Pages

18/5/09

CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG (Chương V - 3)

III. BỆNH TÂM LINH VÀ VIỆC GIẢI HÒA

Linh hồn chúng ta có thể ngã bệnh, và bệnh đó còn trầm trọng hơn ung thư hay một chấn thương tâm lý.

Một ngày thứ bảy, Đức Yêsu đến hồ tắm Bethesđa, nghĩa là “Nhà thương xót”, Ngài nhìn thấy một người bất toại nằm trên chõng và bảo:

- Hãy chỗi dậy, vác chõng mà đi!

Người này bất toại đã 38 năm trường, lúc ấy được Chúa đoái thương, đã đứng dậy và bắt đầu đi. Sau đó, Thầy Yêsu tìm gặp anh ta và bảo:

- Nay anh đã được khỏi, đừng phạm tội nữa, kẻo bịhọa khốn hơn! (Yn 5,1-14).

Đức Yêsu không quả quyết rằng: nếu tái phạm tội, anh sẽ còn bịbất toại lâu hơn 38 năm, nhưng nếu cứ phạm tội thì khốn hơn 38 năm bất toại. Tội không chỉ là một bệnh tật của linh hồn, nó còn chắc chắn gây ra sự chết. Thánh Phaolô quả quyết:

“Tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rm 6,23).

Tội gây ra sự chết, bởi nó làm cho ta mất sự sống của Thiên Chúa, hay tệ hơn, mất chính Thiên Chúa, là sự sống:

“Chúng đã bỏ Ta, mạch nước nguồn sống, để tự đào cho mình những giếng nước rò rỉ, không chứa được nước” (Yer 2,13).

Tự cơ bản, tội là một sự thiếu tin cậy vào Thiên Chúa, do quá tin cậy vào mình. Chúng ta tin vào mình (tin vào những giá trị, tư tưởng, đảm bảo, tài khéo của mình…) hơn là tin vào Thiên Chúa. Quả cấm ở vườn Địa Đàng là gì, nếu không phải là con người, trước tiên, cậy vào tài năng và các phương thế của mình để vươn tới sự thành đạt, hơn là cậy vào đường lối Thiên Chúa đưa ra (bất phục tùng Thiên Chúa là thế).(*)

Tội gây tác hại cho con người hơn là cho Thiên Chúa (Cn 3,36; Yer 26,19).

“Sự ngỗ nghịch của các ngươi có làm hại Ta chăng? Không, chúng tác hại cho các ngươi, để các ngươi phải xấu hổ, thẹn thùng” (Yer 7,19).

Thiên Chúa yêu ta đến độ vì biết tác hại do tội gây ra nơi ta, Người đã ngăn cấm ta phạm tội, vì Người không muốn ta sa vòng nô lệ.

Việc chữa lành toàn diện hệ tại việc giải phóng ta khỏi kiềm tỏa của tội, xui khiến ta làm sự dữ mà ta không muốn, và cản trở ta làm sự lành mà ta dự tính.

Vậy Thiên Chúa chẳng những tha thứ tội lỗi, mà còn tăng sức mạnh giúp ta đừng phạm tội nữa.

Hơn nữa, Người biến đổi trái tim ta, để muốn và làm những gì Người truyền dạy. Không phải Người truyền khiến từ bên ngoài, nhưng là một mệnh lệnh khởi phát như thể từ chính hữu thể ta, do Chúa Thánh Thần cảm hóa. Không ai là “người” đích thực cho bằng kẻ đã được giải phóng khỏi nô lệ tội lỗi.

Thiên Chúa là Chúa của sự tha thứ (Nêh 9,17), Người luôn luôn tha thứ và tha thứ một lần cho mãi mãi; chính Người đã tha thứ hết mọi tội ta. Máu châu báu của Chúa Kitô trên thập giá là liều thuốc chữa lành ta khỏi mọi tội lỗi.

“Có thần nào giống như Ngài, Đấng cất đi mọi tội ác, Đấng bỏ qua lỗi lầm của dân Ngài? Ngài không nuôi giận mãi mãi, vì Ngài yêu chuộng nhân nghĩa. Với ta, Ngài lại chạnh thương lần lữa mà dẫm lên tội ác của ta. Mọi lỗi lầm của ta, Ngài quăng chìm đáy biển” (Mica 7,18-19).

Đối với ta, phải dùng phương thức ấy trong đức tin, bằng việc hòa giải với Thiên Chúa. Nhờ đức tin, ta nhận lấy các công nghiệp Chúa Kitô trên thập giá làm của mình. Bằng việc hoán cải, ta phát huy tối đa hoa quả việc cứu chuộc của Chúa. Chỉ cần ta xưng thú mình là tội nhân trước mặt Chúa đầy lòng thương xót là ta được thứ tha:

“Nếu ta xưng thú tội mình, thì Người là Đấng trung tín và công chính sẽ tha thứ tội lỗi cho ta, và tẩy sạch mọi điều bất nhân bất nghĩa” (1Yn 1,9).

Trong lãnh vực này, sự hòa giải đóng vai trò to lớn, vì đầy chính là bí tích của sự gặp gỡtrong niềm vui; đó là việc đứa con hoang đàng trở về nhà cha: người cha đầy thương xót sẽ cho mang vào chân ta giày mới (chức vị), mặc cho áo mới (đời sống mới) và cho đeo nhẫn đẹp (quyền thừa kế); ông còn tổ chức một bữa tiệc mừng, vì đứa con tưởng như đã chết nay lại trở về với sự sống (Lc 15,11-24).

Đức Yêsu đã sai các tông đồ đi làm cho kẻ chết sống lại (Mt 10,8), mà không ai chết cho bằng kẻ do tội đã mất sự sống của Thiên Chúa. Dẫu vậy, nhiều người vẫn chưa hiểu bí tích tốt đẹp này, còn sợ hãi và tìm trăm cớ để tránh đi xưng tội.

Có một linh mục đi phục vụ trong một làng nhỏ ở Bắc cực. Để đến làng gần nhất tìm xưng tội với một linh mục khác, ngài phải dùng một chiếc máy bay nhỏ cũ kỹ, vì không có đường bộ. Do đó, ngài thường nói: “Tôi không đi xưng tội nữa, vì nếu chỉ để xưng tội nhẹ thôi, thì tiền máy bay quả là đắt quá; còn nếu phải xưng tội trọng thì tôi không dám đi, nhỡmáy bay cũ kỹ này rớt xuống thì mình chết sao!”

Một hôm, tôi lái xe trở về làng. Vì quên để ý, tôi chạy quá tốc độ qui định. Một cảnh sát giao thông đuổi theo bằng xe môtô và chặn tôi lại. Tôi dừng xe, viên cảnh sát tiến lại gần, súng lục cầm tay. Ông tức giận vì phải đuổi theo tới 10 phút mới bắt kịp tôi. Đang lúc xét giấy, ông ấy hỏi:

- Có phải ông là ông cha Tardif nổi tiếng đó không?

Tôi đáp:

- Phải. Ông muốn xưng tội à?

Vừa nghe vậy, ông ta sợ hãi đến nỗi trả giấy tờ lại cho tôi ngay, và bảo ông ta có việc phải đi gấp. Đấy, có đủ súng oống và quyền lực, thế mà vẫn sợ xưng tội. Vì sợ, ông không lấy tiền phạt của tôi, cũng không xưng tội. Chúng ta sợ xưng tội, vì không hiểu đó là Bí tích của Tình Yêu Thiên Chúa.

Mỗi lần ta xin Chúa thứ tha, thì dù tội gì đi nữa, Ngài vẫn tha cho. Ngài không bao giờ ngạc nhiên vì tội lỗi ta. Ngài chỉ chờ chúng ta nhìn nhận tội lỗi và xin Ngài tha thứ, không tự bào chữa, không quanh co tìm cách làm giảm nhẹ tội. Chỉ có một tội mà Chúa không thể tha, đó là tội không xin Ngài tha thứ, tội mà ta không nhìn nhận tội, tội mà ta cứ tự biện hộ.

Linh mục chỉ là thừa tác viên của sự tha thứ ấy. Ngài không phải là quan tòa, không là lý hình, nhưng là máng chuyển lòng thương xót. Không có sứ mệnh nào sâu xa và hiệu nghiệm bằng sứ vụ đón tiếp người tội lỗi chìm ngập trong bùn lầy tội lụy, và đem họ đến trước cửa thiên đàng. Linh mục là người duy nhất trong xứ đạo có quyền tha tội và chủ tọa Thánh Lễ, không ai thay thế ngài được. Mỗi lần giải tội, ngài là ngôn sứ của Thiên Chúa, để nhân danh Chúa nói với ta: “Ta tha tội cho con”. Quả thật là nhân danh Thiên Chúa.

Ngoài ra, cũng như Thánh Lễ là nơi đặc tuyển để lãnh ơn chữa trịthể xác, Bí tích Giải tội là giây phút tốt nhất, để cầu nguyện cho được chữa lành nội tâm. Một linh mục kia nói lên thắc mắc của mình:

- Làm sao tôi có thể cầu nguyện từ từ cho từng người một được? Vì làm thế, tôi sẽ không còn giờ đâu mà làm việc khác.

Tôi đáp:

- Nhưng cha còn phải làm việc nào khác hơn là giải thoát những người bịức chế, và làm thừa tác viên cho sự hòa giải?

Có lẽ vịlinh mục ấy nghĩ rằng: quét sơn lại phòng họp nhà xứ là việc cần làm? Đó là bỏ việc chỉ mình ngài chứ không ai khác có thể làm được, để làm công việc mà ai cũng có thể làm thay ngài. Có những vịkhác dành nhiều giờ làm sổ sách của giáo xứ, thay vì lo rao giảng cho con chiên, bổn đạo về những kỳ công của Thiên Chúa, và giải thoát họ khỏi nô lệ và tội lỗi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét