. Ngài ở gần ta hơn bất cứ người nào yêu thương ta. Ngài ở gần mình hơn cả chính mình. Cầu nguyện, là hiện diện với Chúa, ngồi đó với Chúa, nói chuyện với Chúa, và nghe Ngài. Chính vì vậy nếu không ý thức Thiên Chúa đang hiện diện với mình, thì không thể cầu nguyện được.

· Bước 4 là xin Chúa ơn mình ao ước. Mỗi bài cầu nguyện có một ơn riêng cần cầu xin. Trước khi cầu nguyện, bạn hãy đọc phần gợi ý, cố gắng để hiểu ơn xin của bài cầu nguyện, giục lòng khao khát ơn đó, và xin Chúa cho mình được ơn đó trong bài cầu nguyện. Trong phần lượng giá cầu nguyện, bạn hãy xem bạn có được ơn đó không. Nếu bạn được ơn đó, bạn đã cầu nguyện rất tốt.

· Bước 6 là nói chuyện tâm sự với Chúa. Những điểm giúp cầu nguyện, là những điểm gợi ý giúp chúng ta có thể nói chuyện tâm sự với Chúa. Chính vì vậy những điểm gợi ý chỉ là phương tiện, nên nếu chúng ta đã đạt đến “đang” nói chuyện với Chúa, thì các điểm gợi ý không còn cần nữa; bạn không cần phải đi hết tất cả các điểm gợi ý. Có điều cần lưu ý: mỗi bài cầu nguyện có ơn riêng cần xin, có yêu cầu riêng cần đạt được, nên nếu bạn cho rằng bạn đã nói chuyện với Chúa mà không đạt được ơn xin thì phải xem lại xem có bị “thần dữ dẫn đi chơi” không.
Hướng dẫn 3:

Khi bạn cầu nguyện, nếu bạn cảm nghiệm bình an hạnh phúc, thì hãy nghỉ lại đó như đang hạnh phúc bên cạnh người yêu. Lúc đó lời không còn quan trọng nữa, hãy sống với Chúa và hạnh phúc bên Ngài [2;76].

Cầu nguyện

CẦU NGUYỆN NHƯ THẾ NÀO

Khi các Tông Ðồ xin Ðức Kitô dậy cầu nguyện, Ngài đã dậy các ông như sau:

“Lậy Cha chúng con ở trên Trời.

Chúng con nguyện danh Cha cả sáng,

nước Cha trị đến,

ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên Trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay

lương thực hằng ngày.

Và tha nợ chúng con,

như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.

Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ.

Nhưng cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”

(Mt 6:9-13).

Ngài có ý dậy, khi cầu nguyện điều ta thưa với Thiên Chúa trước hết là xin cho danh Ngài được hiển sáng, nước Ngài được ngự trị khắp nơi, và cho Thánh Ý tốt lành của Ngài được mọi loài suy phục, tuân theo. Ðây là lời nguyện cầu của một tâm hồn khiêm tốn và muốn tìm gặp ý muốn của Thiên Chúa. Một thái độ ngoan hiền của kẻ làm con mong cho Cha mình được mọi người biết đến và quí mến. Cũng trong lời nguyện này, ta xin Thiên Chúa cho mình được nghị lực, khôn ngoan và ân sủng để sống và hoàn thành cách tốt đẹp ý nghĩa cuộc sống của mình trên trần gian theo như ý định quan phòng của Ngài.

Như một lời nguyện truyền giáo, lời cầu xin này còn thích hợp với sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội. Trên con đường về nhà Cha, trong cuộc hành trình về quê hương vĩnh cửu, sứ mạng của Giáo Hội là làm cho Thiên Chúa được vinh danh trên khắp các dân tộc, và đem Tin Mừng Cứu Ðộ đến với muôn dân. Những gì ta cầu nguyện cho danh Thiên Chúa, Thánh Ý Thiên Chúa, và nước Thiên Chúa cũng chính là ý nguyện truyền giáo của Giáo Hội. Người Kitô hữu tham dự sứ mạng truyền giáo của mình trong sứ mạng truyền giáo chung của Giáo Hội bằng lời cầu xin để đem Chúa đến cho những người thân trong gia đình, trong họ hàng, trong các nơi mình sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã viết:

“Các tín hữu, nói một cách rộng hơn, chính giáo dân là kẻ đứng ở mặt trận tiền phong đời sống của Giáo Hội. Nhờ họ, Giáo Hội trở nên nguyên lý sự sống cho xã hội loài người. Vì thế, chính họ phải ý thức ngày càng rõ rệt là họ không những thuộc về Giáo Hội mà là Giáo Hội” (Huấn từ cho các Tân Hồng Y, 20.2.1946).

Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã hân hoan tin tưởng vào sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội khi viết:

“Ta đã thấy ló rạng một kỷ nguyên truyền giáo, sẽ bừng sáng rực rỡ và nặng trĩu hoa trái nếu tất cả mọi tín hữu; đặc biệt, các vị tông đồ truyền giáo và các giáo hội trẻ đáp lại những lời kêu gọi và thách đố của thời đại với lòng quảng đại và sự thánh thiện” (Sứ Mạng Ðấng Cứu Thế, số 92).

Người con thảo lúc nào cũng hiểu biết và mong làm đẹp ý cha mình. Thái độ tốt nhất của một Kitô hữu khi cầu nguyện là lưu tâm đừng để Thiên Chúa là người Cha Nhân Lành phải khó xử. Ðừng xin gì nghịch với ý Ngài. Nhất là đừng mang tâm trạng của kẻ mè nheo, xin xỏ. Xin xỏ và kèo nhèo là thái độ của người ngoài, của kẻ ăn xin, của người làm mướn, tiêu cực và vụ lợi.

“Những gì của cha là của con” (Lk 15:31). Người Kitô hữu yêu mến Thiên Chúa và kết hợp mật thiết với Ngài trong hạnh phúc viên mãn, khôn cùng của Ngài cũng phải lấy làm hạnh phúc và thỏa mãn như thế. Là Thiên Chúa toàn năng và từ bi, Ngài không thể để cho ai tin tưởng, yêu mến, và phó thác nơi Ngài bị thiệt thòi.

Nhưng để con người ý thức thân phận lữ hành của mình, Ðức Kitô nhắc ta phải rất thực tế về những nhu cầu mình xin. Một trong những nhu cầu thiết yếu cho mọi người là nhu cầu cơm bánh. Tuy vậy, Ngài cũng chỉ dậy ta hãy xin vừa đủ: “Xin cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày” (Lk 11:3). Ngài không muốn ta quá tham lam, nhưng cũng không nên quá phiền hà, lo lắng. Ðể củng cố niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa, Ðức Kitô đã nói:

“Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo vãi, cũng chẳng gặt hái, cất chứa vào kho lẫm, vậy mà Cha trên trời vẫn nuôi chúng. Các con không trọng hơn chúng sao” (Mt 6:26).

Không muốn ta đừng quá bận tâm, lo lắng về của cải vật chất, Ðức Kitô dậy ta qui hướng cuộc đời vào những giá trị tinh thần. Ngài lưu ý ta về những lỗi lầm và khuyết điểm để xin Thiên Chúa tha thứ.

Là con người yếu đuối, nhiều lần ta đã vô tình hoặc cố ý gây đau khổ cho anh chị em mình, và xúc phạm đến Thiên Chúa. Do đó, ta phải khiêm nhường xin ơn tha thứ: “Xin tha nợ chúng con”, bằng một tinh thần tha thứ mà Ngài muốn ta có đối với anh chị em: “Như chúng con cũng tha kẻ mắc nợ chúng con” (Lk 11:4). Tha thứ cho anh chị em mình. Không để lòng thù ghét, oán hờn, hoặc ghen tị. Hơn thế nữa, theo lời Ngài dậy, ta còn phải thương yêu kẻ thù và cầu nguyện cho họ nữa.

Qua hành vi khiêm nhường xin ơn tha thứ, Thiên Chúa muốn dậy ta rằng Ngài muốn anh chị em - con cái Ngài - phải sống hòa thuận với nhau. Người này lấy lòng từ tâm, khiêm tốn mà chịu đựng và tha thứ cho người khác. Tinh thần này Ngài coi như cốt lõi và là điều kiện để các lời cầu xin của ta đáng được Ngài chấp nhận:

“Nếu khi nào ngươi dâng của lễ trên bàn thờ mà sực nhớ ra anh em mình có điều chi bất hoà với ngươi. Hãy để của lễ ngươi trên bàn thờ, đi làm hoà với anh em đã, rồi ngươi hãy đến dâng của lễ” (Mt 5:23-24).

Sau cùng, ta xin Thiên Chúa cho được tỉnh thức luôn luôn đề phòng mọi mưu mô thâm độc của quỉ dữ: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (Lk 11:4), đó là hành động theo đam mê, theo tập quán xấu, hoặc theo bản năng tự nhiên. Nhưng nhất là xin Ngài ban cho những ngày ta đang sống trên trần gian được bình an và hạnh phúc: “Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ” (Mt 6:13). Sự dữ do chủ ý ác độc con người muốn gây ra để làm thiệt hại và mất hạnh phúc của nhau. Sự dữ do ma quỉ xui khiến và cám dỗ. Tai hại nhất là “tội lỗi”, vì tội là một sự dữ xấu xa và đáng ghê tởm. Khi phạm tội là ta chống lại với Thiên Chúa bằng cách bất tuân phục các giới luật của Ngài, phủ nhận tình thương và sự hiện hữu của Ngài, hoặc bằng cách xúc phạm tới tha nhân.

Tóm lại, người Kitô hữu cầu nguyện không chỉ là năn nỉ, kèo nhèo, hay kêu rêu điều này, điều khác. Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên với Thiên Chúa, lắng nghe và tâm sự với Ngài như thái độ của Maria khi ngồi dưới chân Ðức Kitô, nghe và nói với Ngài. Vì vậy, khi cầu nguyện điều gì, trước tiên ta phải tin tưởng và phó thác điều mình xin cho Thiên Chúa. Chỉ trình bày, chỉ đưa ra những nhu cầu mình hiện thấy thiếu thốn và cần thiết rồi để Ngài tự do quyết định. Ngài muốn ban khi nào, ban bao nhiêu, hay không ban cho điều ta đang mong muốn là tùy Ngài. Phần ta, hãy lấy những giờ cầu nguyện như cơ hội thuận tiện để nối lại tình thân giữa ta với Thiên Chúa. Theo Thánh Têrêxa Hài Ðồng Giêsu:

“Cầu nguyện chỉ là một cơn lòng sốt sắng, một liếc nhìn lên trời, một tiếng kêu tri âm, một lời nói tình giữa lúc phải gian nan túng cực, cũng như khi được bình an thư sướng; và nữa, cầu nguyện là một cái gì cao thượng, siêu nhiên cởi mở lòng, phơi giãi linh hồn, trao đi đổi lại tâm tình, để được kết hiệp cùng Chúa cách chí thiết” (Một tâm hồn, tr.241).

Cầu nguyện trọn vẹn

Ta hãy cầu xin Chúa dạy ta cầu nguyện bằng một lời xin cụ thể, bằng cách đặt tất cả vào đó, đặt tất cả những gì mình có, dù cho cái mình có thì thật ít. Tất cả sức lực ít ỏi, tất cả sở thích ít ỏi, tất cả thời gian ít ỏi của mình, mọi sự mà ta đặt vào trong một lời cầu xin tha thiết, dù cho lời cầu xin đó được thực hiện vào một ngày mà ta uể oải, mà cơn đau đầu làm mình khờ khạo, mà thời gian còn lại chỉ đếm từng giờ.

Để xin điều mình thực sự muốn, chúng ta phải làm tất cả những gì chúng ta thực sự có khả năng; cái tất cả đó là đủ: xin Chúa dạy ta cầu nguyện, dù cái tất cả đó gần như không là gì cả.

Cầu nguyện không phải là như định nghĩa của bài ca vịnh xưa: “Cầu nguyện, là hạnh phúc, là niềm vui tuyệt đỉnh!...; không phải là đọc các kinh của mình, là cầu nguyện.

Cầu nguyện, là ngưng làm mọi thứ khác, mà trước tiên là tách khỏi những gì mình làm để nói chuyện với Chúa.

ĐỌC KINH VÀ CẦU NGUYỆN

Nhận Xét Trên Thực Tế Về Đọc Kinh

Đa số chúng ta tin rằng đọc kinh tức là cầu nguyện. Điều này chỉ đúng khi ta ý thức mình đang cầu nguyện chứ không phải đang “đọc lời” kinh. Tuy vậy ý thức mình đang cầu nguyện đòi hỏi một trình độ, nó không đơn giản chút nào. Tôi xin phép quan sát một số dạng đọc kinh tiêu biểu.

Có lẽ đa số chúng ta không quen giữ tâm an trú trong tĩnh lặng. Chúng ta cần kinh nguyện lấp đầy khoảng trống để khỏi suy nghĩ. Trong nhà thờ, trước thánh lễ, cả cộng đoàn chia bè đọc kinh. Hầu như mọi người chỉ để ý đến lối đọc ngân nga còn nội dung của kinh không phải là chủ điểm. Trong kinh có câu “Lạy Chúa tôi, tôi sấp mình trước mặt Chúa tôi” nhưng mọi người vẫn đứng hoặc ngồi. Lại có câu “Để nước mắt thống hối làm của ăn đêm ngày cho con..” lời kinh thật thắm thiết, nhưng có vẻ không phải như vậy. Nhiều lần mọi người đang lần chuỗi thì bị một ông “chức sắc” át giọng để đọc “lịch trong tuần”. Vài bà vớt vát đọc hết kinh Kính Mừng dở dang, âm thanh lịm dần rồi cũng im. Có khi cộng đoàn đọc hết kinh mà “cụ” vẫn chưa “ra”, mọi người chuyển qua đọc sách bổn. Chẳng hạn “Đạo Đức Chúa Trời có 10 điều răn. Thứ nhất…” hay “Hội Thánh có 6 điều răn. Thứ nhất…” Đối với cá nhân tôi cũng vậy, bà nội tôi vừa quét sân vừa đọc kinh. Khi có con gà chạy ngang qua, cụ ngừng chổi quát đôi câu rồi lại đọc tiếp. Mỗi lần ăn cơm, ông nội tôi đọc kinh “Lạy Cha”. Cụ đọc một mình lầm rầm trong miệng, đến mấy chữ cuối thì cụ la to “…cho khỏi sự dữ”. Cả nhà chỉ chờ thế là đồng loạt hô lên: “Amen”. Với tính chuộng đọc kinh, chúng ta tìm ra đủ loại kinh để thích ứng cho mọi hoàn cảnh, chả cần mất công tìm lời cầu nguyện.

Tinh thần đọc kinh là cầu nguyện còn thể hiện trong sự giáo dục. Chúng ta ưa khuyến khích con em học thuộc kinh hơn là hướng dẫn chúng cầu nguyện. Nhiều kinh chúng chẳng hiểu, chúng tụng kinh như cách trả bài học thuộc lòng, một phản xạ của trí nhớ. Một nhà tâm lý học cho biết trong một “ca” bệnh lý của ông có một chú bé. Cậu này không thể đọc kinh “Lạy Cha” vì mỗi lần đọc chữ “cha” là cậu nghĩ đến người cha bạo hành của mình. Không ngờ tâm lý trẻ thơ lại có sự khủng hoảng sai lạc đến vậy. Điều đó chưa bao giờ được người lớn thẩm xét một cách nghiêm chỉnh. Nhiều bậc “bề trên” nghiêm chỉnh dùng kinh nguyện làm phương cách cải huấn tâm hồn. Khi một kẻ “bề dưới” phạm lỗi, bậc bề trên bắt sám hối bằng cách đọc một chuỗi kinh. Đôi khi còn phải quì gối mà lần chuỗi. Vô tình kinh nguyện trở thành một khổ hình. Công Giáo chúng ta có truyền thống sau khi xưng tội “phải” đọc một số kinh, gọi là “việc đền tội”. Ý niệm này ít hay nhiều đã tạo ra tâm trạng đọc kinh là một án phạt. Tâm lý chung không ai thích bị phạt nặng, cho nên chúng ta thích gặp cha “dễ”, để khỏi “bị” đọc kinh nhiều. Nếu không ý thức tội được tha không phải do việc trao đổi một số kinh mà có, chúng ta đã hiểu sai ơn tha tội.

Nền tảng kinh nguyện dựa vào cảm xúc lo lắng hơn là tôn thờ Thiên Chúa. Chúng ta có khuynh hướng cầu với các thánh, nhiều hơn với Thiên Chúa, để xin phúc lợi . Những sinh hoạt thu hút hằng chục ngàn người là những cuộc hành hương Đức Mẹ, đại hội Thánh Mẫu, và viếng linh địa của các thánh. Kinh cầu các thánh Martin, Vinh Sơn, Jude, cha Trương Bửu Diệp được truyền đi khắp nơi qua mục rao rặt trên báo chí và trên “Nét”. Thông thường bản kinh có ghi thêm câu. “Ai đọc kinh này 9 lần mỗi ngày, 9 ngày liên tiếp sẽ được toại nguyện.” Có khi lại kèm theo lời hù dọa “Ai không truyền cho người khác đọc sẽ gặp tai nạn.” Người ta có thể hiểu rằng Kitô hữu chạy tới Đức Mẹ, tới các thánh vì ai cũng có nhu cầu muốn tránh khỏi tai họa. Xin đừng có mặc cảm khi cầu nguyện cho nhu cầu này. Nhưng nếu chỉ vì vậy mà cầu nguyện, tôi e rằng, vô tình chúng ta lại đi chứng minh cho tư tưởng của những tay tổ chống Chúa như Freud và Jung. Freud cho rằng tôn giáo chỉ mang đến sự sợ hãi trong tâm trí con người. Jung nhận định vì đời sống khổ đau nên tôn giáo mới có cớ phát sinh. Đó lại là những điều mà Giáo Hội phủ nhận.

Hãy Nâng Đọc Kinh Lên Tầng Cầu Nguyện

Kinh là những bài soạn sẵn giúp ta nói ra những lời đúng với giáo lý của đạo, vì vậy kinh nguyện có giá trị rất lớn. Một số kinh đặc biệt còn đem lại ơn ân xá cho người tụng. Tuy nhiên nếu không ý thức “đang cầu nguyện”, ta ngưng đọng ở tầng đọc lời, kinh trở nên một chuỗi âm thanh vô hồn. Một kinh nếu được lập đi lập lại nhiều lần hằng ngày có thể trở thành một bài “đọc lời” máy móc. Lời kinh thốt ra do phản xạ của trí nhớ. Miệng đọc trơn tru nhưng trí óc vẩn vơ ở nơi khác, ta thường gọi là tình trạng “lo ra”. Nếu không biết mình đang nói gì, sao gọi là cầu nguyện. Không những kinh không chuyên chở được tâm nguyện mà còn vô ân phước. Cầu nguyện là một tên gọi khác của suy niệm trực tiếp. Khi đọc kinh, ta phải suy niệm trực tiếp vào điều ta đang nói. Suy niệm là một thành tố không thể thiếu trong khi đọc kinh. Ý thức này phản ảnh giáo huấn: “Con hãy thờ phương Thiên Chúa hết mình, hết tâm hồn, hết trí khôn.” Đức Mẹ cũng khuyên, “Các con đừng chỉ đọc chuỗi Mân Côi, nhưng hãy cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi với cả trái tim.” Tiến sĩ Wayne W. Dyer nói, “Cầu nguyện là cuộc tiến hóa tâm linh. Lúc đó tâm linh ta nối kết với Thần Khí, nhờ đó Thần Khí cho ta một nguồn sống mới.” Khi có suy niệm, dù ta đọc những kinh soạn sẵn không hợp với cảnh, dù lời kinh nói “sấp mình xuống” nhưng ta không thể sấp mình, tất cả không thành vấn đề. Tâm linh thiêng liêng của ta đã thể hiện tất cả những việc đó. Vì vậy người bất toại nằm liệt giường, người tù biệt giam vẫn có thể dự thánh lễ và rước Mình Thánh Chúa một cách thiêng liêng, dù không có ai viếng thăm. Bởi vì mọi suy niệm đều hiện hữu thực sự trong thế giới tâm linh.

Cũng có những trường hợp thiếu vắng yếu tố suy niệm trực tiếp. Chẳng hạn con cháu đọc kinh chung mỗi tối, hay vào thời giáo dân dự thánh lễ cử hành bằng tiếng Latinh. Lũ trẻ chả hiểu người lớn tụng cái gì và giáo dân cũng chả hiểu linh mục đọc cái gì. Không hẹn mà cả Tây lẫn Đông cùng gặp nhau trong vấn đề này. Pierre Teihart de Chardin, nhà nhân chủng học Pháp, và Phùng Hữu Lan, vị học giả Trung Hoa, đều cho rằng: bất cứ cách thế phụng vụ nào hợp với tình cảm của con người đều có giá trị tôn giáo chân thực. Có thể người cầu nguyện chưa thấu hiểu lời kinh, nhưng hành vi tôn kính làm trọn vẹn cho chính người cầu nguyện. Như vậy giá trị tôn vinh Thiên Chúa cũng nằm ở tấm lòng biểu lộ sự tôn kính. Dầu vậy, lòng tôn kính cũng chỉ trở thành cầu nguyện khi ta đồng hóa với ý thức đang cầu nguyện.

Không Hề Có Phương Pháp Cầu Nguyện Chung Cho Mọi Người

Chúng ta có khuynh hướng học cách cầu nguyện của một vị thánh nổi tiếng cho chắc ăn. Để giúp đại chúng biết cách cầu nguyện, một số vị có lòng quảng bá những phương thức cầu nguyện của thánh Inhã, của thánh Bênêđitô… Gần đây nhiều vị khổ công tìm ra con đường linh đạo của các bậc chân phước. Những đóng góp đó rất hữu ích, nhưng vẫn có nhiều người cảm thấy chúng vô cảm với tâm hồn của mình. Giáo sư Shannon tự thú, từ hồi còn là chủng sinh đến lúc thụ phong linh mục, ông không biết cầu nguyện. Ông đã theo học các khóa về giáo lý, tư tưởng các thánh, và tham cứu rất nhiều sách luận về cầu nguyện. Ông vẫn thấy tâm hồn trống rỗng khi cầu nguyện. Sau nhờ suy niệm câu nói của thánh Phaolô: “Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải. Chính Chúa Thánh Thần đã cầu khẩn thay cho chúng ta bằng những lời tha thiết khôn tả.” (Rm 8:26-27), Shannon nghiệm ra mình đã phí công bao lâu lo tìm phương pháp cầu nguyện. Bởi vì không hề có phương pháp cầu nguyện nào hoàn toàn đúng cho ông. Sự thật mỗi thánh đều có lời nguyện riêng hợp với tâm trạng và ước vọng của họ. Chẳng hạn Đức Mẹ có kinh Ca Ngợi (Magnificat), thánh Phanxicô có kinh Hòa Bình. Chúng ta khó có được một tác phẩm tuyệt vời như thế, nhưng chúng ta cũng có thể tự soạn riêng một bản kinh hợp cho tâm ước của mình.

Cầu nguyện không là đặc ân dành riêng cho những vị thông thái biết lựa lời, có phương pháp, nhưng cho tất cả mọi người. Cầu nguyện là trạng thái tự mặc khải , tự chứng, tự thăng tiến của cá thể. Vì động năng chính là tự thức nên không bị hạn hẹp vào một kiến thức, một lối nhìn, một phương thức nào, dù đó là khuôn mẫu cao quí. Không thể có phương pháp cầu nguyện như một nguyên lý khoa học. Cầu nguyện tự chính nó là sự khôn ngoan hướng tới siêu việt (Dyer). Cầu nguyện không có gượng ép, không có hình thức ràng buộc, không có không khí tạo cảm xúc giả tạo. Cầu nguyện là sự nối kết rất riêng tư trong ý chí tự do giữa ta và Thiên Chúa của mình. “Tôi biết Thiên Chúa hiện hữu, tôi tin vào Thiên Chúa, vì vậy tôi cầu nguyện.” (Giáo Hoàng Gioan Phaolô II). Thật thế, điều quan trọng nhất của cầu nguyện là ý thức Thiên Chúa đang có mặt. Ngoài ra hãy để Chúa Thánh Thần chuyển lời cầu nguyện thay cho chúng ta.

Đức Giêsu Đã Cầu Nguyện Như Thế Nào

Dù có đào xới Phúc Âm để biết cách suy tư và cầu nguyện của Đức Giêsu, chúng ta cũng không thể lập lại y như Người. Tuy nhiên chúng ta có thể nhìn ra khung cảnh cầu nguyện của Người. Khi Tông Đồ Philíp xin Đức Giêsu cho biết Chúa Cha ở đâu, Người đáp: “Ngươi không biết Ta ở trong Cha và Cha ở trong ta hay sao?” (Ga 14:8-10). Như vậy khi Đức Giêsu cầu nguyện, Người không hướng tới một Đấng ở bên ngoài. Chúa Cha luôn luôn ở trong tâm hồn của Người, cũng như trong tâm hồn của từng người chúng ta. Vì vậy Đức Giêsu, cũng như chúng ta, chỉ cần lắng tâm là có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Tuy nhiên Đức Giêsu đã vào sa mạc để tìm một khung cảnh yên tĩnh để cầu nguyện. Người cũng đã vào đền thờ như về “nhà Cha” (Ga 2:16) để cầu nguyện. Suy từ nơi cầu nguyện ấy, chúng ta rút ra hai khung cảnh: cầu nguyện trong sa mạc và cầu nguyện trong đền thờ.

Cầu nguyện trong sa mạc là cầu nguyện trong tĩnh lặng. Tĩnh lặng cả về khung cảnh lẫn tâm hồn. Đức Giêsu dậy rằng: “Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng kín cửa lại mà cầu nguyện với Cha ngươi, là Đấng hiện diện ở nơi ẩn kín” (Mt 6:6). Cầu nguyện trong tĩnh lặng là phần rất quan trọng cho mọi tôn giáo. Tất cả các vị thánh đều phải trải qua kinh nghiệm đơn độc trong những hình thức khác nhau như nhập thất, cấm phòng, tĩnh tâm…để chuyển hóa tâm linh. Đơn độc là giai đoạn cá nhân thoát khỏi mọi quyền lực cõi thế, khỏi mọi hình thức lễ nghi. Chân thân bộc lộ một cách mãnh liệt đức giản dị, khiêm nhường, yêu thương, và lòng quy thuận vào Thiên Chúa. Lối cầu nguyện này cần thiết cho mọi tâm linh Kitô hữu. Cầu nguyện trong tĩnh lặng cũng thường dẫn tới chiêm niệm và thiền định, tức lối cầu nguyện vượt ra khỏi phương tiện ngôn ngữ. (xin đọc Thinh Lặng: Cầu Nguyện Tập Trung, Maranatha số 51).

Cầu nguyện trong đền thờ là cầu nguyện với cộng đồng. Đức Giêsu hứa rằng: “Nơi nào có hai hay ba người tụ lại vì danh ta, thì Ta ở giữa chúng.” (Mt 18:20). Ý tưởng cầu nguyện với cộng đồng được biểu lộ trong bản kinh đầu tiên của Kitô Giáo là kinh “Lạy Cha”. Trong kinh này chúng ta thấy 2 điểm nói về cộng đồng. Thứ nhất là ý tưởng vâng Ý Cha. Cầu nguyện là ý thức chúng ta thuộc về Đấng Cha chung. Đồng thời chúng ta hiểu rằng sống đạo là đời sống trong cộng đồng. Thứ hai là ý tưởng tha thứ cho nhau. Cầu nguyện không phải là cầu cho riêng mình mà còn là cầu cho người khác. Một nghĩa cử nổi tiếng là lời cầu của Abraham với Thiên Chúa về số phận thành Sôđôm. Abraham mặc cả với Thiên Chúa về số lượng người tốt lành sống trong thành Sôđôm, để xin Thiên Chúa đừng phá hủy thành này. Cầu nguyện với người và cho người là phương cách Thiên Chúa mời gọi chúng ta chia sẻ sự sáng tạo và yêu thương với Người. Chúng ta cầu nguyện cho nhau vì chúng ta cần đến nhau. “Chúng Ta” không phải chỉ là những Kitô hữu đang sống, nhưng gồm cả những người vô tôn giáo và những người đã qua đời.

Như vậy những ai có khả năng cầu nguyện trong đơn độc vẫn cần cầu nguyện với cộng đồng. Trái lại những ai thích dựa vào trợ lực của cộng đồng, cũng cần phải dám đứng một mình đơn độc với Thiên Chúa. Khi ta có thể tự đối diện Thiên Chúa để phơi bày tâm tư, ta đã biểu lộ vinh quang của Người.

Hội Thánh Cầu Nguyện Như Thế Nào

Chúng ta có thể học hỏi cách Giáo Hội cầu nguyện qua thánh lễ Misa. Giáo Hội nắm vững giáo lý dựa trên căn bản thần học: thờ phượng Thiên Chúa và tôn kính các thánh. Giáo Hội luôn luôn chỉ cầu nguyện với Thiên Chúa là nguồn duy nhất của mọi ơn, là chân lý tối thượng của mọi sự. Bao giờ lời cầu nguyện cũng dâng lên Chúa Cha, qua công nghiệp của Chúa Con, với sự thông hiệp của Chúa Thánh Thần. Nghĩa là Thiên Chúa có Ba Ngôi, nhưng chỉ có một Thiên Chúa. Đối với các thánh, Giáo Hội xác nhận họ là môn đồ của Đức Giêsu, họ “đứng về phía” loài người như “đấng trung gian” để cầu nguyện hỗ trợ cho loài người. Vì vậy kinh nguyện các thánh thường có câu tiêu chuẩn mẫu: “qua trung gian thánh… chúng con xin Chúa..”, hay: “vì công nghiệp của Chúa Giêsu…” Giáo lý “các thánh là đấng trung gian” được biểu lộ rõ ràng trong kinh “Kính Mừng” qua câu: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng tôi là kẻ có tội.” Đức Maria, dù là Mẹ Thiên Chúa, cao trọng vô cùng trên các thánh và thiên thần trên Thiên Đàng, nhưng vẫn không thể thay thế Thiên Chúa. Suy ra chúng ta nên xin các thánh phù hộ, nhưng không bao giờ được quên chính Thiên Chúa mới là Đấng ban ơn cho chúng ta.

Giáo Hội muốn chúng ta hiểu: cầu nguyện là cách sống đạo. Kitô hữu cầu nguyện vì đó là vinh danh Thiên Chúa. Cầu nguyện là nhận ra Thiên Chúa để Người biểu lộ tình thương trên mặt đất. Cầu nguyện cho những người vô tôn giáo. Cầu nguyện cho những người có tội. Cầu nguyện cho những người qua đời. Cầu nguyện cho những nhu cầu của đời sống. Trong bất cứ mục đích và hình thức nào, chúng ta hãy vượt khỏi tầng thức đọc kinh, để cầu nguyện được thể hiện trong ý thức hiến dâng và cảm tạ.

Bằng cầu nguyện chúng ta đã nối kết với Thiên Chúa như cành nho gắn với cây nho để có sự sống. Từ đó cầu nguyện trong đơn độc trở thành hơi thở thầm kín của lẽ sống. Cầu nguyện với cộng đồng để chúng ta thấy nhau là anh chị em. Ai tin vào Thiên Chúa ắt sẽ phải cầu nguyện cho mình, cho người, và cầu nguyện thay cho những người không tin có Thiên Chúa●

cầu nguyện

Một lá thư được viết nguệch ngoạc của một đứa trẻ gởi vào bưu điện, và địa chỉ gởi tới là Chúa. Nhân viên bưu điện lấy làm lạ liền mở ra đọc. Thư viết rằng : "Chúa thân mến, con là Tommy, con sáu tuổi. Ba con đã chết và mẹ con phải cực khổ để nuôi sáu anh em con. Xin Chúa cho chúng con 300 đồng nhé".

Đọc thư xong, anh nhân viên bưu điện rất xúc động và đưa cho các bạn đồng nghiệp xem. Họ quyết định quyên góp để giúp gia đình cậu bé. Số tiền tổng cộng là 100 đồng, và họ gởi tới địa chỉ cậu bé.

Vài tuần sau, họ nhận được lá thư thứ hai. Họ cũng mở ra đọc, thư viết như sau : " Lần tới, xin Chúa có thể gởi trực tiếp cho gia đình con, vì gởi qua bưu điện, họ giữ lại 200 đồng !"

* * *

Nghe xong câu chuyện, chúng ta phải bật cười vì sự ngây ngô của cậu bé, nhưng liền sau đó chúng ta lại cảm thấy hổ thẹn vì thấy bóng dáng mình thấp thoáng trong hình ảnh cậu bé : Chúng ta cầu nguyện và muốn được Chúa đáp lời tức thì theo yêu cầu chúng ta đề ra, nếu Người chậm đáp ứng hoặc đáp ứng chưa đủ "chỉ tiêu" chúng ta đưa ra, thì chúng ta lại khó chịu, và cũng chẳng thèm cám ơn Người.

Chúa Giêsu dạy các môn đệ : "Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí" (Lc 18,1). Người muốn chúng ta hãy liên lỉ cầu nguyện và cầu nguyện cách kiên trì. Như Môsê quì giang tay suốt ngày cầu nguyện cho dân Do thái thắng trận, như bà goá suốt bao ngày tháng cầu xin quan toà minh xét cho bà, như thánh Mônica ròng rã 20 năm trường cầu nguyện cho người con là Augúttinô trở lại, chúng ta hãy cầu nguyện liên tục và bền chí, không hề nhàm chán, cả khi xem ra Chúa ngoảnh mặt làm ngơ.

Chúng ta không nên tìm kiếm hiệu quả tức thì. Chúa sẽ đáp lời chúng ta lúc nào và cách thức nào có lợi nhất cho chúng ta, theo như thánh ý nhiệm mầu của Người. Thời gian Chúa nhậm lời có thể sẽ lâu hơn chúng ta tưởng, cách thức Người ban ơn có thể sẽ khác với ước nguyện của chúng ta, nhưng bao giờ cũng là lúc thích hợp nhất cho linh hồn chúng ta, bao giờ cũng là cách hữu hiệu nhất cho hạnh phúc vĩnh cửu của mỗi người chúng ta.

Thường chúng ta lầm tưởng rằng, hơn ai hết chúng ta là người biết rõ những điều mình cần xin. Nhưng thánh Phaolô dạy : "Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, chính Thánh Thần sẽ cầu thay nguyện giúp chúng ta theo đúng ý Thiên Chúa" (Rm 8,21-27). Vì thế, Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen viết : "Pytago đã cấm môn sinh của ông không được cầu nguyện cho chính họ vì họ không biết điều gì là lợi ích cả". Khôn ngoan hơn, Socrates dạy môn đồ của ông chỉ xin những điều tốt lành, vì lẽ Thiên Chúa biết tường tận những gì là lợi ích cho mình. Dốt nát và yếu đuối nên chúng ta phải xin Thánh Thần soi sáng để chúng ta làm đẹp lòng Chúa trong lúc an bình cũng như khi xao xuyến.

Như thế, cầu nguyện không phải là việc xin ơn này ơn nọ, theo óc vụ lợi của chúng ta, cầu nguyện không phải là việc tránh né bổn phận để Thiên Chúa làm tất cả, cầu nguyện cũng không phải là việc liệt kê ước muốn để mong chờ Chúa thực hiện. Nhưng cầu nguyện đích thực chính là việc thực hành Đức Tin, nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa để đối thoại với Người, van xin Người tiếp tục ban ơn để chúng ta đủ sức thực hiện thánh ý Người. Thấu hiểu sự yếu đuối của con người nên Chúa Giêsu than thở : "Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?" (Lc 18,8). Vậy, cầu nguyện không phải là độc thoại mà là đối thoại liên lỉ và kiên trì với Thiên Chúa trong Đức Tin để trung thành với Chúa cho tới khi Người lại đến.

* * *

Tóm lại, lời cầu nguyện có năng lực rất to lớn nhưng muốn nhận được năng lực ấy, chúng ta phải kiên trì cầu nguyện, không nên trông mong kết quả lời cầu xảy đến tức khắc, bởi vì kết quả ấy sẽ đến theo cách thế và theo thời gian tùy Chúa muốn.

Chúng ta hãy kết thúc bằng một suy tư về cầu nguyện:

"Tôi cầu nguyện vì tôi là một Kitô hữu, và để làm tròn bổn phận người Kitô hữu, tôi cần Chúa giúp đỡ.

Tôi cầu nguyện vì trong đời sống tôi có sự hỗn loạn, và để làm điều hay lẽ phải, tôi cần ánh sáng Ngài soi dẫn.

Tôi cầu nguyện vì tôi cần phải đưa ra những quyết định, mà không phải lúc nào tôi cũng sáng suốt để chọn lựa, vì thế tôi cần được Ngài hướng dẫn.

Tôi cầu nguyện vì tôi có những nỗi hoài nghi, và để lớn mạnh trong đức tin, tôi cần Ngài trợ giúp.

Tôi cầu nguyện vì đa số những gì tôi có là do Ngài ban cho, vì thế tôi phải dâng lời cảm tạ.

Tôi cầu nguyện là vì Chúa Giêsu đã từng cầu nguyện cùng Cha Ngài và nếu Chúa Giêsu cho rằng điều đó là quan trọng thì tôi cũng bắt chước Ngài làm theo như thế. Amen

Hải Vân (theo R.Veritas)

Hãy Cầu Nguyện Cho Con Cái Mình

Bạn có một người mẹ cầu nguyện cho bạn không? Nếu có, chắc hẳn đó là lý do tại sao bạn xem tờ báo này ngay lúc này đây. Nhờ người mẹ của bạn, bạn có sự đói khát thuộc linh trong lòng. Tôi không thể nào nói với bạn có bao nhiêu người đã đi lên tòa giảng ở nhà thờ của tôi, khóc lóc và nói rằng: “tôi đã sống trong tội lỗi nhưng tôi biết rằng trong bao nhiêu năm qua mẹ tôi đã cầu nguyện cho tôi. Mỗi khi tôi nghĩ đến điều này, tôi thấy bị cáo trách. Tôi không thể chịu đựng được nữa. Tôi phải làm hòa với Đức-Chúa-Trời. Lời cầu nguyện của người mẹ sẽ theo đuỗi con cái của mình cho đến suốt cuộc đời.
Bạn có thể bảo vệ con cái mình khi chúng còn nhỏ nhưng cuối cùng chúng sẽ lìa tổ. Ai sẽ lo lắng cho chúng khi chúng vào đại học hay rời xa nhà ?Ai sẽ khiến chúng phải chịu trách nhiệm và nhắc nhở chúng về những nguyện tắc của Chúa? Điều tuyệt diệu của sự cầu nguyện là khi bạn nói chuyên với Cha trên trời bạn có thể đi cùng với con bạn bất cứ nơi đâu. Qua lời cầu nguyện, bạn có thể ảnh hưởng trên bất cứ người nào, ở bất cứ nơi đâu.

Ngoài việc bảo vệ gia đình bạn bằng một hàng rào thuộc linh, một đời sống cầu nguyện năng động sẽ khích lệ đời sống cầu nguyện của con cái bạn, không có một nguyện tắc nào mà bạn dạy con cái sẽ có thể ảnh hưởng sâu xa trên cuộc sống chúng như vậy. Làm cách nào bạn dạy con cái cầu nguyện? Thật đơn giản.Hãy cầu nguyện trước mặt chúng, và để chúng nghe bạn,nhắc tên chúng với Chúa.Tôi lớn lên với một người mẹ luôn cầu nguyện, và tôi vẫn còn nhớ tiếng nói của bà khi bà cầu nguyện cho tôi.

Con cái của bạn biết giọng nói của bạn như thế nào khi bạn cầu nguyện với Cha Thiêng-Thượng không? Chúng có biết bạn như thế nào khi bạn quỳ gối, nhắm mắt để cầu nguyện không?. Chúng có cảm nhận được thế nào là ở trong sự hiện diện của Đấng Christ không?

Tôi tin rằng điều hiệu quả nhất và ảnh hưởng lâu bền nhất mà một người mẹ có thể làm là trung tín cầu nguyên cho con cái của mình. Tôi đã gặp nhiều bà mẹ là những mẫu mực đáng qúi về lẽ thật này, và tôi có thể nói với bạn rằng không có quyền lực nào trên mặt đất này có thể mạnh bằng lời cầu nguyện của một người mẹ tin kính yêu thương con cái của mình.

N.Y.H chuyển ngữ theo “pray theirnames” by Charles Stanley

Hiệu lực cầu nguyện

Từ khi đi Bát Nhã qua một chuyến du lịch thiền hồi năm ngoái, mình mới trực tiếp "thọ giáo" pháp thiền của Làng mai đã nghe bấy lâu. Khi trở về cảm thấy "nghiền" và bắt đầu tìm đọc những cuốn sách của sư ông viết, như: Ý nghĩa của sự sống, Trái tim của Bụt, An lạc từng bước chân, Đường xưa mây trắng,... và bây giờ là "Hiệu lực cầu nguyện". Thật tình cờ đang trong lúc cần tìm hiểu về cầu nguyện thì được 1 người bạn trong nhóm tăng thân Xuân Phong gửi link download cuốn sách này.Thật là hay và đúng lúc, cái này gọi là "cơ duyên" nà. Tôi đã nghe xong đến phần 2 mà thấy đã quá nên up cuốn audio-book lên đây share với mọi người.

Sự thực mà nói, ai trong chúng ta dù ko có tôn giáo cũng có ít nhứt một lần cầu những điều tốt lành đến với mình hay người thân Hồi đi học, tôi cũng hay cầu cho ra đề thi ra trúng tủ, hoặc cầu cho cô giáo đừng kêu tên mình trong buổi "kiểm tra miệng", rồi cầu cho thi đậu trường mình yêu thích nà, khi ra trường rồi thì cầu có được việc làm như ý, khi có việc làm như ý rồi thì cầu tăng lương nà... có thể tôi là người may mắn, vì dù sớm hay muộn đa số những lời cầu nguyện đó đã thành sự thực.

Giờ đây một lần nữa tôi lại cần đến sức mạnh của cầu nguyện, thật may mắn là lần này tôi có thêm phần "lý thuyết" để thực tập. Hiệu lực cầu nguyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh thực sự đã trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi bấy lâu bị ức chế:

- Cầu nguyện là gì? Cầu nguyện cái gì? Cầu nguyện ai? Cầu nguyện như thế nào?
- Cầu nguyện có hiệu lực không?
- Nếu không có hiệu lực thì vì thiếu lòng tin hay thiếu tình thương yêu? Cái gì quy định hiệu lực của cầu nguyện?
- Vậy cầu nguyện như thế nào để có hiệu lực?....

Có một điều chú ý khi tôi nghe sư ông nhắc đến nhiều lần vai trò của một dạng "năng lượng tình thương" trong cầu nguyện, điều này tôi thấy rất gần với khái niệm "năng lượng" của Nhân Điện. (có dịp tôi sẽ quay lại chủ đề này sau.) Điều thứ hai là sư ông còn trích dẩn và giải thích việc cầu nguyện không chỉ của đạo Bụt mà qua tôn giáo khác nữa như Công Giáo và Ki-Tô Giáo. Điều thứ ba lôi cuốn tôi là sư ông cũng có bày cho chúng ta cầu nguyện những người đang sống nữa, nghe thật lạ !?

Và đây là vài lời giới thiệu cuốn sách cóp bên vinabook dìa..



Cũng như một loạt các cuốn sách khác đã được xuất bản tại Việt Nam của ông, với Hiệu lực của cầu nguyện, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đi được vào trái tim người đọc với những câu trả lời cho những câu hỏi thường ngày nhất, nhưng là những câu hỏi khó khăn nhất trong cuộc sống con người. Nếu bạn có chút Tây học, bạn sẽ nhận ra ngay: Thích Nhất Hạnh đã dùng khoa học truyền thông của Tây phương để truyền tải thành công những thông điệp tưởng chừng rất khó của Đạo Phật, rốt cục không phải để bạn thuộc lòng giáo lý, mà để bạn thực hành và tự giúp mình trong cuộc sống. Bạn làm được theo lời ông khuyên vì ông nói bạn hiểu.

Đọc “Trái tim của Bụt” của ông, bạn có thể hiểu rằng thì ra Đạo Phật dạy kỹ năng sống. Với “Hiệu lực của cầu nguyện”, bạn sẽ học thêm được một kỹ năng mới: cầu nguyện, một điều mà nếu không có một chút tâm linh, bạn sẽ bỏ qua mất dễ dàng. Bạn sẽ hiểu thêm một điều: bạn đi làm để kiếm tiền nuôi gia đình hằng ngày thì hàng ngày bạn cũng cần cầu nguyện. Bạn nói chuyện với bản, với Chúa, với Bụt, với người thân đã mất và cả những người đang sống…những người có thể gửi năng lượng cho bạn. Bạn sẽ hiểu có tha lực và có tự lực, và cả hai đều giúp cho cuộc sống của bạn nếu bạn biết cách cầu nguyện!

Phải Cầu Nguyện Thế Nào Cho Đẹp Lòng Chúa?

Hỏi: trong Phúc Âm Chúa Giêsu nói " ai muốn theo Ta, phải bỏ mình và vác thập giá theo Ta.."

Như vậy cầu xin Chúa cho khỏi bệnh tật và mọi gian nan khốn khó ở đời thì có trái với lời dạy trên của Chúa và có tội hay không ?

Trả lời:

Căn cứ vào kinh Lậy Cha mà Chúa Giêsu dạy các Tông Đồ xưa, chúng ta thấy gì ?



Trước hết, Chúa nói cho chúng ta biết:

1- chúng ta có một CHA ở trên trời

2- Vì thế, chúng ta phải nguyện xin trước hết cho danh CHA cả sáng, cho Vương Quốc của Cha được lan rộng và nhất là cho thánh Ý Cha được thực hiện dưới đất cũng như trên trời.

3- Sau cùng ,chúng ta xin CHA ban cho những nhu cầu cần thiết như cơm ăn áo mặc. để sống ,hạnh phúc ở đời này.

.Như vậy cầu xin cho được an vui, mạnh khỏe, có công ăn việc làm và khỏi bệnh tật là điều đẹp lòng Chúa, vì là con người, chúng ta phải cần những nhu cầu ấy bao lâu còn sống trên trần thế này.

Trong tinh thần cầu nguyện trên đây , chúng ta đọc thấy nhan nhản trong Kinh Thánh những lời cầu nguyện có nội dung ca ngợi, cảm ta và cầu xin Chúa thương cứu giúp như sau:.

a- Cầu xin Ca ngợi( prayer of praises):

Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa

Câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi

Linh hồn tôi hãnh diện vì Chúa

Xin các bạn nghèo hãy nghe tôi nói mà vui lên

Hãy cùng tôi ngợi khen ĐỨC CHÚA

Ta đồng thanh tán tụng danh Người.." ( Tv 34 :2-4)

b-Cầu nguyện tạ ơn ( Prayer of Thanksgivíng)

Chúc tụng Chúa vì Người nghe tiếng tôi khẩn nguyện

Chúa là sức mạnh, là khiên mộc chở che tôi

Lòng tôi đặt tin tưởng nơi Người

Tôi đã được Người thương trợ giúp

Nên lòng tôi vui mừng hoan hỉ, cất cao tiếng hát tạ ơn Người" ( Tv 28:6-7)

b- Cầu nguyện xin ơn ( prayer of petitions)

Lậy Chúa, xin đoái thương, này con đang kiệt sức

Chữa lành cho con ,vì gân cốt rã rời

Tòan thân con rã rời quá đỗi

Mà lậy Chúa, Chúa còn trì hõan đến bao giờ ?

Lậy Chúa xin trở lại mà giải thóat con

Cứu độ con, vì Ngài nhân hậu" ( Tv 6:2-5)

Trong khi đi rao giảng Tin Mừng cứu độ, Chúa Giêsu cũng đã chữa lành cho biết bao người bệnh tật như đui, mù, què, câm điếc, , phong cùi, ..cũng như làm phép lạ biến bánh ra nhiều để cho hàng ngàn người đói ăn no nê. Điều này cho thấy,Chúa đã quan tâm đến nhu cầu thể lý của con người, ngoài nhu cầu thiêng liêng là cần được cứu rỗi.. Vầ để thỏa mãn những nhu cầu đó, Chúa Giếsu đã dạy câc Tông Đồ phải cầu xin với Chúa Cha nhân danh Người như sau:

" Thật, Thầy bảo thật anh em

Anh em mà xin Chúa Cha điều gì , thì Người sẽ ban cho anh em

Vì danh Thầy´ (Ga 16:23)

Phải cầu xin Chúa CHA vì Người là nguồn ban phát mọi ơn lành và, phúc lộc tối cần cho con người sống vui và hạnh phúc ở đời này và nhất là được cứu rỗi để sống đời đời trên Thiên Quốc. mai sau.

Như thế , cầu nguyện là một nhu cầu tối cần thiết cho những ai có niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng giầu tình thương và vô cùng nhân hậu. Phải cầu xin Người vì chúng ta thiếu thốn mọi sự, và nhất là không có đủ sức để đứng vững trước mọi thù địch đe dọa niềm tin có Thiên Chúa và hy vọng được sống hạnh phúc với Người. Đó là lý do vì sao Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa " Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được." ( Ga 15:5) Không có Thầy .nghĩa là không có ơn Chúa phù giúp thì ta không thể đứng vững và thăng tiến trong đời sống tin, cậy , mến, cũng như được an vui ,,mạnh khỏe khỏe và may lành trong trần thế. này.

Nhưng khi Chúa nói :" Ai muốn theo Thầy ,phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo" ( Mt 16:24), chúng ta phải hiểu thế nào ?

Trước hết, nói đến thập giá là nói đến sự đau khổ mà bản chất con người không ai muốn chấp nhận. Nhưng đau khổ thập giá lại là phuơng tiện cứu độ hữu hiệu nhất mà Chúa Giêsu đã vui lòng chấp nhận để đền tội thay cho cả nhân loại trong chương trình cứu chuộc loài người của Thiên Chúa. Vì thế, muốn dự phần vinh quang phục sinh với Chúa Kitô, tức là được sống hạnh phúc đời đời với Chúa trên Thiên Quốc thì chúng ta cũng phải chia sẻ phần nào sự đau khổ của Người.

Tuy nhiên, nói chia sẻ đau khổ với Chúa, vác thập giá theo Người không có nghĩa là phải xin Chúa trao cho thập giá để vác, nhiều khốn khó để chịu. mà chủ yếu là phải vui lòng chấp nhận những thánh giá mà Chúa muốn gửi đến hay tha phép cho xảy ra trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.. Nói rõ hơn, khi gặp phải những gian nan khốn khó mà mình không mong muốn nhưng không tránh được như bệnh tật, nghèo khó, thất nghiệp, bất công , .v.v thi phải coi đó như những khổ giá mà Chúa muốn chia sẻ để cho ta được dự phần đau khổ với Chúa hầu được thông phần vinh quang với Người. Nhưng cầu xin Chúa giúp cho có sức chịu đựng và vượt qua những khó khăn ,đau khổ này lại là điều phải lẽ và đẹp lòng Chúa vì Người nhân hậu và vui thích đuợc ban ơn cho ta..Nói khác đi. Chúa không cấm chúng ta cầu xin Chúa cho mình hay cho người thân được khỏi bệnh tật, được có công ăn việc làm tốt, ,đươc thành đạt trong học hành,v.v Mặt khác, Chúa cũng không mong muốn chúng ta "anh hùng" xin Người gửi những đau khổ tinh thần và thể xác cho ta chịu để lập công.

Chính Chúa Giê su cũng không tự nguyện vác thập giá xưa kia. Khi đối diện với đau khổ này trong đêm Người bị nộp vì Giuđa phản bội, Chúa Giêsu đã thống thiết cầu xin cùng Chúa Cha như sau: " Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo Ý Cha" (Lc 22:42)

Lời cầu nguyện trên đây của Chúa Giêsu chính là khuôn vàng thước ngọc cho chúng ta bắt chước mỗi khi chúng ta muốn xin Chúa bất cứ ơn gì cho mình và cho người khác.Và cách cầu nguyên này chắc chắn đẹp lòng Chúa nhất vì chúng ta không xin theo ý riêng mình mà xin theo ý CHA trên trời như Chúa Giêsu đã xin..

Tóm lại, cầu xin Chúa ban cho những nhu cầu cần thiết như cơm ăn, áo mặc, sức khóe và bình an là điều tự nhiên không có gì sai trái, hay thiếu đạo đức.Điều quan trọng là phải xin cho được vâng theo Thánh Ý Chúa trong mọi sự mà thôi.

LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn