Pages

9/8/09

Hiệu lực cầu nguyện

Từ khi đi Bát Nhã qua một chuyến du lịch thiền hồi năm ngoái, mình mới trực tiếp "thọ giáo" pháp thiền của Làng mai đã nghe bấy lâu. Khi trở về cảm thấy "nghiền" và bắt đầu tìm đọc những cuốn sách của sư ông viết, như: Ý nghĩa của sự sống, Trái tim của Bụt, An lạc từng bước chân, Đường xưa mây trắng,... và bây giờ là "Hiệu lực cầu nguyện". Thật tình cờ đang trong lúc cần tìm hiểu về cầu nguyện thì được 1 người bạn trong nhóm tăng thân Xuân Phong gửi link download cuốn sách này.Thật là hay và đúng lúc, cái này gọi là "cơ duyên" nà. Tôi đã nghe xong đến phần 2 mà thấy đã quá nên up cuốn audio-book lên đây share với mọi người.

Sự thực mà nói, ai trong chúng ta dù ko có tôn giáo cũng có ít nhứt một lần cầu những điều tốt lành đến với mình hay người thân Hồi đi học, tôi cũng hay cầu cho ra đề thi ra trúng tủ, hoặc cầu cho cô giáo đừng kêu tên mình trong buổi "kiểm tra miệng", rồi cầu cho thi đậu trường mình yêu thích nà, khi ra trường rồi thì cầu có được việc làm như ý, khi có việc làm như ý rồi thì cầu tăng lương nà... có thể tôi là người may mắn, vì dù sớm hay muộn đa số những lời cầu nguyện đó đã thành sự thực.

Giờ đây một lần nữa tôi lại cần đến sức mạnh của cầu nguyện, thật may mắn là lần này tôi có thêm phần "lý thuyết" để thực tập. Hiệu lực cầu nguyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh thực sự đã trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi bấy lâu bị ức chế:

- Cầu nguyện là gì? Cầu nguyện cái gì? Cầu nguyện ai? Cầu nguyện như thế nào?
- Cầu nguyện có hiệu lực không?
- Nếu không có hiệu lực thì vì thiếu lòng tin hay thiếu tình thương yêu? Cái gì quy định hiệu lực của cầu nguyện?
- Vậy cầu nguyện như thế nào để có hiệu lực?....

Có một điều chú ý khi tôi nghe sư ông nhắc đến nhiều lần vai trò của một dạng "năng lượng tình thương" trong cầu nguyện, điều này tôi thấy rất gần với khái niệm "năng lượng" của Nhân Điện. (có dịp tôi sẽ quay lại chủ đề này sau.) Điều thứ hai là sư ông còn trích dẩn và giải thích việc cầu nguyện không chỉ của đạo Bụt mà qua tôn giáo khác nữa như Công Giáo và Ki-Tô Giáo. Điều thứ ba lôi cuốn tôi là sư ông cũng có bày cho chúng ta cầu nguyện những người đang sống nữa, nghe thật lạ !?

Và đây là vài lời giới thiệu cuốn sách cóp bên vinabook dìa..



Cũng như một loạt các cuốn sách khác đã được xuất bản tại Việt Nam của ông, với Hiệu lực của cầu nguyện, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đi được vào trái tim người đọc với những câu trả lời cho những câu hỏi thường ngày nhất, nhưng là những câu hỏi khó khăn nhất trong cuộc sống con người. Nếu bạn có chút Tây học, bạn sẽ nhận ra ngay: Thích Nhất Hạnh đã dùng khoa học truyền thông của Tây phương để truyền tải thành công những thông điệp tưởng chừng rất khó của Đạo Phật, rốt cục không phải để bạn thuộc lòng giáo lý, mà để bạn thực hành và tự giúp mình trong cuộc sống. Bạn làm được theo lời ông khuyên vì ông nói bạn hiểu.

Đọc “Trái tim của Bụt” của ông, bạn có thể hiểu rằng thì ra Đạo Phật dạy kỹ năng sống. Với “Hiệu lực của cầu nguyện”, bạn sẽ học thêm được một kỹ năng mới: cầu nguyện, một điều mà nếu không có một chút tâm linh, bạn sẽ bỏ qua mất dễ dàng. Bạn sẽ hiểu thêm một điều: bạn đi làm để kiếm tiền nuôi gia đình hằng ngày thì hàng ngày bạn cũng cần cầu nguyện. Bạn nói chuyện với bản, với Chúa, với Bụt, với người thân đã mất và cả những người đang sống…những người có thể gửi năng lượng cho bạn. Bạn sẽ hiểu có tha lực và có tự lực, và cả hai đều giúp cho cuộc sống của bạn nếu bạn biết cách cầu nguyện!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét