Pages

18/5/09

CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG(Chương V -4)

IV. THỜI Kỳ PHỤC HỒI

Đối với tất cả những trường hợp tật bệnh nói trên, thời kỳ phục hồi có một tầm quan trọng hàng đầu, bởi vì sự chữa lành tùy thuộc vào đó – dù là bệnh nội tâm hay bệnh thể lý. Khi Chúa đã can thiệp một cách lạ lùng và kỳ diệu, đương sự cần một thời kỳ phục hồi để khỏi rơi vào bệnh cũ. Đây là vài khía cạnh của sự phục hồi:

1. Đời sống Bí tích:

Đương sự đã được Chúa chữa lành, đặc biệt cần một sự bồi dưỡng mà Thiên Chúa ban cho qua các Bí tích. Chúng tôi nói đến đời sống Bí tích, bởi vì đây là sự sống, sự sống thần linh được thông qua các Bí tích. Người ta không thể nào bỏ qua, nếu muốn được chữa lành hoàn toàn.

2. Cầu nguyện:

Chính là tiếp xúc trực tiếp với nguồn của sức khoẻ. Tiếp xúc với Chúa quan trọng hơn truyền máu hay chuyền dưỡng khí cho bệnh nhân. Nếu cắt đứt tiếp xúc này, chúng ta liều mình mất đi cái gì còn quý hơn cả sức khoẻ phần xác hay phần hồn. Cầu nguyện là sự hiệp thông tình yêu.

3. Đọc Lời Chúa:

Lời Chúa tẩy sạch (Yn 15,3) và chữa lành:

“Không phải những cây cỏ hay thuốc xịt chữa lành họ, song chính Lời Chúa chữa lành tất cả mọi sự” (Kng 16,12).

Đọc Kinh Thánh và cầu nguyện với đức tin là phương thuốc hiệu nghiệm nhất, vì chính Lời đưa đến Sự Sống đời đời (Yn 6,69).

4. Cộng đoàn:

Nhiều khi người ta không hưởng được hoa quả của ơn chữa lành nội tâm, vì họ tự sống cô lập với cộng đoàn. Hơn nữa, chúng tôi có thể quả quyết: Thiên Chúa muốn tất cả, chứ không chỉ một số chi thể (tức cộng đoàn, Giáo Hội) của Con Ngài đều được lành mạnh.(*)

“Hai hành vi đặc trưng trong sứ vụ của Đức Yêsu Kitô là chữa bệnh và tha thứ. Ngài đã chữa nhiều bệnh tật, chứng tỏ lòng trắc ẩn lớn lao của Ngài trước các thống khổ của nhân loại, nhưng cũng còn có ý nghĩa nữa là trong Nước Thiên Chúa – tức là Thân Thể Đức Kitô – sẽ không còn bệnh tật, cũng như chẳng còn đau khổ nữa. Như thế, ngay từ đầu, sứ vụ của Đức Yêsu có ý nghĩa nhằm giải phóng con người khỏi những sự dữ mà họ phải chịu” (Dịch giả thêm).

Sự chữa lành đầy đủ chỉ xảy ra theo mức độ chúng ta sống mầu nhiệm Thân Thể của Đức Kitô: Thông điệp đức tin và lòng mến, trong sự cậy trông vào hồi chung cụên mãn.

5. Phục vụ:

Tất cả chúng ta đều đi tìm hạnh phúc, đó là lý do tại sao ta muốn được chữa lành. Nhưng sự chữa lành trọn vẹn chỉ tìm thấy trong các mối phúc của Chúa Kitô. Chúa Yêsu đã cho ta khuôn vàng thước ngọc để đạt hạnh phúc: “Cho thì vui hơn là lãnh nhận” (Cv 20,31). Theo mức độ từ bỏ mình để hiến thân phục vụ anh em, ta sẽ đạt được sự chữa lành trọn vẹn.

Khi Đức Yêsu giải thoát Maria Mađalêna khỏi bảy quỷ, bà đã có một thời gian phục hồi lâu dài, để được chữa lành trọn vẹn. Nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy Maria Mađalêna đã trải qua đủ 5 điểm vừa nêu trên.

(*) Mời đọc Thông điệp “Chúa và nguồn sinh khí” của Đức Giáo Chủ Yoan Phaolô II, số 35-37.

(*) Đức Giáo Chủ Yoan Phaolô II đã viết trong thông điệp “Sứ vụ Đấng cứu chuộc”, 1990, số 14.

CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG(CHƯƠNG VI)

CHƯƠNG VI: GIẢI THOÁT KHỎI TÀ MA

Có một lãnh vực vừa tế nhị lại vừa thực tế, đó là hoạt động của ma quỷ trên thế gian và trên con người.

Chúa Yêsu thường xuyên nói về điều đó. Chúng ta thấy Ngài ra công chiến đấu chống Satan, và các quyền lực của nó đang thống trịthế giới. Hơn thế, một trong những bằng chứng mà Đức Yêsu đưa ra, để nhận biết tính thiên sai của Ngài là việc xua trừ ma quỷ.

“Ví bằng Ta nhờ ngón tay (quyền phép) Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Nước Thiên Chúa đã đến trên các ngươi” (Lc 11,20).

Nhờ cái chết, Đức Yêsu đã thắng Đầu mục Tối tăm, và bởi sự Phục sinh, chúng ta đã được chuyển vào trong vương quốc của Tình Yêu Ngài.

Thánh Phêrô đã tóm lược (Cv 10,38) công cuộc thiên sai của Đức Yêsu trong 4 điểm:

· được xức dầu bằng Thánh Thần và bằng quyền năng,

· thi ân giáng phúc,

· chữa lành,

· giải thoát kẻ bịquỷ ma áp bức.

Chính trong bảng tóm kết này, chúng ta gặp thấy tác vụ giải thoát. Đó không phải là một tác vụ lẻ loi, nó gắn liền với toàn bộ việc rao truyền Tin Mừng. Chính những người đã lãnh được từ Thiên Chúa dầu thánh của Thánh Thần, họ sẽ thi hành tác vụ ấy nhân danh Chúa Yêsu. Không chỉ có việc trừ quỷ, nhưng còn là thi ân giáng phúc, càng nhiều đến mức tối đa càng tốt, tức là làm cho ơn cứu rỗi của cá nhân và cộng đoàn phát huy hiệu quả.

Các tông đồ đã được sai đi, để rao báo Tin Mừng và đuổi trừ ma quỷ (Mt 10,7-8), và họ đã trở về với niềm vui sướng, vì đã khuất phục được chúng (Lc 10,17).

Tuy nhiên, có những người cho rằng: từ những đoạn văn ấy mà kết luận là có ma quỷ và nó vẫn hoạt động, thì đó là trở về với những tư tưởng thời trung cổ, hoặc rơi vào khuynh hướng hiểu Kinh Thánh theo mặt chữ (fondamentalisme).

Không phải tôi thích rêu rao và làm cho người ta biết sự hiện hữu của Satan, nhưng vấn đề là thế giới phải biết và yêu mến Chúa Yêsu. Mà Satan là kẻ đại thù của Thiên Chúa, nó cản trở chúng ta gặp Chúa. Nếu không hay biết gì về những dối trá mà nó thường sử dụng, chúng ta sẽ không thể chống trả lại các mũi dùi tấn công của nó.

Đức Giáo Chủ Phaolô VI, trong diễn văn nổi tiếng ngày 15 tháng 11 năm 1972, đã nói: “Một trong những nhu cầu chính của Giáo Hội hôm nay, là cần có những phương thế phòng chống kẻ dữ, gọi là Ma quỷ. Sự dữ không chỉ là thiếu vắng một cái gì đó, song là một tác nhân cụ thể, một hữu thể sống động và thiêng liêng, hư đốn, gian tà, nó gây ra sự hư vong. Từ chối không chấp nhận thực tại ấy, là đi ngược lại các lời dạy của Thánh Kinh và các giáo huấn của Giáo Hội”.

Còn phải nhắc lại là Kinh Lạy Cha kết thúc bằng câu: “Nhưng cứu chúng con cho khỏi kẻ dữ”, phải hiểu là “cứu cho khỏi quỷ dữ”, chứ không chỉ hiểu “khỏi sự dữ” như người ta thường dịch (Mt 6,1).(*)

Cha Salvador Carrillo, tiến sĩ thần học, dẫn giải: “Satan đạt được một thắng lợi lớn, đó là làm cho ta không còn tin có nó nữa; như vậy, ta để cho nó tự do hoạt động. Trong Cựu Ước, ma quỷ hầu như không xuất hiện. Sau khi Chúa Yêsu đến, ảnh hưởng của nó giảm dần, chỉ còn xuất hiện một vài nơi trong rất ít bản văn. Nhưng trong sách Tin Mừng, đứng trước sự hiện diện cứu độ của Chúa Yêsu, hoạt động của nó mạnh mẽ và lộ liễu. Vậy có gì là lạ, nếu trong thời kỳ này, chúng ta đang chứng kiến sự biểu lộ quyền năng của Chúa Kitô, và các thế lực sự dữ lại vùng dậy, như đã xảy ra trong thời sứ vụ của Ngài?”

Chúng tôi xin nhấn mạnh sự kiện này: ta đừng tập trung chú ý vào hành động của quỷ ma, nó chỉ là triệu báo, tức là dấu hiệu báo rằng Chúa Yêsu đang hoạt động mạnh mẽ giữa chúng ta. Ngài đã đến để giải thoát ta khỏi quyền lực của Đầu mục thế gian này, và Ngài đã toàn thắng trên thập giá, Satan đã bại trận (x. Lc 10,18; Yn 12,31t; Kh 12,8); nhưng đôi khi nó phát điên, bởi vì nó đã bịxiềng lại. Chúa Yêsu đã đạp dập đầu kẻ thù.

Có những người khác lại rêu rao, đôi lúc còn phóng đại quyền lực và hoạt động của Satan, gán cho ma quỷ những gì xấu xa, hay bất cứ sự khó khăn nào mà họ gặp phải. Họ thấy đâu cũng là ma quỷ, và muốn trừ tà cho cả bệnh sổ mũi của họ. Thế là người ta lại rơi vào một thái cực ngược lại. Ta nên nhớ rằng: những kẻ thù của linh hồn còn có thế gian và xác thịt nữa. Satan thích hai chuyện: một là ta không biết gì về nó, hai là nghĩ nó quyền phép quá lớn…

Để hiểu đích xác, sau đây, ta xem ba hình thức hoạt động của ma quỷ ức chế (oppression) và ám ảnh là những chuyện thông thường hơn, còn quỷ ám thì hiếm họa.

I. ỨC CHẾ

Đó là sinh hoạt của Satan trên thân thể hay trên các sự vật, ví dụ: gây những tiếng động vào ban đêm, những vật dụng bịlay động, ánh sáng lập loè, lúc chớp lúc tắt, những tiếng nói, một số bệnh tật kỳ lạ mà y khoa không chẩn đoán được… Đó là những hoạt động bên ngoài.

Một hôm, một Giám Mục vùng Caribê gởi đến tôi cô em họ của ngài đang bịmột bệnh kỳ lạ. Chúng tôi đã cầu nguyện và Chúa đã giải thoát cô. Sau đó, cô đã mời tôi đến nhà, vì ở đó xảy ra những chuyện kỳ lạ. Tôi nói với cô là Đức Giám Mục, anh cô, có thể đến và làm phép nhà. Đức Giám Mục đã đến làm phép nhà. Thế là không còn vấn đề gì xảy ra nữa.

Mọi sự đều rất đơn giản, vì đối với Đức Yêsu, tất cả đều giản đơn. Phần ta thì phân biệt vấn đề dễ với vấn đề khó, nhưng đối với Đức Yêsu, mọi vấn đề đều dễ, nếu không, Ngài đã chẳng là Đức Chúa.

Tôi nhớ đến một trường hợp khác rất quan trọng. Một người tên là Julio Nunez, ông chỉ có thể bò đi bằng tứ chi như một con vật nhỏ, ông cũng được Chúa chữa lành trong một buổi họp cầu nguyện. Việc chữa lành gây tiếng vang lớn đến nỗi đi đến đâu, ông cũng phải làm chứng. Một hôm, có người đàn bà đến gặp ông và hỏi:

- Có phải ông là người bại liệt trước kia không?

- Phải, nhưng Chúa đã cho tôi đứng lên được.

Chúng tôi đã nhiều lần mời ông theo chúng tôi, để làm chứng trong những buổi tĩnh tâm về sự lành bệnh kỳ diệu ông đã được.

Một năm sau, cha sở xứ San Francisco de Macoris mời chúng tôi giảng tĩnh tâm đặc sủng. Tôi lại mời Julio Nunnez, với ý nghĩ rằng: chứng tá của ông sẽ có tác dụng mạnh mẽ hơn, bởi vì ông cũng thuộc xứ đạo ấy.

Khi tôi đến, đang lúc tìm hỏi thăm về ông, một bà lại gần tôi và nói với vẻ buồn rầu:

- Cha ơi, Julio ngã bệnh lại, bò bốn chân như trước!

- Từ bao giờ?

- Từ 5 ngày nay.

Tôi sai người đi kiếm ông. Rồi chúng tôi bắt đầu cầu nguyện bằng tiếng lạ, và như một tia chớp, mấy chữ “ma bệnh” loé lên trong trí tôi. Tôi liền lấy uy quyền nhân danh Chúa Yêsu mà nói:

- Hỡi ma bệnh, nhân danh Chúa Yêsu, ta truyền cho ngươi phải ra khỏi, và để con cái Thiên Chúa đây được tự do. Nhân Danh Chúa Yêsu, ta truyền cho ngươi phải ra và đến quỳ trước chân Ngài, để Ngài sai khiến ngươi, và ta cấm ngươi không được tái diễn vụ quấy nhiễu người này, là con cái Thiên Chúa, và trong người này không có gì thuộc về ngươi cả.

Julio rùng mình một cái và đơn giản đứng lên, bắt đầu bước đi.

Satan ức chế để ông không thể làm lời chứng về việc khỏi bệnh, nhưng Thiên Chúa khôn ngoan hơn, đã hồi phục cho Julio. Lời chứng của ông này mạnh gấp đôi: ơn được chữa bệnh và được giải thoát khỏi ức chế.

Trong việc cầu nguyện bằng tiếng lạ, Chúa đến trợ giúp sự yếu hèn của tôi, cho tôi một sự biện phân đặc sủng, để bảo vệ cho tôi biết việc gì đã xảy ra cho Julio. Ông bịmột “ma bệnh” làm khốn (NB: chữ “ma bệnh” lấy ở bản dịch của cha Yuse Thuấn). Điều nói trên có thể gây ngạc nhiên cho ai không đọc Tin Mừng, trong đó có ghi một trường hợp tương tự:

“Có một phụ nữ bịma nhập đã 18 năm, lưng bà còng xuống không thể ngẩng thẳng lên được… Đức Yêsu bảo bà ấy: ‘Này, bà được khỏi tật đó!’. Đoạn Ngài đặt tay trên bà, và ngay lúc đó, người bà đã thẳng lại và bà tôn vinh Thiên Chúa” (Lc 13,11-13).(*)

Trong sách Công vụ Tông đồ, ta thấy người ta đem đến cho các tông đồ những bệnh nhân, những người bịthần ô uế quấy phá, và họ đều được chữa lành (Cv 5,16).

II. ÁM ẢNH

Chúng tôi gọi ám ảnh là ảnh hưởng, hay tác động của ma quỷ trên tâm trí người ta. ức chế biểu lộ ra bên ngoài hay ở sự vật, còn ám ảnh biểu lộ bên trong.

Có những người bịquấy phá bởi những ám ảnh dâm dục ghê gớm, người khác bởi những ý nghĩ tự sát, muốn nói phạm thượng, tự hủy diệt, tự khinh miệt, hoặc ám ảnh bởi ý nghĩ không đáng được Thiên Chúa thứ tha, v.v… Trong những trường hợp ấy, nhiều khi căn nguyên không do thể lý hay tâm lý, nhưng bởi một ám ảnh làm cho họ mất tự do và mất nghịlực vượt thắng. Ám ảnh cũng giống như cơn cám dỗ, chỉ khác là nó thường xuyên chứ không mau qua. Thêm vào đó, nó có một sức mạnh và cường độ vượt hẳn khả năng loài người muốn thắng lướt nó.

Một hôm, ở Mexicô, người ta đưa đến cho tôi một người phụ nữ đã nhiều năm bịnhững đau khổ kỳ lạ. Chúng tôi đã cầu nguyện cho bà, và xin bà cùng đọc với chúng tôi kinh Lạy Cha; nhưng đến câu: “Xin Cha tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, thì bà không đọc được. Bà còn hận rất nặng, bởi có một kẻ nọ, vì muốn báo thù gia đình bà, đã ếm bùa ngải cho bà. Sau đó, bà bắt đầu đau đớn nhiều và bà căm thù người ấy. Đây không chỉ đơn giản là một sự hơn giận, nhưng là một nô lệ thật sự.

Chúng tôi cầu nguyện cho bà được giải thoát mà không xong. Lúc ấy, tôi sực nhớ đến đứa trẻ mà các môn đệ không thể giải thoát được khỏi Satan, nên đã đem đến Chúa Yêsu. Chúng tôi đến trước Mình Thánh Chúa và xin Chúa Yêsu giải thoát bà, nhờ Máu châu báu của Ngài. Chúa tức khắc giải thoát bà khỏi ma tà, bùa phép và khỏi lòng thù hận. Lần thứ nhất, sau một thời gian dài, bà có thể đọc trọn kinh Lạy Cha.

ở Cộng Hòa Đôminicana, một người đàn ông, tuy có gia đình và hai con còn nhỏ, song không thể bỏ tật xấu đàng điếm. Đó là một sự thèm muốn mạnh hơn sức ông, ông không thể cưỡng lại. Mọi cố gắng đều vô hiệu. Chúng tôi đã cầu nguyện xin cho ông được giải thoát, cũng chẳng hiệu quả; cho đến lúc tôi hiểu rằng: không những phải xua trừ thần ô uế, mà còn phải mời ông thống hối, và đến cùng Bí tích Hòa giải và Thánh Thể. Thế là ở đây, Chúa làm việc và ông được giải thoát khỏi cái ám ảnh kia.

ở Québec (Canada), có một nữ tu thấy hiện ra trong trí một hình ảnh rất phạm thượng khi chịlên rước lễ. Chịkhóc lóc và đau khổ nhiều. Chịngỏ cùng cha giải tội, thì được khuyên là hay cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria, hãm mình phạt xác, ăn chay đủ cả, nhưng vẫn không hết. Một hôm, một linh mục có đặc sủng ở Québec đến tu viện, và cầu nguyện cho chịđược giải thoát khỏi tà thần phạm thượng ấy. Chịđã được bình phục hoàn toàn, nhờ lời cầu nguyện của vị linh mục ấy.

Trong Tân Ước có nhiều loại tà ma, ta cần phải biết:

· Thần ô uế (rất thường gặp): Mt 12,43; Mc 1,23.26-27; 3,11; 5,3; 7,25; 8,13; Lc 4,33-36; 6,18; 8,29; 9,25-42; 11,24.

· Thần câm: Mc 9,17.

· Thần câm và điếc: Mc 9,25b.

· Các thần dữ: Lc 7,12; Cv 19,21.

· Ma tà, bóng ốp: Cv 16,16.

· Thần linh ác quái: Ep 6,12.

· Thần Khí lừa gạt: 1Tm 4,1.

1. Lời cầu giải thoát:

Chỉ thi hành tác vụ giải thoát được là nhờ Danh Đức Yêsu Kitô và nhờ quyền năng Ngài. Chính nhân danh Ngài mà chúng ta nguyện xin Cha, và kháng cự lại các cạm bẫy của kẻ thù. Chính nhờ quyền lực Ngài mà ta được giải thoát khỏi ức chế và ám ảnh.

Việc giải thoát ấy có hai khía cạnh:

¨ Cầu xin Cha, nhân danh Chúa Yêsu, để Người giải thoát đương sự khỏi tất cả những gì đang trói buộc họ trong sự nô lệ. Khía cạnh này đã rõ rệt và không cần phải hô hào.

¨ Truyền khiến cậy vào quyền lực của Chúa Kitô – Đấng đã hứa: “Nhân danh Ta, chúng sẽ trừ quỷ” (Mc 16,17). Đây không là một thỉnh cầu, nhưng là một mệnh lệnh, truyền phải để cho người bệnh được tự do và bình an. Uy quyền này ta thi hành nhân danh Chúa Yêsu Kitô. Lời truyền khiến đơn sơ và hiệu nghiệm nhất có trong Thánh Phaolô: “Nhân danh Đức Yêsu Kitô, ta truyền cho ngươi phải ra khỏi phụ nữ này” (Cv 16,18).

Có một số người trừ quỷ, nhưng không cấm nó trở lại, vì quên lời này của Tin Mừng:

“Khi Thần ô uế xuất khỏi một người, thì lang thang những nơi khô cháy, tìm chốn nghỉ ngơi mà tìm không ra…; nó có thể trở lại và đem theo nó bảy thần khác dư dằn hơn nó…” (Mt 12,43-45).

Phải ra lệnh cho nó không được trở lại.

Để thi hành lời cầu nguyện này, trước hết phải xin Chúa bảo vệ mình. Cũng như trong đêm Vượt Qua, thành cửa nhà của người Do Thái có bôi máu chiên vượt qua nên được che chở, không bịThần tru diệt sát hại; thì cũng vậy, Máu Chiên Thiên Chúa bao bọc ta, che chở ta và giải thoát ta khỏi mọi ảnh hưởng độc hại.

Tôi thường cầu nguyện như sau:

“Con nài van hãy đổ xuống trên con và trên những người ở đây, Máu của Chiên Thiên Chúa – Đấng khử trừ tội lỗi thế gian – để xin Máu đó tẩy rửa chúng con sạch mọi tội lỗi, và bảo vệ chúng con khỏi mọi ảnh hưởng của kẻ dữ”.

Tôi nhớ lại một trường hợp giải thoát, lúc đó, chúng tôi đã phạm phải những sai lầm, nhưng nó dạy chúng tôi nhiều bài học:

Không xin phù hộ trước, mà chúng tôi lại cầu xin ơn giải thoát cho một người. Trong nhóm cầu nguyện gồm độ hơn 39 người, chúng tôi đã cầu nguyện và truyền lệnh nhân danh Chúa Yêsu cho tà ma xuất ra. Người ấy đứng lên, được giải thoát; nhưng ngay lúc đó, một người khác biểu lộ những triệu chứng y hệt. Chúng tôi lại chuyển sang người thứ ba.

Ngoài việc không xin Chúa bảo vệ, chúng tôi còn học được bài học để đời:

· Trừ quỷ không đủ, còn phải cấm nó trở lại (Mc 9,25) và bắt nó đến dưới chân thập giá, để Chúa Kitô sai khiến nó.

· Lời nguyện xin ấy phải làm trong một cộng đoàn thu hẹp, trong một nơi riêng, không có những kẻ tò mò hay trẻ con.

· Nhóm ấy phải gồm toàn những người chín chắn và khôn ngoan, không bạ đâu cũng gọi là ma quỷ, nhưng biết biện phân đâu là ảnh hưởng và hiện diện của nó.

· Chúng ta sử dụng uy quyền trên bất cứ xiềng xích trói buộc nào và ta bẻ gãy chúng nhân danh Chúa Yêsu, cậy vì Máu châu báu và các Thương Tích vinh hiển.

Một khía cạnh quan trọng cuối cùng: chỉ xua đuổi bóng tối thôi thì không đủ, còn phải thắp ánh sáng Chúa Kitô lên. Nếu chúng ta rao truyền Tin Mừng cách đích thực, chúng ta có lẽ đã tránh khỏi nhiều trường hợp phải xin giải thoát; bởi vì khi Chúa Yêsu Kitô – Đấng mạnh hơn – đi đến đâu, Ngài sẽ đẩy kẻ yếu ra (Lc 11,22). Ánh sáng đẩy lui bóng tối (Yn 1,5).

Chỉ nên thi hành việc giải thoát đến nơi đến chốn, trong phạm vi một cuộc rao giảng Tin Mừng toàn diện. Trừ tà ma để mà trừ, thì chẳng có nghĩa lý gì. Đức Yêsu, trước tiên, sai các Tông đồ đi rao giảng Nước Thiên Chúa, chứ không để trừ quỷ. Trừ tà ma là một hậu quả của việc rao truyền Tin Mừng. Và cách chung, tôi từ chối cầu xin ơn giải thoát cho những người không đi vào tiến trình hoán cải.

2. Tự giải thoát:

Trong những trường hợp bịức chế và ám ảnh, chúng ta có thể cầu nguyện để xin ơn tự giải thoát, và đừng quên nắm giữ những điều mới nói trên.

Nhờ đức tin nhận được trong phép Thanh Tẩy, chúng ta thông phần vào sự toàn thắng của Chúa Kitô, và lãnh được từ Danh Ngài uy quyền trừ tà ma quấy phá ta, làm ta lo âu và cản trở ta. Cậy vào quyền lực của Chúa Kitô, đương sự tự tuyên bố mình được tự do, được giải thoát nhờ Máu Chúa Yêsu. Tùy trường hợp và tùy kết quả của việc biện phân đặc sủng, người ta có thể sử dụng lời nguyện sau đây:

“Tà linh… (tà tự sát, tà tự khinh, tà dâm dục, tà căm thù, tà sợ hãi, v.v…), ta truyền cho ngươi, nhân Danh Chúa Yêsu, phải ra khỏi ta, và đến dưới chân Chúa Yêsu, không được trở lại làm hại ta nữa!”

III. QUỶ ÁM

Việc bịquỷ ám ít khi xảy ra, và ta chỉ nên nghĩ đến nó sau cùng, khi đã thử hết mọi điều khác. Nó xảy ra có thể do trước đó có đương sự cố tình phó giao ý chí mình cho Satan, bán linh hồn cho ma quỷ, ký kết những giao kèo quỷ quái với máu mình, hoặc họ thuộc về những người đã bịcha mẹ hiến cho ma quỷ như bọn phù thủy thường làm. Sự nô lệ này rất khắc nghiệt, đến nỗi đương sự mất hết ý chí và khả năng tự giải phóng khỏi xiềng xích của nó. Một quyền lực cao hơn là điều cần thiết, và phải thực hiện qua lễ nghi trừ quỷ của Phụng vụ. Cuộc trừ quỷ chính thức này do Đức Giám Mục cử hạnh, hoặc do một linh mục được ủy nhiệm, để thi hành tác vụ này, kèm theo nhiều cầu nguyện và chay kiêng.

(*) Lưu ý: Bản dịch Tân Ước của cha Yuse Thuấn dịch rõ: “thoát khỏi quỷ dữ”; TOB cũng vậy, x. “Đọc Tin Mừng Matthêu”.

(*) Đức Yêsu vạch rõ bệnh này do ảnh hưởng ma quỷ ở vài câu sau đó: “Người con gái Abraham đây bịSatan cột trói đã 18 năm…”.

Goncbicho (người Đại Hàn), trong cuốn “Sống thành công” đã nói: “Satan là một thiên sứ (đã phản loạn mà thành quỷ), vì thế, Satan có quyền mạnh hơn con người; do vậy, Satan kiểm soát con người (bằng cách khống chế). Tuy nhiên, khi chúng ta tiếp nhận Chúa Yêsu – sự sống của Thiên Chúa – đến trong chúng ta và chúng ta trở nên cao hơn giới thiên sứ (thiên thần); vì thế, chúng ta có thể đuổi quỷ…, một người lớn đá một kẻ nhỏ hơn, thì kẻ nhỏ phải bỏ chạy… Vì thế, khi bạn nhân Danh Chúa Yêsu Kitô ra lệnh cho Satan: ‘Hãy cút đi!’, thì nó buộc phải theo luật Thiên Chúa mà ra đi. Bạn không phải là giới yếu đuối nữa, bạn đang có quyền năng lớn lao, vì sự sống đời đời ở trong bạn, và bạn có thể nhân danh Chúa mà trừ quỷ…

Bạn đang có quyền năng mà Đức Kitô đã ban cho chúng ta (x. lời hứa lớn trong Lc 10,19…). Trong lời hứa quý báu này, Đức Kitô đã ban cho chúng ta hai chữ kỳ diệu: Ta ban cho các ngươi ‘exousian’ – tiếng Hy Lạp tức là ‘uy quyền’. Uy quyền trên quyền lực của kẻ nghịch (Satan), uy quyền mạnh hơn quyền lực. Bà nội tôi 83 tuổi, nói về quyền lực thì thân thể bà rất yếu, nhưng bà có uy quyền khi bà bảo tôi: ‘Cháu ơi, lại đây!’, thì tôi lại; nếu bà bảo tôi: ‘Đi!’, tôi liền đi… Đức Kitô phán: ‘Ta ban cho các ngươi “exousian”, uy quyền, để các ngươi có thể giày đạp trên quyền lực “dunamis” của Satan’. Hãy sử dụng uy quyền của Chúa ban cho bạn…, dầu bạn cảm thấy mạnh mẽ hay không, dầu bạn cảm thấy diệu kỳ hay không diệu kỳ…! Satan có quyền, nhưng ta có uy quyền cao hơn… Mặc dầu chiếc xe hơi có năng lực mạnh mẽ hơn, song người cảnh sát có uy quyền hơn, khi ông giơ tay là xe phải dừng lại; khi ông ta hạ tay xuống, xe đó mới được đi… Vậy, đừng nói bạn không thể trừ quỷ!”

CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG (CHƯƠNG VII)

NHỮNG TRỢ GIÚP VIỆC CHỮA LÀNH - PHẦN I
CHƯƠNG VII
NHỮNG TRỢ GIÚP CHO VIỆC CHỮA LÀNH, PHẦN I

Một số tác giả, khi nêu những chướng ngại cản trở việc chữa lành, đã kê một danh sách những hành vi hay thái độ cản trở hoạt động của Chúa. Quan điểm ấy còn cần được bàn cãi, vì Đức Yêsu là vịChúa Tể có thể làm được cả những điều-không-thể, và không một sự gì có thể ngăn chặn hoạt động “cứu nhân độ thế” của Ngài. Ngài hoàn toàn tự do và quyền phép, có thể hoạt động với sự cộng tác hay không cộng tác của ta. Điều chắc chắn là Ngài chữa lành ta một cách nhưng không.

Chẳng hạn, người ta quả quyết rằng Chúa không chữa vì thấy không có lòng tin. Điều ấy có thể đúng phần nào (x. Mc 6,5-6). Nhưng tôi đã từng chứng kiến nhiều cuộc chữa lành nơi những người Hồi giáo, và nơi những người không có đức tin.

Thiên Chúa lớn hơn cả sự thiếu lòng tin của ta. Ta không thể bắt Chúa theo những qui luật ứng xử của ta. Đường lối của Người không giống của ta, song tốt hơn nhiều (Is 55,8).

Vì lý do đó, tôi thích nói về những phương thế, hoặc về những trợ giúp làm cho hoạt động của Thiên Chúa được dễ dàng hơn. Ân sủng của Thiên Chúa rất hữu hiệu, nhưng nếu được gieo trên một thửa đất đá vun xới, thì sẽ sinh hoa trái dồi dào hơn.

1. BẰNG CÁCH RAO GIẢNG TIN MỪNG

Điều tai hại nhất là rời tác vụ chữa lành ra khỏi toàn bộ công cuộc rao truyền Tin Mừng. Việc chữa lành, nếu bịtách rời và biệt lập khỏi việc rao báo minh bạch ơn cứu độ trong Đức Yêsu Kitô, sẽ dễ bịhiểu lầm.

Lời hứa của Chúa Yêsu là:

“Nhân Danh Ta, chúng con sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng lạ…, sẽ đặt tay cho kẻ liệt lào và họ sẽ được lành mạnh.”

Lời hứa ấy đi sau lệnh này:

“Hãy đi khắp nơi thiên hạ, rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo!” (Mc 16,14-16).

Rao truyền Tin Mừng là thiết lập sự cứu độ toàn diện cho con người, cứu độ cả xác hồn và trí khôn, nhờ Chúa Yêsu Kitô.

Chữa bệnh mà không loan báo Tin Mừng cứu độ là làm một công việc khập khiễng. Việc Thiên Chúa chữa lành thường nằm trong toàn bộ công cuộc rao truyền Tin Mừng, và qua phương thế ấy, chữa lành bệnh nhân – không chỉ chữa bệnh, mà còn phải công bố một sứ điệp. Hai việc ấy luôn đi đôi với nhau.

Câu cuối cùng của Tin Mừng Marcô như thế này:

“Họ ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng họ hoạt động và củng cố Lời bằng những phép lạ kèm theo.” (Mc 16,20).

Chính vì thế, tội không thích cầu nguyện cho bệnh nhân, nếu tôi không thể loan báo rằng: Chúa Yêsu đang sống, và nếu không thể đưa vài chứng từ chứng tỏ rằng: Tin Mừng là thực và ngày nay đang được sống.

Tôi làm chứng vô số phép lạ và việc chữa lành đã xảy ra, khi người ta loan báo Chúa Yêsu. Tôi không hiểu tại sao còn có những người ngạc nhiên và không chấp nhận phép lạ. Nhưng nếu Chúa Yêsu không giữ lời hứa của Ngài là chữa lành các bệnh nhân, khi chúng ta loan báo danh Ngài, thì đáng ngạc nhiên hơn.

Một hôm, đang bữa ăn, có người hỏi tôi một câu bất nhã:

- Thưa cha, cha có chắc là cha được ơn chữa bệnh không?

Tôi không thể trả lời ngay, và mọi người nhìn tôi chờ đợi… Cuối cùng, tôi nói:

- Tôi chắc một điều là tôi có sứ mệnh rao giảng Tin Mừng, và có các phép lạ và chữa lành đi kèm theo việc rao báo đó. Tôi, tôi chỉ rao giảng và cầu nguyện; còn Thiên Chúa, Ngài chữa bệnh. Với niềm tin như thế, chúng tôi đã hợp thành một ê-kíp làm việc rất tốt, và chúng tôi ăn ý nhau lắm.

Trong hội nghịQuébec năm 1974, người ta mời tôi giảng một khóa về các dấu lạ kèm theo việc rao giảng Tin Mừng. Phòng họp đông nghẹt với 2.000 thính giả. Nghe ngoài hành lang có nhiều tiếng ồn ào, tôi đi ra đóng cửa để dễ cầm trí hơn. Ngoài đó, có một bà ngồi xe lăn đã 5 năm rưỡi, tôi mời bà vào trong, nhưng bà trả lời:

- Tôi muốn lắm, nhưng người ta không cho đi vào, vì phòng đầy người, phần tôi không thể đi được.

Tôi đáp:

- Mời bà vào!

Rồi tôi đẩy xe cho bà. Tôi đóng cửa và bắt đầu diễn giảng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rao truyền Đức Yêsu đã sống lại, Ngài chữa lành và cứu vớt bất cứ ai. Tôi quen làm chứng về việc khỏi bệnh của tôi, và nói rằng Chúa chữa lành bởi vì Chúa yêu thương. Tôi nhấn mạnh sự quan trọng của việc làm chứng, về các việc kỳ diệu của Chúa trong đời ta. Một người đàn ông đứng lên nói:

- Tôi là một Kitô hữu và tin nơi Thiên Chúa. Như là một bác sĩ, tôi nghĩ: trước khi quả quyết là đã được hỏi bệnh, ta phải xét nghiệm y khoa để xác nhận, như người ta vẫn làm ở Lộ Đức.

Tôi đáp:

- Với tư cách là một bác sĩ, ông có quyền làm thế, nhưng khi có ai được ơn lành bệnh – như trường hợp tôi đây – họ không thể đợi các bác sĩ phán quyết rồi mới tạ ơn Chúa.

Ông lại biện bạch là chúng ta phải thận trọng, v.v…, và ông dùng những ngôn từ mà tôi không hiểu gì cả… Những lời l̃ẽ của ông lạnh như đá, rơi xuống trên cử tọa, và tôi không biết trả lời thế nào.

Đang khi ông bác sĩ nại vào sự khôn ngoan và thận trọng của mình, gây ra sự hoang mang trên cử tọa chúng tôi, thì bà ngồi trên xe lăn – mà chính tôi gới thiệu với cả hội trường lúc nãy – cảm nhận một sức mạnh xâm chiếm bà. Bà đứng lên và bắt đầu bước đi một mình trong phòng.

Từ 5 năm rưỡi nay, do một tai nạn xe cộ, bà đã bịbại liệt. Bác sĩ đã giải phẫu và cắt đi xương bánh chè, như thế, theo đúng y học, thì bà không còn có thể đi được. Nhưng Chúa đã cho bà đi được…, giữa tiếng vỗ tay vang rền và tiếng hoan hô, khâm phục của tất cả cử tọa. Người thì ràn rụa nước mắt, kẻ thì đến chúc mừng bà. Tên bà là Hélène Lacroix.

Bà lên máy vi âm và làm chứng trước mặt tất cả chúng tôi. Khi bà dứt lời, người ta vỗ tay tán thưởng. Tôi hỏi ông bác sĩ, để xem ông có nghĩ rằng cần xét nghiệm y khoa trước đã, hay là chúng tôi phải tạ ơn Thiên Chúa ngay. Ông ta liền quỳ xuống. Chính ông là người bịđánh động nhất. Ông cảm thấy buồn khổ và tủi hổ, vì phá bầu không khí của buổi họp. Tôi nói với ông:

- Đừng lo! Hôm nay, Thiên Chúa muốn làm một phép lạ lớn, và đã dùng ông để tỏ rõ sự vinh quang của Người. Người như muốn nói: “Cha Tardif không trả lời ông được, còn đây là câu trả lời của Ta!”

Đấy là việc chữa lành thể lý đầu tiên mà tôi thấy tận mắt, chính lúc rao truyền Tin Mừng.

2. BẰNG LÒNG TIN TRÔNG ĐỢI

Lòng tin cũng như một ống dẫn nước lớn, giúp nguồn nước cứu độ chảy tràn vào đời ta. Đức tin làm ta được thông hiệp với chính Thiên Chúa, và thông phần ơn cứu thoát toàn diện, mà được lành mạnh thể xác hay tâm hồn.

Tin là trông cậy, tín nhiệm vào Thiên Chúa, là phú mình không điều kiện trong tay Chúa, để mặc Chúa định liệu trên cuộc đời mình. Thế nghĩa là đức tin làm ta ngước nhìn lên Chúa Yêsu đã chết vì ta và đã sống lại. Những ai chỉ nhìn vào mình mà không nhìn lên Chúa, người ấy chỉ nghĩ đến sự khỏi bệnh của mình hơn là nhìn lên Đấng chữa bệnh.

Việc chính là tin vào Chúa Yêsu, chứ không phải vịn vào lòng tin của ta. Hành vi tin lớn nhất là tin rằng Thiên Chúa lớn hơn lòng tin nhỏ bé của ta, và Người không hề tùy thuộc chút gì ở ta.

Chúng tôi gọi: “Chờ đợi trong lòng tin” là sự xác tín và trông cậy rằng chúng ta có một Thiên Chúa hành động theo lời Người đã hứa; là biết rằng Người muốn chữa ta lành. Khi ta tin như thế, thì ta đang tải một đường dây điện cỡlớn, thay vì những dây nhỏ tí, ngõ hầu hoạt động của Thiên Chúa được vận chuyển qua một luồng điện cao thế mãnh liệt.

Cách chung, tôi không nhận cầu nguyện cho người bệnh, mà trước đó chưa khơi dậy đức tin của họ, bằng một vài lời chứng, để họ trông đợi và tín nhiệm vào Chúa – Đấng muốn chữa lành họ.

Một hôm, trong Thánh Lễ, tôi đồng tế với một Giám Mục. Bài giảng của Ngài là một viên ngọc, trình bày cách minh bạch giá trịcủa thập giá và đau khổ. Sau khi rước lễ, Ngài làm tôi ngạc nhiên, khi bảo tôi cầu nguyện cho bệnh nhân. Tôi trả lời:

- Thưa Đức Cha, bài giảng của Đức Cha về thập giá quá hay, đến nỗi bây giờ không còn ai muốn được khỏi bệnh. Nhưng nếu Đức Cha cho phép, con sẽ nói về quyền lực của thập giá và của việc chữa lành, như dấu chứng của tình yêu Thiên Chúa…

Chúa Yêsu đã hứa rằng ta sẽ được điều mà tin, tin là đã thành sự rồi (Mc 11,24):

“Ta bảo các ngươi: mọi điều các ngươi cầu nguyện, kêu xin, các ngươi hãy tin là được và các ngươi sẽ thấy thành sự”.

Sách Tin Mừng kể vô số người xin và được nhận lời, tìm và đã thấy, gõ và người ta mở cho. Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải đơn sơ trong lòng tin. Thế nào cũng có những người cầu nguyện thế này:

- Lạy Chúa, nếu đó là ý Chúa muốn, và nếu giúp ích cho việc thánh hóa và cho phần rỗi đời đời của con, thì xin Chúa chữa con.

Có những người đặt ra biết bao điều kiện, đến nỗi xem ra những điều kiện ấy bào chữa cho sự thiếu lòng tin của họ. Chúng ta phải là người nghèo khó, hoàn toàn tùy thuộc Cha mình. Một đứa con không bao giờ nói với mẹ:

- Má ơi, nếu thích hợp với con và nếu không làm hại gan và thận của con, thì xin má cho con ăn quả trứng!

Đứa trẻ cứ xin cách đơn sơ, còn người mẹ biết cái gì hợp hay không hợp cho nó. Chúng ta phải là những kẻ nghèo và khiêm tốn, và phải xin với niềm trông cậy là sẽ được.

Còn những người khác lại hạn chế quyền phép của Thiên Chúa bằng cách nói:

- Lạy Chúa, con bịbệnh tim, viêm họng và đau đầu gối, nhưng nếu Chúa chữa con bệnh tim thì đã đủ rồi.

Họ làm như Thiên Chúa không thể chữa hết các bệnh của họ được! Cầu nguyện như thế không đúng. Không được đặt giới hạn cho hoạt động của Thiên Chúa. Người rất hào phóng và ban ơn cho ta dồi dào. Nếu Người có thể ban Thánh Thần vô hạn lượng (Yn 3,34), thì Người cũng ban ơn Thánh Thần vô hạn định cho chúng ta. Chính Con yêu dấu của Người, Người còn ban, thì Người có tiếc gì những ơn huệ khác (Rm 8,32)! Khi Đức Giáo Chủ Lêô XIII mừng lễ Kim Khánh (50 năm làm Giám Mục), một Hồng Y muốn nịnh Ngài, nên nói:

- Chúng con xin Thiên Chúa cho Đức Thánh Cha 50 năm như thế nữa!

Đức Giáo Chủ đáp lại giọng châm biếm:

- Đừng hạn chế Chúa Quan Phòng chứ! Ngày 13-06-1975, tôi về thôn quê mừng lễ Thánh Antôn. Tôi giải tội, giảng, rồi nhanh chân ra khỏi phòng thánh, vì tôi còn phải ban phép Rửa tội và nhiều việc khác nữa. Một thiếu nữ đến gặp tôi, tay dắt bà mẹ, cô nói cách cương quyết:

- Thưa cha, cha hãy cầu nguyện cho mẹ con được lành!

Tôi bực mình đáp:

- Nhưng chẳng phải chúng ta vừa cầu nguyện chung cho mọi bệnh nhân đó ư?

Thế là, với lòng tin vững chắc như người đàn bà Syrô-Phênixi trong Tin Mừng, cô nói:

- Vì mẹ con điếc, nên không biết lúc ấy cha cầu nguyện cho bệnh nhân.

Tôi thấy động lòng thương những người đơn sơ và nghèo khổ ấy, tôi ra dấu bảo ngồi xuống và tôi cầu nguyện ngắn gọn như sau:

- Lạy Chúa, xin chữa lành bà này, xin Chúa làm lẹ lẹ, vì con còn nhiều việc phải làm.

Rồi cúi xuống, tôi hỏi:

- Bà bịđiếc từ bao giờ?

- Thưa từ 8 năm nay.

Tôi giật mình, vì thấy bà nghe được. Tôi hỏi bà nhỏ tiếng hơn nữa:

- Bà xem ra là một bà mẹ tốt.

Bà mỉm cười, quả thật bà đã nghe thấy tiếng tôi. Nhưng cái đáng ngạc nhiên nhất, là Chúa đã nghe lời cầu nguyện quá mộc mạc của tôi. Bà đã cảm thấy như có một luồng gió ào ào vào tai mà mở tai bà. Lúc ấy, tôi đã nghiệm ra được sự đúng đắn của lời Chúa đã phán qua miệng tiên tri Ysaia (65,24):

“Trước khi các ngươi kêu đến Ta, Ta đã đáp lời. Các ngươi còn đang nói, thì Ta đã nhận lời các ngươi.”

Với niềm xác tín của một người có lòng tin, tác giả Thánh Vịnh đã ca lên rằng:

“Khi lời tôi chưa thập thò đầu lưỡi, thế mà, lạy Yavê, Người đã biết hết!” (Tv 139,4).

Chính Đức Yêsu đã xác quyết:

“Cha các con biết rõ các con cần gì, trước khi các con xin Người” (Mt 6,8).

Lòng tin và sự chữa lành liên kết với nhau rất mật thiết, như bà Maria Têrêsa G. de Baez đã nói cách rất hay. Chính bà đã được Thiên Chúa chữa lành bệnh thấp khớp cấp tính như ta đã biết. Ơn chữa lành này đã giúp cho cả gia đình bà đến gần Chúa hơn. Bà nói như sau:

- Tôi không đủ lời lẽ diễn tả; vì hôm nay, tôi không phải chỉ cảm ơn Thiên Chúa đã chữa lành phần xác của tôi, mà còn vì một điều lớn hơn, tuyệt diệu hơn, đó là đức tin. Nhờ đó, Thiên Chúa đã trở thành lời ca ngợi của tôi, là viễn ảnh cho niềm mơ ước của tôi và là ánh sáng cho mắt tôi.

3. BẰNG HỐI CẢI

Việc hối cải trợ lực cho việc chữa lành thể lý cũng như nội tâm. Bệnh tật, nói chung, là hậu quả của tội lỗi. Nếu ta hối cải về tội lỗi và trở lại với Thiên Chúa, thì tất yếu những hậu quả của tội lỗi sẽ chấm dứt (x. 1Cor 11,30).

Phải nhìn nhận rằng: có những người đang sống trong tội lỗi mà vẫn được Chúa chữa lành, nhưng tôi cũng chứng kiến số đông hơn những người đã hối cải và nhận được ơn chữa lành. Tuy nhiên, con đường bình thường là con đường mà ta thấy ghi trong Tin Mừng:

Trước hết là chữa trịtội lỗi: Đức Yêsu nói cùng người bất toại:

“Tội của con đã được tha”,

rồi sau mới chữa lành thể xác:

“Hãy chỗi dậy, vác chõng mà đi!” (Mc 2,5-11).

Một thanh nữ 26 tuổi, tên là Altagracia Rosariô, bịđiếc đã 2 năm, mù từ nhiều tháng, thêm vào đó, bịthiếu máu trầm trọng làm cô không thể đi đứng, nằm liệt giường chờ chết.

Mẹ cô đưa cô đến buổi họp cầu nguyện thứ năm ở Pimentel năm 1975 (x. chương II, B). Khắp nơi đông nghẹt người là người, nên phải đặt cô nằm xuống đất. Cô gái đau khổ và đáng thương ấy đau đớn nhiều, mà chẳng biết những gì xảy ra chung quanh.

Hôm sau, cô hoàn toàn lành hết mọi bệnh: cô nghe và thấy rõ mọi sự. Nhưng, điều kỳ diệu nhất không phải là việc sáng mắt và mở tai, nhưng là Chúa ngự vào tim cô, giúp cô từ bỏ tội lỗi đã phạm nhiều năm trước đây. Sau đó, cô trở thành giáo lý viên, và làm chứng cho Chúa ở San Francisco de Macoris, nơi cô sinh trưởng.

Nhiều tháng sau khi khỏi bệnh, đang sung sướng với cuộc sống mới Chúa ban cho, cô ngã bệnh và sốt nặng. Ngày 18 tháng 11, cô vui vẻ nói với mẹ:

- Má ơi, con đã nghe thấy tiếng Chúa trong lòng con. Ngài nói hai hôm nữa, Ngài sẽ đến đem con về với Ngài.

Bà mẹ đáp:

- Con đừng nói vậy! Cơn sốt làm con nói sảng mà lại tưởng là tiếng Chúa. Đừng nói lại điều ấy, người ta sẽ cười cho!

Nhưng cô cứ lặp lại điều ấy với tất cả các giáo lý viên đến thăm cô. Quả đúng, ngày 20 tháng 11, cô qua đời trong sung sướng, hạnh phúc và ca hát líu lo. Đám tang của cô sốt sắng, cảm động giữa những tiếng hát hoan lạc và hy vọng.

Cô đã được chữa lành đủ mọi mặt: chẳng có sầu tang và nước mắt, chỉ có hạnh phúc và mừng vui, vì cô đã vĩnh viễn đi gặp Đấng cô yêu mến.

Bà Anette Giroux, 28 tuổi, mắc bệnh rung tay. Ba má bà đưa bà đến dự Thánh Lễ bế mạc Đại Hội ở Montréal, ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 1979. Vào lúc rước lễ, một linh mục đem Mình Thánh đến cho bà rước lễ, nhưng bà nói:

- Thưa cha, con không thể rước Chúa, vì con sống trong tội.

Đã 2 năm nay, bà sống không có phép Hôn phối với một người đàn ông. Chính lúc ấy, tại đó, bà đã quyết định thay đổi lối sống. Bà sám hối, đi xưng tội, rước lễ và liều sống theo đức tin.

Về tới nhà, bà nói với người đàn ông đang chung sống với bà:

- Từ hôm nay, đừng coi tôi như vợ anh nữa, trừ phi anh muốn cùng tôi đến nhà thờ làm phép Hôn Phối đàng hoàng. Ba hôm nữa, tôi sẽ trở về nhà cha mẹ tôi.

Bà lánh sang một phòng riêng, và hai hôm sau, lúc bà thức dậy thì thấy có luồng khí nóng ran khắp thân thể. Thế là bà đã được hoàn toàn khỏi bệnh.

Như thế, bà đã được lành bệnh, cả hồn lẫn xác, và đã trở về nhà cha mẹ. Hai tháng sau, lễ Hôn Phối của bà được cử hành, với sự tham dự của nhóm cầu nguyện đã được nghe lời chứng của bà, làm thế nào mà bà đã thống hối ăn năn, và sau đó đã được chữa khỏi bệnh.

Trong trường hợp chúng tôi sắp kể thì ngược lại: Marinô không đặt chân đến nhà thờ đã 10 năm, nhưng lại được chữa khỏi bệnh nghiện rượu, và lành cả bệnh loét bao tử ngay hôm mà bà mẹ anh, Dona Sara, làm chứng về việc anh được chữa lành bệnh nghiện rượu.

Vui mừng, anh trở về nhà. Anh muốn được rước lễ, song không thể được, vì hoàn cảnh rối vợ rối chồng: anh đã có vợ, mà lại đi sống với một người đàn bà khác, và có con cái với bà này. Trong tình cảnh ấy, phân rẽ đôi đàng là không thể được, mà trở về với bà vợ trước càng khó hơn; nhưng anh cảm thấy một cơn đói khát Chúa rất mạnh. Anh đã quyết định ngủ một phòng riêng, và trong suốt nhiều tháng, chỉ còn coi người đàn bà ấy như bạn. Thế là anh đã được rước lễ ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, và Chúa còn ban thêm cho anh đặc sủng quý báu để đi loan báo Tin Mừng. Anh theo tôi nhiều kỳ giảng tĩnh tâm trong xứ, nói chuyện với những người đã có gia đình, để động viên họ trung thành với Chúa trong đời sống hôn nhân.

Sau vài năm anh can đảm sống con đường khó khăn ấy, Đức Tổng Giám Mục đã nghiên cứu kỹ cuộc hôn nhân đầu tiên của anh, và đã thấy có một lý do đủ mạnh để tuyên bố hôn nhân ấy bất thành. Như thế, anh có thể làm phép Hôn Phối hoàn toàn hợp pháp tại nhà thờ, với người đàn bà mà anh đang chung sống. Chính Đức Tổng Giám Mục cử hành Thánh Lễ Hôn Phối. Các cặp vợ chồng đã nghe anh nói chuyện về sự trung tín trong hôn nhân, đã đến dự đông chật cả giáo đường.

Điều quan trọng chính là Chúa Yêsu muốn chữa lành chúng ta trọn vẹn: thân xác, tâm hồn và tinh thần. Khi thì việc chữa lành thể xác giúp ăn năn trở lại, khi khác thì ngược lại, sự thống hối giúp việc chữa lành thể xác.

4. BẰNG VIỆC THA THỨ

Chúng tôi thường chứng kiến cách thế mà việc tha thứ cho kẻ thù dẫn tới ơn được Chúa chữa lành. Lời nguyện Chúa dạy chúng ta đã nói rõ:

“Xin Cha tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6,12).

Nhiều đoạn Kinh Thánh khác cũng nói giống như vậy.

Đàng khác, khi Chúa Yêsu hứa nhận lời cầu nguyện và ban ơn cho ai cầu xin, thì hầu như luôn luôn tùy ở người ấy biết tha thứ hay không (Mt 18,21; Mc 11,25).

Nhiều người nghĩ rằng tha thứ là mất mát, song họ không biết rằng đó là được lợi, bởi vì nó giải thoát ta khỏi căm thù và hờn giận. Nó làm ta nên giống Chúa Yêsu – Đấng yêu thương kẻ thù và tha thứ cho họ –, đồng thời mở lòng ta đón nhận ơn tha thứ và ân sủng của Thiên Chúa. Lời chứng sau đây sẽ rõ:

“Một lần kia, tôi cảm thấy Chúa bảo tôi phải tha thứ cho một người đã làm hại tôi. Song vì tôi không sẵn sàng bỏ việc phục thù, nên tôi chống cự lại và đưa ra lời bào chữa này:

- Lạy Chúa, tại sao Chúa muốn con cầu nguyện cho người đó, bởi vì dẫu sao, Chúa rất từ nhân, sẽ chúc lành cho họ, dù cho con có xin hay không.

Và trong lòng tôi có tiếng trả lời rõ ràng thế này:

- Đồ ngu! Sao con không biết rằng: khi con cầu nguyện cho người ấy, thì kẻ được chữa lành trước hết là chính con?”

Tha thứ, chính là làm sống lại trong ta sự sống mới mà Đức Yêsu đem đến. Tha thứ và xin tha thứ, thì cũng giống như tia chớp báo một trận mưa làm đất nảy mầm. Lời chứng của anh Evaristo cho thấy rõ:

“Từ thời thơ ấu, giữa ba tôi và tôi đã có những vấn đề trầm trọng, khiến tôi phải bỏ nhà ra đi. Tôi cứ nghĩ là thời gian sẽ xóa đi những kỷ niệm cay đắng của thời thơ ấu, nhưng sự thực lại không như thế. Tôi sống với gánh kỷ niệm đau thương luôn đè nặng tim tôi.

“Thiên Chúa ban cho tôi được biết Canh Tân Đặc Sủng, nhờ đó giải phóng tôi khỏi những ràng buộc, ban một sức lực thúc đẩy đời sống đức tin của tôi. Dầu vậy, vẫn có một cái gì đó còn thiếu vắng nơi tôi. Tôi không có niềm vui hồn nhiên và bộc phát, mà tôi thấy nơi mọi người thuộc nhóm Canh Tân. Tôi cảm thấy đắng cay và chán ngán mọi sự.

“Thời gian cứ thế trôi qua, cho đến tháng 2 năm 1977, ba tôi lâm bệnh nặng. Tôi biết đấy là cơ hội cuối cùng để hòa giải với ông, nhưng tôi vẫn không có sức, không đủ can đảm để làm lành. Ngày 13 tháng 2, ba tôi hấp hối; còn tôi, tôi đang chiến đấu với bản thân, vì thấy không có sức tha thứ cho ông. Tôi chỉ biết cầu nguyện, và tôi nói với Chúa:

- Một mình con, con không thể…

“Một tiếng bên trong nói với tôi cách rõ ràng:

- Một mình con thì không thể, nhưng nhân Danh Thầy, con có thể. Đối với ai tin, mọi sự đều có thể.

“Gương mặt đang hấp hối của ba tôi trở nên rạng rỡ, hoặc cũng có thể chính tôi đã nhìn ông với đôi mắt mới, vì Chúa đã biến đổi tôi. Tôi thấy yêu ông với trái tim của Chúa Yêsu, và tôi ôm hôn ông với đôi tay của Chúa Yêsu.

“Từ ngày ấy, tôi bắt đầu xướng một bài ca mới cho Thiên Chúa chúng ta, một lời khen vui mừng kéo dài không ngừng suốt 7 năm. Chúa đã cho tôi thấy vinh quang và ân sủng của Ngài qua việc chữa lành nội tâm, nhờ việc tôi tha thứ. Bây giờ, tôi sống rất hạnh phúc, tôi vui sướng công bố lớn tiếng rằng: Chúa đã làm những sự kỳ diệu nơi tôi, và làm chứng rằng: tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi.”

Một lời chứng khác cũng rất đẹp, do Olga G. de Cabrera ở Guatemala:

“Trong suốt 10 năm, tôi phải chịu nhiều đau nhức nơi bàn chân và cánh tay, chúng trở nên dịdạng, tôi đã cầu cứu đến 15 ông bác sĩ, và một ông nói là tôi phải cưa chân trái.

“Ngày 1 tháng 5 năm 1976, tôi hoàn toàn bất toại, sẽ phải sống hết đời mình trên giường bệnh, và trên chiếc xe lăn mà tôi ghét cay ghét đắng. Được báo có một Thánh Lễ cầu cho bệnh nhân tại Sân Vận Động, tôi quyết định lăn xe đến dự.

“Người ta đặt tôi hàng đầu. Khi Đức Hồng Y Casariego vào, ngài dừng lại bên tôi, và cầm tay tôi, ngài nói:

- Chúa yêu thương con, hôm nay, Ngài sẽ chữa con.

“Đến lúc cầu nguyện chữa lành nội tâm, tôi khóc nhiều và thật lòng tha thứ cho tất cả những ai làm tôi đau khổ. Rồi khi cha Tardif cầu nguyện chữa lành thể xác, tôi cảm thấy như có một cái gì thúc đẩy và nói với tôi: “Hãy chỗi dậy mà đi!”. Tôi cảm thấy một sức nóng mãnh liệt và tôi run rẩy cả mình. Mắt tôi tràn lệ, tôi chỗi dậy và bắt đầu bước đi trước bàn thờ.”