Pages

18/5/09

CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG (Chương V - 2)

II. BỆNH CỦA CON TIM VÀ VIỆC CHỮA LÀNH NỘI TÂM

Ai trong chúng ta cũng biết quá khứ của ta để lại những ảnh hưởng nặng nề trong hiện tại như thế nào. Bây giờ, chúng ta sẽ nói về những thái độ bệnh hoạn của bản thân ta và những mối quan hệ của ta với người khác, chúng vốn đã đâm rễ sâu vào những kinh nghiệm đau thương của cuộc đời ta.

Biết bao chấn thương hiện tại là do những vết thương trong quá khứ của ta gây ra. Những hậu quả tai hại thể hiện trên mặt thể lý, một số những bệnh tật thể xác có thể do những chấn thương tình cảm phát sinh. Lại có những hậu quả tai hại khác biểu hiện trên mặt tâm lý, chẳng hạn như những mặc cảm bắt nguồn từ những chấn thương tình cảm, hoặc nhiều khi từ những vết thương do lỗi lầm đời ta gây ra.

Người ta có thể khám phá thấy nhiều yếu đuối trong đời sống Kitô hữu chúng ta, bắt nguồn từ những biến cố của cuộc đời, và chúng gây thương tích sâu xa nơi ta. Những thương tích này có thể thành những kẽ nứt, qua đó, tội lỗi thâm nhập. Những tâm bệnh này, Chúa có thể chữa lành, nhờ lời cầu nguyện xin ơn chữa lành nội tâm.

Trong một trung tâm bệnh ở Montréal (Canada), có một bệnh nhân mù như một trường hợp bệnh lý kỳ lạ. Anh ta mù mà không do một nguyên nhân hiển nhiên nào, cả thần kinh, thịgiác, đồng tử và giác mạc vẫn hoàn hảo. Sau, nhờ một buổi điều trịbằng thôi miên, người ta khám phá ra nguyên nhân xuất phát từ thời thơ ấu, lúc còn ngủ cùng phòng với cha mẹ. Một đêm, cha mẹ liên hệ tình dục nồng nhiệt, nhưng cậu bé lại nghĩ rằng cha cậu đã xử sự hung bạo với mẹ cậu. Điều đó gây chấn thương sâu đậm, đến nỗi cậu nhắm mắt trước sự tấn công ấy, và trước tất cả mọi sự khác trên đời, rồi cậu hóa ra mù. Khi tìm ra nguyên nhân bệnh tình, người ta chữa anh bằng phương pháp điều trịthích hợp, và mấy tháng sau, anh lại nhìn thấy được.

Chúa Yêsu cũng làm như thế bởi lời cầu nguyện chữa bệnh nội tâm. Ngài đi đến gốc rễ của những xung đột để chữa lành. Cái lợi trước mắt là Ngài không bắt ta trả tiền, và đàng khác, Ngài hành động mau lẹ hơn tất cả các tâm lý gia và tâm bệnh gia trên thế giới này. Ngài là Đấng chữa lành những tấm lòng tan vỡvà băng bó các vết thương của họ (Tv 147,3).

Thiên Chúa chúng ta thật tuyệt vời, có khả năng đi sâu tận tiềm thức các vấn đề của ta để chữa lành và giải thoát ta. Trong Phụng vụ trước kia, có một lời nguyện rất đẹp: “Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi sự dữ quá khứ, hiện tại và tương lai!”. Chúa có thể giải thoát ta, vì Ngài không lệ thuộc vào thời gian. Lúc nào cũng là hiện tại đối với Ngài, vì Ngài vẫn luôn là một, hôm qua, hôm nay và mãi mãi.

Để làm điều này, trước hết phải vạch trần được nguyên nhân của mỗi thương tích. Không những phải ý thức về nó, nhưng phải trưng bày nó ra trong ánh sáng tình yêu của Chúa, trong một lòng tín thác hoàn toàn, và kêu xin Ngài chữa lành, nhờ lòng thương xót vô biên của Ngài.

Có những bệnh tật mà vết thương thể lý được chữa lành nhờ tắm nắng. Cũng vậy, Chúa Yêsu – Mặt Trời công lý – sẽ chữa những vết thương tâm hồn, nếu chúng ta đem tất cả bản thân mình và nhất là những thương tích ra tắm gội, phơi bày dưới những tia nắng của Trái Tim hay thương xót của Ngài. Sức ấm nóng của Trái Tim ấy sẽ thấm nhập và ta được chữa lành.

“Trên các ngươi là những kẻ kính sợ Danh ta, sẽ ló rạng mặt trời công chínnh, với những tia sáng có sức chữa lành” (Mal 3,20).

Sự ấp ủ những kỷ niệm đau buồn trong trí nhớ, sẽ phát sinh những chấn thương và những mặc cảm, trong mối quan hệ của ta với thân nhân và ngay cả với Thiên Chúa. Chính vì thế, sứ vụ chữa lành nội tâm khởi sự đánh vào phạm vi các ký ức trước tiên, bởi vì những gì ta lưu trữ trong trí nhớ – cách ý thức hay vô thức – cũng phát sinh những phản ứng nơi thể xác, nơi các cơ quan hay nơi thần kinh.

Trong bầu không khí cầu nguyện và đức tin, chúng ta giúp đương sự tìm lại được nguồn gốc những đau khổ của họ (bịgia đình hất hủi, bỏ bê, đối xử tàn tệ, bịtai nạn, thất bại, v.v…); rồi đem từng việc đã xảy ra có tính cách đau buồn ấy phơi bày dưới ánh sáng và uy danh của Chúa Yêsu. Ngài là lương y hôm qua, hôm nay và mãi mãi, sẽ chữa lành các vết thương của trí nhớ, như tia nắng mặt trời chữa lành các thương tích của thể xác ta vậy.

Chúng tôi nhân Danh Chúa Yêsu và cậy vì quyền lực các Thương Tích Thánh của Ngài (nhờ các vết thương của Ngài, ta được chữa lành), mà truyền cho bệnh tật phải được lành: “Nhân Danh Chúa Yêsu, tôi giải thoát con khỏi những sợ hãi, khắc khoải, xao xuyến và các mặc cảm, v.v… đã do các biến cố ấy gây nên.”

1. Nguồn gốc của vấn đề:

Không được lẫn lộn việc chữa lành với việc xóa bỏ các triệu chứng. Không thể để ta bịđánh lừa bởi các triệu chứng, vì chúng xuất hiện, biến dạng, đang khi vấn đề còn y nguyên đó.

Chẳng hạn, đôi khi, có người từ bỏ hút thuốc nhờ một phương pháp nào đó, nhưng sau lại ăn uống quá nhiều. Một người nghiện rượu có thể bỏ rượu, nhưng nếu anh ta không chữa lành tận gốc, anh ta sẽ rơi vào những tật xấu khác. Trong những trường hợp ấy, vấn đề chưa được giải quyết, mà chỉ chuyển vị. Cũng giống như một trái banh phồng hơi, nếu người ta ấn vào bên này, thì hơi sẽ chạy sang bên kia.

Cách chung, căn nguyên tất cả mọi bệnh tật của ta là do vết thương tình yêu, hay do thác loạn tình yêu. Chính vì thế, người ta vẫn nhắc đến việc “chữa lành con tim” – một kinh nghiệm tiêu cực về tình yêu chân thật. Vì thế, khám phá ra vấn đề hoặc gốc rễ của các xung đột thì chưa đủ, việc quan trọng hơn là phải lấp đầy chỗ trống ấy, bằng tình yêu thương xót của Chúa Yêsu.

Chúa Yêsu chữa lành tận gốc rễ. Ngài phá hủy các gút mắc chính – vốn là căn nguyên tất cả mọi chuyện rắc rối. Cái căn gốc ấy có thể khám phá được bằng hai cách: hoặc bằng đối thoại với đương sự, để khám phá ra vấn đề đã phát sinh khi nào và cách nào (một nửa công việc chữa lành vết thương tình cảm tùy ở khả năng nghe bệnh nhân tâm sự, với lòng yêu thương không phê phán); hoặc bằng sự biện phân nhờ đặc sủng.

Một người kia bịsuyễn rất nặng, mỗi lần lên cơn thì hầu như tắt thở. Qua cuộc nói chuyện với Đức Cha Alphongso Uribe Jaramillo, và nhờ tìm xem cơn suyễn bộc phát thế nào, chịmới nhớ ra rằng: trước khi sinh đứa con thứ nhì, có một chịláng giềng ác ý đã đề quyết đứa con ấy không phải là con của chồng chị. Điều đó làm chịtổn thương đến phát bệnh suyễn. Đây không phải là một căn bệnh, mà là triệu chứng của một thương tích tình cảm; nó sẽ biến mất khi nào chị khám phá ra thương tích này, để rồi cầu xin Chúa chữa lành.

Còn về việc biện phân bởi đặc sủng, trong một vài trường hợp, Chúa ban xuống một ánh sáng đặc biệt, để đi sâu vào gốc rễ của vấn đề. Chúa đến trợ giúp sự bất lực của ta, để ta khám phá căn gốc của bệnh – là điều theo sức loài người không thể làm, hoặc đòi hỏi thời gian lâu dài với nhiều phương pháp tâm lý – và để Ngài chữa lành.

Sự biện phân đặc sủng không phải là kết quả của kỹ thuật tâm lý, nhưng là một ơn đặc biệt Chúa ban xuống trong một trường hợp riêng.

Một bé gái 13 tuổi, vào nửa đêm một Chúa Nhật, bỗng giật mình thức dậy, hết sức kinh sợ và thốt lên những tiếng la thất thanh, vì thấy một người đàn ông đã lẻn vào phòng em. Sáng hôm sau, em bịmù. Vì gia đình nghèo, người ta chạy chữa qua loa cho em bằng những thứ ngoại khoa. Sau mới chạy đến y sĩ, nhưng không kết quả. Cuối cùng, họ đem em đến nhà thờ. Bởi vì tôi chẳng biết cho em thuốc men gì, tôi bắt đầu cầu nguyện, cũng không kết quả. Thế nên, tôi bắt đầu cầu nguyện trong tiếng lạ, và tôi hiểu rằng em nhỏ này không bịmù, song bịmột vết thương thuộc cảm xúc gây ra, do ấn tượng em “thấy một người đàn ông đi vào trong buồng”.

Chúng tôi xin Chúa chữa em khỏi vết thương cảm xúc; thế là 10 phút sau, em thấy được hoàn toàn như trước. Thành ra, vết thương tình cảm là gốc của các bệnh thể xác bên ngoài. Một khi căn nguyên được chữa, hậu quả cũng tiêu tan.

Người ta phải cầu nguyện, để Chúa chặt đứt những ràng buộc với quá khứ, vốn gây ảnh hưởng trên hiện tại. Rồi tiếp theo, người ta xin Chúa đổ tràn tình yêu, sự cảm thông, sự bình an cho giờ phút hiện tại hay cho những hoàn cảnh đau đớn này.

Trong cuộc tĩnh tâm ở Caracas thuộc Vénézuéla, một nữ tu kể cho chúng tôi rằng: mặc dầu rất mãn nguyện về ơn kêu gọi và công việc truyền giáo, song chịvẫn thấy chìm ngập trong một nỗi buồn vô căn cớ. Chúng tôi đã cầu nguyện cho chịđược chữa lành nội tâm, và trong lúc cầu nguyện bằng tiếng lạ, có một nữ tu khác nhìn thấy trong trí mình hình ảnh một em gái nhỏ 5 tuổi, đang khóc vì đi lạc trong rừng cây um tùm giữa tuyết sa. Người ta hỏi chịnữ tu đang bịbuồn rầu rằng: có thấy hình ảnh nói gì với chịkhông, chịtrả lời với mắt ứa lệ:

- Khi tôi còn nhỏ, một mùa đông kia, tôi ra khỏi nhà và lạc mất đường về, do tuyết rơi dầy đặc. Ba má tôi không biết tôi ở đâu mà tìm. Tôi một mình lạc lõng, đau đớn, lo sợ không bao giờ gặp ba má nữa.

Thế là chúng tôi cầu Chúa Yêsu – Đấng Chăn Chiên tốt lành – chữa vết thương tình cảm ấy, vì Chúa vẫn ở với chịtrong những ngày đau đớn này, không bao giờ bỏ chịmột mình, và không cho phép chịlạc lõng trên những nẻo đường đời. Chịấy đã được khỏi, và niềm vui đã trở về với chị, trong đời sống cũng như trong việc làm. Đối với Thiên Chúa chúng ta, mọi sự đều là hiện tại. Người chữa ta khỏi mọi thương tật, dù chúng bịchôn vùi trong quá khứ.

Việc chữa lành các kỷ niệm đau buồn là nhờ Chúa Yêsu vẫn là một, hôm nay, hôm qua và mãi mãi (Hr 13,8), và những công nghiệp cứu chuộc của sự chết và sự sống lại của Ngài vẫn luôn luôn hiện tại và hiệu nghiệm. Chính vì thế, các công nghiệp ấy đã có thể thánh hóa Đức Maria, hồi mới thụ thai trong lòng Bà Thánh Anna, làm cho Mẹ tinh sạch tội tổ tông truyền. Trong tác vụ chữa bệnh, chúng ta được hưởng công nghiệp của sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô, để lãnh những hoa quả của ơn cứu chuộc, vào một thời gian nhất định của đời ta. Khởi đầu là xác tín rằng: Chúa Yêsu – cách đây 2000 năm – đã gánh lấy những đau khổ và bệnh tật của ta. Nhờ đức tin, ta làm cho cuộc vinh thắng của Chúa Yêsu trên mọi sự dữ thành cuộc vinh thắng của ta.

Nhờ cuộc chữa lành tâm can, một niềm hy vọng loé sáng cho những ai đành cam phận sống trong những tập quán và những chấn thương. Một cánh cửa đã mở ra chữa lành cho những ai không thể đổi thay được, mặc dầu nỗ lực hết sức có thể; đồng thời, những xiềng xích trói buộc ta vào cảnh nô lệ quá khứ đã bịbẻ tung.

Chúa Yêsu đã đến, để ban sự sống và sự sống dồi dào. Ngài muốn ta được tự do, và làm ta có khả năng được tự do thoát khỏi xiềng xích đã cột ta vào một quá khứ buồn đau, hay một kinh nghiệm tai hại.

Có những người đến với Bí tích Hòa giải để xưng thú cứ mãi một thứ tội, một thứ lỗi; như thể Bí tích này chỉ để ban cho ta ơn tha tội của Thiên Chúa, chứ không làm cho ta có sức mạnh thắng được cuộc chiến với tội lỗi. Ơn chữa lành tâm can đã đến giải thoát ta khỏi những ràng buộc làm ta thành nô lệ, không cho phép ta bay tới sự kết hợp với Thiên Chúa và với sự thánh thiện.

Như vậy, phải chăng việc chữa lành tâm can hiệu nghiệm hơn Bí tích? Không phải như thế, nhưng chính trong Bí tích Hòa giải, ơn chữa lành tâm can đạt hiệu quả sâu xa nhất.

Nếu các linh mục ý thức được quyền lực chữa lành của Bí tích Hòa giải, các ngài sẽ không ngừng sử dụng nó. Linh mục nào chỉ hạn chế Bí tích ấy vào việc ban phép xá giải, không cầu nguyện cho bệnh nhân được chữa lành tâm can, thì đã giảm thiểu quyền lực của Bí tích ấy một cách đáng kể.

LờI CẦU XIN CHữA LÀNH CÁC KỶ NIệM ĐAU BUỒN

Vì chúng ta hết thảy đều mắc bệnh bởi các vết thương trong quá khứ, thì đây, một lời cầu nguyện xin ơn chữa lành nội tâm, để Chúa chữa con tim cho những ai nhìn nhận mình cần điều ấy:

Lạy Cha đầy nhân ái, Cha đầy yêu thương!
Con chúc tụng Cha, ngợi khen Cha và tạ ơn Cha,
Bởi vì Cha đã ban Đức Yêsu cho chúng con do tình yêu.
Cám ơn Cha,
Nhờ ánh sáng của Thần Khí Cha,
Chúng con hiểu rằng chính Đức Yêsu là Sự Sáng,
Là Sự Thật và là Đấng Chăn Chiên tốt lành.
Ngài đã đến để chúng con có sự sống,
Và được sự sống dồi dào.

Hôm nay, lạy Cha,
Chúng con trình lên Cha người con (trai/ gái) này,
Mà Cha đã biết tên.
Con trình lên Cha, để Cha đoái thương
Ghé mắt của Cha nhìn đến đời sống của anh/ chịấy.
Cha biết lòng anh/chị,
Và những thương tích của đời anh/chị
Cha biết điều anh/chị đã muốn làm và đã không làm
Cha biết điều anh/chị đã làm
Và điều người ta đã làm cho anh/chị
Cha biết các giới hạn, sự lầm lạc và tội lỗi của anh/chị
Những chấn thương
Và những mặc cảm của đời sống anh/chị.

Hôm nay, lạy Cha,
Chúng con van nài Cha,
Bởi lòng Cha yêu mến Đức Yêsu Kitô, Con Cha,
Xin hãy đổ tràn Thánh Thần trên người anh/chịnày,
Ngõ hầu lửa nóng tình yêu Cha chữa lành,
Thấm nhập vào tận đáy sâu thẳm con tim anh/chị.
Cha là Đấng chữa lành những vết thương
Và băng bó những cõi lòng tan vỡ.
Xin hãy chữa lành anh/chị, Chúa ơi!
Hãy vào trong tim anh/chịấy,
Như Chúa đã vào trong nhà tiệc ly cửa đóng kín
Của những môn đồ đang sợ hãi.
Chúa đã hiện ra giữa họ và nói:
“Bình an cho các con!”
Xin hãy vào trong trái tim này
Và ban sự bình an của Chúa.
Xin hãy đổ đầy vào đó tình yêu của Chúa!
Chúng con biết rằng tình yêu xua đuổi sợ hãi.
Xin Chúa hãy đi vào đời sống anh/chị
Và chữa lành con tim anh/chị.

Lạy Chúa, chúng con biết rằng Chúa sẽ làm điều ấy
Mỗi khi chúng con van nài Chúa,
Và chúng con van nài Chúa cùng với Đức Maria,
Mẹ chúng con,
Mẹ đã dự tiệc cưới ở Cana,
Khi hết rượu, Chúa đã ứng đáp lời ước nguyện của Mẹ,
Đã hóa nước thành rượu.
Xin hãy ban cho anh/chịmột quả tim đại độ,
Nhã nhặn và đầy nhân hậu.
Hãy ban cho anh/chịmột con tim mới!

Lạy Chúa, xin hãy làm nảy sinh trong người anh/chị
Những hoa quả sự hiện diện của Chúa nơi đây.
Xin hãy ban cho họ những hoa trái của Thần Khí Chúa
Là lòng mến yêu, niềm vui mừng và sự bình an!
Hãy đổ xuống trên anh/chịThần Khí các mối phúc,
Để cho anh/chịcó thể cảm nếm và tìm Chúa mỗi ngày,
Sống không bịmặc cảm hoặc chấn thương giày vò,
Bên cạnh vợ (chồng), cạnh gia đình và anh em mình.

Lạy Cha, con cảm tạ Cha,
Vì những gì Cha làm hôm nay trong đời anh/chị.
Chúng con hết lòng cảm tạ Cha,
Vì chính Cha cũng chữa lành chúng con,
Chính Cha bẻ gẫy xiềng xích trong chúng con,
Và trả lại tự do cho chúng con.
Cám ơn Chúa,
Vì chúng con là đền thờ của Thánh Thần Chúa,
Và đền thờ này không thể bịphá hủy,
Vì chính là nhà của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa
Vì đức tin, tình mến Chúa đã đặt vào lòng chúng con.
Ôi, lạy Chúa! Ngài thật lớn lao!
Xin chúc tụng và ngợi khen Ngài, lạy Chúa!

2. Lời cầu nguyện:

Tôi nghĩ rằng: điều giúp ta quan tâm cầu nguyện xin ơn chữa lành cho người khác hơn cả, chính là trước đó, chúng ta đã có kinh nghiệm ấy. Trước tiên, ta hãy xin cho có lòng thương cảm. Đó là một đặc tính cốt yếu của Trái Tim từ bi Chúa Yêsu Kitô. Ngài biết chạnh lòng thương dân chúng, và vì thế, Ngài đã chữa bệnh tật và nuôi họ ăn.

Không có lòng cảm thương (tức là đau khổ với họ), lời cầu nguyện sẽ chỉ là những lời nói ngoài môi, chứ không xuất từ trong tim.

Về lời cầu nguyện chữa lành nội tâm, không có mẫu nào để làm theo. Người ta cần phải theo Chúa Yêsu – Đấng giảng dạy và chữa lành dưới tác động của Thần Khí. Tôi không có phương pháp cố định nào, chính Đức Yêsu cũng chẳng có.

Chúng tôi muốn trình bày một kinh nghiệm về cách Thiên Chúa đã dạy chúng tôi cầu nguyện thế nào cho bệnh nhân. Đây là vài phương thức may ra có thể hỗ trợ, song đừng quên rằng: Thiên Chúa có thể chỉ bảo những phương cách mới.

a/ Nhân Danh Chúa Yêsu:

Đức Kitô là Đấng trung gian độc nhất giữa Thiên Chúa và loài người, vì thế, không còn Danh nào khác được ban cho nhân loại, để nhờ đó mà được cứu vớt (1Tm 2,5; Cv 4,12). Duy mình Đức Yêsu chữa lành, giải thoát và cứu vớt. Tất cả những gì ta cầu xin nhân danh Ngài, Chúa Cha đều ban cho (Yn 16,23). Chính nhân Danh Đức Yêsu mà các bệnh nhân được khỏi (Mt 7,22; Cv 4,30).

Lời cầu xin nhân Danh Chúa Yêsu không chỉ giản lược vào việc đọc Danh Ngài ra, nhưng trước tiên đòi hỏi phải có lòng trông cậy. Khi Ngài cầu nguyện trong ta và ta trong Ngài, Chúa Cha luôn nhận lời cầu của ta.

Có nhiều người, trong lời cầu nguyện chữa bệnh, và đặc biệt lời cầu nguyện xin ơn giải thoát, thường lặp lại Thánh Danh Chúa Yêsu nhiều lần. Quả thực, Danh ấy chất chứa sức khoẻ và quyền lực, vì nó có nghĩa là “Thiên Chúa cứu”, và chúng ta chắc rằng Lời Chúa sẽ thực hiện điều mà Lời đó chứa đựng.

b/ Cậy vì Máu Chiên Con:

Người ta cầu xin (cậy vào) giá Máu châu báu của Chúa Yêsu – Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa đi tội lỗi thế gian –, để giải thoát ta khỏi quyền lực của tối tăm.

Chúng ta khấn Máu Chúa Yêsu, bởi vì mỗi lần, sau một vết thương tình cảm, một ức chế, một ám ảnh, và ngay cả một bệnh thể lý, người ta thường ấp ủ nơi mình một yếu tố tội lỗi.

Lúc ấy, ta hãy cầu xin rằng:

“Cậy vì Máu châu báu của Chúa Yêsu Kitô, tôi tuyên bố anh (chị…) được gỡkhỏi mọi ràng buộc và mọi sự dữ, vốn cản trở anh (chị…) sống sung mãn sự sống của Chúa Yêsu Kitô”.

Thư gởi tín hữu Êphêsô (1,7) xác quyết rằng:

“Nhờ Máu Chúa Kitô, chúng ta được cứu chuộc”.

Sau đây, một lời chứng được viết, trong một lá thư gửi đến chúng tôi từ Guatemala:

“Trong nhóm cầu nguyện cho bệnh nhân, con ngồi dưới thấp nên không thấy cha được, mà chỉ nghe tiếng thôi. Cứ càng nghe cha nói, con càng được đi vào thế giới tuyệt vời của Thiên Chúa đến không ngờ. Bỗng nhiên, con bắt đầu nhận thấy có một cái gì đặc biệt xảy ra. Con cảm thấy như bay lơ lửng trong không khí và mồ hôi bắt đầu ra nhiều, rồi con cảm thấy cần phải lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Đang khi đó, nước mắt con chảy đầm đìa.

“Tiếp theo là giờ cầu nguyện cho bệnh nhân. Cha đã cho chúng con suy ngắm về Thập Giá Chúa. Con hình dung rõ lắm: con thấy mình được dìm trong Máu châu báu ấy, con khóc lóc, đau buồn vì các tội lỗi đã phạm. Chúa nói với con: “Ta yêu con. Trong tất cả những giờ phút thiếu thông cảm, con hãy yên lòng vì Ta yêu con…” (giờ đây, đang khi viết, con lại khóc).

“Rồi con nhận thấy có sức ép vào bao tử. Chúa đã chữa bộ phận tiểu tiện của con; bởi vì sau khi sinh nở nhiều lần, các bộ phận nay đã bịlệch qua và bít đi.

“Suốt đêm, con thức để ngợi khen Chúa. Nhưng điều quan trọng nhất, đó là từ lúc con cảm thấy ngập tràn bởi Máu Chúa Kitô, biết bao điều kỳ diệu đã đến trong đời sống thiêng liêng của con.

Ký tên,

Virginie Diaz de Enriquez”

c/ Cậy vì các vết thương Chúa Yêsu:

Nhờ các vết thương của Chúa Yêsu, chúng ta được chữa lành các vết thương của mình. Bởi các thương tích của Ngài mà chúng ta được mạnh. Ngài đã lãnh chịu phần phạt, đánh đổi lấy bình an cho ta, và ta đã được lành bởi các roi đòn Ngài phải chịu (Ys 53,5). VịTôi Tớ của Thiên Chúa đã gánh vác lấy tất cả mọi đau đớn và bệnh tật của ta; ngõ hầu, khi đã được thoát khỏi sự sợ hãi, chúng ta có thể làm tôi Thiên Chúa trong thánh thiện và công chính suốt cả đời ta.

Vì lẽ ấy, chúng tôi có thói quen cầu nguyện cho bệnh nhân như sau:

“Cậy vì năm Dấu thương của Chúa Yêsu Kitô,
tôi tuyên bố anh (chị) được tự do,
với tự do của một người con Thiên Chúa,
đã được cứu chuộc bởi Chúa Yêsu Kitô.
Lạy Chúa Yêsu,
Bởi quyền lực của các vết thương Ngài,
Xin hãy chữa lành các vết thương trong ký ức!
Xin hãy chữa lành cội rễ của vấn đề rắc rối này!
Nó đã gây ra buồn rầu, hận thù, sợ hãi, v.v…”

d/ Cầu nguyện trong tiếng lạ:

Chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về vấn đề này ở một chương khác. Nhưng ngay bây giờ, chúng tôi có thể quả quyết rằng: khi ta cầu nguyện trong tiếng lạ, tâm trí ta hoàn toàn sẵn sàng để Chúa tự do sử dụng, như những máng trong suốt thông ơn chữa lành.

Cầu nguyện bằng tiếng lạ là một khí cụ tuyệt diệu, có khả năng thấu suốt đến tận nơi mà loài người và khoa học không thể tới.

Trong một kỳ tĩnh tâm linh mục tại Lyon, bên Pháp, có những linh mục sẵn sàng chờ đón ơn ngôn ngữ, nhưng cũng có những vịchống đối và còn chế nhạo nữa. Trong số đó, dữ dằn nhất là một linh mục thừa sai vẫn giảng dạy tiếng ả Rập, tại một Đại học ở Phi Châu. Ngày thứ hai, vịấy đứng lên trước mặt mọi người, và viết lên bảng những dấu hiệu kỳ lạ hết sức. Rồi với giọng cảm động, ông giải thích cho chúng tôi:

- Trong lúc cầu nguyện bằng tiếng lạ hôm qua, các cha đã nói câu này bằng tiếng ả Rập: “Thiên Chúa thi thố lòng thương xót”.

Trong mọi dịp cầu nguyện bằng tiếng lạ, Thiên Chúa đều “thi thố lòng thương xót”, bởi vì “chúng ta không biết cầu xin thế nào cho phải, nên Thần Khí đến giúp sự yếu hèn của ta và chuyển cầu cho ta bằng những tiếng rên khôn tả” (Rm 8,26).

e/ Chuyển cầu của Đức Maria:

Chúng tôi sẽ bàn thêm về Mẹ sau này; ở đây muốn nhắc rằng: Đức Maria giữ một vai trò trong các yếu tố căn bản của lời cầu nguyện chữa bệnh. Đức Maria có đặc sủng chữa bệnh đến mức cao siêu nhất, vì chính Mẹ mang trong dạ Đức Yêsu – là ơn cứu độ của chúng ta –, và Mẹ đã đứng dưới chân thập tự giá, trên đó, Chiên Thiên Chúa bịtử thương do các ngỗ nghịch của ta. Lời chuyển cầu hiệu nghiệm của Đức Maria là điều ai cũng nhận thấy được, nơi bất cứ đền đài nào sùng kính Mẹ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét