Chương 27: Các Cuộc Hiện Ra Của Đức Mẹ Maria
Hỏi: Có phải Đức Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu thực sự hiện ra với người ta không? Bà thường hay nhắc đến Medjugorje trong nhiều trường hợp. Xin bà cho tôi biết thêm về các cuộc Đức Mẹ hiện ra.
-Vâng, Đức Mẹ Maria có hiện ra với con người, ngày nay Mẹ đang hiện ra tại Medjugorje, Nam Tư, bây giờ gọi là nước Bosnia-Herzegovina. Mẹ hiện ra hàng ngày với một nhóm người trẻ. Tôi đã đến hành hương tại nơi ấy ba lần, nhưng tôi không phải đến đó để tìm hiểu xem sự kiện Mẹ hiện ra là thật hay là giả. Ngay khi Mẹ hiện ra vào tháng 6 năm 1981, tôi đã hỏi một linh hồn xem sự kiện ấy có thật không, và câu trả lời là sự thật. Các nơi có Đức Mẹ hiện ra thật sự gồm có: vùng San Damiano (Ý), Kibeho (Phi châu), Linh Mục Gobbi (Ý), và nhiều nơi nữa trên toàn thế giới.
Bạn biết đó, thật là nguy hiểm cho thế giới nếu như họ tảng lờ và không chịu tin việc Mẹ Maria hiện ra ở Medjugorje là sự thật. Cũng có các nơi khác, khi thị nhân nói về thông điệp của Mẹ thì các linh hồn bảo tôi phải cẩn thận hay đừng tin.
Hỏi: Không tin thì dễ hiểu. Xin bà cho tôi biết một hay hai trường hợp mà các cuộc hiện ra không thật. Và bà giải thích như thế nào khi nói phải cẩn thận?
-Tôi sẽ không nói tên, nhưng tôi biết có một số trường hợp ở Âu Châu thuộc về Satan. Tại Thụy Sĩ có hai trường hợp giả. Một trường hợp ở vùng Đức-Thụy Sĩ thì có ít người theo; nhưng ở nơi kia, thuộc vùng Pháp-Thụy Sĩ thì có đông người theo, họ đến từ khắp thế giới. Có một truờng hợp gây bối rối ở Úc Châu, một vụ giả tạo ở Anh Quốc, một vụ giả ở Nam Mỹ, và nhiều vụ liên quan đến ma quỷ ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cũng có những vụ hiện ra là thật. Chúng ta phải cầu nguyện cho những vụ hiện ra giả tạo.
“Cẩn thận” có thể vì nhiều lý do, có những sự kiện đang xẩy ra hay đã từng xẩy ra chung quanh con người “thị nhân ấy. Vì thế, ta cần phải cẩn thận. Có thể là vì người ấy không lưu tâm đến vấn đề tâm linh, hay người ấy không phân biện thần khí hay không có một vị giám đốc linh hướng mạnh mẽ. Nếu có những lỗi lầm về thần học, những sự mất tự do về tinh thần, tình cảm, hay thể xác hay có các nỗ lực xoay quanh các điều đem lại chú ý quá đáng đến “dụng cụ” ấy… Đó là lúc chúng ta phải cẩn thận và rời xa ngay lập tức. Nếu người thị nhân đó nhận tiền thì phải cảnh cáo mọi người ngay. Có những dấu hiệu khác như khi thị nhân có vẻ lơ là với gia đình riêng của họ…
Xin đừng quên rằng Satan biết sự thật và hắn sẽ dùng sự thật ấy để lôi cuốn người khác. Khi chúng ta phân biện thần khí hay được cảnh cáo hãy cẩn thận thì nên rời bỏ hoàn toàn còn hơn là bị hướng dẫn sai lạc. Satan có thể giả tạo được mọi sự, ngay cả việc tạo Năm Dấu Thánh hay chữa lành mọi cách. Chúng ta phải cầu nguyện thật nhiều cho các vụ hiện ra giả tạo trên thế giới ngày nay, và cho những ai từ chối không chịu xin được linh hướng tâm linh, từ chối không chịu thử nghiệm hay không vâng lời Giáo hội khi Giáo hội chỉ thị.
Hỏi: Nếu có người chọn đi theo các vụ hiện ra giả tạo, rồi đến thăm bà, thì bà có khuyên người ấy trở về với sự thật không?
-Các linh hồn bảo tôi rằng nếu có ai rơi vào trường hợp ấy mà đến hỏi tôi thì tôi nên bảo họ rằng hiện tượng ấy không đúng vì các linh hồn đã xác nhận là không. Vài tháng sau đó, có người đến hỏi tôi về hai vụ hiện ra giả ở Thụy Sĩ.
Hỏi: Thật sự mà nói, tôi có thể tưởng tượng bà đang nói về ai rồi. Xin bà cho tôi biết, tại sao họ lại làm như vậy? Hay là vì họ không ý thức việc họ làm?
-Ý thức hay vô ý thức, vì từ khuyết điểm của họ, có lẽ là do lòng kiêu căng. Satan làm cho họ tạo ra sự giả dối. Bằng cách nào mà họ thực hiện thì tôi nghĩ rằng họ muốn tạo sự chia rẽ để lôi kéo người ta ra khỏi Medjugorje. Ngưới bạn trừ quỷ của tôi mà tôi đã nhắc đến lúc trước, có thể xác nhận sự thật hay sự giả.
Hỏi: Tôi hiểu rằng bà không muốn nói đến tên người còn sống đang hướng dẫn sai lạc người khác trong vụ hiện ra giả tạo, nhưng xin bà vui lòng nhắc đến tên của người đã chết mà các linh hồn bảo bà hãy cẩn thận?
-Các linh hồn nói rằng hãy cẩn thận khi tôi hỏi về bài viết của bà Maria Valtorta. Nhưng có thể là sự kiện xẩy ra cho bài viết của bà sau khi bà qua đời. Lần nữa, Satan luôn luôn luôn rình mò gần đó để phá rối, vì thế, từ ngữ “cẩn thận” không nên làm cho người ta lo âu về cá nhân bà Valtorta.
Hỏi: Đức Trinh Nữ Maria có nôi gì qua các thị nhân về các linh hồn không?
-Có, Mẹ nói về Luyện ngục nhiều lần ở Medjugorje. Trước đây, các trẻ thị nhân có chia sẻ hai cảm nghiệm dài và một ít cảm nghiệm ngắn, và các lời hỏi đáp riêng tư về Luyện ngục, và đến năm 1986 và 1987, có các thông điệp dài về Luyện ngục được gửi cho toàn thế giới. Có một thông điệp nói đến sự cần thiết phải xin Thánh lễ cầu cho các linh hồn.
Hỏi: Và các thông điệp ấy có xác nhận điều bà nói không?
-Có.
Hỏi: Trước đây, bà có nhắc đến việc các linh hồn có khuynh hướng tụ họp ở các nơi có lời cầu nguyện và các nơi thánh thiện. Bà có biết linh hồn nào hiện ra ở Medjugorje không?
-Có, các linh hồn có hiện ra tại Medjugorje. Đức Mẹ Maria đã xác nhận về các thị kiến của các thị nhân ở đó, nhưng các thông điệp có khi là chuyện riêng tư, liên quan đến các thân nhân của các thị nhân. Người ta kể cho tôi nghe một câu chuyện xẩy ra tại một tiệm ăn ở gần làng Medjugorje, khi Đức Mẹ vừa mới hiện ra.
Có một làng lớn hơn ở gần đó, cách khoảng 4 hay 5 dặm đường, nơi đây quân lính Cộng Sản thường chế nhạo hay tìm cớ để khủng bố dân làng Medjugorje. Hôm ấy, ở một quán ăn có nhiều khách đàn ông tụ tập, các bàn ăn hầu như đông nghẹt, chỉ trừ chiếc bàn gần bức tường và chiếc bàn ngay ở chính giữa là không ai muốn ngồi cả. Lúc ấy vào giờ ăn trưa, các ông đang nói xấu về cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Medjugorje,và về dân làng ấy. Bỗng dưng họ nhìn lên khi nghe tiếng người phụ nữ la mắng họ tại sao lại nói bậy bạ ở một nơi linh thiêng như thế. Họ nhìn thấy người phụ nữ ấy ngồi ngay chiếc bàn ở chính giữa cửa tiệm. Bà ấy chỉ độ 30 tuổi, rất đẹp và ăn mặc chỉnh tề. Không một ai, kể cả những người bồi bàn nhìn thấy bà ta bước vào quán cả. Trên bàn cũng chẳng có lấy một ly nước. Các ông nghe bà ta la mắng thì tự nhiên ngồi im lặng hết. Khi họ nhìn lên thì bà ta không còn ở đấy nữa. Không ai thấy bà ấy đi vào hay đi ra khỏi quán ăn.
Câu chuyện được đồn ra cả làng một cách nhanh chóng. Nhiều người cho rằng đây là một linh hồn mà Đức Mẹ gửi tới để chỉnh đốn mọi việc. Vâng, các linh hồn thường tỏ lộ nhiều hơn khi ở những nơi thánh thiện.
Hỏi: Trước đây, bà nói đến lời cảnh cáo ở Garabandal. Xin bà nói cho tôi biết về Garabandal và lời cảnh cáo. Bà đã đến nơi ấy chưa ạ?
-Có, tôi đã đến nơi ấy nhiều lần rồi. Garabandal là một vùng núi ở Tây ban Nha, Âu Châu, nơi mà Đức Mẹ hiện ra với các trẻ vào thập niên 1960. Mẹ ban một lời cảnh báo quan trọng. Sẽ có một thời kỳ mà tất cả mọi người trên trái đất được nhìn thấy tình trạng của linh hồn mình, và nhiều người sẽ sợ hãi mà chết khi nhìn thấy tội lỗi của mình. Tình trạng ấy cũng xẩy ra cho từng người khi ta ở trong tiến trình sự chết, nhưng điều này sẽ xẩy ra cho tất cả mọi người trong cùng một lúc.
Nếu chúng ta có lòng tín thác vào Chúa Tình Thưong như một con trẻ, thì ta sẽ luôn ở trong bàn tay an toàn hơn hết.
Hỏi: Trong những năm này, Chúa có thể cảnh cáo chúng ta thêm gì nữa?
-Ngài cảnh cáo chúng ta với các thiên tai và các tai họa do con người tạo nên, trong đó có động đất, chết đói và bịnh dịch, bịnh AIDS chưa phải là cơn bịnh cuối. Không ai có thể phủ nhận về những điều đang xẩy ra. Mọi tai hoạ xẩy ra thường xuyên, nhưng ít ai chuẩn bị cho việc kinh tế toàn cầu sụp đổ, và điều ấy sẽ làm người kiêu căng và người có quyền lực phải quỳ xuống.
Hỏi: Hôm qua, bà bảo tôi rằng sẽ có ngày cuối. Vậy những sự cảnh báo có phải là để báo cho chúng ta rằng ngày cuối sắp đến không?
-Không. Tôi tin Chúa sẽ sớm tỏ lộ chính Ngài cách rõ ràng thôi, bởi vì chúng ta quá xa cách Ngài. Nhưng nói ngày cuối sắp đến chỉ là sự suy đoán của tôi thôi, dựa theo những gì mà các linh hồn nói với tôi. Bạn nhớ không? Các linh hồn bảo tôi rằng mọi sự sẽ tốt đẹp hơn, nhưng họ không nói gì về trận chiến cuối cùng hay ngày tận thế cả. Nhưng sẽ là một thay đổi lớn lao, ta có thể hiểu như là một cuộc thanh tẩy. Xin đừng quên rằng Lòng Thương xót của Chúa thì vô biên.
Hỏi: Tôi còn nhớ rằng những ngày đầu ở Fatima, hai thị nhân nữ hỏi Đức Mẹ Maria liệu họ có thể lên Thiên Đàng không, thì Mẹ Maria đáp rằng có. Rồi họ đặt câu hỏi tương tự như vậy cho trẻ thị nhân nam là Francesco, lúc ấy chỉ mới có 7 tuổi. Đức Mẹ trả lời như sau:
“Chỉ khi nào em ấy cầu nguyện nhiều chuỗi Mân Côi.”
Hỏi: Thưa bà Maria, làm sao xẩy ra như vậy khi em ấy chỉ mới có 7 tuổi?
_Vâng, điều ấy là sự thật. Tùy theo người ấy được dậy dỗ như thế nào, ngay cả khi chỉ mới có 7 tuổi. Khi Mẹ trả lời như vậy thì chúng ta phải hiểu rằng em ấy được dậy để cầu nguyện nhiều hơn trẻ em ngày nay. Nếu bạn nghiên cứu thì sẽ thấy điều này là đúng. Nếu ngày nay mà chúng ta đòi hỏi trẻ thơ của thế giới trần tục này thì quả là khó khăn. Đối với Đức Mẹ thì không khó. Tại Medjugorje, Đức Mẹ hỏi các thị nhân lúc khởi đầu rằng: các em cầu nguyện như thế nào và cầu nguyện nhiều hay ít. Rồi Đức Mẹ thay đổi lời yêu cầu của Mẹ tùy theo câu trả lời của các trẻ. Đó quả là nhờ bàn tay địu hiền và từ mẫu của một bà Mẹ.
Hỏi: Ở Fatima, một trong hai trẻ nữ hỏi Đức Mẹ Maria về số phận của một người bạn gái 16 tuổi của họ ra sao, vì cô ấy vừa chết trước đó. Đức Mẹ trả lời rằng cô ấy đã ở trong Luyện ngục và sẽ ở đó cho đến tận thế. Một người trẻ 16 tuổi có thể phạm tội gì mà phải chịu hình phạt lâu như vậy?
-Ồ, vâng, điều này có thể đúng. Cô ta có thể rất là cứng đầu và không vâng lời. Tội lỗi của cô ta đã ngăn chận nguồn ơn sủng của Chúa. Mất ơn Chúa là đủ gây nên tình trạng đền tội lâu như thế.
Hỏi: Một số người thắc mắc về sự kiện Đức Mẹ hiện ra ở Medjugorje quá lậu. Tính đến nay là hơn 17 năm rồi (1998). Bà nghĩ đây có phải là lý do chính đáng để quan tâm không?
-Không. Thời gian này khác hơn thời gian ở Lộ Đức, La Salette, hay Fatima. Thới gian này là thời gian đã được tiên tri ở La Salette và Fatima, nhưng có nhiều điều được nói ở những nơi hiện ra trước đây, nhưng không được in ấn và phát hành. Ngày nay, các trẻ thị nhân ở Medjugorje cần sự hướng dẫn liên tục, như một bảo đảm để các em không rơi vào các cám dỗ khủng khiếp của thế giới. Cũng trong các thông điệp ở đó, Đức Mẹ Maria phán rằng sau các cuộc hiện ra ngày nay ở Medjugorje, Đức Mẹ sẽ không còn hiện ra trong thời đại chúng ta nữa. Vì thế, những thắc mắc này không chính xác. Các sự xẩy ra ở Medjugorje là những ưu tiên. Tại sao chúng ta dám thách thức Chúa Giêsu vì Ngài sử dụng quyền hành của Ngài để cho phép Mẹ của Ngài đến ở với chúng ta trong một thời gian lâu dài như vậy? Hãy nhìn tình hình của thế giới ngày nay. Chúng ta cần chấp nhận nhiều sự giúp đỡ, nếu không muốn nhân loại và mọi sự trên thế giới bị tiêu diệt.
Hỏi: Có những linh hồn chết trong trận chiến ghê tởm ở nước Nam Tư cũ và đến thăm bà không? Nếu có, họ có nói rằng họ tiếc nuối vì đã không tuân theo các thông điệp mà Đức Mẹ dậy khi họ còn sống không?
-Có, ba chiến sĩ người Croatian đã hiện ra với tôi, một trong ba người ấy xác nhận rằng sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje, Nam Tư là thật và đến từ Thiên Chúa. Đó là tất cả những gì mà ông ta nói.
Hỏi: Đức Mẹ ở Medjugorje, Nam Tư có bao giờ nhắc rằng chiến tranh ở Nam Tư là lời cảnh cáo cho thế giới không?
-Các lời cảnh cáo là các bí mật, khi thị nhân Vicka được người ta hỏi về các bí mật, cô ấy nói:
“Không, chiến tranh ở Nam Tư không phải là một phần của các lời cảnh cáo.”
Rồi người ta hỏi tiếp:
“Nếu chiến tranh ghê sợ này không phải là một phần của lời cảnh cáo thì chắc là lời cảnh cáo còn xẩy ra ghê gớm biết chừng nào?”
Vicka trả lời:
“Bạn vứa tự trả lời câu hỏi của mình.”
Và trong cùng một đề tài, có hai thị nhân khác là Marija và Mirjana cũng phát biểu. Marija nói:
“Cuộc chiến này là cây thánh giá cho người Croatian chúng tôi phải vác, và cũng là lời cảnh cáo cho mọi người.”
Trong khi ấy, Mirjana nói rằng những gì mà ta cần biết về các điều bí mật thì đã có trong Sách Khải Huyền.
Tuy nhiên, chúng ta không nên lo âu, bởi vì lo âu đến từ Satan. Nếu chúng ta cố gắng sống tốt lành với Chúa mồi ngày, Ngài sẽ bảo vệ chúng ta thoát khỏi những gì đang chờ đợi chúng ta trước mắt. Những ai cầu nguyện sẽ được an toàn nhưng những ai không cầu nguyện sẽ bị chao đảo và không được bảo vệ. Đó là điều đơn giản thôi. Chúng ta phải tin vào Chúa và Mẹ của Ngài với sự tìn thác của thẻ thơ.
Hỏi: Trong những năm trước đây, đi du lịch đến Medjugorje có nguy hiểm không?
-Satan tìm mọi cách để làm cho chúng ta nghĩ như vậy. Cho đến giờ phút này, Satan luôn tạo sự rối loạn. Nếu người hành hương được ơn kêu gọi để đến nơi ấy, thì họ không nên tin vào các tin tức không chính xác và không trung thực của báo chí. Họ không nên tin vào các hãng bảo hiểm, hay lời tuyên bố của chính quyền. Mà họ nên tin tưởng vào Đức Mẹ, các Thiên thần của Mẹ và các linh hồn vì các Ngài sẽ trợ giúp họ để có một cuộc hành hương đầy ơn Thánh.
Hỏi: Medjugorje là nơi mà Đức Mẹ Maria hiện ra hàng ngày. Còn đối với bà thì Medjugorje mang ý nghĩa gì? Khi người hành hương đến nơi ấy thì họ sẽ biến đổi ra sao?
-Các linh hồn nói rằng Đức Mẹ ĐANG HIỆN RA ở Medjugorje, Nam Tư, chứ họ không nói rằng họ nghĩ rằng Đức Mẹ hiện ra tại đó. Để trả lới câu hỏi của bạn, tôi tiên đoán những gì xẩy ra cho những ai muốn đến hành hương tại đây. Trước hết, đó là nơi dậy cầu nguyện, và khi người ta thực tập ở trường cầu nguyện một chút thì họ sẽ vào học trường dậy yêu thương. Tại đó, Đức Mẹ đang hướng dẫn chúng ta từ một thế giới không có Chúa và không có yêu thương trở thành một thế giới đầy ơn Chúa và đầy tình yêu. Sự kiện này xẩy ra như chưa bao giờ chúng ta thấy xẩy ra như vậy.
Hỏi: Người Tin Lành phàn nàn rằng người Công giáo chú ý qúa nhiều vào Đức Mẹ Maria. Bà nói thế nào về nhận xét ấy?
-Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria không bao giờ đi quá xa cả, nếu chúng ta giữa quân bình và không thờ phượng và tôn thờ. Thánh Louis de Montfort nói rằng lòng sùng kính chân thật đối với Mẹ Maria được nhận biết và do đó rất hữu ích cho các linh hồn ở Luyện ngục.
Chương 28: Nồi Thống Khổ Và Sự Đền Tội
Hỏi: Nếu chúng ta xin Chúa Giêsu cho ta được đền tội ở trên trần gian thay vì ở Luyện ngục, liệu Ngài có đáp lời cầu xin của ta không?
-Nếu chúng ta xin thì Ngài sẽ cho phép. Nhưng không phải luôn luôn mà là thường xuyên cho phép xẩy ra. Tôi biết câu chuyện về một vị linh mục và một phụ nữ cùng ở chung một bịnh viện. Cả hai đều đau nặng, nhưng còn có thể đi đứng và nói chuyện với nhau. Hai người có thể ra ngoài nói chuyện và họ tìm hiểu về nhau rất rõ. Người phụ nữ còn chưa già, bảo vị linh mục rằng bà ta đã xin Chúa Giêsu cho bà đền tội ở trần gian để khi chết, bà được đi thẳng lên Thiên Đàng. Vị linh mục nói:
“Ồ, tôi không dám xin điều ấy vì như vậy thì khó khăn quá!”
“Không, nếu con xin Chúa Giêsu điều ấy, con tin rằng Chúa sẽ đáp lời cầu xin của con.”
Một nữ tu Công giáo ở nhà thương biết rõ cả hai người, bà cũng biết những gì mà người phụ nữ nói. Sau đó, người phụ nữ chết trước, ngay sau đó, vị linh mục cũng chết theo. Một thời gian sau, vị linh mục hiện về với vị nữ tu và nói với bà rằng nếu ngài tin tưởng và ngoan đạo như người phụ nữ kia thì có lẽ ngài đã lên thẳng Thiên Đàng mà không phải đền tội ở Luyện ngục.
Hỏi: Các thành phố và các quốc gia có phải chịu sự trừng phạt của Chúa vì những tội lỗi của họ trong quá khứ không?
-Vâng, đúng như thế.
Hỏi: Vậy nếu mọi người ở phương Tây chịu xưng tội của mình và nhanh chóng trở lại việc cầu nguyện, làm việc đền tội nhiều hơn, và làm nhiều việc thiện để cầu nguyện cho các tổ tiên của mình thì như thế có thể tránh hay làm giảm bớt các việc đền tội mà Chúa sẽ gửi đến cho chúng ta không? Tôi nói như vậy có đúng như ý bà muốn nói không?
-Vâng. Điều này đúng và đơn giản. Cầu nguyện và xưng tội mình ra, rồi cầu nguyện cho các thân nhân đã chết, và làm thêm các công tác từ thiện để chỉ cho họ. Như vậy, Chúa sẽ giảm bớt việc đền tội mà Ngài đang và sẽ gửi đến nhưng nhân loại không hề biết trước.
Hỏi: Các linh hồn của linh mục đến với bà, điều gì xẩy ra khi họ không có gia đình để cầu nguyện cho họ, sau khi họ qua đời?
-Họ có tôi cầu nguyện cho họ. Họ có nhiều bạn tốt, và tôi là một trong các người bạn tốt ấy.
Hỏi: Bà cầu nguyện cả cho các linh mục mà bà không quen biết à?
-Ồ, dĩ nhiên, Tôi sẽ đáp ứng các nhu cầu của họ.
Hỏi: Và bà chịu đau khổ để cầu nguyện cho họ?
-Vâng.
Hỏi: Xin bà vui lòng nói thêm được không ạ?
-Chúa Giêsu không bao giờ ban cho chúng ta những gì quá sức chịu đựng của mình. Lâu lắm rồi có một linh hồn vị linh mục đến nói với tôi rằng nếu tôi vui lòng chịu đau khổ trong 3 tiềng đồng hồ thì tôi sẽ cứu ngài thoát khỏi 20 năm dài trong Luyện ngục. Tôi chấp nhận ngay vì vị linh mục linh hướng của tôi nói rằng tôi nên chấp nhận tất cả những gì mà các linh hồn xin tôi giúp. Vâng lời ngài nên tôi luôn chấp nhận mọi nhu cầu vì muốn giúp các linh hồn. Ngay sau đó, tôi bị đau dữ dội, từng thớ thịt của cơ thể tôi đau đớn đến nỗi tôi không thể cử động được và không biết mình đang ở đâu. Nhưng một niềm vui lưu lại trong trái tim của tôi, vì tôi ý thức rõ rằng sự đau đớn của tôi sẽ giúp cho linh hồn linh mục ấy sớm được giải thoát khỏi Luyện ngục. Sau một hồi, tôi nghĩ cơn đau này kéo dài 3 ngày chứ không phải 3 tiếng đồng hồ. Bỗng dưng cơn đau ngừng hẳn lại, giống như cơn đau đã đột ngột đến. Tôi nhìn đồng hồ và nhận thức rằng cơn đau đến và ở với tôi đúng 3 tiềng đồng hồ, không thêm không bớt.
Ở một thời điểm khác, tôi cảm thấy đau nơi cánh tay phải và cơn đau kéo dài lâu lắm, dù cho tôi có 1àm cách nào đi nữa thì cơn đau vẫn còn đó. Sau này tôi biết rằng mình đã đền tội cho môt linh hồn mà khi còn sống, ông ta đã làm sai ý muốn trong chúc thư của người quá cố khác. Đó là lý do tại sao mà tôi bị đau ở cánh tay và bàn tay vì ông ta đã dùng tay để viết và làm việc không đúng ý người khác.
Khi chúng ta chịu đau khổ với tình yêu của Chúa thì mọi sự có thể thực hiện được, và những hoa quả tốt lành nhất sẽ được trổ sinh. Nói cách khác, sự đau khổ là một cây thập giá, và nếu không có tình yêu thì nó nặng nề lắm, nhưng tình yêu mà không có cây thập giá thì không hiện hữu.
Hỏi: Các linh hồn đều cho bà biết cơn đau kéo dài bao lâu à?
-Không, chỉ có một lần đó thôi. Nếu không biết mình sẽ chịu đau bao lâu thì thật là khốn khổ. May quá, lần ấy chỉ kéo dài 3 tiếng đồng hồ thôi.
Hỏi: Bà có chấp nhận sự thống khổ hàng ngày không? Hay là nhiều hơn khi các linh hồn cần nhờ bà giúp?
-Tôi luôn chấp nhận mọi sự đau đớn, nhưng trong mùa Chay, các linh hồn tỏ lộ sự hiện diện của họ rất mạnh mẽ, qua cơn đau mà tôi chịu đựng để đền tội giúp họ. Còn các lần khác chỉ xẩy ra khi họ yêu cầu tôi giúp họ.
Hỏi: Bây giờ bà còn chịu đau khổ thường xuyên như trong những năm trước kia không?
-Không, bây giờ tôi ít chịu đau khổ hơn trước bởi vì tôi đi nói chuyện trong các cuộc hội thảo rất nhiều hơn ngày trước. Qua lời tôi nói chuyện mà nhiều người khác cũng giúp đỡ các linh hồn. Nhờ đó, các linh hồn được giúp đỡ rất nhiều.
Hỏi: Khi bà còn trẻ hơn, có bao giờ bà nghĩ rằng bà sẽ đi khắp các thành phố của miền trung Âu Châu để giảng thuyết cho các đám đông không?
-Không bao giờ, tôi sẽ cười to và sợ hãi trong tâm hồn khi nghĩ đến điều ấy. Nhưng Chúa cho tôi sức mạnh và can đảm để làm việc này và tôi được nhìn thấy nhiều hoa quả từ việc làm ấy. Tôi rất mang ơn Chúa.
Hỏi: Bà có chịu các cơn sợ hãi lớn lao như cơn sợ hãi của Chúa Giêsu trong vườn Giệtsimani không?
-Chưa, cho đến nay, tôi chưa có cảm nghiệm ấy.
Hỏi: Công thức đền bù 3 tiếng đồg hồ cho 20 năm, như bà đã kể ra, có luôn giống như vậy không hay còn có những trường hợp khác nữa?
-Mỗi trường hợp khác nhau, bởi vì có nhiều tầng lớp trong Luyện ngục. Một linh hồn bảo cho tôi biết rằng 10 năm của Luyện ngục ở tầng cao thì dễ dàng hơn 2 ngày ở tầng Luyện ngục sâu thẳm. Hơn nữa, chúng ta không nên nghĩ rằng một linh hồn phải bước chậm chạp từ các tầng lớp của Luyện ngục để lên đến tầng cao nhất. Họ có thể đi từ tầng sâu nhất mà bay đến Thiên đàng.
Hỏi: Bà có nghĩ rằng những nỗi đau khổ mà bà tình nguyện gánh chịu có giống như các đau khổ ở Luyện ngục không?
-Vâng, tôi cảm thấy như vậy. Khi cơn đau rời tôi, Thân xác tôi không có một vết sẹo hay một sự đau đớn nào để lại dấu vết. Như vậy có nghĩa là tất cả xẩy ra trong linh hồn, và điều đó giúp cho tôi nghĩ rằng nỗi đau ấy giống như cơn đau ở Luyện ngục.
Hỏi: Nếu chúng ta thấy một người nào đau đớn nhiều quá, liệu ta có thể nhảy vào và dâng nỗi đau khổ của mình lên Chúa để đền tội cho họ không?
-Được, nhưng điều ta giúp không mạnh mẽ bằng chính cá nhân người ấy xin dâng hiến.
Hỏi: Nếu ta chịu đau khổ một cách cam chịu rồi mất kiên nhẫn, và sau đó lại dâng hiến đau khổ, như vậy còn có giá trị không?
-Vâng, còn, nhưng không nhiều như khi ta cố gắng gánh chịu cho đến khi cơn đau khổ qua đi.
Hỏi: Nếu chúng ta dâng hiến mọi đau khổ trong tương lai cho Chúa, vì hiểu rằng mình sẽ yếu đuối khi cơn đau khổ đến, như vậy giá trị ấy có bằng như lúc cơn đau dang đến không?
-Vâng, bằng nhau. Chúa biết mọi sự thành thật của mình khi ta dâng hiến cho Ngài.
Hỏi: Nếu ai đau khổ mà không biết dâng lên Chúa, liệu giá trị của của sự đau khổ có mất đi không?
-Nhờ vậy, linh hồn sẽ lên Thiên Đàng sớm hơn. Cơn đau khổ xẩy ra vì sự sai lầm mà ta đã làm trong quá khứ và đang đền tội. Dù cho có hay không có sự giúp đỡ của chúng ta, Chúa đã để sự đau khổ xẩy ra. Ngài là Tình yêu và Ngài biết rõ điều gì tốt nhất cho chúng ta.
Hỏi: Bà còn muốn nói thêm gì về sự đau khổ không?
-Tôi muốn nói về đời sống, và về thời gian mà chúng ta cần phải làm việc thiện khi còn ở thế gian, và sự đau khổ là món quà lớn nhất đến từ Chúa. Khi chịu đau khổ ở trần gian, chúng ta vẫn nhận được ơn sủng để làm việc thiện, nhưng khi ta đã vào Luyện ngục rồi thì không còn điều kiện để làm những việc thiện nữa.
Sự đau khổ luôn chữa lành một điều gì đó, và chúng ta phải tín thác nơi Chúa, vì sự đau khổ đem lợi ích cho phần rỗi của mình và cho vinh quang của Thiên Chúa.
Tôi muốn nhấn mạnh là có một nguồn ân sủng lớn lao đến cùng với các nỗi thống khổ. Trong đau khổ, chúng ta tìm thấy nhau và tìm thấy trái tim của nhau. Trong đau khổ, nguời khác trở nên quan trọng. Nếu không chịu đau khổ thì đa số người ta thường có khuynh hướng chỉ nghĩ đến mình trước. Người phương Tây hay có vấn đế này, và trong việc đền tội mà Chúa sẽ gửi đến họ sớm, họ sẽ tìm lại nhau trong sự khốn khổ. Điều này tốt và sẽ đem sự tốt lành đến những ai chỉ nghĩ đến cái nhà khác lớn hơn và cái xe lớn hơn. Đây là sự thanh tẩy. Thường thì có những tai họa đến nhưng cuối cùng lại là ơn sủng lớn lao của Chúa.
Hỏi: Khi sự đau khổ đến từ Satan, chúng ta nên có thái độ khác hơn những gì đến từ Chúa không?
-Các nỗi đau khổ đến từ Chúa vì Ngài cho phép chúng ta chịu đau khổ trong tay của Satan. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhận ra đau khổ đến từ Satan thì ta phải có bổn phận đưa người bịnh đến với người trừ quỷ. Còn khi đau khổ đến trực tiếp từ Chúa, thì người trừ quỷ không làm gì được. Có người nói:
“Tôi hy vọng Chúa không yêu tôi nhiều quá!”
Tôi biết một bà mẹ bảo người con trai đang đi tu làm linh mục rằng:
“Con hãy nói với Chúa rằng Ngài có thể làm bất cứ điều gì Ngài muốn với con.”
Người con trai trả lời:
“Ồ, không. Vì Ngài sẽ đòi con làm rất nhiều điều.”
Điều người con nói là không đúng, hãy tin rằng Chúa không bao giờ đòi hỏi chúng ta quá sức của ta.
Hỏi: Tôi biết có nhiều loại người hiện hữu và những gì đến từ tâm trí chúng ta đều không nên bị đánh giá thấp. Có người bây giờ xin Chúa cho thêm đau khổ. Cho những ai muốn thêm đau khổ, bà có nên đề nghị họ cầu nguyện không?
-Nói chung, không. Nếu ai sống trong thế giới này mà phải có trách nhiệm với người khác thì không nên xin thêm đau khổ vì cơn đau khổ sẽ đến cách này hay cách khác. Lời cầu nguyện xin thêm đau khổ chỉ nên dành cho những ai sống cuộc đời tu kín, cho những ai chỉ chịu tránh nhiệm về một mình họ hay những ai có nhiều người giúp đỡ. Những người vừa nêu trên có thể xin thêm sự đau khổ, nhưng những người khác thì không nên. Trong trường hợp của tôi, tôi không bao giờ xin thêm đau khổ nhưng tôi để cho đau khổ xẩy ra cho mình vì muốn giúp các linh hồn. Tôi đã chọn không có gia đình để có thể ban tặng đời sống mình cho các linh hồn. Trường hợp của tôi không giống những người khác.
Hỏi: Cho dù phải giúp từ người sống hay các linh hồn, bà phải chịu đau đớn nhiều nhất là vì tội gì? Xin bà nói cho tôi biết rõ về tội ấy?
-Từ cả người sống cũng như người chết, tội làm tôi đau đớn nhất là tội rước lễ bằng tay.
Hỏi: Bà có bao giờ nghĩ rằng bà nên nói ít về điều ấy không?
-Không. Đây là bổn phận Chúa ban cho tôi là bảo cho mọi người biết về Luyện ngục và đây cũng là bổn phận của tôi là phải nói sự thật về mọi sự mà các linh hồn kể cho tôi nghe về tình trạng của Giáo hội. Làm sao tôi có thể không nói được? Nếu không nói thì đời tôi sẽ thoải mái, trong khi tình trạng của Giáo hội thì tồi tệ nhất như chưa bao giờ xẩy ra, kể từ khi Giáo hội khai sinh đến nay. Đó là những lời mà các linh hồn thường hay bảo tôi. Nếu tôi không nói sư thật thì tôi không phải là người bạn tốt của các linh hồn.
Gần đây, tôi đến thăm một giáo xứ để nói chuyện. Vị linh mục gọi điện thoại cho tôi và nói rằng ngài không muốn tôi thảo luận về một đề tài đặc biệt. Khi tôi hỏi ngài xem đề tài ấy là gì thi ngài đáp:
“Bà không nên nói về việc rước lễ bằng tay.”
Tôi bèn hỏi các linh hồn rằng tôi phải làm gì, các linh hồn nói:
“ Nếu không cho nói sự thật thì bà sẽ không nên diễn thuyết.”
Và tôi đã nói sự thật cho vị linh mục nghe. Tôi không cho phép ai viết sách hay viết báo về tôi mà không nói đến đề tài Rước lễ bằng tay.
Hỏi: Tôi đang ở trong phòng làm việc của bà và tôi thấy bà bận rộn trả lời nhiều cú điện thoại. Bà cũng nhận rất nhiều thư gửi đến. Bà có bao giờ đếm số lượng thư hàng ngày và số lượng điện thoại kêu đến mỗi ngày không?
-Không, nhưng có lần Sở Bưu Điện nói đùa với tôi vì trong một ngày mà tôi nhận được 73 lá thư. Còn vị linh mục địa phương là cha Bischof kể cho tôi nghe hãng điện thoại nói với ngài rằng tôi nhận được nhiều cú điện thoại hơn cơ quan nhận điện thoại khẩn cấp ở vùng Feldkirch. (giống như số điện thoại 911 ở Hoa Kỳ).
Hỏi: Ngoài Sở Bưu Điện ra, ai là người bạn tốt nhất trên trái đất? (Cười)
-Ồ, dĩ nhiên là vị linh mục linh hướng của tôi rồi.
Hỏi: Còn ai là nguời bạn tốt thứ hai của bà trên trái đất này?
-Bất cứ ai thành thật và nói đúng như những gì xẩy ra, không thêm, không bớt thì là bạn tốt của tôi.
Hỏi: Thưa bà Maria, tôi rất buồn vì không còn câu hỏi nào để hỏi bà nữa. Nhờ ơn Chúa, tôi xin cảm ơn bà đã cho phép tôi làm phiền bà trong suốt hai ngày qua. Trước khi tôi từ giã, xin bà vui lòng kể cho tôi nghe một câu chuyện mà các linh hồn giúp đỡ ai đó và làm những việc khác thường để nhấn mạnh về những nhu cầu lớn của họ.
-Bạn không làm phiền tôi đâu. Tôi rất vui khi được nghe những câu hỏi có ý nghĩa. Tôi cảm tạ Chúa và cám ơn bạn. Để tôi suy nghĩ xem có câu chuyện nào không nhé. Xin Chúa Thánh Linh soi sáng cho con ngay. Ồ, có câu chuyện đây rồi.
Gần đây có hai chị em từ một thành phố không xa đến gặp tôi và hỏi tôi xem người cha quá cố của họ cần thêm điều gì để được lên Thiên Đàng. Như thường lệ, tôi xin tên của ông ấy và năm sinh, năm chết của ông. Một người trong hai chị em nói một cách cứng rắn rằng nếu tôi đòi tiền để đổi lấy câu trả lời thì họ sẽ không tham dự. Tôi bảo họ rằng đó là chuyện của họ chứ không phải chuyện của tôi. Nếu họ muốn có câu trả lời thì tôi sẽ vui vẻ mà giúp cho họ. Rồi họ đi về.
Khoảng hai tuần sau, tôi nhận được câu trả lời từ một linh hồn. Tôi liền kêu hai chị em đến nhận. Khi họ đến thì tôi trao cho họ câu trả lời rằng cha của họ cần 7 thánh lễ để được giải thoát và lên Thiên Đàng. Họ nhận câu trả lời, rồi cám ơn và về ngay.
Sau đó có một phụ nữ ở cùng thành phố với họ đến thăm tôi để hỏi việc riêng của bà, nhưng bà lại là hàng xóm của hai chi em nhà kia. Sau khi tôi giúp cho bà này những gì mà bà cần thì tôi hỏi thăm bà về tình hình của hai chi em đó. Bà ta nói:
“Ồ, bây giờ họ tốt lắm. Tôi ở bên họ khi họ thảo luận về lá thư mà bà viết cho họ. Trong đó, bà hỏi họ tại sao lại để người cha tốt lành của họ phải chịu nỗi thống khổ lâu như thế. Họ rất kinh ngạc về những gì mà họ đọc. Làm sao mà bà biết là họ không chịu dâng lễ cho cha của họ? Đọc xong, họ chạy ngay tới nhà thờ để xin lễ cho cha của họ.
Tôi nghe nhưng làm thinh không nói gì cả, và người phụ nữ này ra về. Bạn thấy gì không Nicky? Tôi không bao giờ viết thư cho họ.
Hỏi: Thật à? Tuyệt vời thật!
-Vâng, các linh hồn thật là tuyệt diệu, và tôi năn nỉ mọi người hãy bắt đầu cầu nguyện cho các linh hồn. Tôi hứa với các bạn rằng các linh hồn sẽ vui mừng mà giúp các bạn trong những cách thức sẽ làm cho các bạn ngạc nhiên.
Hỏi: Thưa bà Maria, để kết luận, bà có muốn nói gì với thế giới nếu bà có cơ hội để làm chuyện này không?
-Như tôi đã nói từ trước, các linh hồn đã bảo tôi rằng Giáo hội đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất, như chưa bao giờ xẩy ra từ trước đến nay trong lịch sử. Nhưng các linh hồn cũng bảo tôi rằng Giao hội sẽ trở nên khá hơn và chúng ta sẽ có một thời kỳ thanh bình. Tuy nhiên, trước thời kỳ này sẽ có một cơn bão lớn lao đến, và Đức Mẹ Maria không muốn chúng ta lo âu, suy nghĩ hay đồn đại về tin này.
Chúa luôn lo lắng cho con cái của Ngài. Cơn bão lớn này sẽ gồm có những gì mà Đức Mẹ đã tiên báo ở La Salette (Pháp) rằng có những điều mà chúng ta không thấy từ truớc sẽ xẩy ra. Cơn bão này cũng gồm có lời tiên tri ở Fatima (Bồ Đào Nha), và những lời tiên báo ở Garabandal (Tây Ban Nha) và gồm có những bí mật mà các người thị nhân trẻ đang nắm giữ tại Medjugorje (Nam Tư).
Cuối cùng, tôi chia sẻ với bạn những gì mà Đức Mẹ Maria mà cũng là Mẹ của Chúa Giêsu khuyên chúng ta. Bạn hãy cầu nguyện và ăn chay cho trái đất có hòa bình và hãy đem tình yêu vô biên và sự tha thứ của Chúa đến với tất cả các anh chị em ở khắp mọi nơi.
Hỏi: Chắc bà luôn có một số đông người đến xin bà cầu nguyện cho họ, và nếu đúng như vậy thì bà làm điều gì cho tất cả mọi nguời? Bà không thể cầu nguyện một chuỗi Mân Côi hay đi tham dự Thánh lễ cho mỗi một người được, vậy bà có lời cầu nguyện đặc biệt để dâng lên mà cầu nguyện cho họ không?
-Dạ có, các linh hồn đề nghị tôi cầu nguyện những điều sau đây cho họ: Vinh Danh, Ngợi Khen, Cảm Tạ và Thờ Lạy Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh, như đã có truớc từ muôn đời, bây giờ và đời đời chẳng cùng. Amen.
Hỏi: Thưa bà Maria, bà đã học hỏi được cảm nghiệm nào trong các thập niên qua không?
-Tôi đã học cách yêu Chúa với trọn sức mạnh của tôi.
Vào ngày 19 tháng 3 năm 2004 (lề kính thánh Giuse), bà Mari Simma đã qua đời. Giờ đây bà biết có bao nhiêu linh hồn mà bà đã giúp đỡ trong cuộc sống của bà. Còn tiếp...
Bài 1: Sự Đau Khổ Của Bà Maria Simma
Chỉ có một người được phép vào phòng riêng của bà Maria trong khi bà chịu đau khổ một cách huyền nhiệm, đó là linh mục Alfons Matt. Ngài vừa là bạn thân, vừa là vị giám đốc linh hướng của bà kể từ năm 1938 cho đến năm 1978 (40 năm dài). Sau đây là lời của cha Matt đã được viết trong một cuốn sách nói về bà Maria Simma vào năm 1968:
“Những sự đau khổ của bà liên quan đến việc đền bồi cho các tội lỗi của các linh hồn.”
“Cơn đau đến làm cho tất cả tay chân của bà dường như bị kéo giãn đến rách ra. Với sức nặng của tội lỗi của các linh hồn, họ đè bẹp bà và kéo bà đi khắp mọi phương hướng, các mũi dao găm đâm bà với sức mạnh khủng khiếp. Một lần khác, cơn đau đến giống như chiếc bàn ủi nóng ấn mạnh vào bà và khi sức mạnh bị phản kháng, sức mạnh ấy chia ra và tiếp tục đến khắp nơi trong thân thể bà.”
“Nhiều và nhiều các linh hồn đến xin bà giúp đỡ. Việc đền tội cho tội ác phá thai và tội vô luân gồm có những cơn đau ở vùng bụng và sự ói mửa.”
“Rồi chuyện ấy xẩy ra như thể bà ấy nằm hàng giờ giữa những khối đá lớn, cơn lạnh đâm thấu đến tận xương tủy. Đó là việc đền tội cho tội lãnh đạm và hờ hững với tôn giáo.”
“Ngay cả khi rất khó khăn, bà Maria luôn chấp nhận cách tự nguyện. Thường thì khi bị đau qúa sức, bà không thể nào sống nhờ vào các phương tiện thiên nhiên, mà bà cần có sức mạnh thiêng liêng.”
Lm Alfons Matt
Flecken, Sonntag, Vorarlberg, Áo Quốc, năm 1968
Bài 2: Khích Lệ Và Cảnh Cáo
(Các Linh Hồn Đọc Cho Bà Maria Simma Viết Ra)
1. HÃY YÊU CHÚA VÀ ANH EM MÌNH!
Ngày nay, trong giáo hội, mặc dù người ta nói nhiều về yêu mến tha nhân và anh em mình, nhưng người ta không thể tìm thấy sự chấp thuận hay thi hành bởi vì không được giải thích rằng tình thương mến đối với tha nhân chỉ có thể lớn mạnh bởi tình mến dành cho Chúa.
Những ai thật sự yêu mến Chúa cũng sẽ yêu mến tha nhân qua tình yêu dành cho Chúa. Ngay cả khi người ấy phải chỉnh đốn ai thì đó cũng từ tình yêu mến Chúa mà ra. Ta thường có khuynh hướng nhận tình yêu mà ít nghĩ đến việc cho đi tình yêu. Điều quan trọng là tình yêu dành cho Chúa.
Yêu mến người khác qua tình yêu dành cho Chúa, đó là hoa quả tốt lành nhất. Từ đó, ta có sức mạnh để hy sinh lớn lao, bởi vì khi hy sinh, thì tình yêu chân chính và đầy ân phúc sẽ tỏ lộ. Đây là điều cần nhớ:
Tình yêu không có thánh giá thì trống rỗng; thánh giá mà không có tình yêu thì quá nặng nề. Những ai muốn dậy về tình yêu mến dành cho Chúa và cho tha nhân thì chính người ấy phải có tình yêu lớn lao dành cho Chúa và cho tha nhân! Lời nói thì nhẹ nhàng, nhưng gương sáng thì đụng chạm đến xương tuỷ.
-Tôi phải đau buồn mà nói, trong Giáo hội ngày nay có rất nhiều linh mục giảng rất hay về tình yêu dành cho anh em. Các ngài nhấn mạnh rất khéo léo, nếu như các ngài đặt nền tảng là tình yêu mến dành cho Chúa và sống làm gương sáng cho mọi người!
Tình Yêu dành cho Chúa và cho tha nhân ở đâu khi vị linh mục cho rước Thánh Thể Chúa mà mọi người đứng, thay vì quỳ, và rước lễ bằng tay; ngay cả khi có nhiều người giáo dân muốn quỳ khi chịu lễ. Đây là điều phải làm khi chúng ta có sự hiện diện của Đấng Tối Cao.
Tình yêu dành cho Chúa ở đâu khi các giáo dân quỳ để rước lễ thì bị bỏ sót, không cho rước lễ? Ngay cả khi trẻ con rước lễ lần đầu, chúng cũng phải đứng thay vì quỳ, và phải rước lễ bằng tay, trong khi ấy, cha mẹ và ông bà chúng cảm thấy buồn phiền vì việc bất kính này?
Tình yêu dành cho Chúa và cho tha nhân ở đâu? Vấn đề này còn tiếp tục bao lâu cho đến khi các đấng bậc nhận thức rằng họ mù quáng?
Bằng cảm nghiệm của riêng mình khi đứng rước lễ và rước lễ bằng tay, bạn cảm thấy buồn bà, và việc này đức đến các cuộc tranh cãi xẩy ra trong các gia đình Công giáo tốt lành. Hãy nghĩ về điều ấy. Sự bất kính này đến từ Chúa hay từ Satan?
Vâng, khi đứng rước lễ và rước lễ bằng tay là công tác của Satan, có nhiều chứng cớ để nói như vậy. Những ai không chịu nhìn thấy điều này là vì đã mù quáng.
Rồi lại thêm sự bào chữa rằng ta nên làm theo người khác. Không, những gì mâu thuẫn với tình yêu mến dành cho Chúa thì cũng mâu thuẫn với tình yêu dành cho tha nhân. Ta không thể vì tình yêu dành cho tha nhân mà lại sỉ nhục Chúa. Đức Giáo Hoàng chống lại việc chịu lễ bằng tay và do đó, ngài đòi phải có đĩa rước lễ khi giáo dân rước lễ. Sự vâng lờì ở đâu? Nhiều giám mục chê trách các giám mục khác là không vâng lời Đức Giáo Hoàng. Nhưng có giám mục nào vâng lời Đức Giáo Hoàng không?
Vào thời kỳ trước, các giám mục người Hoa Kỳ đã nói:
“Chúng tôi không cho phép việc rước lễ bằng tay bởi vì Đức Giáo Hoàng không muốn như thế.”
Nếu các giám mục đều làm như lời tuyên bố trên thì chúng ta đã có hoa quả tốt rồi. Tại sao ta muốn lấy cái rác trong mắt người anh em mà lại không lấy cái xà ra khỏi mắt mình?
-Thêm vào đó, các giáo dân lại được quyền trao Mình Thánh Chúa cho các giáo dân khác. Có phải chỉ vì muốn việc rước lễ cho nhanh chóng hơn không? Các giám mục nên xem xét lại vấn đề này cách nghiêm túc hơn.
-Ta cần phải có những kỷ luật trong các tu viện, nuôi dưỡng tinh thần thống hối và đền tạ và cần phải hy sinh và cầu nguyện thêm. Có như thế thì sẽ có thêm các tu sinh và việc tu xuất sẽ giảm đi. Như vậy, sẽ không cần các giáo dân giúp đỡ trong việc cho rước lễ nữa.
Nếu còn tiếp tục cho rước lễ bằng tay thì sự phạm thánh còn xẩy ra vì có các Mình Thánh bị ăn cắp và bán cho các kẻ tôn thờ thánh lễ đen. ( Lễ thờ Satan)
Chúa không muốn Ngài được hiện đại hoá và Mười Điều Răn cũng không muốn hiện đại hóa vì những điều này bất di bất dịch.
-Việc giảng dậy về Sinh lý học trong trường là mối quan tâm của các bậc cha mẹ, chứ không phải của thầy cô giáo.
-Hãy trở lại việc dâng lời cầu nguyện và tinh thần thống hối ăn năn. Chỉ có như vậy thì đức tin mới tiến triển.
Tóm lại, nếu việc cho rước lễ bằng tay và việc đứng để chịu lễ còn tiếp tục thi giáo dân không có một đức tin sâu xa, bởi vì chúng ta không có lòng tôn kính Chúa Thánh Thể. Nếu ta không tôn kính Thánh Thể thi tình yêu mến dành cho Chúa và cho anh em sẽ bị sa sút.
-Xin các bạn cầu nguyện và hy sinh nhiều để các giám mục và linh mục có can đảm thay đổi. Đừng phàn nàn về các vị ấy đi sai đường, nhưng hãy cầu nguyện và hy sinh đền tạ nhiều.
Xin các giám mục và linh mục cầu nguyện thật nhiều trước Chúa Thánh Linh thì sẽ được soi sáng để đi đúng đường của Giáo hội.
-Các bạn hãy bắt đầu yêu Chúa và yêu người với những hành vi nhỏ nhặt như chào hỏi mọi người, hay nhìn ai với cái nhìn thiện cảm.
-Những kẻ dùng ”Đao to búa lớn” trên thế giới không làm gì lợi cho ai, nhưng những linh hồn yêu thương thì đem thêm tình yêu và sự giúp đỡ cho tha nhân, qua lời cầu nguyện của họ.
-Những ai chịu đau khổ trong các căn phòng nhỏ bé thì có thể giải cứu các khó khăn về tôn giáo và xã hội còn tích cực hơn những kẻ thông thái nơi các phòng họp.
-Xin đừng phê bình người khác nhưng hãy phê bình chính mình. Đó là bước khởi đầu của nền hoà bình thế giới. Nếu trái tim ta được giải thoát khỏi mọi sự nghi ngờ, ganh ghét, giận dữ, phê bình, chỉ trích thì thế giới không còn chỗ cho bất hòa, hận thù và bất công, và sẽ không còn chiến tranh nữa.
-Nếu tình yêu và sự thiện hảo ngự trị nơi các tư tưởng, lời nói và hành động thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao trên trái đất. Nếu ai bắt đầu từ bây giờ thì người ấy sẽ được chúc phúc! Và thế giới sẽ nhanh chóng được thăng tiến và canh tân.
-Các bạn hãy cố gắng yêu mến, cầu nguyện và hy sinh để cứu thế giới, và để giúp thế giới, xin hãy cầu nguyện lời kinh sau đây thì sẽ được tràn đầy ơn phúc:
2. LỜI CẦU NGUYỆN CHO TOÀN THẾ GIỚI:
-Lạy Chúa, xin Chúa tha thứ cho những ai đã đối xử bất công với con, cho những ai phỉ báng con, để Chúa ban ơn tha thứ cho mọi tội lỗi của con!
-Lạy Chúa, xin ban cho con tình yêu của Chúa để con có thể yêu thương tha nhân với tình yêu của Ngài!
-Lạy Chúa, xin ban cho con ân sủng của tình yêu Chúa để con có thể yêu mến người khác với tình yêu của Ngài.
-Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh để gánh vác mọi nỗi thống khổ một cách kiên nhẫn vì tình mến con dành cho Chúa, bởi con biết rằng con có thể cứu nhiều linh hồn bằng cách chịu đau khổ, và nhờ vậy mà con cảm thấy sự đau khổ bớt đi gánh nặng.
-Lạy Chúa Giêsu, qua ơn phúc này, con cầu xin Chúa ban ơn cho các linh hồn đang đau khổ về thể xác và tinh thần, và nhờ đó, có thêm các linh hồn được cứu rỗi, đặc biệt là các linh hồn linh mục, để rồi chỉ còn có một Đấng Chăn chiên và một đàn chiên. Amen.
3. LỜI CẦU NGUYỆN ĐỂ CÁC LINH MỤC TÔN VINH MẸ THIÊN CHÚA.
-Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Đàng và trái đất, Mẹ của các linh mục, xin Mẹ ban ơn Chúa Thánh Linh đến cho các linh mục để các ngài nhận biết Mẹ là Mẹ của chúng con, Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, Đấng Cứu Giúp mạnh thế trong đời sống linh mục. Amen.
4. TÔN VINH ĐỨC MẸ MARIA:
Đức Mẹ phải được đưa vào đời sống hằng ngày, và với Mẹ Maria, bạn sẽ có thể hướng dẫn những người sai lạc trở về với Thiên Chúa. Qua Mẹ Maria để đến với Chúa Giêsu, đó là con đường chắc chắn để đến với Chúa. Rồi thì nhiều linh mục sẽ lại học cách khiêm nhường quỳ trước Chúa, khi lãnh nhận Mình thánh Chúa và trong Thánh lễ.
Thật là chính đáng khi quỳ trong lúc đọc kinh Cáo mình, trong lời cầu nguyện cho mọi nhu cầu, trong khi đoc lời Thánh Thánh Thánh, trong khi truyền phép, trong kinh Lạy Chiên Thiên Chúa và trong lúc linh mục ban phép lành.
Các tâm hồn sẽ lại hạnh phúc và cảm nhận sự ấm áp của Hội Thánh. Qua lời cầu nguyện và hy sinh, bạn sẽ thực hiện được điều cần thiết để cứu linh hồn của mình, cứu các linh hồn linh mục, và rất nhiều các linh hồn khác. Hãy cầu nguyện với lòng tín thác nơi Chúa Thánh Thần lời kinh sau đây:
5. KINH XIN ƠN CHÚA THÁNH THẦN:
Lạy Chúa Thánh Thần, từ vinh quang của Thiên Đàng,
Xin Chúa hãy đến và ban nguồn ánh sáng của Ngài.
Xin hãy đến, hỡi Cha của kẻ nghèo khó.
Xin hãy đến, hỡi ánh sáng của tâm hồn,
Xin ban cho chúng con bảy nguồn ơn Thánh của Ngài.
Chúa là Đấng an ủi những kẻ cô đơn,
Chúa tưới mát chúng con với tình yêu của Ngài.
Lạy Chúa, xin hãy đến, hỡi bạn của các linh hồn,
Khi chúng con mỏi mệt, xin Chúa ban ơn nghỉ ngơi.
Khi chúng con cảm thấy nóng nẩy, xin ban sự mát mẻ.
Xin an ủi những ai khóc lóc vì không người nâng đỡ.
Lạy Chúa là ánh sáng ân phúc,
Xin chuẩn bị trái tim chúng con cho riêng Chúa,
Xin tác động và ghi dấu ấn trong linh hồn chúng con.
Nếu không có sự đau đớn sống động của Chúa,
Thi không có gì tốt ở trong nhân loại.
Xin Chúa rửa sách những điều dơ bẩn,
Xin chữa lành những vết thương,
Xin tưới mát những gì khô cằn,
Xin làm mềm mại những gi cứng cỏi,
XIn làm tan chảy những gì đông lạnh.
Xin hướng dẫn những gì đi sai lạc.
Lạy Chúa Thánh Thần, chúng con xin Chúa,
Ban tràn đầy ơn Thánh Chúa trên chúng con.
Xin ban quyền năng của ơn Thánh bẩy nguồn,
Để chúng con sống xứng đáng ở đời này,
Và hưởng ân phúc đời sau,
Khi chúng con đi trọn cuộc hành trình. Amen
6. KINH CẦU NGUYỆN VỜI CHÚA THÁNH THẦN.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin soi sáng cho chúng con, và ban cho chúng con ơn lành, để ngay cả trong giờ phút cuối cùng, dù cho sự phán xét Công thẳng của Chúa dành sẵn cho nhân loại tội lỗi cũng sẽ được đổi thay.
Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa!
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Đem thứ tha vào nơi lăng nhục,
Đem chữa lành vào nơi tranh chấp,
Đem đức tin vào nơi nghi ngờ,
Đem ánh sáng và nơi tối tăm,
Đem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa.
Xin cho con tìm an ủi người hơn được người ủi an,
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết,
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Amen.
(Lời dịch giả: Kinh này tựa như Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxico Assissi.)
7. Lời Khuyên: Hãy Xin Các Thiên Thần Giúp Sức
Trong thời đại này, thật là cần thiết để chúng ta tôn vinh các Thiên thần bản mệnh hơn nữa, và tín thác vào các Thiên thần bản mệnh. Các tà thần và ma quỷ đang tới tấp phá hoại Giáo Hội. Nếu một mình bạn thì không thể đối phó với các quyền lực của ma quỷ. Các bạn cần sự bảo vệ của các Thiên thân nhiều hơn bao giờ hết. Bạn càng tin tưởng vào các Thiên thần thì các Ngài càng tỏ quyền năng để bảo vệ bạn hơn.
Trong các tai nạn xẩy ra, có khoảng từ 70% đến 80% là do ma quỷ gây ra, nên bạn cần phải xin các Thiên thần bản mệnh bảo vệ trước khi lái xe đi đâu. Bạn cũng cần cầu nguyện với các Thiên Thần bản mệnh của các người ngồi chung xe với bạn và Thiên thần bản mệnh của các tài xế khác mà bạn sẽ gặp trên đường đi nữa.
Nếu các bạn cầu nguyện trước như vậy thì các tai nạn sẽ giảm đi hơn một nửa. Tôi rất tiếc khi phải nói rằng có một số linh mục ngày nay từ chối sự hiện hữu của các Thiên thần. Nhiều học sinh trong các lớp dậy học về tôn giáo nhưng không hề biết về Thiên thần bản mệnh của minh.
Các bậc cha mẹ nên cẩn thận dậy con cầu nguyện hàng ngày với các Thiên thần bản mệnh. Họ cũng nên dậy cho con cái biết về nhiệm vụ của các Thiên Thần. Hãy đọc các sách tốt về các Thiên thần. Chỉ khi nào bạn về Thiên Đàng rồi thì bạn mới có thể biết là bạn đã vô ơn biết bao đối với các Thiên Thần bản mệnh, vì các Ngài làm rất nhiều điều tốt lành cho bạn. Lại nữa, lúc ấy bạn sẽ tiếc rằng mình đã ngăn chận không cho các Thiên thần có dịp nói chuyện với mình để giúp mình nhiều hơn nữa.
Trước khi tham dự một biến cố lớn lao nào hay trước khi ra tòa, xin bạn hãy cầu nguyện với Chúa Thánh Thần và các Thiên thần bản mệnh để các Ngài giúp bạn xử sự cách chính đáng.
Xin các bạn hãy cầu nguyện như sau:
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Chúa ban cho con sức mạnh để trả lời các câu hỏi một cách can đảm và với sự thật mà không làm thương tổn đến tình yêu.
Lạy Chúa Thánh Thần, lạy Thiên Thần Bản mệnh của con, lạy Thánh Tổng Lãnh Thiên thần Micae, xin đuổi các quyền lực của ma quỷ ở trong chúng con.
Lạy Chúa Thánh Thần, Thần Khí Chân Lý, xin ban cho tất cả những ai hiện diện nơi đây được có ơn can đảm và sức mạnh hướng về sự thật. Xin Chúa cho các lời nói dối và sự lừa gạt bị đánh bại bởi quyền lực của các Thiên thần. Amen.
Hãy tin tưởng và tín thác nhiều nơi các Thiên thần!
8. Việc Xử Dụng Tốt Thời Giờ:
Chỉ có trong vĩnh cửu bạn sẽ nhận thức được những gì bạn đã làm với thì giờ của bạn trong đời sống của mình, vơi tất cả những năm, tháng, ngày và giờ, và lẽ ra những gì bạn cần phải làm với những giờ giấc ấy. Ở đó, bạn sẽ nhận thức những cơ hội mà bạn thiếu hay mất cơ hội để thực hành những điều tốt lành, và khi đã ở nơi vĩnh cửu thì quá muộn màng rồi. Có những điều mà người ta sẽ không bắt đầu một cuộc sống mới nếu họ biết vĩnh cửu là gì. Đây là những dòng chữ để bạn nhớ:
Dài không phải và vĩnh cửu, nhưng vĩnh cửu thì dài.
Đây là tư tưởng nghiêm túc.
Hái hoa khi hoa nở vì ngày mai không phải là hôm nay.
Đừng để một giơ khắc nào trôi qua vô ích, vì thì giờ chóng qua.
Chúng ta xây nhiều ngôi nhà vững chắc,
Và chỉ ở trong các ngôi nhà ấy như khách trọ.
Nhưng chúng ta chỉ xây dựng quá ít,
Cho cuộc sống vĩnh cửu của mình.
Chúa ban cho bạn thời giờ để bạn làm tăng tiến linh hồn mình. Con người đi qua đời sống chỉ một lần, chứ không có hai lần như ngày nay người ta dậy một cách sai lầm. Chúa ban cho ta một lần để sống trên trần gian. Satan lừa dối khi cho bạn nghĩ rằng bạn đã sống trên trái đất lần trước rồi, và lần này bạn đến trái đất với một thân xác khác. Đây là sự sai lầm lớn.
Điều gì làm cho bạn sử dụng thì giờ đúng? Kho tàng nào làm cho bạn thắng hay thua? Thì giờ vô giá và ngắn ngủi, nó không đến lần nữa. Thực hiện Thánh Ý Chúa là con đường cho cuộc đời bạn. Tại sao con người lại nhào lặn vào những sự vật trói buộc? Bởi vì người ấy nghĩ rất ít về vĩnh cửu. Hãy tìm mọi cách để thực thi Thánh Ý Chúa. Đừng bực mình khi mình cứ phạm lỗi đi phạm lỗi lại. Điều quan trọng là bạn biết đứng lên và bắt đầu lại từ đầu. Hành động sai lầm là việc của con người, sửa sai là được chúc phúc, và sống trong tội lỗi là tay sai của ma quỷ.
Hãy nhận thức với lòng khiêm nhường rằng bạn là người có đầy tội lỗi, nhưng không ai phải tuyệt vọng nếu cứ sa ngã mãi, vì Chúa Ki Tô đã chết trên thập giá cho chúng ta để chúng ta có thể đứng dậy sau mỗi lần té ngã. Đa số những lần sa ngã của chúng ta là vì sự yếu đuối, nông cạn, bất can, nhưng ít khi là vì sự cố ý phạm tội. Vì thế, đừng quá bực bội vì tội lỗi của mình, và vì tội lỗi của người khác.
Không xét đoán người khác, Những ai cứ luôn xét đoán người khác, thì cần phải tu sửa chính mình nhiều nhất. Một lời nói tốt đẹp có thể chữa lành. Một lời nói độc ác có thể giết người. Vì thế không bao giờ nên xét đoán ai cả. Mỗi ngày hãy nói lời tốt và làm việc tốt.
Mỗi người nên mang gánh nặng của người khác. Chỉ bằng cách ấy thì luật lệ của Chúa Ki Tô được hoàn thành. Nếu ai cũng cố gắng đừng phán xét kẻ khác, mà gieo trồng hòa bình nơi có tranh chấp, và nếu ta chỉ nói về cái tốt của người khác thay vì lỗi lầm của họ, Nếu ai cũng cố gắng giúp đỡ người khác, mà không gây thương tích cho họ, thì sẽ không bao giờ có chiến tranh. Và nếu ai cũng sống như vậy thì Luyện ngục chỉ có ít người và Hỏa ngục sẽ trống vắng.
Hãy làm điều tốt cho người khác khi bạn còn có thì giờ. Sẽ có thời gian mà bạn không thể làm gì được nữa và chỉ có thể gặt hái những gì bạn đã gieo vãi. Đừng xét đoán kẻ khác nhưng chỉ xét đoán chính mình. Đó là sự khởi đầu của nền hòa bình trên trái đất. Một người Ki Tô hữu có quyết định vững chắc là thực thi Thánh Ý của Chúa. Họ đối xử tử tế và dịu dàng với người khác. Họ luôn trở lại với Chúa trong khiêm cung và đơn sơ. Họ chịu đựng lỗi lầm của người khác và của chính mình. Bạn luôn phải cố gắng biến đổi mình từ kẻ tầm thường thành người thánh thiện. Nhiều người muốn trở nên Người Ki Tô hữu tốt; nhưng cố gắng hết sức để trở nên thánh thiện thì dường như quá sức của họ. Và Giáo hội Chúa thật sự cần sự thánh thiện và những người thánh. Làn sóng hư hoại mạnh mẽ hơn sự tầm thường, làm sao Giáo hội chiến thắng làn sóng độc hại ấy với sự tầm thường được?
Thật là quan trọng khi trung thành trong các việc nhỏ nhặt, bởi vì điều này củng cố sự khiêm nhường và dẫn đến các việc lớn lao khác. Trong việc nhỏ, sự lớn lao bộc lộ. Việc thực hiện các bổn phận nhỏ cũng có quyền năng không kém gì các hành động anh hùng. Các điều nhỏ nhặt cộng hưởng vào tổng số các điều tốt còn hơn những gì to tát. Ai trung thành trong các việc nhỏ thì cũng trung thành trong các việc lớn. Ai không trung thành trong các việc nhỏ thì cũng không trung thành trong các việc lớn.
9. Ân Sủng Thánh Thiện.
Ân sủng thánh thiện thật là quý giá. Đó là mục đích các chức năng Thánh của Thiên Chúa. Ơn Thánh thiện đem lại cho bạn tình bằng hữu với Chúa và nâng bạn lên cao. Ơn này làm cho bạn nên giống như Chúa. Ơn này ban tình yêu giữa hai bên, cho bạn trở nên con của Chúa, cho bạn có liên hệ với Ngài. Ơn này giúp bạn có thêm phẩm cách của Chúa Kitô, là con của Chúa, và có liên hệ với Chúa. Ơn này giúp bạn tham dự vào bản chất của Chúa. Là con của Chúa, bạn sống cuộc sống thánh thiện và tuyệt diệu.
Ơn sủng trở nên thánh thiện là từ Ngài mà đến, như giòng suối sự sống chảy tràn trề từ Ngài, qua bạn mà đến tất cả mọi người. Bạn là một phần của bản chất Thiên Chúa, là bản chất đầy sự huyền diệu. Bạn nhìn mắt Chúa qua đức tin. Bạn nắm tay Chúa qua sự trông cậy. Bạn sống với Trái Tim Chúa qua tình yêu.
Trong ba điều ấy, có cái nhìn thần thánh của Chúa, của sự quan phòng thiêng liêng, của tình yêu Thiên chúa vô biên. Và đó cũng là các đức tính của Chúa. Ân sủng của Chúa sẽ được ban cho bạn nếu bạn không mất lòng tín thác, và Chúa cũng ban sự lớn lao ấy cho người khác. Các bạn hay suy nghĩ và cầu nguyện để mình có thể luôn học để hiểu rõ hơn những giá trị vô biên mà chúng ta mang trong linh hồn với ân sủng nên thánh.
10. HÃY NÓI ĐÚNG LÚC
Câu thành ngữ hiện hữu:”Nói là bạc, im lặng là vàng.” Vâng, nhưng nói có thể là vàng! Ngày nay, người Ki Tô Hữu tốt lành thường im lặng. Nhiều điều tốt đến và nhiều điều xấu có thể tránh được nếu ta nói lời tốt. Sự kiện có thể sẽ không đi quá xa trong việc giảm đức tin nơi Giáo hội, nếu chúng ta lên tiếng chống lại những sự đổi mới không ngừng của Giáo hội. Vâng, sự lo sợ của nhân loại ngày nay rất lớn. Bạn sẽ trả lời với Chúa khi mà bạn nhìn thấy rõ điều dẫn đến vực thẳm mà bạn giữ im lặng, ngay cả khi bạn có thể nói và biết phải nói điều gì, nhưng bạn vẫn chọn im lặng để khỏi bị phiền toái. Đấy là trách nhiệm của bạn.
Xin các bạn hãy cầu nguyện cho các vị linh mục và giám mục vì họ sợ hãi mà đã gây ra nhiều sự thiệt hại cho Giáo hội. Nhiều người nhìn thấy vực thẳm nhưng không tránh xa vì sợ rằng mình sẽ bị đẩy ra ngoài. Tôi rất tiếc phải nói rằng, rất nhiều linh mục và giám mục đang di trên con đường tới vực sâu và lôi kéo rất nhiều người theo họ. Chẳng bao lâu nữa, Chúa sẽ dùng uy quyền của Ngài để can thiệp, nếu người ta không trở lại.
11. TÔN KÍNH THIÊN CHÚA:
Hãy tôn kính Chúa! Hãy qùy cách khiêm cung. Đừng đứng một cách kiêu ngạo trước Nhan Thánh Chúa. Ai cũng có thể đứng trước mặt Chúa, nhưng để qùy khiêm cung trước Nhan Chúa thì ít người có thể làm được. Các bạn cần qùy. Bởi thiếu lòng khiêm nhường nên nhiều người Công giáo đã rời bỏ Giáo hội và không đi dự Thánh lễ hay rước lễ! Đó là một trách nhiệm lớn lao!
Tinh thần hy sinh phải được sống lại. Các linh mục cần mặc tu phục của mình khi ra đường phố để tỏ lòng tôn kinh Chúa. Lẽ ra có nhiều linh mục cần phục vụ khi giáo dân cần các ngài, nhưng vì các ngài không mặc tu phục của linh mục, nên người ta không tìm được các ngài. Vậy xin các linh mục và các tu sĩ hãy trở lại việc mặc tu phục, và các giáo dân sẽ có thêm lòng tôn kính các linh mục và tu sĩ hơn.
12. GIÁ TRỊ VÔ BIÊN CỦA MỘT THÁNH LỄ:
Ngày nay, tại sao không dùng từ ngữ “ Hy lễ” thay vì “Cử hành Thánh lễ” hay ”Thánh lễ”? Chúa Kitô dâng hiến chính Mình và Máu Ngài trên Thánh giá. Hy lễ là sự canh tân cuộc Khổ nạn của Chúa Ki Tô trên Thánh giá. Đó là một cuộc hy sinh vĩ đại. Hy Lễ rất cao trọng nhưng giờ đây người ta không biết quý trọng Thánh lễ vì đã mất ít nhiều các yếu tố thiêng liêng.
Qua sự dâng hiến trong Thánh lễ, bạn dâng lên Chúa các sự hy sinh xứng đáng nhất, và bạn dâng hiến lên Ngài những nhu cầu và lời nguyện xin. Bạn cảm thấy hạnh phúc dâng hiến chính mình để hợp với cuộc Khổ nạn của Chúa Ki Tô trên Thánh giá.
Qua Chúa Ki Tô thì Thánh giá trở nên sức mạnh của tình yêu và sự trung thành, yêu và trung thành cho đến chết. Thánh giá là dấu hiệu của sức mạnh nội tâm. Vác Thánh giá là đi những bước đường đến sức mạnh nội tâm.
Có những linh mục ít khi dâng Thánh lễ hàng ngày, và nhiều linh hồn đói khát các Thánh lễ. Nếu linh mục không dâng lễ hàng ngày thì có xứng đáng không? Các tín hữu thường phàn nàn rằng:
”Tôi không biết nếu Thánh lễ mà vị linh mục này hay vị linh mục kia dâng có giá trị hay không nữa?”
Xin hãy đi dự Thánh lễ và cầu xin với lòng tín thác nơi Chúa, với tình yêu để rồi Ngài sửa đổi những gì không đúng trong Thánh lễ. Chúa sẽ làm điều ấy.
Với các linh mục mà bạn biết chắc rằng họ không thi hành đầy đủ việc truyền phép thì bạn hãy ngừng hợp tác. Nếu bạn không có cơ hội tham dự một Thánh lễ tốt lành, thì bạnh hãy tham dự một Thánh lễ thiêng liêng. Hãy đem sách lễ với bạn, cầu nguyện và hiệp thông Thánh lễ ấy với các linh mục đang dâng Thánh lễ trong giờ này. Khi bạn không thể đi dự lễ thì bạn nên dự lễ thiêng liêng. Nhưng nếu bạn nói rằng hình thức Thánh lễ bây giờ không có giá trị thì bạn sai lầm rồi. Nếu ai cũng hiểu được giá trị của một Thánh lễ thì ngay trong các ngày thường, người ta sẽ đi lễ thường xuyên, và nhà thờ sẽ đầy giáo dân.
Các cuốn sách tốt giải thích về Hy lễ của LM Marin von Cochem đã không còn lưu hành nữa vì bị thanh lọc. Đây là sự bách hại Thánh lễ xẩy ra ngay trong Giáo hội. Tuy nhiên, ngày nay còn một cuốn sách khác có tên là “Celebrate Mass With The Heart by the Franciscan Priest” tạm dịch là “Cử Hành Thánh Lễ Bằng Trái Tim Của Linh Mục Dòng Phanxico” của LM Slavko Barbaric, OFM. (Cha Slavko chết vào tháng 11, năm 2000).
Tại sao chỉ có ít người tham dự Thánh lễ hàng ngày? Bởi vì người ta không còn hiểu rõ giá trị lớn lao của Thánh lễ nữa. Rất ít ai nhắc đến gía trị của Thánh lễ, ngay cả trong các trường học hay trong các bài giảng.
Người ta hy sinh nhiều cho các sự vật trần thế phù phiếm, nhưng người ta lại không biết quý trọng giá trị của các Thánh lễ chỉ vì họ biết ít về các Thánh lễ. Có một số các tu viện không có Thánh lễ hàng ngày. Nhiều tu sĩ đi nghỉ hè mà không tham dự Thánh lễ hàng ngày, cho dù họ có cơ hội để dự lễ.
Chúa Ki Tô dâng hiến chính Mình Ngài ở mỗi Thánh lễ nhưng ít người tham dự để Ngài có thể ban cho họ các ân sủng. Một kho tàng quý báu được tặng không cho các bạn: Các vết thương Thánh của Chúa Giêsu, Sự Sống của Ngài và Sự Chết của Ngài, Máu Thánh Cực Châu Báu của Ngài. Kho tàng không nằm ngủ, bạn phải tiến tới và cộng tác với kho tàng. Bạn phải hứng nhận lấy kho tàng là Máu Cực Châu Báu của Chúa Giêsu và tiếp tục dâng lên Chúa Cha, qua Thánh lễ để đền tội cho các tội lỗi của bạn. Máu Thánh Chúa Giêsu là giá trả cho sự hoán cải và cứu độ của các linh hồn. Máu Chúa Giêsu như một lời đòi hỏi cho nhu cầu của Giáo hội và của toàn thể nhân loại.
Vâng, nếu bạn biết giá trị của một Thánh lễ thì bạn sẽ dâng hiến mọi sự để nhận lãnh ơn sủng cao trọng của Chúa. Mỗi bước đi mới của đời sống ơn sủng là một phép lạ của tình yêu Thiên Chúa và là một biến đổi trọng đại cho linh hồn bạn!
Ở mỗi lần Truyền phép, đời sống quá khứ của bạn được nâng cao lên một tầng lớp ân sủng và rồi bạn sống các ân sủng này cách cao trọng hơn. Hãy đem tất cả những nỗi thống khổ và lời cầu nguyện, những âu lo và công việc, đem tất cả mọi sự vào bàn tiệc Hy lễ.
Khi bạn chết, tất cả các Thánh lễ mà bạn tham dự cách thành tâm trong đời sống của bạn sẽ là những lời cầu bầu lớn lao nhất cho bạn. Dù cho công lý của Chúa có khó đến đâu, dù cho tội lỗi của bạn có nhiều và nặng nề như núi, thì sau công lý của Chúa là lòng Thương Xót vô biên của Ngài trong sự Hy sinh của Thánh lễ.
Nếu các giáo dân nghĩ rằng họ không có thì giờ để đi tham dự Thánh lễ hàng ngày thì nên cố gắng đi lễ, nhưng hãy chu toàn bổn phận của công việc.
Những gì Phúc Âm không hứa hẹn, thì bạn cũng không thể hứa hẹn, đó là một cuộc sống không có thánh giá. Phúc Âm không có thánh giá thì thuộc về Thiên Đàng. Đau khổ mà không có Phúc Âm thì thuộc về Hỏa ngục, và Phúc Âm với đau khổ thuộc về trần gian. Với thánh giá và đau khổ, chúng ta giúp Chúa cứu các linh hồn.
Nếu các bạn biết giá trị của một Thánh lễ thì các bạn sẽ từ bỏ tất cả để cứu một linh hồn.
Vì linh hồn của bạn mà Con của Thiên Chúa trở nên con người và chết trên Thánh giá, và vì vậy, Ngài lập nên Hội Thánh. Nếu bạn có thể nhìn thấy vẻ đẹp của một linh hồn được ân sủng bao bọc, thì bạn cũng sẽ sẵn sàng chết cho một linh hồn.
Thánh Phanxico Assissi nói:
”Lạy Chúa, xin hãy lấy đi tất cả mọi sự thuộc về con, xin hãy để con cứu các linh hồn.”
Thánh Gemma Galgani nói:
“Tôi xin Chúa Giêsu ban cho tôi các thánh giá để qua các cơn đau khổ, tôi có thể cứu các linh hồn cho Ngài.”
Hãy đọc tiểu sử của các Thánh. Qua cách giảng dậy của các ngài, bạn có thể học được sự khôn ngoan để nhìn thấy giá trị của một linh hồn. Vâng, các Thánh ở trong đời sống của mọi người, và trong nhà của dân Chúa. Trong nhiều nhà thờ ngày nay, hình tượng các ngài biến mất. Các Thánh là gương mẫu cho mọi người. Họ cũng đã là người như các bạn, họ là người tìm đường cho các bạn. Vì lý do ấy, họ ở trong tất cả các căn nhà của Chúa, chứ không ở ngoài. Nếu các bạn đi theo lối đi của các ngài thì bạn cũng có thể thành tựu những gì mà họ đã thành công.
-Nhưng trước mọi sự, hãy tôn vinh Đức Mẹ Maria trong đời sống của bạn. Ngày nay, có nhiều linh mục đã đẩy Mẹ đi xa, và còn đặt câu hỏi về sự đồng trinh của Mẹ. Một linh mục mà đi xa khỏi Đức Mẹ Maria thì không còn là người Công giáo nữa. Bởi thế, đã có nhiều linh mục xuất khỏi thiên chức linh mục của họ.
Trong kinh cầu Đức Mẹ Maria, chúng ta chào mừng Đức Mẹ:
“Mẹ là Mẹ xứng dáng nhất của Tình Yêu!”
Vâng, Mẹ là Mẹ, không phải là chị. Chúa Giêsu nói:
“Đây là Mẹ con.”
Qua Mẹ Maria để đến Chúa Giêsu, đó là con đường chắc chắn nhất để đến với Chúa. Đó là lời di chúc mà Chúa Giêsu tặng ban cho chúng ta. Điều này áp dụng cho tất cả mọi người. Điều này đem lại niềm vui và an ủi cho mọi người, trong mọi tình huống của cuộc đời. Tiếng Mẹ làm tưới mát mọi lòng can đảm đã bị thui chột. Đó là tiếng nói của sự an toàn. Vâng, Mẹ là Mẹ rất đáng Thương Yêu!
Bạn hãy nghĩ đến lòng nhân hậu của Mẹ Maria trong các tương quan với Chúa và với loài người. Mẹ rất yêu thương và đáng yêu trong công việc hàng ngày của Mẹ. Mẹ lịch sự. Sự lịch sự là một đức tính và là một dấu tỏ lộ tình yêu đối với tha nhân trong cách thức đáng yêu và đẹp đẽ nhất. Nhưng Mẹ cũng là người khiêm nhường nhất trong các tôi tớ của Chúa.
Vậy các bậc lãnh đạo của Giáo hội, các linh mục và giám mục phải trở nên khiêm nhường để lấy lại lòng tin tưởng của các tín hữu. Khi khiêm nhường nhận tội thì sẽ được ơn tha thứ, ân sủng và lòng thương xót. Vậy bạn hãy yêu thương và thực hành khiêm nhường. Con người càng khiêm cung trước mặt Chúa thì Chúa càng có thể sử dụng người ấy.
Chúa đặt các ân huệ của Ngài trên đôi tay của Đức Mẹ Maria. Mẹ Maria là Mẹ của các ân sủng! Đó là một tư tưởng yêu thương và đầy an ủi. Tất cả các ân huệ được ban cho chúng ta là qua bàn tay của Đức Mẹ, kể từ sau khi Chúa Giêsu chết để cứu chúng ta. Đôi bàn tay yêu thương của Mẹ đụng chạm đến tất cả ơn lành mà nhân loại nhận lãnh được. Với lòng tôn kính, bạn phải thận trọng và trung thành với các ơn lành ấy. Mẹ Maria là trung gian các ơn lành. Đó là một trách nhiệm lớn lao. Điều đáng buồn là khi một ơn lành được ban qua tay Mẹ Maria để đến với chúng ta, nhưng lại không được chúng ta đón nhận, thì ơn ấy lại trở về với bàn tay của Mẹ.
Ngày nay, điều đó xẩy ra thường xuyên. Với lòng tôn kính, bạn thử nghĩ xem mỗi một ơn lành hướng về sự thánh thiện đến với bạn qua bí tích Rửa tội và các ơn lành khác trong đời sống siêu nhiên cũng đến với bạn từ Đức Mẹ Maria. Qua điều này, Đức Mẹ Maria trở nên Mẹ thật của chúng ta! Mẹ cưu mang chúng ta cho Chúa vì ta là con của Chúa. Vì vị thế của Mẹ nên Mẹ Maria xứng đáng được tôn vinh, yêu mến và tín thác, sau Chúa. Mẹ là nguồn cầu nguyện. Mẹ luôn lắng nghe ta và không bao giờ xua đuổi chúng ta.
13.TÔN THỜ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU!
Chúa Giêsu phán: “Hãy học cùng ta, vì ta khiêm nhường và dịu dàng trong lòng.” Vâng, sự tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu đang đi xuống trong Giáo hội Công giáo. Ngày nay, vào mỗi thứ sáu, nhiều thành phố trong Giáo hội lơ là với Thánh Tâm Chúa, vốn là nguồn của nhiều ân sủng. Thánh Tâm Chúa bị khinh chê bởi các tạo vật của Ngài! Thánh Tâm của Đấng Cứu Thế bị lãng quên bởi những kẻ mà Ngài cứu độ.
Thánh Tâm Chúa Giêsu phải được xem như là mạch máu của đời sống Giáo hội. Đó là suối hằng sống mà nơi ấy không bao giờ ngừng chảy chân lý và ân sủng. Thánh Tâm Chúa làm sống lại và làm mạnh sức để giúp bạn tiến đến cuộc sống vĩnh cửu. Qua Thánh Tâm Chúa, Giáo hội tồn tại. Chúng ta đây là con cái của Giáo hội Công giáo ở tiếp cận và sống động trong Thánh Tâm Chúa.
Chúng ta sống từ Chúa và qua các hành động tốt lành của Ngài. Hãy chìm ngập trong Thánh Tâm Chúa, hãy để chính bạn được Thánh Tâm Chúa làm cho tươi mát, và hãy sống qua Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thánh Tâm Chúa là Chén Hy Sinh, là món quà hy sinh, Trong Chén Hy Sinh là Máu Cực Thánh của Chúa! Thánh Tâm và Máu Chúa biểu lộ và tỏ rõ cùng lúc Tình Yêu Hy Sinh và Cuộc Đời Hy Sinh của Chúa. Và Ngài tiếp tục dâng hiến mãi mãi qua Thánh lễ. Chúng ta tôn vinh Thánh Tâm Chúa Giêsu tốt nhất là xin Mình Thánh Ngài. Ta yêu Chúa Cha trên hết mọi sự, ta mở rộng chinh mình cho Thánh Ý Ngài. Ta yêu thương nhân loại đến tận cùng và đối xử nhân hậu với họ. XIN THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU SỐNG TRONG NHÂN LOẠI MÃI MÃI. Đây là diều mà chúng ta nên luôn cầu nguyện! Đó là lời kêu gọi thương yêu sâu đậm, một lời cầu nguyện có nội dung hiếm có.
Trong Thánh Tâm Chúa Giêsu có Thiên Chúa Ba Ngôi, có Chúa Cha toàn năng, có vẻ đẹp và sự khôn ngoan của Chúa Con hằng sống, có Tình Yêu thánh hiến và Vương Quốc của Chúa Thánh Thần. Trong Thánh Tâm Chúa Có Tình Yêu của Đấng Cứu Thế! Có sự sung mãn của Máu Thánh Châu Báu Chúa. Trong đó dấu kín những bí mật sâu xa và lợi ích của Thánh lễ và của các Bí tích khác. Từ Thánh Tâm Chúa tuôn trào các ơn lành phong phú, lớn cũng như nhỏ để ban tặng cho mọi tạo vật.
Vâng, Thánh Tâm Chúa với sự giàu có vô biên sẽ sống và ngự trị trong trái tim của nhân loại, trong tim các bạn và trong tim mọi người.
Sự sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ và Thánh Tâm Chúa Giêsu sẽ vượt thắng mọi khó khăn. Hãy thực tập giữ im lặng khi sự hận thù đến với bạn, bạn đừng phàn nàn, nhưng hãy sống hạnh phúc với nó vì bạn đang chịu đau khổ với Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đó là điều làm thật sự để sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
14. VỀ CÔNG TÁC TRUYỀN GIÁO:
Một kẻ không sẵn sàng giúp đỡ cho phần hồn của tha nhân thì không đáng sống. Mỗi người Công giáo đều được kêu gọi để làm công tác truyền giáo. Đó là bổn phận của đức tin. Đức tin thúc đẩy qua sức mạnh nội tâm với mục đích chính là loan truyền sự vinh quang của Thiên Chúa trên toàn thế giới. Đó cũng là vinh hạnh cho ta để loan truyền Tin Mừng. Rất nhiều linh hồn sẽ được cứu độ nếu người Công giáo tham gia truyền giáo với trái tim và bàn tay. Đây là bổn phận vâng lời! Hãy ra đi và dậy dỗ các chủng tộc! Đây là bổn phận tạ ơn vì bạn được may mắn có đức tin vào niềm tin chân chính. Những ai được thấm nhuần sự may mắn này sẽ hăng hái và làm hết sức mình để cứu giúp người khác, để họ cũng được may mắn như mình. Các thánh ở Thiên Đàng sẽ cám ơn các bạn vì đã giúp ho thực thi ơn lành bằng các lời nói, bài viết, cầu nguyện, và hy sinh, và đặc biệt bằng gương sáng, bằng tình yêu và lòng nhân hậu trong lời nói và việc làm, cùng tất cả việc ta làm vì lòng bíết ơn Thiên Chúa. Kiên nhẫn chịu đau khổ thì giúp Chúa cứu được nhiều linh hồn.
15. TÌNH YÊU THÁNH THỂ!
Hãy chú ý về tình yêu Thánh thể mà ngày nay, qua sự hiện đại hóa của Giáo hội, tình yêu này chịu thống khổ vô vàn. Hãy trả lại Tình Yêu Chúa Thánh Thể với lòng mến. Chúng ta hãy cầu nguyện:
KINH CẦU VỚI CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ:
Lạy Chúa Giêsu, Tình Yêu Thánh Thể, con mong ước được đáp trả tình yêu Chúa càng nhiều càng tốt. Con mong muốn nếu có thể được, con sẽ hiện diện trong mỗi thánh lễ hàng ngày, và luôn rước Chúa vào Trái tim con, nếu bổn phận con cho phép như vậy. Con luôn muốn nghỉ ngơi với Chúa trong tư tưởng. Con muốn kính chào Chúa nơi các Nhà Tạm trên thế giới, nhất là ở nơi nào người ta lơ là với Chúa. Một cách thiêng liêng, con muốn đến thăm Chúa tại mỗi nhà thờ để Chúa ban cho con ơn lành qua tình yêu Thánh thể. Con muốn thăm viếng Chúa nơi có tội ác chống lại bàn thờ Chúa hay Thánh Thể cao trọng của Chúa. Con muốn thăm nơi Chúa thích nằm nghỉ, hay nơi nào mà Chúa bị vị linh mục đẩy đi xa. Con muốn đi thăm nơi các nhà nguyện nghèo nhất, nơi mà không có chút ánh sáng. Con xin các Thánh Thiên thần tôn vinh những mảnh vụn Thánh rơi ra từ bàn Thánh Thể Chúa hay nơi Nhà Tạm. Amen.
Nếu bạn thực sự làm như lời cầu nguyện này thi bạn sẽ nhận được rất nhiều ơn lành.
16. NHIỆM VỤ CỦA BẠN:
Hãy nghĩ xem, Chúa ban cho bạn một nhiệm vụ trong suốt đời bạn. Ngài kỳ vọng nhiêm vụ này từ bạn. Chỉ có bạn là có thể làm được việc này. Nếu việc này mà bạn không làm được thì đến vĩnh cửu, bạn cũng sẽ không hoàn tất.
- Bạn chịu trách nhiệm về các lời khuyên mà bạn ban cho những ai nhờ bạn giúp đỡ. Do đó, xin bạn hãy cầu nguyện thật nhiều trước Chúa Thánh Thần để lời khuyên của bạn là lời tốt và đem họ đến gần với Chúa hơn.
- Hãy để cho tình yêu và lòng nhân hậu chiến thắng tất cả.
- Hãy xin Chúa chúc lành cho những ai đi vào và đi ra khỏi nhà của bạn. Đó là một công tác của bạn.
- Đừng để bất cứ điều gì làm bạn nản lòng.
- Với sự giúp đỡ của Chúa, bạn sẽ chiến thắng mọi khó khăn, bởi vì muốn cứu các linh hồn, bạn cần phải chịu đau khổ.
- Mỗi người đều có một công tác mà Chúa ban cho. Có nghĩa là bạn cần sửa sai linh hồn bạn và sửa sai khả năng của bạn càng nhiều càng tốt.
- Bạn luôn tích cực để tiến bộ hầu vinh danh Chúa nhiều hơn. Bạn làm cho linh hồn mình tốt hơn và giúp người khác sống tốt hơn để cùng nhau về cõi hằng sống.
Trong mọi ơn Chúa ban cho bạn đều có một công tác, một đòi hỏi, và một trách nhiệm. Bạn nên cảm ơn Chúa về các hồng ân lãnh nhận, về công tác Chúa ban. Bạn không biết bao lâu mới có thể thực hiện được.
Xin cho tất cả mọi người làm trọn công tác với sức mạnh. Tình yêu Chúa tác động khi mỗi tư tưởng tốt, mỗi ước muốn tốt đi qua trong linh hồn bạn. Tình Yêu Chúa tác động bạn khi mỗi quyết định vui tươi, khi bạn vui lòng làm các việc tốt lành, trong mỗi niềm vui thanh sạch làm cho bạn tươi mát, nơi những giây phút thinh lặng thương yêu từ trái tim, trong mỗi sự đau khổ mà bạn gánh chịu, trong những lời nói hay ho và tốt đẹp, trong những gương sáng, trong những lời khen tặng mà bạn xứng đáng được nghe. Tình yêu Chúa cũng ở trong các lời chê trách, các sự nhục nhã mà người ta gửi đến cho bạn, trong mỗi cơn thử thách sự kiên nhẫn của bạn, trong những sự thiếu tình yêu thương mà bạn phải cưu mang. Vì thế, bạn sẽ không bao giờ trở nên tức bực vì Tình Yêu Chúa đụng chạm đến bạn ở tất cả mọi sự.
- Hãy nhìn mọi sự tốt hay xấu đến với bạn như là một ơn lành và tình yêu mà Chúa, trong TìnhYêu cao cả, gởi đến cho bạn, và bạn phải nhận thức, xử dụng, và cảm tạ Ngài. Mọi sự đều là để phục vụ bạn cách tốt nhất, nếu bạn thật sự yêu mến Chúa.
- Bạn hãy viết tất cả xuống, và loan truyền các sự hướng dẫn và giảng dậy này. Rất nhiều người sẽ được ích lợi và cảm tạ Chúa muôn đời. Nếu bạn giúp một linh hồn được ơn Thánh thiện thì công tác của bạn đáng giá. Vậy bạn hãy làm các công tác này càng lâu càng tôt.”
LỜI BÀ MARIA SIMMA: Tôi nhận được lời hướng dẫn này là do các linh hồn đọc cho tôi viết ra. Tôi tin các điều này rất quan trọng và phải được nhận lãnh cách nghiêm túc. Xin Chúa ban muôn ơn lành để những ai đọc và thực hành bằng tâm hồn. Xin Chúa cho các lời này dẫn đưa các bạn vào nơi vĩnh cửu.
Pages
16/9/09
Hãy Cứu Các Linh Hồn Khỏi Luyện Ngục (6)
Chương 22: Bịnh Tật
Bà Maria: Chào anh Nicky, mời anh vào. Anh có thích phòng trọ nơi nhà bà Schwarzmann không? Bà ấy và tôi là bạn với nhau đến suốt cuộc đời. Bà ấy luôn giúp đỡ tôi để ghi tên người nhận trên các phong bì. Bà ấy có khoẻ không?
Anh Nicky: Ồ, phòng trọ tốt lắm bà ạ. Ở phòng ấy thì ấm cúng hơn ở trong các khách sạn. Cám ơn bà đã giới thiệu cho tôi đến trọ tại nơi đó. Bà ấy nói mình khỏe nhưng trái tim bà không còn mạnh như xưa nữa. Bà ấy vui lắm.
Bà Maria: Nào chúng ta tiếp tục nhé!
Hỏi: Thưa bà Maria, khi nói về bịnh tật thể xác và những sự tàn tật, có linh hồn nào đến với bà mà trước đó, bà biết họ tàn tật trong cuộc sống của họ không?
-Có nhiều lắm. Khi họ hiện ra với tôi, họ được hoàn toàn chữa lành. Không còn phải ngồi xe lăn nữa. Những sự dị dạng và các vết sẹo cũng không còn nữa.
Tuy nhiên, có một linh hồn đến với một cái bướu lớn ở ngay cổ. Điều này nhằm để cho gia đình của họ tin tưởng nơi tôi , khi tôi nói về người thân quá cố của họ đã hiện về để cho họ những lời chỉ dẫn. Thấy không? Họ hỏi tôi rằng hình dáng thân nhân quá cố của họ như thế nào. Khi tôi nói đến cái bướu trên cổ người chết ấy thì họ tin ngay và lắng nghe những lời mà người chết muốn nhắn nhủ qua tôi.
Bây giờ tôi nhớ có một người bị câm trong cuộc sống trần gian, nhưng ông ta lại có thể nói một cách toàn hảo khi ông gặp tôi. Ông rất vui mừng khi có thể nói với tôi, nhưng tôi không biết tại sao ông không thể nói khi còn sống.
Trong cuộc sống có những người bại liệt phải ngồi xe lăn, nhưng khi chết và hiện về với tôi thì họ đi đứng thoải mái. Tất cả những bất toàn trên thể xác của họ lúc trước thì nay không còn nữa. Nhưng xin nhớ rằng tôi chỉ nhìn thấy những linh hồn ở trên tầng cao nhất của Luyện ngục mà thôi. Tôi nói như vậy vì có những người khác thấy được các nỗi thống khổ và vết thương trong các linh hồn. Nhưng các linh hồn này không giống như những người trước kia ở trần thế. Họ đau đớn trong linh hồn mà không phải trên thể xác vì họ không còn thể xác nữa.
Một linh hồn của vị linh mục hiện ra với tôi. Sau khi ngài nói cho tôi biết điều ngài cần, thì tôi được phép để hỏi ngài tại sao bàn tay phải của ngài lại đen đủi, dơ bẩn và có vẻ đau đớn như thế. Ngài trả lời rằng:
“Xin bà hãy bảo các linh mục hãy luôn luôn chúc lành cho mọi người, mọi nhà cửa và các hình ảnh tôn giáo. Tôi đã không chịu chúc lành thường xuyên; do đó, nay tôi phải bị đau đớn nơi bàn tay phải của tôi.”
Hỏi: Bịnh Sida(Aids) có phải là hình phạt của Chúa không?
-Vâng, đúng như thế, nhưng tôi thích gọi đây là sự đền tội cho các tội lỗi vô luân của con người. Không biết điều tôi nói đây có làm cho mọi người kinh ngạc không? Người ta nghĩ rằng Chúa là Đấng yêu thương phải không? Thế mà hình phạt và sự đền tội cũng là do tình yêu của Chúa. Có những kẻ vô tội mà lại phải mắc bịnh Sida, thì chính họ là người đền tội cho những kẻ phạm tội vô luân, và sự đền tội thay này rất cần thiết. Lòng Thương xót của Chúa thì vô biên, nhưng công lý của Chúa thì sung mãn. Tôi nói rằng nếu bây giơ chúng ta biết về công lý của Ngài thì chúng ta sẽ ở trên Thiên Đàng, nhiều người trong chúng ta sẽ chết dưới sức nặng và sự căng thẳng của tội lỗi mình.
Hỏi: Bà có nghĩ rằng người ta sẽ tìm được cách chữa trị cho bịnh Sida không?
-Ngày nay, chúng ta đã có cách chữa trị, những bởi vì phương cách chữa trị ấy không đem lại tiền bạc cho ai, và bởi vì điều này không phổ thông, nên mọi người sẽ còn mù quáng trước phương thức chữa trị ấy. Phương thức chữa trị là Chúa Giêsu và Mười Điều Răn. Ngài không ban Mười Điều Răn để kiểm soát chúng ta, nhưng là để bảo vệ, kiện toàn và giải thoát chúng ta.
Hỏi: Đó có thể là phương cách phòng ngừa. Còn phương cách đền tội, và chữa lành xẩy ra khi nào?
-Điều ấy đã xẩy ra ở những nơi có nhiều lời cầu nguyện.
Hỏi: Thưa bà, ở đâu?
-Tôi nghe nói về một nơi ở nước Ý, nhưng tôi không nhớ tên. Ở Medjugorje, Nam Tư cũng có những sự chữa lành. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là nơi chốn mà là số lượng lời cầu nguyện.
Hỏi: Khi con người có gánh nặng đến những nơi có nhiều lời cầu nguỵện, họ cũng đã được các bác sĩ Y khoa, các bác sĩ tâm thần và các linh mục xem xét. Nhiều khi tình trạng của họ tệ hơn thay vì tốt hơn. Liệu điều này có thể là do các linh hồn gây ra không?
-Vâng, có thể như thế, có thể là do các linh hồn nằm sâu trong đáy Luyện ngục. Trong các trường hợp như vậy thì một nhà trừ quỷ có thể làm ngừng các hoạt động mà người chết đang đặt trên người sống.
Hỏi: Thưa bà Maria, bà có thể cho tôi một trường hợp nào mà sự không tha thứ dẫn đến một cơn bịnh không?
-Ồ, không tha thứ thường dẫn đến cơn bịnh. Tôi nhớ lại một trường hợp ở vùng Innsbruck, nơi ấy có một người phụ nữ trẻ không thể tha thứ cho ba của cô được. Khi người cha còn sống, ông ta không bao giờ ban niềm vui cho các con của ông. Khi có một cơ hội tốt đến với cô nhưng ông ba không cho cô nắm lấy cơ hội ấy. Công việc đó cần có học vấn cao, nhưng ông ba đã cấm cản cô, làm cho cô lớn lên mà không có đủ bằng cấp. Vì lý do đó, cô ta không tha thứ cho ba của mình. Sau khi chết một ít lâu, ông ba hiện về với cô đến ba lần, xin cô tha thứ cho ông, nhưng cô không thể tha thứ được. Rồi cô trở nên bịnh và cô quyết định tha thứ cho ba mình với trọn trái tim. Cơn bịnh cũng lập tức rời khỏi cô ngay.
Tôi không nhớ rõ cơn bịnh như thế nào, nhưng cô tìm hiểu được vì mình không chịu tha thứ nên mình mắc bịnh. Dù không thể quên được, nhưng chúng ta cần phải tha thứ. Sự không tha thứ gây ra các gánh nặng và giới hạn mà chúng ta đặt trên mình trong suốt cuộc sống. Nếu chúng ta đến với Chúa với tất cả gánh nặng, chúng ta sẽ trở nên nặng nề. Khi tha thứ, chúng ta hiểu điều gì thật sự xẩy ra. Đó là ân sủng tràn đầy.
Sau đây là một trường hợp khác. Một phụ nữ bị chứng bịnh ngứa da. Da cô bị sần sùi trong suốt hơn 12 năm. Tất cả các thuốc men hiện đại và đắt tiền nhất cũng không làm cho cô bớt ngứa. Cô ta đi hành hương và gặp một người đàn ông đầy kinh nghiệm và có đời sống cầu nguyện sâu lắng. Một buổi tối, khi ăn cơm chiều, ông ấy nói với vợ chồng cô rằng:
“Chúng ta hãy hỏi Chúa Giêsu xem cái gì đã làm cho cô ngứa từ trên đôi bàn tay đến chân bên phải, và từ đầu gối trở xuống.”
Khi ông ta hỏi Chúa Giêsu thì ông nhận được thị kiến hình ảnh một người phụ nữ cúi xuống với đầu gối bên phải ở trên mặt đất và hai tay duỗi ra hướng về một em bé gái. Hình ảnh đứa bé gái ấy là người phụ nữ này và người phụ nữ trong thị kiến là mẹ của cô ta. Người mẹ đã cẩu thả, không thích bồng ẵm con của bà, đặc biệt là cô con này. Nay dù đã trưởng thành nhưng cô không tha thứ cho người mẹ của mình.
Khi được giải thích, người chồng quay qua nói với vợ rằng:
Đúng rồi. Em không bao giờ tha thứ cho mẹ em vì chuyện này.”
Với nước mắt rưng rưng, cô ta nhận ra điều ấy. Cô ta cầu nguyện và dâng ý nguyện trong Thánh lễ suốt hai, ba ngày. Thế là tình trạng ngứa da của cô ngừng lại. Vợ chồng cô về nhà. Từ đó, người đàn ông có thị kiến giúp cô không nghe thêm tin gì về cô, nhưng sự ngứa ngáy và xấu xí của làn da cô đã biến mất ngay lúc đó. Chúng ta không kỳ vọng sự tha thứ có thể xẩy đến ngay đêm hôm ấy, nhưng Chúa Giêsu đã chỉ cho ba người hiện diện hôm ấy về nguyên nhân của vấn đề.
Các bịnh tật xẩy ra theo cách này hay cách khác là để nhắc nhở cho người sống về tội lỗi của tổ tiên. Bằng cách này, linh hồn đang ở trong Luyện ngục tỏ mình cho người khác biết và xin sự tha thứ, trước khi họ có thể được giải thoát. Bây giờ tôi chắc chắn rằng linh hồn người mẹ đang ở Thiên Đàng, và con gái của bà được giải thoát khỏi tình trạng đau đớn mà đã làm cho cô ta khó chịu và tốn tiền trong nhiều thập niên qua.
Hỏi: Thưa bà Maria, trước đây, bà có nói rằng Satan gửi bịnh tật đến với con người qua các phù thủy. Cơn bịnh ở dưới sự kiểm soát của ma quỷ. Làm sao chúng ta có thể phân biệt nếu cơn bịnh đến từ ma quỷ hay từ các nguyên nhân khác?
-Bằng cách cầu nguyện với người bịnh hay trên người bịnh ấy. Nếu cơn bịnh đến từ nguyên nhân khác, thì người trừ quỷ hay lời cầu nguyện giải thoát sẽ không có kết quả. Nhưng nếu cơn bịnh đến từ ma quỷ thì sẽ có kết quả. Trước tiên, nó sẽ dấu diếm hay phản kháng lại, nhưng nếu ta bền tâm, nó sẽ biến đi. Trong các nhà thương ngày nay, từ ngữ “vi trùng” là lời cảnh cáo cho những cơn bịnh này. Từ ngữ này thường được các bác sĩ sử dụng khi họ không thể giải thích được cơn bịnh. Trong trường hợp ấy, hãy mời một vị linh mục hay một người cầu bầu mạnh thế, cùng các bạn hữu hay thân nhân đến cầu nguỵện mau chóng để xin sự cầu bầu của Đức Mẹ Maria và Tỗng Lãnh TT Micae. Vị linh mục nên mang nước phép đã làm phép và thánh hiến, và dầu Thánh đã làm phép.
Hỏi: Xin bà cho tôi một hay hai ví dụ của cơn bịnh mà ma quỷ gửi đến cho người ta.
-Ngay lúc này, tôi chưa nghĩ ra. Một là bịnh sưng phổi. Hai là bịnh ung thư xương, và ba là những trường hợp đau lưng, dù đau ngắn hạn nhưng rất đau đớn.
Bịnh đau lưng thì tôi biết rất rõ, bởi vì bạn của tôi đã bị đau lưng trong nhiều tháng, khi ông ấy làm việc thiện nguyện bên cạnh một vị linh mục đáng kính ở Âu Châu. Bạn tôi đau đớn như bị ai cấu nhéo nơi các dây thần kinh, giữa đốt xương thứ ba và thứ bốn. Trước tiên người ta chữa trị bằng cách tiêm thuốc giảm đau vào bắp thịt để làm thư giãn, nhưng phương pháp chữa trị này không giúp giảm đau mà còn làm cho tình trạng trở nên đau thêm. Cơn đau thật là khủng khiếp.
Ông này nghĩ cơn bịnh có thể do ma quỷ đem đến, và ông ta mời hai linh mục đến. Một vị linh mục đến nhưng nghi ngờ vì không tin điều ông bạn tôi nghĩ là đúng. Sau môt hồi thảo luận lâu dài và không kết quả, vị linh mục chịu cầu nguyện để trừ tà cho ông ấy. Ngay khi ngài cầu nguyện thì cơn đau lan rộng và như muốn nổ tung ra, rồi cơn đau chạy lên, chạy xuống trên vai bên phải, cánh tay và đùi của bạn tôi. Cơn đau giống như một chiếc nĩa cắt các bắp thịt và ngừng lại như muốn nghiền nát các khớp xương của bạn tôi. Và cứ thế, cơn đau cứ di chuyển lên xuống trong cơ thể bạn tôi trong lúc vị linh mục tiếp tục cầu nguyện cho anh. Sau 3 phút hay 4 phút, cơn đau dừng lại đột ngột. Trong khi cầu nguyện, bạn tôi như muốn ngất xỉu. Anh ấy khóc và la hét thật lớn.
Khi mọi việc chấm dứt, vị linh mục cũng khóc và xác nhận là ngài tin rằng cơn bịnh này do tà thần gây ra. Sáu giờ sau, khi bạn tôi ngủ được một chút, thì có vị linh mục thứ hai đến thăm anh. Đây là vị linh mục cùng làm việc chung với anh. Ngài cũng bắt đầu cầu nguyện cho anh. Lần này cơn đau cũng dữ dội, nhưng yếu hơn so với cơn đau trước. Rồi cơn đau chấm dứt. Sáng hôm sau, bạn tôi tỉnh dậy nhưng anh phải nằm trên giường bịnh đến năm ngày mới có thể tỉnh dậy mà đi làm được.
Hai tuần sau, anh đến thăm tôi và cùng tôi đi thăm một vị linh mục chuyên cầu nguyện trừ quỷ. Vị linh mục này cầu nguyện để xin Chúa trừ cho hết những tà khí nào còn sót lại. Ngài cho biết sở dĩ anh ấy bị cơn bịnh này là do một người trong làng đã truyền cho anh. Bạn tôi không hề biết người đã trao bịnh cho anh, nhưng vị linh mục thì biết kẻ ấy.
Hỏi:Vậy người kia cần biết và nhìn thấy có sự liên hệ nào giữa họ và bạn của bà không?
-Chắc chắn, tà thần dưới quyền năng của kẻ ấy đã biết sự liên hệ này. Còn vị linh mục thì biết là bạn tôi đang ở trong trận chiến thiêng liêng.
Hỏi: Liệu lời cầu nguyện chữa lành và lời cầu nguyện giải thoát có thể giúp một bịnh nhân ở phương xa mà họ chưa chịu mở tâm hồn để được cầu nguyện cho không?
-Có chứ, chắc chắn, nhưng có nhiều người và ngay cả các linh mục, cũng không có đủ đức tin để tin vào điều này. Do đó, họ không chịu thực hành cầu nguyện cho những ai ở xa mình. Trong Thánh Kinh, Chúa Giêsu đã chữa lành cho người đầy tớ của viên Đại đội trưởng khi người ấy ở xa Chúa. Rồi Chúa Giêsu phán với viên Đại đội trưởng ấy như sau:
“Ộng về đi, ông tin như thế nào thì sẽ được như vậy.”
Chúa Giêsu chữa người đầy tớ vì người chủ có đức tin nơi Ngài, không phải đức tin của người chủ thực hiên ơn chữa lành.Điều này thường làm cho người ta lo âu khi nghĩ rằng đức tin của mình quá yếu để mà giúp đỡ. Chúa Giêsu không bao giờ quá yếu để giúp, nhưng chúng ta phải chờ đợi, bởi vì kế hoạch của Ngài thường khác với kế hoạch của mình.
Trong trường hợp những người bị bịnh ở xa thì chúng ta cần có thêm càng nhiều chi tiết càng tốt về người bịnh để cầu nguyện xin ơn trừ tà và chữa lành cho người ấy. Thường thì các ảnh hưởng của tà thần cần phải được kêu đích danh, trước khi chúng chịu xuất ra và biến đi. Muốn làm vậy, chúng ta phải cầu nguyện thật nhiều và thực tập với sự bền chí và tín thác rằng Chúa sẽ cung cấp những gì mà ta cần.
Hỏi: Khi có người bị quấy phá tìm đến với bà, và bà ghi tên các linh hồn người thân đã chết của họ, bà có chứng kiến sự bình an trở lại với cá nhân còn sống, gia đình hay ngôi nhà đang bị quấy nhiễu không? Nhất là sau khi có các Thánh lễ và các lời cầu nguyện được dâng lên để chỉ cho các linh hồn quá cố ấy?
-Có, luôn có sự bình an, dĩ nhiên còn tùy thuộc xem họ còn liên lạc với tôi nữa không. Nhiều người còn liên lạc với tôi trong một thời gian dài. Dù tôi không phải là bác sĩ tâm thần hay bác sĩ tâm lý, nhưng tôi cầu nguyện cho các linh hồn, tôi có thể thấy một trẻ đang gặp khó khăn bỗng trở nên bình an và vui tươi, mà không cần thuốc men hay phương pháp trị liệu nào khác. Điều này làm cho tôi rất vui mừng khi thấy sự thay đổi xẩy ra. Chúa Giêsu và Mẹ Maria không loại trừ ai ra khỏi sự bình an và niềm vui của các Ngài.
Hỏi: Y khoa ngày nay dùng thuật thôi miên như phương pháp chữa trị để tìm hiểu những gì xẩy ra trong quá khứ mà có thể ảnh hưởng đến các bịnh tật bây giờ. Các linh hồn có nói gì về thuật thôi miên không?
-Các linh hồn nói rằng thuật thôi miên rất nguy hiểm và là một tội. Không ai có thể đi vào tiềm thức của người khác, và ngay cả khi họ tìm được chứng từ của người khác, thì cũng không chính xác.
Những ai tin vào sự sai lầm của kiếp luân hồi thì thường tin vào kết quả của thuật thôi miên. Đó là trường hợp một tội nhỏ dẫn đến nhiều sự bối rối.
Hỏi: Khi người ta bịnh nặng và đau đớn nhiều, liệu Chúa có cho phép các bác sĩ làm những điều mà họ muốn làm không?
-Một linh hồn bảo tôi rằng ông ta phải đau khổ rất nặng nề bởi vì ông ta đã là một bác sĩ Y khoa và ông đã rút ngắn đời sống của các bịnh nhân của ông bằng cách chích thuốc để làm giảm sự đau đớn của họ. Các bác sĩ không bao giờ có thể giết chết bịnh nhân của họ, nhưng họ được phép dùng thuốc để giảm cơn đau của các bịnh nhân. Chỉ có Chúa mới ban sự sống và lấy sự sống đi. Nếu ai tự động dùng thuốc giết bịnh nhân thì phạm tội sát nhân cũng như các tội sát nhân khác.
Hỏi: Khi một bác sĩ lấy đi mạng sống của bịnh nhân, liệu linh hồn người bịnh nhân ấy phải thống khổ ở Luyện ngục vì thời giờ trên thế gian của họ chưa hoàn tất việc đền tội, hay vị bác sĩ phải gánh hậu quả và trả giá đắt sau này?
-Vị bác sĩ sẽ phải đền trả mọi sự. Nếu ông bác sĩ ấy không ngừng việc ấy lại và đi xưng tội, sám hối, làm việc đền tội thì gia đình ông ấy và các thế hệ tương lai của ông sẽ phải trả giá đắt sau này.
Hỏi: Chao ôi, bà có biết những trường hợp nào mà các thế hệ tương lai phải đau khổ và đau khổ bằng cách nào?
-Vâng, tôi có biết trường hợp của một vị bác sĩ luôn trợ tử cho các bịnh nhân. Người con dâu của vị bác sĩ này có thai nhưng các thai nhi chết trong bụng mẹ nhiều lần, cho dù cô và chồng cô rất mạnh khỏe. Các bác sĩ điều trị lấy làm lạ về hiện tượng thai chết trong bụng mẹ này. Sự đau đớn của thế hệ đó là một phần để đền tội cho tội lỗi của ông bác sĩ trợ tử, vốn là cha chồng của cô ấy. Chúa cần sự đền tội, vì đó là công lý của Ngài.
Hỏi: Vậy những bác sĩ phá thai và gia đình họ sẽ phải đau khổ vì các thai nhi mà các bác sĩ đã giết. Họ phải gánh chịu những nỗi thống khổ của các thai nhi mà lẽ ra các trẻ này phải trải qua nếu như các em có cuộc sống thường nhật mà Chúa đã hoạch định cho họ?
-Vâng, trừ khi các bác sĩ phải ngừng ngay việc phá thai và làm việc để đền tội cho tội giết người của mình.
Hỏi: Tôi được biết rằng các thành phố Sarajevo, Mostar và Vukovar, trước khi có sự giải thể của nước Nam Tư cũ, thì các thành phố này tạo sự dễ dàng cho việc phá thai trong nước Nam Tư. Vậy Chúa có đòi hỏi công lý từ các thành phố này không? Đó có phải là lý do mà các thành phố ấy chịu cảnh tàn phá nhiều nhất trong trận chiến Balkan không?
-Chắn chắn như vậy rồi. Khi có tội ác chống lại sự sống thì Chúa sẽ thi hành công lý mà không ai tránh được. Mong rằng gương ấy là một lời cảnh cáo cho tất cả các chính quyền, tòa án và bác sĩ ở cả phương Đông và phương Tây.
Chương 23: Sự Chết
Hỏi: Bà làm rất nhiều điều cho các linh hồn, vậy lúc chết thì bà sẽ được hàng ngàn các linh hồn hộ tống về Thiên Đàng, mà không cần…
-Ồ, không! Tôi không thể tưởng tượng việc đi về Thiên Đàng mà không phải đền tội nơi Luyện ngục, bởi vì các tội lỗi sẽ cộng thêm lên. Chúa đã cho tôi biết nhiều, và qua việc tôi được liên lạc với các linh hồn thì trách nhiệm của tôi càng lớn hơn. Vì tôi được biết nhiều thì tôi phải đau khổ nhiều. Tuy nhiên tôi hy vọng được các ngài giúp đỡ.(Cười)
Hỏi: Điều gì xẩy ra cho những ai tự tử?Có người nào tự tử chết rồi đến thăm bà không?
-Có nhiều lắm. Chuyện gì xẩy ra cho họ là còn tuỳ thuộc hoàn toàn vào việc tại sao họ làm như thế. Nhiều người đến hỏi thăm tôi về số phận những người tự tử, nhưng cho đến nay chỉ có một người bị mất linh hồn mà thôi. Trong đại đa số các trường hợp này thì trách nhiệm là của những kẻ khác phạm tội bôi xấu họ, hay từ chối không giúp họ, hay đẩy họ vào góc tường.Vì thế, họ đành tự tử vì không còn lối thoát. Trách nhiệm là từ những kẻ khác, tuy nhiên họ tiếc nuối là họ đã tự tử. Có những khi vì bịnh hoạn. Những người mạnh khoẻ thường không muốn tự tử.
Hỏi: Có những linh hồn nào chết vì sử dụng quá liều lượng ma tuý và họ có đến thăm bà không?
-Có một số linh hồn ở trong trường hợp này đến thăm tôi, nhưng cũng vậy, chuyện xẩy ra cho họ cũng còn tuỳ. Nếu họ nghiện ngập nặng rồi thì họ không thể làm gì được, trừ khi là Chúa bước vào và hành động mạnh mẽ trên họ. Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ nói rằng: “Chỉ vì các loại ma tuý thôi.”
Tuy nhiên các linh hồn này đau đớn nhiều lắm. Nghiện ma tuý nặng là dấu hiệu có ma quỷ, vì thế lời cầu nguyện chống lại ma quỷ cần phải được thực hành. Ngày nay, có nhiều trường hợp được chữa lành mà không còn những hiện tượng đối kháng mạnh mẽ nữa. Khi việc chữa lành được thực hiện thì luôn có Đức Mẹ Maria và Thánh Micae đuổi binh lính của Satan đi. Những kẻ buôn bán loại thuốc độc ma tuý này sẽ hối hận nhiều về hành động của mình khi phải đền tội và đền trả, đó là nếu họ còn may mắn mà không bị mất linh hồn.
Hỏi: Bà có thể kể cho tôi nghe câu chuyện về một người được Chúa cứu thoát vì đã thay đổi trái tim trước ngưỡng cửa của cái chết không ạ?
-Vâng. Có một người đàn ông đến gặp tôi với hai cái tên người chết để tìm hiểu xem họ đang ở đâu. Khi tôi hỏi ông ta về hai người ấy thì ông từ chối và nói rằng ông muốn tìm hiểu xem tôi có nói thật hay không. Tôi nói được và chờ đợi câu trả lời của một linh hồn về tông tích của hai linh hồn này. Khoảng một tháng sau, người đàn ông trở lại và hỏi xem tôi có câu trả lời chưa, và tôi nói rằng tôi đã có câu trả lời rồi. Một linh hồn nam ở trong tầng rất sâu của Luyện ngục và không thể được giải thoát ra khỏi nơi ấy, trong khi linh hồn nữ lên thẳng Thiên Đàng mà không phải đền tội ở Luyện ngục ngày nào. Tôi đưa cho ông ta tờ giấy mà tôi viết khi nhận được câu trả lời, và ông này rất sửng sốt và kinh ngạc. Rồi ông ta kết án tôi là nói dối. Tôi hỏi tại sao ông dám nói như vậy và đòi ông ta phải kể cho tôi nghe về lai lịch của hai linh hồn một nam và một nữ ấy.
Theo lời kể thì linh hồn nam là một vị linh mục ngoan đạo nhất trong các linh mục ở vùng ấy. Vị linh mục luôn đến nửa tiếng trước Thánh lễ và ở lại sau Thánh lễ lâu hơn những người khác. Người khách của tôi ca ngợi vị linh mục quá cố không ngớt lời. Rồi ông ta kể cho tôi rằng người phụ nữ ấy thật là tồi bại, rồi ông kê khai những tội lỗi của bà ta để làm cho tôi đổi ý.
Khi ông ta giải thích xong, tôi cảm thấy mình không chắc, nên tôi đồng ý sẽ hỏi lại lần nữa, lại còn hỏi thêm lời giải thích nữa. Tôi nghĩ có lẽ mình viết câu trả lời lộn xộn nên có thể hai trường hợp đảo ngựơc cũng nên. Vì thế, cả hai chúng tôi cùng chờ đợi câu trả lời lần thứ hai. Khi được trả lời, nội dung vẫn như cũ. Linh hồn nam ở trong tầng sâu nhất của Luyện ngục, còn linh hồn nữ thì đi thẳng lên Thiên Đàng!
Câu trả lời như sau:
Người phụ nữ chết trên xe lửa. Bà ta không tự tử nhưng trợt té và ngã chết. Trong khoảnh khắc, bà nhận thức rằng cái chết của bà không thể tránh được, nên bà thưa với Chúa:
“ Lạy Chúa, con sẵn sàng để Chúa đem con đi, bởi vì ít nhất con không còn có thể gây sỉ nhục cho Chúa nữa.”
Câu nói ấy hay tư tưởng ấy đã tẩy xóa mọi sự, và bà đi thẳng lên Thiên Đàng mà không phải ở Luyện ngục.
Còn vị linh mục thì trái lại, ngài sống rất đạo đức suốt cuộc đời như ông bạn kia kể về ngài. Tuy nhiên, đồng thời, vị linh mục không ngừng chỉ trích những ai không đi dự Thánh lễ sớm như ngài đi sớm, và ngài từ chối không chôn cất người phụ nữ kia trong nghĩa địa của nhà thờ vì tiếng xấu của bà ta được đồn đãi trong các giáo dân. Việc ngài không ngừng chỉ trích, và ngài phán xét người phụ nữ kia đã làm cho ngài phải vào tầng sâu nhất trong Luyện ngục. Vì thế, ta không bao giờ nên phán xét và võ đoán bởi những gì ta tưởng là mình biết. Người khách của tôi hiểu được sự thật ở đây.Ông ta thành thật xin lỗi tôi và vui vẻ ra về vì ông đang có nguồn tin tức mà nhiều người đang mong mỏi được nghe ở nhà.
Hỏi: Khi tham dự đám tang của người chết, có những dấu hiệu nào chứng tỏ là họ có thể đi thẳng lên Thiên Đàng không?
-Có thể có, nhưng các dấu hiệu ấy không luôn kể ra toàn bộ câu chuyện. Tuy nhiên, điều chắc chắn để biết là khi ta thấy một người có cảm nghiệm sợ hãi, giận dữ và đôi khi có cái chết dữ, thì điều này bảo đảm rằng linh hồn này cần phải chịu thống khổ nhiều, nếu họ không bị mất linh hồn. Chúng ta cần cẩn trọng, đừng thái quá, bởi vì ngay cả các Thánh lớn mà tôi và hàng triệu người đã gọi Thánh Padre Pio là Thánh lớn. Ngay cả khi ngài chết trong sự bình an nhưng ngài phải ở một thời gian ngắn nơi Luyện ngục. Sự chết trong bình an thật đẹp đẽ và dẫn đến cái đẹp, còn cái chết dữ thật là ghê tởm và dẫn đến sự thống khổ, nhưng như tôi đã đề cập, ta không biết rõ, mà nếu đoán thì thật là liều lĩnh.
Hỏi: Liệu Chúa có trả lời cho biết khi một người ban sự sống của mình cho người khác không?
-Các linh hồn nói rằng chết cho người khác, dù là chết thay cho người ấy hay mong muốn cứu người ấy, thì đó là cái chết thánh thiện. Hành động đó sẽ xoá được nhiều tội lỗi mà cần được xóa sạch.
Khoảng 20 năm trước, tôi biết một người thanh niên không ngoan đạo. Anh ta và gia đình anh là hàng xóm của tôi. Anh ta có một đức tính là luôn giúp đỡ ngươi khác. Một ngày mùa đông lạnh lẽo, anh nghe có tiếng kêu cứu ở ngoài đường nên anh chạy vội ra ngoài . Mẹ của anh muốn khuyên anh hãy đợi để xem có ai cùng đi với anh không vì bà biết anh luôn liều lĩnh. Nhưng bà không thể chận anh ta lại được.
Khi anh vừa ra khỏi cửa thì một trận băng hà tràn đến và nuốt chửng lấy anh. Ngày hôm sau, người ta tìm thấy xác chết của anh. Các trẻ khác nói:
“Chúng tôi không muốn chết như anh ta!”
Tôi hỏi họ:
“Các em nghĩ gì khi nói như thế?”
“Bà không biết những gì mà nó đã làm đâu!”
“Hãy kính sợ Chúa, nhưng anh ta muốn cứu người khác nên chết, như vậy anh ta không mất linh hồn đâu. Đó là cái chết thánh thiện.”
Vài ngày sau, anh ta hiện về với tôi và nói rằng anh ta cần có ba Thánh lễ là được giải thoát. Tôi ngạc nhiên hỏi và anh ta nói:
“Vâng, bởi vì tôi chết khi muốn giúp người khác nên Chúa lo cho tôi hết mọi sự.”
Và anh ta nói thêm nữa:
“ Chưa bao giờ trong đời mà tôi có thể cảm nghiệm một cái chết vui sướng như thế.”
Hỏi: Chắc là phải có sự khác biệt giữa một người chết khi đang muốn cứu người khác, và một người chết vì cẩu thả, phải không bà?
-Vâng. Nếu một người bị chết chỉ vì họ tự đặt mình trong một hoàn cảnh nguy hiểm thì không có nghĩa là đã đến giờ chết của họ. Nếu tai nạn xẩy ra mà không phải là lỗi của người chết, thì đó là vì Chúa kêu gọi người ấy về nhà của Ngài.
Tôi biết ở thành phố Vienna, Áo Quốc, có một thanh niên trẻ bị chết vì tai nạn xe gắn máy là vì anh ấy lái xe phạm luật lệ. Anh ta hiện ra và nói với tôi rằng nếu anh ta lái xe cẩn thận thì Chúa sẽ ban cho anh ấy 30 năm để sống. Tôi hỏi anh ấy rằng liệu anh có sẵn sàng cho vĩnh cửu chưa, anh nói là chưa, nhưng Chúa ban cho những kẻ không tích cực khinh bỉ Ngài hầu họ có một cơ hội để tiếc nuối. Anh chàng này đã tiếc nuối mọi sự.
Hỏi: Trong giờ chết, liệu linh hồn ấy có thấy ánh sáng của Thiên Chúa rõ ràng và sung mãn không?
-Không, không rõ ràng nhưng đủ sáng cho linh hồn muốn đi theo ánh sáng ấy. Sự rõ ràng và sung mãn còn tuỳ thuộc vào tình trạng của linh hồn vào giây phút chết.
Hỏi: Khi chúng ta cầu nguyện cho một ai để họ được cảm nghiệm một cái chết bình an, liệu điều ấy có thành tựu không?
-Chúa không bị điếc. Việc cầu nguyện giúp ích nhiều lắm, ngay cả khi người mà mình chú tâm cầu nguyện đã chết lâu rồi. Thiên Chúa và lời cầu nguyện không giới hạn hay không bị giới hạn bởi thời gian. Chúa vẫn ở đó 50 năm trước và Ngài cũng vẫn ở đó 50 năm sau này. Ngài sẽ làm mọi điều cho chúng ta càng nhiều càng tốt nếu chúng ta tín thác nơi Ngài.
Hỏi: Nhưng nếu chúng ta có thể cầu nguyện cho một linh hồn đã chết được ơn chết trong bình an, điều này có nghĩa là chúng ta có thể cứu các linh hồn khỏi lửa Hỏa ngục, dù họ đã ở trong Hỏa ngục không?
-Không, mất là mất rồi; nhưng ơn lành từ lời cầu nguyện ấy sẽ được chia cho những nơi khác, cho cùng một mục đích, để Chúa ban cho người nào đó được cảm nghiệm ơn chết bình an.
Hỏi: Liệu Chúa có cứu một người khỏi Hỏa ngục vì Ngài biết rằng trong tương lai sẽ có ai đó cầu nguyện cho người ấy không?
-Tình yêu và Lòng Thương xót Chúa thì vô biên nên tôi nghĩ không có lý do nào mà Ngài không làm.
Hỏi: Chúng ta nên nhận lời thỉnh nguyện của người chết như thế nào?
-Tôi tìm thấy có ba điều kiện mà chúng ta nên nhận lời yêu cầu của họ cách nghiêm túc và phải cố gắng hết sức để tôn trọng và thi hành lời yêu cầu ấy. Tôi muốn nói rằng lời thỉnh cầu của người hấp hối là thánh thiêng, nếu ở trong ba trường hợp sau đây. Sở dĩ tôi nói như vậy là vì trong diễn tiến của sự chết, người ấy được Chúa cho phép nhìn sự việc khác hẳn khi họ còn sống, và trong một cách nào đó, họ kiểm soát được sự việc. Các điều kiện như sau:
1. Người ấy tỉnh táo khi chết.
2. Ước muốn đó không phải là điều xấu.
3. Người ấy chết cách bình an.
Nếu được như vậy thì chúng ta phải hết sức làm trọn lời thỉnh cầu của người chết.
Hỏi: Có ai làm cản trở ước nguyện cuối cùng của người chết không? Sự cản trở ấy thường ví như là sự ăn cướp đối với người chết, vậy còn nặng nề hơn sự ăn cướp đối với người sống, phải không ạ?
-Vâng, Chúa còn phán xét nặng nề hơn đối với sự không giữ lởi hứa ấy, bởi vì người chết không còn thay đổi sự gì được nữa nếu như ước nguyện của họ không được thi hành đúng đắn.
Hỏi: Khi một người biết rằng họsắp chết, có cách nào tốt nhất màhọ phải chuẩn bị không?
-Cách tốt nhất là hãy cầu nguyện và dâng lên Chúa tất cả mọi sự. Hãy mở lòng ra hoàn toàn cho lòng nhân hậu của Chúa và hãy tín thác nơi Ngài cách trọn vẹn.
Hỏi: Nếu tôi là người đang giúp đỡ cho người hấp hối, vậy cách tốt nhất thì tôi phải làm gì?
-Hãy cầu nguyện với người chết và nói sự thật cho họ biết. Hãy bảo cho họ biết về ánh sáng của Chúa và nói cho họ biết rằng chúng ta không bao giờ bị bỏ rơi một mình bơ vơ. Xin tỏ lòng thương mà đề nghị họ xưng tội, nếu họ chưa xưng tội. Hãy cầu nguyện với Đức Mẹ cho họ và xin Mẹ đồng hành với người con ấy của Mẹ trên con đường về quê Trời. Đức Mẹ của chúng ta không bao giờ mà không đáp lời cả.
Hỏi: Điều này có thật không khi người ta nói rằng mỗi người được xem thấy cuốn phim toàn bộ cuộc đời mình khi trên đường đến với Chúa?
-Vâng, mỗi người đều được thấy. Sự mô tả này được thay đổi chút ít. Tôi biết một người đàn ông Thuỵ Sĩ tin rằng: sở dĩ chúng ta được dậy về điều này là để chúng ta phải sống cuộc sống tốt đẹp mà thôi. Một ngày kia, anh này đau nặng và bị hôn mê bất tỉnh. Anh ta trải qua sự hấp hối mà không chết. Lúc còn sống, anh ta không tin vào thế giới vĩnh cửu. Khi tỉnh lại, anh mô tả rằng anh ngồi ở trong phòng, và trên tường đối diện với anh là những trang viết đầy đủ mọi chi tiết về trọn cuộc đời của anh. Lúc ấy, anh ta mới tin là có vĩnh cửu và anh ta trở nên sợ hãi. Thế rồi, bức tường từ từ biến đi, và đàng sau bức tường là một cảnh đẹp tuyệ diệu mà anh không có đủ ngôn từ để diễn tả được. Sau đó, anh ta được hồi sinh, tỉnh dậy và sống trở lại. Hiện nay, anh ta đã thay đổi cuộc sống hoàn toàn.
Tôi nghĩ rằng thật là khôn ngoan cho chúng ta nếu ta biết học hỏi về quá trình sự chết và những gì xẩy ra nếu ai cũng được hướng dẫn về chân lý Ki Tô giáo, trước khi họ rời bỏ trần gian này. Chúng ta có thường nghe nói đến các trường hợp mà người ta trở thành người Công giáo trên giường bịnh không? Chúng ta có thường nghe nói về người Ki Tô hữu biến đổi một người không Ki Tô giáo khi họ còn sống ở trên trần gian không? Tôi nhường câu trả lời cho các bạn đấy!
Sự thụ thai và sự chết là hai giây phút lớn lao nhất trong đời sống của con người khi màChúa ở rất gần chúng ta, vậy mà hai trường hợp này lại ít được nghiên cứu cho thấu đáo. Thay vì ngừa thai và phá thai, thay vì khiến cho người ta chết mau hay làm chậm sự chết, thì chúng ta hãy yêu mến, bảo vệ và học hỏi những giây phút này cách cẩn thận như những giai đoạn khác trong cuộc sống của chúng ta. Nếu như xã hội nghiên cứu sự thụ thai và sự chết thì nhiều chân lý sẽ nhanh chóng trở nên thật rõ ràng mà không ai có thể chối cãi được.
Hỏi: Trong cuốn phim về cuộc đời riêng mà mỗi cá nhân được xem thấy trong giờ chết, bà nói rằng họ nhìn thấy thật rõ ràng những việc thiện mà họ làm, cũng như các tội lỗi mà họ phạm trong cuộc sống của họ. Như vậy cuốn phim có cho thấy những tội mà họ đã xưng tội rồi, những tội lỗi mà họ hối hận và đã chừa cải với trọn tâm hồn không? Sở dĩ hỏi như vậy là vì tôi được biết rằng khi chúng ta đi xưng tội thì Chúa Giêsu lấy hết tội lỗi của chúng ta đi và không còn dấu vết của các tội ấy nữa. Chúa làm như vậy nên Satan không còn biết tội lỗi đó nữa. Vậy nếu Chúa Giêsu thật sự lấy đi các tội lỗi này thì tại sao các tội lỗi ấy lại được chiếu cho chúng ta thấy trong giờ chết?
-Trước hết, không phải ai cũng được xem thấy cuốn phim đó, và dù họ được xem đi nữa, cũng không phải là một sự tấn công của Satan. Tất cả các tội đã xưng ra và đã sửa sai thì không xuất hiện nữa, nhưng Chúa làm như vậy để chỉ rõ cho chúng ta về Công Lý tuyệt đối của Ngài. Khi nhìn thấy hai mặt, thì linh hồn lúc đó biết rõ ràng mình phải đi vào tầng Luyện ngục nào cho xứng với tội lỗi của mình.
Hỏi: Những ai hiểu rõ tình trạng này nói rằng các người tin Chúa vào giờ chót lại được ở trong tình trạng tốt hơn một giáo dân bình thường khác. Như vậy có đúng không ạ?
-Vâng, tình trạng thánh thiện có rất nhiều dạng.(Cười) Bây giờ nói cách nghiêm túc, không, họ không ở trong tình trạng tốt hơn những giáo dân kia đâu, bởi vì họ thiếu cơ hội làm việc thiện. Đó là lý do mà nơi chốn của họ trên Thiên Đàng sẽ không cùng mức độ với những ai cố gắng làm theo Thánh Ý Chúa trong suốt cuộc đời họ.
Hỏi: Bà có thể không biết rằng trong thời gian gần đây, người ta đã học hỏi rất kỹ lưỡng và viết nhiều hơn bao giờ hết về “Cảm Nghiệm Gần Chết”( “Near Death Experiences” (NDEs). Thưa bà Maria, tôi muốn hỏi bà rằng khi những người này được trở lại cuộc sống rồi kể lại cảm nghiệm của họ, liệu sự mô tả của họ luôn đúng 100% hay là có sự dối trá?
-Không, chắc chắn là không. Bởi vì họ không chết, chúng ta hãy yêu mến nhưng vẫn tỏ ra khôn ngoan và cẩn thận. Có những sự mô tả sai lạc lớn lao ở trong đó. Cũng như trường hợp có các cuộc hiện ra và những người được thụ khải trong nội tâm. Ai cũng đều yêu thương, có đời sống cầu nguyện, có sự phân biện và cảm nghiệm, kể cả các bác sĩ và các nhà thần học, nhưng phải điều tra kỹ lưỡng các cảm nghiệm ấy. Nếu có các bác sĩ trần tục ở chung quanh để hướng dẫn và gây ảnh hưởng với những người tốt này thì dễ dàng có sự sai lầm lan rộng ra.
Hãy xem trường hợp của tôi. Các nhà tâm lý có thể chắc chắn rằng tôi là người quân bình, thành thật và không bị bịnh tâm thần, điều này cũng chưa chắc rằng tất cả những gì mà tôi nói là sự thật. Nếu những ai cảm nghiệm rằng điều này không phải là siêu nhiên thì phải chứng minh nhiều hơn, chẳng hạn như trường hợp của các trẻ thị nhân tại Medjugorje, Nam Tư.
Hỏi: Trong cuốn sách mà tôi đang nghĩ tới, cuốn sách này đang thành công ở Hoa Kỳ, nói rằng các linh hồn đến và chọn lúc nào và thân xác nào mà họ sẽ đến. Vì thế, tác giả có hàm ý rằng sự phá thai, dù cho đi ngược lại với trật tự của sự tự nhiên, nhưng không xấu vì có nghĩa là linh hồn muốn đi đâu tuỳ ý. Bà nói gì về vấn đề này?
-Rất nguy hiểm! Điều này rõ ràng có ảnh hưởng của Satan. Chúng ta phải cầu nguyện hầu người này khiêm nhường đủ để cho phép hắn và cảm nghiệm của hắn được chứng minh, không những bởi các bác sĩ và tâm lý gia trần tục, mà còn bởi những nhà chuyên môn trong chân lý thiêng liêng Ki Tô Giáo. Nhưng cá nhân nàycần có đời sống cầu nguyện sâu lắng và có ơn phân biện. Họ phải can thiệp và nghiên cứu trước khi hắn tiếp tục tung tin dối trá của Satan cho đại đa số người đọc. Bổn phận đòi buộc tôi phải nói thêm rằng nếu có mỗi cuộc phá thai xẩy ra bởi những gì kẻ ấy viết, thì sẽ là trách nhiệm của hắn và nhà cố vấn cho hắn trước Nhan Thánh Chúa.
Chương 24: Tang Lễ Và Mộ Phần
Hỏi: Các linh hồn có nói gì với bà về phần tang lễ không?
Có. Các linh hồn muốn xác họ lưu ở nhà một lúc mà không muốn đưa xác họ ra nhà quàn ngay, bởi khi ở nhà quàn một mình thì không có ai cầu nguyện cho. Họ cần những lời cầu nguyện khi họ còn được ở nhà họ. Họ rất cần những lời cầu nguyện mà nếu bị đưa đi vội vã quá thì lời cầu nguyện không sốt sắng. Rồi họ nhìn đám tang của họ, như tôi đã nói vào ngày hôm qua. Họ có thể biết ai thành tâm cầu nguyện cho họ và ai đến đó chỉ là để cho người khác thấy. Họ nghe những gì mà chúng ta nói về họ. Nước mắt không giúp gì cho họ. Nước mắt cần thiết cho tiến trình chữa lành của người sống, không phải cho người chết. Các tang lễ cần phải cử hành đơn giản và làm với tình yêu.
Hỏi: Họ không thích điều gì về các tang lễ ngày nay của chúng ta?
-Họ không thích nghe những lời nói sai lạc về họ, ngay cả khi sự thật không có gì hấp dẫn cả. Các điếu văn phải cần thành thật nếu như ước muốn của chúng ta là giúp họ trên cuộc hành trình của họ. Gia đình nên nhận thức và xưng các tội của linh hồn ấy và mang các tội ấy đến qua lời cầu nguyện với Chúa Giêsu. Các linh hồn không thích các tang lễ trọng thể.
Họ không thích hoả thiêu, họ cũng không thích thân xác của họ bị bán hay tặng cho các nhà khoa học hay cho các nhà thương. Rẩy tro ra khỏi máy bay hay vứt tro ra đại dương là các trò cười mà không tốt cho ai cả. Hỏa thiêu và vứt tro đi làm cho các linh hồn đau buồn vì như thế, người sống sẽ dễ dàng quên họ thay vì đến bên mộ phần để tưởng nhớ, cầu nguỵện cho họ và bày tỏ những cử chỉ thương yêu họ. Giáo hội chỉ cho hỏa thiêu để khỏi có sự phạm thánh xẩy ra. Việc hỏa thiêu có thể là một quyết định chính trị, chứ không phải là một quyết định thánh thiện.
Các linh hồn không thích những gì mà thiếu sự cầu nguyện hay những gì bầy tỏ ánh sáng giả tạo. Nhớ đến họ trước Nhan Thánh Chúa Giêsu thì hãy cầu nguyện, cứu họ và làm việc thiện để chỉ cho họ trước Nhan Chúa.
Tôi nhớ lại có một linh hồn đến với tôi vào ban ngày. Một buổi trưa nọ, khi tôi đang đi bộ về nhà trong khu rừng vắng thì tôi thấy một bà cụ già lão. Tư tưởng đầu tiên đến trong đầu tôi là:
”Trời ơi, sao mà bà ấy già quá vậy?”
Bà ta lang thang đến với tôi với dáng vẻ buồn bã và lạc lối. Tôi chào bà và hỏi tại sao bà lại ở trong rừng vắng này một mình trong lúc đã quá trễ như thế này. Bà trả lời tôi:
“ Không có ai săn sóc cho tôi. Không ai cho tôi nhà ở, và tôi phải ngủ ngoài đường.”
Tôi bèn nghĩ:
“Những miếng đá cẩm thạch của bà bị hư rồi.”
Tôi đắn đo chừng vài giây rồi nói với bà ấy rằng tôi sẵn sàng mời bà về nhà tôi, dù biết rằng bà có làm cho tôi phiền hà thì bà cũng sẽ không ở lâu. Tôi nói với bà:
“Thưa bà, tôi sẽ đưa bà về nhà tôi, nhưng nhà của tôi nhỏ lắm. Đó là tất cả những gì mà tôi có, nhưng dù sao tôi còn có một mái nhà, và tôi sẽ cho bà ăn.”
Ngay lúc ấy, bà tỏ vẻ vui mừng và nói:
“Đây là tất cả những gì tôi cần.” Và bà biến mất.
Sau đó, tôi được biết rằng trong đời bà, bà đã đuổi người nghèo đi mà không giúp đỡ, cho nên bà ta phải ở Luyện ngục cho đến ngày có người chịu cho bà bước vào nhà của họ. Bạn thấy không? Bằng cách ấy, tôi đã đền bồi cho tội lỗi của bà và tội ấy đã được đáp đền. Sự dâng hiến của tôi nhằm đền bù cho sự cẩu thả của bà. Việc đền tội luôn rất cần thiết và nếu chúng ta không tự ý đền tội thì Chúa sẽ sắp đặt việc đền tội cho chúng ta.
Hỏi: Các linh hồn có đề cập gì về những điều sai sót trong việc làm của các nhà quàn ở phương Tây không?
-Cách tốt đẹp nhất khi chọn những nhà quàn là hãy chọn nhà quàn nào mà có nhiều người tích cực cầu nguyện trong mộtt giáo hội Ki Tô giáo. Như vậy sẽ bảo đảm là không có một điều gì không thánh thiện sẽ xẩy ra đối với thân xác còn lại của người thân yêu.
Hỏi: Các linh hồn có nói về sự bảo quản các mộ phần sau khi tang lễ hoàn tất không?
-Đây là điều quan trọng. Chúng ta phải bảo quản với sự khiêm cung và yêu thương. Chúng ta cần rẩy nước phép trên ngôi mộ thường xuyên. Trên mộ phần cần có các đèn nến đã được làm phép và hãy thắp nến sáng mọi lúc. Các linh hồn cần và yêu thích mộ phần được rẩy nước phép và thắp đèn nến hàng ngày. Hãy đến thăm các mộ phần vì những cuộc viếng thăm này giúp cho các linh hồn và chúng ta rất nhiều hơn điều chúng ta nghĩ.
Ngày nay có những nghĩa địa để các bảng tên hay bảng đá trên mặt đất để người làm vườn có thể cắt cỏ dễ dàng hơn. Đây là một việc lười biếng và một thái độ thiếu tình yêu của gia đình, và những linh hồn này phải đau khổ lâu dài hơn là nếu có gia đình đến thăm và chăm sóc nơi yên nghỉ của các linh hồn.
Mọi cử chỉ nhỏ nhoi cũng đều giúp cho các linh hồn và giúp chúng ta nữa, bởi vì các đẳng linh hồn sẽ nhanh chóng bước vào trợ giúp chúng ta khi ta cần sự bảo vệ hay giúp đỡ. Ngay khi chúng ta chọn để rửa cửa sổ cho các linh hồn vì tình yêu cho họ thì họ sẽ làm nhiều điều tốt cho chúng ta!
Hỏi: Chúng ta nên săn sóc mộ phần đến bao giờ?
Tôi nghĩ chúng ta nên săn sóc mộ phần cho đến ít nhất là 3 thế hệ. Tôi nói như vậy vì Thánh Kinh day rằng tội lỗi của các cha ông đổ xuống cho con cháu đến ba đời hay bốn đời. Vì vậy lời cầu nguyện của chúng ta nên đi qua các thế hệ và không phải chỉ dành cho những ai mà ta thực sự biết. Thật là tốt lành nếu các trẻ nhỏ được hướng dẫn để bầy tỏ sự kính trọng và chú ý đến các ông bà nội ngoại và các ông bà cố nội và ngoại. Những điều hiếu thảo này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mọi người vì sẽ chỉ cho họ lối đi và sự hiệp nhất.
Tôi nghĩ thật là bất tiện khi xã hội tân tiến ngày nay di chuyển thường xuyên để kiếm tiền, cơ hội hay một căn nhà lớn hơn. Làm sao mà chúng ta biết được tất cả mọi người được hướng dẫn để trở lại truyền thống cũ? Satan phá vỡ các gia đình từ mọi phía, trong một thế hệ hay giữa các thế hệ?
Chương 25: Hôn Nhân, Gia Đình Và Trẻ Thơ
Hỏi: Trong một cuộc hôn nhân mà người vợ đau khổ triền miên trong tay của người chồng hay là ngược lại, nếu một người ra đi thì có được không?
-Có thể được, nhưng tốt hơn là chúng ta đừng bỏ đi. Họ nên dâng mọi sự khốn khó ấy lên Chúa. Nhưng ta phải biết đâu là giới hạn. Nếu có sự hành hạ thể xác thì chúng ta phải xét lại. Chúa chọn các Thánh Tử Đạo, nhưng chúng ta không chọn các Thánh Tử Đạo.
Hỏi: Điều gì trong Vuơng quốc thiêng liêng xẩy ra giữa một cặp có hôn phối trong Giáo Hội, và một cặp không có hôn phối trong Giáo hội hay một cặp không có hôn phối gì cả?
-Ơn lành của Chúa, lời tuyên hứa trong hôn phối, Lời Thề hứa trước Chúa, Thánh lễ Hôn phối và sự yểm trợ của các thành viên trong gia đình là những ơn lành che chở đầy quyền năng. Nếu hôn nhân nào mà thiếu các ơn lành này thì yếu hẳn đi, không có sức mạnh và hiệp nhất. Khi kêu cầu ơn lành của Chúa và Giáo hội của Ngài, mọi sự sẽ mạnh mẽ gấp ngàn lần và hạnh phúc sung mãn hơn là không có sự trợ giúp của Chúa và Giáo hội.
Các sự kiện xẩy ra tương tự như những gì tôi thấy khi các linh hồn đến thăm tôi. Các người còn sống có thể gọi đây là sự phân thân hai nơi. Cũng có trường hợp mà một Thiên thần hiện ra với một người phối ngẫu để đem cho người kia một thông điệp. Anh hay chị ấy sẽ nhìn hoặc thấy, hoặc nhìn và nghe người kia. Họ nhận được những lời có tính cách bảo vệ hay hướng dẫn. Điều này thường và phải được nhìn như một món quà mà Chúa ban cho một đôi vợ chồng thánh thiện. Nhưng món quà này không xẩy ra cho những ai sống chung trong tội lỗi. Họ sẽ không được sự bảo vệ của Thiên Đàng. Tôi khẩn thiết lưu ý họ và xin họ hãy mau chóng từ bỏ sự chung sống trong tội lỗi và trở về để Chúa bảo vệ hôn nhân của họ.
Đây là điều thường xẩy ra, một người vợ hay chồng đã chết thường đến gần để giúp đỡ người chồng hay vợ còn sống để người này bước qua tiến trình sự chết. Thật là một niềm vui lớn lao cho cả hai vợ chồng để cảm nghiệm! Sự thật thì sự ban tặng và tình yêu thánh thiện không bao giờ chết cả. Tuy nhiên chỉ c khi nào Chúa chúc lành cho cuộc hôn nhân và Ngài luôn ở bên cạnh họ trong khi họ cầu nguyện và trong mọi hành động của tình yêu vô vụ lợi.
Hỏi: Các linh hồn có nói gì về ly dị không?
-Họ nói rằng ly dị là một tội trọng nhất trong các tội lỗi chống lại chính Chúa. Cuộc ly dị nào cũng làm cho mọi người đau lòng nhiều, và dĩ nhiên, các trẻ thơ vô tội đau khổ nhất. Cuộc ly dị cũng giống như các cuộc sát nhân về tâm linh, tình cảm và tinh thần mà người ta phạm đến món quà lớn nhất mà Chúa ban cho nhân loại, đó là khả năng tham dự vào sự sáng tạo đời sống và hoa quả, tức là con cái. Không có một trẻ thơ nào trong các cuộc ly dị sẽ có thể trưởng thành trong sự sung mãn mà Chúa đã có kế hoạch cho họ. Trong thế kỷ này, hàng triệu lần hơn bao giờ hết, Satan đang phá vỡ các gia đình và các cung lòng của phụ nữ. Hắn dùng thuốc độc và cắt ra từng mảnh sợi chỉ thánh thiện mà Chúa ban cho các gia đình. Hắn cho nọc dộc và cắt các trẻ sơ sinh ra từng mảnh. Những trẻ này là do Chúa ban cho các gia đình.
Các linh hồn nói rằng việc đền tội cho hai tội tầy trời này sắp xẩy ra và làm cho trái đất tan nát. Ở Hoa Kỳ, nơi có hơn 50% cuộc hôn nhân tan vỡ, Chúa sẽ sớm có chương trình sắp xếp để có sự thay đổi nhanh chóng. Ngài sẽ đến với người khiêm nhường, vô tội, người cầu nguyện nhiều và yêu thương. Ngài sẽ trừng phạt những kẻ khác vì những sỉ nhục chống lại tình yêu. Các kỹ nghệ, tổ chức, các luật sư, các tà giáo, các bác sĩ, các nhà tâm lý gia…những ai nói dối, làm cho người khác bối rối, âm mưu, lợi dụng, xuyên tạc sự thật, để tiếp tục làm cho cuộc chiến tiếp diễn thì họ sẽ sớm bị cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống như chưa bao giờ họ cảm nghiệm như vậy! Chúa ban lòng thương xót cho những ai biết họ đang làm gì! Và chúng ta phải có nhiệm vụ loan báo cho những ai không biết về những gì họ đang làm.
Hỏi: Các linh hồn có nói gì với bà về các cuộc tiêu hôn trong Giáo hội không?
-Có, các linh hồn cho tôi biết rằng Giáo hội ngày nay ban quá nhiều cuộc tiêu hôn. Những vấn đề này cần phải được xét nghiệm thận trọng. Tôi sợ rằng những ai có nhiều quen biết và biết cách thức tiêu hôn thì dễ dàng đạt mục đích và điều này đi ngược lại Thánh Ý Chúa. Dĩ nhiên có những trường hợp mà các sự giới hạn tình cảm hay các tình trạng khác ở vào thời gian làm cho cuộc hôn nhân vô hiệu hoá từ lúc đầu. Đây là những vấn đề nghiêm trọng và cần phải giải quyết với tình yêu vàsự chu đáo.
Hỏi: Các linh hồn liên lạc với gia đình của họ ra sao?
-Họ có thể xin thân nhân làm các điều tốt để đền bù cho những việc làm xấu xa của họ khi còn sống. Nếu người sống chịu làm theo lời người chết dậy bảo thì đó là cách tích cực để giúp đỡ người chết và giúp họ sớm được giải thoát. Các linh hồn có thể cảnh cáo thân nhân họ tránh làm điều này hay điều kia. Các linh hồn bảo vệ và hướng dẫn thân nhân, cùng bầy tỏ tình yêu và sự an toàn bằng nhiều cách.
Hỏi: Có những điều gì mà các linh hồn không bao giờ nói đến với gia đình họ không?
-Họ sẽ không bao giờ nói hay làm những gì tiêu cực hay xét đoán. Điều họ nói hay làm đều là những điều tốt và tích cực, giúp ích, bảo vệ và chữa lành.
Hỏi: Vậy gia đình có bao giờ được các thân nhân đã chết về thăm, dù rằng họ đã bị mất linh hồn và đang ở Hỏa ngục, nhưng họ không tấn công hay làm khổ thân nhân của mình không?
-Có. Dĩ nhiên họ không nói là gia đình cần phải làm gì cho họ, bởi vì gia đình không còn có thể làm gì giúp họ nữa. Mọi ân huệ không còn giúp gì cho họ. Các linh hồn này chỉ nhắc nhở gia đình biết về tình trạng của họ ở Hỏa ngục và sự hiện hữu của Hỏa ngục.
Hỏi: Các linh hồn có nói gì về các phong trào phụ nữ không?
-Không, nhưng họ nói rằng các phụ nữ không nên ở chung quanh bàn thờ. Trong thế giới trần tục, phụ nữ có thể cạnh tranh với phái nam để đòi bình đẳng. Phụ nữ có thể có nghề nghiệp riêng nhưng họ phải lo cho gia đình mà không thể bỏ bê gia đình. Ngày nay các phụ nữ và phái nam đều phạm nhiều tội trọng. Nếu con cái hay người phối ngẫu bị bỏ bê, thì người phối ngẫu còn lại sẽ bị thống khổ vô cùng ở đời sau. Vì bỏ bê gia đình là một tội nghiêm trọng.
Hỏi: Các linh hồn có nói gì về các xã hội Âu Tây khi họ đối xử tệ bạc với ông bà của họ không? Tôi muốn nói đến ngày nay, người già vào các viện dưỡng lão nơi mà họ bị đối xử thiếu tình người. Có khi họ bị cho uống thuốc quá liều khiên cho họ chết sớm.
-Không, nhưng đây là tội lớn lao. Các ông bà thường dậy con cháu hãy cầu nguyện. Sự khác biệt giữa các thế hệ rất đẹp đẽ, vì các ông bà nội ngoại thường chia sẻ sự khôn ngoan mà họ tích lũy qua kinh nghiệm sống. Nếu xua đuổi ông bà cha mẹ già ra khỏi nhà là việc làm của Satan.
Hỏi: Nếu bà mẹ không cho con bú sữa của mình thì có phải là tội không?
-Nếu bà mẹ mạnh khỏe và có khả năng cho con bú sữa mẹ mà lại không muốn làm như vậy vì lý do sợ mệt, thì đó là một tội. Nếu không bồng con của mình thì sẽ tạo sự khó khăn trong tình cảm mẹ con, và do đó cũng là một tội.
Hỏi: Vậy điều nào tốt hơn? Chịu sống nghèo nàn với nhiều con cái hay muốn sống giàu có với chỉ có một hay hai người con?
-Chúng ta không bao giờ nên can thiệp vào chương trình của Chúa khi Ngài ban số con cái cho chúng ta. Ngài sẽ luôn cung cấp dư đầy cho những kẻ ở trong chương trình của Ngài. Tôi biết rõ là có nhiều người nghèo nhưng hạnh phúc hơn là những người giàu hạnh phúc. Những người giàu có nhiều gánh nặng bởi ảnh hưởng tội lỗi của tổ tiên họ để lại. Nhiều người giàu đến với tôi để xin giúp đỡ hơn là các người nghèo. Không phải vì người nghèo không thể đến được, vì cũng có một số người nghèo đến với tôi.
Hỏi: Đa số các chính quyền thế giới, chẳng hạn như cuộc hội thảo ở thủ đô Cairo, Ai Cập có đề cập đến sự nguy hiểm và đe dọa của vấn đề thặng dư dân số. Bà nghĩ gì về việc này?
-Đây là một sự ích kỷ và vần đề này bị hướng dẫn sai lạc. Ngày nay, trên trái đất này có chừng 6 tỷ dân số, và có chừng một phần ba đang sống trong tình trạng đói nghèo, nhưng đó là vị sự tham lam của thiểu số người giàu. Có những thống kê chứng minh rằng thế giới có thể nuôi 50 tỷ người hay hơn thế nữa, nếu các năng lực và thực phẩm được phân chia đồng đều. Sự tham lam của người phương Tây làm cho Chúa giận dữ nhiều, và Ngài sẽ can thiệp sớm thôi. Tôi biết Ngài sẽ làm điều ấy.
Con cái của ai tiêu thụ 90 lần nhiều hơn con cái của người Ấn Độ? Và ai là người lo lắng nhiều về việc thặng dư dân số? Câu trả lời là: Người phương Tây và các nhà băng của họ. Sự tham lam và sự hướng dẫn dư luận sai lạc tạo ra sự lo sợ vô căn cứ hung quanh sự kiện thặng dư dân số, đó chỉ là một sự láo khoét lớn.
Hỏi: Khi em bé đến tuổi nào thì người mẹ có thể để con mình cho những người không phải là thân nhân chăm sóc lâu dài?
-Điều này còn tùy thuộc theo từng trường hợp, nhưng theo luật lệ thì có thể kể là một tội khi người mẹ giao con dưới bốn tuổi của mình cho người khác chăm sóc. Những vết thương lòng xẩy ra trước lứa tuổi ấy rất khó chữa lành bởi vì vết thương sẽ nằm sâu trong tiềm thức của người con ấy.
Hỏi: Các linh hồn có nói gì về hình phạt thể xác mà cha mẹ dùng để trừng phạt con của mình không?
-Có. Họ có nói đến điều ấy. Tôi cũng đã bị môt tờ tạp chí tấn công vài năm về trước. Báo ấy nói rằng tôi ủng hộ cho việc đánh đập con cái. Đó là lời nói dối. Các linh hồn nói rằng đôi khi đánh trên mông đít hay tát tai đứa trẻ là điều cần thiết và tốt, nếu ta có một đứa con cứng đầu và không vâng lời. Một cái tát không có hại và sẽ được quên ngay, nhưng hậu quả của sự cứng đầu sẽ nằm sâu rong tiềm thức rất lâu. Dĩ nhiên, việc trừng phạt con cái chỉ nên ít thôi, nhưhg nếu cha mẹ không dậy dỗ con và để cho đứa con mình lớn lên rồi mới trừng phạt thì e rằng đã quá trễ rồi. Lúc đó, bạn sẽ bị đau khổ trong tay các con của bạn. Một đứa trẻ lớn hơn sẽ nhớ trong tiềm thức rằng cái tát là điều mà cha mẹ cần làm để sửa sai con cái.
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ đã học hỏi rằng hoa qủa của sự chịu đựng quá đáng như thế nào. Việc đánh đập con cái quá độ là một tội lớn chống lại tình yêu, nhưng nếu ta cẩn thận trong việc thi hành kỷ luật, thì đó lại là điều cần thiết mà Chúa cho phép cha mẹ thi hành đối với các con, ở từng lứa tuổi và trong một thời điểm nào đó trong đời con trẻ.
Hỏi: Vậy tội hành hạ thể xác con trẻ có nặng nề hơn tội hành hạ một người lớn không?
-Có, chắn chắc như vậy. Các tội phạm đến một trẻ, nếu không sửa đổi nhanh chóng và cẩn thận thì sau này đứa trẻ xem như là một chuyện bình thường và chấp nhận được. Vì thế vai trò của cha mẹ đầy quyền năng và được cắm rễ sâu đậm. Một cuộc ly dị hay một sự bạo hành, một sự dối trá hay sự phản bội, một lời lăng mạ hay điều gì khác cũng sẽ dễ dàng tạo thành chuỗi phản ứng trong thế hệ con cháu. Thật ra, vai trò của cha mẹ rất khó khăn và nghiêm trọng hơn điều mà xã hội hiện đại ý thức được. Người cha mẹ thường dễ dàng giao phó trách nhiệm của mình cho các nhà chuyên môn, mà những người ấy lại không có ơn Chúa ban cho để thương yêu giới trẻ như cha mẹ chúng thương yêu thương con của họ, cho dù đôi khi họ có mắc phạm lỗi lầm đi nữa.
Hỏi: Các trẻ em có trí óc bất bình thường có phải đền tội ở Luyện ngục không?
-Có. Dĩ nhiên sự đền tội củahọ nhẹ hơn các trẻ mạnh khỏe khác. Điều này tùy thuộc theo những gì mà đứa trẻ hiểu.
Hỏi: Những tội trọng nào mà các trẻ nhỏ thường hay phạm, ở lứa tổi từ 6 đến 12?
-Tội không vâng lời và hỗn hào đối với cha mẹ là hai tội trọng nhất.
Hỏi: Ngày nay nhiều cha mẹ nói rằng các bậc cha mẹ Ki Tô giáo thường tỏ lộ uy quyền với con cái. Bà trả lời với họ như thế nào?
-Không một cha mẹ nào nên tỏ uy quyền quá đáng với con cái, vì nếu họ làm như vậy, các con sẽ không vâng lời, không yêu thương và yểm trợ cha mẹ nữa. Cũng có rất nhiều người tỏ uy quyền với con cái mà họ không phải là người Ki Tô Giáo. Cho nên lời nhận xét trên đây không có giá trị. Các cha mẹ Ki Tô Giáo cần phải tỏ uy quyền và thi hành kỷ luật ngay từ khi con cái còn nhỏ. Sau đó, các cha mẹ biết về chân lý của Chúa thì nên dậy dỗ chân lý của Chúa cho con mình với tình yêu. Nếu lối giảng dậy của cha mẹ mang tính cách tiêu cực như: Con không được làm điều này, con không được làm điều kia, như vậy không tốt. Các cha mẹ nên nhấn mạnh những gì mà con cái cần làm, những gì tích cực, và ủng hộ con ngay với những chứng cớ mà chúng hiểu. Nói cho các con biết rằng sự tốt lành sẽ đến, nếu chúng làm điều tích cực. Cha mẹ nên bắt chước như Lòng Thương xót Chúa để đối xử với con cái và luôn tỏ ra thương xót và tử tế đối với con của mình.
Hỏi: Chúng ta biết bổn phận chúng ta đối với gia đình, nếu không thì xã hội không có cơ hội, nhưng tại sao chúng ta phải có bổn phận giúp đỡ những người ngoài gia đình?
-Từ ngữ gia đình là những thân nhân. Chúng ta có mối liên hệ với tất cả mọi người, dù cho khoa học có nói cách khác đi nữa.Chúng ta có một gia đình và CHỈ có một gia đình mà thôi.
Các linh hồn có nói rằng nếu ai không làm mọi cách để đem lại phúc lợi cho kẻ khác thì không xứng đáng sống. Khi chúng ta đi tìm công lý của Chúa, tôi nghĩ mọi sự sẽ rõ ràng hơn là khi ta nhìn vào trong đơn vị gia đình như ta thường định nghĩa. Chúng ta có bổn phận giúp đỡ ông bà cố của ta cũng như các thế hệ cháu chắt của ta. Đối với ông bà cố, chúng ta phải cầu nguyện và tiếp tục làm việc thiện, và đối với cháu chắt, chúng ta phải sắp xếp mộ tđời sống bình an, đầy hoa trái, mạnh khoẻ và vui tươi trong đức tin.
Hỏi: Bà nghĩ gì khi các bậc cha mẹ Người Ki Tô Giáo nói và hành động rằng họ cho phép con cái của họ được phép chọn tôn giáo thích hợp với chúng khi mà chúng trưởng thành?
-Đó là lúc họ cho phép Satan trong thế giới trần tục hướng dẫn con cái họ đi ra khỏi chân lý tuyệt đối về Thiên Chúa đầy tình yêu của chúng ta. Có cha mẹ đầy tình thương nào lại cho phép con chọn môt thực phẩm bổ dưỡng và chữa lành và một thực phẩm làm cho con cái mình yếu nhược, bị đầu độc và bị chết? Có cha mẹ nào lại để cho con cái đi mà không có tình yêu và sự nồng ấm? Các cha mẹ nói và làm như vậy là vì họ không bao giờ cầu nguyện, nhận thức hay dưỡng nuôi sự thiện của mình. Nếu họ làm như thế thì Chúa sẽ bị loại bỏ và Chúa sẽ đau buồn vô cùng nếu điều ấy xẩy ra.
Hỏi: Bà nói rằng có các linh hồn trẻ thơ ở Luyện ngục, các em ấy có hiện ra với bà không?
-Có, các trẻ thơ có hiện về với tôi. Có cả những trẻ chỉ có 4 tuổi mà cũng ở Luyện ngục. Bạn cũng biết, trẻ thơ có lương tâm tốt hơn đa số người lớn. Ngay khi mà trẻ biết phân biệt điều xấu và điều tốt, các em ấy chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Người ta thường nói rằng đây là tuổi lý luận, nhưng điều ấy không đúng, đó là tuổi của lương tâm.
Đây là điều quan trọng, khi một trẻ thơ đau nặng và sắp chết, nếu trẻ ấy muốn mời linh mục đến để được xưng tội thì cha mẹ phải tôn trọng và làm theo ý muốn của đứa bé ấy. Tôi biết rằng có cha mẹ không chú ý đến lời yêu cầu chính đáng đó. Nếu không mời linh mục đến để giải tội thì người lớn trong nhà phải chịu trách nhiệm mà còn phạm một tội nghiêm trọng. Tôi biết một trẻ mới có 4 tuổi rưỡi mà đòi xưng tội, bởi vì bé biết mình đã phạm tội.
Hỏi: Bà có một tình yêu đặc biệt và lòng chăm sóc cho trẻ thơ ngày nay. Tôi nói như vậy vì tôi nghe rằng bà dậy học cho các trẻ nhỏ ở trong làng của bà, phải không ạ?
-Vâng, bây giờ tôi có rất nhiều trẻ thơ ở chung quanh tôi trong một thời gian dài. Tôi dậy giáo lý cho các cháu.
Hỏi: Các linh hồn có nói gì về điều nên làm và không nên làm trong các trường học không?
-Họ nói rằng không nên dậy trẻ về Giáo Dục Sinh Lý trong trường. Đây là câu hỏi mà cha mẹ phải đối diện khi con cái bắt đầu thắc mắc và hỏi. Việc giáo dục sinh lý này nên để cho cha mẹ hướng dẫn và chăm lo, bởi vì trẻ nhỏ học tình yêu vĩnh cửu là từ cha mẹ. Ngày nay, quyền ấy được giao cho những cơ quan trần tục. Những người này không nói đến vấn đề linh thiêng mà tình yêu và tình dục là những thành phần quan trọng. Các thầy cô giáo trần tục nên tránh xa khỏi sự thánh thiện của đơn vị gia đình.
Trong đề tài này, ngày nay TV cũng đem lại sự độc hại. Các chương trình truyền hình mô tả tình yêu như một cách thức để tiêu thụ và liệng bỏ. Đây là một sự méo mó và là một tội trọng vì chống lại tình yêu chân chính. Nếu còn tiếp tục làm như vậy tức là ta chống lại Thiên Chúa.
Hỏi: Trong số các linh hồn hiện về với bà, có các linh hồn nào mà khi còn ở trên trần gian, họ đã thực hành những chuyện dâm ô xác thịt ghê gớm không?
-Có, và họ phải đau đớn khủng khiếp ở Luyện ngục.
Hỏi: Các bậc cha mẹ phải làm gì để tạo thành lương tâm cho các con họ?
-Hãy làm gương tốt, đó là điều quan trọng. Hãy cầu nguyện thật nhiều cho các con và với các con. Hãy chúc lành thường xuyên cho các con. Điều này rất tốt. Cho các con một nền học vấn tốt trước khi chúng đi học ở trường. Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy đem các trẻ thơ đến với Ngài và đừng ngăn cản chúng đến vơi Ngài.
Hỏi: Bà nói rằng có một số linh hồn trẻ nhỏ đến với bà. Xin bà vui lòng cho tôi biết về một hay hai trường hợp nào đó.
-Môt em gái 11 tuổi đến với tôi và nói rằng em ấy làm tắt một cây nến ở nghĩa địa và lấy một số đèn sáp ấy để về chơi ở nhà. Em ấy biết rằng mình không nên làm chuyện đó, nhưng cứ làm. Do đó, em phải ở Luyện ngục một thời gian. Tôi được yêu cầu thắp sáng hai cây nến và làm những điều khác để em gái ấy được giải thoát.
Rồi có một em gái khác trẻ hơn đến với tôi. Em ấy có người chị em song sinh. Cả hai em đều được quà Giáng sinh là búp bê có xe đẩy. Mẹ các em dặn cả hai hãy giữ gìn đồ chơi. Nhưng em gái ấy làm hư món đồ chơi của mình, em sợ mẹ biết nên đã lén lút đổi tráo món dồ chơi hư của mình cho người chị em song sinh để lấy con búp bê không hư của người ấy. Vì thế em phải đền tội ở Luyện ngục, và tôi đã cầu nguyện để giúp em được giải thoát.
Thêm một trường hợp khác để chúng ta hiểu rõ hơn về việc đền bồi, chứ không chỉ là chuyện trẻ em vào Luyện ngục. Có hai gia đình sống gần nhau. Môt gia đình giàu có và một gia đình nghèo khổ. Một ngày kia, em gái con nhà giàu muốn tặng tất cả những quần áo đẹp và đồ chơi của mình cho người bạn gái hàng xóm vốn là con nhà nghèo. Mẹ của em gái lấy làm lạ và hỏi con gái:
“Con gái ơi, tại sao con lại muốn cho hết đồ tốt như vậy?”
Cô bé trả lời rằng:
“Mẹ ơi, con luôn có thể đến chơi với bạn của con!”
Bà mẹ nói:
“Vậy thì bạn con cũng luôn có thể qua nhà mình chơi mà!”
Nhưng cô bé cứ tiếp tục nài nỉ:
“Không, không, con phải làm như vậy, con phải làm chuyện ấy!”
Cha mẹ của cô bé cố gắng thuyết phục để con thay đổi ý định nhưng cô bé nhất định làm theo ý mình. Cuối cùng cha mẹ cô nói:
“Được rồi, nếu con muốn thì cứ làm theo ý con, nhưng đừng hy vọng ba mẹ sẽ mua lại những đồ ấy cho con nữa nhé! Bởi vì ba mẹ sẽ không mua gì cho con đâu!”
“Vâng, con sẽ không đòi đâu!”
Thế rồi cô bé đem hết đồ chơi và quần áo đẹp của mình qua cho bạn hàng xóm.
Hai ngày sau, cô bé chạy ra cửa mà không nhìn kỹ nên cô bị xe đụng chết. Cha mẹ cô bé đau khổ quá sức nên họ đến tìm tôi và hỏi tại sao chuyện này lại xẩy ra. Tôi đồng ý hỏi các linh hồn về chuyện ấy. Khi câu trả lời đến, tôi được biết như sau:
“Sự đau khổ mà cha mẹ cô bé phải chịu qua sự chết của con gái là để bảo đảm rằng một trong các con trai của họ không bị sa vào Hỏa ngục.”
Như vậy đây là sư đền bồi đi trước thời gian mà Chúa đã thấy trước là sẽ xẩy ra. Chúa là một Thiên Chúa yêu thương, bởi vì hai đứa trẻ sẽ sớm về với Ngài, chứ không phải là chỉ có một đứa trẻ.
Hỏi: Nói về cô bé ăn cắp sáp trong nghĩa địa, tôi nhận thấy bà được yêu cầu để thắp hai cây đèn nến cho những cây nến bị tắt. Đây có phải là bằng chứng về sự đền bồi không?
-Vâng, đúng như thế!
Hỏi: Trước đây, bà nói rằng trẻ nhỏ gần với Chúa vì họ ngây thơ và vô tội. Như vậy trẻ nhỏ có nhận được các ân sủng đặc biệt khi họ ăn ở tốt, theo gương sáng của cha mẹ họ không?
-Vâng, có và thường xuyên như vậy. Tôi biết có các trẻ thơ muốn đi dự lễ mỗi ngày và các trẻ tự động muốn lắng nghe các câu chuyện từ Thánh Kinh. Đó là những ân sủng đặc biệt. Có nhiều trẻ bị xem như mê tín lúc đầu, nhưng cha mẹ không bao giờ can thiệp và phải để cho sự liên lạc giữa Chúa và các trẻ thơ được phát triển như trong Thánh Ý Chúa đã định cho các trẻ ấy. Tôi cũng biết có những trẻ muốn quỳ trên đá sỏi và cầu nguyện thật lâu. Cha mẹ của các trẻ này sẽ phải chịu thống khổ nhiều nếu như họ cố gắng bắt con mình chấm dứt thói quen tốt lành này. Chúa nói chuyện với trẻ thơ rất rõ ràng bởi vì linh hồn trẻ thơ trong sạch hơn, vô tội hơn người lớn chúng ta.
Hỏi: Xin bà kể cho tôi nghe một kinh nghiệm trong thời thơ ấu làm cho bà cảm thấy hạnh phúc vô cùng, hay một kinh nghiện nào có ảnh hưởng nhiều đến dời sống của bà.
-Đây là những giây phút hạnh phúc nhất trong thời thơ ấu của tôi, khi tôi được 15 tuổi. Đó là khoảng năm 1930.
Một trong những người anh của tôi và tôi cùng làm việc trong một trang trại ở vùng Bavaria. Khi chúng tôi xin việc ở đó, ông chủ trang trại hứa với chúng tôi rằng ông sẽ cho phép chúng tôi đi lễ ngày Chúa nhật, nhưng ông ta không giữ lời hứa. Anh tôi có thể đi lễ nhưng tôi thì không. Đó là vì mỗi sáng Chúa nhật thì bà chủ trở nên bịnh một cách lạ lùng và bà bắt tôi phải ở nhà săn sóc cho bà, chứ không cho tôi đi lễ với anh của tôi. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống sắp đến, và tôi lo ngại không biết bà ấy có cho tôi đi lễ hay không. Đêm thứ bẩy thì bà ta còn mạnh khỏe nên tôi hy vọng là bà có thể cho tôi đi dự Thánh lễ hôm sau. Nhưng đến 9 giờ sáng ngày Chúa nhật thì bà lại trở bịnh với cơn đau đầu kỳ lạ. Bà bảo tôi rằng tôi phải ở nhà với bà vì tôi không thể đi khi bà ta đang bịnh. Tôi đau khổ quá. Đến 1 giờ trưa thì cơn đau đầu rời khỏi bà ta và bà cho phép tôi đi lễ. Tôi bèn chạy ra ngoài và chui vào một khu nhà bỏ hoang, nơi đó có một băng ghế và có cảnh dẹp bình an. Ở đó, tôi khóc trong tuyệt vọng vì phải mất cơ hội đi dự Thánh lễ lần nữa. Đó lại là Thánh lễ đặc biệt đối với tôi! Bỗng dưng tôi được bao quanh bởi một đám mây có đầy chim bồ câu trắng. Đàn chim bay chầm chậm chung quanh tôi và ở trên đám cỏ. Chim ở khắp nơi, trên cỏ, trên đùi tôi, trên các nẻo đường chung quanh tôi.
Hỏi: Bà nói đám mây a? Có bao nhiêu chim bồ câu? Khoảng 50 hay 100 con chim?
-Ồ, ít nhất là 100 con chim! Nhìn thấy cảnh đẹp như thế, làm sao tôi có thể đếm được, nhưng thật sự chim ở khắp mọi nơi. Chúng đậu quanh tôi chừng 1 tiếng đồng hồ. Nước mắt tôi lúc ấy trở thành nước mắt mừng vui. Tôi cảm thấy hạnh phúc và tưởng chừng như tất cả những gì quanh tôi đều biến mất. Rồi đàn chim bay đi. Tôi có kể cho anh tôi nghe về chuyện này chứ không kể cho ai khác hay biết. Những tuần sau đó, anh tôi hỏi các người hàng xóm xem họ có thấy đàn chim bồ cầu trắng ở trong vùng này không thì họ nói không. Tôi nghĩ rằng không có một kỷ niệm nào của tuổi thơ mà đẹp đẽ hơn và cảm động hơn cảm nghiệm ấy. Thật là một vẻ đẹp tinh tuyền!
Hỏi: Chao ôi! Tôi thấy điều ấy làm cho bà cảm động sâu xa, nhưng xin cho phép tôi tiếp tục. Có nhiều hiện tượng Đức Mẹ Maria hiện ra với các trẻ thơ, như vậy có thật không?
-Vâng. Các trẻ thơ luôn mở rộng cho sự hiện diện của Thiên Chúa và Vương quốc của Ngài. Sự vô tội, khiêm nhường, đáng tin, sự nhậy cảm và tín thác cho phép họ cảm nghiệm mọi sự khác biệt và rõ ràng hơn người lớn. Chúng ta phải bảo vệ sự thanh sạch của họ và cho phép họ hãy cứ là trẻ thơ càng lâu càng tốt. Thế giới ngày nay ném họ vào xã hội đầy sự lợi dụng, kiêu căng, và đầy tích cách trần tục sớm quá, thì vẻ đẹp của họ bị hủy hoại và không bao giờ lấy lại được nữa.
Tôi biết nhiều trẻ thơ thấy Thiên thần, và tôi không bao giờ nghi ngờ chút nào. Chúa ban rất nhiều ơn cho các người nhỏ bé trong chúng ta. Đó cũng là lý do mà Đức Mẹ Maria ở Medjugorje bắt đầu các thông điệp của Mẹ tại đó với câu: “ Các con thân mến.” Mẹ muốn chúng ta hãy tỏ ra nhỏ bé trong tâm hồn để Chúa có thể ban cho ta thêm nhiều hồng ân và quà tặng.
Chương 26: Công Việc Và Tiền Bạc
Hỏi: Trong trận chiến giữa người giàu và người nghèo thì đề tài công việc thường được nhắc đến ở thời đại chúng ta, sự thiếu công việc để làm…Tôi muốn hỏi bà một số câu hỏi về công việc và tiền bạc. Bà có muốn nói về đề tài này không?
-Ngày nay, trận chiến lớn nhất là chiến tranh giữa các trẻ thơ vô tội và cấu trúc gia đình, thứ hai là trận chiến giữa người giàu và người nghèo. Nhóm Tam Điển ở đàng sau phong trào tạo ra tiền tệ quốc tế và chính quyền quốc tế, cái gọi là Trật Tự Thế Giới Mới và Kỷ Nguyên Mới. Chính quyền quốc tế sẽ có tất cả năng lực để phá hoại Giáo hội. Ngay cả trận chiến khủng khiếp ở Balkans vào lúc này (1993) đã được Tam Điểm ủng hộ. Đó là lý do tại sao Đức Mẹ Maria chọn việc hiện ra giữa nơi có chiến tranh như làng Medjugorje, Nam Tư vào khoảng hơn 10 năm trước đây,(1981) trước khi người ta có thể hiểu rằng chiến tranh sẽ bùng nổ như đã từng xẩy ra.
Ngân Hàng thế giới, Liên Hiệp Quốc, Hiệp Hội Âu Châu, và Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế đồng lượt vận chuyển, dù cho có nhiều hình thức, và KHÔNG làm việc cho lợi ích của thế giới. Đàng sau những nhóm này là hệ thống ngân hàng được điều hành bởi nhóm Tam Điểm và bởi đường dây các xã hội bí mật khác mà đại đa số quần chúng không hề biết một chút gì về các tổ chức này. Lòng tham lam và sự lo sợ nghèo túng cho phép họ giao ngân quỹ cho Satan để hắn âm mưu nghiền nát Giáo hội của Chúa và sau đó là chính Chúa, nhưng chúng đã thất bại. Sẽ có môt thời điểm mà Đức Mẹ Maria cùng các con cái của Mẹ sẽ chiến thắng, ngày nay mọi sự chưa hiện rõ như vậy, nhưng phải chờ đến giây phút cuối cùng.
Hỏi: Bà có nhắc đến sự tham lam của phương Tây trong nhiều trường hợp, và bà cũng nói đến việc Chúa sẽ bắt phương Tây đền tội cho các tội lỗi của họ. Như vậy trung tâm của sự tham lam, cũng là trung tâm của các ngân hàng đang tập trung lại, sẽ phải chịu nỗi thống khổ hơn những nơi có lối sống khiêm nhường, phải không ạ?
-Vâng, tôi nghĩ đúng như thế.
Hỏi: Vậy bà có nên khuyên người ta hãy rời bỏ các trung tâm có nhiều ngân hàng để đến những nơi có ngoại cảnh khiêm cung hơn không?
-Tôi khuyên mọi người nên trở lại với Chúa và với lời cầu nguyện. Chúa mong muốn chúng ta hãy khiêm nhường để Ngài có thể giúp đỡ chúng ta. Rồi trong lời cầu nguyện của họ, Chúa sẽ khuyên họ những gì cần phải làm.
Hỏi: Các người giàu có lối sống là luôn tích lũy thêm tài sản, như một nguyên tắc, họ chỉ tiêu xài những phần tiền lời. Rồi có nhiều người ngày nay sống bằng cách buôn bán tiền tệ hay các hình thức tiền tệ khác (thị trường chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu…) Vậy lối sống ấy và các hoạt động ấy có ở trong Thánh Ý Chúa không?
-Chắc chắn là không! Chúa muốn cho người giàu phải chia sẻ những gì mà họ có cho người nghèo, và làm việc thiện đối với người nghèo, chứ không ngồi hưởng thụ. Những nhóm người trên sẽ phải thích ứng trong những năm tới đây. Chúng ta cần cầu nguyện để Chúa Thánh Linh soi sáng họ càng sớm càng tốt.
Hỏi: Ngày nay, những ai nhìn thấy hệ thống ấy đều biết là không đến từ Chúa, vậy bà có đề nghị cho họ làm gì với ngân quỹ mà họ đã tích lũy, nếu họ muốn làm theo Thánh Ý Chúa?
-Làm việc từ thiện ngay bây giờ bởi vì tiền bạc của họ sẽ biến mất và sẽ không làm lợi cho ai cả!
Hỏi: Vậy tư tưởng phản Ki Tô có thật không?
-Có, Tôi sợ rằng có. Các thị nhân khác, ngoài các thị nhân ở làng Medjugorje, Nam Tư, có nói rằng kẻ Phản Ki Tô đang sinh sống ngày nay. Hắn sẽ xuất hiện như là một người nhà giàu, có nhiều sự quyến rũ và sẽ được xem như người chữa lành và làm phép lạ. Rất nhiều người ta sẽ lầm lạc mà đi theo hắn. Thật sự, hắn sẽ là hình ảnh biểu lộ mạnh mẽ nhất về Satan. Chúng ta hãy cầu nguyện không ngừng nghỉ để khỏi bị sai lầm và mắc lừa trò dối trá của Satan. Satan có nhiều tài năng nên hắn giả vờ và lừa gạt người ta dưới các hình thức nào làm thỏa mãn được sự kiêu căng của hắn.
Hỏi: Khi một người cho người khác mượn tiền thì có thể đòi tiền lời từ người mượn không?
-Theo Ý Chúa thì không. Chúng ta nên cho mượn vì lòng yêu người chứ không phải để làm giàu. Chúng ta chỉ có thể kiếm tiền bằng công việc của chính mình.
Hỏi: Bà nói rằng có một thời kỳ hoà bình sẽ đến với chúng ta, nhưng chỉ sau khi những biến cố lớn xẩy ra để nhân loại hoán cải. Vậy thời kỳ hoà bình ấy cò bao gồm sự tái phân chia tài sản không?
-Có, sẽ có giai đoạn ấy.
Hỏi: Bà nói rằng song song với biến cố lớn thì hệ thống tài chánh toàn cầu sẽ sụp đổ trước khi chúng ta có thể an hưởng thời kỳ hòa bình. Làm cách nào mà người ta có thể chuẩn bị cho hai sự thay đổi lớn lao như thế?
-Vâng, sẽ là những cuộc thay đổi rất lớn lao! Ngày nay, người ta cần trở lại với Chúa ngay và thánh hiến bản thân cho Chúa hoàn toàn. Nếu họ làm như thế thì những sự thay đổi đang chờ đợi chúng ta sẽ trở nên dễ dàng chịu đựng hơn.
Hỏi: Bà có nghe nói về các tổ chức của Giáo hội gọi là Opus Dei nơi mà một phần ơn Thiên Triệu của các thành viên là sự thánh hóa các công tác hàng ngày. Nếu bà đã biết về tổ chức này thì bà nghĩ điều ấy có tốt không và có đến từ Chúa không?
-Vâng, tôi biết tổ chức ấy, và điều này đến từ Chúa.
Hỏi: Nếu cho người khác mượn tiền mà đòi phân lời, thì việc mua bán mà trả tiền bằng thẻ tín dụng có tội không?
-Nếu ai đó cần mua thì không phải là tội, nhưng người cho mượn tiền nên nhìn thấy nhu cầu thật sự của người mượn với tình thương, chứ không phải để làm giàu.
Hỏi: Giáo hội ngày nay có dậy dỗ chúng ta về việc sử dụng đồng tiền một cách chính đáng và hợp luân lý không?
-Từ thuở ban đầu của Giáo hội đến nay, có rất nhiều Gíáo Hoàng nói về giá trị của công việc và lên án việc cho vay để ăn lời. Có rất ít lời giảng dậy cách sử dụng tiền. Đương kim Giáo hoàng sẽ giúp cho thế giới trở nên tốt lành nếu ngài viết một sắc lịnh về việc sử dụng tiền bạc.
Hỏi: Một câu hỏi cuối cùng về công việc. Các linh hồn có giúp đỡ gì cho bà với công việc hàng ngày của bà không?
-Có, họ có giúp cho tôi; nhưng chỉ có các công tác liên quan đến các linh hồn. Khi tôi cần một tờ giấy đặc biệt nào đó để viết xuống câu trả lời mà họ nói cho tôi nghe, thì tôi chỉ cần kéo một tờ giấy ra khỏi xấp giấy, và tôi thấy ngay tờ giấy mà tôi muốn. Họ giúp tôi để tôi giúp lại họ. Chỉ có thế thôi.
Bà Maria: Chào anh Nicky, mời anh vào. Anh có thích phòng trọ nơi nhà bà Schwarzmann không? Bà ấy và tôi là bạn với nhau đến suốt cuộc đời. Bà ấy luôn giúp đỡ tôi để ghi tên người nhận trên các phong bì. Bà ấy có khoẻ không?
Anh Nicky: Ồ, phòng trọ tốt lắm bà ạ. Ở phòng ấy thì ấm cúng hơn ở trong các khách sạn. Cám ơn bà đã giới thiệu cho tôi đến trọ tại nơi đó. Bà ấy nói mình khỏe nhưng trái tim bà không còn mạnh như xưa nữa. Bà ấy vui lắm.
Bà Maria: Nào chúng ta tiếp tục nhé!
Hỏi: Thưa bà Maria, khi nói về bịnh tật thể xác và những sự tàn tật, có linh hồn nào đến với bà mà trước đó, bà biết họ tàn tật trong cuộc sống của họ không?
-Có nhiều lắm. Khi họ hiện ra với tôi, họ được hoàn toàn chữa lành. Không còn phải ngồi xe lăn nữa. Những sự dị dạng và các vết sẹo cũng không còn nữa.
Tuy nhiên, có một linh hồn đến với một cái bướu lớn ở ngay cổ. Điều này nhằm để cho gia đình của họ tin tưởng nơi tôi , khi tôi nói về người thân quá cố của họ đã hiện về để cho họ những lời chỉ dẫn. Thấy không? Họ hỏi tôi rằng hình dáng thân nhân quá cố của họ như thế nào. Khi tôi nói đến cái bướu trên cổ người chết ấy thì họ tin ngay và lắng nghe những lời mà người chết muốn nhắn nhủ qua tôi.
Bây giờ tôi nhớ có một người bị câm trong cuộc sống trần gian, nhưng ông ta lại có thể nói một cách toàn hảo khi ông gặp tôi. Ông rất vui mừng khi có thể nói với tôi, nhưng tôi không biết tại sao ông không thể nói khi còn sống.
Trong cuộc sống có những người bại liệt phải ngồi xe lăn, nhưng khi chết và hiện về với tôi thì họ đi đứng thoải mái. Tất cả những bất toàn trên thể xác của họ lúc trước thì nay không còn nữa. Nhưng xin nhớ rằng tôi chỉ nhìn thấy những linh hồn ở trên tầng cao nhất của Luyện ngục mà thôi. Tôi nói như vậy vì có những người khác thấy được các nỗi thống khổ và vết thương trong các linh hồn. Nhưng các linh hồn này không giống như những người trước kia ở trần thế. Họ đau đớn trong linh hồn mà không phải trên thể xác vì họ không còn thể xác nữa.
Một linh hồn của vị linh mục hiện ra với tôi. Sau khi ngài nói cho tôi biết điều ngài cần, thì tôi được phép để hỏi ngài tại sao bàn tay phải của ngài lại đen đủi, dơ bẩn và có vẻ đau đớn như thế. Ngài trả lời rằng:
“Xin bà hãy bảo các linh mục hãy luôn luôn chúc lành cho mọi người, mọi nhà cửa và các hình ảnh tôn giáo. Tôi đã không chịu chúc lành thường xuyên; do đó, nay tôi phải bị đau đớn nơi bàn tay phải của tôi.”
Hỏi: Bịnh Sida(Aids) có phải là hình phạt của Chúa không?
-Vâng, đúng như thế, nhưng tôi thích gọi đây là sự đền tội cho các tội lỗi vô luân của con người. Không biết điều tôi nói đây có làm cho mọi người kinh ngạc không? Người ta nghĩ rằng Chúa là Đấng yêu thương phải không? Thế mà hình phạt và sự đền tội cũng là do tình yêu của Chúa. Có những kẻ vô tội mà lại phải mắc bịnh Sida, thì chính họ là người đền tội cho những kẻ phạm tội vô luân, và sự đền tội thay này rất cần thiết. Lòng Thương xót của Chúa thì vô biên, nhưng công lý của Chúa thì sung mãn. Tôi nói rằng nếu bây giơ chúng ta biết về công lý của Ngài thì chúng ta sẽ ở trên Thiên Đàng, nhiều người trong chúng ta sẽ chết dưới sức nặng và sự căng thẳng của tội lỗi mình.
Hỏi: Bà có nghĩ rằng người ta sẽ tìm được cách chữa trị cho bịnh Sida không?
-Ngày nay, chúng ta đã có cách chữa trị, những bởi vì phương cách chữa trị ấy không đem lại tiền bạc cho ai, và bởi vì điều này không phổ thông, nên mọi người sẽ còn mù quáng trước phương thức chữa trị ấy. Phương thức chữa trị là Chúa Giêsu và Mười Điều Răn. Ngài không ban Mười Điều Răn để kiểm soát chúng ta, nhưng là để bảo vệ, kiện toàn và giải thoát chúng ta.
Hỏi: Đó có thể là phương cách phòng ngừa. Còn phương cách đền tội, và chữa lành xẩy ra khi nào?
-Điều ấy đã xẩy ra ở những nơi có nhiều lời cầu nguyện.
Hỏi: Thưa bà, ở đâu?
-Tôi nghe nói về một nơi ở nước Ý, nhưng tôi không nhớ tên. Ở Medjugorje, Nam Tư cũng có những sự chữa lành. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là nơi chốn mà là số lượng lời cầu nguyện.
Hỏi: Khi con người có gánh nặng đến những nơi có nhiều lời cầu nguỵện, họ cũng đã được các bác sĩ Y khoa, các bác sĩ tâm thần và các linh mục xem xét. Nhiều khi tình trạng của họ tệ hơn thay vì tốt hơn. Liệu điều này có thể là do các linh hồn gây ra không?
-Vâng, có thể như thế, có thể là do các linh hồn nằm sâu trong đáy Luyện ngục. Trong các trường hợp như vậy thì một nhà trừ quỷ có thể làm ngừng các hoạt động mà người chết đang đặt trên người sống.
Hỏi: Thưa bà Maria, bà có thể cho tôi một trường hợp nào mà sự không tha thứ dẫn đến một cơn bịnh không?
-Ồ, không tha thứ thường dẫn đến cơn bịnh. Tôi nhớ lại một trường hợp ở vùng Innsbruck, nơi ấy có một người phụ nữ trẻ không thể tha thứ cho ba của cô được. Khi người cha còn sống, ông ta không bao giờ ban niềm vui cho các con của ông. Khi có một cơ hội tốt đến với cô nhưng ông ba không cho cô nắm lấy cơ hội ấy. Công việc đó cần có học vấn cao, nhưng ông ba đã cấm cản cô, làm cho cô lớn lên mà không có đủ bằng cấp. Vì lý do đó, cô ta không tha thứ cho ba của mình. Sau khi chết một ít lâu, ông ba hiện về với cô đến ba lần, xin cô tha thứ cho ông, nhưng cô không thể tha thứ được. Rồi cô trở nên bịnh và cô quyết định tha thứ cho ba mình với trọn trái tim. Cơn bịnh cũng lập tức rời khỏi cô ngay.
Tôi không nhớ rõ cơn bịnh như thế nào, nhưng cô tìm hiểu được vì mình không chịu tha thứ nên mình mắc bịnh. Dù không thể quên được, nhưng chúng ta cần phải tha thứ. Sự không tha thứ gây ra các gánh nặng và giới hạn mà chúng ta đặt trên mình trong suốt cuộc sống. Nếu chúng ta đến với Chúa với tất cả gánh nặng, chúng ta sẽ trở nên nặng nề. Khi tha thứ, chúng ta hiểu điều gì thật sự xẩy ra. Đó là ân sủng tràn đầy.
Sau đây là một trường hợp khác. Một phụ nữ bị chứng bịnh ngứa da. Da cô bị sần sùi trong suốt hơn 12 năm. Tất cả các thuốc men hiện đại và đắt tiền nhất cũng không làm cho cô bớt ngứa. Cô ta đi hành hương và gặp một người đàn ông đầy kinh nghiệm và có đời sống cầu nguyện sâu lắng. Một buổi tối, khi ăn cơm chiều, ông ấy nói với vợ chồng cô rằng:
“Chúng ta hãy hỏi Chúa Giêsu xem cái gì đã làm cho cô ngứa từ trên đôi bàn tay đến chân bên phải, và từ đầu gối trở xuống.”
Khi ông ta hỏi Chúa Giêsu thì ông nhận được thị kiến hình ảnh một người phụ nữ cúi xuống với đầu gối bên phải ở trên mặt đất và hai tay duỗi ra hướng về một em bé gái. Hình ảnh đứa bé gái ấy là người phụ nữ này và người phụ nữ trong thị kiến là mẹ của cô ta. Người mẹ đã cẩu thả, không thích bồng ẵm con của bà, đặc biệt là cô con này. Nay dù đã trưởng thành nhưng cô không tha thứ cho người mẹ của mình.
Khi được giải thích, người chồng quay qua nói với vợ rằng:
Đúng rồi. Em không bao giờ tha thứ cho mẹ em vì chuyện này.”
Với nước mắt rưng rưng, cô ta nhận ra điều ấy. Cô ta cầu nguyện và dâng ý nguyện trong Thánh lễ suốt hai, ba ngày. Thế là tình trạng ngứa da của cô ngừng lại. Vợ chồng cô về nhà. Từ đó, người đàn ông có thị kiến giúp cô không nghe thêm tin gì về cô, nhưng sự ngứa ngáy và xấu xí của làn da cô đã biến mất ngay lúc đó. Chúng ta không kỳ vọng sự tha thứ có thể xẩy đến ngay đêm hôm ấy, nhưng Chúa Giêsu đã chỉ cho ba người hiện diện hôm ấy về nguyên nhân của vấn đề.
Các bịnh tật xẩy ra theo cách này hay cách khác là để nhắc nhở cho người sống về tội lỗi của tổ tiên. Bằng cách này, linh hồn đang ở trong Luyện ngục tỏ mình cho người khác biết và xin sự tha thứ, trước khi họ có thể được giải thoát. Bây giờ tôi chắc chắn rằng linh hồn người mẹ đang ở Thiên Đàng, và con gái của bà được giải thoát khỏi tình trạng đau đớn mà đã làm cho cô ta khó chịu và tốn tiền trong nhiều thập niên qua.
Hỏi: Thưa bà Maria, trước đây, bà có nói rằng Satan gửi bịnh tật đến với con người qua các phù thủy. Cơn bịnh ở dưới sự kiểm soát của ma quỷ. Làm sao chúng ta có thể phân biệt nếu cơn bịnh đến từ ma quỷ hay từ các nguyên nhân khác?
-Bằng cách cầu nguyện với người bịnh hay trên người bịnh ấy. Nếu cơn bịnh đến từ nguyên nhân khác, thì người trừ quỷ hay lời cầu nguyện giải thoát sẽ không có kết quả. Nhưng nếu cơn bịnh đến từ ma quỷ thì sẽ có kết quả. Trước tiên, nó sẽ dấu diếm hay phản kháng lại, nhưng nếu ta bền tâm, nó sẽ biến đi. Trong các nhà thương ngày nay, từ ngữ “vi trùng” là lời cảnh cáo cho những cơn bịnh này. Từ ngữ này thường được các bác sĩ sử dụng khi họ không thể giải thích được cơn bịnh. Trong trường hợp ấy, hãy mời một vị linh mục hay một người cầu bầu mạnh thế, cùng các bạn hữu hay thân nhân đến cầu nguỵện mau chóng để xin sự cầu bầu của Đức Mẹ Maria và Tỗng Lãnh TT Micae. Vị linh mục nên mang nước phép đã làm phép và thánh hiến, và dầu Thánh đã làm phép.
Hỏi: Xin bà cho tôi một hay hai ví dụ của cơn bịnh mà ma quỷ gửi đến cho người ta.
-Ngay lúc này, tôi chưa nghĩ ra. Một là bịnh sưng phổi. Hai là bịnh ung thư xương, và ba là những trường hợp đau lưng, dù đau ngắn hạn nhưng rất đau đớn.
Bịnh đau lưng thì tôi biết rất rõ, bởi vì bạn của tôi đã bị đau lưng trong nhiều tháng, khi ông ấy làm việc thiện nguyện bên cạnh một vị linh mục đáng kính ở Âu Châu. Bạn tôi đau đớn như bị ai cấu nhéo nơi các dây thần kinh, giữa đốt xương thứ ba và thứ bốn. Trước tiên người ta chữa trị bằng cách tiêm thuốc giảm đau vào bắp thịt để làm thư giãn, nhưng phương pháp chữa trị này không giúp giảm đau mà còn làm cho tình trạng trở nên đau thêm. Cơn đau thật là khủng khiếp.
Ông này nghĩ cơn bịnh có thể do ma quỷ đem đến, và ông ta mời hai linh mục đến. Một vị linh mục đến nhưng nghi ngờ vì không tin điều ông bạn tôi nghĩ là đúng. Sau môt hồi thảo luận lâu dài và không kết quả, vị linh mục chịu cầu nguyện để trừ tà cho ông ấy. Ngay khi ngài cầu nguyện thì cơn đau lan rộng và như muốn nổ tung ra, rồi cơn đau chạy lên, chạy xuống trên vai bên phải, cánh tay và đùi của bạn tôi. Cơn đau giống như một chiếc nĩa cắt các bắp thịt và ngừng lại như muốn nghiền nát các khớp xương của bạn tôi. Và cứ thế, cơn đau cứ di chuyển lên xuống trong cơ thể bạn tôi trong lúc vị linh mục tiếp tục cầu nguyện cho anh. Sau 3 phút hay 4 phút, cơn đau dừng lại đột ngột. Trong khi cầu nguyện, bạn tôi như muốn ngất xỉu. Anh ấy khóc và la hét thật lớn.
Khi mọi việc chấm dứt, vị linh mục cũng khóc và xác nhận là ngài tin rằng cơn bịnh này do tà thần gây ra. Sáu giờ sau, khi bạn tôi ngủ được một chút, thì có vị linh mục thứ hai đến thăm anh. Đây là vị linh mục cùng làm việc chung với anh. Ngài cũng bắt đầu cầu nguyện cho anh. Lần này cơn đau cũng dữ dội, nhưng yếu hơn so với cơn đau trước. Rồi cơn đau chấm dứt. Sáng hôm sau, bạn tôi tỉnh dậy nhưng anh phải nằm trên giường bịnh đến năm ngày mới có thể tỉnh dậy mà đi làm được.
Hai tuần sau, anh đến thăm tôi và cùng tôi đi thăm một vị linh mục chuyên cầu nguyện trừ quỷ. Vị linh mục này cầu nguyện để xin Chúa trừ cho hết những tà khí nào còn sót lại. Ngài cho biết sở dĩ anh ấy bị cơn bịnh này là do một người trong làng đã truyền cho anh. Bạn tôi không hề biết người đã trao bịnh cho anh, nhưng vị linh mục thì biết kẻ ấy.
Hỏi:Vậy người kia cần biết và nhìn thấy có sự liên hệ nào giữa họ và bạn của bà không?
-Chắc chắn, tà thần dưới quyền năng của kẻ ấy đã biết sự liên hệ này. Còn vị linh mục thì biết là bạn tôi đang ở trong trận chiến thiêng liêng.
Hỏi: Liệu lời cầu nguyện chữa lành và lời cầu nguyện giải thoát có thể giúp một bịnh nhân ở phương xa mà họ chưa chịu mở tâm hồn để được cầu nguyện cho không?
-Có chứ, chắc chắn, nhưng có nhiều người và ngay cả các linh mục, cũng không có đủ đức tin để tin vào điều này. Do đó, họ không chịu thực hành cầu nguyện cho những ai ở xa mình. Trong Thánh Kinh, Chúa Giêsu đã chữa lành cho người đầy tớ của viên Đại đội trưởng khi người ấy ở xa Chúa. Rồi Chúa Giêsu phán với viên Đại đội trưởng ấy như sau:
“Ộng về đi, ông tin như thế nào thì sẽ được như vậy.”
Chúa Giêsu chữa người đầy tớ vì người chủ có đức tin nơi Ngài, không phải đức tin của người chủ thực hiên ơn chữa lành.Điều này thường làm cho người ta lo âu khi nghĩ rằng đức tin của mình quá yếu để mà giúp đỡ. Chúa Giêsu không bao giờ quá yếu để giúp, nhưng chúng ta phải chờ đợi, bởi vì kế hoạch của Ngài thường khác với kế hoạch của mình.
Trong trường hợp những người bị bịnh ở xa thì chúng ta cần có thêm càng nhiều chi tiết càng tốt về người bịnh để cầu nguyện xin ơn trừ tà và chữa lành cho người ấy. Thường thì các ảnh hưởng của tà thần cần phải được kêu đích danh, trước khi chúng chịu xuất ra và biến đi. Muốn làm vậy, chúng ta phải cầu nguyện thật nhiều và thực tập với sự bền chí và tín thác rằng Chúa sẽ cung cấp những gì mà ta cần.
Hỏi: Khi có người bị quấy phá tìm đến với bà, và bà ghi tên các linh hồn người thân đã chết của họ, bà có chứng kiến sự bình an trở lại với cá nhân còn sống, gia đình hay ngôi nhà đang bị quấy nhiễu không? Nhất là sau khi có các Thánh lễ và các lời cầu nguyện được dâng lên để chỉ cho các linh hồn quá cố ấy?
-Có, luôn có sự bình an, dĩ nhiên còn tùy thuộc xem họ còn liên lạc với tôi nữa không. Nhiều người còn liên lạc với tôi trong một thời gian dài. Dù tôi không phải là bác sĩ tâm thần hay bác sĩ tâm lý, nhưng tôi cầu nguyện cho các linh hồn, tôi có thể thấy một trẻ đang gặp khó khăn bỗng trở nên bình an và vui tươi, mà không cần thuốc men hay phương pháp trị liệu nào khác. Điều này làm cho tôi rất vui mừng khi thấy sự thay đổi xẩy ra. Chúa Giêsu và Mẹ Maria không loại trừ ai ra khỏi sự bình an và niềm vui của các Ngài.
Hỏi: Y khoa ngày nay dùng thuật thôi miên như phương pháp chữa trị để tìm hiểu những gì xẩy ra trong quá khứ mà có thể ảnh hưởng đến các bịnh tật bây giờ. Các linh hồn có nói gì về thuật thôi miên không?
-Các linh hồn nói rằng thuật thôi miên rất nguy hiểm và là một tội. Không ai có thể đi vào tiềm thức của người khác, và ngay cả khi họ tìm được chứng từ của người khác, thì cũng không chính xác.
Những ai tin vào sự sai lầm của kiếp luân hồi thì thường tin vào kết quả của thuật thôi miên. Đó là trường hợp một tội nhỏ dẫn đến nhiều sự bối rối.
Hỏi: Khi người ta bịnh nặng và đau đớn nhiều, liệu Chúa có cho phép các bác sĩ làm những điều mà họ muốn làm không?
-Một linh hồn bảo tôi rằng ông ta phải đau khổ rất nặng nề bởi vì ông ta đã là một bác sĩ Y khoa và ông đã rút ngắn đời sống của các bịnh nhân của ông bằng cách chích thuốc để làm giảm sự đau đớn của họ. Các bác sĩ không bao giờ có thể giết chết bịnh nhân của họ, nhưng họ được phép dùng thuốc để giảm cơn đau của các bịnh nhân. Chỉ có Chúa mới ban sự sống và lấy sự sống đi. Nếu ai tự động dùng thuốc giết bịnh nhân thì phạm tội sát nhân cũng như các tội sát nhân khác.
Hỏi: Khi một bác sĩ lấy đi mạng sống của bịnh nhân, liệu linh hồn người bịnh nhân ấy phải thống khổ ở Luyện ngục vì thời giờ trên thế gian của họ chưa hoàn tất việc đền tội, hay vị bác sĩ phải gánh hậu quả và trả giá đắt sau này?
-Vị bác sĩ sẽ phải đền trả mọi sự. Nếu ông bác sĩ ấy không ngừng việc ấy lại và đi xưng tội, sám hối, làm việc đền tội thì gia đình ông ấy và các thế hệ tương lai của ông sẽ phải trả giá đắt sau này.
Hỏi: Chao ôi, bà có biết những trường hợp nào mà các thế hệ tương lai phải đau khổ và đau khổ bằng cách nào?
-Vâng, tôi có biết trường hợp của một vị bác sĩ luôn trợ tử cho các bịnh nhân. Người con dâu của vị bác sĩ này có thai nhưng các thai nhi chết trong bụng mẹ nhiều lần, cho dù cô và chồng cô rất mạnh khỏe. Các bác sĩ điều trị lấy làm lạ về hiện tượng thai chết trong bụng mẹ này. Sự đau đớn của thế hệ đó là một phần để đền tội cho tội lỗi của ông bác sĩ trợ tử, vốn là cha chồng của cô ấy. Chúa cần sự đền tội, vì đó là công lý của Ngài.
Hỏi: Vậy những bác sĩ phá thai và gia đình họ sẽ phải đau khổ vì các thai nhi mà các bác sĩ đã giết. Họ phải gánh chịu những nỗi thống khổ của các thai nhi mà lẽ ra các trẻ này phải trải qua nếu như các em có cuộc sống thường nhật mà Chúa đã hoạch định cho họ?
-Vâng, trừ khi các bác sĩ phải ngừng ngay việc phá thai và làm việc để đền tội cho tội giết người của mình.
Hỏi: Tôi được biết rằng các thành phố Sarajevo, Mostar và Vukovar, trước khi có sự giải thể của nước Nam Tư cũ, thì các thành phố này tạo sự dễ dàng cho việc phá thai trong nước Nam Tư. Vậy Chúa có đòi hỏi công lý từ các thành phố này không? Đó có phải là lý do mà các thành phố ấy chịu cảnh tàn phá nhiều nhất trong trận chiến Balkan không?
-Chắn chắn như vậy rồi. Khi có tội ác chống lại sự sống thì Chúa sẽ thi hành công lý mà không ai tránh được. Mong rằng gương ấy là một lời cảnh cáo cho tất cả các chính quyền, tòa án và bác sĩ ở cả phương Đông và phương Tây.
Chương 23: Sự Chết
Hỏi: Bà làm rất nhiều điều cho các linh hồn, vậy lúc chết thì bà sẽ được hàng ngàn các linh hồn hộ tống về Thiên Đàng, mà không cần…
-Ồ, không! Tôi không thể tưởng tượng việc đi về Thiên Đàng mà không phải đền tội nơi Luyện ngục, bởi vì các tội lỗi sẽ cộng thêm lên. Chúa đã cho tôi biết nhiều, và qua việc tôi được liên lạc với các linh hồn thì trách nhiệm của tôi càng lớn hơn. Vì tôi được biết nhiều thì tôi phải đau khổ nhiều. Tuy nhiên tôi hy vọng được các ngài giúp đỡ.(Cười)
Hỏi: Điều gì xẩy ra cho những ai tự tử?Có người nào tự tử chết rồi đến thăm bà không?
-Có nhiều lắm. Chuyện gì xẩy ra cho họ là còn tuỳ thuộc hoàn toàn vào việc tại sao họ làm như thế. Nhiều người đến hỏi thăm tôi về số phận những người tự tử, nhưng cho đến nay chỉ có một người bị mất linh hồn mà thôi. Trong đại đa số các trường hợp này thì trách nhiệm là của những kẻ khác phạm tội bôi xấu họ, hay từ chối không giúp họ, hay đẩy họ vào góc tường.Vì thế, họ đành tự tử vì không còn lối thoát. Trách nhiệm là từ những kẻ khác, tuy nhiên họ tiếc nuối là họ đã tự tử. Có những khi vì bịnh hoạn. Những người mạnh khoẻ thường không muốn tự tử.
Hỏi: Có những linh hồn nào chết vì sử dụng quá liều lượng ma tuý và họ có đến thăm bà không?
-Có một số linh hồn ở trong trường hợp này đến thăm tôi, nhưng cũng vậy, chuyện xẩy ra cho họ cũng còn tuỳ. Nếu họ nghiện ngập nặng rồi thì họ không thể làm gì được, trừ khi là Chúa bước vào và hành động mạnh mẽ trên họ. Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ nói rằng: “Chỉ vì các loại ma tuý thôi.”
Tuy nhiên các linh hồn này đau đớn nhiều lắm. Nghiện ma tuý nặng là dấu hiệu có ma quỷ, vì thế lời cầu nguyện chống lại ma quỷ cần phải được thực hành. Ngày nay, có nhiều trường hợp được chữa lành mà không còn những hiện tượng đối kháng mạnh mẽ nữa. Khi việc chữa lành được thực hiện thì luôn có Đức Mẹ Maria và Thánh Micae đuổi binh lính của Satan đi. Những kẻ buôn bán loại thuốc độc ma tuý này sẽ hối hận nhiều về hành động của mình khi phải đền tội và đền trả, đó là nếu họ còn may mắn mà không bị mất linh hồn.
Hỏi: Bà có thể kể cho tôi nghe câu chuyện về một người được Chúa cứu thoát vì đã thay đổi trái tim trước ngưỡng cửa của cái chết không ạ?
-Vâng. Có một người đàn ông đến gặp tôi với hai cái tên người chết để tìm hiểu xem họ đang ở đâu. Khi tôi hỏi ông ta về hai người ấy thì ông từ chối và nói rằng ông muốn tìm hiểu xem tôi có nói thật hay không. Tôi nói được và chờ đợi câu trả lời của một linh hồn về tông tích của hai linh hồn này. Khoảng một tháng sau, người đàn ông trở lại và hỏi xem tôi có câu trả lời chưa, và tôi nói rằng tôi đã có câu trả lời rồi. Một linh hồn nam ở trong tầng rất sâu của Luyện ngục và không thể được giải thoát ra khỏi nơi ấy, trong khi linh hồn nữ lên thẳng Thiên Đàng mà không phải đền tội ở Luyện ngục ngày nào. Tôi đưa cho ông ta tờ giấy mà tôi viết khi nhận được câu trả lời, và ông này rất sửng sốt và kinh ngạc. Rồi ông ta kết án tôi là nói dối. Tôi hỏi tại sao ông dám nói như vậy và đòi ông ta phải kể cho tôi nghe về lai lịch của hai linh hồn một nam và một nữ ấy.
Theo lời kể thì linh hồn nam là một vị linh mục ngoan đạo nhất trong các linh mục ở vùng ấy. Vị linh mục luôn đến nửa tiếng trước Thánh lễ và ở lại sau Thánh lễ lâu hơn những người khác. Người khách của tôi ca ngợi vị linh mục quá cố không ngớt lời. Rồi ông ta kể cho tôi rằng người phụ nữ ấy thật là tồi bại, rồi ông kê khai những tội lỗi của bà ta để làm cho tôi đổi ý.
Khi ông ta giải thích xong, tôi cảm thấy mình không chắc, nên tôi đồng ý sẽ hỏi lại lần nữa, lại còn hỏi thêm lời giải thích nữa. Tôi nghĩ có lẽ mình viết câu trả lời lộn xộn nên có thể hai trường hợp đảo ngựơc cũng nên. Vì thế, cả hai chúng tôi cùng chờ đợi câu trả lời lần thứ hai. Khi được trả lời, nội dung vẫn như cũ. Linh hồn nam ở trong tầng sâu nhất của Luyện ngục, còn linh hồn nữ thì đi thẳng lên Thiên Đàng!
Câu trả lời như sau:
Người phụ nữ chết trên xe lửa. Bà ta không tự tử nhưng trợt té và ngã chết. Trong khoảnh khắc, bà nhận thức rằng cái chết của bà không thể tránh được, nên bà thưa với Chúa:
“ Lạy Chúa, con sẵn sàng để Chúa đem con đi, bởi vì ít nhất con không còn có thể gây sỉ nhục cho Chúa nữa.”
Câu nói ấy hay tư tưởng ấy đã tẩy xóa mọi sự, và bà đi thẳng lên Thiên Đàng mà không phải ở Luyện ngục.
Còn vị linh mục thì trái lại, ngài sống rất đạo đức suốt cuộc đời như ông bạn kia kể về ngài. Tuy nhiên, đồng thời, vị linh mục không ngừng chỉ trích những ai không đi dự Thánh lễ sớm như ngài đi sớm, và ngài từ chối không chôn cất người phụ nữ kia trong nghĩa địa của nhà thờ vì tiếng xấu của bà ta được đồn đãi trong các giáo dân. Việc ngài không ngừng chỉ trích, và ngài phán xét người phụ nữ kia đã làm cho ngài phải vào tầng sâu nhất trong Luyện ngục. Vì thế, ta không bao giờ nên phán xét và võ đoán bởi những gì ta tưởng là mình biết. Người khách của tôi hiểu được sự thật ở đây.Ông ta thành thật xin lỗi tôi và vui vẻ ra về vì ông đang có nguồn tin tức mà nhiều người đang mong mỏi được nghe ở nhà.
Hỏi: Khi tham dự đám tang của người chết, có những dấu hiệu nào chứng tỏ là họ có thể đi thẳng lên Thiên Đàng không?
-Có thể có, nhưng các dấu hiệu ấy không luôn kể ra toàn bộ câu chuyện. Tuy nhiên, điều chắc chắn để biết là khi ta thấy một người có cảm nghiệm sợ hãi, giận dữ và đôi khi có cái chết dữ, thì điều này bảo đảm rằng linh hồn này cần phải chịu thống khổ nhiều, nếu họ không bị mất linh hồn. Chúng ta cần cẩn trọng, đừng thái quá, bởi vì ngay cả các Thánh lớn mà tôi và hàng triệu người đã gọi Thánh Padre Pio là Thánh lớn. Ngay cả khi ngài chết trong sự bình an nhưng ngài phải ở một thời gian ngắn nơi Luyện ngục. Sự chết trong bình an thật đẹp đẽ và dẫn đến cái đẹp, còn cái chết dữ thật là ghê tởm và dẫn đến sự thống khổ, nhưng như tôi đã đề cập, ta không biết rõ, mà nếu đoán thì thật là liều lĩnh.
Hỏi: Liệu Chúa có trả lời cho biết khi một người ban sự sống của mình cho người khác không?
-Các linh hồn nói rằng chết cho người khác, dù là chết thay cho người ấy hay mong muốn cứu người ấy, thì đó là cái chết thánh thiện. Hành động đó sẽ xoá được nhiều tội lỗi mà cần được xóa sạch.
Khoảng 20 năm trước, tôi biết một người thanh niên không ngoan đạo. Anh ta và gia đình anh là hàng xóm của tôi. Anh ta có một đức tính là luôn giúp đỡ ngươi khác. Một ngày mùa đông lạnh lẽo, anh nghe có tiếng kêu cứu ở ngoài đường nên anh chạy vội ra ngoài . Mẹ của anh muốn khuyên anh hãy đợi để xem có ai cùng đi với anh không vì bà biết anh luôn liều lĩnh. Nhưng bà không thể chận anh ta lại được.
Khi anh vừa ra khỏi cửa thì một trận băng hà tràn đến và nuốt chửng lấy anh. Ngày hôm sau, người ta tìm thấy xác chết của anh. Các trẻ khác nói:
“Chúng tôi không muốn chết như anh ta!”
Tôi hỏi họ:
“Các em nghĩ gì khi nói như thế?”
“Bà không biết những gì mà nó đã làm đâu!”
“Hãy kính sợ Chúa, nhưng anh ta muốn cứu người khác nên chết, như vậy anh ta không mất linh hồn đâu. Đó là cái chết thánh thiện.”
Vài ngày sau, anh ta hiện về với tôi và nói rằng anh ta cần có ba Thánh lễ là được giải thoát. Tôi ngạc nhiên hỏi và anh ta nói:
“Vâng, bởi vì tôi chết khi muốn giúp người khác nên Chúa lo cho tôi hết mọi sự.”
Và anh ta nói thêm nữa:
“ Chưa bao giờ trong đời mà tôi có thể cảm nghiệm một cái chết vui sướng như thế.”
Hỏi: Chắc là phải có sự khác biệt giữa một người chết khi đang muốn cứu người khác, và một người chết vì cẩu thả, phải không bà?
-Vâng. Nếu một người bị chết chỉ vì họ tự đặt mình trong một hoàn cảnh nguy hiểm thì không có nghĩa là đã đến giờ chết của họ. Nếu tai nạn xẩy ra mà không phải là lỗi của người chết, thì đó là vì Chúa kêu gọi người ấy về nhà của Ngài.
Tôi biết ở thành phố Vienna, Áo Quốc, có một thanh niên trẻ bị chết vì tai nạn xe gắn máy là vì anh ấy lái xe phạm luật lệ. Anh ta hiện ra và nói với tôi rằng nếu anh ta lái xe cẩn thận thì Chúa sẽ ban cho anh ấy 30 năm để sống. Tôi hỏi anh ấy rằng liệu anh có sẵn sàng cho vĩnh cửu chưa, anh nói là chưa, nhưng Chúa ban cho những kẻ không tích cực khinh bỉ Ngài hầu họ có một cơ hội để tiếc nuối. Anh chàng này đã tiếc nuối mọi sự.
Hỏi: Trong giờ chết, liệu linh hồn ấy có thấy ánh sáng của Thiên Chúa rõ ràng và sung mãn không?
-Không, không rõ ràng nhưng đủ sáng cho linh hồn muốn đi theo ánh sáng ấy. Sự rõ ràng và sung mãn còn tuỳ thuộc vào tình trạng của linh hồn vào giây phút chết.
Hỏi: Khi chúng ta cầu nguyện cho một ai để họ được cảm nghiệm một cái chết bình an, liệu điều ấy có thành tựu không?
-Chúa không bị điếc. Việc cầu nguyện giúp ích nhiều lắm, ngay cả khi người mà mình chú tâm cầu nguyện đã chết lâu rồi. Thiên Chúa và lời cầu nguyện không giới hạn hay không bị giới hạn bởi thời gian. Chúa vẫn ở đó 50 năm trước và Ngài cũng vẫn ở đó 50 năm sau này. Ngài sẽ làm mọi điều cho chúng ta càng nhiều càng tốt nếu chúng ta tín thác nơi Ngài.
Hỏi: Nhưng nếu chúng ta có thể cầu nguyện cho một linh hồn đã chết được ơn chết trong bình an, điều này có nghĩa là chúng ta có thể cứu các linh hồn khỏi lửa Hỏa ngục, dù họ đã ở trong Hỏa ngục không?
-Không, mất là mất rồi; nhưng ơn lành từ lời cầu nguyện ấy sẽ được chia cho những nơi khác, cho cùng một mục đích, để Chúa ban cho người nào đó được cảm nghiệm ơn chết bình an.
Hỏi: Liệu Chúa có cứu một người khỏi Hỏa ngục vì Ngài biết rằng trong tương lai sẽ có ai đó cầu nguyện cho người ấy không?
-Tình yêu và Lòng Thương xót Chúa thì vô biên nên tôi nghĩ không có lý do nào mà Ngài không làm.
Hỏi: Chúng ta nên nhận lời thỉnh nguyện của người chết như thế nào?
-Tôi tìm thấy có ba điều kiện mà chúng ta nên nhận lời yêu cầu của họ cách nghiêm túc và phải cố gắng hết sức để tôn trọng và thi hành lời yêu cầu ấy. Tôi muốn nói rằng lời thỉnh cầu của người hấp hối là thánh thiêng, nếu ở trong ba trường hợp sau đây. Sở dĩ tôi nói như vậy là vì trong diễn tiến của sự chết, người ấy được Chúa cho phép nhìn sự việc khác hẳn khi họ còn sống, và trong một cách nào đó, họ kiểm soát được sự việc. Các điều kiện như sau:
1. Người ấy tỉnh táo khi chết.
2. Ước muốn đó không phải là điều xấu.
3. Người ấy chết cách bình an.
Nếu được như vậy thì chúng ta phải hết sức làm trọn lời thỉnh cầu của người chết.
Hỏi: Có ai làm cản trở ước nguyện cuối cùng của người chết không? Sự cản trở ấy thường ví như là sự ăn cướp đối với người chết, vậy còn nặng nề hơn sự ăn cướp đối với người sống, phải không ạ?
-Vâng, Chúa còn phán xét nặng nề hơn đối với sự không giữ lởi hứa ấy, bởi vì người chết không còn thay đổi sự gì được nữa nếu như ước nguyện của họ không được thi hành đúng đắn.
Hỏi: Khi một người biết rằng họsắp chết, có cách nào tốt nhất màhọ phải chuẩn bị không?
-Cách tốt nhất là hãy cầu nguyện và dâng lên Chúa tất cả mọi sự. Hãy mở lòng ra hoàn toàn cho lòng nhân hậu của Chúa và hãy tín thác nơi Ngài cách trọn vẹn.
Hỏi: Nếu tôi là người đang giúp đỡ cho người hấp hối, vậy cách tốt nhất thì tôi phải làm gì?
-Hãy cầu nguyện với người chết và nói sự thật cho họ biết. Hãy bảo cho họ biết về ánh sáng của Chúa và nói cho họ biết rằng chúng ta không bao giờ bị bỏ rơi một mình bơ vơ. Xin tỏ lòng thương mà đề nghị họ xưng tội, nếu họ chưa xưng tội. Hãy cầu nguyện với Đức Mẹ cho họ và xin Mẹ đồng hành với người con ấy của Mẹ trên con đường về quê Trời. Đức Mẹ của chúng ta không bao giờ mà không đáp lời cả.
Hỏi: Điều này có thật không khi người ta nói rằng mỗi người được xem thấy cuốn phim toàn bộ cuộc đời mình khi trên đường đến với Chúa?
-Vâng, mỗi người đều được thấy. Sự mô tả này được thay đổi chút ít. Tôi biết một người đàn ông Thuỵ Sĩ tin rằng: sở dĩ chúng ta được dậy về điều này là để chúng ta phải sống cuộc sống tốt đẹp mà thôi. Một ngày kia, anh này đau nặng và bị hôn mê bất tỉnh. Anh ta trải qua sự hấp hối mà không chết. Lúc còn sống, anh ta không tin vào thế giới vĩnh cửu. Khi tỉnh lại, anh mô tả rằng anh ngồi ở trong phòng, và trên tường đối diện với anh là những trang viết đầy đủ mọi chi tiết về trọn cuộc đời của anh. Lúc ấy, anh ta mới tin là có vĩnh cửu và anh ta trở nên sợ hãi. Thế rồi, bức tường từ từ biến đi, và đàng sau bức tường là một cảnh đẹp tuyệ diệu mà anh không có đủ ngôn từ để diễn tả được. Sau đó, anh ta được hồi sinh, tỉnh dậy và sống trở lại. Hiện nay, anh ta đã thay đổi cuộc sống hoàn toàn.
Tôi nghĩ rằng thật là khôn ngoan cho chúng ta nếu ta biết học hỏi về quá trình sự chết và những gì xẩy ra nếu ai cũng được hướng dẫn về chân lý Ki Tô giáo, trước khi họ rời bỏ trần gian này. Chúng ta có thường nghe nói đến các trường hợp mà người ta trở thành người Công giáo trên giường bịnh không? Chúng ta có thường nghe nói về người Ki Tô hữu biến đổi một người không Ki Tô giáo khi họ còn sống ở trên trần gian không? Tôi nhường câu trả lời cho các bạn đấy!
Sự thụ thai và sự chết là hai giây phút lớn lao nhất trong đời sống của con người khi màChúa ở rất gần chúng ta, vậy mà hai trường hợp này lại ít được nghiên cứu cho thấu đáo. Thay vì ngừa thai và phá thai, thay vì khiến cho người ta chết mau hay làm chậm sự chết, thì chúng ta hãy yêu mến, bảo vệ và học hỏi những giây phút này cách cẩn thận như những giai đoạn khác trong cuộc sống của chúng ta. Nếu như xã hội nghiên cứu sự thụ thai và sự chết thì nhiều chân lý sẽ nhanh chóng trở nên thật rõ ràng mà không ai có thể chối cãi được.
Hỏi: Trong cuốn phim về cuộc đời riêng mà mỗi cá nhân được xem thấy trong giờ chết, bà nói rằng họ nhìn thấy thật rõ ràng những việc thiện mà họ làm, cũng như các tội lỗi mà họ phạm trong cuộc sống của họ. Như vậy cuốn phim có cho thấy những tội mà họ đã xưng tội rồi, những tội lỗi mà họ hối hận và đã chừa cải với trọn tâm hồn không? Sở dĩ hỏi như vậy là vì tôi được biết rằng khi chúng ta đi xưng tội thì Chúa Giêsu lấy hết tội lỗi của chúng ta đi và không còn dấu vết của các tội ấy nữa. Chúa làm như vậy nên Satan không còn biết tội lỗi đó nữa. Vậy nếu Chúa Giêsu thật sự lấy đi các tội lỗi này thì tại sao các tội lỗi ấy lại được chiếu cho chúng ta thấy trong giờ chết?
-Trước hết, không phải ai cũng được xem thấy cuốn phim đó, và dù họ được xem đi nữa, cũng không phải là một sự tấn công của Satan. Tất cả các tội đã xưng ra và đã sửa sai thì không xuất hiện nữa, nhưng Chúa làm như vậy để chỉ rõ cho chúng ta về Công Lý tuyệt đối của Ngài. Khi nhìn thấy hai mặt, thì linh hồn lúc đó biết rõ ràng mình phải đi vào tầng Luyện ngục nào cho xứng với tội lỗi của mình.
Hỏi: Những ai hiểu rõ tình trạng này nói rằng các người tin Chúa vào giờ chót lại được ở trong tình trạng tốt hơn một giáo dân bình thường khác. Như vậy có đúng không ạ?
-Vâng, tình trạng thánh thiện có rất nhiều dạng.(Cười) Bây giờ nói cách nghiêm túc, không, họ không ở trong tình trạng tốt hơn những giáo dân kia đâu, bởi vì họ thiếu cơ hội làm việc thiện. Đó là lý do mà nơi chốn của họ trên Thiên Đàng sẽ không cùng mức độ với những ai cố gắng làm theo Thánh Ý Chúa trong suốt cuộc đời họ.
Hỏi: Bà có thể không biết rằng trong thời gian gần đây, người ta đã học hỏi rất kỹ lưỡng và viết nhiều hơn bao giờ hết về “Cảm Nghiệm Gần Chết”( “Near Death Experiences” (NDEs). Thưa bà Maria, tôi muốn hỏi bà rằng khi những người này được trở lại cuộc sống rồi kể lại cảm nghiệm của họ, liệu sự mô tả của họ luôn đúng 100% hay là có sự dối trá?
-Không, chắc chắn là không. Bởi vì họ không chết, chúng ta hãy yêu mến nhưng vẫn tỏ ra khôn ngoan và cẩn thận. Có những sự mô tả sai lạc lớn lao ở trong đó. Cũng như trường hợp có các cuộc hiện ra và những người được thụ khải trong nội tâm. Ai cũng đều yêu thương, có đời sống cầu nguyện, có sự phân biện và cảm nghiệm, kể cả các bác sĩ và các nhà thần học, nhưng phải điều tra kỹ lưỡng các cảm nghiệm ấy. Nếu có các bác sĩ trần tục ở chung quanh để hướng dẫn và gây ảnh hưởng với những người tốt này thì dễ dàng có sự sai lầm lan rộng ra.
Hãy xem trường hợp của tôi. Các nhà tâm lý có thể chắc chắn rằng tôi là người quân bình, thành thật và không bị bịnh tâm thần, điều này cũng chưa chắc rằng tất cả những gì mà tôi nói là sự thật. Nếu những ai cảm nghiệm rằng điều này không phải là siêu nhiên thì phải chứng minh nhiều hơn, chẳng hạn như trường hợp của các trẻ thị nhân tại Medjugorje, Nam Tư.
Hỏi: Trong cuốn sách mà tôi đang nghĩ tới, cuốn sách này đang thành công ở Hoa Kỳ, nói rằng các linh hồn đến và chọn lúc nào và thân xác nào mà họ sẽ đến. Vì thế, tác giả có hàm ý rằng sự phá thai, dù cho đi ngược lại với trật tự của sự tự nhiên, nhưng không xấu vì có nghĩa là linh hồn muốn đi đâu tuỳ ý. Bà nói gì về vấn đề này?
-Rất nguy hiểm! Điều này rõ ràng có ảnh hưởng của Satan. Chúng ta phải cầu nguyện hầu người này khiêm nhường đủ để cho phép hắn và cảm nghiệm của hắn được chứng minh, không những bởi các bác sĩ và tâm lý gia trần tục, mà còn bởi những nhà chuyên môn trong chân lý thiêng liêng Ki Tô Giáo. Nhưng cá nhân nàycần có đời sống cầu nguyện sâu lắng và có ơn phân biện. Họ phải can thiệp và nghiên cứu trước khi hắn tiếp tục tung tin dối trá của Satan cho đại đa số người đọc. Bổn phận đòi buộc tôi phải nói thêm rằng nếu có mỗi cuộc phá thai xẩy ra bởi những gì kẻ ấy viết, thì sẽ là trách nhiệm của hắn và nhà cố vấn cho hắn trước Nhan Thánh Chúa.
Chương 24: Tang Lễ Và Mộ Phần
Hỏi: Các linh hồn có nói gì với bà về phần tang lễ không?
Có. Các linh hồn muốn xác họ lưu ở nhà một lúc mà không muốn đưa xác họ ra nhà quàn ngay, bởi khi ở nhà quàn một mình thì không có ai cầu nguyện cho. Họ cần những lời cầu nguyện khi họ còn được ở nhà họ. Họ rất cần những lời cầu nguyện mà nếu bị đưa đi vội vã quá thì lời cầu nguyện không sốt sắng. Rồi họ nhìn đám tang của họ, như tôi đã nói vào ngày hôm qua. Họ có thể biết ai thành tâm cầu nguyện cho họ và ai đến đó chỉ là để cho người khác thấy. Họ nghe những gì mà chúng ta nói về họ. Nước mắt không giúp gì cho họ. Nước mắt cần thiết cho tiến trình chữa lành của người sống, không phải cho người chết. Các tang lễ cần phải cử hành đơn giản và làm với tình yêu.
Hỏi: Họ không thích điều gì về các tang lễ ngày nay của chúng ta?
-Họ không thích nghe những lời nói sai lạc về họ, ngay cả khi sự thật không có gì hấp dẫn cả. Các điếu văn phải cần thành thật nếu như ước muốn của chúng ta là giúp họ trên cuộc hành trình của họ. Gia đình nên nhận thức và xưng các tội của linh hồn ấy và mang các tội ấy đến qua lời cầu nguyện với Chúa Giêsu. Các linh hồn không thích các tang lễ trọng thể.
Họ không thích hoả thiêu, họ cũng không thích thân xác của họ bị bán hay tặng cho các nhà khoa học hay cho các nhà thương. Rẩy tro ra khỏi máy bay hay vứt tro ra đại dương là các trò cười mà không tốt cho ai cả. Hỏa thiêu và vứt tro đi làm cho các linh hồn đau buồn vì như thế, người sống sẽ dễ dàng quên họ thay vì đến bên mộ phần để tưởng nhớ, cầu nguỵện cho họ và bày tỏ những cử chỉ thương yêu họ. Giáo hội chỉ cho hỏa thiêu để khỏi có sự phạm thánh xẩy ra. Việc hỏa thiêu có thể là một quyết định chính trị, chứ không phải là một quyết định thánh thiện.
Các linh hồn không thích những gì mà thiếu sự cầu nguyện hay những gì bầy tỏ ánh sáng giả tạo. Nhớ đến họ trước Nhan Thánh Chúa Giêsu thì hãy cầu nguyện, cứu họ và làm việc thiện để chỉ cho họ trước Nhan Chúa.
Tôi nhớ lại có một linh hồn đến với tôi vào ban ngày. Một buổi trưa nọ, khi tôi đang đi bộ về nhà trong khu rừng vắng thì tôi thấy một bà cụ già lão. Tư tưởng đầu tiên đến trong đầu tôi là:
”Trời ơi, sao mà bà ấy già quá vậy?”
Bà ta lang thang đến với tôi với dáng vẻ buồn bã và lạc lối. Tôi chào bà và hỏi tại sao bà lại ở trong rừng vắng này một mình trong lúc đã quá trễ như thế này. Bà trả lời tôi:
“ Không có ai săn sóc cho tôi. Không ai cho tôi nhà ở, và tôi phải ngủ ngoài đường.”
Tôi bèn nghĩ:
“Những miếng đá cẩm thạch của bà bị hư rồi.”
Tôi đắn đo chừng vài giây rồi nói với bà ấy rằng tôi sẵn sàng mời bà về nhà tôi, dù biết rằng bà có làm cho tôi phiền hà thì bà cũng sẽ không ở lâu. Tôi nói với bà:
“Thưa bà, tôi sẽ đưa bà về nhà tôi, nhưng nhà của tôi nhỏ lắm. Đó là tất cả những gì mà tôi có, nhưng dù sao tôi còn có một mái nhà, và tôi sẽ cho bà ăn.”
Ngay lúc ấy, bà tỏ vẻ vui mừng và nói:
“Đây là tất cả những gì tôi cần.” Và bà biến mất.
Sau đó, tôi được biết rằng trong đời bà, bà đã đuổi người nghèo đi mà không giúp đỡ, cho nên bà ta phải ở Luyện ngục cho đến ngày có người chịu cho bà bước vào nhà của họ. Bạn thấy không? Bằng cách ấy, tôi đã đền bồi cho tội lỗi của bà và tội ấy đã được đáp đền. Sự dâng hiến của tôi nhằm đền bù cho sự cẩu thả của bà. Việc đền tội luôn rất cần thiết và nếu chúng ta không tự ý đền tội thì Chúa sẽ sắp đặt việc đền tội cho chúng ta.
Hỏi: Các linh hồn có đề cập gì về những điều sai sót trong việc làm của các nhà quàn ở phương Tây không?
-Cách tốt đẹp nhất khi chọn những nhà quàn là hãy chọn nhà quàn nào mà có nhiều người tích cực cầu nguyện trong mộtt giáo hội Ki Tô giáo. Như vậy sẽ bảo đảm là không có một điều gì không thánh thiện sẽ xẩy ra đối với thân xác còn lại của người thân yêu.
Hỏi: Các linh hồn có nói về sự bảo quản các mộ phần sau khi tang lễ hoàn tất không?
-Đây là điều quan trọng. Chúng ta phải bảo quản với sự khiêm cung và yêu thương. Chúng ta cần rẩy nước phép trên ngôi mộ thường xuyên. Trên mộ phần cần có các đèn nến đã được làm phép và hãy thắp nến sáng mọi lúc. Các linh hồn cần và yêu thích mộ phần được rẩy nước phép và thắp đèn nến hàng ngày. Hãy đến thăm các mộ phần vì những cuộc viếng thăm này giúp cho các linh hồn và chúng ta rất nhiều hơn điều chúng ta nghĩ.
Ngày nay có những nghĩa địa để các bảng tên hay bảng đá trên mặt đất để người làm vườn có thể cắt cỏ dễ dàng hơn. Đây là một việc lười biếng và một thái độ thiếu tình yêu của gia đình, và những linh hồn này phải đau khổ lâu dài hơn là nếu có gia đình đến thăm và chăm sóc nơi yên nghỉ của các linh hồn.
Mọi cử chỉ nhỏ nhoi cũng đều giúp cho các linh hồn và giúp chúng ta nữa, bởi vì các đẳng linh hồn sẽ nhanh chóng bước vào trợ giúp chúng ta khi ta cần sự bảo vệ hay giúp đỡ. Ngay khi chúng ta chọn để rửa cửa sổ cho các linh hồn vì tình yêu cho họ thì họ sẽ làm nhiều điều tốt cho chúng ta!
Hỏi: Chúng ta nên săn sóc mộ phần đến bao giờ?
Tôi nghĩ chúng ta nên săn sóc mộ phần cho đến ít nhất là 3 thế hệ. Tôi nói như vậy vì Thánh Kinh day rằng tội lỗi của các cha ông đổ xuống cho con cháu đến ba đời hay bốn đời. Vì vậy lời cầu nguyện của chúng ta nên đi qua các thế hệ và không phải chỉ dành cho những ai mà ta thực sự biết. Thật là tốt lành nếu các trẻ nhỏ được hướng dẫn để bầy tỏ sự kính trọng và chú ý đến các ông bà nội ngoại và các ông bà cố nội và ngoại. Những điều hiếu thảo này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mọi người vì sẽ chỉ cho họ lối đi và sự hiệp nhất.
Tôi nghĩ thật là bất tiện khi xã hội tân tiến ngày nay di chuyển thường xuyên để kiếm tiền, cơ hội hay một căn nhà lớn hơn. Làm sao mà chúng ta biết được tất cả mọi người được hướng dẫn để trở lại truyền thống cũ? Satan phá vỡ các gia đình từ mọi phía, trong một thế hệ hay giữa các thế hệ?
Chương 25: Hôn Nhân, Gia Đình Và Trẻ Thơ
Hỏi: Trong một cuộc hôn nhân mà người vợ đau khổ triền miên trong tay của người chồng hay là ngược lại, nếu một người ra đi thì có được không?
-Có thể được, nhưng tốt hơn là chúng ta đừng bỏ đi. Họ nên dâng mọi sự khốn khó ấy lên Chúa. Nhưng ta phải biết đâu là giới hạn. Nếu có sự hành hạ thể xác thì chúng ta phải xét lại. Chúa chọn các Thánh Tử Đạo, nhưng chúng ta không chọn các Thánh Tử Đạo.
Hỏi: Điều gì trong Vuơng quốc thiêng liêng xẩy ra giữa một cặp có hôn phối trong Giáo Hội, và một cặp không có hôn phối trong Giáo hội hay một cặp không có hôn phối gì cả?
-Ơn lành của Chúa, lời tuyên hứa trong hôn phối, Lời Thề hứa trước Chúa, Thánh lễ Hôn phối và sự yểm trợ của các thành viên trong gia đình là những ơn lành che chở đầy quyền năng. Nếu hôn nhân nào mà thiếu các ơn lành này thì yếu hẳn đi, không có sức mạnh và hiệp nhất. Khi kêu cầu ơn lành của Chúa và Giáo hội của Ngài, mọi sự sẽ mạnh mẽ gấp ngàn lần và hạnh phúc sung mãn hơn là không có sự trợ giúp của Chúa và Giáo hội.
Các sự kiện xẩy ra tương tự như những gì tôi thấy khi các linh hồn đến thăm tôi. Các người còn sống có thể gọi đây là sự phân thân hai nơi. Cũng có trường hợp mà một Thiên thần hiện ra với một người phối ngẫu để đem cho người kia một thông điệp. Anh hay chị ấy sẽ nhìn hoặc thấy, hoặc nhìn và nghe người kia. Họ nhận được những lời có tính cách bảo vệ hay hướng dẫn. Điều này thường và phải được nhìn như một món quà mà Chúa ban cho một đôi vợ chồng thánh thiện. Nhưng món quà này không xẩy ra cho những ai sống chung trong tội lỗi. Họ sẽ không được sự bảo vệ của Thiên Đàng. Tôi khẩn thiết lưu ý họ và xin họ hãy mau chóng từ bỏ sự chung sống trong tội lỗi và trở về để Chúa bảo vệ hôn nhân của họ.
Đây là điều thường xẩy ra, một người vợ hay chồng đã chết thường đến gần để giúp đỡ người chồng hay vợ còn sống để người này bước qua tiến trình sự chết. Thật là một niềm vui lớn lao cho cả hai vợ chồng để cảm nghiệm! Sự thật thì sự ban tặng và tình yêu thánh thiện không bao giờ chết cả. Tuy nhiên chỉ c khi nào Chúa chúc lành cho cuộc hôn nhân và Ngài luôn ở bên cạnh họ trong khi họ cầu nguyện và trong mọi hành động của tình yêu vô vụ lợi.
Hỏi: Các linh hồn có nói gì về ly dị không?
-Họ nói rằng ly dị là một tội trọng nhất trong các tội lỗi chống lại chính Chúa. Cuộc ly dị nào cũng làm cho mọi người đau lòng nhiều, và dĩ nhiên, các trẻ thơ vô tội đau khổ nhất. Cuộc ly dị cũng giống như các cuộc sát nhân về tâm linh, tình cảm và tinh thần mà người ta phạm đến món quà lớn nhất mà Chúa ban cho nhân loại, đó là khả năng tham dự vào sự sáng tạo đời sống và hoa quả, tức là con cái. Không có một trẻ thơ nào trong các cuộc ly dị sẽ có thể trưởng thành trong sự sung mãn mà Chúa đã có kế hoạch cho họ. Trong thế kỷ này, hàng triệu lần hơn bao giờ hết, Satan đang phá vỡ các gia đình và các cung lòng của phụ nữ. Hắn dùng thuốc độc và cắt ra từng mảnh sợi chỉ thánh thiện mà Chúa ban cho các gia đình. Hắn cho nọc dộc và cắt các trẻ sơ sinh ra từng mảnh. Những trẻ này là do Chúa ban cho các gia đình.
Các linh hồn nói rằng việc đền tội cho hai tội tầy trời này sắp xẩy ra và làm cho trái đất tan nát. Ở Hoa Kỳ, nơi có hơn 50% cuộc hôn nhân tan vỡ, Chúa sẽ sớm có chương trình sắp xếp để có sự thay đổi nhanh chóng. Ngài sẽ đến với người khiêm nhường, vô tội, người cầu nguyện nhiều và yêu thương. Ngài sẽ trừng phạt những kẻ khác vì những sỉ nhục chống lại tình yêu. Các kỹ nghệ, tổ chức, các luật sư, các tà giáo, các bác sĩ, các nhà tâm lý gia…những ai nói dối, làm cho người khác bối rối, âm mưu, lợi dụng, xuyên tạc sự thật, để tiếp tục làm cho cuộc chiến tiếp diễn thì họ sẽ sớm bị cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống như chưa bao giờ họ cảm nghiệm như vậy! Chúa ban lòng thương xót cho những ai biết họ đang làm gì! Và chúng ta phải có nhiệm vụ loan báo cho những ai không biết về những gì họ đang làm.
Hỏi: Các linh hồn có nói gì với bà về các cuộc tiêu hôn trong Giáo hội không?
-Có, các linh hồn cho tôi biết rằng Giáo hội ngày nay ban quá nhiều cuộc tiêu hôn. Những vấn đề này cần phải được xét nghiệm thận trọng. Tôi sợ rằng những ai có nhiều quen biết và biết cách thức tiêu hôn thì dễ dàng đạt mục đích và điều này đi ngược lại Thánh Ý Chúa. Dĩ nhiên có những trường hợp mà các sự giới hạn tình cảm hay các tình trạng khác ở vào thời gian làm cho cuộc hôn nhân vô hiệu hoá từ lúc đầu. Đây là những vấn đề nghiêm trọng và cần phải giải quyết với tình yêu vàsự chu đáo.
Hỏi: Các linh hồn liên lạc với gia đình của họ ra sao?
-Họ có thể xin thân nhân làm các điều tốt để đền bù cho những việc làm xấu xa của họ khi còn sống. Nếu người sống chịu làm theo lời người chết dậy bảo thì đó là cách tích cực để giúp đỡ người chết và giúp họ sớm được giải thoát. Các linh hồn có thể cảnh cáo thân nhân họ tránh làm điều này hay điều kia. Các linh hồn bảo vệ và hướng dẫn thân nhân, cùng bầy tỏ tình yêu và sự an toàn bằng nhiều cách.
Hỏi: Có những điều gì mà các linh hồn không bao giờ nói đến với gia đình họ không?
-Họ sẽ không bao giờ nói hay làm những gì tiêu cực hay xét đoán. Điều họ nói hay làm đều là những điều tốt và tích cực, giúp ích, bảo vệ và chữa lành.
Hỏi: Vậy gia đình có bao giờ được các thân nhân đã chết về thăm, dù rằng họ đã bị mất linh hồn và đang ở Hỏa ngục, nhưng họ không tấn công hay làm khổ thân nhân của mình không?
-Có. Dĩ nhiên họ không nói là gia đình cần phải làm gì cho họ, bởi vì gia đình không còn có thể làm gì giúp họ nữa. Mọi ân huệ không còn giúp gì cho họ. Các linh hồn này chỉ nhắc nhở gia đình biết về tình trạng của họ ở Hỏa ngục và sự hiện hữu của Hỏa ngục.
Hỏi: Các linh hồn có nói gì về các phong trào phụ nữ không?
-Không, nhưng họ nói rằng các phụ nữ không nên ở chung quanh bàn thờ. Trong thế giới trần tục, phụ nữ có thể cạnh tranh với phái nam để đòi bình đẳng. Phụ nữ có thể có nghề nghiệp riêng nhưng họ phải lo cho gia đình mà không thể bỏ bê gia đình. Ngày nay các phụ nữ và phái nam đều phạm nhiều tội trọng. Nếu con cái hay người phối ngẫu bị bỏ bê, thì người phối ngẫu còn lại sẽ bị thống khổ vô cùng ở đời sau. Vì bỏ bê gia đình là một tội nghiêm trọng.
Hỏi: Các linh hồn có nói gì về các xã hội Âu Tây khi họ đối xử tệ bạc với ông bà của họ không? Tôi muốn nói đến ngày nay, người già vào các viện dưỡng lão nơi mà họ bị đối xử thiếu tình người. Có khi họ bị cho uống thuốc quá liều khiên cho họ chết sớm.
-Không, nhưng đây là tội lớn lao. Các ông bà thường dậy con cháu hãy cầu nguyện. Sự khác biệt giữa các thế hệ rất đẹp đẽ, vì các ông bà nội ngoại thường chia sẻ sự khôn ngoan mà họ tích lũy qua kinh nghiệm sống. Nếu xua đuổi ông bà cha mẹ già ra khỏi nhà là việc làm của Satan.
Hỏi: Nếu bà mẹ không cho con bú sữa của mình thì có phải là tội không?
-Nếu bà mẹ mạnh khỏe và có khả năng cho con bú sữa mẹ mà lại không muốn làm như vậy vì lý do sợ mệt, thì đó là một tội. Nếu không bồng con của mình thì sẽ tạo sự khó khăn trong tình cảm mẹ con, và do đó cũng là một tội.
Hỏi: Vậy điều nào tốt hơn? Chịu sống nghèo nàn với nhiều con cái hay muốn sống giàu có với chỉ có một hay hai người con?
-Chúng ta không bao giờ nên can thiệp vào chương trình của Chúa khi Ngài ban số con cái cho chúng ta. Ngài sẽ luôn cung cấp dư đầy cho những kẻ ở trong chương trình của Ngài. Tôi biết rõ là có nhiều người nghèo nhưng hạnh phúc hơn là những người giàu hạnh phúc. Những người giàu có nhiều gánh nặng bởi ảnh hưởng tội lỗi của tổ tiên họ để lại. Nhiều người giàu đến với tôi để xin giúp đỡ hơn là các người nghèo. Không phải vì người nghèo không thể đến được, vì cũng có một số người nghèo đến với tôi.
Hỏi: Đa số các chính quyền thế giới, chẳng hạn như cuộc hội thảo ở thủ đô Cairo, Ai Cập có đề cập đến sự nguy hiểm và đe dọa của vấn đề thặng dư dân số. Bà nghĩ gì về việc này?
-Đây là một sự ích kỷ và vần đề này bị hướng dẫn sai lạc. Ngày nay, trên trái đất này có chừng 6 tỷ dân số, và có chừng một phần ba đang sống trong tình trạng đói nghèo, nhưng đó là vị sự tham lam của thiểu số người giàu. Có những thống kê chứng minh rằng thế giới có thể nuôi 50 tỷ người hay hơn thế nữa, nếu các năng lực và thực phẩm được phân chia đồng đều. Sự tham lam của người phương Tây làm cho Chúa giận dữ nhiều, và Ngài sẽ can thiệp sớm thôi. Tôi biết Ngài sẽ làm điều ấy.
Con cái của ai tiêu thụ 90 lần nhiều hơn con cái của người Ấn Độ? Và ai là người lo lắng nhiều về việc thặng dư dân số? Câu trả lời là: Người phương Tây và các nhà băng của họ. Sự tham lam và sự hướng dẫn dư luận sai lạc tạo ra sự lo sợ vô căn cứ hung quanh sự kiện thặng dư dân số, đó chỉ là một sự láo khoét lớn.
Hỏi: Khi em bé đến tuổi nào thì người mẹ có thể để con mình cho những người không phải là thân nhân chăm sóc lâu dài?
-Điều này còn tùy thuộc theo từng trường hợp, nhưng theo luật lệ thì có thể kể là một tội khi người mẹ giao con dưới bốn tuổi của mình cho người khác chăm sóc. Những vết thương lòng xẩy ra trước lứa tuổi ấy rất khó chữa lành bởi vì vết thương sẽ nằm sâu trong tiềm thức của người con ấy.
Hỏi: Các linh hồn có nói gì về hình phạt thể xác mà cha mẹ dùng để trừng phạt con của mình không?
-Có. Họ có nói đến điều ấy. Tôi cũng đã bị môt tờ tạp chí tấn công vài năm về trước. Báo ấy nói rằng tôi ủng hộ cho việc đánh đập con cái. Đó là lời nói dối. Các linh hồn nói rằng đôi khi đánh trên mông đít hay tát tai đứa trẻ là điều cần thiết và tốt, nếu ta có một đứa con cứng đầu và không vâng lời. Một cái tát không có hại và sẽ được quên ngay, nhưng hậu quả của sự cứng đầu sẽ nằm sâu rong tiềm thức rất lâu. Dĩ nhiên, việc trừng phạt con cái chỉ nên ít thôi, nhưhg nếu cha mẹ không dậy dỗ con và để cho đứa con mình lớn lên rồi mới trừng phạt thì e rằng đã quá trễ rồi. Lúc đó, bạn sẽ bị đau khổ trong tay các con của bạn. Một đứa trẻ lớn hơn sẽ nhớ trong tiềm thức rằng cái tát là điều mà cha mẹ cần làm để sửa sai con cái.
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ đã học hỏi rằng hoa qủa của sự chịu đựng quá đáng như thế nào. Việc đánh đập con cái quá độ là một tội lớn chống lại tình yêu, nhưng nếu ta cẩn thận trong việc thi hành kỷ luật, thì đó lại là điều cần thiết mà Chúa cho phép cha mẹ thi hành đối với các con, ở từng lứa tuổi và trong một thời điểm nào đó trong đời con trẻ.
Hỏi: Vậy tội hành hạ thể xác con trẻ có nặng nề hơn tội hành hạ một người lớn không?
-Có, chắn chắc như vậy. Các tội phạm đến một trẻ, nếu không sửa đổi nhanh chóng và cẩn thận thì sau này đứa trẻ xem như là một chuyện bình thường và chấp nhận được. Vì thế vai trò của cha mẹ đầy quyền năng và được cắm rễ sâu đậm. Một cuộc ly dị hay một sự bạo hành, một sự dối trá hay sự phản bội, một lời lăng mạ hay điều gì khác cũng sẽ dễ dàng tạo thành chuỗi phản ứng trong thế hệ con cháu. Thật ra, vai trò của cha mẹ rất khó khăn và nghiêm trọng hơn điều mà xã hội hiện đại ý thức được. Người cha mẹ thường dễ dàng giao phó trách nhiệm của mình cho các nhà chuyên môn, mà những người ấy lại không có ơn Chúa ban cho để thương yêu giới trẻ như cha mẹ chúng thương yêu thương con của họ, cho dù đôi khi họ có mắc phạm lỗi lầm đi nữa.
Hỏi: Các trẻ em có trí óc bất bình thường có phải đền tội ở Luyện ngục không?
-Có. Dĩ nhiên sự đền tội củahọ nhẹ hơn các trẻ mạnh khỏe khác. Điều này tùy thuộc theo những gì mà đứa trẻ hiểu.
Hỏi: Những tội trọng nào mà các trẻ nhỏ thường hay phạm, ở lứa tổi từ 6 đến 12?
-Tội không vâng lời và hỗn hào đối với cha mẹ là hai tội trọng nhất.
Hỏi: Ngày nay nhiều cha mẹ nói rằng các bậc cha mẹ Ki Tô giáo thường tỏ lộ uy quyền với con cái. Bà trả lời với họ như thế nào?
-Không một cha mẹ nào nên tỏ uy quyền quá đáng với con cái, vì nếu họ làm như vậy, các con sẽ không vâng lời, không yêu thương và yểm trợ cha mẹ nữa. Cũng có rất nhiều người tỏ uy quyền với con cái mà họ không phải là người Ki Tô Giáo. Cho nên lời nhận xét trên đây không có giá trị. Các cha mẹ Ki Tô Giáo cần phải tỏ uy quyền và thi hành kỷ luật ngay từ khi con cái còn nhỏ. Sau đó, các cha mẹ biết về chân lý của Chúa thì nên dậy dỗ chân lý của Chúa cho con mình với tình yêu. Nếu lối giảng dậy của cha mẹ mang tính cách tiêu cực như: Con không được làm điều này, con không được làm điều kia, như vậy không tốt. Các cha mẹ nên nhấn mạnh những gì mà con cái cần làm, những gì tích cực, và ủng hộ con ngay với những chứng cớ mà chúng hiểu. Nói cho các con biết rằng sự tốt lành sẽ đến, nếu chúng làm điều tích cực. Cha mẹ nên bắt chước như Lòng Thương xót Chúa để đối xử với con cái và luôn tỏ ra thương xót và tử tế đối với con của mình.
Hỏi: Chúng ta biết bổn phận chúng ta đối với gia đình, nếu không thì xã hội không có cơ hội, nhưng tại sao chúng ta phải có bổn phận giúp đỡ những người ngoài gia đình?
-Từ ngữ gia đình là những thân nhân. Chúng ta có mối liên hệ với tất cả mọi người, dù cho khoa học có nói cách khác đi nữa.Chúng ta có một gia đình và CHỈ có một gia đình mà thôi.
Các linh hồn có nói rằng nếu ai không làm mọi cách để đem lại phúc lợi cho kẻ khác thì không xứng đáng sống. Khi chúng ta đi tìm công lý của Chúa, tôi nghĩ mọi sự sẽ rõ ràng hơn là khi ta nhìn vào trong đơn vị gia đình như ta thường định nghĩa. Chúng ta có bổn phận giúp đỡ ông bà cố của ta cũng như các thế hệ cháu chắt của ta. Đối với ông bà cố, chúng ta phải cầu nguyện và tiếp tục làm việc thiện, và đối với cháu chắt, chúng ta phải sắp xếp mộ tđời sống bình an, đầy hoa trái, mạnh khoẻ và vui tươi trong đức tin.
Hỏi: Bà nghĩ gì khi các bậc cha mẹ Người Ki Tô Giáo nói và hành động rằng họ cho phép con cái của họ được phép chọn tôn giáo thích hợp với chúng khi mà chúng trưởng thành?
-Đó là lúc họ cho phép Satan trong thế giới trần tục hướng dẫn con cái họ đi ra khỏi chân lý tuyệt đối về Thiên Chúa đầy tình yêu của chúng ta. Có cha mẹ đầy tình thương nào lại cho phép con chọn môt thực phẩm bổ dưỡng và chữa lành và một thực phẩm làm cho con cái mình yếu nhược, bị đầu độc và bị chết? Có cha mẹ nào lại để cho con cái đi mà không có tình yêu và sự nồng ấm? Các cha mẹ nói và làm như vậy là vì họ không bao giờ cầu nguyện, nhận thức hay dưỡng nuôi sự thiện của mình. Nếu họ làm như thế thì Chúa sẽ bị loại bỏ và Chúa sẽ đau buồn vô cùng nếu điều ấy xẩy ra.
Hỏi: Bà nói rằng có các linh hồn trẻ thơ ở Luyện ngục, các em ấy có hiện ra với bà không?
-Có, các trẻ thơ có hiện về với tôi. Có cả những trẻ chỉ có 4 tuổi mà cũng ở Luyện ngục. Bạn cũng biết, trẻ thơ có lương tâm tốt hơn đa số người lớn. Ngay khi mà trẻ biết phân biệt điều xấu và điều tốt, các em ấy chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Người ta thường nói rằng đây là tuổi lý luận, nhưng điều ấy không đúng, đó là tuổi của lương tâm.
Đây là điều quan trọng, khi một trẻ thơ đau nặng và sắp chết, nếu trẻ ấy muốn mời linh mục đến để được xưng tội thì cha mẹ phải tôn trọng và làm theo ý muốn của đứa bé ấy. Tôi biết rằng có cha mẹ không chú ý đến lời yêu cầu chính đáng đó. Nếu không mời linh mục đến để giải tội thì người lớn trong nhà phải chịu trách nhiệm mà còn phạm một tội nghiêm trọng. Tôi biết một trẻ mới có 4 tuổi rưỡi mà đòi xưng tội, bởi vì bé biết mình đã phạm tội.
Hỏi: Bà có một tình yêu đặc biệt và lòng chăm sóc cho trẻ thơ ngày nay. Tôi nói như vậy vì tôi nghe rằng bà dậy học cho các trẻ nhỏ ở trong làng của bà, phải không ạ?
-Vâng, bây giờ tôi có rất nhiều trẻ thơ ở chung quanh tôi trong một thời gian dài. Tôi dậy giáo lý cho các cháu.
Hỏi: Các linh hồn có nói gì về điều nên làm và không nên làm trong các trường học không?
-Họ nói rằng không nên dậy trẻ về Giáo Dục Sinh Lý trong trường. Đây là câu hỏi mà cha mẹ phải đối diện khi con cái bắt đầu thắc mắc và hỏi. Việc giáo dục sinh lý này nên để cho cha mẹ hướng dẫn và chăm lo, bởi vì trẻ nhỏ học tình yêu vĩnh cửu là từ cha mẹ. Ngày nay, quyền ấy được giao cho những cơ quan trần tục. Những người này không nói đến vấn đề linh thiêng mà tình yêu và tình dục là những thành phần quan trọng. Các thầy cô giáo trần tục nên tránh xa khỏi sự thánh thiện của đơn vị gia đình.
Trong đề tài này, ngày nay TV cũng đem lại sự độc hại. Các chương trình truyền hình mô tả tình yêu như một cách thức để tiêu thụ và liệng bỏ. Đây là một sự méo mó và là một tội trọng vì chống lại tình yêu chân chính. Nếu còn tiếp tục làm như vậy tức là ta chống lại Thiên Chúa.
Hỏi: Trong số các linh hồn hiện về với bà, có các linh hồn nào mà khi còn ở trên trần gian, họ đã thực hành những chuyện dâm ô xác thịt ghê gớm không?
-Có, và họ phải đau đớn khủng khiếp ở Luyện ngục.
Hỏi: Các bậc cha mẹ phải làm gì để tạo thành lương tâm cho các con họ?
-Hãy làm gương tốt, đó là điều quan trọng. Hãy cầu nguyện thật nhiều cho các con và với các con. Hãy chúc lành thường xuyên cho các con. Điều này rất tốt. Cho các con một nền học vấn tốt trước khi chúng đi học ở trường. Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy đem các trẻ thơ đến với Ngài và đừng ngăn cản chúng đến vơi Ngài.
Hỏi: Bà nói rằng có một số linh hồn trẻ nhỏ đến với bà. Xin bà vui lòng cho tôi biết về một hay hai trường hợp nào đó.
-Môt em gái 11 tuổi đến với tôi và nói rằng em ấy làm tắt một cây nến ở nghĩa địa và lấy một số đèn sáp ấy để về chơi ở nhà. Em ấy biết rằng mình không nên làm chuyện đó, nhưng cứ làm. Do đó, em phải ở Luyện ngục một thời gian. Tôi được yêu cầu thắp sáng hai cây nến và làm những điều khác để em gái ấy được giải thoát.
Rồi có một em gái khác trẻ hơn đến với tôi. Em ấy có người chị em song sinh. Cả hai em đều được quà Giáng sinh là búp bê có xe đẩy. Mẹ các em dặn cả hai hãy giữ gìn đồ chơi. Nhưng em gái ấy làm hư món đồ chơi của mình, em sợ mẹ biết nên đã lén lút đổi tráo món dồ chơi hư của mình cho người chị em song sinh để lấy con búp bê không hư của người ấy. Vì thế em phải đền tội ở Luyện ngục, và tôi đã cầu nguyện để giúp em được giải thoát.
Thêm một trường hợp khác để chúng ta hiểu rõ hơn về việc đền bồi, chứ không chỉ là chuyện trẻ em vào Luyện ngục. Có hai gia đình sống gần nhau. Môt gia đình giàu có và một gia đình nghèo khổ. Một ngày kia, em gái con nhà giàu muốn tặng tất cả những quần áo đẹp và đồ chơi của mình cho người bạn gái hàng xóm vốn là con nhà nghèo. Mẹ của em gái lấy làm lạ và hỏi con gái:
“Con gái ơi, tại sao con lại muốn cho hết đồ tốt như vậy?”
Cô bé trả lời rằng:
“Mẹ ơi, con luôn có thể đến chơi với bạn của con!”
Bà mẹ nói:
“Vậy thì bạn con cũng luôn có thể qua nhà mình chơi mà!”
Nhưng cô bé cứ tiếp tục nài nỉ:
“Không, không, con phải làm như vậy, con phải làm chuyện ấy!”
Cha mẹ của cô bé cố gắng thuyết phục để con thay đổi ý định nhưng cô bé nhất định làm theo ý mình. Cuối cùng cha mẹ cô nói:
“Được rồi, nếu con muốn thì cứ làm theo ý con, nhưng đừng hy vọng ba mẹ sẽ mua lại những đồ ấy cho con nữa nhé! Bởi vì ba mẹ sẽ không mua gì cho con đâu!”
“Vâng, con sẽ không đòi đâu!”
Thế rồi cô bé đem hết đồ chơi và quần áo đẹp của mình qua cho bạn hàng xóm.
Hai ngày sau, cô bé chạy ra cửa mà không nhìn kỹ nên cô bị xe đụng chết. Cha mẹ cô bé đau khổ quá sức nên họ đến tìm tôi và hỏi tại sao chuyện này lại xẩy ra. Tôi đồng ý hỏi các linh hồn về chuyện ấy. Khi câu trả lời đến, tôi được biết như sau:
“Sự đau khổ mà cha mẹ cô bé phải chịu qua sự chết của con gái là để bảo đảm rằng một trong các con trai của họ không bị sa vào Hỏa ngục.”
Như vậy đây là sư đền bồi đi trước thời gian mà Chúa đã thấy trước là sẽ xẩy ra. Chúa là một Thiên Chúa yêu thương, bởi vì hai đứa trẻ sẽ sớm về với Ngài, chứ không phải là chỉ có một đứa trẻ.
Hỏi: Nói về cô bé ăn cắp sáp trong nghĩa địa, tôi nhận thấy bà được yêu cầu để thắp hai cây đèn nến cho những cây nến bị tắt. Đây có phải là bằng chứng về sự đền bồi không?
-Vâng, đúng như thế!
Hỏi: Trước đây, bà nói rằng trẻ nhỏ gần với Chúa vì họ ngây thơ và vô tội. Như vậy trẻ nhỏ có nhận được các ân sủng đặc biệt khi họ ăn ở tốt, theo gương sáng của cha mẹ họ không?
-Vâng, có và thường xuyên như vậy. Tôi biết có các trẻ thơ muốn đi dự lễ mỗi ngày và các trẻ tự động muốn lắng nghe các câu chuyện từ Thánh Kinh. Đó là những ân sủng đặc biệt. Có nhiều trẻ bị xem như mê tín lúc đầu, nhưng cha mẹ không bao giờ can thiệp và phải để cho sự liên lạc giữa Chúa và các trẻ thơ được phát triển như trong Thánh Ý Chúa đã định cho các trẻ ấy. Tôi cũng biết có những trẻ muốn quỳ trên đá sỏi và cầu nguyện thật lâu. Cha mẹ của các trẻ này sẽ phải chịu thống khổ nhiều nếu như họ cố gắng bắt con mình chấm dứt thói quen tốt lành này. Chúa nói chuyện với trẻ thơ rất rõ ràng bởi vì linh hồn trẻ thơ trong sạch hơn, vô tội hơn người lớn chúng ta.
Hỏi: Xin bà kể cho tôi nghe một kinh nghiệm trong thời thơ ấu làm cho bà cảm thấy hạnh phúc vô cùng, hay một kinh nghiện nào có ảnh hưởng nhiều đến dời sống của bà.
-Đây là những giây phút hạnh phúc nhất trong thời thơ ấu của tôi, khi tôi được 15 tuổi. Đó là khoảng năm 1930.
Một trong những người anh của tôi và tôi cùng làm việc trong một trang trại ở vùng Bavaria. Khi chúng tôi xin việc ở đó, ông chủ trang trại hứa với chúng tôi rằng ông sẽ cho phép chúng tôi đi lễ ngày Chúa nhật, nhưng ông ta không giữ lời hứa. Anh tôi có thể đi lễ nhưng tôi thì không. Đó là vì mỗi sáng Chúa nhật thì bà chủ trở nên bịnh một cách lạ lùng và bà bắt tôi phải ở nhà săn sóc cho bà, chứ không cho tôi đi lễ với anh của tôi. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống sắp đến, và tôi lo ngại không biết bà ấy có cho tôi đi lễ hay không. Đêm thứ bẩy thì bà ta còn mạnh khỏe nên tôi hy vọng là bà có thể cho tôi đi dự Thánh lễ hôm sau. Nhưng đến 9 giờ sáng ngày Chúa nhật thì bà lại trở bịnh với cơn đau đầu kỳ lạ. Bà bảo tôi rằng tôi phải ở nhà với bà vì tôi không thể đi khi bà ta đang bịnh. Tôi đau khổ quá. Đến 1 giờ trưa thì cơn đau đầu rời khỏi bà ta và bà cho phép tôi đi lễ. Tôi bèn chạy ra ngoài và chui vào một khu nhà bỏ hoang, nơi đó có một băng ghế và có cảnh dẹp bình an. Ở đó, tôi khóc trong tuyệt vọng vì phải mất cơ hội đi dự Thánh lễ lần nữa. Đó lại là Thánh lễ đặc biệt đối với tôi! Bỗng dưng tôi được bao quanh bởi một đám mây có đầy chim bồ câu trắng. Đàn chim bay chầm chậm chung quanh tôi và ở trên đám cỏ. Chim ở khắp nơi, trên cỏ, trên đùi tôi, trên các nẻo đường chung quanh tôi.
Hỏi: Bà nói đám mây a? Có bao nhiêu chim bồ câu? Khoảng 50 hay 100 con chim?
-Ồ, ít nhất là 100 con chim! Nhìn thấy cảnh đẹp như thế, làm sao tôi có thể đếm được, nhưng thật sự chim ở khắp mọi nơi. Chúng đậu quanh tôi chừng 1 tiếng đồng hồ. Nước mắt tôi lúc ấy trở thành nước mắt mừng vui. Tôi cảm thấy hạnh phúc và tưởng chừng như tất cả những gì quanh tôi đều biến mất. Rồi đàn chim bay đi. Tôi có kể cho anh tôi nghe về chuyện này chứ không kể cho ai khác hay biết. Những tuần sau đó, anh tôi hỏi các người hàng xóm xem họ có thấy đàn chim bồ cầu trắng ở trong vùng này không thì họ nói không. Tôi nghĩ rằng không có một kỷ niệm nào của tuổi thơ mà đẹp đẽ hơn và cảm động hơn cảm nghiệm ấy. Thật là một vẻ đẹp tinh tuyền!
Hỏi: Chao ôi! Tôi thấy điều ấy làm cho bà cảm động sâu xa, nhưng xin cho phép tôi tiếp tục. Có nhiều hiện tượng Đức Mẹ Maria hiện ra với các trẻ thơ, như vậy có thật không?
-Vâng. Các trẻ thơ luôn mở rộng cho sự hiện diện của Thiên Chúa và Vương quốc của Ngài. Sự vô tội, khiêm nhường, đáng tin, sự nhậy cảm và tín thác cho phép họ cảm nghiệm mọi sự khác biệt và rõ ràng hơn người lớn. Chúng ta phải bảo vệ sự thanh sạch của họ và cho phép họ hãy cứ là trẻ thơ càng lâu càng tốt. Thế giới ngày nay ném họ vào xã hội đầy sự lợi dụng, kiêu căng, và đầy tích cách trần tục sớm quá, thì vẻ đẹp của họ bị hủy hoại và không bao giờ lấy lại được nữa.
Tôi biết nhiều trẻ thơ thấy Thiên thần, và tôi không bao giờ nghi ngờ chút nào. Chúa ban rất nhiều ơn cho các người nhỏ bé trong chúng ta. Đó cũng là lý do mà Đức Mẹ Maria ở Medjugorje bắt đầu các thông điệp của Mẹ tại đó với câu: “ Các con thân mến.” Mẹ muốn chúng ta hãy tỏ ra nhỏ bé trong tâm hồn để Chúa có thể ban cho ta thêm nhiều hồng ân và quà tặng.
Chương 26: Công Việc Và Tiền Bạc
Hỏi: Trong trận chiến giữa người giàu và người nghèo thì đề tài công việc thường được nhắc đến ở thời đại chúng ta, sự thiếu công việc để làm…Tôi muốn hỏi bà một số câu hỏi về công việc và tiền bạc. Bà có muốn nói về đề tài này không?
-Ngày nay, trận chiến lớn nhất là chiến tranh giữa các trẻ thơ vô tội và cấu trúc gia đình, thứ hai là trận chiến giữa người giàu và người nghèo. Nhóm Tam Điển ở đàng sau phong trào tạo ra tiền tệ quốc tế và chính quyền quốc tế, cái gọi là Trật Tự Thế Giới Mới và Kỷ Nguyên Mới. Chính quyền quốc tế sẽ có tất cả năng lực để phá hoại Giáo hội. Ngay cả trận chiến khủng khiếp ở Balkans vào lúc này (1993) đã được Tam Điểm ủng hộ. Đó là lý do tại sao Đức Mẹ Maria chọn việc hiện ra giữa nơi có chiến tranh như làng Medjugorje, Nam Tư vào khoảng hơn 10 năm trước đây,(1981) trước khi người ta có thể hiểu rằng chiến tranh sẽ bùng nổ như đã từng xẩy ra.
Ngân Hàng thế giới, Liên Hiệp Quốc, Hiệp Hội Âu Châu, và Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế đồng lượt vận chuyển, dù cho có nhiều hình thức, và KHÔNG làm việc cho lợi ích của thế giới. Đàng sau những nhóm này là hệ thống ngân hàng được điều hành bởi nhóm Tam Điểm và bởi đường dây các xã hội bí mật khác mà đại đa số quần chúng không hề biết một chút gì về các tổ chức này. Lòng tham lam và sự lo sợ nghèo túng cho phép họ giao ngân quỹ cho Satan để hắn âm mưu nghiền nát Giáo hội của Chúa và sau đó là chính Chúa, nhưng chúng đã thất bại. Sẽ có môt thời điểm mà Đức Mẹ Maria cùng các con cái của Mẹ sẽ chiến thắng, ngày nay mọi sự chưa hiện rõ như vậy, nhưng phải chờ đến giây phút cuối cùng.
Hỏi: Bà có nhắc đến sự tham lam của phương Tây trong nhiều trường hợp, và bà cũng nói đến việc Chúa sẽ bắt phương Tây đền tội cho các tội lỗi của họ. Như vậy trung tâm của sự tham lam, cũng là trung tâm của các ngân hàng đang tập trung lại, sẽ phải chịu nỗi thống khổ hơn những nơi có lối sống khiêm nhường, phải không ạ?
-Vâng, tôi nghĩ đúng như thế.
Hỏi: Vậy bà có nên khuyên người ta hãy rời bỏ các trung tâm có nhiều ngân hàng để đến những nơi có ngoại cảnh khiêm cung hơn không?
-Tôi khuyên mọi người nên trở lại với Chúa và với lời cầu nguyện. Chúa mong muốn chúng ta hãy khiêm nhường để Ngài có thể giúp đỡ chúng ta. Rồi trong lời cầu nguyện của họ, Chúa sẽ khuyên họ những gì cần phải làm.
Hỏi: Các người giàu có lối sống là luôn tích lũy thêm tài sản, như một nguyên tắc, họ chỉ tiêu xài những phần tiền lời. Rồi có nhiều người ngày nay sống bằng cách buôn bán tiền tệ hay các hình thức tiền tệ khác (thị trường chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu…) Vậy lối sống ấy và các hoạt động ấy có ở trong Thánh Ý Chúa không?
-Chắc chắn là không! Chúa muốn cho người giàu phải chia sẻ những gì mà họ có cho người nghèo, và làm việc thiện đối với người nghèo, chứ không ngồi hưởng thụ. Những nhóm người trên sẽ phải thích ứng trong những năm tới đây. Chúng ta cần cầu nguyện để Chúa Thánh Linh soi sáng họ càng sớm càng tốt.
Hỏi: Ngày nay, những ai nhìn thấy hệ thống ấy đều biết là không đến từ Chúa, vậy bà có đề nghị cho họ làm gì với ngân quỹ mà họ đã tích lũy, nếu họ muốn làm theo Thánh Ý Chúa?
-Làm việc từ thiện ngay bây giờ bởi vì tiền bạc của họ sẽ biến mất và sẽ không làm lợi cho ai cả!
Hỏi: Vậy tư tưởng phản Ki Tô có thật không?
-Có, Tôi sợ rằng có. Các thị nhân khác, ngoài các thị nhân ở làng Medjugorje, Nam Tư, có nói rằng kẻ Phản Ki Tô đang sinh sống ngày nay. Hắn sẽ xuất hiện như là một người nhà giàu, có nhiều sự quyến rũ và sẽ được xem như người chữa lành và làm phép lạ. Rất nhiều người ta sẽ lầm lạc mà đi theo hắn. Thật sự, hắn sẽ là hình ảnh biểu lộ mạnh mẽ nhất về Satan. Chúng ta hãy cầu nguyện không ngừng nghỉ để khỏi bị sai lầm và mắc lừa trò dối trá của Satan. Satan có nhiều tài năng nên hắn giả vờ và lừa gạt người ta dưới các hình thức nào làm thỏa mãn được sự kiêu căng của hắn.
Hỏi: Khi một người cho người khác mượn tiền thì có thể đòi tiền lời từ người mượn không?
-Theo Ý Chúa thì không. Chúng ta nên cho mượn vì lòng yêu người chứ không phải để làm giàu. Chúng ta chỉ có thể kiếm tiền bằng công việc của chính mình.
Hỏi: Bà nói rằng có một thời kỳ hoà bình sẽ đến với chúng ta, nhưng chỉ sau khi những biến cố lớn xẩy ra để nhân loại hoán cải. Vậy thời kỳ hoà bình ấy cò bao gồm sự tái phân chia tài sản không?
-Có, sẽ có giai đoạn ấy.
Hỏi: Bà nói rằng song song với biến cố lớn thì hệ thống tài chánh toàn cầu sẽ sụp đổ trước khi chúng ta có thể an hưởng thời kỳ hòa bình. Làm cách nào mà người ta có thể chuẩn bị cho hai sự thay đổi lớn lao như thế?
-Vâng, sẽ là những cuộc thay đổi rất lớn lao! Ngày nay, người ta cần trở lại với Chúa ngay và thánh hiến bản thân cho Chúa hoàn toàn. Nếu họ làm như thế thì những sự thay đổi đang chờ đợi chúng ta sẽ trở nên dễ dàng chịu đựng hơn.
Hỏi: Bà có nghe nói về các tổ chức của Giáo hội gọi là Opus Dei nơi mà một phần ơn Thiên Triệu của các thành viên là sự thánh hóa các công tác hàng ngày. Nếu bà đã biết về tổ chức này thì bà nghĩ điều ấy có tốt không và có đến từ Chúa không?
-Vâng, tôi biết tổ chức ấy, và điều này đến từ Chúa.
Hỏi: Nếu cho người khác mượn tiền mà đòi phân lời, thì việc mua bán mà trả tiền bằng thẻ tín dụng có tội không?
-Nếu ai đó cần mua thì không phải là tội, nhưng người cho mượn tiền nên nhìn thấy nhu cầu thật sự của người mượn với tình thương, chứ không phải để làm giàu.
Hỏi: Giáo hội ngày nay có dậy dỗ chúng ta về việc sử dụng đồng tiền một cách chính đáng và hợp luân lý không?
-Từ thuở ban đầu của Giáo hội đến nay, có rất nhiều Gíáo Hoàng nói về giá trị của công việc và lên án việc cho vay để ăn lời. Có rất ít lời giảng dậy cách sử dụng tiền. Đương kim Giáo hoàng sẽ giúp cho thế giới trở nên tốt lành nếu ngài viết một sắc lịnh về việc sử dụng tiền bạc.
Hỏi: Một câu hỏi cuối cùng về công việc. Các linh hồn có giúp đỡ gì cho bà với công việc hàng ngày của bà không?
-Có, họ có giúp cho tôi; nhưng chỉ có các công tác liên quan đến các linh hồn. Khi tôi cần một tờ giấy đặc biệt nào đó để viết xuống câu trả lời mà họ nói cho tôi nghe, thì tôi chỉ cần kéo một tờ giấy ra khỏi xấp giấy, và tôi thấy ngay tờ giấy mà tôi muốn. Họ giúp tôi để tôi giúp lại họ. Chỉ có thế thôi.
Blog Archive
Labels
- Archangles (4)
- Breviary (44)
- CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG (15)
- Dụ ngôn của Chúa (1)
- Film về Chúa (1)
- Hong An Thien Chua (13)
- Jesus Christ (9)
- linh hồn nơi luyện ngục (72)
- Lời chứng (42)
- Lyrics (1)
- Message (39)
- Mother of God (13)
- Nhà thờ (1)
- Niềm Tin Minh Hoạ (6)
- Phép lạ (21)
- Rosary (18)
- Saints (8)
- Songs (4)
- Thánh địa (1)
- The meaning (2)
- Tiên tri (1)
- Tiếng thì thầm (1)
- Truyện hay (8)