Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mother of God. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mother of God. Hiển thị tất cả bài đăng

8/9/09

Sinh Nhật Ðức Trinh Nữ Maria 8/9

Viết về Mẹ, nói về Mẹ sẽ không bao giờ cạn vơi ý tưởng,sẽ không bao giờ ngập ngừng, miễn cưỡng. Mẹ trần thế là niềm an ủi cho cuộc đời của con người gian trần. Nhưng, người Kitô hữu luôn hãnh diện vì có một người Mẹ trên trời, Mẹ thiêng liêng mà gần gũi mỗi người, mỗi con người.

Mẹ có tên gọi Maria. Cái tên sao êm dịu và dễ mến. Maria gói trọn cả ý nghĩa loài người. Mừng sinh nhật của mẹ Maria, nhân loại sẽ không ngớt lời ca ngợi Mẹ .

I.MARIA,NGƯỜI LÀ AI ?

Maria thuộc dòng dõi vua Ðavít,cha của Người là thánh Gioankim, mẹ của Người là bà thánh Anna.Theo truyền thống kể lại,hai ông bà Gioankim và Anna đã già mà không có con. Với lời cầu nguyện chân thành, Thiên Chúa đã nhậm lời hai ông bà,cho ông bà sinh ra Maria . Maria là người con duy nhất của thánh Gioankim và thánh Anna. Maria sinh ra và lớn lên tại làng Nagiarét, xứ Galilêa, thuộc mạn Bắc Palestina. Khi Maria đến tuổi thành hôn, thì kết hôn với Giuse thuộc chi họ vua Ðavít, làm nghề thợ mộc ở Nagiarét.

Chính trong thời kỳ đính hôn, sứ thần Gabrien thừa lệnh Thiên Chúa đến với Maria khi Maria đang trong phòng cầu nguyện. Thiên Thần loan báo cho Maria hay cô sẽ thụ thai và sinh ra Ðấng Cứu Thế. Dù đã đính hôn,nhưng Maria đã quyết dâng trọn cuộc đời cho Thiên Chúa, nên Maria rất bối rối vì cô không biết đến người nam.Trước lời giải thích của sứ thần Thiên Chúa rằng " Cô sẽ thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần, nên sinh con, cô vẫn trọn đời đồng trinh ". Tuy chưa hiểu hết, nhưng Maria đã thưa với sứ thần Gabrien : " Này tôi là nữ tỳ Chúa,xin vâng như lời thiên thần truyền ". Và chính lúc ấy, Ngôi Hai đã xuống đầu thai trong cung lòng Ðức trinh nữ Maria .

Maria là Mẹ Ðấng cứu thế, người đã sinh ra Chúa Giêsu.

II.SINH NHẬT CỦA ÐỨC TRINH NỮ MARIA CÓ Ý NGHĨA GÌ ?

Dù Mẹ Maria được sinh ra trong một hoàn cảnh nghèo khó, tầm thường trước mặt người đời,trước mặt thế gian.Cuộc đời của Mẹ bao trùm bởi biết bao sự lạ. Maria đã được Thiên Chúa để ý, chọn lựa ngay từ trong cung lòng bà thánh Anna để sau này kết hôn với thánh Giuse, sinh ra Ðấng cứu thế bởi phép Chúa Thánh Thần, vẫn trọn đời đồng trinh và không bị người đời, xã hội nghi ngờ. Chính vì thế, ngày sinh ra của Ðức trinh nữ Maria là một ngày trọng đại, ngày vui mừng của toàn nhân loại,của thế giới, của lịch sử cứu độ. Hội Thánh đã cất vang lời chúc tụng Mẹ:

" Lạy Mẹ, Mẹ Thiên Chúa,nhờ việc Mẹ sinh ra mà thế gian được tràn ngập hoan lạc và khích lệ,vì bởi lòng Mẹ,mặt trời công chính là Ðức Giêsu đã đến trong thế gian,chính Người sẽ kéo chúng tôi ra khỏi sự chết và đưa vào đời sống vĩnh cửu" .

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong năm 1987 và năm 2002 khi về thăm quê hương Ba Lan của Ngài: cử chỉ đẹp nhất, đáng trân trọng nhất là việc Ngài viếng mộ song thân của Ngài . Viếng mộ song thân, Ðức Thánh Cha muốn gióng lên tiếng nói thâm sâu hãy hiếu thảo với cha mẹ, hãy bảo vệ gia đình. Có cha mẹ,mới có con cái. Nên, bảo vệ gia đình, làm cho gia đình hạnh phúc là điều Ðức Thánh Cha kêu gọi . Qua cử chỉ của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II,mọi người Kitô hữu trên thế giới hãy tỏ lòng biết ơn cha mẹ, đấng sinh thành nên mình và hãy bảo vệ gia đình vì gia đình là nền tảng của xã hội và là Giáo Hội nhỏ. Con cái là hoa quả của tình thương yêu của cha mẹ. Cây tốt sinh trái tốt . Maria là hoa quả đầu mùa và quí giá nhất của hai thánh Gioankim và Anna.

Ngày sinh của Mẹ Maria là niềm vui, hạnh phúc của toàn thể nhân loại, mặc cho nhân loại ý nghĩa cứu độ và hồng phúc.

Lạy Ðức trinh nữ Maria đầy ơn phước, xin cầu bầu cho chúng con trước tòa Chúa để chúng con luôn một niềm trung tín và cậy trông vào Thiên Chúa Ba Ngôi.
Xin cho chúng con luôn biết nói lời xin vâng làm theo ý Chúa.
Xin cho chúng con cùng với Mẹ hát bài Magnificat ngợi khen Thiên Chúa.

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Lễ Sinh nhật Đức Mẹ bắt nguồn bên Giáo hội Đông phương. Bên Tây phương bắt đầu mừng lễ này từ thế kỷ thứ V. Trong những thế kỷ gần đây, lễ Sinh nhật Đức Mẹ được ấn định vào ngày 8 tháng 9, cả bên Tây lẫn Đông phương. Chẳng ai biết rõ nơi sinh của Đức Mẹ. Nhưng có hai truyền thuyết được lưu truyền: một nói ở Nazareth, chỗ khác nói ở Jerusalem.

Nhưng vấn đề chúng ta quan tâm ở đây là ý nghĩa của sự kiện. Trong trường hợp các thánh, Giáo hội mừng sinh nhật trên trời, ngày các Ngài trở về cùng Chúa. Trong trường hợp của Đức Mẹ và thánh Gioan Tẩy giả, Giáo hội còn mừng sinh nhật dưới đất của các ngài nữa. Vì ngày sinh của Đức Mẹ và thánh Gio-an có liên hệ trực tiếp đến biến cố đấng Cứu thế ra đời. Riêng đối với việc mừng lễ sinh nhật của Đức Maria, lý do chính yếu của vấn đề không phải chỉ là do sự vĩ đại hay đặc ân của Mẹ, nhưng còn vì sứ mạng của Ngài trong lịch sử cứu độ. Điều ấy được giải thích trong tiến trình lịch sử ra đời của Đức Maria nằm ở giao điểm của hai giao ước, chấm dứt thời kỳ đón chờ và những lời hứa, khai mở thời kỳ ân sủng và cứu độ trong Chúa Giê-su Ki-tô. Trong chương trình mầu nhiệm của Thiên Chúa đối với việc nhập thể của Ngôi lời bao gồm cả Đức Maria, Mẹ Ngài. Như thế, Sinh nhật của Đức Maria được đặt vào trọng tâm mầu nhiệm cứu độ.

Đức Maria là đại biểu cuối cùng và xứng đáng nhất của dân Chúa thời Cựu ước, đồng thời Mẹ cũng là “hy vọng và bình minh của toàn thế giới” (Vat. II)

Chúng ta hãy hân hoan mừng lễ Sinh nhật của Đức Trinh Nữ Maria, vì bởi lòng Mẹ, mặt trời công chính là Đức Giê-su đã đến trong thế gian, chính “Người sẽ cứu dân mình khỏi tội” (Mt 1:21).

Lễ này là một niềm vui cho mọi dân tộc trên toàn thế giới. Nhân loại sẽ không ngớt lời ngợi khen Mẹ.
Lm Trần Xuân Lãm

21/8/09

Đức Mẹ với Thánh Catarina Laboure

Ngày 31 tháng 5

Lạy Mẹ Xin An Uûi Chúng Con Luôn Luôn.

Ðức Mẹ hay làm phép lạ.



Ðêm 18 rạng ngày 19.7. 1830, Ðức Maria đã hiện ra với chị Catherine Laboure, tập sinh dòng Nữ tử bác ái, tại nhà Nguyện của Dòng ở Paris.

Chị kể: khoảng 11 giờ rưỡi đêm, đang ngủ, tôi nghe tiếng gọi tôi ba lần liền, tôi vạch mùng phía có tiếng gọi và thấy một em bé độ 4-5 tuổi, rất xinh, mặc áo trắng từ thân mình em tỏa ra ánh sáng.

Em bảo: “Hãy đến nhà nguyện, Ðức Mẹ đợi chị”. Catherine thầm sợ, nhưng em bé bảo: “Ðừng sợ, 11g30 rồi, ai nấy đều ngủ hết, tôi sẽ dắt chị đi”.

Chị trỗi dậy lật đật mặc áo và theo em bé. Ðèn bật sáng khắp nơi làm cho chị rất ngạc nhiên. Vừa đến cửa Nhà nguyện, em bé chỉ vào cửa và tự nhiên cửa mở hẳn ra làm chị càng ngạc nhiên thêm. Trong nhà nguyện đèn sáng trưng như đêm lễ Giáng Sinh. Bước vào chị đến quỳ bên Bàn Thánh, thầm lặng cầu nguyện.

Chị Laboure nóng lòng vì chưa thấy Ðức Mẹ. Khoảng nửa đêm em bé bảo: “Mẹ đến kìa” chị Catherine nghe một tiếng động trong cung thánh phía bên sách lễ, và cùng một lúc, chị nghe xào xạc như tiếng áo lụa dài lê trên gạch. Tiếp đó một Bà rất xinh đẹp đến ngồi trên ghế nơi cung thánh, chị Catherine theo tiếng giục trong tâm, hối hả đến quỳ bên Bà, linh tính chị nhận ra Bà là Ðức Maria, hai tay chị chắp lại để trên đầu gối Bà, lòng tràn ngập sự an vui, êm dịu không thể tả được. Hồi lâu Bà biến đi.

Catherine thấy em bé vẫn còn đứng bên Bàn thánh. Chỗ chị quỳ đợi. Em bé nói: “Mẹ đi rồi”, đoạn em sang bên mé tay trái chị và dẫn chị về giường ngủ như lúc em dẫn chị đi.

Về đến giường đúng 2 giờ sáng, Catherine không sao ngủ lại được.

Ngày 27 tháng 11 năm 1830, lúc 5 giờ chiều, trong giờ cầu nguyện thằm lặng, chị Laboure được phúc thấy Nữ vương thiên đàng hiện đến, chân đứng trên quả địa cầu, hai tay Mẹ nâng lên một quả địa cầu khác nhỏ hơn trên ngực, như Mẹ đang hiến dâng nó cho Thiên Chúa. Những chiếc nhẫn hột ngọc trên các ngón tay Mẹ thình lình bật ra những tia sáng chói lóng lánh tứ phía và bao phủ cả áo và chân Mẹ với ánh sáng rực rỡ.

Ðức Mẹ nhìn chị và nói vang lên trong lòng chị: “Quả địa cầu con thấy đấy là hình bóng vũ trụ và mỗi cá nhân cách riêng. Các tia sáng chiếu xuống biểu trưng các ơn Mẹ sẽ đổ xuống trên những ai xin Mẹ”.

Rồi một khuôn hình bầu dục sáng rực bao xung quanh Mẹ, có khắc bằng chữ vàng câu: “Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mẹ”.

Mẹ duỗi hai tay xuống và nói: “Hãy làm ra ảnh vẩy theo mẫu này, những ai mang ảnh này sẽ được hưởng nhiều ơn, nhất là những ai mang nơi cổ, muôn vàn ơn sẽ tuôn xuống cho những ai có lòng trông cậy Mẹ, như được biểu trưng qua những làn ánh sáng từ tay Ðức Mẹ tỏa ra”.

Khuôn ảnh xoay lại mặt sau có chữ M, trên có Thánh giá và dưới có hai Quả Tim, một quả bị quấn gai và quả kia bị luỡi gương đâm thâu qua, chỉ Trái Tim Chúa Giêsu và Trái Tim đau khổ của Mẹ Maria.

Hai năm qua, kể từ khi Ðức Mẹ hiện ra, ảnh vẩy được làm ra theo mẫu với sự chấp nhận của Ðức Cha Quelen, Tổng Giám mục thành Paris, và từ đấy ảnh vẩy được lan tràn cách lạ lùng trên khắp thế giới với các ơn lành bệnh, ơn bầu chữa lúc nguy hiểm ngặt nghèo, ơn dứt bỏ tội lỗi và được quay về con đường lương thiện.

Vì những ơn lạ người ta được nhờ và mang ảnh này, nên người ta gọi là “Ảnh Phép Lạ”.

Ảnh phép lạ là một ân huệ của trời, vì chính Mẹ Maria đã từ trời đem đến cho chúng ta, chúng ta hãy mang ảnh phép lạ với lòng cung kính và đọc câu: “Lạy Ðức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cầu cho chúng con đang chạy đến cùng Mẹ”, sẽ được nhiều ơn.

Chị Catherine Laboure được Hội Thánh tuyên dương hiển thánh ngày 27 tháng 7 năm 1947 với lễ ngày 28 tháng 11.

Lạy Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cầu cho đất nước chúng con được thanh bình.



Cầu nguyện.

1. Lạy Ðức Mẹ Maria là Nữ vương trời đất, xin Mẹ giang cánh tay che chở, dìu dắt chúng con lúc chúng con gặp gian nan thử thách.

* Hát

2. Lạy Ðức Mẹ Maria, chúng con tin tưởng nương ẩn nơi tình thương của Mẹ.

* Hát

3. Lạy Ðức Mẹ Maria, xin giơ gót đạp đầu rắn hỏa ngục, để cứu chúng con khỏi mưu độc ác của nó.

* Hát



Ngày 31 tháng 5
Giuditha



Thống soái Átsua của vua Nabucodonosor đem đại quân đến vay hãm thành Betulia, cửa ngõ vào nước Giuđa. Nhưng thành nhỏ bé này lại cố thủ không chịu hàng. Tức giận, ông chặn các ngả đường tiếp tế lương thực và phá mương dẫn nước vào thành. Ý ông là không chỉ giết hết mọi người mà còn phá bình địa Betulia và từ đó tiến lên tiêu diệt hết các thành trì, tuyệt chủng cả Do thái.

Ðói làm cho dân thành nản chí, khát làm cho lòng họ lung lay, cả các vị lãnh đạo, các vị chức sắc, hết nghị luận lại họp dân lại để chuẩn bị đầu hàng nếu nội trong năm ngày mà không có quân tiếp viện từ Giêrusalem đến giải vây, sẽ mở cửa ra hàng.

Giuditha là một bà góa có thế giá trong thành nghe vậy, liền sai người đi mời hai vị chức sắc cao nhất trong thành đến gặp bà, bà bảo các ông phải tôn trọng thánh ý Thiên Chúa, đừng chọc giận Ngài. Ngài thừa sức bảo vệ và giải thoát chúng ta khỏi tay kẻ thù.

Họ nói với bà: “Những điều bà nói đều chí lý, nhưng dân ta đang đói, đang khát buộc chúng ta phải làm như vậy. Bà là phụ nữ đạo hạnh và khôn ngoan, xin cầu nguyện cho chúng tôi. Xin Chúa cho mưa để có nước đầy các hồ”.

Họ về rồi, bà Giuditha liền sấp mình xuống đất, rắc tro lên đầu, cầu nguyện tha thiết với niềm vững mạnh vào cánh tay Thiên Chúa. Xin Chúa dùng cánh tay nhi nữ bẻ gãy thói kiêu căng của kẻ cao ngạo. Xin làm cho muôn dân biết Ngài là Thiên Chúa toàn năng.

Cầu nguyện rồi, bà xuống nhà bỏ áo góa bụa, lấy nước thanh tẩy, mặc áo quý giá, trang điểm lộng lẫy, bảo thị nữ đem theo bánh và bình rượu. Ðến cổng thành, bà xin mở cổng. Ra khỏi thành bà đi thẳng về doanh trại giặc. Lính gác chặn bà lại hỏi bà đi đâu. Bà nói: Xin cho được yết kiến chủ soái của các ông.

Cả trại xôn xao vì sắc đẹp của bà, đưa bà đến đại bản doanh.

Khi tiếp bà, chủ soái cũng choáng váng vì nhan sắc của bà.

Ông đã ưng thuận tất cả những gì bà xin, bà được ở trong một lều riêng và được tự do ra khỏi trại mỗi buổi sáng sớm.

Tướng Hôlôphecnê bị nhan sắc bà thôi miên đã sai thuộc hạ đến mời bà dự tiệc với ông. Ông uống rất nhiều và say sắc nên càng say rượu.

Ðêm khuya tiệc tàn, thuộc hạ tất cả đều rút lui, chỉ còn bà và thị nữ của bà ở lại trong trướng.

Hôlôphecnê thì ngủ mê man. Bà lẻn đến giường của ông, rồi hai tay cầm chính đao của tướng giặc, thầm cầu nguyện, rồi giang thẳng cánh chặt đứt đầu tên tướng. Bà cắt một miếng vải gói đầu ông lại bỏ vào bị cho thị nữ xách đi cùng bà ra khỏi trại như mọi khi, nhưng bà đi thẳng về thành, gọi lính mở cổng thành.

Trước đông đảo dân thành bà lấy đầu Hôlôphecnê giơ cao cho mọi người thấy.

Dân thành vui mừng mở cửa thành xông ra, giặc hoảng hốt vào báo chủ tướng thì thấy ông chỉ còn là cái xác không hồn.

Tất cả đều hoảng hốt đạp lên nhau mà trốn, để lại lương thực và khí giới cao như núi.



Cầu nguyện.

1. Lạy Ðức Mẹ Maria đẹp như mặt trăng, lộng lẫy như mặt trời và uy quyền như đạo binh. Xin Mẹ giải thoát chúng con khỏi những quyến rũ của thế tục.

* Hát

2. Lạy Ðức Mẹ Maria, xin Mẹ thương giữ gìn giáo hội Chúa đang luôn luôn bị ba thù là xác thịt, ma quỷ và thế gian vây hãm.

* Hát

3. Lạy Ðức Mẹ Maria, xin cho chúng con được vững tin vào tình yêu của Chúa mà cương quyết chống lại mọi quyến rũ của thế tục.

* Hát



Ngày 31 tháng 5

Hoàng hậu Esther



Dân Do thái bị vu oan đang đợi ngày bị tiêu diệt đã được Hoàng hậu Esther liều chết để cứu dân.

Bà là thiếu nữ Do thái mồ côi cha mẹ, xinh đẹp và được tuyển chọn vào cung vua rồi được vua tuyên phong Hoàng hậu.

Cậu và cũng là cha nuôi bà là ông Moođôkhai bị quan tể tướng Haman ghét vì ông đã không chịu quỳ xuống khi ông qua lại đền vua.

Một đêm, vua không ngủ được, truyền thị vệ lấy biên niên sử, đọc cho vua nghe, khi nghe về ông Moocđôkhai tố giác âm mưu đảo chính của các quan. Và vua thoát chết. Vua hỏi Moocđôkhai đã được thưởng gì chưa. Cận vệ thưa chưa, vừa lúc đó quan Haman đến chầu buổi sáng. Vua hỏi Haman: “Cứ ý khanh thì những người có công với vua phải làm gì cho họ?”.

Haman nghĩ: Ngoài ta ra thì ai đáng thưởng, bèn tâu vua:

Xin vua cho người ấy mặc cẩm bào, đội vương miện, cưỡi ngự mã và quan lớn nhất triều đình dắt ngựa đi khắp các ngả đường thành phố, hô lớn: Ðây là cách đức vua đãi ngộ người đức vua muốn tuyên dương.

Vua liền nói: Vậy khanh cứ làm như vậy cho Moocđôkhai.

Quan Haman phải nuốt hận dắt ngựa cho ông Moocđôkhai, tung hô ông.

Thật là xấu hổ và tức đến thâm gan tím mật.

Trưa đó, Haman giận dữ truyền dựng một cột cao để treo cổ Moocđôkhai. Nhưng rồi ông được quên đi chốc lát để vào dự tiệc lần thứ ba với vua và hoàng hậu.

Ðang ăn, vua hỏi: Hoàng hậu thỉnh cầu điều gì?

Bà thưa: xin đức vua thương thiếp và cả dân thiếp, vì có kẻ âm mưu giết hết dân của thiếp. Nhưng điều thiếp lo là việc ấy sẽ hại đến thanh danh đức vua.

Vua đỏ mặt hỏi: ai mà cả gan dám làm điều ấy?

Hoàng hậu chỉ tay vào quan Haman. Chính hắn là kẻ thù của dân thiếp.

Vua bừng giận bước ra khỏi phòng tiệc. Một lát sau vua trở lại thấy Haman đang phục bên giường Hoàng hậu xin cứu vớt.

Vua tức giận la: nó lại muốn làm nhục Hoàng hậu trước mặt ta sao?.

Người ta tâu vua: Ông ấy đã dựng cột cao để tro cổ ông Moocđôkhai. Vua truyền treo cổ Haman vào đó, và trao cả gia sản cho đó cho ông.



Cầu nguyện.

1. Lạy Ðức Mẹ Maria là Nữ vương trời đất. Xin Mẹ giang tay che chở, dìu dắt chúng con lúc chúng con gặp gian nan thử thách.

* Hát

2. Lạy Ðức Mẹ Maria, chúng con tin tưởng nương ẩn nơi tình thương của Mẹ.

* Hát

3. Lạy Ðức Mẹ Maria, xin giơ gót đạp đầu rắn hỏa ngục, để cứu chúng con khỏi mưu độc ác của nó.

* Hát

18/8/09

Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và các bí mật

Gần trưa ngày Chúa nhật 13-5-1917, một luồng chớp làm các em chú ý. Nhìn thấy một vị sáng láng hiện ra trên những ngọn cây ngọn đồi Cova da Iria, các em sững sờ kinh ngạc. Đức Mẹ xin các em cầu nguyện cho các tội nhân trở lại, chiến tranh sớm kết thúc và dặn các em trở lại vào ngày 13 mỗi tháng.

Sau đó vào các ngày 13 tháng 6,7,8,9,10, Đức Mẹ hiện ra và có những phép lạ kèm theo mà những người tham dự xem thấy tận mắt. Đặc biệt ngày 13/10, Đức Mẹ làm một phép lạ cả thể trước gần 100.000 người xem thấy hiện tượng lạ lùng: mặt trời quay tròn nhảy múa tung ra muôn vàn ánh sáng màu sắc huy hoàng. Sau một thời gian dài điều tra kỹ lưỡng, ngày 13-10-1930, Đức Giám Mục Giáo phận Lêbia đã chính thức công nhận sự kiện Đức Mẹ Fatima và tổ chức việc tôn kính Đức Mẹ Mân côi tại đây. Fatima đã thu hút vô số tín hữu hành hương. Những đoàn hành hương từ mùa hè năm 1917 ngày càng đông đảo, không chỉ ở Bổ Đào Nha mà còn từ khắp mọi nước trên thế giới.

Kể từ đó, ngày 13 mỗi tháng, người Kitô hữu khắp mọi nơi thể hiện lòng yêu mến Đức Mẹ một cách đặc biệt.

Đức thánh Cha Piô XII, Phaolô VI, Gioan Phaolô II đã quan tâm nhiều đến Fatima. Tại đây có vương cung thánh đường kính Đức Mẹ. Đức Thánh Cha Piô XII đã dâng hiến thế giới cho trái tim Vô Nhiễm Đức Mẹ nhân ngày kỷ niệm 25 năm Mẹ Fatima (1942). Đức Thánh Cha Phaolô VI đã trao phó gia đình nhân loại cho Đức Mẹ sau ngày bế mạc Công đồng Vaticanô II (1964) và một lần nữa ngài dâng thế giới cho trái tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến Fatima ngày 13-5-1982 nhân kỷ niệm 65 năm Đức Mẹ hiện ra để tạ ơn Mẹ đã cứu thoát ngài một năm trước đó và ngài đã tận hiện nhân loại cho trái tim vô Nhiễm Mẹ một lần nữa.



BI MẬT FATIMA

BI MẬT THỨ NHẤT:

Ðức Bà cho chúng con thấy một biển cả lửa hồng dường như ở dưới mặt đất. Chìm ngập trong lửa này là quỷ dữ và các linh hồn dưới hình thể con người, giống như những cục than hồng trong suốt, đen đủi hoặc xám xịt. Họ nổi lên trong đám cháy, bị các ngọn lửa nâng lên cao, những ngọn lửa này phát ra từ thân mình họ cùng với một đám khói lớn. Họ lại rớt xuống mọi phía, giống như những tia lửa trong một đám cháy lớn, vô trọng lượng hoặc mất thăng bằng, và giữa những tiếng la hét và rên rỉ vì đau đớn và tuyệt vọng, làm kinh khiếp chúng con và làm chúng con run lên vì sợ hãi. Các quỷ dữ có thể được phân biệt do các hình thù gây kinh hãi và ghê tởm, giống như những con vật khủng khiếp và chưa bao giờ thấy, tất cả đều đen đủi và trong suốt. Thị kiến này kéo dài một lúc. Làm sao chúng con có thể bày tỏ lòng biết ơn cho xứng với Mẹ yêu dấu trên trời của chúng con, Ðấng đã báo trước cho chúng con trong lần Hiện ra thứ nhất khi hứa rằng Ngài đem chúng con về trời. Bằng không, con nghĩ rằng chúng con sẽ chết điếng vì sợ hãi và kinh khiếp.

BI MẬT THỨ HAI:

Sau đó mắt chúng con hướng về Ðức Bà. Ngài hết sức âu yếm và buồn bã nói với chúng con:

“Chúng con đã thấy hoả ngục, nơi mà các linh hồn tội lỗi đáng thương đi vào. Ðể cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hoà bình. Chiến tranh sẽ kết thúc: nhưng nếu dân chúng không ngừng xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến tranh tồi tệ sẽ xảy ra trong triều Giáo hoàng của đức Piô XI. Khi chúng con thấy một đêm tối được chiếu sáng bởi một ánh sáng chưa từng biếât, chúng con hãy biết rằng đó là dấu chỉ lớn lao mà Thiên Chúa ban cho các con để biết rằng Người sắp trừng phạt thế gian vì những tội ác của nó, bằng chiến tranh, đói kém, và những bách hại đối với Hội Thánh và Ðức Thánh Cha. Ðể tránh điều này, Mẹ sẽ xin hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, và Hiệp thông đền tạ vào ngày Thứ Bảy đầu tháng. Nếu lời cầu xin của Mẹ được chấp nhận, Nước Nga sẽ hoán cải, và sẽ có hoà bình; nếu không, nó sẽ phổ biến những lầm lạc trên khắp thế giới, gây nên những chiến tranh và bách hại cho Hội Thánh. Những kẻ lành sẽ bị giết hại; Ðức Thánh Cha sẽ đau khổ nhiều; nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ toàn thắng. Ðức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, và nó sẽ được hoán cải, và một giai đoạn hoà bình sẽ được ban cho thế giới”.

BI MẬT THỨ BA:

Sau hai phần mà con đã giải thích, phía bên trái của Ðức Bà và cao hơn một ít, chúng con đã thấy một Thiên thần cầm một thanh gươm bằng lửa nơi tay trái; nó lấp lánh và phát ra những tia lửa dường như sẽ đốt cháy thế gian; nhưng chúng tắt ngúm khi chạm đến ánh quang chiếu toả từ tay phải của Ðức Bà hướng về trần gian: chỉ về trái đất bằng tay phải, Thiên thần lớn tiếng thốt lên: ‘Ðền tội, Ðền tội, Ðền tội!'. Và chúng con thấy trong một luồng sáng lớn là Thiên Chúa: ‘một cái gì tương tự như cách người ta xuất hiện trong một tấm gương khi người ta đi ngang qua’ một Giám mục bận đồ trắng ‘chúng con có cảm nhận đó chính là Ðức Thánh Cha’. Các Giám mục, các Linh mục, các tu sĩ nam nữ khác leo lên một ngọn núi dốc thẳng, trên đỉnh núi có một Thánh giá lớn làm bằng thân cây thô nhám như thể của một cây bần với vỏ cây; trước khi đến đó, Ðức Thánh Cha đi qua một thành phố lớn, một nửa bị tàn phá và một nửa rung chuyển, với bước chân nghiêng ngả, buồn khổ vì đau đớn và ưu phiền, ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thân xác ngài gặp trên đường; khi đã lên đỉnh núi, quỳ dưới chân Thánh giá lớn, ngài đã bị một nhóm lính giết hại bằng đạn và mũi tên, và cùng một cách thức như thế các Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ khác, và các người giáo dân thuộc mọi giai cấp và địa vị xã hội khác nhau lần lượt bị giết hại. Bên dưới hai cánh tay của Thánh giá có hai Thiên thần, mỗi vị cầm trong tay một chiếc bình bằng pha lê, trong đó các ngài hứng máu của các vị Tử đạo và với máu đó các ngài rảy trên các linh hồn đang tiến về Thiên Chúa.


Mệnh Lệnh Ðức Mẹ Fatima:

Năm 1917, khi hiện ra với ba trẻ nhỏ ở Fatima, Ðức Mẹ đã truyền dạy phải thực hiện 3 mệnh lệnh Fatiam để cứu nhân loại và cức các linh hồn khỏi lửa luyện ngục. Ba Mệnh lệnh đó là:

1. Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống
2. Tôn sùng Trái Tim vẹn sạch Ðức Mẹ
3. Lần Chuỗi Mân côi


CHỊ LUCIA, BÍ MẬT FATIMA VÀ TIÊN TRI

Đức Mẹ Hiện Ra Tại Fatima 1917

Ba Trẻ Lucia, Jacinta và Phanxicô là ba em bé chăn chiên thuộc gia đình nghèo làng quê Fatima, nước Bồ Đào Nha. Các trẻ em này thuộc giáo phận Leiria. Hàng ngày các em được gia đình, cha mẹ trao phó việc dẫn đoàn súc vật: chiên, cừu đi ăn cỏ ở các vùng đồi núi quanh đó. Các em thường có thói quen sau khi để bầy súc vật ăn cỏ, liền qùi gối trên bãi đất trống đọc kinh, lần chuỗi mân côi chung với nhau. Mùa Xuân năm 1916, một thiên thần đã hiện đến ba lần và báo trước về các lần hiện ra của Đức Mẹ.

Vào mùa hè năm 1917 lúc đó thế chiến thứ nhất đang tiếp diễn, ngày 13 tháng 5 năm 1917, khi các em chăn dẫn đàn vật tại thung lũng Cova da Iria, một nơi có nhiều cây sồi và cây ôliu và lúc các em đang sốt sắng đọc kinh, lần chuỗi mân côi lúc gần giữa trưa, một luồng chớp chói lòa làm các em bỡ ngỡ, kéo hoàn toàn sự chú ý của các em về những ngọn cây trên đồi Cova da Iria, một Vị sáng láng hiện ra, Thiếu Nữ ấy xin các em cầu nguyện cho những người tội lỗi ăn năn trở lại, chiến tranh sớm kết thúc.

Đức Trinh Nữ Maria xin các em hãy trở lại vào các ngày 13 trong những tháng sau đó. Sứ điệp của Đức Mẹ kêu gọi sám hối, lần hạt Mân Côi, và dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ. Lần nào hiện ra, Đức Mẹ cũng yêu cầu các em hãy lần chuỗi hằng ngày. Mẹ còn dạy các trẻ một lời nguyện để thường xuyên dâng lên Thiên Chúa các biến cố đời sống, nhất là các hành vi khổ chế và hy sinh của các em:

Lạy Chúa Giêsu, việc này xin vì lòng mến Chúa, xin cho các tội nhân trở lại, và đền tạ những xúc phạm người ta đã gây ra cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.

Thiếu Nữ dặn các em hãy trở lại nơi này vào ngày 13 mỗi tháng. Theo lời Thiếu Nữ căn dặn, các em tới đó và được nhìn thấy Thiếu Nữ hai lần sau đó vào ngày 13 tháng 6 và ngày 13 tháng 7. Ngày 13 tháng 8, nhà cầm quyền địa phương ngăn cản các em không cho tới Cova da Iria, nhưng Thiếu Nữ đã hiện ra với các em vào ngày 19. Ngày 13 tháng 9, Thiếu Nữ xin các em lần hạt Mân Côi để cầu cho chiến tranh sớm kết thúc. Ngày 13 tháng 10, Thiếu Nữ hiện ra và xưng mình là Mẹ Rất Thánh Mân Côi.

Mẹ mời gọi các em cầu nguyện và làm việc đền tạ. Lần này, một hiện tượng rất lạ đã xẩy ra làm rúng động mọi người: Chính quyền, dân chúng và các nhà báo chứng kiến hiện tượng gọi là Mặt Trời múa hay thái dương như rơi khỏi bầu trời và lao xuống đất. Ngày 13 tháng 10 năm 1930, sau nhiều năm điều tra, xác minh và cầu nguyện, tìm hiểu, Đức Giám Mục Leira đã công nhận chính thức việc Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ tại đồi Cova da Iria, Fatima, Bồ Đào Nha và cho phép tổ chức các việc đạo đức để cung kính Đức Maria Mân Côi nơi Mẹ đã hiện ra vào năm 1917.

Sứ Điệp và Mệnh Lệnh Fatima

Đức Mẹ đã hiện ra đúng như lời Mẹ loan báo trước và sự kiện thái dương như muốn rơi xuống đất, làm khiếp kinh hồn vía mọi người, đã minh chứng quyền năng của Thiên Chúa. Qua biến cố lạ lùng như thế, Mẹ Maria Rất Thánh Mân Côi kêu mời nhân loại hãy ăn năn sám hối. Sứ điệp của Fatima là hãy cầu nguyện cho các tội nhân, lần chuỗi Mân Côi và sám hối. Ngày 13 tháng 10 năm 1917, Đức Mẹ dậy:

”Mẹ đến kêu nài các tín hữu hãy lần hạt Mân Côi. Mẹ mong ước nơi đây có một nguyện đường tôn kính Mẹ. Nếu người ta cải thiện đời sống thì chiến tranh sớm kết thúc“.

Đức Mẹ đã hiện ra với ba trẻ để qua các em, Mẹ nhắn nhủ nhân loại siêng năng cầu nguyện, năng lần chuỗi Mân Côi và thống hối ăn năn. Mẹ đã trao cho ba trẻ nhiều bí mật và căn dặn các em sống thánh để cầu nguyện cho những kẻ có tội và cứu vãn thế giới.

Được chiêm ngưỡng Đức Mẹ hiện ra, ba trẻ Lucia, Jacinta, Phanxicô đã sống theo ý Chúa, tuân lời Đức Mẹ. Chúa có con đường của Ngài và Ngài dọn chỗ cho con người tùy lòng xót thương của Ngài. Phanxicô được nhìn thấy Đức Mẹ, nhưng không được nghe lời Đức Mẹ nói, đã qua đời ngày 04 tháng 4 năm 1919, Giacinta qua đời ngày 20 tháng 2 năm 1920. Chúa để Lucia sống trong tu viện kín nhiều năm sau trước và sau khi bí mật được công bố. Ba trẻ đã được hạnh phúc chiêm ngưỡng và nghe lời Đức Mẹ chỉ bảo, dậy dỗ. Với sứ điệp Fatima, Mẹ Maria Rất Thánh Mân Côi muốn nói lên một sự thật tuyệt vời: con người đang hư đi, thế giới đang dần xa Thiên Chúa, họ chỉ có thể được cứu vãn bằng những phương thế mà Mẹ dậy. Ðức Mẹ đã truyền phải thực hiện 3 mệnh lệnh Fatima để cứu nhân loại và cứu các linh hồn khỏi lửa luyện ngục. Ba Mệnh lệnh đó là:

1. Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống
2. Tôn sùng Trái Tim vẹn sạch Ðức Mẹ
3. Lần Chuỗi Mân côi

Các Bí Mật Fatima

Bí Mật Fatima là những gì Đức Mẹ tỏ ra cho hai mục đồng là Lucia (bấy giờ 10 tuổi) và Giaxinta (bấy giờ 7 tuổi) biết vào lần hiện ra thứ ba, ngày 13/7/1917, và bảo các em không được tiết lộ với bất cứ một ai, ngoại trừ một mình Phanxicô là em cũng được thấy Đức Mẹ hiện ra như các em song không nghe thấy Mẹ nói gì hết.

Thật ra không phải là có 3 Bí Mật Fatima khác nhau như người ta vẫn quen nói mà là Bí Mật Fatima có ba phần khác nhau, như chính chị Lucia đã xác nhận trong phần mở đầu cuốn Hồi Ký Thứ Ba của chị.

Phần thứ ba của Bí Mật Fatima được chị Lucia viết ra vào ngày 3/1/1944. Thế nhưng, để viết phần bí mật này, một trong ba phần bí mật quan trọng nhất đã được Mẹ Maria căn dặn chung là “không được nói với ai”, song chính vì hai phần kia đã được tiết lộ mà ai cũng muốn biết thêm về phần bí mật còn lại này, kể cả giáo quyền địa phương bấy giờ, đến nỗi đã ngỏ ý muốn chị viết ra, nên để giải tỏa bối rối cho Lucia, Mẹ Maria đã phải hiện ra với chị ngày 2/1/1944, bảo chị biết rằng đã đến lúc chị nên viết ra phần bí mật còn lại này để trình lên giáo quyền.

Đức giám mục sở tại nhận được phần bí mật thành văn này ngày 17/6 cùng năm, song mãi tới năm 1957 Tòa Thánh mới để ý tới nó và lưu giữ nó từ ngày 4/4/1957. Như chị Lucia cho biết, thì phần bí mật này chỉ có một mình Đức Thánh Cha mới được phép tiết lộ, nhưng hoàn toàn tùy ý ngài. Các Đức Thánh Cha Gioan XXIII và Phaolô VI cũng đã đọc phần bí mật này song không công bố gì cả. Theo ý của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh tòa thánh là Angelo Sodano đã công bố phần bí mật này.

Trước khi tuyên bố "Phần thứ ba của bí mật Fatima", Ðức TGM Tarcisio Bertone, Tổng Thư ký Bộ Giáo lý Ðức tin, đã nhiều lần đến Tu viện Coimbra để tiếp xúc với Nử Tu Lucia. Và nữ tu Lucia đã xác nhận bản tuyên bố là đúng với những điều Ðức Mẹ đã tiết lộ cho ba em.

Sau đây là cuộc phỏng vấn Ðức Cha Bertone dành cho nhật báo "Tương Lai":

Hỏi - Ðức Cha có thể cho biết Chị Lucia đã viết gì trong cuốn sách được Ðức Cha nói đến?

Ðáp - Ðây là cuốn lược tóm tất cả những bút tích thiêng liêng, từ các sứ điệp Fatima, Chị Lucia viết lại cách đơn sơ và cụ thể hóa bằng những gợi ý, những lời khuyên. Bị tràn ngập bởi những câu hỏi về những lần hiện ra và những lời Ðức Trinh Nữ, cần được giải thích, và vì không thể trả lời cho từng người được, Chị Lucia xin và được phép Tòa Thánh để viết một cuốn sách "Os apelos da Mensagem de Fatima" (Những lời kêu gọi của sứ điệp Fatima). Ðây là đầu đề cuốn sách được viết ra, để trả lời chung các câu hỏi đã nhận được. Ðiểm tham khảo liên lỉ và như là cơ cấu của cuốn sách tức là lời kêu gọi của Ðức Trinh Nữ: "Ðừng xúc phạm Thiên Chúa nữa. Người đã bị xúc phạm quá nhiều rồi" (lần hiện ra ngày 13.10.1917).

Xét chính nội dung, cuốn sách không thêm bớt gì sứ điệp Fatima, nhưng giải thích, phổ biến với những áp dụng thực hành của đời sống Kitô. Vì thế có thể sẽ làm ích nhiều cho những ai cảm thấy nơi bản thân sự lo lắng, sự không chắc chắn và hồ nghi về số phận đời đời của mình.

Hỏi - Khi nào sẽ xuất bản?

Ðáp - Cuốn sách gồm 334 trang đánh máy. Tôi nghĩ rằng: có thể xuất bản tại Bồ đào nha trong thời gian tương đối ngắn, nếu không trong năm nay, thì vào đầu năm 2001.

Hỏi - Trong cuộc gặp gỡ, Chị Lucia có kể cho Ðức Cha về các lần hiện ra khác nữa không?

Ðáp - Trong cuộc nói chuyện, chúng tôi không nói đến các lần hiện ra khác, bởi vì cuộc nói chuyện chỉ xoay chung quanh những lần hiện ra năm 1917 mà thôi và cách riêng lần hiện ra ngày 13 tháng 7. Nhưng do các bức thư của chị Lucia, tôi biết Chị còn có những lần hiện ra hoặc những thông truyền khác do "Ðức Bà", lúc chị ở Pontevedra và ở Tuy, bên Tây ban nha (nơi Chị Lucia tu trước khi trở về Ðan viện Coimbra, bên Bồ đào nha), từ năm 1925 trở đi và sau năm 1952 tại Bồ đào nha, ở Coimbra; có thể cho đến năm 1984. Như vậy cuộc đàm thoại với Ðức Trinh Nữ đã được tiếp tục và kéo dài, như để minh chứng sự giúp đỡ ân cần của một Người Mẹ và Người Thầy cho công việc giải thích đúng nghĩa và thông truyền trung thành sứ điệp của Người.

Hỏi - Có phải với việc giúp đỡ này chúng ta có thể chắc chắn rằng "thị kiến trong phần thứ ba của Bí mật Fatima" hướng về quá khứ không?

Ðáp - Ðây là một việc tiếp theo của các sự kiện lịch sử: các sự kiện này xem ra được thực hiện đúng như những dự tính trước của thị kiến. Trước hết, đây là một con đường Thánh giá về các đau khổ của Giáo hội, do những cuộc bách hại mà Giáo hội phải chịu trong suốt thế kỷ XX. Rồi đến vụ mưu sát "bằng vũ khí" vào chính ngày kỷ niệm việc hiện ra lần thứ nhất của Ðức Trinh Nữ Maria tại Fatima. Ðây là sự kiện độc nhất trong thế kỷ này: một vị Giáo Hoàng bị tử thương và thực sự xém chết. Thị Kiến "nói lên sự thật", như ÐTC và ÐHY Ratzinger đã nhận xét; thị kiến cho phép nhận ra một sự phù hợp, sự phù hợp này hơn nữa đã được Chị Lucia xác nhận.

Hỏi - Cái gì đã làm cho Chị Lucia nghĩ rằng thời gian tốt nhất để tiết lộ Bí Mật Thứ Ba là sau năm 1960?

Ðáp - Ðây là một câu hỏi không tìm ra câu trả lời dễ dàng. Như tôi đã tả lại trong cuộc nói chuyện với Chị Lucia: những lời của Chị mang đến cho ta một giải thích có thể chấp nhận được, nhưng việc giải thích này thực sự chưa thỏa mãn. Chúng ta cần nhớ điều này là Chị Lucia đã viết lại các chuyện xẩy ra năm 1944, và có thể năm 1960 đối với Chị, đánh dấu một chân trời đủ xa cách, để việc tiên tri kia thành sự thật.

Hỏi - Chị Lucia có nói lên những tâm tình của mình khi biết tin về vụ mưu sát Ðức Gioan Phaolô II không?

Ðáp - Chị Lucia đã bị xúc động sâu xa, bởi những tin tức về vụ mưu sát Ðức Phaolô VI tại Manila xẩy ra ngày 27 tháng 11 năm 1970. Chúng ta còn nhớ Ðức Phaolô VI là Vị Giáo Hoàng đầu tiên đến Fatima trong năm 1967 (kỷ niệm 50 năm Ðức Trinh Nữ hiện ra tại đây) và ngài đã gặp người được thấy Ðức Mẹ hiện ra (Chị Lucia). Năm 1981, chiến thuật và sự trầm trọng của vụ mưu sát Ðức Gioan Phaolô II thể hiện sự thật kinh khủng của phần thứ ba của Bí Mật Fatima. Chị Lucia một lần nữa đã sống chiều ngày 13 tháng 5 năm 1981 sự đau khổ kinh khửng mà ba trẻ em mục đồng đã cảm thấy trong lúc nhận được thị kiến; Chị Lucia không thể quên được lời nói đầy âu yếm của Giaxinta trong lúc đó: "Thật tội nghiệp Ðức Thánh Cha; tôi phải ăn năn đền tội nhiều cho các người tội lỗi".

Hỏi - Ngày nay Chị Lucia nghĩ gì?

Ðáp - Chị Lucia không phải là một người gây thảm hại quá mức độ. Chị rất bình thản và vui mừng, bởi vì lịch sử đã theo một con đường khác với những dự kiến buồn thảm được nghe nói trong năm 1917. Xem ra có người không đồng ý, vì lời tiên tri không hoàn tất đúng như bản văn đã nói: "cái chết tức khắc (của ÐTC) và về đệ tam thế chiến, chiến tranh nguyên tử, gây nên chết chóc và tàn phá kinh khủng". Nhưng thái độ "bi quan" này, như Ðức Hồng Y Ratzinger đã nói, thì phù hợp với Thuyết định mệnh không thể tránh được, hơn là phù hợp vói sự tín nhiệm dựa trên niềm hy vọng Kitô. "Không có một số phận nào lại không thể thay đổi được.Ðức Tin và lời cầu nguyện là những sức mạnh có thể ảnh hưởng trong lịch sử và sau cùng lời cầu nguyện trở nên hiệu lực hơn các viên đạn bắn ra, đức tin hùng mạnh hơn hơn những chia rẽ".

Hỏi - Câu hỏi sau cùng. Thưa Ðức Cha, có thể có nguy hiểm này hay không: là khi bí mật được tiết lộ rồi, thì cả sứ điệp Fatima sẽ đi vào trong lãng quên của một thế giới, hiện vẫn còn bị chiến tranh, bạo động, bất công và sai lạc luân lý?

Ðáp - Thực ra có nguy hiểm. Nhưng tôi hy vọng rằng: sứ điệp Fatima không ngừng nói với các tín hữu. Chính vì thế giới còn chiến tranh, chia rẽ, bạo động, bất công và những sai lạc luân lý, nên cần phải khởi sự lại từ trung tâm điểm Phúc Âm. Ðàng khác, những tấn công chống lại Giáo hội và các tín hữu, với sức đè nặng của đau khổ mà Giáo hội và các tín hữu mang trên mình, từ năm 1981, vẫn không hết, trái lại vẫn còn tiếp tục. Cho dù lời kêu gọi trở lại và ăn năn xám hối, được rao giảng từ đầu thế kỷ XX và cách riêng cho thế kỷ này, lời kêu gọi vẫn giữ trọn tính cách thời điểm của nó. Như ÐTC đã viết trong một sứ điệp năm 1996: "Lời mời gọi liên lỉ của Ðức Maria rất thánh về ăn năn sám hối không là gì khác, mà chỉ là việc biểu lộ sự lo lắng của Người Mẹ đối với số phận của gia đình nhân loại: cần phải trở lại và xin ơn tha thứ".

Ngày 13/05/2000, Chị Lucia đã hiện diện tại Fatima, trong lúc đại diện Giáo hội tiết lộ các Bí mật, sau thánh lễ Phong Chân phước cho Phanxicô và Giaxinta.

BI MẬT PHẦN THỨ NHẤT:

Ðức Bà cho chúng con thấy một biển cả lửa hồng dường như ở dưới mặt đất. Chìm ngập trong lửa này là quỷ dữ và các linh hồn dưới hình thể con người, giống như những cục than hồng trong suốt, đen đủi hoặc xám xịt. Họ nổi lên trong đám cháy, bị các ngọn lửa nâng lên cao, những ngọn lửa này phát ra từ thân mình họ cùng với một đám khói lớn. Họ lại rớt xuống mọi phía, giống như những tia lửa trong một đám cháy lớn, vô trọng lượng hoặc mất thăng bằng, và giữa những tiếng la hét và rên rỉ vì đau đớn và tuyệt vọng, làm kinh khiếp chúng con và làm chúng con run lên vì sợ hãi. Các quỷ dữ có thể được phân biệt do các hình thù gây kinh hãi và ghê tởm, giống như những con vật khủng khiếp và chưa bao giờ thấy, tất cả đều đen đủi và trong suốt. Thị kiến này kéo dài một lúc. Làm sao chúng con có thể bày tỏ lòng biết ơn cho xứng với Mẹ yêu dấu trên trời của chúng con, Ðấng đã báo trước cho chúng con trong lần Hiện ra thứ nhất khi hứa rằng Ngài đem chúng con về trời. Bằng không, con nghĩ rằng chúng con sẽ chết điếng vì sợ hãi và kinh khiếp.

BI MẬT PHẦN THỨ HAI:

Sau đó mắt chúng con hướng về Ðức Bà. Ngài hết sức âu yếm và buồn bã nói với chúng con:

“Chúng con đã thấy hoả ngục, nơi mà các linh hồn tội lỗi đáng thương đi vào. Ðể cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hoà bình. Chiến tranh sẽ kết thúc: nhưng nếu dân chúng không ngừng xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến tranh tồi tệ sẽ xảy ra trong triều Giáo hoàng của đức Piô XI. Khi chúng con thấy một đêm tối được chiếu sáng bởi một ánh sáng chưa từng biếât, chúng con hãy biết rằng đó là dấu chỉ lớn lao mà Thiên Chúa ban cho các con để biết rằng Người sắp trừng phạt thế gian vì những tội ác của nó, bằng chiến tranh, đói kém, và những bách hại đối với Hội Thánh và Ðức Thánh Cha. Ðể tránh điều này, Mẹ sẽ xin hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, và Hiệp thông đền tạ vào ngày Thứ Bảy đầu tháng. Nếu lời cầu xin của Mẹ được chấp nhận, Nước Nga sẽ hoán cải, và sẽ có hoà bình; nếu không, nó sẽ phổ biến những lầm lạc trên khắp thế giới, gây nên những chiến tranh và bách hại cho Hội Thánh. Những kẻ lành sẽ bị giết hại; Ðức Thánh Cha sẽ đau khổ nhiều; nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ toàn thắng. Ðức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, và nó sẽ được hoán cải, và một giai đoạn hoà bình sẽ được ban cho thế giới”.

BI MẬT PHẦN THỨ BA:

Sau hai phần mà con đã giải thích, phía bên trái của Ðức Bà và cao hơn một ít, chúng con đã thấy một Thiên thần cầm một thanh gươm bằng lửa nơi tay trái; nó lấp lánh và phát ra những tia lửa dường như sẽ đốt cháy thế gian; nhưng chúng tắt ngúm khi chạm đến ánh quang chiếu toả từ tay phải của Ðức Bà hướng về trần gian: chỉ về trái đất bằng tay phải, Thiên thần lớn tiếng thốt lên: ‘Ðền tội, Ðền tội, Ðền tội!'. Và chúng con thấy trong một luồng sáng lớn là Thiên Chúa: ‘một cái gì tương tự như cách người ta xuất hiện trong một tấm gương khi người ta đi ngang qua’ một Giám mục bận đồ trắng ‘chúng con có cảm nhận đó chính là Ðức Thánh Cha’. Các Giám mục, các Linh mục, các tu sĩ nam nữ khác leo lên một ngọn núi dốc thẳng, trên đỉnh núi có một Thánh giá lớn làm bằng thân cây thô nhám như thể của một cây bần với vỏ cây; trước khi đến đó, Ðức Thánh Cha đi qua một thành phố lớn, một nửa bị tàn phá và một nửa rung chuyển, với bước chân nghiêng ngả, buồn khổ vì đau đớn và ưu phiền, ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thân xác ngài gặp trên đường; khi đã lên đỉnh núi, quỳ dưới chân Thánh giá lớn, ngài đã bị một nhóm lính giết hại bằng đạn và mũi tên, và cùng một cách thức như thế các Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ khác, và các người giáo dân thuộc mọi giai cấp và địa vị xã hội khác nhau lần lượt bị giết hại. Bên dưới hai cánh tay của Thánh giá có hai Thiên thần, mỗi vị cầm trong tay một chiếc bình bằng pha lê, trong đó các ngài hứng máu của các vị Tử đạo và với máu đó các ngài rảy trên các linh hồn đang tiến về Thiên Chúa.

Những Điểm Đáng Chú Ý Của Các Lần Hiện Ra Ở Fatima

1. Ngày Chúa Nhật 13/5/1917, Đức Mẹ đã hiện ra với 3 trẻ tại Cova Da Iria, làng Fatima và nói: "Ta từ trời xuống. Ta muốn các con đến đây củng vào giờ này ngày 13 mỗi tháng cho đến tháng 10. Ta sẽ cho biết Ta là ai? Và muốn gì?". Hãy đọc Kinh Mân Côi hàng ngày để xin ơn hoà bình cho thế giới và chấm dứt chiến tranh.

2. Ngày thứ Tư 13/6/1917, Đức Mẹ hiện ra lần 2, và nói với Luxia: "Chúa muốn cho con ở lại trần gian lâu hơn để làm cho người ta biết Ta và yêu mến Ta. Mẹ mong muốn các con cầu Kinh Mân Côi hằng ngày.

3. Ngày thứ Sáu 13/7/1917, Đức Mẹ hiện ra lần thứ 3, ban cho các em điều Bí Mật, cho các em thấy Hỏa Ngục, và khuyên dạy các em cầu nguyện: "Lạy Chúa Jesu, con xin dâng các việc này cho Chúa để cải hóa các kẻ có tội, và đền tạ những sự xúc phạm đến Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Mẹ mong muốn các con tiếp tục đọc Kinh Mân Côi hằng ngày để tôn vinh Ðức Mẹ Mân Côi, để xin ơn hoà bình thế giới và chấm dứt chiến tranh, vì chỉ Người người mới có thể cừu giúp các con ... Mỗi khi các con đọc Kinh Mân Côi, sau mỗi mầu nhiệm hãy đọc: "Ôi Chúa Giêsu của chúng con, xin tha thứ cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin dẩn đưa các linh hồn lên Thiên Ðàng, nhất là những linh hồn cần Chúa thương xót hơn hết.

4. Ngày Chủ Nhật 19/8/1917, Đức Mẹ hiện ra lần thứ 4 (vì ngày 13/8 các em đang bị bắt giữ để điều tra), khuyên bảo các em tiếp tục cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, và phán bảo Luxia hãy dùng các phẩm vật người ta dâng cúng, để xây 1 nhà nguyện tại đây. Mẹ muốn các con tiếp tục đọc Kinh Mân Côi hằng ngày.

5. Ngày thứ năm 13/9/1917, Đức Mẹ hiện ra lần thứ 5, và cũng khuyên bảo các em tiếp tục cầu nguyện chuỗi Mân Côi để được hòa bình. Hãy tiếp tục đọc Kinh Mân Côi để xin chấm dứt chiến tranh.

6. Ngày thứ bảy 13/10/1917, Đức Mẹ hiện ra lần thứ 6, và cũng là lần cuối cùng, và phán bảo: "Ta là Nữ Vương Mân Côi. Các con hãy tiếp tục lần chuỗi Mân Côi. Các kẻ có tội cần phải tự cải hóa và ăn năn xám hối. Chúa bị xúc phạm quá nhiều rồi. Chớ chi người ta đừng làm mất lòng Chúa nữa. Cũng trong ngày hôm nay, Đức Mẹ đã làm một phép lạ cả thể, cho mặt trời nhảy múa trên không trung, phát ra nhiều ánh sáng kỳ dị, làm cho mọi người ăn năn thống hối và tin.

BIẾN CỐ FATIMA VÀ ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLÔ II
http://thanhlinh.net/thongbao/PopeShot1.jpg
http://thanhlinh.net/thongbao/PopeShot4.jpg
Ngày 13/5/1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bị một thanh niên người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Ali Agca 23 tuổi ám sát hụt tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Mehmet Ali Agca đã bắn 4 phát súng 9mm về phía Đức Thánh Cha lúc đó đang đứng chào dân chúng và Ngài đã ngã ra phía sau. Viên đạn thứ nhất trúng bụng, viên thứ 2 trúng tay trái, viên thứ 3 trúng ngực một bà Mỹ 60 tuổi, và viên thứ 4 trúng tay người phụ nữ Jamaica 21 tuổi. Lý do tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bị ám sát vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Mehmet Ali Agca, sinh ngày 9 tháng 1 năm 1958, đã bị kết án tù chung thân về tội mưu sát ÐTC Gioan Phaolô II.

Trong Đại Năm Thánh 2000, ĐTC đã xin tổng thống Ý tha cho người sát hại Ngài, và Ali Agca sau 20 năm trong tù đã được Ý trao trả cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2001, và tiếp tục ở tù ở quốc gia của mình vì tội sát hại một vị giám đốc nhật báo vào năm 1979. Ngài đã vào tù thăm người đã bắn Ngài và đã tha thứ cho anh. Ali Agca có lẽ đã cảm kích cử chỉ của Đức Thánh Cha nên đã quỳ xuống hôn tay Ngài cách trân trọng.

Chính anh Ali Agca người đã bắn những cú chí tử vào Ðức Gioan Phaolô II, đã hết sức ngạc nhiên, tại sao bị thương như vậy, mà ÐTC đã không chết. Việc ÐTC không chết, là vì có bàn tay Ðức Mẹ Fatima. Chính ÐTC đã công nhận như vậy và ngày 12-13/05/1982, ngài đã đến Fatima hành hương, để tạ ơn Ðức Mẹ và tuyên bố rõ ràng: "Ðức Mẹ Maria đã cứu sống tôi".

Ðể ghi nhớ muôn đời, một trong các viên đạn được lấy ra lúc giải phẫu cho ÐTC, tại Bệnh viện Bách Khoa Gemelli ở Roma, đã được ghép vào triều thiên của Ðức Mẹ tại Ðền Thánh Fatima trong dịp ÐTC đến hành hương tạ ơn 13/05/1982. Trong cuộc hành hương Năm Thánh 2000, ÐTC còn để lại một kỷ niệm khác nữa: đặt dưới chân Mẹ chiếc nhẫn Giám mục quí giá, do Ðức Cố Hồng Y Stefan Wyszynski, Giáo chủ Ba lan và TGM Varsovie, tặng cho ngài khi được bầu làm Giáo Hoàng (16/10/1978). Còn chiếc giây lưng trắng bị đẩm máu trong vụ mưu sát tại Quảng trường Thánh Phêrô lúc 17giờ 10 phút ngày 13/05/1981, đã được để lại làm kỷ niệm tại Czestochowa, Ðền Thánh quốc gia Ba lan, nơi ÐTC đã đến hành hương nhiều lần trong những năm sinh sống tại Ba lan và cả sau khi đã làm Giáo Hoàng.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đã cho phổ biến chuỗi Mân Côi thứ 4, tức Chuỗi Sự Sáng thêm vào 3 chuỗi Mân Côi đã có từ lâu, có lẽ cũng xuất phát từ lòng tri ân Mẹ.

THẾ GIỚI SAU CÁI CHẾT CỦA CHỊ LUCIA

http://thanhlinh.net/memaria/SrLucia.jpg
Chị Lucia là một sơ nổi tiếng được nhiều người biết đến nhất của thế giới hôm nay cũng như Mẹ Têrêsa Calcutta. Thế nhưng, Chị Lucia vẫn sống trong vâng lời và yên lặng, chu toàn công việc tầm thường hằng ngày trong Tu viện Camêlô ở Coimbra, Bồ Đào Nha, chị không tìm cho mình được nổi tiếng ngoài công cộng, không bao giờ nói gì hơn những gì Mẹ Maria nói với chị.

Sự qua đời của chị là một dấu chỉ thời gian, nhất là chị qua đời vào ngày 13, ngày mà Đức Mẹ chọn để hiện ra mỗi tháng tại Fatima, có lẽ cũng là một dấu chỉ từ thiên đàng. Thế giới hôm nay đã xảy ra và đang đứng trước những biến cố lớn lao của chiến tranh, khủng bố, bệnh dịch, AIDS, thiên tai, bom nguyên tử, vi trùng, đặt bom nhà thờ và những giáo phái phản Kitô. Những gì sẽ xảy ra trên thế giới sau cái chết của chị Lucia vẫn tuỳ thuộc vào việc nhân loại thi hành các mệnh lệnh của Mẹ ra sao. Người Kitô hữu bước vào Mùa Chay, chuẩn bị cho cuộc Thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta cần ăn chay, cầu nguyện nhiều hơn nữa cho sự ăn năn, trở về với Thiên Chúa của nhân loại.

Bước vào ngàn năm thứ ba, thế giới chứng kiến sự ra đi của hai người phụ nữ nổi bật về nhân phẩm, một là Mẹ Têrêsa Calcutta, một phản ảnh của tình yêu Thiên Chúa giữa những người cùng khổ; người kia là chị Lucia phản ảnh sự vâng lời, khiêm nhường, đơn sơ của Mẹ Maria. Và một nhân vật có liên quan tới biến cố Fatima và sự sụp đổ của thế giới cộng sản là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đang cần được mọi người cầu nguyện cho.

Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Santana Lopes đã tuyến bố ngày thứ Ba là ngày quốc gia truy niệm tưởng nhớ sự qua đời của chị Lucia. Chị Lucia được nhiều người mến mộ, đặc biệt người Bồ Đào Nha và đã qua nhiều năm con mắt tâm linh luôn để ý tới những gì xảy ra với chị. Chi sẽ được chôn cất tại nhà dòng và một thời gian sau sẽ được di chuyển sau về gần Fatima, là trung tâm hành hương thu hút nhiều người.
carini
11-18-2005, 12:43 AM
Mẹ Fatima

Ngày 13-5-1917, Đức Mẹ hiện ra cho ba trẻ chăn chiên Lucia 10 tuổi, Phanxicô 8 tuổi và Gianxita 7 tuổi ở làng Fatima Bồ Đào Nha. Dân cư làng quê Fatima rất nghèo, nông dân làm ruộng chăn nuôi súc vật. Trẻ em chăn chiên. Chúng lớn lên trong bầu khí gia đình đạo đức, thường tụ họp nhau trên bãi đất trống để lần hạt Mân Côi với nhau.

Gần trưa ngày Chúa nhật 13-5-1917, một luồng chớp làm các em chú ý. Nhìn thấy một vị sáng láng hiện ra trên những ngọn cây ngọn đồi Cova da Iria, các em sững sờ kinh ngạc. Đức Mẹ xin các em cầu nguyện cho các tội nhân trở lại, chiến tranh sớm kết thúc và dặn các em trở lại vào ngày 13 mỗi tháng.

Sau đó vào các ngày 13 tháng 6,7,8,9,10, Đức Mẹ hiện ra và có những phép lạ kèm theo mà những người tham dự xem thấy tận mắt. Đặc biệt ngày 13/10, Đức Mẹ làm một phép lạ cả thể trước gần 100.000 người xem thấy hiện tượng lạ lùng: mặt trời quay tròn nhảy múa tung ra muôn vàn ánh sáng màu sắc huy hoàng. Sau một thời gian dài điều tra kỹ lưỡng, ngày 13-10-1930, Đức Giám Mục Giáo phận Lêbia đã chính thức công nhận sự kiện Đức Mẹ Fatima và tổ chức việc tôn kính Đức Mẹ Mân côi tại đây. Fatima đã thu hút vô số tín hữu hành hương. Những đoàn hành hương từ mùa hè năm 1917 ngày càng đông đảo, không chỉ ở Bổ Đào Nha mà còn từ khắp mọi nước trên thế giới.

Kể từ đó, ngày 13 mỗi tháng, người Kitô hữu khắp mọi nơi thể hiện lòng yêu mến Đức Mẹ một cách đặc biệt.

Đức thánh Cha Piô XII, Phaolô VI, Gioan Phaolô II đã quan tâm nhiều đến Fatima. Tại đây có vương cung thánh đường kính Đức Mẹ. Đức Thánh Cha Piô XII đã dâng hiến thế giới cho trái tim Vô Nhiễm Đức Mẹ nhân ngày kỷ niệm 25 năm Mẹ Fatima (1942). Đức Thánh Cha Phaolô VI đã trao phó gia đình nhân loại cho Đức Mẹ sau ngày bế mạc Công đồng Vaticanô II (1964) và một lần nữa ngài dâng thế giới cho trái tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến Fatima ngày 13-5-1982 nhân kỷ niệm 65 năm Đức Mẹ hiện ra để tạ ơn Mẹ đã cứu thoát ngài một năm trước đó và ngài đã tận hiện nhân loại cho trái tim vô Nhiễm Mẹ một lần nữa.



BI MẬT FATIMA

BI MẬT THỨ NHẤT:

Ðức Bà cho chúng con thấy một biển cả lửa hồng dường như ở dưới mặt đất. Chìm ngập trong lửa này là quỷ dữ và các linh hồn dưới hình thể con người, giống như những cục than hồng trong suốt, đen đủi hoặc xám xịt. Họ nổi lên trong đám cháy, bị các ngọn lửa nâng lên cao, những ngọn lửa này phát ra từ thân mình họ cùng với một đám khói lớn. Họ lại rớt xuống mọi phía, giống như những tia lửa trong một đám cháy lớn, vô trọng lượng hoặc mất thăng bằng, và giữa những tiếng la hét và rên rỉ vì đau đớn và tuyệt vọng, làm kinh khiếp chúng con và làm chúng con run lên vì sợ hãi. Các quỷ dữ có thể được phân biệt do các hình thù gây kinh hãi và ghê tởm, giống như những con vật khủng khiếp và chưa bao giờ thấy, tất cả đều đen đủi và trong suốt. Thị kiến này kéo dài một lúc. Làm sao chúng con có thể bày tỏ lòng biết ơn cho xứng với Mẹ yêu dấu trên trời của chúng con, Ðấng đã báo trước cho chúng con trong lần Hiện ra thứ nhất khi hứa rằng Ngài đem chúng con về trời. Bằng không, con nghĩ rằng chúng con sẽ chết điếng vì sợ hãi và kinh khiếp.

BI MẬT THỨ HAI:

Sau đó mắt chúng con hướng về Ðức Bà. Ngài hết sức âu yếm và buồn bã nói với chúng con:

“Chúng con đã thấy hoả ngục, nơi mà các linh hồn tội lỗi đáng thương đi vào. Ðể cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hoà bình. Chiến tranh sẽ kết thúc: nhưng nếu dân chúng không ngừng xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến tranh tồi tệ sẽ xảy ra trong triều Giáo hoàng của đức Piô XI. Khi chúng con thấy một đêm tối được chiếu sáng bởi một ánh sáng chưa từng biếât, chúng con hãy biết rằng đó là dấu chỉ lớn lao mà Thiên Chúa ban cho các con để biết rằng Người sắp trừng phạt thế gian vì những tội ác của nó, bằng chiến tranh, đói kém, và những bách hại đối với Hội Thánh và Ðức Thánh Cha. Ðể tránh điều này, Mẹ sẽ xin hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, và Hiệp thông đền tạ vào ngày Thứ Bảy đầu tháng. Nếu lời cầu xin của Mẹ được chấp nhận, Nước Nga sẽ hoán cải, và sẽ có hoà bình; nếu không, nó sẽ phổ biến những lầm lạc trên khắp thế giới, gây nên những chiến tranh và bách hại cho Hội Thánh. Những kẻ lành sẽ bị giết hại; Ðức Thánh Cha sẽ đau khổ nhiều; nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ toàn thắng. Ðức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, và nó sẽ được hoán cải, và một giai đoạn hoà bình sẽ được ban cho thế giới”.

BI MẬT THỨ BA:

Sau hai phần mà con đã giải thích, phía bên trái của Ðức Bà và cao hơn một ít, chúng con đã thấy một Thiên thần cầm một thanh gươm bằng lửa nơi tay trái; nó lấp lánh và phát ra những tia lửa dường như sẽ đốt cháy thế gian; nhưng chúng tắt ngúm khi chạm đến ánh quang chiếu toả từ tay phải của Ðức Bà hướng về trần gian: chỉ về trái đất bằng tay phải, Thiên thần lớn tiếng thốt lên: ‘Ðền tội, Ðền tội, Ðền tội!'. Và chúng con thấy trong một luồng sáng lớn là Thiên Chúa: ‘một cái gì tương tự như cách người ta xuất hiện trong một tấm gương khi người ta đi ngang qua’ một Giám mục bận đồ trắng ‘chúng con có cảm nhận đó chính là Ðức Thánh Cha’. Các Giám mục, các Linh mục, các tu sĩ nam nữ khác leo lên một ngọn núi dốc thẳng, trên đỉnh núi có một Thánh giá lớn làm bằng thân cây thô nhám như thể của một cây bần với vỏ cây; trước khi đến đó, Ðức Thánh Cha đi qua một thành phố lớn, một nửa bị tàn phá và một nửa rung chuyển, với bước chân nghiêng ngả, buồn khổ vì đau đớn và ưu phiền, ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thân xác ngài gặp trên đường; khi đã lên đỉnh núi, quỳ dưới chân Thánh giá lớn, ngài đã bị một nhóm lính giết hại bằng đạn và mũi tên, và cùng một cách thức như thế các Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ khác, và các người giáo dân thuộc mọi giai cấp và địa vị xã hội khác nhau lần lượt bị giết hại. Bên dưới hai cánh tay của Thánh giá có hai Thiên thần, mỗi vị cầm trong tay một chiếc bình bằng pha lê, trong đó các ngài hứng máu của các vị Tử đạo và với máu đó các ngài rảy trên các linh hồn đang tiến về Thiên Chúa.


Mệnh Lệnh Ðức Mẹ Fatima:

Năm 1917, khi hiện ra với ba trẻ nhỏ ở Fatima, Ðức Mẹ đã truyền dạy phải thực hiện 3 mệnh lệnh Fatiam để cứu nhân loại và cức các linh hồn khỏi lửa luyện ngục. Ba Mệnh lệnh đó là:

1. Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống
2. Tôn sùng Trái Tim vẹn sạch Ðức Mẹ
3. Lần Chuỗi Mân côi


CHỊ LUCIA, BÍ MẬT FATIMA VÀ TIÊN TRI

Đức Mẹ Hiện Ra Tại Fatima 1917

Ba Trẻ Lucia, Jacinta và Phanxicô là ba em bé chăn chiên thuộc gia đình nghèo làng quê Fatima, nước Bồ Đào Nha. Các trẻ em này thuộc giáo phận Leiria. Hàng ngày các em được gia đình, cha mẹ trao phó việc dẫn đoàn súc vật: chiên, cừu đi ăn cỏ ở các vùng đồi núi quanh đó. Các em thường có thói quen sau khi để bầy súc vật ăn cỏ, liền qùi gối trên bãi đất trống đọc kinh, lần chuỗi mân côi chung với nhau. Mùa Xuân năm 1916, một thiên thần đã hiện đến ba lần và báo trước về các lần hiện ra của Đức Mẹ.

Vào mùa hè năm 1917 lúc đó thế chiến thứ nhất đang tiếp diễn, ngày 13 tháng 5 năm 1917, khi các em chăn dẫn đàn vật tại thung lũng Cova da Iria, một nơi có nhiều cây sồi và cây ôliu và lúc các em đang sốt sắng đọc kinh, lần chuỗi mân côi lúc gần giữa trưa, một luồng chớp chói lòa làm các em bỡ ngỡ, kéo hoàn toàn sự chú ý của các em về những ngọn cây trên đồi Cova da Iria, một Vị sáng láng hiện ra, Thiếu Nữ ấy xin các em cầu nguyện cho những người tội lỗi ăn năn trở lại, chiến tranh sớm kết thúc.

Đức Trinh Nữ Maria xin các em hãy trở lại vào các ngày 13 trong những tháng sau đó. Sứ điệp của Đức Mẹ kêu gọi sám hối, lần hạt Mân Côi, và dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ. Lần nào hiện ra, Đức Mẹ cũng yêu cầu các em hãy lần chuỗi hằng ngày. Mẹ còn dạy các trẻ một lời nguyện để thường xuyên dâng lên Thiên Chúa các biến cố đời sống, nhất là các hành vi khổ chế và hy sinh của các em:

Lạy Chúa Giêsu, việc này xin vì lòng mến Chúa, xin cho các tội nhân trở lại, và đền tạ những xúc phạm người ta đã gây ra cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.

Thiếu Nữ dặn các em hãy trở lại nơi này vào ngày 13 mỗi tháng. Theo lời Thiếu Nữ căn dặn, các em tới đó và được nhìn thấy Thiếu Nữ hai lần sau đó vào ngày 13 tháng 6 và ngày 13 tháng 7. Ngày 13 tháng 8, nhà cầm quyền địa phương ngăn cản các em không cho tới Cova da Iria, nhưng Thiếu Nữ đã hiện ra với các em vào ngày 19. Ngày 13 tháng 9, Thiếu Nữ xin các em lần hạt Mân Côi để cầu cho chiến tranh sớm kết thúc. Ngày 13 tháng 10, Thiếu Nữ hiện ra và xưng mình là Mẹ Rất Thánh Mân Côi.

Mẹ mời gọi các em cầu nguyện và làm việc đền tạ. Lần này, một hiện tượng rất lạ đã xẩy ra làm rúng động mọi người: Chính quyền, dân chúng và các nhà báo chứng kiến hiện tượng gọi là Mặt Trời múa hay thái dương như rơi khỏi bầu trời và lao xuống đất. Ngày 13 tháng 10 năm 1930, sau nhiều năm điều tra, xác minh và cầu nguyện, tìm hiểu, Đức Giám Mục Leira đã công nhận chính thức việc Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ tại đồi Cova da Iria, Fatima, Bồ Đào Nha và cho phép tổ chức các việc đạo đức để cung kính Đức Maria Mân Côi nơi Mẹ đã hiện ra vào năm 1917.

Sứ Điệp và Mệnh Lệnh Fatima

Đức Mẹ đã hiện ra đúng như lời Mẹ loan báo trước và sự kiện thái dương như muốn rơi xuống đất, làm khiếp kinh hồn vía mọi người, đã minh chứng quyền năng của Thiên Chúa. Qua biến cố lạ lùng như thế, Mẹ Maria Rất Thánh Mân Côi kêu mời nhân loại hãy ăn năn sám hối. Sứ điệp của Fatima là hãy cầu nguyện cho các tội nhân, lần chuỗi Mân Côi và sám hối. Ngày 13 tháng 10 năm 1917, Đức Mẹ dậy:

”Mẹ đến kêu nài các tín hữu hãy lần hạt Mân Côi. Mẹ mong ước nơi đây có một nguyện đường tôn kính Mẹ. Nếu người ta cải thiện đời sống thì chiến tranh sớm kết thúc“.

Đức Mẹ đã hiện ra với ba trẻ để qua các em, Mẹ nhắn nhủ nhân loại siêng năng cầu nguyện, năng lần chuỗi Mân Côi và thống hối ăn năn. Mẹ đã trao cho ba trẻ nhiều bí mật và căn dặn các em sống thánh để cầu nguyện cho những kẻ có tội và cứu vãn thế giới.

Được chiêm ngưỡng Đức Mẹ hiện ra, ba trẻ Lucia, Jacinta, Phanxicô đã sống theo ý Chúa, tuân lời Đức Mẹ. Chúa có con đường của Ngài và Ngài dọn chỗ cho con người tùy lòng xót thương của Ngài. Phanxicô được nhìn thấy Đức Mẹ, nhưng không được nghe lời Đức Mẹ nói, đã qua đời ngày 04 tháng 4 năm 1919, Giacinta qua đời ngày 20 tháng 2 năm 1920. Chúa để Lucia sống trong tu viện kín nhiều năm sau trước và sau khi bí mật được công bố. Ba trẻ đã được hạnh phúc chiêm ngưỡng và nghe lời Đức Mẹ chỉ bảo, dậy dỗ. Với sứ điệp Fatima, Mẹ Maria Rất Thánh Mân Côi muốn nói lên một sự thật tuyệt vời: con người đang hư đi, thế giới đang dần xa Thiên Chúa, họ chỉ có thể được cứu vãn bằng những phương thế mà Mẹ dậy. Ðức Mẹ đã truyền phải thực hiện 3 mệnh lệnh Fatima để cứu nhân loại và cứu các linh hồn khỏi lửa luyện ngục. Ba Mệnh lệnh đó là:

1. Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống
2. Tôn sùng Trái Tim vẹn sạch Ðức Mẹ
3. Lần Chuỗi Mân côi

Các Bí Mật Fatima

Bí Mật Fatima là những gì Đức Mẹ tỏ ra cho hai mục đồng là Lucia (bấy giờ 10 tuổi) và Giaxinta (bấy giờ 7 tuổi) biết vào lần hiện ra thứ ba, ngày 13/7/1917, và bảo các em không được tiết lộ với bất cứ một ai, ngoại trừ một mình Phanxicô là em cũng được thấy Đức Mẹ hiện ra như các em song không nghe thấy Mẹ nói gì hết.

Thật ra không phải là có 3 Bí Mật Fatima khác nhau như người ta vẫn quen nói mà là Bí Mật Fatima có ba phần khác nhau, như chính chị Lucia đã xác nhận trong phần mở đầu cuốn Hồi Ký Thứ Ba của chị.

Phần thứ ba của Bí Mật Fatima được chị Lucia viết ra vào ngày 3/1/1944. Thế nhưng, để viết phần bí mật này, một trong ba phần bí mật quan trọng nhất đã được Mẹ Maria căn dặn chung là “không được nói với ai”, song chính vì hai phần kia đã được tiết lộ mà ai cũng muốn biết thêm về phần bí mật còn lại này, kể cả giáo quyền địa phương bấy giờ, đến nỗi đã ngỏ ý muốn chị viết ra, nên để giải tỏa bối rối cho Lucia, Mẹ Maria đã phải hiện ra với chị ngày 2/1/1944, bảo chị biết rằng đã đến lúc chị nên viết ra phần bí mật còn lại này để trình lên giáo quyền.

Đức giám mục sở tại nhận được phần bí mật thành văn này ngày 17/6 cùng năm, song mãi tới năm 1957 Tòa Thánh mới để ý tới nó và lưu giữ nó từ ngày 4/4/1957. Như chị Lucia cho biết, thì phần bí mật này chỉ có một mình Đức Thánh Cha mới được phép tiết lộ, nhưng hoàn toàn tùy ý ngài. Các Đức Thánh Cha Gioan XXIII và Phaolô VI cũng đã đọc phần bí mật này song không công bố gì cả. Theo ý của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh tòa thánh là Angelo Sodano đã công bố phần bí mật này.

Trước khi tuyên bố "Phần thứ ba của bí mật Fatima", Ðức TGM Tarcisio Bertone, Tổng Thư ký Bộ Giáo lý Ðức tin, đã nhiều lần đến Tu viện Coimbra để tiếp xúc với Nử Tu Lucia. Và nữ tu Lucia đã xác nhận bản tuyên bố là đúng với những điều Ðức Mẹ đã tiết lộ cho ba em.

Sau đây là cuộc phỏng vấn Ðức Cha Bertone dành cho nhật báo "Tương Lai":

Hỏi - Ðức Cha có thể cho biết Chị Lucia đã viết gì trong cuốn sách được Ðức Cha nói đến?

Ðáp - Ðây là cuốn lược tóm tất cả những bút tích thiêng liêng, từ các sứ điệp Fatima, Chị Lucia viết lại cách đơn sơ và cụ thể hóa bằng những gợi ý, những lời khuyên. Bị tràn ngập bởi những câu hỏi về những lần hiện ra và những lời Ðức Trinh Nữ, cần được giải thích, và vì không thể trả lời cho từng người được, Chị Lucia xin và được phép Tòa Thánh để viết một cuốn sách "Os apelos da Mensagem de Fatima" (Những lời kêu gọi của sứ điệp Fatima). Ðây là đầu đề cuốn sách được viết ra, để trả lời chung các câu hỏi đã nhận được. Ðiểm tham khảo liên lỉ và như là cơ cấu của cuốn sách tức là lời kêu gọi của Ðức Trinh Nữ: "Ðừng xúc phạm Thiên Chúa nữa. Người đã bị xúc phạm quá nhiều rồi" (lần hiện ra ngày 13.10.1917).

Xét chính nội dung, cuốn sách không thêm bớt gì sứ điệp Fatima, nhưng giải thích, phổ biến với những áp dụng thực hành của đời sống Kitô. Vì thế có thể sẽ làm ích nhiều cho những ai cảm thấy nơi bản thân sự lo lắng, sự không chắc chắn và hồ nghi về số phận đời đời của mình.

Hỏi - Khi nào sẽ xuất bản?

Ðáp - Cuốn sách gồm 334 trang đánh máy. Tôi nghĩ rằng: có thể xuất bản tại Bồ đào nha trong thời gian tương đối ngắn, nếu không trong năm nay, thì vào đầu năm 2001.

Hỏi - Trong cuộc gặp gỡ, Chị Lucia có kể cho Ðức Cha về các lần hiện ra khác nữa không?

Ðáp - Trong cuộc nói chuyện, chúng tôi không nói đến các lần hiện ra khác, bởi vì cuộc nói chuyện chỉ xoay chung quanh những lần hiện ra năm 1917 mà thôi và cách riêng lần hiện ra ngày 13 tháng 7. Nhưng do các bức thư của chị Lucia, tôi biết Chị còn có những lần hiện ra hoặc những thông truyền khác do "Ðức Bà", lúc chị ở Pontevedra và ở Tuy, bên Tây ban nha (nơi Chị Lucia tu trước khi trở về Ðan viện Coimbra, bên Bồ đào nha), từ năm 1925 trở đi và sau năm 1952 tại Bồ đào nha, ở Coimbra; có thể cho đến năm 1984. Như vậy cuộc đàm thoại với Ðức Trinh Nữ đã được tiếp tục và kéo dài, như để minh chứng sự giúp đỡ ân cần của một Người Mẹ và Người Thầy cho công việc giải thích đúng nghĩa và thông truyền trung thành sứ điệp của Người.

Hỏi - Có phải với việc giúp đỡ này chúng ta có thể chắc chắn rằng "thị kiến trong phần thứ ba của Bí mật Fatima" hướng về quá khứ không?

Ðáp - Ðây là một việc tiếp theo của các sự kiện lịch sử: các sự kiện này xem ra được thực hiện đúng như những dự tính trước của thị kiến. Trước hết, đây là một con đường Thánh giá về các đau khổ của Giáo hội, do những cuộc bách hại mà Giáo hội phải chịu trong suốt thế kỷ XX. Rồi đến vụ mưu sát "bằng vũ khí" vào chính ngày kỷ niệm việc hiện ra lần thứ nhất của Ðức Trinh Nữ Maria tại Fatima. Ðây là sự kiện độc nhất trong thế kỷ này: một vị Giáo Hoàng bị tử thương và thực sự xém chết. Thị Kiến "nói lên sự thật", như ÐTC và ÐHY Ratzinger đã nhận xét; thị kiến cho phép nhận ra một sự phù hợp, sự phù hợp này hơn nữa đã được Chị Lucia xác nhận.

Hỏi - Cái gì đã làm cho Chị Lucia nghĩ rằng thời gian tốt nhất để tiết lộ Bí Mật Thứ Ba là sau năm 1960?

Ðáp - Ðây là một câu hỏi không tìm ra câu trả lời dễ dàng. Như tôi đã tả lại trong cuộc nói chuyện với Chị Lucia: những lời của Chị mang đến cho ta một giải thích có thể chấp nhận được, nhưng việc giải thích này thực sự chưa thỏa mãn. Chúng ta cần nhớ điều này là Chị Lucia đã viết lại các chuyện xẩy ra năm 1944, và có thể năm 1960 đối với Chị, đánh dấu một chân trời đủ xa cách, để việc tiên tri kia thành sự thật.

Hỏi - Chị Lucia có nói lên những tâm tình của mình khi biết tin về vụ mưu sát Ðức Gioan Phaolô II không?

Ðáp - Chị Lucia đã bị xúc động sâu xa, bởi những tin tức về vụ mưu sát Ðức Phaolô VI tại Manila xẩy ra ngày 27 tháng 11 năm 1970. Chúng ta còn nhớ Ðức Phaolô VI là Vị Giáo Hoàng đầu tiên đến Fatima trong năm 1967 (kỷ niệm 50 năm Ðức Trinh Nữ hiện ra tại đây) và ngài đã gặp người được thấy Ðức Mẹ hiện ra (Chị Lucia). Năm 1981, chiến thuật và sự trầm trọng của vụ mưu sát Ðức Gioan Phaolô II thể hiện sự thật kinh khủng của phần thứ ba của Bí Mật Fatima. Chị Lucia một lần nữa đã sống chiều ngày 13 tháng 5 năm 1981 sự đau khổ kinh khửng mà ba trẻ em mục đồng đã cảm thấy trong lúc nhận được thị kiến; Chị Lucia không thể quên được lời nói đầy âu yếm của Giaxinta trong lúc đó: "Thật tội nghiệp Ðức Thánh Cha; tôi phải ăn năn đền tội nhiều cho các người tội lỗi".

Hỏi - Ngày nay Chị Lucia nghĩ gì?

Ðáp - Chị Lucia không phải là một người gây thảm hại quá mức độ. Chị rất bình thản và vui mừng, bởi vì lịch sử đã theo một con đường khác với những dự kiến buồn thảm được nghe nói trong năm 1917. Xem ra có người không đồng ý, vì lời tiên tri không hoàn tất đúng như bản văn đã nói: "cái chết tức khắc (của ÐTC) và về đệ tam thế chiến, chiến tranh nguyên tử, gây nên chết chóc và tàn phá kinh khủng". Nhưng thái độ "bi quan" này, như Ðức Hồng Y Ratzinger đã nói, thì phù hợp với Thuyết định mệnh không thể tránh được, hơn là phù hợp vói sự tín nhiệm dựa trên niềm hy vọng Kitô. "Không có một số phận nào lại không thể thay đổi được.Ðức Tin và lời cầu nguyện là những sức mạnh có thể ảnh hưởng trong lịch sử và sau cùng lời cầu nguyện trở nên hiệu lực hơn các viên đạn bắn ra, đức tin hùng mạnh hơn hơn những chia rẽ".

Hỏi - Câu hỏi sau cùng. Thưa Ðức Cha, có thể có nguy hiểm này hay không: là khi bí mật được tiết lộ rồi, thì cả sứ điệp Fatima sẽ đi vào trong lãng quên của một thế giới, hiện vẫn còn bị chiến tranh, bạo động, bất công và sai lạc luân lý?

Ðáp - Thực ra có nguy hiểm. Nhưng tôi hy vọng rằng: sứ điệp Fatima không ngừng nói với các tín hữu. Chính vì thế giới còn chiến tranh, chia rẽ, bạo động, bất công và những sai lạc luân lý, nên cần phải khởi sự lại từ trung tâm điểm Phúc Âm. Ðàng khác, những tấn công chống lại Giáo hội và các tín hữu, với sức đè nặng của đau khổ mà Giáo hội và các tín hữu mang trên mình, từ năm 1981, vẫn không hết, trái lại vẫn còn tiếp tục. Cho dù lời kêu gọi trở lại và ăn năn xám hối, được rao giảng từ đầu thế kỷ XX và cách riêng cho thế kỷ này, lời kêu gọi vẫn giữ trọn tính cách thời điểm của nó. Như ÐTC đã viết trong một sứ điệp năm 1996: "Lời mời gọi liên lỉ của Ðức Maria rất thánh về ăn năn sám hối không là gì khác, mà chỉ là việc biểu lộ sự lo lắng của Người Mẹ đối với số phận của gia đình nhân loại: cần phải trở lại và xin ơn tha thứ".

Ngày 13/05/2000, Chị Lucia đã hiện diện tại Fatima, trong lúc đại diện Giáo hội tiết lộ các Bí mật, sau thánh lễ Phong Chân phước cho Phanxicô và Giaxinta.

BI MẬT PHẦN THỨ NHẤT:

Ðức Bà cho chúng con thấy một biển cả lửa hồng dường như ở dưới mặt đất. Chìm ngập trong lửa này là quỷ dữ và các linh hồn dưới hình thể con người, giống như những cục than hồng trong suốt, đen đủi hoặc xám xịt. Họ nổi lên trong đám cháy, bị các ngọn lửa nâng lên cao, những ngọn lửa này phát ra từ thân mình họ cùng với một đám khói lớn. Họ lại rớt xuống mọi phía, giống như những tia lửa trong một đám cháy lớn, vô trọng lượng hoặc mất thăng bằng, và giữa những tiếng la hét và rên rỉ vì đau đớn và tuyệt vọng, làm kinh khiếp chúng con và làm chúng con run lên vì sợ hãi. Các quỷ dữ có thể được phân biệt do các hình thù gây kinh hãi và ghê tởm, giống như những con vật khủng khiếp và chưa bao giờ thấy, tất cả đều đen đủi và trong suốt. Thị kiến này kéo dài một lúc. Làm sao chúng con có thể bày tỏ lòng biết ơn cho xứng với Mẹ yêu dấu trên trời của chúng con, Ðấng đã báo trước cho chúng con trong lần Hiện ra thứ nhất khi hứa rằng Ngài đem chúng con về trời. Bằng không, con nghĩ rằng chúng con sẽ chết điếng vì sợ hãi và kinh khiếp.

BI MẬT PHẦN THỨ HAI:

Sau đó mắt chúng con hướng về Ðức Bà. Ngài hết sức âu yếm và buồn bã nói với chúng con:

“Chúng con đã thấy hoả ngục, nơi mà các linh hồn tội lỗi đáng thương đi vào. Ðể cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hoà bình. Chiến tranh sẽ kết thúc: nhưng nếu dân chúng không ngừng xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến tranh tồi tệ sẽ xảy ra trong triều Giáo hoàng của đức Piô XI. Khi chúng con thấy một đêm tối được chiếu sáng bởi một ánh sáng chưa từng biếât, chúng con hãy biết rằng đó là dấu chỉ lớn lao mà Thiên Chúa ban cho các con để biết rằng Người sắp trừng phạt thế gian vì những tội ác của nó, bằng chiến tranh, đói kém, và những bách hại đối với Hội Thánh và Ðức Thánh Cha. Ðể tránh điều này, Mẹ sẽ xin hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, và Hiệp thông đền tạ vào ngày Thứ Bảy đầu tháng. Nếu lời cầu xin của Mẹ được chấp nhận, Nước Nga sẽ hoán cải, và sẽ có hoà bình; nếu không, nó sẽ phổ biến những lầm lạc trên khắp thế giới, gây nên những chiến tranh và bách hại cho Hội Thánh. Những kẻ lành sẽ bị giết hại; Ðức Thánh Cha sẽ đau khổ nhiều; nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ toàn thắng. Ðức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, và nó sẽ được hoán cải, và một giai đoạn hoà bình sẽ được ban cho thế giới”.

BI MẬT PHẦN THỨ BA:

Sau hai phần mà con đã giải thích, phía bên trái của Ðức Bà và cao hơn một ít, chúng con đã thấy một Thiên thần cầm một thanh gươm bằng lửa nơi tay trái; nó lấp lánh và phát ra những tia lửa dường như sẽ đốt cháy thế gian; nhưng chúng tắt ngúm khi chạm đến ánh quang chiếu toả từ tay phải của Ðức Bà hướng về trần gian: chỉ về trái đất bằng tay phải, Thiên thần lớn tiếng thốt lên: ‘Ðền tội, Ðền tội, Ðền tội!'. Và chúng con thấy trong một luồng sáng lớn là Thiên Chúa: ‘một cái gì tương tự như cách người ta xuất hiện trong một tấm gương khi người ta đi ngang qua’ một Giám mục bận đồ trắng ‘chúng con có cảm nhận đó chính là Ðức Thánh Cha’. Các Giám mục, các Linh mục, các tu sĩ nam nữ khác leo lên một ngọn núi dốc thẳng, trên đỉnh núi có một Thánh giá lớn làm bằng thân cây thô nhám như thể của một cây bần với vỏ cây; trước khi đến đó, Ðức Thánh Cha đi qua một thành phố lớn, một nửa bị tàn phá và một nửa rung chuyển, với bước chân nghiêng ngả, buồn khổ vì đau đớn và ưu phiền, ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thân xác ngài gặp trên đường; khi đã lên đỉnh núi, quỳ dưới chân Thánh giá lớn, ngài đã bị một nhóm lính giết hại bằng đạn và mũi tên, và cùng một cách thức như thế các Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ khác, và các người giáo dân thuộc mọi giai cấp và địa vị xã hội khác nhau lần lượt bị giết hại. Bên dưới hai cánh tay của Thánh giá có hai Thiên thần, mỗi vị cầm trong tay một chiếc bình bằng pha lê, trong đó các ngài hứng máu của các vị Tử đạo và với máu đó các ngài rảy trên các linh hồn đang tiến về Thiên Chúa.

Những Điểm Đáng Chú Ý Của Các Lần Hiện Ra Ở Fatima

1. Ngày Chúa Nhật 13/5/1917, Đức Mẹ đã hiện ra với 3 trẻ tại Cova Da Iria, làng Fatima và nói: "Ta từ trời xuống. Ta muốn các con đến đây củng vào giờ này ngày 13 mỗi tháng cho đến tháng 10. Ta sẽ cho biết Ta là ai? Và muốn gì?". Hãy đọc Kinh Mân Côi hàng ngày để xin ơn hoà bình cho thế giới và chấm dứt chiến tranh.

2. Ngày thứ Tư 13/6/1917, Đức Mẹ hiện ra lần 2, và nói với Luxia: "Chúa muốn cho con ở lại trần gian lâu hơn để làm cho người ta biết Ta và yêu mến Ta. Mẹ mong muốn các con cầu Kinh Mân Côi hằng ngày.

3. Ngày thứ Sáu 13/7/1917, Đức Mẹ hiện ra lần thứ 3, ban cho các em điều Bí Mật, cho các em thấy Hỏa Ngục, và khuyên dạy các em cầu nguyện: "Lạy Chúa Jesu, con xin dâng các việc này cho Chúa để cải hóa các kẻ có tội, và đền tạ những sự xúc phạm đến Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Mẹ mong muốn các con tiếp tục đọc Kinh Mân Côi hằng ngày để tôn vinh Ðức Mẹ Mân Côi, để xin ơn hoà bình thế giới và chấm dứt chiến tranh, vì chỉ Người người mới có thể cừu giúp các con ... Mỗi khi các con đọc Kinh Mân Côi, sau mỗi mầu nhiệm hãy đọc: "Ôi Chúa Giêsu của chúng con, xin tha thứ cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin dẩn đưa các linh hồn lên Thiên Ðàng, nhất là những linh hồn cần Chúa thương xót hơn hết.

4. Ngày Chủ Nhật 19/8/1917, Đức Mẹ hiện ra lần thứ 4 (vì ngày 13/8 các em đang bị bắt giữ để điều tra), khuyên bảo các em tiếp tục cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, và phán bảo Luxia hãy dùng các phẩm vật người ta dâng cúng, để xây 1 nhà nguyện tại đây. Mẹ muốn các con tiếp tục đọc Kinh Mân Côi hằng ngày.

5. Ngày thứ năm 13/9/1917, Đức Mẹ hiện ra lần thứ 5, và cũng khuyên bảo các em tiếp tục cầu nguyện chuỗi Mân Côi để được hòa bình. Hãy tiếp tục đọc Kinh Mân Côi để xin chấm dứt chiến tranh.

6. Ngày thứ bảy 13/10/1917, Đức Mẹ hiện ra lần thứ 6, và cũng là lần cuối cùng, và phán bảo: "Ta là Nữ Vương Mân Côi. Các con hãy tiếp tục lần chuỗi Mân Côi. Các kẻ có tội cần phải tự cải hóa và ăn năn xám hối. Chúa bị xúc phạm quá nhiều rồi. Chớ chi người ta đừng làm mất lòng Chúa nữa. Cũng trong ngày hôm nay, Đức Mẹ đã làm một phép lạ cả thể, cho mặt trời nhảy múa trên không trung, phát ra nhiều ánh sáng kỳ dị, làm cho mọi người ăn năn thống hối và tin.

BIẾN CỐ FATIMA VÀ ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLÔ II

Ngày 13/5/1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bị một thanh niên người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Ali Agca 23 tuổi ám sát hụt tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Mehmet Ali Agca đã bắn 4 phát súng 9mm về phía Đức Thánh Cha lúc đó đang đứng chào dân chúng và Ngài đã ngã ra phía sau. Viên đạn thứ nhất trúng bụng, viên thứ 2 trúng tay trái, viên thứ 3 trúng ngực một bà Mỹ 60 tuổi, và viên thứ 4 trúng tay người phụ nữ Jamaica 21 tuổi. Lý do tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bị ám sát vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Mehmet Ali Agca, sinh ngày 9 tháng 1 năm 1958, đã bị kết án tù chung thân về tội mưu sát ÐTC Gioan Phaolô II.

Trong Đại Năm Thánh 2000, ĐTC đã xin tổng thống Ý tha cho người sát hại Ngài, và Ali Agca sau 20 năm trong tù đã được Ý trao trả cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2001, và tiếp tục ở tù ở quốc gia của mình vì tội sát hại một vị giám đốc nhật báo vào năm 1979. Ngài đã vào tù thăm người đã bắn Ngài và đã tha thứ cho anh. Ali Agca có lẽ đã cảm kích cử chỉ của Đức Thánh Cha nên đã quỳ xuống hôn tay Ngài cách trân trọng.

Chính anh Ali Agca người đã bắn những cú chí tử vào Ðức Gioan Phaolô II, đã hết sức ngạc nhiên, tại sao bị thương như vậy, mà ÐTC đã không chết. Việc ÐTC không chết, là vì có bàn tay Ðức Mẹ Fatima. Chính ÐTC đã công nhận như vậy và ngày 12-13/05/1982, ngài đã đến Fatima hành hương, để tạ ơn Ðức Mẹ và tuyên bố rõ ràng: "Ðức Mẹ Maria đã cứu sống tôi".

Ðể ghi nhớ muôn đời, một trong các viên đạn được lấy ra lúc giải phẫu cho ÐTC, tại Bệnh viện Bách Khoa Gemelli ở Roma, đã được ghép vào triều thiên của Ðức Mẹ tại Ðền Thánh Fatima trong dịp ÐTC đến hành hương tạ ơn 13/05/1982. Trong cuộc hành hương Năm Thánh 2000, ÐTC còn để lại một kỷ niệm khác nữa: đặt dưới chân Mẹ chiếc nhẫn Giám mục quí giá, do Ðức Cố Hồng Y Stefan Wyszynski, Giáo chủ Ba lan và TGM Varsovie, tặng cho ngài khi được bầu làm Giáo Hoàng (16/10/1978). Còn chiếc giây lưng trắng bị đẩm máu trong vụ mưu sát tại Quảng trường Thánh Phêrô lúc 17giờ 10 phút ngày 13/05/1981, đã được để lại làm kỷ niệm tại Czestochowa, Ðền Thánh quốc gia Ba lan, nơi ÐTC đã đến hành hương nhiều lần trong những năm sinh sống tại Ba lan và cả sau khi đã làm Giáo Hoàng.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đã cho phổ biến chuỗi Mân Côi thứ 4, tức Chuỗi Sự Sáng thêm vào 3 chuỗi Mân Côi đã có từ lâu, có lẽ cũng xuất phát từ lòng tri ân Mẹ.

THẾ GIỚI SAU CÁI CHẾT CỦA CHỊ LUCIA

Chị Lucia là một sơ nổi tiếng được nhiều người biết đến nhất của thế giới hôm nay cũng như Mẹ Têrêsa Calcutta. Thế nhưng, Chị Lucia vẫn sống trong vâng lời và yên lặng, chu toàn công việc tầm thường hằng ngày trong Tu viện Camêlô ở Coimbra, Bồ Đào Nha, chị không tìm cho mình được nổi tiếng ngoài công cộng, không bao giờ nói gì hơn những gì Mẹ Maria nói với chị.

Sự qua đời của chị là một dấu chỉ thời gian, nhất là chị qua đời vào ngày 13, ngày mà Đức Mẹ chọn để hiện ra mỗi tháng tại Fatima, có lẽ cũng là một dấu chỉ từ thiên đàng. Thế giới hôm nay đã xảy ra và đang đứng trước những biến cố lớn lao của chiến tranh, khủng bố, bệnh dịch, AIDS, thiên tai, bom nguyên tử, vi trùng, đặt bom nhà thờ và những giáo phái phản Kitô. Những gì sẽ xảy ra trên thế giới sau cái chết của chị Lucia vẫn tuỳ thuộc vào việc nhân loại thi hành các mệnh lệnh của Mẹ ra sao. Người Kitô hữu bước vào Mùa Chay, chuẩn bị cho cuộc Thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta cần ăn chay, cầu nguyện nhiều hơn nữa cho sự ăn năn, trở về với Thiên Chúa của nhân loại.

Bước vào ngàn năm thứ ba, thế giới chứng kiến sự ra đi của hai người phụ nữ nổi bật về nhân phẩm, một là Mẹ Têrêsa Calcutta, một phản ảnh của tình yêu Thiên Chúa giữa những người cùng khổ; người kia là chị Lucia phản ảnh sự vâng lời, khiêm nhường, đơn sơ của Mẹ Maria. Và một nhân vật có liên quan tới biến cố Fatima và sự sụp đổ của thế giới cộng sản là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đang cần được mọi người cầu nguyện cho.

Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Santana Lopes đã tuyến bố ngày thứ Ba là ngày quốc gia truy niệm tưởng nhớ sự qua đời của chị Lucia. Chị Lucia được nhiều người mến mộ, đặc biệt người Bồ Đào Nha và đã qua nhiều năm con mắt tâm linh luôn để ý tới những gì xảy ra với chị. Chi sẽ được chôn cất tại nhà dòng và một thời gian sau sẽ được di chuyển sau về gần Fatima, là trung tâm hành hương thu hút nhiều người.

13/8/09

Đức Mẹ La Vang


La Vang là một thánh địa của người Công giáo Việt Nam, nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Các tín hữu tin rằng Đức Mẹ Maria hiển linh ở khu vực này vào năm 1798 và một nhà thờ đã được dựng lên gần nơi 3 cây đa, nơi Đức Mẹ hiện ra và nay là nơi hành hương quan trọng của người tín hữu Công giáo Việt Nam. Thánh địa La Vang được Tòa thánh Vatican phong là Tiểu Vương Cung Thánh đường La Vang từ năm 1961 [1]
Tên gọi

Theo một thuyết, dưới thời vua Tây Sơn Quang Toản có chính sách chống đạo Kitô giáo, cho nên nhiều người theo Công giáo ở vùng Quảng Trị để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn đã chạy lên vùng đất này. Do đây là vùng đất đồi núi cho nên để gọi nhau được họ phải "la" lớn mà "la" lớn thì "vang". Cái tên La Vang ra đời.

Một thuyết tương tự về tiếng "la vang" đã từ đặc tính của âm thanh chuyển thành danh từ riêng, nói rằng nơi chốn rừng rú La Vang vốn xưa kia nhiều cọp beo hại người. Do đó xưa kia những người đi rừng đi rú, ở lại đêm thường chia nhau thức canh, thấy động thì "la vang" lên để mọi người đến tiếp cứu[2].

Một cách giải thích khác là khi những người theo đạo Công giáo chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện lên và chỉ dẫn cho họ đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Viết "lá vằng" không dấu thành La Vang. Một thuyết khác cho là địa danh "phường Lá Vắng" đã có từ trước đó, thuộc làng Cổ Vưu, nằm về phía Tây cách đồn Dinh Cát, về sau là tỉnh lỵ Quảng Trị, 4 cây số và cách Phú Xuân, tức Kinh Đô Huế, 58 km về phía Bắc [3].

Bs.Ts. Nguyễn Thị Thanh, vốn xuất thân từ La Vang, trong khi kiểm nghiệm thực tiễn tiếng la to giữa vách núi của khu vực này đã suy đoán, tiếng "la" to của người sẽ được các vách núi dội vọng lại thành tiếng "vang" hùng vĩ[2]. Đi xa hơn trong suy luận, Nguyễn Thị Thanh còn cho rằng ý nghĩa tiếng "la vang" ở đây là tiếng trong âm thầm nhiệm màu của đức tin các thánh tử đạo lên với Thiên Chúa trên trời, là tiếng la vang âm thầm trong nguyện cầu của những người đói khát ốm đau khốn khổ đã thấu vọng đến tai Nữ Vương Thiên Đàng, là tiếng Đức Mẹ trả lời những cầu xin của chúng dân, và cũng là tiếng dội trở lại của Nữ Vương Thiên Đàng trong lòng mỗi người khi đến thánh địa[2].

[sửa] Sự tích Đức Mẹ hiển linh
Tượng Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Phủ Cam, Huế

Theo Tư liệu Tòa Tổng Giám Mục Huế - 1998, dưới triều đại vua Cảnh Thịnh (lên ngôi năm 1792), với chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.

Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặt áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”.

Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn.

Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi. Và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Mẹ đều được ơn theo ý nguyện. Đức Mẹ La Vang thường được biểu tượng bằng một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam.

[sửa] Nhà thờ La Vang
Nhà thờ La Vang, hình chụp năm 1967, trước khi bị tàn phá

Lịch sử Đức Mẹ hiện ra và lập nhà thờ không rõ ràng vì đã quá lâu và không được biên chép từ thời đó, hầu hết chỉ có lời truyền khẩu và nhiều giả thuyết khác nhau. Có giả thuyết là nhà thờ La Vang vốn được xây trên nền của một mái chùa Phật giáo [4] hoặc là một miếu thờ Bà (có thể là Phật bà quan âm hoặc bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng [5], nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1789 được nhường cho giáo dân để xây một nơi thờ Mẹ Maria [6]. Ý kiến khác cho rằng La Vang trước đó chỉ là một vùng hoang vắng, vùng rừng núi hẻo lánh [7].

Theo giám mục Hồ Ngọc Cẩn kể lại lời truyền khẩu là năm 1885 nhà thờ bị đốt, và một nhóm giáo dân La Vang dựng lại nhà thờ Đức Mẹ trên nền cũ [8]. Cha sở quản hạt Quảng Trị Patinier Kinh trong báo cáo năm 1894 có viết: "Năm 1885 ngôi nhà thờ ở đây cũng như những nhà thờ khác trong hạt, không thoát khỏi thảm họa... Khi hòa bình vừa vãn hồi, con đã cấp tốc dựng lại ngôi nhà thờ nhỏ bé, tạm bợ để chờ nguồn kinh phí cũng như để chờ cho tình hình bớt nhiễu nhương" [6]. Năm 1886 (có bản ghi là năm 1894) Đức Cha Caspar (Lộc) cho xây lại nơi đây đền thờ ngói, vì xây trên một vùng núi vận chuyển vật liệu khó khăn nên 15 năm mới hoàn thành. Năm 1901, đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08 tháng 08 để mừng khánh thành nhà thờ [7].

Năm 1924, nhận thấy ngôi nhà thờ ngói quá chật hẹp, lại đã xuống cấp cho nên một đền thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier được dựng lên thay thế và được khánh thành vào ngày 20 tháng 08 năm 1928, nhân dịp Đại hội La Vang 9. Thánh đường này được trùng tu năm 1959. Trong phiên họp ngày 13 tháng 04 năm 1961 Hội Đồng Giám Mục Miền Nam đã đồng thanh quyết định La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc. Trong chiến cuộc Mùa Hè 1972, bom đạn đã làm sập đổ hoàn toàn Vương Cung Thánh Đường, chỉ còn lại di tích tháp chuông loang lở. Từ năm 1995, tháp chuông và những công trình liên hệ như Nhà nguyện Đức Mẹ (một mái nhà tôn sau tháp cổ), Nhà nguyện Thánh Thể (xây từ năm 2002), Công trường Mân Côi, Lễ đài, Nhà hành hương (xây từ năm 2004), 3 cây đa (nơi Đức Mẹ hiện ra)... được tu sửa hay dựng mới [6].

Năm 2008, Thánh địa được chính quyền tỉnh Quảng Trị cấp thêm 21 ha dất để "phục vụ hoạt động tín ngưỡng của giáo dân"[9]. Theo Linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền (Quản nhiệm Trung tâm Thánh mẫu La Vang), đây là đất xưa từng thuộc về nhà thờ (trước 1975 là 23 ha) nay được giao trả lại [9]..

[sửa] Lễ hội hành hương

Theo truyền khẩu, bắt đầu từ 1864, đã có 30 giáo dân Cổ Vưu tổ chức hành hương La Vang và những cuộc hành hương như thế diễn ra hằng năm với số giáo dân tham dự càng lúc càng đông biến cuộc hành hương La Vang cấp giáo xứ (Cổ Vưu) thành giáo hạt (Dinh Cát) [6].

Từ khi nhà thờ ngói được dựng, hàng năm vào ngày 15 tháng 8 tại La Vang thường tổ chức lễ hội hành hương, gọi là "Kiệu" (cứ 3 năm lại có một "Kiệu" lớn, gọi là "Đại hội La Vang"). Người hành hương về nơi này có thể mua được lá cây vằng, một loại lá thường dùng sắc thuốc hoặc uống mát, lành và có khả năng kháng khuẩn, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh nở. Không những thế, khách thập phương đến đây là để hành hương và cầu xin những ơn lành mà người Công giáo tin rằng Đức Bà sẽ ban ơn như ý.

Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 1990, chính quyền địa phương đã cho phép hành lễ tại đây trở lại. La Vang đã trở thành thánh địa hành hương quan trọng nhất của người Công giáo Việt Nam, hàng năm có hơn nửa triệu người về hành hương, như năm 2008 [10]. Đại hội La Vang 29 sẽ vào năm 2011 (cứ 3 năm hành hương có 1 Đại hội).

Đức Mẹ Fatima




Đức Mẹ Fatima là một trong số nhiều tước hiệu mà người Công giáo dành cho Đức Trinh nữ Maria. Tước hiệu này phát xuất từ việc Đức Mẹ hiện ra 6 lần với 3 em bé chăn cừu làng Fatima (Bồ Đào Nha) là Lúcia dos Santos, Francisco Marto và Jacinta Marto từ ngày 13.5 tới ngày 13.10.1917.

Tước hiệu Đức Bà Mân Côi cũng được dùng để ám chỉ người phụ nữ đã hiện ra này. Các trẻ kể rằng người phụ nữ này đã đích thân xưng mình là "Đức Mẹ Mân Côi". Ngoài ra cũng thường thấy một tước hiệu gọp lại từ hai tước hiệu trên: "Đức Mẹ Mân Côi Fatima" (tiếng Bồ Đào Nha: Nossa Senhora do Rosário de Fátima).
Bối cảnh lịch sử
Từ tháng 8 năm 1914, châu Âu xẩy ra trận thế chiến thứ nhất, giết chết khoảng 6 triệu binh sĩ. Bồ Đào Nha theo phe đồng minh tham gia trận chiến từ tháng 5/1916. Bồ Đào Nha có khoảng 50.000 binh sĩ đồn trú ở Pháp[1].
Vị trí thành phố Fatima trên bản đồ Bồ Đào Nha
Lúcia dos Santos (ở giữa) với Jacinta và Francisco Marto, 1917.

Năm 1917, Fatima là 1 giáo xứ nông thôn gồm khoảng 2.500 người cư ngụ rải rác trong khoảng 40 thôn xóm. Mọi người đều lao động trên các đồng ruộng. Các trẻ em cũng phải giúp đỡ cha mẹ những việc nhẹ như chăn dắt bò, dê, cừu vv...Phần lớn dân cư đều mù chữ, chỉ có khoảng 10% phụ nữ biết đọc, biết viết[2].

Các gia đình Dos Santos và Marto cư ngụ trong thôn Aljustrel. Gia đình Dos Santos có 1 bé gái, sinh ngày 22.3.1907. Gia đình người em họ Marto có 1 con trai là Francisco Marto, sinh ngày 11.6.1908 và 1 con gái là Jacinta Marto, sinh 11.3.1910. Ba em bé này thường chăn dắt đàn cừu tại bãi gọi là «Cova de iria», cách thôn chừng 2 km.

Trong năm 1915, Lúcia, Francisco và Jacinta đã gặp thiên thần hiện ra với chúng ở bãi này. Khi về nhà thuật lại với cha mẹ, chúng bị cha mẹ mắng, cho là đặt chuyện nói láo. Mùa xuân và mùa hè năm 1916, thiên thần lại hiện ra với chúng và dạy chúng cầu nguyện như sau :

« Lạy Chúa !
Con tin, con thờ lạy
Con trông cậy và con yêu mến Chúa.
Con xin Chúa tha thứ
cho những ai không tin,
không thờ lạy,
không trông cậy,
và không yêu mến Chúa. »

Đức Mẹ hiện ra lần đầu

Ngày 13.5.1917, vào lúc trưa, 1 bà mặc áo trắng toát hiện ra với 3 em bé chăn cừu, nói với các em là hãy lần chuỗi đọc kinh Mân Côi hàng ngày để cầu nguyện cho thế giói chấm dứt chiến tranh, được hòa bình. Trước khi biến đi, Bà bảo 3 em hãy trở lại nơi đây đúng giờ trưa ngày 13 tháng sau.

Jacinta - quên giữ kín - về nhà thuật lại sự việc cho cha mẹ nghe. Tin này loan truyền nhanh khắp làng. Mọi người tỏ ra không tin. Vị linh mục chính xứ hỏi Lúcia, nhưng cũng không tin. Trong báo cáo gửi lên giám mục cai quản giáo phận Leiria, vị linh mục viết : «cần phải xa lánh chuyện này».

Đức Mẹ hiện ra lần thứ hai

Ngày 13 tháng 6, đúng giờ trưa, 3 em lại tới nơi hẹn, theo sau có khoảng vài chục người tò mò đến xem sự thể ra sao. Mọi người lần chuỗi đọc kinh. Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em, nhắc Lúcia về tầm quan trọng của việc đọc kinh Mân Côi câu nguyện dân kính «trái tim vô nhiễm Maria», đồng thời báo trước cái chết của 2 anh em Francisco và Jacinta Marto : «Ta sẽ sớm đưa Francisco và Jacinta về trời, còn con, con sẽ ở lại thế gian một thời gian. Chúa Giêsu muốn dùng con để loan truyền cho mọi người biết ta và yêu mến ta». Đức Mẹ cũng yêu cầu Lúcia học chữ để dễ loan báo lời Đức Mẹ cho các người khác.

Các người đi theo không nhìn và nghe thấy gì. Họ chỉ nhìn thấy cành cây nhỏ (mà Đức Mẹ đứng) trĩu xuống dưới 1 sức nặng, rồi đột nhiên bật lên (khi Đức Mẹ biến đi)

Đức Mẹ hiện ra lần thứ ba
Tượng Đúc Mẹ Fatima

Ngày thứ Sáu 13.7.1917, «bà mặc áo trắng» lại hiện ra với 3 em - có khoảng 4.000 người theo sau. Đức Mẹ vẫn nhắc Lúcia việc đọc kinh Mân Côi mọi ngày, để chiến tranh chóng chấm dứt. Lần này Đức Mẹ tiết lộ cho 3 em "bí mật" gọi là "bí mật Fatima". (Năm 1942, 2 bí mật đầu đã được công bố, còn bí mật thứ 3 thì mãi tới năm 2000, Giáo hội Công giáo Rôma mới công bố).

Đức Mẹ hiện ra lần thứ tư

Ngày 10.8.1917, viên chánh tổng - 1 người chống đối hàng giáo sĩ - đòi 3 em Lúcia, Francisco và Jacinta tới để tra hỏi, nhưng không có kết quả. Ngày 13.8, ông ta nhốt 3 em vì làm rối loạn trật tự công cộng và tiếp tục tra hỏi, nhưng hoài công. Rốt cuộc, ngày 15.8, ông ta phải thả 3 em ra.

Tuy nhiên, ngày 13.8, có khoảng 18.000 người tới bãi chờ xem sự lạ, nhưng 3 em vắng mặt vì còn bị nhốt. Chúa nhật 19.8, khi 3 em dẫn đàn cừu tới thả ở bãi Cova de iria, Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em, yêu cầu các em nói với mọi người cầu nguyện cho các người tội lỗi mau thống hối và hứa sẽ làm 1 phép lạ cho mọi người tin.

Đức Mẹ hiện ra lần thứ năm

Ngày 13.9, có khoảng 30.000 tụ họp tại bãi Cova de iria, cầu nguyện cùng với 3 em. Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em và cho biết tháng sau, sẽ có Chúa, Đức Mẹ núi Carmêlô, thánh Giuse và Chúa Hài đồng Giêsu sẽ cùng tới.

Đức Mẹ hiện ra lần thứ sáu
Bản sao chụp 1 trang của báo Ilustração Portugueza ngày 29.10.1917 cho thấy đám đông dân chúng đang ngẩng nhìn Phép lạ Mặt trời, khi Đức Mẹ hiện ra ở Fatima

Ngày 13.10.1917, mưa như trút nước trên bãi Cova da Iria. Một đám đông khoảng 70.000[3] người - kể cả nhiều phóng viên chụp hình và các ký giả - tụ tập tại đây lần chuỗi, đọc kinh cầu nguyện. Lúc giữa trưa, Đức Mẹ hiện ra với 3 em và yêu cầu cho xây 1 nguyện đường tại đây để vinh danh Đức Mẹ. Đức Mẹ cũng loan báo thế chiến thứ nhất sẽ sớm chấm dứt và yêu cầu những kẻ có tội hãy mau sám hối.

Khi Đức Mẹ biến về trời thì mưa ngưng rơi, mặt trời xuất hiện trên bầu trời xanh biếc. Đám đông đã có thể nhìn thẳng vào mặt trời và thấy mặt trời nhảy múa, tung ra các chùm tia sáng nhiều màu. Mặt trời dường như xuống thấp gần trái đất, khiến đám đông sợ hãi. Việc lạ xẩy ra trong 10 phút, sau đó mọi sự trở lại bình thường. Hiện tượng này được hầu hết đám đông chứng kiến, và một số người ở cách đó mấy dặm cũng nhìn thấy.[4]

Trong thời gian này, các nhà khoa học trên thế giới không hề ghi nhận 1 hiện tượng khác thường nào của mặt trời.

Trong khi đó, riêng 3 em nhìn thấy Thánh Gia, rồi Đức Mẹ Sầu Bi, Chúa Hài Đồng Giêsu và sau chót là Đức Mẹ núi Carmêlô lần lượt xuất hiện như đã hứa trước với 3 em.

Số phận 3 em chăn cừu

Francisco và Jacinta Marto bị chết sớm trong đợt dịch cúm Tây ban nha, Francisco chết năm 1919, Jacinta chết năm 1920. Cả 2 em đã được giáo hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng đáng tôn kính (venerable) ngày 13.5.1989 và được phong chân phước ngày 13.5.2000. Mộ của 2 em hiện nằm trong lòng Vương cung thánh đường Fatima.

Còn Lúcia Dos Santos vào tu viện dòng Dorothea ở Pontevedra (Galicia, Tây ban nha) ngày 24.10.1925, sau đó khấn lần đầu ở Tuy (Tây ban nha) năm 1928. Năm 1925 và 1929, Lúcia lại được Đức Mẹ hiện ra với mình. Tháng 10/1934, Lúcia khấn vĩnh viễn và lấy tu danh là nữ tu Đức Mẹ Maria Sầu Bi.

Sau nhiều năm điều tra, giám mục da Silva, cai quản giáo phận Leiria, trong thư mục vụ ngày 13.10.1930 đã công nhận sự kiện Đức Mẹ hiện ra với 3 em nói trên ở Fatima và chính thức cho phép việc tôn sùng Đức Mẹ Fatima. Theo lệnh hàng giáo phẩm, Lúcia đã viết các hồi ký về sự kiện trên gồm 4 bản (versions) : 1 bản năm 1935, 1 năm 1937, 1 năm 1941 và 1 đầu năm 1942.

Năm 1946, nhân kỷ niệm 300 năm ngày dâng nước Bồ Đào Nha cho Đức Trinh Nữ Maria, vị sứ thần tòa thánh Vatican là hồng y Masella đã đội (vương miện) triều thiên lên tượng Đức Mẹ Fatima, với sự tham gia chứng kiến của khoảng 600.000 tín hữu hành hương. Vương miện này do các phụ nữ Bồ Đào Nha cung hiến để cảm tạ Đức Mẹ đã gìn giữ Bồ Đào Nha trong cuộc thế chiến thứ nhất.

Từ năm 1948, Lúcia vào tu trong đan viện dòng kín Carmêlô ở Coimbra (Bồ Đào Nha), dưới tên nữ tu Lúcia Trái Tim Vô nhiễm nguyên tội.

Lúcia từ trần ngày 14.2.2005 ở tuổi 97.

10/8/09

SỐNG SỨ ÐIỆP FATIMA

Năm 1917, Ðức Mẹ hiện ra tại Fatima , Bồ Ðào Nha ban cho nhân loại 3 mệnh lệnh:

- Cải thiện đời sống

- Lần hạt Mân Côi

- Tôn sùng Trái Tim Mẹ



Ba mệnh lệnh trên chính là 3 đòi hỏi căn bản và cần thiết mà nhân loại cần phải thực hiện để thế giới được thái bình, chấm dứt nạn Cộng Sản Vô Thần, một chủ thuyết sẽ gieo rắc lầm than, đau khổ và khốn khó cho nhân loại. Ngoài ra, Ðức Mẹ còn tiết lộ cho ba trẻ được thị kiến lúc bấy giờ là Lucia, Giaxinta, và Phanxicô 3 điều bí mật, được gọi là Bí Mật Fatima.



Từ ngày đó, nhân loại đã trải qua những năm tháng chờ đợi trong sự tò mò. Nhiều người muốn biết những điều bí mật ấy là gì, có liên quan như thế nào đến vận mệnh của mình, vận mệnh thế giới? Gần đây, nhân loại đã thở phào nhẹ nhõm khi biết tất cả 3 điều bí mật ấy đã được công bố, nước Nga đã từ bỏ chủ thuyết Cộng Sản, và Cộng Sản Ðông Âu cũng đã tan rã. Không còn Cộng Sản Nga nữa, và 3 điều bí mật ấy cũng không liên quan gì đến con người, và không ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới nên Fatima bắt đầu đi vào quên lãng. Sứ điệp Fatima , vì thế, cũng có ít người quan tâm đến.



Nhưng thật bất ngờ, ngày 8 tháng 1 năm 2009 vừa qua, trong buổi triều yết dành cho các nhân viên ngoại giao của 177 quốc gia có liên lạc ngoại giao với Tòa Thánh, Ðức Bênêđíctô XVI đã phát biểu như sau: “Tương lai bây giờ bị lâm nguy hơn trong quá khứ, nhưng chúng ta không nên ngã lòng, đúng hơn, phải tăng gấp đôi sự dấn thân cho hòa bình.”





Nhân loại lâm nguy:



“Tương lai bây giờ bị lâm nguy hơn trong quá khứ”. Thật vậy, chủ thuyết Cộng Sản do Nga khởi xướng tuy đã được giải thể ở Nga và Ðông Âu, nhưng nó vẫn còn tồn tại ở Trung Hoa, Bắc Hàn, Việt Nam và Cuba . Chủ thuyết Cộng Sản tạm thời chấm dứt, nhưng chủ thuyết Hồi Giáo Cựu Ðoan đang làm cho nhân loại hoảng sợ. Nạn Cộng Sản Vô Thần tuy đã lui vào bóng tối, nhưng một lối sống vô thần khác lại đang ảnh hưởng trầm trọng đến tương lai nhân loại, đó là tư tưởng và lối sống tự do quá khích. Tự do ly dị, phá thai, đồng tính, và hôn nhân đồng tính. 4 chọn lựa này là 4 quái thai của tư tưởng nhân loại thời đại đang tạo nên một bầu tử khí bao trùm sinh hoạt tâm linh con người, khiến Ðức Gioan Phaolô II đã phải đặt cho nó một tên gọi rùng rợn, đó là “văn hóa sự chết”. Và trong thực tế, không mấy ai mà không bị ảnh hưởng, hoặc trở thành nạn nhân của nền văn hóa này.



Thật vậy, nền hòa bình nhân loại hiện đang trên bờ vực thẳm, và tương lai nhân loại không sáng sủa không phải do những vũ khí nguyên tử của Mỹ, Nga, Trung Cộng, và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Không phải do ngòi nổ từ Trung Ðông, hoặc nền kinh tế thế giới kiệt quệ như hiện nay. Nhưng sự bấp bênh, nguy hiểm của tương lai nhân loại nằm trong ảnh hưởng của một nền văn hóa toàn cầu, trong đó, người ta cố tình loại bỏ ảnh hưởng và sự hiện hữu của Thiên Chúa.



Lịch sử nhân loại đã minh chứng điều này, trong thế kỷ của chúng ta đang sống, mạng người đã bị cướp đi nhiều hơn nhân mạng đã bị giết vì chiến tranh của tất cả các cuộc chiến tranh từ trước cộng lại. Nhìn vào những con số thống kê của các vụ phá thai trên toàn thế giới, con số lên đến hàng chục triệu mỗi năm. Có cuộc chiến nào suốt trong chiều dài lịch sử đã giết chết hàng chục triệu mạng người một năm? Nhân danh tự do lựa chọn, nhân danh quyền làm mẹ, có đến 60 triệu thai nhi bị giết mỗi năm trên khắp thế giới bằng hành động phá thai. Một hành động dã man, lạnh lùng đến kinh hãi nếu chúng ta nhìn bằng cặp mắt của tâm linh, của trái tim biết rung động. Và hệ quả của nó là gia đình tan nát, hôn nhân mất ý nghĩa, tình yêu bị lợi dụng, luân lý bị suy đồi.



Lịch sử cũng đang chứng minh rằng, con người ngày nay đang trải qua những khủng hoảng trầm trọng về niềm tin. Ðối với những ai tin vào Thiên Chúa họ cũng đang trải qua những cơn bắt bớ, trù dập, và tử đạo mọi ngày. Tại các quốc gia Hồi Giáo cực đoan, tại một vài tiểu bang ở Ấn Ðộ, và tại các quốc gia mà chủ thuyết Cộng Sản còn rơi rớt lại như Trung Hoa, Cuba, Bắc Hàn... sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo vẫn đang bị cấm cách, trù dập với trăm ngàn mánh khóe và thủ đoạn của những nhà cầm quyền. Những Kitô hữu vẫn đang phải tử đạo vì niềm tin và tôn giáo của mình.



Trở lên là tội lỗi và hậu quả của những tín hữu, những người không tin vào Thiên Chúa. Còn thành phần tận hiến thì sao? Câu trả lời mà ai cũng tìm thấy rõ ràng qua biến cố lạm dụng tình dục của các giáo sỹ, và một số giáo phẩm ở Hoa Kỳ, cũng như trên khắp thế giới. “Hương khói Satan đã lọt vào Giáo Hội qua những kẽ hở của đời sống tận hiến”.



Những bấp bênh của những giải pháp chính trị, kinh tế, cộng với ảnh hưởng của nền văn hóa sự chết, càng làm cho đời sống Kitô hữu ngày càng trở nên hết sức khó khăn và đầy thách đố. Chiến tranh, loạn lạc và hồng thủy không chỉ diễn ra trên mặt nổi của cuộc đời, mà còn là một trận hồng thủy âm ỷ, sâu lắng trong cõi lòng Giáo Hội, và con người. Ðiều này đã được 3 vị Giáo Hoàng cận đại nhìn thấy và đã từng lớn tiếng cảnh báo. Trước đây hơn nửa thế kỷ, Ðức Piô XII đã phát biểu rằng: “Tội lớn nhất của con người thời đại, là đánh mất đi ý thức tội lỗi”. Tiếp đến, Ðức Gioan Phaolô II thì cho rằng, nền văn hóa ngày nay là một “nền văn hóa sự chết”. Và Ðức Bênêđíctô XVI thì cảnh giác thế giới về triết lý sống “tương đối”.



Sống sứ điệp Fatima :



Do việc đánh mất ý thức tội lỗi, nên con người ngày nay làm điều sai trái mà cứ tưởng mình làm đúng. Làm điều tội lỗi mà vẫn cho mình là sống thánh thiện. Thiên Chúa và Satan. Tà và thiện. Tội và phúc được định giá như nhau và đồng đều theo nhu cầu và sự cần thiết của mỗi người. Trong nền “văn hóa sự chết” này, hôn nhân và đồng tính là hai lối sống được quan niệm đều tốt như nhau, và con người có quyền chọn lựa theo nhu cầu và lối sống. Người ta có quyền mang hoặc hủy bỏ một mạng sống, dù đó là mạng sống của con mình nhân danh quyền tự do lựa chọn. Và người ta cũng có quyền cắt đứt sự sống của một người già cả, nhân danh sức khỏe, sự tốn kém trị liệu, và rất nhiều những lý do nhân đạo.



Những điều xấu xa ấy, trước những vấn nạn không thể giải quyết bằng khả năng con người ấy, Kitô hữu chúng ta phải làm gì? Bỏ cuộc? Hay ngồi nguyền rủa cuộc đời? Nguyền rủa bóng tối?



Rất may, sứ điệp Fatima vẫn là sứ điệp mà con người có thể dùng để giải quyết những vấn nạn của xã hội, và những khó khăn cuộc sống. Trong sứ điệp Fatima , 3 phương thế thực hành đã được Ðức Maria nhắc đến: Cải thiện đời sống. Tôn sùng Trái Tim Mẹ và Lần Hạt Mân Côi. Tuy nhiên, cả ba điều kiện trên đều không dễ thực hiện mặc dù xem ra như nhỏ mọn và tầm thường.



Trên thực tế, chẳng mấy ai nhận mình có lỗi và vì thế cũng chẳn mấy ai nghĩ mình cần phải sửa lỗi. Ðiều này dễ hiểu, vì một khi đã đánh mất niềm tin, đánh mất ý thức tội lỗi, thì làm gì còn thấy mình có lỗi để sửa lỗi. Ðiểm trùng hợp giữa hai nhận xét của Ðức Piô XII và Ðức Bênêđíctô XVI là vì đánh mất ý thức tội lỗi, nên con người thời đại nhìn gì cũng chỉ thấy những giá trị tương đối.



Nhận ra cái tuyệt đối. Phân biệt giữa đen và trắng thì tương đối dễ hơn là phân biệt giữa trắng nhiều và trắng ít, giữa đen nhiều và đen ít. Giữa một cái áo trắng nếu có vết bẩn nào dính vào, nó hiện ra rõ ràng, nhưng trên một mảnh vải đen thì một vài vết bẩn không còn là điều khiến cho ta quan tâm nữa. Cái nguy hiểm của quan niệm và lối sống này làm cho con người không cảm thấy nhu cầu cần phải sửa sai hay thăng tiến. Ảnh hưởng của nó đã biến thành một độc dược tỏa lan trong không khí sinh hoạt để biến nền văn hóa sự sống thành “nền văn hóa sự chết”.



Do đó, để nhận ra điều cần phải sửa đổi cần thiết con người phải tìm gặp và tiếp cận với Ðấng thiêng liêng, cao cả. Và sự tiếp cận ấy là lời cầu nguyện. Mẹ Maria đã giới thiệu phương thế cầu nguyện rất đơn sơ bằng chuỗi Mân Côi. Mẹ cũng lôi kéo tâm hồn con người về với tình thương Thiên Chúa qua hình ảnh trái tim của một hiền mẫu.



Ðể phục hồi nền văn hóa sự sống, để cứu vãn nhân loại và thế giới khỏi đi sâu vào con đường diệt vong, con đường tự hủy diệt, cần phải có một phép lạ. Nhưng phép lạ ấy sẽ không thể nào sẩy ra nếu không có sự can thiệp của Mẹ. “Người bảo gì hãy làm như vậy” (Gio 2:5), đó là lời của Ðức Trinh Nữ Maria đã nói với các gia nhân trong bữa tiệc cưới tại Canna, và vì làm như lời Mẹ dậy bảo, nên phép lạ nước lã hóa rượu đã được thực hiện.



Nhân loại ngày nay cần những phép lạ của niềm hy vọng để có thể tin tưởng vào Con của Ðức Trinh Nữ Maria giữa một thế giới đã đánh mất niềm tin. Nhân loại ngày nay cũng cần những phép lạ của tình thương giữa một thế giới chết chóc, giữa một thế giới mà nghi kỵ, thù hận gây ra bởi mất niềm tin vào Ðấng đã yêu thương con người nên đã hóa thân làm người. Tất cả những phép lạ này đều được thực hiện bởi Chúa Giêsu, Con Mẹ Maria.



Sứ mạng của hồn nhỏ là yêu thay và đền thay.

Nghề của hồn nhỏ là cầu nguyện.



Nhưng chúng ta không thể yêu được, đền được, cũng như cầu nguyện sốt sắng được nếu như chúng ta không tiếp cận với Chúa qua Mẹ Maria. “Per Mariam ad Jesum”. Nếu Chúa Giêsu là đấng làm nên phép lạ, thì Mẹ Maria là người đề nghị và cầu xin phép lạ ấy cho chúng ta: “Họ hết rượu rồi” (Gio 2:3). Vậy hãy nghe lời Mẹ dậy: “Cải thiện đời sống. Siêng năng lần hạt, và Ðền Tạ Trái Tim Mẹ”. Sứ điệp Fatima vẫn chưa phải là sứ điệp lỗi thời và nó không thể bị quên lãng, vì: “Tương lai bây giờ bị lâm nguy hơn trong quá khứ, nhưng chúng ta không nên ngã lòng, đúng hơn, phải tăng gấp đôi sự dấn thân cho hòa bình.” (Bênêđíctô XVI).