Pages

18/5/09

CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG (end)

CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG
Tác giả: Lm Emiliano Tardif
Lm Phêrô Hoàng Minh Tuấn, CSsR chuyển dịch
MLCN chân thành cám ơn Lm Phêrô Hoàng Minh Tuấn đã cho phép phổ biến cuốn sách này để làm chứng rằng Chúa Giêsu đang sống và hoạt động giữa thế giới hôm nay.
CHƯƠNG IX

CHUYẾN ĐI SAU CÙNG

Tôi muốn kết thúc quyển sách này bằng một biến cố cuối cùng. Sau một loạt các cuộc tĩnh tâm ở Polynêsi, tôi lên phi cơ và buông mình xuống ghế, mong hưởng giây phút nghỉ ngơi. Đang khi phi cơ vượt lên cao khỏi các tầng mây có cảm tưởng gần đụng trời, tôi bắt đầu nghe một băng nhạc cassette của John Littleton đang ca rằng:

- Các cuộc hành trình của bạn chưa hết đâu! Các cuộc hành trình của bạn chưa hết đâu! Đó chỉ là mới bắt đầu…

Câu hát “chỉ là mới bắt đầu” đó đánh động tim tôi như một lời tiên tri, và tôi thưa lên lớn tiếng: “Amen!”. Người hành khách ngồi bên cạnh đang đọc báo, nhìn tôi qua cặp kính, tưởng chừng tôi là một chàng điên đang nói lảm nhảm…

Quả thật, cuộc hành trình của tôi đã bắt đầu cách đây 55 năm,(*) lúc tôi chào đời do tình thương vô biên, vĩnh cửu của Thiên Chúa. Giờ đây, tôi khởi sự cuộc hành trình trở về quê hương vĩnh hằng, về thành Yêrusalem thiên giới, nơi không còn tang tóc, khóc lóc, bệnh tật và sự chết (Kh 21,4). Mỗi ngày, tôi luôn tiến gần về nhà Cha đang rộng mở, ở đó, Chúa Yêsu nhân lành đã đến trước, để dọn chỗ cho tôi giữa Thần Thánh.

Tôi mơ tưởng đến một buổi sáng mà mình sẽ đến trước những cánh cửa bằng ngọc toàn khối, và những bức tường bằng ngọc thạch lưu ly. Tôi thấy mình lần bước giữa những phố xá bằng vàng ròng, bên một biển pha lê của thành Yêrusalem mới, dát bằng bích ngọc, lam ngọc và hoàng ngọc. Tôi sẽ tắm trong dòng nước sự sống, sáng loáng như bạc, từ ngai Chiên Con chảy ra, cánh rừng cây đang nẩy lộc đơm bông và kết trái 12 lần trong năm (x. Kh 21 và 22).

Cuộc hành trình đã bắt đầu, và không bao giờ đi trở lại. Như hươu nai khát nước nguồn, thì thân tôi càng khao khát và tim tôi càng reo vui, vì Thiên Chúa hằng sống.

Một cơn lốc xoáy cuốn hút tôi hướng về Yêrusalem trên cao, càng lúc càng mạnh. Nhưng một lý do duy nhất mà tôi lại muốn cuộc hành trình này kéo dài lâu hơn, đó là vì cái choáng váng, say sưa khiến tôi mơ ước điều tôi hằng trông mong.

Trong nháy mắt, khi tiếng loa vang ra, tôi sẽ được biết Ngài, diện đối diện. Ngài sẽ chiếm hữu tôi, tôi chiếm hữu Ngài, bên tường lũy Sion.

Một giấy mời cá nhân, in bằng máu Chúa Kitô, đã gửi mời tôi dự tiệc Hôn Lễ của Chiên Con. Vịhôn thê đã được trang điểm bằng mọi ân huệ và đặc sủng, và một triều thiên đính bằng tinh tú và mặt trời tô thêm vẻ kiều diễm. Áo cưới lấp lánh dệt đầy nhân đức, và mắt nàng rạng ngời ánh lửa của Đấng Phu Quân.

Trong những năm gần đây, tôi đã được chứng kiến những công trình do tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa chúng ta. Nếu công việc của Người vĩ đại như vậy, thì chính Người sẽ lớn lao thế nào nữa? Nếu những tia sáng của lòng thương xót Người đã chói lọi như thế, thì chính Người – Mặt Trời của Sự Sống – sẽ ra sao? Nếu trong niềm tin, người ta mù mờ nhận ra nét đan thanh của Người, thì Người sẽ như thế nào khi được chiêm ngưỡng sáng tỏ, không hề sai chạy?

Bởi thế, dù đi trên phi cơ hay trên lưng lừa, tôi luôn ca hát:
“Ôi sung sướng biết bao, khi người ta bảo tôi rằng:
Nào ta đi về nhà Chúa!
Và đây, chân tôi đã đặt trên thềm nhà Người, hỡi Yêrusalem!”
Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con muốn dâng lên Chúa những lời cuối cùng này:
Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ,
Biết cả khi con đứng con ngồi
Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa.
Đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét,
Mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả.
Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời
Thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết.
Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước,
Bàn tay của Ngài, Ngài đặt lên con.
Kỳ diệu thay, tri thức siêu phàm,
Quá cao vời, con chẳng sao vươn tới!
Đi mãi đâu cho thoát thần trí Ngài?
Lẩn nơi nào cho khuất được Thánh Nhan?
Con có lên trời, Chúa đang ngự đó,
Nằm dưới âm ty, vẫn gặp thấy Ngài.
Dù chắp cánh bay từ phía hừng đông xuất hiện,
Đến ở chân trời, góc biển phương tây,
Tại đó cũng tay Ngài đưa dẫn,
Cánh tay hùng mạnh giữ lấy con.
Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo.
Dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng,
Công trình Ngài xiết bao kỳ diệu!
Hồn con đây, Ngài biết rõ mười mươi.
Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì,
Khi con được thành hình trong nơi bí ẩn,
Được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu.
Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy
Mọi ngày đời được dành sẵn cho con
Đều thấy ghi trong sổ sách Ngài
Trước khi ngày đầu của đời con khởi sự.
Lạy Chúa, con thấy tư tưởng Ngài khó hiểu biết bao!
Tính chung lại, ôi nhiều vô kể!
Đếm sao nổi, vì nhiều hơn cát;
Dù có đếm xong, con vẫn ở với Ngài.
Lạy Chúa, xin dò xét để biết rõ lòng con,
Xin thử con cho biết những điều con cảm nghĩ.
Xin Ngài xem con có lạc vào đường gian ác
Thì dẫn con theo chính lộ ngàn đời.
(Tv 138)

(*) Năm 1983-84, lúc viết thư này và cũng là lúc quyển sách này xuất bản đầu tiên, với nguyên bản bằng tiếng Tây Ban Nha.

Mẹ khóc

HÌNH ẢNH ĐỨC MẸ CHẢY NƯỚC MẮT MÁU TẠI NAJU,ĐẠI HÀN

Trong buổi cầu nguyện suốt đêm ở Naju, Đại Hàn vào đêm 31 tháng 12
năm 2005, rạng ngày 1 tháng 1, năm 2006, Tượng Đức Mẹ lại chảy nước mắt máu lần đầu, kể từ năm 1992. Tức là sau 13 năm không chẩy nước mắt máu, nay Mẹ lại chẩy nước mắt máu lần nữa.

Từ ngày 30 tháng 6 năm 1985 đến 14 tháng 1 năm 1992, Mẹ đã khóc tổng cộng là đúng 700 ngày, qua thánh tượng Mẹ tại Naju, Đại Hàn. Sự kiện Mẹ lại khóc bằng nước mắt máu là dấu hiệu mạnh mẽ nói lên sự đau buồn vô biên của Mẹ bởi vì các con của Mẹ không chấp nhận thông điệp của Mẹ, không ăn năn thống hối vì các tội lỗi đã phạm, và không hoán cải cuộc sống.

Ngay lúc ấy, Đức Mẹ Maria hiện ra, với nước mắt máu. Sau khi khóc một hồi lâu, Mẹ che đôi mắt Mẹ với hai bàn tay, và Mẹ Maria phán như sau:

LỜI ĐỨC MẸ PHÁN:

“Hỡi các con thân yêu của Mẹ trên thế giới,

Hơn 20 năm qua, Mẹ đã tạo những con đường ngắn để đến Thiên Đàng, bằng cách ban cho các con nhiều dấu lạ và những phép lạ chưa từng xẩy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới cho Đức Giáo hoàng, các Giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ cùng toàn thể các con cái của Mẹ trên toàn thế giới. Mẹ đã lập đi, lập lại nhiều lần, qua những lời khẩn cầu, hy sinh và sự đau khổ cứu chuộc, được đong đầy bằng tình yêu, bởi linh hồn bé nhỏ được Mẹ chọn cho sứ mệnh vĩ đại.

Hơn nữa, rất nhiều con cái của Mẹ trên thế giới đang cố gắng theo ý riêng của mình với tư tưởng cái tôi của mình là trung tâm điểm và tự cho mình là công chính; vì thế, họ không thể tạo được sự hiệp nhất với người khác. Khi họ đang tặng niềm vui cho quỷ chia rẽ, thì làm sao mà Mẹ không đổ nước mắt máu được?

Hỡi các con trai và con gái đã được kêu gọi của Mẹ!

Xin các con hãy chùi nước mắt của Mẹ bằng cách hiệp nhất với linh hồn bé nhỏ mà Mẹ đã chọn lựa này, người con này đã luôn đáp lời kêu gọi bằng tiếng Amen với Chúa và với Mẹ, ngay cả khi ở giữa sự đau đớn trong lúc thi hành ơn gọi với sứ mạng vĩ đại.

-Các con sẽ không bị ném vào lò lửa cháy bừng trong Giờ Phán Xét, sau khi đã phí phạm thời gian vì có cuộc sống dâm ô, phóng đãng và đầy bất trắc. Các con sống nô lệ và tin theo các lời tiên tri giả và ảo ảnh, bởi vì các con không từ bỏ sự tò mò, nếu các con sống với tình yêu, và biến đời sống thành lời cầu nguyện mau chóng. Dù cho cuộc sống các con không toàn hảo, nhưng hãy can đảm dâng hiến tất cả đời sống của các con.


Hỡi các con yêu dấu đã được tuyển chọn! Các con không còn thì giờ để do dự hay trì hoãn. Hãy ăn năn thống hối tội lỗi của mình. Bây giờ là giờ quan trọng để chọn lựa các hạt giống tốt ra khỏi cỏ khô. Kẻ thù mưu mẹo đang cố gắng bằng mọi cách và đang hoạch định mọi trò xảo quyệt như là các lời tiên tri giả tạo đầy sự hấp dẫn, hoặc liên lạc với từng cá nhân, chuyển cho họ những lời tiên tri giả, làm cho linh hồn người ta nghèo hơn. Họ gây ra các lời nói giả dối và nói là các thông điệp của Mẹ, và gây bối rối cho giới giáo sĩ và các linh hồn vô tội, là những người được kêu gọi, để họ không thể phân biện điều gì thật và điều gì giả.

Như Mẹ đã nói từ trước, đừng bao giờ tự phụ tin rằng các tai họạ lớn lao xẩy ra trên bầu trời, trên mặt đất, hay nơi biển cả, động đất, sóng thần, mưa to bão lớn, tuyết rơi nặng hạt và lửa rừng, nạn đói và bịnh tật, chiến tranh và sát nhân, chống đối nhau và mâu thuẫn giữa các nước và các chủng tộc, gia đình ly tán và ám sát xẩy ra trong các thân nhân gần nhất, chỉ là thiên tai và các sự kiện tình cờ xẩy ra.


Nếu các con không cẩn thận nghe lời Me van nài với nước mắt và với lệ máu. Mẹ phải hét lên với tiếng nói của tình yêu cho đến khi cổ họng Mẹ bắt đầu chảy máu. Mẹ ban cho các con tình yêu bằng cách vắt chặt thân mình của Mẹ, và hoà giải với thế giới đầy những kiêu căng và chất độc hại, Thiên Chúa sẽ đáp lời một cách mạnh mẽ, và lửa của thiên tai sẽ bừng cháy với công lý, sẽ rơi xuống ở nhiều nơi. Do đó, để làm giảm cơn thịnh nộ của Chúa, các con hãy dâng lên lời cầu nguyện, sự hy sinh và việc đền tội, hãy trở nên các linh hồn nhỏ bé để đền tội cho những tội lỗi mà nhân loại đã xúc phạm đến một Thiên Chúa thánh thiện và cao cả.


Lời than thở và nước mắt của các con trong cơn bách hại khi mà các con làm cho người ta biết đến người Mẹ này, là Đấng Trung Gian ban ơn và Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, sẽ sớm trở nên niềm vui.Rồi những ai chống đối các con sẽ phải câm miệng và hối cải. Vì thế, các con đừng lo âu nhưng hãy can đảm tiến bước, đi theo Mẹ vơi nhân phẩm của những người được cứu rỗi và vượt qua giới hạn. (Thế giới và cái tôi)

Nhà thờ ở Hà nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội - số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm
Ngôi nhà thờ nằm gần với trung tâm thành phố nhất này được xây dựng trên khu đất vốn là nền của tòa tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long thời Lý (thế kỷ 11 - 12).
Nhà thờ lớn còn có tên là Nhà thờ Xanh Giô-dép) khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1887, sau hai năm xây dựng theo thiết kế mô phỏng kiểu kiến trúc Nhà thờ Ðức Bà ở Paris của Pháp. Ðây là nơi tiến hành các lễ trọng của Công giáo và thường tổ chức lễ rước Thánh Quan Thầy của giáo phận Hà Nội là Giu-se vào ngày 19/3 hàng năm.
Giới trẻ Hà thành thường đến đây cafe vào buổi sáng, thong thả ngắm nhìn thành phố vào ngày mới. Đêm về, quanh hiên khu nhà thờm đông đảo người qua lại sau một ngày chạy ngược chạy xuôi.


Nhà thờ Hàm Long - 21 phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm
Nhà thờ Hàm Long là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo La Mã, thuộc tổng giáo phận Hà Nội, Việt Nam. Là nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của giáo dân Hà Nội và là nhà thờ chính của giáo xứ Hàm Long.
Công trình do kiến trúc sư người Việt, Doctor Thân (quê ở Hạ Hồi, Thường Tín, Hà Tây) du học ở Pháp thiết kế. Nhà thờ hoàn thành tháng 12/1934, cao 17m. Trên các cột và bàn thờ được trang trí bằng các hoạ tiết dây thừng như kiểu dây áo dòng Phanxicô. Nhà thờ lấy thánh Antôn Pađôva làm quan thầy.

Nhà thờ Hàm Long với hai mặt tiền trông ra các phố Hàm Long, Ngô Thì Nhậm, được xem là một trong những nhà thờ đẹp nhất Hà Nội.


Nhà thờ Cửa Bắc - 56 Phan Ðình Phùng
Nhà thờ Cửa Bắc - một trong những nhà thờ đẹp nhất tại Hà Nội, ở 56 phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, xây dựng ở Cửa Bắc thành Thăng Long (nằm đối diện với thành Thăng Long) vào năm 1931-1932 (có nhiều tài liệu viết nhà nhờ được xây dựng năm 1927 dưới thời Pháp thuộc), do một linh mục - kiến trúc sư người Pháp tên là Đô-pô-lit (tên Việt gọi đó là Cố Hương) thiết kế theo kiểu hình chữ nhật (kiến trúc Ba-xi-la-va), kết hợp phong cách Á - Âu, không tuân theo quy tắc đối xứng, mà lệch với tháp chuông cao ở bên phải và cân bằng với mái vòm ở trung tâm.

Nhà thờ Cửa Bắc không chỉ là một địa chỉ tôn giáo mà còn là một công trình kiến trúc có nhiều nét độc đáo, tạo thêm điểm chấm phá trong không gian đô thị Hà Nội. Và những hàng cây sấu già chạy dọc theo hè phố có những chùm hoa trắng bé xíu giấu mình trong tán lá xanh mà tỏa ra những mùi hương đăng đắng mà nồng nàn... từng đi vào thơ, nhạc.

Nhà thờ Thịnh Liệt - Ngõ Giáp Bát
Hay còn gọi là nhà thờ Làng Tám . Gia tộc họ Bùi làng Thịnh Liệt, hay Họ Bùi Làng Sét, là một dòng họ nổi tiếng đã đóng góp nhiều nhân vật quan trọng cho các triều đại trong thời gian từ đầu thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20, cũng như nhiều văn hào, tác gia… của nền văn hóa Việt Nam trong 5 thế kỷ đó.

Nhà thờ của họ Bùi trong làng được vua Lê Hiển Tông phong một bức hoành phi có bốn chữ "Sơn Nam Vọng Tộc" để chỉ một dòng họ nhiều danh vọng của trấn Sơn Nam. Trấn Sơn Nam lúc đó bao gồm các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam và Hà Đông.

Nhà thờ Phùng Khoang - Thanh xuân
Nhà thờ ở làng Phùng Khoang, xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội, gần đường Hà Nội - Hà Đông, cách bờ hồ Hoàn Kiếm khoảng 10 km.
Không gian ở đây rất điển hình cho nông thôn thanh bình Việt Nam. Nhà thờ xây dựng năm 1910, cùng theo thiết kế của kiến trúc tân cổ điển Pháp. Nhà thờ có tương quan hài hoà giữa nhà xứ, nhà phòng với cảnh quan chung của ngôi đình, chùa Phùng Khoang và vườn cây quả.

Nhà thờ Sainte Marie - 37 Hai Bà Trưng
Tu viện Nữ Tu thánh Phaolô (nhà thờ Sainte Marie) Hà nội. Các nữ tu Dòng Phaolô có mặt phục vụ người nghèo ở Hà Nội từ năm 1883. Các chị đã mua đất lập tu viện và trường học ở số 37 Hai Bà Trưng ngày nay.

Nhà thờ Hàng Bột - 162 Tôn Ðức Thắng

Nhà thờ Nam Đồng - 178 Nguyễn Lương Bằng