Pages
18/7/09
Ý nghĩa 10 điều răn
(The Ten Commandments)
(Thiên Chúa dạy trong Cựu Ước)
Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn:
Thứ nhất, thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự,
Thứ hai, chớ kêu Tên Đức Chúa Trời vô cớ,
Thứ ba, giữ ngày Chúa nhật,
Thứ bốn, thảo kính cha mẹ,
Thứ năm, chớ giết người,
Thứ sáu, chớ làm sự dâm dục,
Thứ bảy, chớ lấy của người,
Thứ tám, chớ làm chứng dối,
Thứ chín, chớ muốn vợ chồng người,
Thứ mười, chớ tham của người,
Mười điều răn ấy tóm về hai này mà chớ: Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen
Tìm hiểu kinh 10 Điều răn theo sách Giáo lý Công giáo công bố năm 1992
(số trong ngoặc là số theo sách Giáo lý)
(Mười Điều răn giải thoát ta khỏi nô lệ tội lỗi, cho ta con đường sống, cho ta được sống đời đời (Mt 19,16-19)
1. Điều Răn nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
(You shall not have other gods besides me)
(2084-2141).
(Nhờ điều răn này, người ta được giải thoát khỏi thờ cúng tà thần)
Điều răn nhất bao gồm những gì?
- Điều răn nhất bao gồm đức Tin, Cậy, Mến, Tôn thờ một Đấng không thay đổi và rất công minh. (2086).
a- Đức Tin đòi ta giữ gìn đức tin cách thận trọng.
Tránh những cố ý nghi ngờ những điều Giáo hội dạy phải tin, chối bỏ điều phải tin, bỏ đạo Công giáo.
b- Đức Cậy đòi ta chờ đợi sự chúc lành của Chúa và được hưởng phúc đời đời.
Tránh tuyệt vọng về phần rỗi, hoặc tự cao tự đại nghĩ tự mình có thể đạt phần rỗi không cần ơn Chúa giúp. (2090-91)
c- Đức Mến đòi ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, mọi loài.
Tránh thái độ lãnh đạm, vô ơn, biếng nhác, nguội lạnh, thù ghét Chúa (2093-94).
d- Đức Tôn thờ đòi ta:
- Tôn thờ Chúa với niềm cung kính và suy phục tuyệt đối. (2096-97).
- Cầu nguyện, hy sinh và giữ lời khấn hứa (cách riêng bậc tu trì) (2098-2103).
- Phải Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người (2104-09).
. Cấm không được thờ thần linh nào khác ngoài một Thiên Chúa (2110).
. Cấm tin kiêng dị đoan, thờ đa thần, ngẫu tượng, tin bói toán, ma thuật, phù thủy, cậy nhờ Satan ma quỉ, gọi hồn người chết, đoán định tương lai, lấy số tử vi, chiêm tinh, tướng số, giải điềm, bói bài, lên đồng cốt... vì nó đi ngược lòng tôn vinh, kính sợ dành cho Thiên Chúa (2111-17).
. Cấm lời nói việc làm thách thức Thiên Chúa, phạm Thánh (nhất là phạm đến phép Mình Thánh), và mua bán thần Thánh (2118-22).
e- Việc tôn kính ảnh tượng Chúa Kitô, Đức Mẹ, các thiên thần, các Thánh của đạo Công Giáo không đi ngược điều Thiên Chúa cấm "tạc tượng ảnh" trong Cựu Ước, vì ngày nay việc tôn kính ảnh tượng dựa trên hình ảnh Ngôi Lời đã nhập thể (2129-33).
2. Điều răn hai: Chớ kêu Tên Đức Chúa Trời vô cớ
(You shall not take the name of The Lord, your God, in vain)
(GlCg92 2142-67).
(Nhờ điều răn này người ta biết tôn vinh Danh Chúa cho phải đạo)
Điều răn hai đòi tôn kính, tuyên xưng Danh Chúa, vì Danh Chúa là Thánh, con người chỉ nói đến Thánh Danh Chúa để chúc tụng, ngợi khen .
- Không được dùng Danh Chúa cách bất kính (2143).
a/ Phải tuyên xưng Danh Chúa cách nào?
- Bằng cách tuyên xưng đức tin của mình không sợ gì hết. Khi rao giảng và dạy Giáo lý phải có tâm tình tôn kính Danh Chúa Giêsu Kitô (2145).
- Ta nên kêu Tên Chúa khi nào?
- Khi bắt đầu ngày sống, khi gặp cơn cám dỗ, gặp nguy khó, ta làm dấu Thánh giá kêu cầu Chúa Ba Ngôi (2157).
- Mỗi người Công Giáo có tên Thánh Bổn mạng Rửa tội, là để thánh nhân cầu bầu cho, và là gương sống thánh thiện cho ta (2156).
b/ Cấm bất kính Danh Chúa là thế nào?
- Là cấm sử dụng cách bất xứng Thánh Danh Chúa Kitô, Đức Mẹ và các Thánh.
- Không giữ lời hứa nhân Danh Chúa.
- Nói phạm thượng (nói trong lòng hay ngoài miệng những lời oán trách, thách thức, nói xấu Chúa) là trực tiếp phạm giới răn này. Nói phạm thượng, tự nó là tội trọng (2148).
- Cấm chửi thề nhắc tới Danh Chúa, và nêu Danh Ngài vào những lời phù phép (2149).
- Cấm thề gian (lấy Danh Chúa làm chứng lời thề dối trá của mình. Cấm phản lời thề (thề rồi bỏ không giữ) (2146-52).
3. Điều răn ba: Giữ ngày Chúa nhật
(Remember to keep holy the Sabbath day)
(Glcg92 2168-95).
(Nhờ điều răn này ta được nghỉ ngơi phần xác để hưởng ngày của Chúa, kỷ niệm Chúa Phục sinh)
Điều răn ba đòi buộc điều gì?
- a/ Dự lễ: Đòi người Công giáo dự lễ Chúa nhật (chính ngày hoặc chiều áp). Cũng phải dự Thánh lễ các ngày lễ buộc (tại Hoa kỳ có 6 lễ), trừ khi được miễn vì lý do nghiêm trọng (bị bệnh, săn sóc trẻ sơ sinh) hay được vị chủ chăn mình miễn chuẩn. Ai lỗi phạm nghĩa vụ này một cách có suy nghĩ thì phạm tội trọng (2181).
- b/ Kiêng việc xác: Ngày Chúa nhật (Ngày của Chúa) được đặt ra để mọi người được nghỉ ngơi và rảnh rỗi để vun trồng đời sống văn hoá, nội tâm cá nhân, gia đình, từ thiện xã hội và tôn Giáo (2184-86).
- Những truyện khẩn cấp của gia đình, hoặc lợi ích của xã hội là những lý do chính đáng để miễn chuẩn việc buộc nghỉ ngơi ngày Chúa nhật. Nhưng đừng để sự miễn chuẩn thành tập quán có hại cho tôn Giáo, đời sống gia đình, cho sức khỏe (2185).
- Người có quyền, phải tránh đòi hỏi người khác làm những điều có thể ngăn cản họ giữ ngày của Chúa.
4. Điều răn bốn: Thảo kính cha mẹ
(Honor your father and mother)
(2197-2257).
(Nhờ Điều răn này ta thực hiện đức công bằng với những ai ta có bổn phận)
Điều răn bốn nói về điều gì?
- Điều răn này dạy phải tôn kính, yêu mến, biết ơn cha mẹ, Ông bà, Tổ tiên; học trò với thầy; công nhân với chủ nhân; cấp dưới với cấp trên; công dân với chính quyền, với quê hương, và ngược lại (2199).
- Gia đình Công Giáo phải tôn trọng vấn đề : sinh sản, giáo dục con cái, cầu nguyện, đọc Lời Chúa hằng ngày củng cố đức ái trong gia đình, loan báo Tin mừng của Chúa.
- Con cái phải yêu mến, tôn kính, biết ơn, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ khi các ngài còn sống, và cầu nguyện khi đã qua đời. (2218).
- Anh chị em trong gia đình, hãy chịu đựng lẫn nhau (2219).
- Các Kitô hữu phải biết ơn những ai đã đưa mình vào Giáo hội (bà con, ông bà, đỡ đầu, chủ chăn, Giáo lý viên, thầy dạy, bạn bè).
- Gia đình công Giáo với xã hội: Gia đình phải biết chăm sóc các em nhỏ, người lớn, người đau yếu, tật nguyền, nghèo khó (2208).
- Bổn phận cha mẹ (người Giám hộ): Sinh, dưỡng, Giáo dục luân lý, đào tạo tinh thần. Tôn trọng con cái như những "con người" và "con Chúa", làm gương sáng cho con (2221-23). Cha mẹ chọn trường cho con học, hướng dẫn con chọn nghề nghiệp và bậc sống (2229-30).
- Bổn phận các nhà cầm quyền: Phải dùng quyền bính để phục vụ, không được truyền dạy những điều trái phẩm giá con người và trái luật tự nhiên (2235). Thượng cấp phải xử sự công bằng phân phối đồng đều, khôn ngoan nhắm lợi ích công cộng (2236).
5.Điều răn năm: Chớ giết người
(You shall not kill)
(2258-2330).
(Nhờ điều răn này, mạng sống ta và người thân yêu được bảo vệ)
a/ Điều răn này cấm cố ý giết người trực tiếp. Giết trẻ thơ (phá thai), giết anh em, cha mẹ, vợ chồng, làm chết sớm... đều là những tội thật nặng nề. - Cũng không được cố ý gián tiếp gây nên cái chết của một người. Không được để chết đói, buôn bán trục lợi gây nên chết đói (2268-69)
b/ Cấm tự tử (2280), làm hại sức khoẻ: như ăn uống quá độ, hút thuốc quá đáng, say rượu, lái xe, lái tầu quá lẹ gây nguy hiểm chết người (2290), xài ma túy, buôn bán ma túy là lỗi nặng (2291).
c/ Cấm gây gương xấu. Gương xấu có thể sinh ra từ thời trang hoặc dư luận (2286).
d/ Cấm giận ghét tha nhân. Giận ghét tới mức muốn giết hoặc đả thương cách có suy nghĩ, thì phạm đức ái cách nặng (2302). Chúa dạy tha thứ, yêu thương cả kẻ thù.
6. Điều răn sáu: Chớ làm sự dâm dục
(You shall not commit adultery)
(2331-2400).
(Nhờ điều răn này năng lực và phái tính mỗi người được tôn trọng)
Điều răn này đòi tránh những lỗi phạm đức Khiết tịnh theo bâc sống (2349).
a/ Những lỗi phạm đức Khiết tịnh:
- Thủ dâm (masturbation) là tự ý kích thích bộ sinh dục mình để tìm khoái cảm xác thịt),
- Thông dâm (fornication) là quan hệ xác thịt giữa người nam và người nữ ngoài hôn nhân.
- Khiêu dâm (Pornography) qua Sách báo và tranh ảnh: chủ ý phô bày cho người khác những tác động tính dục, thực hiện qua tưởng tượng hoặc từ thân mật nam nữ,
- Mãi dâm (Prostitution): Tự hiến những lạc thú tình dục cho người khác,
- Cưỡng hiếp (Rape): Dùng bạo lực cưỡng bức người ta ân ái với mình,
- Đồng tính Luyến ái (Homosexuality): Hai nam hoặc hai nữ có những hành vi phái tính với nhau.
b/ Những vi phạm trong đời sống vợ chồng:
- Ngoại tình (Adultery): Người đã có vợ chồng ân ái với người khác (2308),
- Li dị (divorce): Vợ chồng muốn đứt đoạn cam kết tự do chung sống trọn đời (2382).
- Đa thê (Polygamy): Một chồng nhiều vợ, điều này không hợp kế hoạch của Thiên Chúa,
- Loạn luân (Incest): Quan hệ ái ân giữa bà con ruột thịt, bà con thông gia, ở cấp bậc họ hàng cấm không được kết hôn với nhau (2388).
- Sống chung không hôn thú (Free union): Quan hệ ân ái như vợ chồng, nhưng không chấp nhận hình thức pháp lý công khai, - Hôn nhân thử (Trial marriage): Giao hợp trước hôn phối với ý hướng lấy nhau.
Tất cả những hình thức này đều nghịch luân lý và không được rước lễ (2390).
7. Điều Răn bảy: Chớ lấy của người
(You shall not steal)
(2401-2463).
(Nhờ điều răn này của cải của ta và người thân được tôn trọng)
a/ Điều răn 7 cấm trộm cắp (nghĩa là chiếm tài sản tha nhân trái ý họ).
b/ Cấm chiếm đoạt hoặc giữ của cải của người khác cách bất công (giữ của cho mượn, giữ của đánh mất, gian lận trong việc mua bán, trả công thiếu công bằng, nâng giá cả lừa người quẫn bách).
c/ Đầu cơ để thay đổi giá cả, hối lộ làm sai lệch quyết đoán của người thi hành pháp luật, tự chiếm cho mình tài sản công, làm ăn cẩu thả gây hại cho chủ, gian thuế, giả mạo hóa đơn, chi tiêu lãng phí, cố ý gây hại của tư, của công (2409).
d/ Không giữ lời hứa, không giữ hợp đồng đã ký kết (2401).
đ/ Cờ bạc hay cá độ, nếu người chơi bị tước hết những gì cần thiết để lo cho bản thân và gia đình. Cá độ bất công hay gian lận cờ bạc là tội nặng, trừ khi thiệt hại nhẹ hay người bị hại coi là nhẹ (21413).
e/ Thú vật: không xứng, khi tiêu xài những món tiền lớn cho chúng hơn dành cho anh em nghèo khổ. Cũng không xứng khi dành cho loài vật những trìu mến chỉ dành cho con người (2416-18).
8. Điều Răn tám: Chớ làm chứng dối
(You shall not bear false witness against your neighbor)
(2464-2513).
(Nhờ điều răn này ta sống trong sự thật)
a/ Điều răn tám cấm điều gì?
Cấm dối trá trong mọi giao tiếp với tha nhân:
- Nói dối, nói xấu, nói hành, nói oan, nói hay làm...hạ danh giá người ta, làm chứng gian , thề gian, lỗi lời thề.
Nói dối có thể thành nặng khi phạm công bình, bác ái cách nghiêm trọng. (2482- 86).
b/ Bồi thường thế nào cho đúng phép?
- Bất cứ tội nào phạm đến đức công bằng và chống lại sự thật đều buộc phải bồi thường, dù kẻ phạm tội đã nhận được ơn tha thứ qua bí tích giải tội. Khi không thể sửa lại thiệt hại cách công khai, thì phải làm cách kín đáo. Nếu không thể trực tiếp đền bù cho kẻ bị thiệt, thì phải đền bù theo tinh thần. Đền bù thanh danh thường có tính cách tinh thần, nhưng cũng có khi bằng vật chất, tùy thiệt hại gây cho tha nhân. Đây là nghĩa vụ buộc lương tâm.
c/ Cũng phải giữ bí mật toà giải tội và bí mật nghề nghiệp, bí mật quốc gia, trừ trường hợp ngoại lệ khi sự giữ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho người giữ hoặc nhận bí mật, cho đệ tam nhân, mà chỉ có thể tránh hại bằng sự tiết lộ bí mật đã nghe.
d/ Cả những truyện riêng tư mà không có lời thề giữ bí mật cũng không được tiết lộ, nếu có hại cho tha nhân, trừ khi có lý do nghiêm trọng tương xứng (2491).
9. Điều răn chín: Chớ muốn vợ chồng người
(You shall not covet your neighbor's wife)
(2514-2533).
(Nhờ điều tăn này tâm hồn ta được thanh sạch)
Điều răn chín cấm điều gì?
a/ Cấm sự thèm muốn xác thịt (2515).
b/ Sự trong sạch đòi phải có sự nết na.
Nết na từ chối phơi bày ra những gì cần phải giấu kín, nết na hướng dẫn cái nhìn và cử chỉ cho phù hợp với nhân phẩm, tránh tò mò không lành mạnh. (2521-22). Sự nết na của thân xác chống lại những khai thác của tính khoái nhìn thân thể con người, nơi một số tranh quảng cáo, cũng chống lại một số phương tiện truyền thông đại chúng đa đi quá trớn trong việc phô bày những chuyện thầm kín. Sự nết na khuyên người ta chống lại những quyến dũ của thời trang.
Dạy sự nết na cho trẻ em và cho các thiếu niên là gợi cho chúng ý thức về sự tôn trọng nhân vị con người (2521-24).
10. Điều Răn mười: Chớ tham của người
(You shall not covet anything that belongs to your neighbor)
(2534-2557).
(Nhờ điều răn này ta tâm hồn ta thanh thản thoát khỏi tham lam)
- Điều răn mười cấm không được ước muốn và tìm cách chiếm đoạt của cải tha nhân.
a/ Cũng cấm để lòng phạm những điều bất công, làm thiệt hại tài sản tha nhân (2536).
b/ Những con buôn ước ao thấy sự đói kém để họ bán hàng đắt lên, những kẻ mong ước thấy đồng bào sống cơ cực để họ kiếm lời, những y sĩ mong có nhiều bệnh nhân, những người thuộc giới luật pháp mong có nhiều vụ kiện quan trọng (2537).
c/ Cấm ghen tương tha nhân, buồn phiền khi thấy người khác có của cải, và rất ước ao chiếm cho mình dù bằng cách bất chính. Khi muốn làm thiệt hại nặng cho tha nhân, thì là tội trọng
21/5/09
Ý nghĩa của Dấu Thánh Giá
Bert Ghezzi giải thích về ý nghĩa đến động tác có từ ngàn xưa.
LAKE MARY- Florida (Zenit.org) - Cử chỉ đơn giản mà các người Công giáo làm hàng ngàn lần trong cuộc đời của họ có một ý nghĩa sâu xa mà phần lớn đã không nhận thức ra.
Now, the multifaceted significance of the sign of the cross has been investigated and explained by Bert Ghezzi, author of "Sign of the Cross: Recovering the Power of the Ancient Prayer" (Loyola Press).
Bây giờ, ý nghĩa nhiều mặt của dấu thánh giá đã được khám phá và giải thích do Bert Ghezzi, tác giả quyển "Dấu Thánh Giá: Tìm lại được Quyền lực của Kinh Xưa" do nhà xuất bản Loyola Press.
Ông nói với ZENIT dấu đó xảy ra làm sao, ý nghĩa của dấu đó là gì và tại sao làm dấu đó cách cung kính có thể nâng cao sự sống người ta trong Chúa Kitô.
Dấu thánh giá khởi đầu khi nào?
Ghezzi: Dấu thánh giá là một thực hành và là một kinh rất xưa. Chúng ta không có chỉ dẫn nào về điều đó trong Kinh Thánh, nhưng thánh Basil trong thế kỷ thứ tư nói rằng chúng ta học dấu này từ thời các tông đồ và dấu đó được thi hành trong các lần rửa tội. Một số học giả giải thích lời của Thánh Phaolô nói ngài mang những dấu của Chúa Kitô trên thân xác ngài, trong thư Gal
Trong sách, tôi đã ghi chú rằng dấu đó bắt đầu gần thời gian Chúa Giêsu và có từ Giáo Hội xưa. Các Kitô hữu nhận lấy dấu ấy trong phép rửa tội; vị chủ tế làm dấu trên họ và dâng họ cho Chúa Kitô.
Bằng cách nào dấu ấy trở nên một thực hành phụng vụ và sùng kính quan trọng như thế?
Ghezzi: Tôi suy đoán rằng khi những Kitô hữu trưởng thành được rửa tội, họ làm dấu thánh giá trên trán cách hiên ngang để chứng tỏ mình thuộc về Chúa Kitô.
Ông Tertullian nói rằng các Kitô hữu mọi thời có lẽ ghi dấu thánh giá trên trán mình. Tôi có thể tưởng tượng đến các Kitô hữu làm một dấu thánh giá nhỏ trên trán mình với ngón tay cái và ngón trỏ, để nhắc cho mình nhớ sống một đời sống cho Chúa Kitô.
Ngoài những lời đọc, dấu ấy có nghĩa gì? Tại sao đó là môt dấu chỉ tính môn đệ?
Ghezzi: Dấu ấy có nghĩa rất nhiều. Trong sách, tôi diễn tả ý nghĩa, có lời và không có lời. Dấu thánh giá là một sự tuyên xưng đức tin, một sự đổi mới bí tích rửa tội, một dấu chỉ tính môn đệ, môt sự chấp nhận đau khổ, một sự bảo vệ khòi quỉ dữ, và một chiến thắng trên sự sa ngã.
Khi anh chị làm dấu thánh giá, anh chị tuyên xưng một diễn tả ngắn của kinh tin kính--anh chị tuyên xưng đức tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Khi anh chị đọc lời và cầu nguyện nhân danh người nào thì anh chị tuyên bố sự hiện diện của họ và đến trong sự hiện diện của họ--đó là lý do môt tên được xử dung trong Kinh Thánh.
Như một á bí tích, đó là một sự đổi mới bí tích rửa tội; khi anh chị làm dấu thánh giá, thực vậy anh chị lập lại một lần nữa "Tôi chết với Chúa Kitô và sống lại trong đời sống mới." Dấu thánh giá trong bí tích rửa tội là như một sự cắt bì Kitô hữu, kết hợp dân ngoại trở về nưóc Do thái. Dấu liên kết cuả anh chị với thân thể Chúa Kitô, và khi anh chị làm dấu anh chị nhớ tới sự kết hợp của anh chị với Chúa Kitô là đầu.
Dấu thánh giá là một dấu chỉ tính môn đệ. Chúa Giêsu nói trong sách Tin Mừng Luca 9: 23, "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo." Lời mà các Giáo Phụ xử dụng khi làm dấu thánh giá là một tiếng Hy lạp tiếng đó cũng như là tiếng của ông chủ đặt cho một tên nô lệ, một mục tử đặt cho một con chiên và một tướng lãnh đặt cho một tên lính--đó là một sự tuyên bố tôi thuộc vào Chúa Kitô.
Sự từ bỏ mình không hẵn là từ bỏ những việc nhỏ; làm môn đệ tức là anh chị ở dưới sự lãnh đạo của Chúa Kitô và anh chị không thuộc về chính anh chị. Khi làm dấu thánh giá, anh chị nói với Chúa. "Con muốn vâng lời Chúa, con thuộc về Chúa. Chúa huơng dẫn tất cả quyết định của con. Con sẽ luôn luôn vâng phục lề luật Thiên Chúa, các huấn giáo của Chúa Kitô và Giáo Hội."
Khi đau khổ tới, dấu thánh giá là một dấu chấp nhận. Dấu đó nhắc lại Chúa Giêsu đã trở thành con người và đã chịu đau khổ vì chúng ta và chúng ta tham gia trong sự đau khổ của Chúa Kitô. Dấu thánh giá nói, "Tôi muốn ôm ấp sự đau khổ để chia sẻ sự đau khổ của Chúa Kitô.
Khi anh chị chịu đau khổ, anh chị cảm giác dường như Thiên Chúa không còn ở đó, thì dấu thánh giá đem Chúa đến và tuyên bố sự hiện diện của Người mà không biết anh chị có cảm thấy không. Đó là một phương cách nhận biết Chúa trong lúc bị thử thách.
Một trong những huấn giáo chính của các Giáo Phụ, dấu thánh giá là một sự tuyên bố chống lại quỉ dữ. Khi anh chị làm dấu trên mình, anh chị tuyên bố với quỉ dữ, "Đừng đụng vào tôi. Tôi thuộc về Chúa Kitô, Người là sự bảo vệ cho tôi." Dấu đó vừa là sự tấn công vừa là sự bảo vệ,
Tôi đã thấy rằng dấu thánh giá là một phương cách diệt trừ sự sa ngã--những vấn đề to lớn này chúng ta có, những sự việc bướng bỉnh này chúng ta không thể thoát khỏi được. Các Giáo Phụ nói nếu anh chị tức giận, đầy sự dâm ô, sợ hải, xúc động hay vật lôn với những vấn đề xác thịt, hãy làm dấu khi bị cám dỗ và dấu đó sẽ giúp xua tan đi vấn đề.
Tôi đã bắt đầu làm dấu để kiểm soát một vấn đề khi tức giận. Làm dấu trên mình là một phương cách diệt trừ sự tức giận, mách cho ta biết cách hành xử một cách nhẫn nại, bắt chước thực hành nhân đức của Chúa Giêsu.
Người không-Công giáo xử dụng dấu thánh giá được không?
Ghezzi: Được chứ, dấu thánh giá được những người Epicopalians, Lutherans, Methodists và Presbyterians xử dụng, cách riêng trong những khi rửa tội. Trong sách giáo lý bỏ túi của ông, Martin Luther khuyên làm dấu thánh giá trước khi đi ngủ và khi làm việc đầu tiên trong ngày.
Một điều xấu hổ là nhiều người không-Công giáo thấy dấu ấy là một cái gì họ không phải làm; dấu đó đền từ một Giáo Hội xưa mà tất cả chúng ta chia sẻ. Một trong những hy vọng của tôi khi viết quyển sách này là những nguời không-Công giáo sẽ đọc và chia sẻ trong dấu thánh giá.
Tại sao những người Công Giáo làm dấu thánh giá với nước thánh khi bước vào và khi bước ra khỏi nhà thờ?
Ghezzi: Muốn tham gia trong sự hy sinh cao cả của Thánh Lễ, anh chị cần đuợc rửa tội. Dùng nước thánh để làm dấu để có ý nói rằng "Tôi là một người Kitô hữu đã được rửa tội và tôi có quyền tham gia trong hy lễ này”.
Khi anh chị làm dấu thánh giá lúc anh chị ra về, anh chị có ý nói Thánh Lễ không bao giờ chấm dứt--toàn diện đời sống của anh chị tham gia trong hy lễ của Chúa Kitô.
Tại sao những người Kitô hữu phải học hỏi hơn nữa về kinh này?
Ghezzi; Tôi thiết nghĩ rằng đó không phải là một cái gì bất thường. Dấu thánh giá có một quyền lực to lớn như là một á bí tích; dấu thánh giá không tạo ra sự thiêng liêng mà dấu ấy chỉ, nhưng kín múc trong kinh nguyện của Giáo hội để mang ảnh hưởng đến trong cuộc sống chúng ta. Dấu thánh giá là một á bí tích cao cả.
Khi tôi thấy những cầu thủ thể thao làm dấu thánh giá lúc đang chơi, tôi không chê bai họ. Dấu ấy nói rằng tất cả điều gì tôi làm, tôi làm nhân danh Chúa Kitô--dầu những trò chơi cũng có thể được chơi trong sự hiện diện của Thiên Chúa.
Khi tình cờ người ta làm dấu thánh giá, tôi cầu nguyện cho họ công nhận điều đó một cách nghiêm chỉnh--là họ tuyên xưng họ tùy thuộc về Chúa Kitô, họ muốn vâng lời Người và chấp nhận đau khổ. Đó không phải là một lời thần chú cầu may.
Tại sao ngày nay dấu thánh giá có ý nghĩa, nhất là trong những lãnh vực mà luật pháp trở nên ít bao dung đến những việc làm công khai cho đức tin?
Ghezzi: Luật pháp có thể nói với chúng ta rằng chúng ta không thể có 10 Điều Răn trong một tòa nhà công cộng, nhưng không thể bắt chúng ta không được làm dấu thánh giá cách công khai. Chúng ta cần nhớ lời Chúa Giêsu đã nói: nếu chúng ta chối bỏ Người, Người sẽ chối bỏ chúng ta.
Đáng lý chúng ta phải cảm thấy tự tin và hãnh diện khi cho mọi người biết chúng ta là những Kitô hữu và chúng ta thuộc về Chúa Kitô.
Blog Archive
Labels
- Archangles (4)
- Breviary (44)
- CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG (15)
- Dụ ngôn của Chúa (1)
- Film về Chúa (1)
- Hong An Thien Chua (13)
- Jesus Christ (9)
- linh hồn nơi luyện ngục (72)
- Lời chứng (42)
- Lyrics (1)
- Message (39)
- Mother of God (13)
- Nhà thờ (1)
- Niềm Tin Minh Hoạ (6)
- Phép lạ (21)
- Rosary (18)
- Saints (8)
- Songs (4)
- Thánh địa (1)
- The meaning (2)
- Tiên tri (1)
- Tiếng thì thầm (1)
- Truyện hay (8)