Chiều thứ Ba, ngày 30-6-2009 vừa qua, chúng tôi được anh chị nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã cho đi chung xe đến nhà thờ Thánh Antôn (St. Anthony Church), số 710 E. Grand Avenue, thuộc thành phố El Segundo, cách Little Sàigòn khoảng 30 phút lái xe để chứng kiến một sự kiện nhiều người gọi là “phép lạ” do một người Philippines thực hiện.
Anh Cortez đang lặt những cánh hoa hồng cho vào tô nước
ảnh: Thái Đắc Nhã/Viễn Đông.
Trước khi đi, cô Thanh Hằng, phu nhân của anh Thái Đắc Nhã ghé tiệm hoa mua 5 bông Hồng Bạch mang theo. Vì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra, chúng tôi hỏi anh chị Nhã xem câu chuyện thế nào. Cô Thanh Hằng nói:
- Tụi tôi cũng mới nghe thôi, nên bữa nay lần đầu tiên lên coi thực hư ra sao, nghe họ nói: “Đức Mẹ sẽ hiện ra trên những cánh hoa Hồng mình mang theo, vì thế tôi mua năm bông Hồng, lát nữa cho mỗi người một bông”.
Anh Thái Đắc Nhã lái xe đưa 5 người chúng tôi tới nhà thờ Thánh Antôn vào lúc 6 giờ chiều. Thánh lễ cử hành lúc 7 giờ tối, còn quá sớm nên chúng tôi vào nhà thờ cầu nguyện ít phút, sau đó đi chụp hình vài chỗ trong và ngoài nhà thờ. Thánh đường Thánh Antôn rộng và đẹp, nhất là gian cung thánh.
Hơn 6 giờ, số giáo dân gồm nhiều sắc dân khác nhau bắt đầu kéo đến mỗi lúc một đông, trong đó chúng tôi thấy có mặt một số bác sĩ người Việt đang hành nghề tại Little Sàigòn cùng gia đình. Một người trông coi nhà thờ đưa một bức tượng Đức Mẹ Maria cao khoảng 60 centimet ra đặt trên một bàn nhỏ phủ khăn trắng, phía trước bàn thờ, ở phía tay phải bên cạnh bục đọc sách thánh. Ông cũng mang một số bình cắm hoa để sẵn dưới chân tượng Đức Mẹ cho mọi người cắm những bông hoa Hồng trắng của mình vào đó.
Cũng như anh Thái Đắc Nhã và cô Thanh Hằng, rất nhiều người mang hoa đến, chỉ trong khoảng 20 phút, hàng trăm bông Hồng trắng đã được cắm vào các chậu ngay ngắn dâng cho Đức Mẹ.
Đúng 7 giờ tối, một Linh mục và một Thầy Phó tế từ cuối thánh đường tiến lên cung thánh cử hành Thánh lễ. Khoảng 600 người có mặt trong nhà thờ tham dự Thánh lễ một cách sốt sắng.
Lễ xong, anh Carmelo Cortez, một giáo dân Philippines trạc 40 tuổi, ăn mặc đơn sơ bước ra trước bàn thờ, cúi mình trước Thánh Thể, sau đó anh ngỏ lời chào mọi người có mặt, và cho biết anh cảm thấy rất vui khi số người đến đây hôm nay quá sức đông đảo, đầy kín các hàng ghế trong thánh đường rộng lớn này. Anh kêu mời mọi người cùng anh cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ. Sau đó anh mang ra hai chai nước lọc, loại chai Aquafina hay Arrowhead 500 ml thường bán ở chợ, chưa khui. Anh Cortez trao cho Linh mục và Thầy Phó tế, mỗi người một chai và nói: “Xin Cha và Thầy khui ra, uống mỗi người một ít và xác nhận xem nước gì?”. Linh mục và Thầy Phó tế cùng mở nắp hai chai nước và uống như anh người Phi nói. Sau khi uống, hai vị này cười và nói với mọi người “Nước lọc, hoàn toàn không có mùi vị gì cả”.
Anh Cortez cầm xâu chuỗi cho một đầu vào trong chai nước, đầu kia anh cầm kéo lên kéo xuống vài ba lần (cả hai chai nước đều làm như nhau). Chúng tôi lại gần quan sát, thấy tay anh làm, miệng anh lâm râm cầu nguyện.. Sau đó anh cầm hai chai nước đổ vào một cái tô thủy tinh trong suốt để sẵn trước bàn thờ. Rất lạ lùng, nước đổi màu liền, từ trong vắt chuyển sang màu trắng đục như sữa. Anh Cortez xin Linh mục lấy một nhánh hoa Hồng nhúng vào nước đó rảy trên những đóa Hồng đang để trước tượng Đức Mẹ và rảy nước đó trên đầu mọi người. Linh mục làm như yêu cầu của anh Cortez. Một chuyện lạ thứ hai xảy ra, khi Linh mục rảy nước này lên, một mùi thơm hoa Hồng ngào ngạt tỏa ra khắp nhà thờ, ai cũng ngửi thấy, nhiều người trố mắt ngạc nhiên, lấy hai tay xoa lên đầu rồi ngửi mùi thơm trong tay có dính nước.
Sau khi Linh mục rảy nước trên đầu mọi người, cha về lại chỗ anh Cortez đứng. Anh nhờ hai ba người phụ đem tất cả những bông Hồng đang để trước tượng đó lên, lặt riêng từng cánh hoa bỏ vào cái tô thủy tinh lớn, còn những cành và lá đem bỏ đi. Sau đó anh cho mọi người biết, bây giờ là lúc sự huyền nhiệm xẩy ra. Mỗi người sẽ nhận một cánh Hồng do chính anh để vào ngực, ngay dưới cổ, người nhận hãy giữ lấy và sốt sắng cầu nguyện thì sẽ thấy ơn lạ. Anh Cortez đặt cánh hoa Hồng đầu tiên lên ngực Linh mục, sau đó đến thầy Phó tế, các người giúp lễ rồi mới đến giáo dân.
Mọi người trong nhà thờ chờ giây phút “linh thiêng” đến với mình nên theo thứ tự từng hàng ghế, sắp hàng đôi tiến lên cung thánh. Anh Cortez một tay lấy cánh Hồng đặt vào phía dưới cổ giáo dân, một tay để trên đầu họ cầu nguyện. Vừa ra khỏi vị trí đó vài bước, chưa kịp trở về ghế ngồi, nhiều người đã vội vã lấy cánh Hồng ra xem, và thật là huyền diệu, hầu như ai cũng nhận được một hình ảnh nằm trong cánh hoa Hồng của mình, có người thấy Đức Mẹ Sầu Bi, có người thấy trong cánh Hồng của mình có hình Thánh Gia Thất, hình Đức Mẹ Guadalupe, Đức Mẹ Lộ Đức, hình Chúa Giêsu trên Thập giá, hình Thánh Giuse.....
Chúng tôi thấy vị Linh mục đang giơ cánh Hồng của mình lên coi, liền lại gần nhìn xem hình gì. Cha chỉ cho chúng tôi xem hình Đức Mẹ Guadalupe rất rõ trên cánh hoa Hồng cha nhận được, và ngài cũng tỏ vẻ ngạc nhiên. Cô Thanh Hằng rất vui mừng khi nhận được hình Đức Mẹ ban ơn trên cánh Hồng của mình, còn anh Thái Đắc Nhã cho biết, lúc anh đứng sát cái tô thủy tinh đựng cánh Hoa Hồng, anh đã nhìn thấy hình Chúa trong một cánh hoa. Không biết nhiếp ảnh gia này nói thật hay nói đùa, chúng tôi không dám hỏi thêm. Người viết bài này nhận một cánh Hồng trong đó có hình Đức Mẹ chắp hai tay và đang cất giữ cẩn thận.
Sau đó chúng tôi xuống từng hàng ghế, xem phản ứng của mọi người thế nào. Hầu như ai cũng có hình, ai cũng trố mắt ngạc nhiên kinh ngạc. Có người tay cầm cánh hoa Hồng có hình Chúa hay Đức Mẹ mà run run cảm động. Chúng tôi đi khắp các hàng ghế và ghi nhận tất cả các hình ảnh đó nằm trong bảy, tám hình giống nhau, Nhiều người trước đây đã đi dự nên có kinh nghiệm, họ mang theo những hộp kính mỏng gần giống như hộp đựng dĩa CD, họ bỏ cánh hoa Hồng có in hình vào đó cho khỏi hư, rách và nhìn lại rõ nét hơn.
Sau khi đã phân phát hết các cánh hoa Hồng, mọi người đến trước bàn thờ Đức Mẹ sốt sắng lần chuỗi, cầu nguyện và hát Thánh ca trước khi ra về.
Về nhà, anh chị Tiến nhắc chúng tôi mở trang web www.memaria.org ra xem. Trong một bài viết trên web, chi Kim Hà phụ trách “Giờ Của Mẹ” trên Radio cũng đã một lần đi dự buổi như thế này tại tư gia và chị cũng đã viết bài chia sẻ cảm nghĩ của mình: “Đây là một câu chuyện rất lạ lùng và đáng ngạc nhiên. Nếu ta không nhìn tận mắt thì sẽ không bao giờ tin được. Cha cố Khấn rất ngạc nhiên và ai cũng kinh ngạc mà không thể tưởng tượng được những gì mà Chúa và Đức Mẹ làm qua tay một người đàn ông đơn sơ như anh Carmelo Cortez. Tạ Ơn Chúa và Đức Mẹ!”.
Bên dưới là những hình ảnh hiện rõ trên những cánh hoa hồng
ảnh: Thái Đắc Nhã/Viễn Đông
Cũng như chị Kim Hà, chúng tôi chỉ tường thuật theo những gì mắt thấy, tai nghe và luôn tuân theo sự hướng dẫn của Giáo Hội, không tự khẳng định đây là một phép lạ trước khi có phán quyết của Giáo Hội.
Pages
16/10/09
14/10/09
Ơn lạ Thánh Cả ban
1. Nhờ bà mẹ và các con cầu nguyện, con trai được cải hóa
Gần thành Granôpoli, nước Pháp, có một gia đình 5 người. Ông chồng chết sớm. Mẹ con làm ăn nuôi nhau. Bà mẹ có lòng đạo đức, luôn lấy lời nói gương sáng khuyên bảo các con, nhưng hai cô em thì ngoan, còn ông anh cả đi học xa ở Paris thì ôi thôi: phần xác thì ốm đau, phần hồn thì bê bối đủ điều, khô khan tội lỗi. Hắn không cầu nguyện, không dự lễ, mà khi thấy mẹ và các em cầu nguyện, hắn lại chê bai. Ba mẹ con hằng khuyên nhủ và kêu xin Chúa cải thiện hắn, nhưng vô ích, hắn cứng đầu hơn đá.
Mọi năm nhà này cứ tới tháng Ba là làm việc kính Thánh Cả Giuse. Năm ấy mẹ bảo hai con sốt sắng hơn để cầu nguyện cho người anh khô khan, tội lỗi được ơn cải thiện đời sống.
Hôm trước ngày mùng một, mẹ con trang hoàng bàn thờ Thánh Cả với hoa nến đẹp đẽ. Người anh đi đâu về thấy bàn thờ đã dọn thì hỏi: dọn làm gì? Mẹ trả lời:
- Mai là tháng Thánh Giuse, mẹ và các em có ý kính Người hơn mọi năm để cầu xin cho con được ơn ăn năn cải thiện trở về cùng Chúa, sốt sắng giữ đạo.
Con cả nghe vậy cười lớn và lắc đầu, tỏ vẻ khinh thường.
Ngày mùng một, hai, ba, khi mẹ và 2 em quì gối làm việc kính Thánh Cả, thì cậu con ngồi xa xa cười mẹ và các em mê tín dị đoan.
Nhưng từ ngày 7,8 trở đi, nó không cười nhạo nữa, nhưng ngồi yên lặng coi bộ suy tư lắm. Đến ngày mùng 10, hắn làm dấu Thánh giá và thỉnh thoảng gặt nước mắt trộm vụng kẻo có ai thấy và thở dài kêu thầm: Lạy Ông Thánh Giuse, xin thương linh hồn tôi.
Đến ngày 15, nó đến thú thật với mẹ rằng: Từ khi con bỏ Đức Chúa Trời, con bối rối lo âu luôn luôn. Nhờ dịp này, con quyết ăn năn cải thiện đời sống, xin mẹ cùng 2 em cầu nguyện để con được ơn cải thiện thật lòng.
Anh ta cầu nguyện và xét mình vài ba ngày, rồi đi tìm linh mục xưng tội rước lễ sốt sắng.
Từ ngày ấy trở đi, anh ta sống đạo rất tốt, làm gương cho các em và làm mẹ vui lòng lắm.
Sau 3 năm, anh ta mắc bệnh nặng, và được chết lành êm ái trong tay Thánh Cả Giuse Bổn mạng của anh ta.
2. Người nghèo bình an hạnh phúc chết lành/ Cứu khỏi dịch thương hàn/linh mục
Trong một tỉnh bên Pháp, phải dịch thương hàn chết nhiều người, nhất là người nghèo. Trong tỉnh này có một linh mục nhân đức, hay đi thăm kẻ đau yếu nặng.
Một hôm, linh mục vào trong căn nhà nhỏ, tồi tàn, thấy một ông già gần chết nằm trên ổ rơm. Nhà không còn đồ gì cả, vì ông đã bán hết để lấy tiền mua thuốc, chỉ còn cái rìu cái cưa treo ở tường là đồ thợ mộc của ông.
Linh mục khuyên ông chịu khổ vì Chúa để dọn mình ra khỏi nơi thế gian tội lỗi, mà vào nước thiên đàng vui vẻ vô cùng.
Nhưng ông già nói: ông không khổ, không buồn, vì từ nhỏ ông đã chọn thánh Giuse làm gương mẫu, làm người cầu bầu, nhờ ơn thánh cả, ông được vui lòng luôn, hạnh phúc trong cảnh nghèo khó, không buồn giận ai, chịu khó làm thợ mộc…
Từ hôm đó, ông già liệt còn sống thêm một tuần nữa, và được chết lành trong tay thánh Giuse là quan thầy những kẻ hấp hối.
3. Hai tu sĩ khỏi đắm tầu
Xưa có 2 thầy dòng thánh Phanxicô khó khăn vượt biển đến ngang xứ Frandria, thì gặp bão biển, tầu vỡ ra tan nát. 300 người trong tầu chìm xuống chết đuối cả, còn 2 thầy dòng may vớ được tấm ván, thì bám lấy, nổi lênh đênh trên mặt nước 3 ngày 3 đêm. Sóng giữa biển hằng giùa đi giùa lại, đưa lên đưa xuống luôn mãi, biết 2 thầy dòng ấy kinh khiếp sợ hãi cùng cheo leo liều mình chết là thế nào?
Nhưng 2 thầy ấy không ngã lòng, mà trông cậy vững vàng, cùng sốt sắng kêu van ông thánh Giuse, xin Người cứu chữa mình.
Hai thầy dòng chẳng trông cậy uổng công, vì đến ngày thứ 3, khi 2 thầy đã mệt nhọc hết sức, thì thấy một cụ già uy nghi tốt lành hiện ra trên đầu ván, yên ủi cho khỏi sợ hãi, lại lấy tay mình đẩy tấm ván vào bãi cát mà nói rằng:
- Ta là ông thánh Giuse, vì chúng con có lòng kính mến tôn kính ta, thì ta nghe lời chúng con cầu xin. Vậy từ nay chúng con phải năng suy ngắm 7 sự đau đớn cùng vui mừng của ta, thì chúng con sẽ được nhiều ơn lành.
Nói bấy nhiêu lời xong, thánh cả Giuse liền biến đi.
Hai thầy dòng quì gối xuống bãi cát ngợi khen, tạ ơn Thánh Cả Giuse hết lòng, rồi về nhà kể lại sự tích lạ này cho cả nhà Dòng nghe.
4. Thiếu nữ bệnh gần chết được cứu
Làng Montignac nước Pháp, có một thiếu nữ phải bệnh gì đó 2 năm rưỡi. Bệnh kì lạ, khi ăn uống gì vào liền ói ra ngay, dù là một hớp nước lã, cũng không giữ được. Cô gầy yếu đến nỗi, không ngồi lên, không đi lại được, đêm ngày chỉ nằm bằn bặt một chiều.
Cha mẹ cô mời nhiều thày thuốc nổi tiếng, họ cho cô uống nhiều thuốc lắm, nhưng bệnh cô không giảm, lại càng gia tăng. Cô Maria nằm chờ chết, vì cô quá yếu nhược.
Nhưng lúc gần chết, cô sực nhớ đến thánh Cả Giuse, là Đấng thương giúp kẻ yếu liệt và hòng chết, nên cô thiết tha cầu xin Người thưung cứu cô. Cô khấn rằng: Lạy Thánh Giuse là Đấng hay thương kẻ bệnh nặng không thuốc chữa, nếu Người cho con được khỏi bệnh này, con xin khấn dâng một lễ kính Người nơi bàn thờ, chính ngày dâng lễ, con sẽ xưng tội, rước lễ tạ ơn Người.
Cô khấn xong, thấy trong mình bắt đầu chuyển bệnh, sau ba ngày, cô được khỏi hẳn, chẳng khác gì cô chưa bị bệnh bao giờ.
Để chứng minh cho mọi người biết quyền phép Thánh Cả Giuse, những người chức việc trong làng Mongtinhac đã kí giấy làm chứng ngày 10/11/1870 rằng cô Maria đã đươc'c khỏi bệnh nhờ sự bầu cử caủ Thánh Cả Giuse quyền thế.
5. Thánh Phanxicô Salesiô lập Dòng tu
Đừng kể rất thánh Ðức Mẹ , thì thánh Phanxicô de Sale giám mục không kính mến thánh nào hơn Thánh Cả Giuse . Người ăn chay trước lễ kính thánh Cả, và chính lễ thì làm lễ trọng cùng giảng để ngợi khen thánh cả là bạn Ðức Mẹ đồng trinh, cha nuôi Chúa Giêsu , là gương khiêm nhường, trong sạch, vâng ý Thiên Chúa . Thánh giám mục nói: vì Thánh Cả Giuse có nhân đức và lòng ngay thật, nên Thiên Chúa đã chọn Người làm bạn Ðức Mẹ và cha nuôi Chúa Giêsu , trao phó 2 mẹ con cho Người trông coi.
Khi thánh giám mục này lập dòng Thăm viếng, người chọn Thánh Cả Giuse làm quan thầy dòng, khuyên những ai vào dòng phải nhận Thánh Cả Giuse làm cha, làm quan thầy và phải kính mến Người cách riêng. Người còn xây một nhà thờ kính Thánh Cả Giuse , dâng cho Người cuốn sách viết về "Dẫn đàng kính mến Chúa".
Ta nên noi gương thánh giám mục Phanxicô mà trông cậy kính mến Thánh Cả Giuse hết lòng và khuyên người ta kính mến trông cậy Người nữa. Điều này rất đẹp lòng Ðức Mẹ và Chúa Giêsu .
6. Cứu bà kia khỏi tội phạm thánh, ngại xưng tội
Trong sách Tháng Thánh Giuse do linh mục Barri chép, có kể chuyện sau:
Một bà đạo đức kia đã khấn giữ mình đồng trinh trọn đời, không lập gia đình. Bà đã giữ được nhiều năm. Chẳng may bà ấy bị ma quỉ cám dỗ mạnh lắm, nên đã thua và phạm tội. Bà ấy đi xưng tội ngay, nhưng khi xưng tội thì ngại ngùng xấu hổ, chẳng dám xưng tội ra.
Xưng tội xong, bà ấy áy náy mất bình an trong lòng, từ đó đâm buồn bã, sầu khổ.
Ít lâu sau, bà ấy lại đi xưng tội, và quyết tâm xưng tội cách thành thật cùng cha giải tội. Nhưng lần này bà lại xấu hổ mà giấu tội. Bà đã làm hư Bí tích Giải tội cùng Bí tích Mình Thánh đôi ba lần.
Sau cùng, vì bối rối lo âu quá sức, bà ấy chạy đến cùng Thánh Cả Giuse, cầu nguyện, kêu van Người ban sức mạnh cho mình thắng chước cám dỗ ma quỉ, cùng tính xấu hổcủa mình. Bà ấy lấy lòng sốt sắng làm tuần chín ngày kính Thánh Cả Giuse. Đến ngày cuối cùng, bà ấy thấy tâm hồn thay đổi, có sức mạnh để đi xưng tội mà chẳng còn sợ xấu hổ như trước, nên đã ăn năn tội cách chân thành và xưng tội cách dễ dàng không giấu giếm. Xưng tội xong bà được bình an, vui vẻ, sung sướng không còn lo âu như trước.
Bà ấy hết lòng tạ ơn Thánh Cả Giuse đã giúp mình. Từ ngày ấy cho tới chết, bà chẳng bỏ qua ngày nào mà chẳng làm việc lành kính Thánh Cả. Bà ấy đeo ảnh Thánh Cả trong mình ngày đêm.
Chính bà ấy đã kể chuyện này cho linh mục Barri và xin người chép vào sách để mọi người biết mà thêm lòng tin cậy kính mến Thánh Cả hơn.
7. Đón tiếp người nghèo được cứu rỗi
Trong nước Tâybanha, ở thành Valentia, có một người làm nghề buôn bán, người này có lòng sốt sáng kính mến Ðức Mẹ và ông thánh Giuse lắm. Ông ta nhớ lời Chúa Giêsu đã phán trong sách Kinh thánh rằng:"Ai cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ trần mặc...vì lòng kính mến Ta, Ta sẽ trả công cho như đã làm việc ấy giúp Ta vậy". Mỗi năm, khi đến lễ Giáng sinh, ông ta quen đãi cơm cho 3 người nghèo khó trong nhà ông: một ông già, một người mẹ ẵm con trẻ. Khi đã cho 3 người ấy ăn uống, cho áo mặc, cùng cho tiền nữa. Ông ấy làm như thiết đãi 3 đấng trong gia đình Thánh gia xưa.
Ông ta sống đến tuổi già mới chết. Khi gia đình họ hàng cầu cho ông ấy, thì ông ấy hiện về nói rằng:"Khi tôi gần chết, tôi thấy 3 đấng trong nhà Thánh gia hiện đến dạy tôi rằng:"Khi còn khỏe, con quen rước kẻ khó nghèo vào nhà con mà thiết đãi họ, có ý thiết đãi chúng ta, hôm nay chúng ta xuống rước con vào nhà chúng ta ở trên trời. Nói xong bấy nhiêu lời, tôi thấy 3 đấng rước tôi về thiên đàng, nên tôi đã được rỗi linh hồn rồi". Cám ơn mọi người đã cầu nguyện cho tôi.
8. Bị cám dỗ lỗi đức trong sạch, sao không cầu Thánh Giuse
Trong Sử ký Dòng Đức Mẹ Carmelô, có kể chuyện thầy dòng kia nhân đức lắm. Thầy hay bị cám dỗ về đức khiết tịnh. Khi thầy bị cám dỗ phạm tội xác thịt, thầy chống trả rất mạnh và cầu nguyện tha thiết, nhưng ma quỉ không chịu thua, cứ bày những hình ảnh xấu xa suốt đêm dài. Thầy chiến đấu tới gần sáng mới hết bị cám dỗ. Thầy liền tạ ơn Chúa đã thương mình.
Hôm sau, thầy cùng Bề trên dòng có việc đi sang tỉnh khác. Khi đi đường, 2 vị gặp một cụ già râu tóc trắng đẹp, cụ già hỏi chuyện thầy dòng:
- Sao đêm hôm qua, thầy bị cám dỗ phạm tội điều răn thứ sáu mà thầy không cầu cùng thánh Cả Giuse.
Thầy dòng ngạc nhiên không hiểu sao cụ già biết chuyện kín của mình, đang tính hỏi vài lời, nhưng bỗng cụ già biến mất.
Thầy dòng liền hiểu ngay chính Thánh Cả Giuse đã đến dạy cho thầy bài học tốt. Về sau, thầy luôn cầu cùng Thánh Cả mỗi khi bị cám dỗ, và thầy đã thắng cách dễ dàng.
9. Nhờ ảnh Thánh Giuse, thiếu niên 12 tuổi được ơn trở lại
Năm 1866, tại nước Pháp, có một thiếu niên 12 tuổi, phải bệnh thổ huyết, đã gần chết mà không chịu xưng tội. Bà mẹ đạo đức thiết tha cầu nguyện cho con, bà xin Chúa cho con được khỏi bệnh, nhất là cho con được ơn trở lại cùng Chúa. Bệnh của con càng nặng, càng thấy con gần chết, mẹ càng lo lắng tha thiết cầu khấn cho con. Khi thì bà khuyên nhủ con, khi thì bà nhờ người khác cầu nguyện cho, nhưng đứa con dù còn trẻ, cũng cứng lòng, chai đá, nhất định từ chối không chịu trở lại lo việc linh hồn, không muốn xưng tội, rước lễ gì cả.
Bà mẹ đau khổ vô ngần, nhưng không nản chí. Bấy giờ là tháng Ba, thánh kính Thánh Cả Giuse. Bà nảy ra ý tưởng lấy mẫu ảnh Thánh Giuse để dưới gối của con. Hai ngày sau, thấy con gần chết, bà lại lấy ảnh để vào tay nó. Khi trông thấy ảnh, nó quay mặt đi nơi khác, nhưng một lúc sau, khi thấy vắng người thì nó hôn mẫu ảnh.
Lúc ấy bà mẹ ở ngoài vào, thấy vậy liền nói:
- Con hãy vững lòng trông cậy Chúa, là Đấng nhân từ vô cùng, Người sẽ tha tội cho con.
- Nó trả lời: Tội lỗi con nhiều và nặng nề lắm chẳng Chúa nào tha cho đâu.
- Mẹ nó tiếp: Ảnh Thánh Giuse đấy, con hãy cầu cùng người, Người sẽ phù hộ con trước mặt Chúa.
Lúc ấy nó kêu lên rằng: Lạy Thánh Giuse là Bạn Đức Mẹ, là Cha Chúa Giêsu, xin cầu cho con.
Hắn kêu 2,3 lần, liền được ơn Chúa. Trước hắn chẳng muốn lo việc linh hồn, xưng tội rước lễ, chẳng muốn nghe ai khuyên nhủ, hắn thất vọng hoàn toàn, bây giờ hắn ăn năn sám hối, khóc lóc, kêu xin cho được dọn mình về đời sau.
Hắn đã được xưng tội, rước lễ sốt sắng. Ngày hôm sau hắn qua đời tốt lành, vào chính ngày lễ kính Thánh Cả Giuse.
10. Người rối đạo 17 năm được ơn chết lành
Câu chuyện do một cha xứ ở Pháp kể:
Từ 17 năm rồi, có 1 người lạc đạo đến cư ngụ trong giáo xứ của tôi, và cũng suốt 17 năm ròng rã ấy, tôi đã năng lui tới khuyên nhủ anh mau bỏ đàng tội lỗi, lầm lạc, để trở về, nhưng chẳng có mảy may hiệu quả.
Năm thứ 18, vào dịp tháng 7, anh ấy lâm trọng bệnh. Hay tin, tôi liền đến thăm anh, dùng đủ lời lẽ hợp tình thuận lý. Anh hiểu cả, nhưng vẫn cứng lòng và không hề tỏ dấu ăn năn. Sau cùng, vì đã gần tới giờ lễ, nên tôi chào từ giã anh:
- Tôi đi dâng lễ bây giờ đây và tôi sẽ đặc biệt nhớ đến anh trong thánh lễ này. Phần anh, cũng xin anh hãy hiệp ý cầu xin Chúa soi sáng mở lòng cho anh thấy rõ hơn đâu là nẻo chính đường ngay.
Tôi còn xin anh chị em họ hàng đến thăm anh cùng hợp ý cầu nguyện với tôi. Họ cũng là tín hữu Công giáo . . . Trước khi mặc áo lễ, tôi ra quì trước bàn thờ thánh Giuse 1 lúc, cầu xin ngài bầu cử cho kẻ lầm lạc ấy trở về với Hội thánh. Tôi thắp lên 1 cây nến trước tượng Thánh cả và thầm khấn rằng:" Nếu được thánh Giuse khấng nhậm lời soi lòng cho người lạc đạo trở về, tôi sẽ công bố ơn lành ấy trên báo cho sáng danh Thánh cả và cho giáo dân biết, để thêm lòng trông cậy kính mến ngài hơn". Lễ vừa xong, tôi trở lại thăm anh ta, và lần này, kỳ lạ thay, anh đã thay đổi rõ ràng. Tôi vừa lên tiếng chào hỏi, anh đã ngỏ lời với tôi xin từ bỏ con đường lầm lạc và tỏ ra những dấu ăn năn rõ rệt khác thường. Rồi anh vui mừng và sốt sáng lãnh nhận các Bí tích. Quá nửa ngày sau đó, anh qua đời bình an.
Tôi rất xác tín về ơn lành này của Thánh cả Giuse, đó là đưa người lầm lạc trở về với Hội Thánh và giúp họ bình an đi vào cõi sống vĩnh cửu.
11. Vợ chồng chết 5 con, được sinh ra nữa/Thánh Ý Chúa
Trong xứ kia về nước Pháp, có hai vợ chồng vừa giầu vừa ngoan đạo. Nhưng vợ chồng phải sự khó lớn, vì vợ mang thai con nào, con ấy liền bị chết trong bụng mẹ, không kịp lãnh phép Rửa tội. Các y sĩ nói rằng: tại bà ta có tật trong dạ, nên không bao giờ sinh được nữa.
Vợ chồng thấy vậy thì tin lời các thày thuốc, nhưng vẫn nài xin Chúa: nếu con mình không sống được, thì ít là cho nó được rửa tội trước khi chết để nó được rỗi linh hồn. Nhưng dù vợ chồng xin, thì cũng chẳng được, vì cả 5 lần thụ thai, con trẻ đều chết trong bụng mẹ, chẳng đứa nào được chịu phép Rửa tội.
Vợ chồng buồn bã quá, hầu như ngã lòng. May có một người chị em đã vào nhà dòng từ ngày còn nhỏ, nghe vợ chồng gặp tai nạn như vậy, liền viết thư bảo vợ chồng trông cậy cầu xin Thánh Cả Giuse , chắc Người sẽ cho được như ý.
Vợ chồng cùng kế chẳng biết làm sao, thì nghe lời nữ tu, hợp lòng cầu xin Thánh Cả Giuse .
Chẳng bao lâu, người vợ sinh được đứa con tốt lành, khỏe mạnh, đặt tên cho nó là Giuse, để mọi người biết, đứa bé ấy là ơn Thánh Cả Giuse , nó đã sinh ngày 6 tháng Thánh Cả Giuse .
Từ bấy giờ, vợ chồng ấy cùng các giáo dân trong miền được thêm lòng trông cậy kính mến Thánh Cả Giuse hơn nữa.
12. Thiếu nữ 17 tuổi tàn tật
Trong nước Pháp có một thiếu nữ 17 tuổi bị bệnh bất toại, không đứng lên, không đi lại được bước nào. Cô vẫn có lòng trông cậy kính mến Thánh cả Giuse, cô luôn van xin Thánh cả chữa cho mình khỏi què.
Đến năm 1867, trong tháng kính Thánh Giuse, cô càng trông cậy vững vàng hơn mọi khi, và xin các nhà dòng nhà trường gần đấy hợp ý với mình, xin Thánh cả trong một tuần chín ngày. Ngày lễ Thánh cả 19 tháng 3, cô nhờ người khiêng cô tới nhà thờ để cô dâng lễ, rước lễ kính Thánh cả. Cô tin thật: hôm ấy Thánh Cả sẽ thương chữa bệnh cô. Sau khi dự lễ, rước lễ và cám ơn Chúa, cô lấy lòng sốt sáng kêu van trước bàn thờ Thánh Cả một lúc lâu, nhưng bệnh cô vẫn còn như trước, không thay đổi chút nào, nên người ta lại khiêng cô về nhà. Quãng giữa trưa, tự nhiên cô thấy mình ước ao muốn khỏi bệnh hăng nồng hơn mọi khi, cô liền kêu van thầm trong lòng, xong cô sốt sáng đọc ngắm 7 sự đau đớn và vui mừng ông Thánh Giuse. Cô vừa ngắm xong, ông Thánh Giuse làm phép lạ chữa cô ngay.
Cô đứng lên đi lại trong nhà. Cha mẹ anh em thấy vậy, mừng quá, liền sấp mình tạ ơn ngợi khen Ông Thánh Giuse.
Từ ngày ấy về sau, người thiếu nữ khỏe mạnh đi lại làm mọi việc, chẳng còn dấu bệnh bất toại nữa.
13. Thanh niên khô đạo
Có một người con trai còn nhỏ tuổi, con nhà giầu có, học hành thông minh, nhưng khô khan phần hồn, rượu chè, cờ bạc trai gái, đủ giống tội. Cha mẹ, anh em khuyên bảo hết sức, nhưng vô ích. Nó không nghe lời dạy bảo, mà còn cố chấp liều mất linh hồn.
Bà mẹ là người đạo đức, thấy con mình hư hốt như vậy thì bà đau đớn buồn sầu lắm, đêm ngày cầu nguyện cho con được ăn năn trở lại, nhưng con trai ấy cứ mê theo đàng tội, không bớt chút nào.
Bà mẹ túng cực, không biết làm sao, thì liền làm tuần 9 ngày liên tiếp kính Thánh Cả Giuse . Nhưng dù bà ấy cầu nguyện ăn chay, hãm mình bấy nhiêu ngày, nhưng đứa con vẫn cứng lòng không lay chuyển. Bà mẹ nhất quyết không ngã lòng, cứ cầu xin van nài ông thánh Giuse ban ơn cho con mình.
Nhân thánh kính Thánh Cả Giuse, bà lại càng gia tăng cầu nguyện hãm mình hơn nữa.
Bà mẹ ấy không trông cậy vô ích, vì chính ngày lễ Thánh Cả Giuse , con bà mềm lòng, sau mấy ngày nó ăn năn trở lại cùng Chúa. Chẳng những nó chừa tội,nên người sốt sáng, lại còn xin vào Dòng Ðức Mẹ Carmelô là dòng kín khó khăn, cùng nổi tiếng là tu sĩ thánh thiện nữa.
14. Bà Cêcilia được cứu về nhà bằng an
Nữ Tu Xêcilia quê ở Milan có lòng kính mến Thánh cả Giuse cách riêng. Chị quen an chay hằng tuần và ngày thứ tư để tỏ lòng tôn kính ngài, và chị đã từng được ngài ban nhiều ơn lạ.
Có 1 lần, chị Xecilia cùng với 2 chị nữa hành hương sang đảo Sicile viếng nhà thờ Đức Mẹ. Viếng xong, các chị lên đò về lại đất liền thì gặp 1 tay lái đò ác ôn đã bỏ các chị đang đêm trên 1 bãi biển lạ. Đêm tối, lại xa làng mạc, các chị chỉ còn nước than khóc, sợ hãi. Giữa lúc ấy, các chị bỗng thấy 1 ông già rất đẹp lão đi ngang qua chào hỏi và muốn biết tại sao giờ này các chị còn ở đây khóc lóc như thế. Các chị sụt sùi kể lại cảnh ngộ của mình. Nghe xong, ông lão trấn an:
- Các chị hãy yên tâm, đừng khóc lóc nữa. Ta biết rõ chỗ các chị ở, ta sẽ đưa các chị về đến nhà bình an. Chắc các chị cũng chẳng có ai giúp, vậy ta có chú bé trai này sẽ mang giúp đồ đặc cho các chị.
Và đúng như lời đã hứa, ông lão đã đưa các chị trở về dòng bình an vô sự. Vừa bước vào đến cửa là các chị không còn trông thấy ông lão và chú bé đâu nữa. Chị Xêcilia lấy làm ân hận vì chưa kịp bày tỏ lòng tri ân. Nhưng mấy hôm sau, chị được Chúa soi sáng cho biết 2 nhân vật tốt bụng đó là Thánh cả Giuse va Thiên thần bản mạnh của chị. Từ đó, chị Xêcilia cũng thêm lòng sốt sắng tôn kính Thánh cả Giuse và cả nhà dòng của chị cũng đem lòng mộ mến ngài cách đặc biệt.
15. Thiếu nữ bị điên
Năm 1864, ở thành Rôma, có một thiếu nữ con nhà giầu sang tự nhiên bị bệnh điên. Không bao lâu, bệnh ấy phát nặng lắm, không mấy khi cô ta tỉnh táo, luôn bị lên cơn, không ăn không ngủ được. Đêm ngày chỉ nói dông dài, la lối, chạy khắp nơi.
Thiếu nữ bị bệnh gần một tháng mà đã trở nên gầy gò yếu đuối, ai thấy cũng thương tâm. Các thày thuốc nổi tiếng xa gần đã đến coi mạch, bốc thuốc mạnh, nhưng thuốc nào cô uống cũng không bớt, bệnh lại còn tăng thêm.
Cha mẹ cô ta thấy vậy thì không còn biết chạy chữa sao nữa, liền nhờ mọi người bà con, người quen biết, hợp ý với mình cầu xin van nài Thánh Cả Giuse chữa con mình.
Mọi người hợp ý cầu xin đã hơn 3 tháng, mà bệnh không giảm bớt chút nào, nhưng lạ thay, đến chính ngày lễ kính Thánh Cả Giuse thì cô ta tự nhiên khỏi bệnh, trở lại tỉnh táo, như chưa hề bị bệnh bao giờ. Ai thấy thế cũng tin rằng chính Thánh Cả Giuse đã chữa bệnh cho cô ta, nên người ta được thêm lòng tin cậy Thánh nhân hơn nữa.
16. Tu sĩ luyện ngục hiện về
Trong sách linh mục Allosa chép về sự kính mến ông Thánh cả Giuse, đã kể sự tích một thầy dòng thánh Augutinô như sau: Khi thầy dòng ấy vừa chết được mấy ngày, liền hiện về cùng thầy khác cùng dòng mà kêu van rằng:
- " Anh ôi, xin thương tôi, tôi phải giam trong luyện ngục chịu hình khổ quá trí anh hiểu chẳng được, vì khi còn sống, tôi khinh thường kỉ luật nhà dòng, lúc bỏ việc nọ khi bớt việc kia, xuýt nữa tôi phải sa hỏa ngục đời đời, nhưng Chúa đã thương tôi, vì từ nhỏ tôi vẫn có lòng kính mến Thánh cả Giuse cách riêng, cùng năng đọc kinh làm việc dâng kính Người. Thánh Giuse là Đấng rất mạnh thế trước mặt Chúa, Người đã cầu bầu cho tôi, nên Chúa tha cho tôi khỏi sa hỏa ngục, nhưng phải ở luyện ngục đau đớn khốn khổ lâu năm, xin anh thương cứu tôi".
Nói bấy nhiêu lời rồi thầy ấy biến đi.
88 Cả tỉnh khỏi bệnh dịch tả
Năm 1638, thành Avignon, nước Pháp, phải dịch tả chết nhiều lắm, chẳng có phương dược nào chữa được. Trong lúc túng cực, dân thành chạy đến kêu cầu Thánh Cả Giuse và khấn rằng: Nếu Ngài cứu thành cho khỏi dịch thì từ nay về sau hàng năm chúng con sẽ mừng lễ kính Ngài cách trọng thể.
Ôi! Thánh Giuse quyền thế và từ tâm dường nào! Chính ngày người ta khấn cầu thì thành Avignon và cả vùng lân cận đều khỏi dịch, chẳng còn ai chết vì chứng đó nữa.
Thành Avignon vừa thoát thì dịch tả lại lan sang thành Lyon. Nhưng thành này kịp theo gương thành kia mà kêu khấn Thánh Cả, nên cũng được thoát nạn.
17. Nữ tu bị cám dỗ lỗi khiết tịnh
Có một Nữ tu bị cám dỗ nặng nề về đức thanh tịnh. Ban đêm ban ngày, và ngay cả lúc đọc kinh cầu nguyện, trí lòng chị nặng bị ám ảnh bởi những tư tưởng xấu xa.
Thoạt đầu chị chống trả mạnh mẽ, nhưng lâu ngày chùn mỏi, chị như ngã lòng. Trong lúc buồn rầu bối rối, chị đã cầu cùng Ðức Mẹ "Lạy Mẹ đáng mến, con xin mẹ chỉ dạy Ðấng Thánh nào mạnh thế trước mặt Chúa và đẹp lòng Mẹ hơn cả, để con nhận làm quan thầy phù hộ qua cơn hiểm nghèo này!"
Cầu nguyện rồi, chị mệt quá liền thiếp đi. Bỗng mơ thấy Ðức Mẹ hiện ra bảo chị hãy nhận Thánh Giuse làm quan thầy và phó mình trong tay Ngài gìn giữ.
Tỉnh lại, chị vui mừng lắm, liền sốt sắng dâng linh hồn và thân xác cho Thánh Giuse. Quả nhiên cơn cám dỗ lui đi và sự bình an trở lại.
Về sau, một đôi khi kẻ thù có xông đánh, chị lại chạy đến nấp mình dưới áo choàng của Thánh Giuse và được toàn thắng.
18. Thánh nữ Têrêsa ca tụng
"Tôi chọn Thánh Giuse làm Bổn mạng , tôi phó trót thân tôi và mọi việc của tôi cho Người.
Tôi thú nhận rằng: Người đã phù hộ cứu giúp tôi quá sự tôi cầu xin.
Vì tôi biết Người rất có lòng thương và có thế lực trước Nhan Thánh Chúa, nên tôi khuyên mọi người tin cậy, kính mến Thánh Cả cách đặc biệt.
Trong nhiều năm, mỗi khi tới lễ kính Người (19/3), tôi thường xin Người ban ơn đặc biệt cho tôi, năm nào Người cũng thương ban như ý. Không ơn nào tôi xin Người mà Người từ chối.
Nếu ai không tin lời tôi nói, họ hãy lấy lòng trông cậy mà cầu xin Thánh Cả Giuse những ơn cần thiết, chắc chắn sẽ thấy lời tôi nói là thật, và sẽ biết: kính mến cậy trông Thánh Cả Giuse là điều lợi ích chừng nào?
"Từ trước tới nay, tôi thấy những ai kính mến Thánh Cả, đều chóng trở nên hoàn thiện. Thánh Cả thường giúp họ biết cầu nguyện và suy ngắm cao hơn. Ai không tìm được người khác giúp mình biết cầu nguyện và suy ngắm, hãy nhận Thánh Cả Giuse là giáo sư, sẽ thấy mình mau chóng biết cầu nguyện và suy ngắm cách tuyệt hảo".
19. Vợ chồng có 3 con trai, chết con trai 12 tuổi
Thánh Alphongsô kể lại rằng:
Có đôi vợ chồng kia rất đạo đức, sốt sắng và có lòng sùng kính thánh Giuse cách đặc biệt. Hai vợ chồng lại son sẻ nên hằng tin tưởng cầu xin với thánh cả Giuse. Rồi họ được nhậm lời, sinh hạ được 3 cậu con trai ! Điều đó làm cho lòng họ càng thêm đạo đức và mến mộ thánh cả, họ gia tăng làm việc lành, nhất là trong dịp tháng 3 kính Thánh cả.
Khi cậu cả lên 12 Tuổi, vào ngày lễ kính Thánh Giuse (19/3), cậu được rước lễ lần đầu. Nhưng rồi 1 giờ sau, cậu cả đã qua đời. Không lẽ đây lại là 1 ơn lành sao ? Dầu vậy, 2 vợ chồng kia vẫn không hề trách móc, oán thù, mà còn gia tăng lời cầu xin cho 2 đứa con còn lại đừng chịu chung 1 số phận như người anh cả. Thế nhưng, đến năm sau, cũng chính vào ngày lễ kính Thánh Giuse, cậu con trai thứ hai lại lăn ra chết bất thình lình như người anh năm trước. Khỏi cần nói cũng biết nỗi đau của hai vợ chồng kia lớn biết chừng nào. Tuy nhiên, họ vẫn không mất niềm tin.
Vào một đêm kia, trong lúc hai vợ chồng còn đang chong đèn than thở thì đượ Chúa cho thấy cảnh tượng 2 người thắt cổ chết, bên cạnh còn có người thứ ba, dáng vóc khỏe mạnh, mặc áo Giám mục. Rồi ngay lúc ấy, thánh cả Giuse lấy hình 1 ông già lão bước đến giảng giải:" Các con đau buồn làm chi. Hai đứa lớn nó sống thì sau này cũng sẽ sinh tật trộm cướp và sẽ bị án thắt cổ như cảnh tượng các con vừa thấy đó. Vì thương chúng và thương các con, nên Chúa đã đưa chúng đi khi chúng còn đang trong sạch. Còn đứa thứ 3 sau này sẽ cứu được nhiều linh hồn trong cương vị Giám mục". Nói xong, Thánh cả liền biến đi.
Hai vợ chồng được giải tỏa nỗi ưu phiền, họ không buồn đau nữa, và ngày càng tỏ rõ lòng kính mến Thánh cả Giuse, cũng như niềm tri ân đối với đức độ và sự khôn ngoan của Ngài. Về sau, đúng như lời ngài nói, đứa con thứ 3 khỏe mạnh, thông minh của họ đã theo ơn gọi giáo sĩ, làm Giám mục va giúp ích cho rất nhiều linh hồn.
20. Thiếu nữ 22 tuổi bệnh phù thũng
Xưa, trong tỉnh Briocô thuộc nước Pháp, có một thiếu nữ 22 tuổi bị bệnh phù thũng, phải nằm liệt giường chẳng nhúc nhích được chút nào.
Một ngày kia, khi cô đang nằm, có ông già vào xin ăn. Cô nói: Tôi cũng nghèo đói lắm, chẳng có của gì, người ta cho tôi miếng nào, tôi ăn miếng ấy. đây có mấy quả lê người ta mới cho, ông lấy một nửa.
Ông già nhận lấy mấy quả lê, và nói: Chị hãy vững lòng trông cậy cầu xin Thánh Cả Giuse , chị sẽ được khỏi bệnh. Khi chị khỏi được một năm, chị sẽ bị nặng hơn trước, nhưng đừng nản lòng, hãy tiếp tục cầu xin Thánh Cả Giuse , Người sẽ chữa khỏi hẳn cho. Nói xong, ông già đi khỏi, không trở lại nữa.
Thế rồi, cô ta cầu xin Thánh Cả Giuse một tuần 9 ngày, sau đó cô được khỏi bệnh. Năm sau, cô bị lại nặng hơn năm trước. Cô không nản lòng, lại tiếp tục cầu xin Thánh Cả Giuse .
Chính ngày lễ Thánh Cả Giuse, dù bệnh trở nặng hơn mọi ngày, cô cũng nhờ người khiêng cô đi dự lễ, rước lễ kính Thánh Cả.
Ngợi khen quyền phép Thánh Cả Giuse đã thương người khốn khó, dù những ngày trước, cô không thể cử động, chỉ nằm một chỗ, thế mà giờ đây, cô tự nhiên đứng lên đi rước lễ mạnh mẽ như mọi người. Rước lễ xong, cô xuống quì nơi đã nằm trước, như không hề mắc bệnh tật gì.
Thấy mọi sự xảy ra như lời ông già ăn xin nói trước, cô liền tin thật đó chính là Thánh Cả Giuse đã đến báo tin và chữa bệnh cho mình. Mọi người biết bệnh tình cô ta trước kia nay đã khỏi, thì tin thật là phép lạ Thánh Cả Giuse đã thương chữa cô. Hai người khô khan đạo nghĩa, nay thấy phép lạ cũng được ơn ăn năn trở lại đàng lành.
21. Đàn bà nghèo khỏi bệnh
Tại thành Chiavari bên nước Italia, có một phụ nữ, phần hồn đạo hạnh, nhưng phần xác khó nghèo túng thiếu, hằng ngày đi làm thuê kiếm của nuôi thân. Không may, khi làm việc, thì vô ý bị thương chân đau đớn lắm. Chân sưng lên, và sau lại thối rỗng ra, không còn đi lại được. Thầy thuốc bảo: bệnh này lâu khỏi và tốn tiền lắm. Người đàn bà không còn đi làm được thì không có cơm ăn, còn nói gì tiền chữa bệnh. Bà ta trở nên túng cực lắm.
Đức Chúa Trời soi sáng cho bà ta trông cậy cầu xin Thánh Cả Giuse chữa cho mình. Bà ta từ trước tới nay vẫn có lòng kính mến Thánh Cả Giuse, và treo ảnh Người trong nhà để tôn kính. Bà sấp mình trước ảnh Thánh Cả , cầu xin Người thương giúp mình trong cơn khốn cực này. Cầu xin một lúc, bà ấy lấy ảnh Thánh Cả vẽ dấu thánh giá trên chân mình hai ba lần.
Lạ thay, tạ ơn Thánh Cả đã thương kẻ túng cực, cô đơn: làm dấu thánh giá xong, bà ta thấy chân bớt đau, và vài hôm sau khỏi hẳn, bà ta đi lại được, và đi làm kiếm ăn như trước.
22. Vua nước Áo xin có con trai
Vua thượng vị Lêôpolđô I là tông đồ truyền bá sự sùng kính Thánh Giuse rất nhiệt thành. Vua Lêôpolđô I (1640-1705) là vua nước Áo, đã 40 tuổi mà chưa có con nối quyền. Vua liền sốt sắng cầu khẩn Thánh Giuse xin ban cho có con trai.
Ðể chứng tỏ lòng trông cậy, vua ra chiếu chỉ tôn Thánh Giuse làm Ðấng bảo trợ các vua nước Áo. Ngài lại truyền đúc tượng Thánh Cả bằng bạc, yêu cầu các linh mục dâng thánh lễ và tổ chức rước kiệu kính Ngài đủ tám ngày. Khỏi chín tháng, Hoàng hậu sinh hạ một con trai, nhà vua và dân chúng xiết bao hoan hỉ. Ðể nhớ ơn Thánh Cả, nhà vua truyền đặt tên Thái tử là Giuse và khấn đúc một tượng lớn Thánh nhân bằng bạc đặt tại quảng trường thành Vienna.
Nhưng vua cha băng hà khi chưa kịp thi hành lời khấn. Vua con là Giuse I (1678-1711) nhớ mình bởi đâu mà sinh ra, cũng có lòng kính mến Quan thầy lắm. Ngài truyền đúc tượng Thánh Giuse rất lớn bằng bạc, xây bệ cao giữa kinh đô và tôn đặt lên chính ngày lễ Thánh Giuse năm 1709, y như lời vua cha đã khấn năm xưa.
23. Cụ già 86 tuổi chết lành
Tại một giáo xứ vùng Lyon, người ta còn nhắc tới gương sáng đời sống của một cụ già đạo hạnh, qua đời năm 1859, thọ 86 tuổi. Cụ có lòng tôn kính Thánh Giuse cách nhiệt thành. Sáng tối hằng ngày đọc kinh xin Ngài ban ơn chết lành. Các ngày thứ tư, cụ quen ăn chay, làm phước, bố thí. Hằng năm, cụ mừng trọng thể lễ Thánh Giuse mà cụ coi là một ngày trọng nhất đời.
Một ơn nài xin suốt 50 năm, lẽ nào bị từ chối?
Ngày 15 tháng 3 năm 1859, cụ ngã bệnh, được lãnh đủ các bí tích, lòng đầy sốt sắng, nêu gương sáng cho mọi người.
Chính ngày 19 tháng 3, cụ xin linh mục dâng lễ kính Thánh Cả và xin người ta đọc kinh phó linh hồn. Thánh lễ vừa xong, thì cụ ngước mắt lên trời. đặt hai tay chéo lên ngực, kêu rõ ràng ba tên cực trọng Giêsu Maria Giuse, rồi tắt thở êm ái dịu dàng.
Linh hồn cụ lìa thế tạm để về Thiên đàng hưởng phúc cùng Thánh cả muôn đời.
24. Kẻ có tội được ơn chết lành
Linh mục Isidorô kể truyện một người sang trọng giầu có quê ở thành Venise trong nước Ý. Ông này vốn treo ảnh Thánh Cả Giuse trong nhà và hay quì gối cầu nguyện trước ảnh ấy. Ông này tuy có cầu nguyện đôi khi, nhưng đi đàng tội lỗi bê bối, và chẳng hề xưng tội bao giờ.
Khi ông ta bị bệnh nặng gần chết, vợ con khuyên ăn năn xưng tội, nhưng ông ta ngại xưng, và nghĩ mình chưa đến nỗi chết, nên khoan giãn không xưng. Nếu Thánh Cả Giuse không phù hộ, chắc ông ta chết trong tội và sa hỏa ngục.
Khi ông ta bị mê man, thì mơ thấy một cụ già đẹp đẽ tốt lành giống như hình Thánh Cả Giuse treo trong nhà, hiện ra khuyên ông ta lo việc linh hồn mau lẹ kẻo không kịp. Cũng lúc ấy, ông ta được ơn thấy tội mình đã phạm tràn trề...đáng hình phạt hỏa ngục thế nào. Ông ta liền ăn năn hối hận hết sức. Khi tỉnh dậy, ông ta xin xưng tội ngay. May cho ông ta chừng nào. Khi linh mục giải tội xong thì ông ta liền từ bỏ cõi đời này.
123 Thanh nữ bệnh dịch tả được chữa khỏi
127 Bố thí, chia sẻ cho người nghèo vì Thánh Cả
25. Thánh Cả phù hộ cho kính Người được ơn chết lành
Linh Mục họ đạo Munster ở nước Đức, vừa đi ngủ thì có một cụ già đến gõ cửa xin mời cha đi kẻ liệt. Cha lần mò mãi mới tới được căn nhà chỉ định, thì thấy im như tờ, mặc dù cha đã gõ cửa nhiều lần. Lúc sau chủ nhà mới mở cửa, hỏi cha đến để làm gì ? Nhà đâu có ai đau yếu.
Nhìn chủ nhà râu tóc bạc phơ như ông già lúc trước đến xin cha đi kẻ liệt. Cha ngạc nhiên đáp :
- Hồi nãy chính ông đã đến gọi tôi đi làm phúc cho kẻ liệt mà.
Chủ nhà trả lời :
- Không, nhà tôi không có ai đau cả. Mẹ tôi cũng vẫn khỏe.
Hai bên đều ngạc nhiên. Bỗng chủ nhà nghĩ lại :
- Có lẽ mẹ tôi chiều nay mới bị cảm, nên Chúa cho gọi cha đến chăng.
Thế rồi hai cha con lên lầu thăm cụ. Thì ra cụ bà bị đau nặng. Ban các phép cho bệnh nhân xong cha hỏi :
- Xưa nay bà có tôn kính vị Thánh nào không ?
- Thưa cha có, con vốn tôn kính Thánh Giuse và hằng ngày con xin Ngài cho con được ơn chết lành.
Một giờ sau thì bà tắt thở. Mọi người kết luận : Chính Thánh Giuse đã đóng vai ông lão đến mời cha đi kẻ liệt.
26. Linh mục tội lỗi được ơn trở lại
Ở Thủ đô Paris, có 1 vị Linh mục lâu năm rồi vẫn sống trong tội lỗi, gây nhiều gương xấu. Linh mục này có 1 người anh là Linh mục dòng. Thấy em sống ngang trái, lầm lạc, hại họ đạo, xấu xa gia đình, người anh đã tìm hết cách, khuyên lơn có, rầy la có, nhưng xem ra vô hiệu. Cuối cùng, người anh chạy đến kêu cầu Thánh cả Giuse. Ngài dâng lễ kính thánh Giuse suốt 9 ngày và đồng thời xin một số anh chị em giáo dân hợp ý cầu nguyện.
Nội vụ, dường như đã bắt đầu chuyển biến. Người em tội lỗi lâm bệnh, gần chết. Trong lúc thập tử nhất sinh này, người em suy đến tội lỗi mình chồng chất nặng nề và được ơn thống hối ăn năn, chê ghét quá khứ tội lỗi và quyết tâm cải chừa, cùng sẵn sàng đền bù thiệt hại do những gương xấu của mình đã gây ra . . . Ôi, thật là lạ lùng ! Thánh cả Giuse đã bảo trợ cho Linh mục ấy chẳng những được sống lại phần hồn mà còn được phục hồi sức khỏe phần xác nữa.
Khi nghe biết rằng đó là nhờ ơn Thánh cả Giuse đã đoái thương, vị Linh mục kia đã cảm động biết bao và hứa sống xứng đáng để đáp đền phần nào ơn nghĩa của Thánh cả. Và quả thật, nhờ ơn Thánh cả, vị Linh mục kia sau này sống rất vững vàng trên con đường hồi tâm, luôn trao dồi nhân đức, nhiệt thành cứu giúp các linh hồn và nhất là luôn tỏ lòng tôn kính, trông cậy, học hỏi các nhân đức của Thánh cả Giuse để được ơn bền đỗ.
27. Cứu gia đình 7 người nghèo túng
Tại Paris, nước Pháp, có 1 gia đình nghèo 7 người: 2 vợ chồng và 5 đứa con. Các con thì còn nhỏ, chưa có sức làm việc, người chồng lại thường hay đau yếu, nên chỉ còn người vợ làm thuê chạy ăn cho cả nhà.
Năm 1865, người chồng đã bệnh nặng hơn đúng vào lúc người vợ thất nghiệp, nên gia đình họ càng thêm túng bấn. Đồ dùng trong nhà đem bán lần hồi để chạy thuốc cho chồng và chạy gạo cho con. Đến sau, không còn gì để bán nữa, chị đem cả áo cưới của mình đi bán, nhưng bị trả rẻ, nên phải đem về.
Trong lúc buồn rầu vì túng cực ấy, chị quyết chạy đến thánh Giuse xin ngài cứu giúp cho. Chị vợ vào nhà thờ, quì cầu nguyện hồi lâu trước bàn thờ Thánh Cả, rồi cảm thấy an lòng, chị ta ra về, lòng đầy tin tưởng sẽ được thánh cả nhậm lời cầu. Quả thật, khi vừa về đến nhà, chị gặp 1 người đem lại trả cho chị 1 món tiền khá lớn đã vay từ lâu mà chị đã tưởng mất mất luôn, không mong gì lấy lại.
Chẳng bao lâu, nhờ có tiền chạy chữa, chồng chị đã lành bệnh. Phần chị cũng đã có công ăn việc làm trở lại, và gia đình dần dần cũng đã có của dư. Chắc chắn đó là do lòng thương và lòng cảm thông của Thánh cả Giuse, nên gia đình chị ngày càng sùng kính và tri ơn Thánh cả hơn.
144 Nữ tu bị cám dỗ bỏ dòng
28. Ảnh thánh Cả Giuse chữa cháy
Một tu sĩ Dòng Norbertô kể lại tích này : Bên cạnh tu viện chúng tôi có một nhà làm ăn vô ý bị phát hỏa. Chẳng may lại gặp ngày gió lớn. Dân làng tấp nập chạy chữa, nhưng vô hiệu, lửa sắp lan sang nhà Dòng.
Thấy vậy, chúng tôi vội vào nguyện đường thắp một ngọn đèn trước tòa Thánh Giuse và nguyện rằng : Nếu ông Thánh Giuse cứu chữa nhà Dòng thì chúng tôi xin thắp đèn đủ 8 ngày để tạ ơn. Khấn rồi gió còn to lắm và lửa càng bốc cao.
Trong khi đó, các thầy đã chạy đồ đạc ra sân. Tôi liền vào phòng riêng xem còn sót gì không. Thấy mẫu ảnh Thánh Giuse còn treo trên tường, tôi vội gỡ lấy chạy ra ngoài sân, miệng lâm râm kêu khấn, tay liệng mẫu ảnh vào đống lửa.
Ôi quyền thế Ngài thật lớn lao, lời cầu của Ngài mạnh thế trước mặt Thiên Chúa chừng nào ! Vừa ném ảnh vào lửa thì lửa liền dịu xuống, khỏi một lúc thì dập tắt được hỏa hoạn. Ngày hôm sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi thấy mẫu ảnh còn nguyên vẹn chẳng cháy, chẳng xém, cũng chẳng nhom nhem chút nào cả.
Tạ ơn ngợi khen Thánh Cả chẳng bỏ lời kẻ trông cậy chạy đến cùng Ngài trong cơn khốn quẫn.
Gần thành Granôpoli, nước Pháp, có một gia đình 5 người. Ông chồng chết sớm. Mẹ con làm ăn nuôi nhau. Bà mẹ có lòng đạo đức, luôn lấy lời nói gương sáng khuyên bảo các con, nhưng hai cô em thì ngoan, còn ông anh cả đi học xa ở Paris thì ôi thôi: phần xác thì ốm đau, phần hồn thì bê bối đủ điều, khô khan tội lỗi. Hắn không cầu nguyện, không dự lễ, mà khi thấy mẹ và các em cầu nguyện, hắn lại chê bai. Ba mẹ con hằng khuyên nhủ và kêu xin Chúa cải thiện hắn, nhưng vô ích, hắn cứng đầu hơn đá.
Mọi năm nhà này cứ tới tháng Ba là làm việc kính Thánh Cả Giuse. Năm ấy mẹ bảo hai con sốt sắng hơn để cầu nguyện cho người anh khô khan, tội lỗi được ơn cải thiện đời sống.
Hôm trước ngày mùng một, mẹ con trang hoàng bàn thờ Thánh Cả với hoa nến đẹp đẽ. Người anh đi đâu về thấy bàn thờ đã dọn thì hỏi: dọn làm gì? Mẹ trả lời:
- Mai là tháng Thánh Giuse, mẹ và các em có ý kính Người hơn mọi năm để cầu xin cho con được ơn ăn năn cải thiện trở về cùng Chúa, sốt sắng giữ đạo.
Con cả nghe vậy cười lớn và lắc đầu, tỏ vẻ khinh thường.
Ngày mùng một, hai, ba, khi mẹ và 2 em quì gối làm việc kính Thánh Cả, thì cậu con ngồi xa xa cười mẹ và các em mê tín dị đoan.
Nhưng từ ngày 7,8 trở đi, nó không cười nhạo nữa, nhưng ngồi yên lặng coi bộ suy tư lắm. Đến ngày mùng 10, hắn làm dấu Thánh giá và thỉnh thoảng gặt nước mắt trộm vụng kẻo có ai thấy và thở dài kêu thầm: Lạy Ông Thánh Giuse, xin thương linh hồn tôi.
Đến ngày 15, nó đến thú thật với mẹ rằng: Từ khi con bỏ Đức Chúa Trời, con bối rối lo âu luôn luôn. Nhờ dịp này, con quyết ăn năn cải thiện đời sống, xin mẹ cùng 2 em cầu nguyện để con được ơn cải thiện thật lòng.
Anh ta cầu nguyện và xét mình vài ba ngày, rồi đi tìm linh mục xưng tội rước lễ sốt sắng.
Từ ngày ấy trở đi, anh ta sống đạo rất tốt, làm gương cho các em và làm mẹ vui lòng lắm.
Sau 3 năm, anh ta mắc bệnh nặng, và được chết lành êm ái trong tay Thánh Cả Giuse Bổn mạng của anh ta.
2. Người nghèo bình an hạnh phúc chết lành/ Cứu khỏi dịch thương hàn/linh mục
Trong một tỉnh bên Pháp, phải dịch thương hàn chết nhiều người, nhất là người nghèo. Trong tỉnh này có một linh mục nhân đức, hay đi thăm kẻ đau yếu nặng.
Một hôm, linh mục vào trong căn nhà nhỏ, tồi tàn, thấy một ông già gần chết nằm trên ổ rơm. Nhà không còn đồ gì cả, vì ông đã bán hết để lấy tiền mua thuốc, chỉ còn cái rìu cái cưa treo ở tường là đồ thợ mộc của ông.
Linh mục khuyên ông chịu khổ vì Chúa để dọn mình ra khỏi nơi thế gian tội lỗi, mà vào nước thiên đàng vui vẻ vô cùng.
Nhưng ông già nói: ông không khổ, không buồn, vì từ nhỏ ông đã chọn thánh Giuse làm gương mẫu, làm người cầu bầu, nhờ ơn thánh cả, ông được vui lòng luôn, hạnh phúc trong cảnh nghèo khó, không buồn giận ai, chịu khó làm thợ mộc…
Từ hôm đó, ông già liệt còn sống thêm một tuần nữa, và được chết lành trong tay thánh Giuse là quan thầy những kẻ hấp hối.
3. Hai tu sĩ khỏi đắm tầu
Xưa có 2 thầy dòng thánh Phanxicô khó khăn vượt biển đến ngang xứ Frandria, thì gặp bão biển, tầu vỡ ra tan nát. 300 người trong tầu chìm xuống chết đuối cả, còn 2 thầy dòng may vớ được tấm ván, thì bám lấy, nổi lênh đênh trên mặt nước 3 ngày 3 đêm. Sóng giữa biển hằng giùa đi giùa lại, đưa lên đưa xuống luôn mãi, biết 2 thầy dòng ấy kinh khiếp sợ hãi cùng cheo leo liều mình chết là thế nào?
Nhưng 2 thầy ấy không ngã lòng, mà trông cậy vững vàng, cùng sốt sắng kêu van ông thánh Giuse, xin Người cứu chữa mình.
Hai thầy dòng chẳng trông cậy uổng công, vì đến ngày thứ 3, khi 2 thầy đã mệt nhọc hết sức, thì thấy một cụ già uy nghi tốt lành hiện ra trên đầu ván, yên ủi cho khỏi sợ hãi, lại lấy tay mình đẩy tấm ván vào bãi cát mà nói rằng:
- Ta là ông thánh Giuse, vì chúng con có lòng kính mến tôn kính ta, thì ta nghe lời chúng con cầu xin. Vậy từ nay chúng con phải năng suy ngắm 7 sự đau đớn cùng vui mừng của ta, thì chúng con sẽ được nhiều ơn lành.
Nói bấy nhiêu lời xong, thánh cả Giuse liền biến đi.
Hai thầy dòng quì gối xuống bãi cát ngợi khen, tạ ơn Thánh Cả Giuse hết lòng, rồi về nhà kể lại sự tích lạ này cho cả nhà Dòng nghe.
4. Thiếu nữ bệnh gần chết được cứu
Làng Montignac nước Pháp, có một thiếu nữ phải bệnh gì đó 2 năm rưỡi. Bệnh kì lạ, khi ăn uống gì vào liền ói ra ngay, dù là một hớp nước lã, cũng không giữ được. Cô gầy yếu đến nỗi, không ngồi lên, không đi lại được, đêm ngày chỉ nằm bằn bặt một chiều.
Cha mẹ cô mời nhiều thày thuốc nổi tiếng, họ cho cô uống nhiều thuốc lắm, nhưng bệnh cô không giảm, lại càng gia tăng. Cô Maria nằm chờ chết, vì cô quá yếu nhược.
Nhưng lúc gần chết, cô sực nhớ đến thánh Cả Giuse, là Đấng thương giúp kẻ yếu liệt và hòng chết, nên cô thiết tha cầu xin Người thưung cứu cô. Cô khấn rằng: Lạy Thánh Giuse là Đấng hay thương kẻ bệnh nặng không thuốc chữa, nếu Người cho con được khỏi bệnh này, con xin khấn dâng một lễ kính Người nơi bàn thờ, chính ngày dâng lễ, con sẽ xưng tội, rước lễ tạ ơn Người.
Cô khấn xong, thấy trong mình bắt đầu chuyển bệnh, sau ba ngày, cô được khỏi hẳn, chẳng khác gì cô chưa bị bệnh bao giờ.
Để chứng minh cho mọi người biết quyền phép Thánh Cả Giuse, những người chức việc trong làng Mongtinhac đã kí giấy làm chứng ngày 10/11/1870 rằng cô Maria đã đươc'c khỏi bệnh nhờ sự bầu cử caủ Thánh Cả Giuse quyền thế.
5. Thánh Phanxicô Salesiô lập Dòng tu
Đừng kể rất thánh Ðức Mẹ , thì thánh Phanxicô de Sale giám mục không kính mến thánh nào hơn Thánh Cả Giuse . Người ăn chay trước lễ kính thánh Cả, và chính lễ thì làm lễ trọng cùng giảng để ngợi khen thánh cả là bạn Ðức Mẹ đồng trinh, cha nuôi Chúa Giêsu , là gương khiêm nhường, trong sạch, vâng ý Thiên Chúa . Thánh giám mục nói: vì Thánh Cả Giuse có nhân đức và lòng ngay thật, nên Thiên Chúa đã chọn Người làm bạn Ðức Mẹ và cha nuôi Chúa Giêsu , trao phó 2 mẹ con cho Người trông coi.
Khi thánh giám mục này lập dòng Thăm viếng, người chọn Thánh Cả Giuse làm quan thầy dòng, khuyên những ai vào dòng phải nhận Thánh Cả Giuse làm cha, làm quan thầy và phải kính mến Người cách riêng. Người còn xây một nhà thờ kính Thánh Cả Giuse , dâng cho Người cuốn sách viết về "Dẫn đàng kính mến Chúa".
Ta nên noi gương thánh giám mục Phanxicô mà trông cậy kính mến Thánh Cả Giuse hết lòng và khuyên người ta kính mến trông cậy Người nữa. Điều này rất đẹp lòng Ðức Mẹ và Chúa Giêsu .
6. Cứu bà kia khỏi tội phạm thánh, ngại xưng tội
Trong sách Tháng Thánh Giuse do linh mục Barri chép, có kể chuyện sau:
Một bà đạo đức kia đã khấn giữ mình đồng trinh trọn đời, không lập gia đình. Bà đã giữ được nhiều năm. Chẳng may bà ấy bị ma quỉ cám dỗ mạnh lắm, nên đã thua và phạm tội. Bà ấy đi xưng tội ngay, nhưng khi xưng tội thì ngại ngùng xấu hổ, chẳng dám xưng tội ra.
Xưng tội xong, bà ấy áy náy mất bình an trong lòng, từ đó đâm buồn bã, sầu khổ.
Ít lâu sau, bà ấy lại đi xưng tội, và quyết tâm xưng tội cách thành thật cùng cha giải tội. Nhưng lần này bà lại xấu hổ mà giấu tội. Bà đã làm hư Bí tích Giải tội cùng Bí tích Mình Thánh đôi ba lần.
Sau cùng, vì bối rối lo âu quá sức, bà ấy chạy đến cùng Thánh Cả Giuse, cầu nguyện, kêu van Người ban sức mạnh cho mình thắng chước cám dỗ ma quỉ, cùng tính xấu hổcủa mình. Bà ấy lấy lòng sốt sắng làm tuần chín ngày kính Thánh Cả Giuse. Đến ngày cuối cùng, bà ấy thấy tâm hồn thay đổi, có sức mạnh để đi xưng tội mà chẳng còn sợ xấu hổ như trước, nên đã ăn năn tội cách chân thành và xưng tội cách dễ dàng không giấu giếm. Xưng tội xong bà được bình an, vui vẻ, sung sướng không còn lo âu như trước.
Bà ấy hết lòng tạ ơn Thánh Cả Giuse đã giúp mình. Từ ngày ấy cho tới chết, bà chẳng bỏ qua ngày nào mà chẳng làm việc lành kính Thánh Cả. Bà ấy đeo ảnh Thánh Cả trong mình ngày đêm.
Chính bà ấy đã kể chuyện này cho linh mục Barri và xin người chép vào sách để mọi người biết mà thêm lòng tin cậy kính mến Thánh Cả hơn.
7. Đón tiếp người nghèo được cứu rỗi
Trong nước Tâybanha, ở thành Valentia, có một người làm nghề buôn bán, người này có lòng sốt sáng kính mến Ðức Mẹ và ông thánh Giuse lắm. Ông ta nhớ lời Chúa Giêsu đã phán trong sách Kinh thánh rằng:"Ai cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ trần mặc...vì lòng kính mến Ta, Ta sẽ trả công cho như đã làm việc ấy giúp Ta vậy". Mỗi năm, khi đến lễ Giáng sinh, ông ta quen đãi cơm cho 3 người nghèo khó trong nhà ông: một ông già, một người mẹ ẵm con trẻ. Khi đã cho 3 người ấy ăn uống, cho áo mặc, cùng cho tiền nữa. Ông ấy làm như thiết đãi 3 đấng trong gia đình Thánh gia xưa.
Ông ta sống đến tuổi già mới chết. Khi gia đình họ hàng cầu cho ông ấy, thì ông ấy hiện về nói rằng:"Khi tôi gần chết, tôi thấy 3 đấng trong nhà Thánh gia hiện đến dạy tôi rằng:"Khi còn khỏe, con quen rước kẻ khó nghèo vào nhà con mà thiết đãi họ, có ý thiết đãi chúng ta, hôm nay chúng ta xuống rước con vào nhà chúng ta ở trên trời. Nói xong bấy nhiêu lời, tôi thấy 3 đấng rước tôi về thiên đàng, nên tôi đã được rỗi linh hồn rồi". Cám ơn mọi người đã cầu nguyện cho tôi.
8. Bị cám dỗ lỗi đức trong sạch, sao không cầu Thánh Giuse
Trong Sử ký Dòng Đức Mẹ Carmelô, có kể chuyện thầy dòng kia nhân đức lắm. Thầy hay bị cám dỗ về đức khiết tịnh. Khi thầy bị cám dỗ phạm tội xác thịt, thầy chống trả rất mạnh và cầu nguyện tha thiết, nhưng ma quỉ không chịu thua, cứ bày những hình ảnh xấu xa suốt đêm dài. Thầy chiến đấu tới gần sáng mới hết bị cám dỗ. Thầy liền tạ ơn Chúa đã thương mình.
Hôm sau, thầy cùng Bề trên dòng có việc đi sang tỉnh khác. Khi đi đường, 2 vị gặp một cụ già râu tóc trắng đẹp, cụ già hỏi chuyện thầy dòng:
- Sao đêm hôm qua, thầy bị cám dỗ phạm tội điều răn thứ sáu mà thầy không cầu cùng thánh Cả Giuse.
Thầy dòng ngạc nhiên không hiểu sao cụ già biết chuyện kín của mình, đang tính hỏi vài lời, nhưng bỗng cụ già biến mất.
Thầy dòng liền hiểu ngay chính Thánh Cả Giuse đã đến dạy cho thầy bài học tốt. Về sau, thầy luôn cầu cùng Thánh Cả mỗi khi bị cám dỗ, và thầy đã thắng cách dễ dàng.
9. Nhờ ảnh Thánh Giuse, thiếu niên 12 tuổi được ơn trở lại
Năm 1866, tại nước Pháp, có một thiếu niên 12 tuổi, phải bệnh thổ huyết, đã gần chết mà không chịu xưng tội. Bà mẹ đạo đức thiết tha cầu nguyện cho con, bà xin Chúa cho con được khỏi bệnh, nhất là cho con được ơn trở lại cùng Chúa. Bệnh của con càng nặng, càng thấy con gần chết, mẹ càng lo lắng tha thiết cầu khấn cho con. Khi thì bà khuyên nhủ con, khi thì bà nhờ người khác cầu nguyện cho, nhưng đứa con dù còn trẻ, cũng cứng lòng, chai đá, nhất định từ chối không chịu trở lại lo việc linh hồn, không muốn xưng tội, rước lễ gì cả.
Bà mẹ đau khổ vô ngần, nhưng không nản chí. Bấy giờ là tháng Ba, thánh kính Thánh Cả Giuse. Bà nảy ra ý tưởng lấy mẫu ảnh Thánh Giuse để dưới gối của con. Hai ngày sau, thấy con gần chết, bà lại lấy ảnh để vào tay nó. Khi trông thấy ảnh, nó quay mặt đi nơi khác, nhưng một lúc sau, khi thấy vắng người thì nó hôn mẫu ảnh.
Lúc ấy bà mẹ ở ngoài vào, thấy vậy liền nói:
- Con hãy vững lòng trông cậy Chúa, là Đấng nhân từ vô cùng, Người sẽ tha tội cho con.
- Nó trả lời: Tội lỗi con nhiều và nặng nề lắm chẳng Chúa nào tha cho đâu.
- Mẹ nó tiếp: Ảnh Thánh Giuse đấy, con hãy cầu cùng người, Người sẽ phù hộ con trước mặt Chúa.
Lúc ấy nó kêu lên rằng: Lạy Thánh Giuse là Bạn Đức Mẹ, là Cha Chúa Giêsu, xin cầu cho con.
Hắn kêu 2,3 lần, liền được ơn Chúa. Trước hắn chẳng muốn lo việc linh hồn, xưng tội rước lễ, chẳng muốn nghe ai khuyên nhủ, hắn thất vọng hoàn toàn, bây giờ hắn ăn năn sám hối, khóc lóc, kêu xin cho được dọn mình về đời sau.
Hắn đã được xưng tội, rước lễ sốt sắng. Ngày hôm sau hắn qua đời tốt lành, vào chính ngày lễ kính Thánh Cả Giuse.
10. Người rối đạo 17 năm được ơn chết lành
Câu chuyện do một cha xứ ở Pháp kể:
Từ 17 năm rồi, có 1 người lạc đạo đến cư ngụ trong giáo xứ của tôi, và cũng suốt 17 năm ròng rã ấy, tôi đã năng lui tới khuyên nhủ anh mau bỏ đàng tội lỗi, lầm lạc, để trở về, nhưng chẳng có mảy may hiệu quả.
Năm thứ 18, vào dịp tháng 7, anh ấy lâm trọng bệnh. Hay tin, tôi liền đến thăm anh, dùng đủ lời lẽ hợp tình thuận lý. Anh hiểu cả, nhưng vẫn cứng lòng và không hề tỏ dấu ăn năn. Sau cùng, vì đã gần tới giờ lễ, nên tôi chào từ giã anh:
- Tôi đi dâng lễ bây giờ đây và tôi sẽ đặc biệt nhớ đến anh trong thánh lễ này. Phần anh, cũng xin anh hãy hiệp ý cầu xin Chúa soi sáng mở lòng cho anh thấy rõ hơn đâu là nẻo chính đường ngay.
Tôi còn xin anh chị em họ hàng đến thăm anh cùng hợp ý cầu nguyện với tôi. Họ cũng là tín hữu Công giáo . . . Trước khi mặc áo lễ, tôi ra quì trước bàn thờ thánh Giuse 1 lúc, cầu xin ngài bầu cử cho kẻ lầm lạc ấy trở về với Hội thánh. Tôi thắp lên 1 cây nến trước tượng Thánh cả và thầm khấn rằng:" Nếu được thánh Giuse khấng nhậm lời soi lòng cho người lạc đạo trở về, tôi sẽ công bố ơn lành ấy trên báo cho sáng danh Thánh cả và cho giáo dân biết, để thêm lòng trông cậy kính mến ngài hơn". Lễ vừa xong, tôi trở lại thăm anh ta, và lần này, kỳ lạ thay, anh đã thay đổi rõ ràng. Tôi vừa lên tiếng chào hỏi, anh đã ngỏ lời với tôi xin từ bỏ con đường lầm lạc và tỏ ra những dấu ăn năn rõ rệt khác thường. Rồi anh vui mừng và sốt sáng lãnh nhận các Bí tích. Quá nửa ngày sau đó, anh qua đời bình an.
Tôi rất xác tín về ơn lành này của Thánh cả Giuse, đó là đưa người lầm lạc trở về với Hội Thánh và giúp họ bình an đi vào cõi sống vĩnh cửu.
11. Vợ chồng chết 5 con, được sinh ra nữa/Thánh Ý Chúa
Trong xứ kia về nước Pháp, có hai vợ chồng vừa giầu vừa ngoan đạo. Nhưng vợ chồng phải sự khó lớn, vì vợ mang thai con nào, con ấy liền bị chết trong bụng mẹ, không kịp lãnh phép Rửa tội. Các y sĩ nói rằng: tại bà ta có tật trong dạ, nên không bao giờ sinh được nữa.
Vợ chồng thấy vậy thì tin lời các thày thuốc, nhưng vẫn nài xin Chúa: nếu con mình không sống được, thì ít là cho nó được rửa tội trước khi chết để nó được rỗi linh hồn. Nhưng dù vợ chồng xin, thì cũng chẳng được, vì cả 5 lần thụ thai, con trẻ đều chết trong bụng mẹ, chẳng đứa nào được chịu phép Rửa tội.
Vợ chồng buồn bã quá, hầu như ngã lòng. May có một người chị em đã vào nhà dòng từ ngày còn nhỏ, nghe vợ chồng gặp tai nạn như vậy, liền viết thư bảo vợ chồng trông cậy cầu xin Thánh Cả Giuse , chắc Người sẽ cho được như ý.
Vợ chồng cùng kế chẳng biết làm sao, thì nghe lời nữ tu, hợp lòng cầu xin Thánh Cả Giuse .
Chẳng bao lâu, người vợ sinh được đứa con tốt lành, khỏe mạnh, đặt tên cho nó là Giuse, để mọi người biết, đứa bé ấy là ơn Thánh Cả Giuse , nó đã sinh ngày 6 tháng Thánh Cả Giuse .
Từ bấy giờ, vợ chồng ấy cùng các giáo dân trong miền được thêm lòng trông cậy kính mến Thánh Cả Giuse hơn nữa.
12. Thiếu nữ 17 tuổi tàn tật
Trong nước Pháp có một thiếu nữ 17 tuổi bị bệnh bất toại, không đứng lên, không đi lại được bước nào. Cô vẫn có lòng trông cậy kính mến Thánh cả Giuse, cô luôn van xin Thánh cả chữa cho mình khỏi què.
Đến năm 1867, trong tháng kính Thánh Giuse, cô càng trông cậy vững vàng hơn mọi khi, và xin các nhà dòng nhà trường gần đấy hợp ý với mình, xin Thánh cả trong một tuần chín ngày. Ngày lễ Thánh cả 19 tháng 3, cô nhờ người khiêng cô tới nhà thờ để cô dâng lễ, rước lễ kính Thánh cả. Cô tin thật: hôm ấy Thánh Cả sẽ thương chữa bệnh cô. Sau khi dự lễ, rước lễ và cám ơn Chúa, cô lấy lòng sốt sáng kêu van trước bàn thờ Thánh Cả một lúc lâu, nhưng bệnh cô vẫn còn như trước, không thay đổi chút nào, nên người ta lại khiêng cô về nhà. Quãng giữa trưa, tự nhiên cô thấy mình ước ao muốn khỏi bệnh hăng nồng hơn mọi khi, cô liền kêu van thầm trong lòng, xong cô sốt sáng đọc ngắm 7 sự đau đớn và vui mừng ông Thánh Giuse. Cô vừa ngắm xong, ông Thánh Giuse làm phép lạ chữa cô ngay.
Cô đứng lên đi lại trong nhà. Cha mẹ anh em thấy vậy, mừng quá, liền sấp mình tạ ơn ngợi khen Ông Thánh Giuse.
Từ ngày ấy về sau, người thiếu nữ khỏe mạnh đi lại làm mọi việc, chẳng còn dấu bệnh bất toại nữa.
13. Thanh niên khô đạo
Có một người con trai còn nhỏ tuổi, con nhà giầu có, học hành thông minh, nhưng khô khan phần hồn, rượu chè, cờ bạc trai gái, đủ giống tội. Cha mẹ, anh em khuyên bảo hết sức, nhưng vô ích. Nó không nghe lời dạy bảo, mà còn cố chấp liều mất linh hồn.
Bà mẹ là người đạo đức, thấy con mình hư hốt như vậy thì bà đau đớn buồn sầu lắm, đêm ngày cầu nguyện cho con được ăn năn trở lại, nhưng con trai ấy cứ mê theo đàng tội, không bớt chút nào.
Bà mẹ túng cực, không biết làm sao, thì liền làm tuần 9 ngày liên tiếp kính Thánh Cả Giuse . Nhưng dù bà ấy cầu nguyện ăn chay, hãm mình bấy nhiêu ngày, nhưng đứa con vẫn cứng lòng không lay chuyển. Bà mẹ nhất quyết không ngã lòng, cứ cầu xin van nài ông thánh Giuse ban ơn cho con mình.
Nhân thánh kính Thánh Cả Giuse, bà lại càng gia tăng cầu nguyện hãm mình hơn nữa.
Bà mẹ ấy không trông cậy vô ích, vì chính ngày lễ Thánh Cả Giuse , con bà mềm lòng, sau mấy ngày nó ăn năn trở lại cùng Chúa. Chẳng những nó chừa tội,nên người sốt sáng, lại còn xin vào Dòng Ðức Mẹ Carmelô là dòng kín khó khăn, cùng nổi tiếng là tu sĩ thánh thiện nữa.
14. Bà Cêcilia được cứu về nhà bằng an
Nữ Tu Xêcilia quê ở Milan có lòng kính mến Thánh cả Giuse cách riêng. Chị quen an chay hằng tuần và ngày thứ tư để tỏ lòng tôn kính ngài, và chị đã từng được ngài ban nhiều ơn lạ.
Có 1 lần, chị Xecilia cùng với 2 chị nữa hành hương sang đảo Sicile viếng nhà thờ Đức Mẹ. Viếng xong, các chị lên đò về lại đất liền thì gặp 1 tay lái đò ác ôn đã bỏ các chị đang đêm trên 1 bãi biển lạ. Đêm tối, lại xa làng mạc, các chị chỉ còn nước than khóc, sợ hãi. Giữa lúc ấy, các chị bỗng thấy 1 ông già rất đẹp lão đi ngang qua chào hỏi và muốn biết tại sao giờ này các chị còn ở đây khóc lóc như thế. Các chị sụt sùi kể lại cảnh ngộ của mình. Nghe xong, ông lão trấn an:
- Các chị hãy yên tâm, đừng khóc lóc nữa. Ta biết rõ chỗ các chị ở, ta sẽ đưa các chị về đến nhà bình an. Chắc các chị cũng chẳng có ai giúp, vậy ta có chú bé trai này sẽ mang giúp đồ đặc cho các chị.
Và đúng như lời đã hứa, ông lão đã đưa các chị trở về dòng bình an vô sự. Vừa bước vào đến cửa là các chị không còn trông thấy ông lão và chú bé đâu nữa. Chị Xêcilia lấy làm ân hận vì chưa kịp bày tỏ lòng tri ân. Nhưng mấy hôm sau, chị được Chúa soi sáng cho biết 2 nhân vật tốt bụng đó là Thánh cả Giuse va Thiên thần bản mạnh của chị. Từ đó, chị Xêcilia cũng thêm lòng sốt sắng tôn kính Thánh cả Giuse và cả nhà dòng của chị cũng đem lòng mộ mến ngài cách đặc biệt.
15. Thiếu nữ bị điên
Năm 1864, ở thành Rôma, có một thiếu nữ con nhà giầu sang tự nhiên bị bệnh điên. Không bao lâu, bệnh ấy phát nặng lắm, không mấy khi cô ta tỉnh táo, luôn bị lên cơn, không ăn không ngủ được. Đêm ngày chỉ nói dông dài, la lối, chạy khắp nơi.
Thiếu nữ bị bệnh gần một tháng mà đã trở nên gầy gò yếu đuối, ai thấy cũng thương tâm. Các thày thuốc nổi tiếng xa gần đã đến coi mạch, bốc thuốc mạnh, nhưng thuốc nào cô uống cũng không bớt, bệnh lại còn tăng thêm.
Cha mẹ cô ta thấy vậy thì không còn biết chạy chữa sao nữa, liền nhờ mọi người bà con, người quen biết, hợp ý với mình cầu xin van nài Thánh Cả Giuse chữa con mình.
Mọi người hợp ý cầu xin đã hơn 3 tháng, mà bệnh không giảm bớt chút nào, nhưng lạ thay, đến chính ngày lễ kính Thánh Cả Giuse thì cô ta tự nhiên khỏi bệnh, trở lại tỉnh táo, như chưa hề bị bệnh bao giờ. Ai thấy thế cũng tin rằng chính Thánh Cả Giuse đã chữa bệnh cho cô ta, nên người ta được thêm lòng tin cậy Thánh nhân hơn nữa.
16. Tu sĩ luyện ngục hiện về
Trong sách linh mục Allosa chép về sự kính mến ông Thánh cả Giuse, đã kể sự tích một thầy dòng thánh Augutinô như sau: Khi thầy dòng ấy vừa chết được mấy ngày, liền hiện về cùng thầy khác cùng dòng mà kêu van rằng:
- " Anh ôi, xin thương tôi, tôi phải giam trong luyện ngục chịu hình khổ quá trí anh hiểu chẳng được, vì khi còn sống, tôi khinh thường kỉ luật nhà dòng, lúc bỏ việc nọ khi bớt việc kia, xuýt nữa tôi phải sa hỏa ngục đời đời, nhưng Chúa đã thương tôi, vì từ nhỏ tôi vẫn có lòng kính mến Thánh cả Giuse cách riêng, cùng năng đọc kinh làm việc dâng kính Người. Thánh Giuse là Đấng rất mạnh thế trước mặt Chúa, Người đã cầu bầu cho tôi, nên Chúa tha cho tôi khỏi sa hỏa ngục, nhưng phải ở luyện ngục đau đớn khốn khổ lâu năm, xin anh thương cứu tôi".
Nói bấy nhiêu lời rồi thầy ấy biến đi.
88 Cả tỉnh khỏi bệnh dịch tả
Năm 1638, thành Avignon, nước Pháp, phải dịch tả chết nhiều lắm, chẳng có phương dược nào chữa được. Trong lúc túng cực, dân thành chạy đến kêu cầu Thánh Cả Giuse và khấn rằng: Nếu Ngài cứu thành cho khỏi dịch thì từ nay về sau hàng năm chúng con sẽ mừng lễ kính Ngài cách trọng thể.
Ôi! Thánh Giuse quyền thế và từ tâm dường nào! Chính ngày người ta khấn cầu thì thành Avignon và cả vùng lân cận đều khỏi dịch, chẳng còn ai chết vì chứng đó nữa.
Thành Avignon vừa thoát thì dịch tả lại lan sang thành Lyon. Nhưng thành này kịp theo gương thành kia mà kêu khấn Thánh Cả, nên cũng được thoát nạn.
17. Nữ tu bị cám dỗ lỗi khiết tịnh
Có một Nữ tu bị cám dỗ nặng nề về đức thanh tịnh. Ban đêm ban ngày, và ngay cả lúc đọc kinh cầu nguyện, trí lòng chị nặng bị ám ảnh bởi những tư tưởng xấu xa.
Thoạt đầu chị chống trả mạnh mẽ, nhưng lâu ngày chùn mỏi, chị như ngã lòng. Trong lúc buồn rầu bối rối, chị đã cầu cùng Ðức Mẹ "Lạy Mẹ đáng mến, con xin mẹ chỉ dạy Ðấng Thánh nào mạnh thế trước mặt Chúa và đẹp lòng Mẹ hơn cả, để con nhận làm quan thầy phù hộ qua cơn hiểm nghèo này!"
Cầu nguyện rồi, chị mệt quá liền thiếp đi. Bỗng mơ thấy Ðức Mẹ hiện ra bảo chị hãy nhận Thánh Giuse làm quan thầy và phó mình trong tay Ngài gìn giữ.
Tỉnh lại, chị vui mừng lắm, liền sốt sắng dâng linh hồn và thân xác cho Thánh Giuse. Quả nhiên cơn cám dỗ lui đi và sự bình an trở lại.
Về sau, một đôi khi kẻ thù có xông đánh, chị lại chạy đến nấp mình dưới áo choàng của Thánh Giuse và được toàn thắng.
18. Thánh nữ Têrêsa ca tụng
"Tôi chọn Thánh Giuse làm Bổn mạng , tôi phó trót thân tôi và mọi việc của tôi cho Người.
Tôi thú nhận rằng: Người đã phù hộ cứu giúp tôi quá sự tôi cầu xin.
Vì tôi biết Người rất có lòng thương và có thế lực trước Nhan Thánh Chúa, nên tôi khuyên mọi người tin cậy, kính mến Thánh Cả cách đặc biệt.
Trong nhiều năm, mỗi khi tới lễ kính Người (19/3), tôi thường xin Người ban ơn đặc biệt cho tôi, năm nào Người cũng thương ban như ý. Không ơn nào tôi xin Người mà Người từ chối.
Nếu ai không tin lời tôi nói, họ hãy lấy lòng trông cậy mà cầu xin Thánh Cả Giuse những ơn cần thiết, chắc chắn sẽ thấy lời tôi nói là thật, và sẽ biết: kính mến cậy trông Thánh Cả Giuse là điều lợi ích chừng nào?
"Từ trước tới nay, tôi thấy những ai kính mến Thánh Cả, đều chóng trở nên hoàn thiện. Thánh Cả thường giúp họ biết cầu nguyện và suy ngắm cao hơn. Ai không tìm được người khác giúp mình biết cầu nguyện và suy ngắm, hãy nhận Thánh Cả Giuse là giáo sư, sẽ thấy mình mau chóng biết cầu nguyện và suy ngắm cách tuyệt hảo".
19. Vợ chồng có 3 con trai, chết con trai 12 tuổi
Thánh Alphongsô kể lại rằng:
Có đôi vợ chồng kia rất đạo đức, sốt sắng và có lòng sùng kính thánh Giuse cách đặc biệt. Hai vợ chồng lại son sẻ nên hằng tin tưởng cầu xin với thánh cả Giuse. Rồi họ được nhậm lời, sinh hạ được 3 cậu con trai ! Điều đó làm cho lòng họ càng thêm đạo đức và mến mộ thánh cả, họ gia tăng làm việc lành, nhất là trong dịp tháng 3 kính Thánh cả.
Khi cậu cả lên 12 Tuổi, vào ngày lễ kính Thánh Giuse (19/3), cậu được rước lễ lần đầu. Nhưng rồi 1 giờ sau, cậu cả đã qua đời. Không lẽ đây lại là 1 ơn lành sao ? Dầu vậy, 2 vợ chồng kia vẫn không hề trách móc, oán thù, mà còn gia tăng lời cầu xin cho 2 đứa con còn lại đừng chịu chung 1 số phận như người anh cả. Thế nhưng, đến năm sau, cũng chính vào ngày lễ kính Thánh Giuse, cậu con trai thứ hai lại lăn ra chết bất thình lình như người anh năm trước. Khỏi cần nói cũng biết nỗi đau của hai vợ chồng kia lớn biết chừng nào. Tuy nhiên, họ vẫn không mất niềm tin.
Vào một đêm kia, trong lúc hai vợ chồng còn đang chong đèn than thở thì đượ Chúa cho thấy cảnh tượng 2 người thắt cổ chết, bên cạnh còn có người thứ ba, dáng vóc khỏe mạnh, mặc áo Giám mục. Rồi ngay lúc ấy, thánh cả Giuse lấy hình 1 ông già lão bước đến giảng giải:" Các con đau buồn làm chi. Hai đứa lớn nó sống thì sau này cũng sẽ sinh tật trộm cướp và sẽ bị án thắt cổ như cảnh tượng các con vừa thấy đó. Vì thương chúng và thương các con, nên Chúa đã đưa chúng đi khi chúng còn đang trong sạch. Còn đứa thứ 3 sau này sẽ cứu được nhiều linh hồn trong cương vị Giám mục". Nói xong, Thánh cả liền biến đi.
Hai vợ chồng được giải tỏa nỗi ưu phiền, họ không buồn đau nữa, và ngày càng tỏ rõ lòng kính mến Thánh cả Giuse, cũng như niềm tri ân đối với đức độ và sự khôn ngoan của Ngài. Về sau, đúng như lời ngài nói, đứa con thứ 3 khỏe mạnh, thông minh của họ đã theo ơn gọi giáo sĩ, làm Giám mục va giúp ích cho rất nhiều linh hồn.
20. Thiếu nữ 22 tuổi bệnh phù thũng
Xưa, trong tỉnh Briocô thuộc nước Pháp, có một thiếu nữ 22 tuổi bị bệnh phù thũng, phải nằm liệt giường chẳng nhúc nhích được chút nào.
Một ngày kia, khi cô đang nằm, có ông già vào xin ăn. Cô nói: Tôi cũng nghèo đói lắm, chẳng có của gì, người ta cho tôi miếng nào, tôi ăn miếng ấy. đây có mấy quả lê người ta mới cho, ông lấy một nửa.
Ông già nhận lấy mấy quả lê, và nói: Chị hãy vững lòng trông cậy cầu xin Thánh Cả Giuse , chị sẽ được khỏi bệnh. Khi chị khỏi được một năm, chị sẽ bị nặng hơn trước, nhưng đừng nản lòng, hãy tiếp tục cầu xin Thánh Cả Giuse , Người sẽ chữa khỏi hẳn cho. Nói xong, ông già đi khỏi, không trở lại nữa.
Thế rồi, cô ta cầu xin Thánh Cả Giuse một tuần 9 ngày, sau đó cô được khỏi bệnh. Năm sau, cô bị lại nặng hơn năm trước. Cô không nản lòng, lại tiếp tục cầu xin Thánh Cả Giuse .
Chính ngày lễ Thánh Cả Giuse, dù bệnh trở nặng hơn mọi ngày, cô cũng nhờ người khiêng cô đi dự lễ, rước lễ kính Thánh Cả.
Ngợi khen quyền phép Thánh Cả Giuse đã thương người khốn khó, dù những ngày trước, cô không thể cử động, chỉ nằm một chỗ, thế mà giờ đây, cô tự nhiên đứng lên đi rước lễ mạnh mẽ như mọi người. Rước lễ xong, cô xuống quì nơi đã nằm trước, như không hề mắc bệnh tật gì.
Thấy mọi sự xảy ra như lời ông già ăn xin nói trước, cô liền tin thật đó chính là Thánh Cả Giuse đã đến báo tin và chữa bệnh cho mình. Mọi người biết bệnh tình cô ta trước kia nay đã khỏi, thì tin thật là phép lạ Thánh Cả Giuse đã thương chữa cô. Hai người khô khan đạo nghĩa, nay thấy phép lạ cũng được ơn ăn năn trở lại đàng lành.
21. Đàn bà nghèo khỏi bệnh
Tại thành Chiavari bên nước Italia, có một phụ nữ, phần hồn đạo hạnh, nhưng phần xác khó nghèo túng thiếu, hằng ngày đi làm thuê kiếm của nuôi thân. Không may, khi làm việc, thì vô ý bị thương chân đau đớn lắm. Chân sưng lên, và sau lại thối rỗng ra, không còn đi lại được. Thầy thuốc bảo: bệnh này lâu khỏi và tốn tiền lắm. Người đàn bà không còn đi làm được thì không có cơm ăn, còn nói gì tiền chữa bệnh. Bà ta trở nên túng cực lắm.
Đức Chúa Trời soi sáng cho bà ta trông cậy cầu xin Thánh Cả Giuse chữa cho mình. Bà ta từ trước tới nay vẫn có lòng kính mến Thánh Cả Giuse, và treo ảnh Người trong nhà để tôn kính. Bà sấp mình trước ảnh Thánh Cả , cầu xin Người thương giúp mình trong cơn khốn cực này. Cầu xin một lúc, bà ấy lấy ảnh Thánh Cả vẽ dấu thánh giá trên chân mình hai ba lần.
Lạ thay, tạ ơn Thánh Cả đã thương kẻ túng cực, cô đơn: làm dấu thánh giá xong, bà ta thấy chân bớt đau, và vài hôm sau khỏi hẳn, bà ta đi lại được, và đi làm kiếm ăn như trước.
22. Vua nước Áo xin có con trai
Vua thượng vị Lêôpolđô I là tông đồ truyền bá sự sùng kính Thánh Giuse rất nhiệt thành. Vua Lêôpolđô I (1640-1705) là vua nước Áo, đã 40 tuổi mà chưa có con nối quyền. Vua liền sốt sắng cầu khẩn Thánh Giuse xin ban cho có con trai.
Ðể chứng tỏ lòng trông cậy, vua ra chiếu chỉ tôn Thánh Giuse làm Ðấng bảo trợ các vua nước Áo. Ngài lại truyền đúc tượng Thánh Cả bằng bạc, yêu cầu các linh mục dâng thánh lễ và tổ chức rước kiệu kính Ngài đủ tám ngày. Khỏi chín tháng, Hoàng hậu sinh hạ một con trai, nhà vua và dân chúng xiết bao hoan hỉ. Ðể nhớ ơn Thánh Cả, nhà vua truyền đặt tên Thái tử là Giuse và khấn đúc một tượng lớn Thánh nhân bằng bạc đặt tại quảng trường thành Vienna.
Nhưng vua cha băng hà khi chưa kịp thi hành lời khấn. Vua con là Giuse I (1678-1711) nhớ mình bởi đâu mà sinh ra, cũng có lòng kính mến Quan thầy lắm. Ngài truyền đúc tượng Thánh Giuse rất lớn bằng bạc, xây bệ cao giữa kinh đô và tôn đặt lên chính ngày lễ Thánh Giuse năm 1709, y như lời vua cha đã khấn năm xưa.
23. Cụ già 86 tuổi chết lành
Tại một giáo xứ vùng Lyon, người ta còn nhắc tới gương sáng đời sống của một cụ già đạo hạnh, qua đời năm 1859, thọ 86 tuổi. Cụ có lòng tôn kính Thánh Giuse cách nhiệt thành. Sáng tối hằng ngày đọc kinh xin Ngài ban ơn chết lành. Các ngày thứ tư, cụ quen ăn chay, làm phước, bố thí. Hằng năm, cụ mừng trọng thể lễ Thánh Giuse mà cụ coi là một ngày trọng nhất đời.
Một ơn nài xin suốt 50 năm, lẽ nào bị từ chối?
Ngày 15 tháng 3 năm 1859, cụ ngã bệnh, được lãnh đủ các bí tích, lòng đầy sốt sắng, nêu gương sáng cho mọi người.
Chính ngày 19 tháng 3, cụ xin linh mục dâng lễ kính Thánh Cả và xin người ta đọc kinh phó linh hồn. Thánh lễ vừa xong, thì cụ ngước mắt lên trời. đặt hai tay chéo lên ngực, kêu rõ ràng ba tên cực trọng Giêsu Maria Giuse, rồi tắt thở êm ái dịu dàng.
Linh hồn cụ lìa thế tạm để về Thiên đàng hưởng phúc cùng Thánh cả muôn đời.
24. Kẻ có tội được ơn chết lành
Linh mục Isidorô kể truyện một người sang trọng giầu có quê ở thành Venise trong nước Ý. Ông này vốn treo ảnh Thánh Cả Giuse trong nhà và hay quì gối cầu nguyện trước ảnh ấy. Ông này tuy có cầu nguyện đôi khi, nhưng đi đàng tội lỗi bê bối, và chẳng hề xưng tội bao giờ.
Khi ông ta bị bệnh nặng gần chết, vợ con khuyên ăn năn xưng tội, nhưng ông ta ngại xưng, và nghĩ mình chưa đến nỗi chết, nên khoan giãn không xưng. Nếu Thánh Cả Giuse không phù hộ, chắc ông ta chết trong tội và sa hỏa ngục.
Khi ông ta bị mê man, thì mơ thấy một cụ già đẹp đẽ tốt lành giống như hình Thánh Cả Giuse treo trong nhà, hiện ra khuyên ông ta lo việc linh hồn mau lẹ kẻo không kịp. Cũng lúc ấy, ông ta được ơn thấy tội mình đã phạm tràn trề...đáng hình phạt hỏa ngục thế nào. Ông ta liền ăn năn hối hận hết sức. Khi tỉnh dậy, ông ta xin xưng tội ngay. May cho ông ta chừng nào. Khi linh mục giải tội xong thì ông ta liền từ bỏ cõi đời này.
123 Thanh nữ bệnh dịch tả được chữa khỏi
127 Bố thí, chia sẻ cho người nghèo vì Thánh Cả
25. Thánh Cả phù hộ cho kính Người được ơn chết lành
Linh Mục họ đạo Munster ở nước Đức, vừa đi ngủ thì có một cụ già đến gõ cửa xin mời cha đi kẻ liệt. Cha lần mò mãi mới tới được căn nhà chỉ định, thì thấy im như tờ, mặc dù cha đã gõ cửa nhiều lần. Lúc sau chủ nhà mới mở cửa, hỏi cha đến để làm gì ? Nhà đâu có ai đau yếu.
Nhìn chủ nhà râu tóc bạc phơ như ông già lúc trước đến xin cha đi kẻ liệt. Cha ngạc nhiên đáp :
- Hồi nãy chính ông đã đến gọi tôi đi làm phúc cho kẻ liệt mà.
Chủ nhà trả lời :
- Không, nhà tôi không có ai đau cả. Mẹ tôi cũng vẫn khỏe.
Hai bên đều ngạc nhiên. Bỗng chủ nhà nghĩ lại :
- Có lẽ mẹ tôi chiều nay mới bị cảm, nên Chúa cho gọi cha đến chăng.
Thế rồi hai cha con lên lầu thăm cụ. Thì ra cụ bà bị đau nặng. Ban các phép cho bệnh nhân xong cha hỏi :
- Xưa nay bà có tôn kính vị Thánh nào không ?
- Thưa cha có, con vốn tôn kính Thánh Giuse và hằng ngày con xin Ngài cho con được ơn chết lành.
Một giờ sau thì bà tắt thở. Mọi người kết luận : Chính Thánh Giuse đã đóng vai ông lão đến mời cha đi kẻ liệt.
26. Linh mục tội lỗi được ơn trở lại
Ở Thủ đô Paris, có 1 vị Linh mục lâu năm rồi vẫn sống trong tội lỗi, gây nhiều gương xấu. Linh mục này có 1 người anh là Linh mục dòng. Thấy em sống ngang trái, lầm lạc, hại họ đạo, xấu xa gia đình, người anh đã tìm hết cách, khuyên lơn có, rầy la có, nhưng xem ra vô hiệu. Cuối cùng, người anh chạy đến kêu cầu Thánh cả Giuse. Ngài dâng lễ kính thánh Giuse suốt 9 ngày và đồng thời xin một số anh chị em giáo dân hợp ý cầu nguyện.
Nội vụ, dường như đã bắt đầu chuyển biến. Người em tội lỗi lâm bệnh, gần chết. Trong lúc thập tử nhất sinh này, người em suy đến tội lỗi mình chồng chất nặng nề và được ơn thống hối ăn năn, chê ghét quá khứ tội lỗi và quyết tâm cải chừa, cùng sẵn sàng đền bù thiệt hại do những gương xấu của mình đã gây ra . . . Ôi, thật là lạ lùng ! Thánh cả Giuse đã bảo trợ cho Linh mục ấy chẳng những được sống lại phần hồn mà còn được phục hồi sức khỏe phần xác nữa.
Khi nghe biết rằng đó là nhờ ơn Thánh cả Giuse đã đoái thương, vị Linh mục kia đã cảm động biết bao và hứa sống xứng đáng để đáp đền phần nào ơn nghĩa của Thánh cả. Và quả thật, nhờ ơn Thánh cả, vị Linh mục kia sau này sống rất vững vàng trên con đường hồi tâm, luôn trao dồi nhân đức, nhiệt thành cứu giúp các linh hồn và nhất là luôn tỏ lòng tôn kính, trông cậy, học hỏi các nhân đức của Thánh cả Giuse để được ơn bền đỗ.
27. Cứu gia đình 7 người nghèo túng
Tại Paris, nước Pháp, có 1 gia đình nghèo 7 người: 2 vợ chồng và 5 đứa con. Các con thì còn nhỏ, chưa có sức làm việc, người chồng lại thường hay đau yếu, nên chỉ còn người vợ làm thuê chạy ăn cho cả nhà.
Năm 1865, người chồng đã bệnh nặng hơn đúng vào lúc người vợ thất nghiệp, nên gia đình họ càng thêm túng bấn. Đồ dùng trong nhà đem bán lần hồi để chạy thuốc cho chồng và chạy gạo cho con. Đến sau, không còn gì để bán nữa, chị đem cả áo cưới của mình đi bán, nhưng bị trả rẻ, nên phải đem về.
Trong lúc buồn rầu vì túng cực ấy, chị quyết chạy đến thánh Giuse xin ngài cứu giúp cho. Chị vợ vào nhà thờ, quì cầu nguyện hồi lâu trước bàn thờ Thánh Cả, rồi cảm thấy an lòng, chị ta ra về, lòng đầy tin tưởng sẽ được thánh cả nhậm lời cầu. Quả thật, khi vừa về đến nhà, chị gặp 1 người đem lại trả cho chị 1 món tiền khá lớn đã vay từ lâu mà chị đã tưởng mất mất luôn, không mong gì lấy lại.
Chẳng bao lâu, nhờ có tiền chạy chữa, chồng chị đã lành bệnh. Phần chị cũng đã có công ăn việc làm trở lại, và gia đình dần dần cũng đã có của dư. Chắc chắn đó là do lòng thương và lòng cảm thông của Thánh cả Giuse, nên gia đình chị ngày càng sùng kính và tri ơn Thánh cả hơn.
144 Nữ tu bị cám dỗ bỏ dòng
28. Ảnh thánh Cả Giuse chữa cháy
Một tu sĩ Dòng Norbertô kể lại tích này : Bên cạnh tu viện chúng tôi có một nhà làm ăn vô ý bị phát hỏa. Chẳng may lại gặp ngày gió lớn. Dân làng tấp nập chạy chữa, nhưng vô hiệu, lửa sắp lan sang nhà Dòng.
Thấy vậy, chúng tôi vội vào nguyện đường thắp một ngọn đèn trước tòa Thánh Giuse và nguyện rằng : Nếu ông Thánh Giuse cứu chữa nhà Dòng thì chúng tôi xin thắp đèn đủ 8 ngày để tạ ơn. Khấn rồi gió còn to lắm và lửa càng bốc cao.
Trong khi đó, các thầy đã chạy đồ đạc ra sân. Tôi liền vào phòng riêng xem còn sót gì không. Thấy mẫu ảnh Thánh Giuse còn treo trên tường, tôi vội gỡ lấy chạy ra ngoài sân, miệng lâm râm kêu khấn, tay liệng mẫu ảnh vào đống lửa.
Ôi quyền thế Ngài thật lớn lao, lời cầu của Ngài mạnh thế trước mặt Thiên Chúa chừng nào ! Vừa ném ảnh vào lửa thì lửa liền dịu xuống, khỏi một lúc thì dập tắt được hỏa hoạn. Ngày hôm sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi thấy mẫu ảnh còn nguyên vẹn chẳng cháy, chẳng xém, cũng chẳng nhom nhem chút nào cả.
Tạ ơn ngợi khen Thánh Cả chẳng bỏ lời kẻ trông cậy chạy đến cùng Ngài trong cơn khốn quẫn.
6/10/09
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Biến Cố Đời Tôi
(Kinh nghiệm của một người ngoài Công Giáo)
Huỳnh Thị Quang
Boston, Massachusetts
Có lẽ không biến cố nào lớn hơn trong đời tôi bằng những ngày bỏ quê hương để trốn đi, trong đó tôi nhìn thấy ơn Đức Mẹ đã che chở tôi và gia đình. Tôi xin kể lại để một lần được công khai cảm tạ người Mẹ đã hằng nâng đỡ và cứu vớt chúng tôi.
Kế hoạch của chúng tôi định vượt trạm công an biên phòng tại cửa Gành Hào không được chu đáo và an toàn, nên chuyện quyết định ra ghe vào tháng ba năm 1981 đã đình lại để chờ sự liên lạc của Tùng, vì Tùng là người chuyên môn làm môi giới cho tàu vượt biên ra cửa biển từ bấy lâu nay.
Thời gian chờ đợi và liên lạc thấm thoát cũng gần 5 tháng. Sau cùng vào ngày rằm tháng 8 năm đó thì chồng tôi được lệnh cho ghe di chuyển từ Hộ Phòng đến Cà Mau, và ra đến cửa sông Ông Đốc. Trên ghe có vợ chồng chủ ghe và đứa con trai nhỏ cùng với vợ chồng tôi và cháu gái đầu lòng của chúng tôi, lúc đó cháu vừa được 4 tuổi.
Trong ghe chúng tôi chở mấy ngàn cây mía để ngụy trang là ghe buôn bán. Khi ghe ra đến bến tàu, nơi toán đưa rước ra cửa qui định, thì mấy ngàn cây mía được hủy bỏ lên bờ, và người từ hai bên bìa rừng đổ lên ghe tấp nập. Lúc đó không đếm nổi là bao nhiêu người. Ghe không còn chỗ để duỗi chân, người chêm ép nhau như mắm. Tôi nghe Tùng nói chuyện với anh bạn chủ ghe và chồng tôi là: “Không kiếm được tài công và thợ máy. Các anh tính sao, có đi hay không?” Lúc ấy trời tối đen như mực, chung quanh toàn là rừng. Trước chiếc ghe chở người vượt biên chúng tôi, là môt chiếc xuồng máy đôi tôm nhỏ dẫn đuờng, trên đó có dăm ba người mang súng đạn.
Tôi biết đã vào đường này ắt phải đi, dầu không có tài công và thợ máy. Thế là chồng tôi lên chức tài công bất đắc dĩ, và anh bạn chủ ghe phải tiếp chồng tôi châm dầu nhớt máy, nên cũng gọi là thợ máy luôn.
Hừng sáng hôm ấy, con tàu của chúng tôi lọt ra cửa biển. Bọn đưa rước quay xuồng máy trở vào bờ. Từ phía chân trời, mầu hồng lợt bắt đầu xuất hiện, báo hiệu bình minh đã sang. Không khí tự do và trong lành như chưa bao giờ có trong cuộc sống tôi kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tôi phải hít thở không khí này vào cho thật đầy buồng phổi, rồi chuyện gì hãy tính sau, như là cuộc đời đi về đâu, hay là chuyện gì sẽ xảy ra cho cuộc sống mai này?
Suốt một buổi sáng biển đẹp và lặng yên như tờ, nhìn chung quanh ai cùng hớn hở ra mặt. Tôi nghe nhiều người tâm sự với nhau thật vui vẻ. Có anh bạn bảo rằng anh đã đi vượt biên mấy lần rồi, lúc thì bị bắt nằm tù mấy tháng, nhờ lo lót, chạy chọt đúng chỗ mới ra được. Khi thì tổ chức bị bể dọc đường, may mắn mới trốn thoát được. Có chị xúc động đến rơm rớm nước mắt, chị nói, chuyến này may mắn thiệt, chắc chắn chuyến này tôi sẽ gặp chồng tôi rồi. Anh là lính Hải Quân cũ, theo tàu qua Mỹ từ năm1975…” Ôi thôi, biết bao câu chuyện vui khác mà tôi được nghe. Tuy con tàu vượt biên này mới đưa chúng tôi rời cửa biển được có một chặng đường ngắn, vì rặng cây xanh trong bờ của cửa sông Ông Đốc vẫ còn lờ mờ đó, thế mà nỗi vui mừng và không khí tự do đả tràn đầy trong lòng chúng tôi. Chắc chắn là không một ai còn lo đến ông tổ trưởng gọi chiều nay phải đi họp công tác thủy lợi; không còn lo ông công an khu vực bảo ghi lại lý lịch cá nhân cho rõ ràng vì có dính dấp tới ngụy quân, ngụy quyền khi đi xin việc làm nuôi sống bản thân v..v. Bây giờ tất cả chỉ còn là màu xanh của trời, của nước, màu hy vọng tuyêt vời của lòng... Đây là giờ phút được xổ lồng khỏi sự kìm kẹp, để thấy được trọn vẹn cái nghĩa của hai chữ “tự do” trong cuộc sống mà chính mình bị cướp mất.
Niềm vui thì ai cũng muốn kéo dài vô tận, nhưng chẳng ai được toại nguyện cả. Sóng gió lại bắt đầu đến với cuộc đời, vì sau một buổi sáng tuyệt đẹp, biển lặng như tờ đó thì trưa đến, gió bắt đầu thổi mạnh, mây đen từ đâu ùn ùn kéo về bao phủ cả góc trời. Sóng trắng xoá, từng lượn bỏ vòi lên cao nghệu nhưmuốn nuốt trửng con tàu bé nhỏ của chúng tôi. Nước tràn lênh láng vào tàu. Những người trên tàu bắt đầu hoảng sợ, xôn xao hỗn loạn ầm lên. Tiếng la khóc của trẻ nhỏ, tiếng người lớn la lối cãi vã nhau vì dành những thùng đựng xăng dầu đễ làm phao cấp cứu cho cá nhân họ.
Trên tàu có khoảng một trăm người, mà thùng đựng dầu chỉ có hơn chục cái thôi, ai có ai không bây giờ? chắc chắn sẽ có một trận xô xát giật giành. Nước vào tàu thì không ai lo tát ra, mà cứ định ôm thùng nhảy xuống biển. Trong cảnh hỗn loạn như vậy, tôi nghe tiếng chồng tôi la lớn từ phòng lái vọng vào: “Đừng có sợ, hãy lo tát nước ra đi. Các anh liệu ôm thùng nhảy xuống biển là sẽ sống đuợc hay sao?”
Tiếng la lớn của chồng tôi đã làm mọi người lấy lại bình tĩnh, nên họ đã cùng nhau lo tát nước ra khỏi tàu. Cám ơn trời đất đã làm cho họ biết chia sẻ trong lúc khốn khó này. Chồng tôi không biết lúc đó như thế nào, khi một mình phải lèo lái con thuyền trong cơn phong ba bão táp như thế, một tài công bất dĩ, chỉ biết đem con tàu từ Hộ Phòng đến Cà Mau bằng đường sông, bây giờ trở thành tài công ra biển cả. Khoảng vài ba phút sau đó, tôi lại nghe tiếng chồng hỏi tôi vọng vào:
- “Xin hỏi dùm, ai là người lớn tuổi trong ghe, đạo gì? Hãy đọc kinh dùm”
Giọng chồng tôi lúc đó thật là nghiêm trọng, đã làm cho tôi phải rùng mình, nổi da gà hết cả người. Rồi ai nấy đều tụng niệm. Kẻ đạo Phật, người đạo Chúa, tất cả đều cầu nguyện cho được bình yên, tai qua nạn khỏi…Không biết có phải nhờ thế mà con tàu nhỏ xíu này chở cả trăm người đã tự dưng biết nương theo sóng gió mà ra khơi, phút chốc đã mất hút bến bờ, giống hệt như những chiếc tàu lớn chuyên nghiệp vượt biển, mặc dù trời đang giông bão dữ dội.
Lúc đó, chắc ít ai nghĩ đến sự linh thiêng cuả lời cầu nguyện. Tất cả đọc kinh để trấn an lòng mình, để khỏi phải suy nghĩ mông lung, để quên đi bão táp. Có người lạy cả chồng tôi xin cứu giùm mạng sống mọi người trên tàu, vì cứ tưỏng là đã gặp được tài công thứ kinh nghiêm nhà nghề rồi.
Đến nửa đêm đó thì hệ thống bơm nưóc để giải nhiệt máy bị hư, mọi người phải thay nhau múc nước đổ vào máy thay bơm. Sóng gió và sợ hãi làm mọi người quá mệt mỏi nên không còn nghe tiếng cười nói nữa. Cơn lạnh và đói bắt đầu hoành hành. Có người biết lo xa, họ mang theo kẹo bánh chanh đường v.v… còn như chúng tôi thì bận rộn, chạy đôn chạy đáo lo cho chuyến vượt biên, phần thì ỷ y đã có mấy ngàn cây mía trên ghe, lại còn gạo thóc, soong nồi mang theo. Nhưng mía thì bị thảy lên bờ để chở người, và gạo củi soong nồi thì giờ đã bị sóng nước biển làm ướt hết rồi. Cũng may còn vài chục cây mía lúc ra cửa sông dùng đề lót chỗ ngồi, thế là chia nhau mỗi người một khúc ngậm lấy nước ngọt mà cầm cự đôi ba ngày. Phần chồng tôi, sau một đêm đứng chịu sóng gió một mình đã thấm mệt. Nhưng chẳng có ai thế giùm để nghỉ ngơi giây lát, vì mỗi khi có người thay tay lái thì chiếc tàu tròng chành như muốn lật úp. Sợ qúa, mấy người trên tàu phải năn nỉ chồng tôi trở lại tay lái. Trong lúc đó cũng có một số khách cuả Tùng gởi đi lúc ra cửa sông, cứ tưởng là chồng tôi đã lấy tiền vàng để làm tài công cho tàu này, nên họ hăm he sẽ thảy chồng tôi xuống biển, nếu không chịu cầm lái con tàu này đến bến bờ.
Thế thì dù có mệt mỏi đến đâu, chồng tôi cũng phải đứng chịu tay lái, vì tình ngay mà lý gian. Cũng để cho sóng gió đừng lôi ông tài công tài giỏi này xuống biển bỏ họ. Anh em trên tàu đã chia phiên nhau giữ hộ hai bên cánh tay chồng tôi để khỏi bị té và kiệt lực. Họ còn dùng dây cột bàn chân của chồng tôi vào cây điều khiển bánh lái tàu để khỏi vuột sút ra. Cứ như thế tàu nương theo sóng gió mà đi.
Đến ngày thứ năm thì trên tàu xảy ra chuyện chẳng may. Bắt đầu là ống quần của một anh trên tàu bị máy buộc vào và đập nát ống xương chân. Thật là đau đớn. Anh kêu la suốt ngày, qua hôm sau đứa con của anh lại bị chết vì đói khát. Đến ngày thứ 7 lênh đênh trên biển, một cơn mưa kéo đến. Mọi người tự dùng miếng nylon nhỏ của mình để hứng nước. Tôi cũng cố đứng dậy để kiếm ít nước mưa cho con, thì thình lình một cơn sóng đập mạnh vào mạng tàu trong lúc tôi chưa kịp giữ thăng bằng nên đã ngã té. Thế là thai bị chấn động, và sau đó tôi chuyển bụng sinh một cháu trai, trong khi tàu đang lênh đênh giữa biển khơi này. Cháu ra đời và anh bạn là lính quân y cũ biết chút căn bản về sinh đẻ, đã dùng miếng kiếng bể thay dao, cắt dây nhau rún cho cháu, Thằng con trai tôi khóc chào đời chẳng bao lâu thì đứa con gái đầu lòng của tôi lại trút hơi thở cuối cùng. Rồi vài tiếng đồng hồ sau khi chào đời, không một mảnh vải che thân, không sữa bú, và có lẽ vì bị nhiễm trùng, vì cắt nhau bằng kiếng, nên cháu đã bị kinh phong giật rồi chết. Tôi chưa kịp đặt tên cháu thì cháu đã ra đi theo chị của cháu rồi!
Vài người lớn tuổi trên tàu đề nghị với vợ chồng tôi nên đặt tên cho cháu trước khi thả thi hài xuống biển. Chúng tôi nghe và đặt tên cho cháu là Lý Bửu Long. Tôi đau xót nhìn người ta thả xác hai con xuống biển, và âm thầm khấn xin hai con là Lý Tú Anh và Lý Bửu Long phù hộ cho cha mẹ cũng như mọi người trên tàu được đến bến bờ bình an.
Tôi không bao giờ quên được hình ảnh đau thương tột cùng đó trong quãng đời còn lại này, quãng đời mang nặng tâm tình người mẹ luôn dành hết tấm lòng, hết tình thương cho con, lúc nào cũng yêu thương những khúc ruột mang nặng đẻ đau của mình. Tôi có thể chết để cho con tôi được sống, tôi có thể đói để cho con tôi được no, tôi có thể khổ để cho con tôi được sướng, thế mà bây giờ tôi chịu bó tay nhìn con chết và nhìn thi hài con lênh đênh trên biển cả. Lúc ấy chỉ có trời đất mới thấm thía và hiểu được lòng tôi xót xa như thế nào! Tôi sống như xác không hồn, chẳng còn vui sướng nào trên thế gian này làm tôi quên đi hai đứa con đã chết đó.
Rồi khoảng nửa giờ sau thì chiếc tàu của chúng tôi cũng chết máy luôn. Tay lái tàu đành cột lại cẩn thận để mặc cho sóng gió muốn đưa con tàu về đâu cũng được. Nhờ vậy mà chồng tôi được nghỉ ngơi chút ít, chứ không làm sao sống nổi? khi thân xác chỉ còn da bọc xương, sức khoẻ gần như kiệt quệ. Tôi nhớ ngoài những người hiểu lầm, quyết làm khó dễ chồng tôi, còn chị Lý Diêm Ken là vợ của anh chủ tàu, đã không ngần ngại nói sự thật để đính chính và bênh vực chồng tôi. Khi biết rõ ràng vợ chồng tôi cũng phải bỏ tiền ra để đi và phải làm tài công bất đắc dĩ thì mọi ngươì đều xin lỗi và thương chia sự bất hãnh của hai cháu qua đời. Tôi hết lòng biết ơn chị Ken, đã không sợ sệt để nói ra sự thật. Nhưng chúng tôi cũng rất buồn vì một số bạn bè đã im hơi lặng tiếng vì sợ liên lụy, có vài người lại a dua theo đám khách hiểu lầm để gây thêm áp lực xấu, bắt chồng tôi phải sống chết theo tay lái tàu.
Sau khi tàu chết máy vài hôm, thì chị Ken và cháu Cảo-Kía cũng qua đời vì kiệt lực, và vài ba người nữa cũng đã chết. Tình trạng sức khỏe của tôi cũng quá yếu. Tôi lúc tỉnh lúc mê, vì sinh nở đã ba bốn hôm mà chẳng thuốc men, và chẳng ăn uống gì, tệ hơn nữa là nhau vẫn còn nằm trong bụng. Có người kể lại là tôi đã mê man mấy ngày liền.
Sau cùng trong cơn mê dài này, tôi đã thấy một người phụ nữ bận đồ trắng, dùng tay xoa lên ngực tôi và đánh thức tôi dậy.
Khi tỉnh lại, tôi thấy có vật gì nằng nặng đè lên ngực. Sờ thử thì thấy là một xâu chuỗi hạt màu xanh lá mạ với tượng một người phụ nữ. Lúc đó gia đình tôi chưa vào đạo nên tôi chỉ biết xâu chuỗi của người công giáo mà thôi. Tôi thều thào hỏi: “Cái này của ai làm rớt?” Không ai trả lời. tôi nhờ một anh bên cạnh truyền tay mọi người trên tàu coi của ai đánh rớt. Nhưng chẳng ai nhận và họ hoàn trả lại tôi. Tôi nghĩ xâu chuỗi này là của một trong những người có đạo trên tàu, thấy hoàn cảnh sinh nở và khốn khó của tôi, đã để xâu chuỗi trên ngực tôi trong lúc tôi mê man, mong người phụ nữ trong xâu chuỗi giúp đỡ cho tôi. Cuối cùng tôi đeo xâu chuỗi vào cổ mình. Khoãng vài ba phút sau, tôi nghe trong bụng như có gì dồn lên, tôi dùng tay đè nó xuống. Thế là nhau còn ứ trong ngưòi tôi tự động tuôn ra ngoài. Tôi cảm thấy khoẻ lại thật nhiều. Có thể nhờ xâu chuỗi mà sự may mắn này đến với tôi chăng? Nâng niu và ngắm nhìn người phụ nữ trên xâu chuỗi, tôi thấy bà có nét dịu hiền dễ thương. Tuy chưa biết bà là ai, tên gì, mà tôi được may mắn. Bây giờ tôi thực sự xin bà hãy đưa dẫn chúng tôi đến bến bờ bình an.
Tôi đeo xâu chuỗi vào cổ, rồi lại mê man thiếp đi. Rồi ai lay tôi tỉnh dậy. Mở mắt ra tôi thấy mọi người xung quanh đang hớn hở xôn xao. Một chiếc thang giây và chiếc băng ca đang thòng xuống trước mặt để chuẩn bị đưa tôi qua tàu lớn. Thế là chúng tôi đang được tàu lớn vớt sau 15 ngày lênh đênh trên biển cả. Tôi là người đầu tiên được đưa qua tàu bằng băng ca. Tất cả có 61 người còn sống sót, 8 người đã chết và được thủy táng. Chiếc tàu tuần dương này của Mỹ mang tên Southern Cross. Vị hạm trưởng là người công giáo. Ông nói rằng trước đây mấy ngày, ông luôn thấy bồn chồn khó chịu trong người. Đáng lẽ tàu phải đi công tác xa, nhưng ông đã ra lệnh cho ở lại và tuần rảo quanh vùng biển xem thế nào. Rồi ông đã thấy con tàu nhỏ bé của chùng tôi đang gặp nạn nên ra lệnh vớt chúng tôi. Bây giờ lòng ông không nóng nảy bồn chồn nữa, mà cảm thấy bình an vui vẻ trở lại. Ông cho biết cơn bão tháng này đã đưa chúng tôi trôi dạt vào hải phận Phi Luật Tân, nước này cũng có trại tỵ nạn cho người Việt Nam, nhưng sức khỏe mọi người đã hoàn toàn kiệt quệ nên ông quyết định quay mũi hướng về Singapore, vì theo ông nơi đó có trại tỵ nạn tốt đủ thuốc men điều trị hơn.
Thế là suốt hai ngày đêm tôi được nằm trong phòng có máy điều hòa không khí trên tuần dương hạm, được chăm sóc rất tận tình chu đáo. Rồi đến Singapore phải dời tàu vào bệnh viện cấp cứu. Vị hạm trưởng tặng anh em chúng tôi mỗi người một cái áo thun có tên tàu để làm kỷ niệm. Chúng tôi đều rất xúc động và cám ơn tình cảm chân thành của hạm trưởng và thủy thủ đoàn trên chiếc tuần dương hạm này.
Vì tình trạng tôi quá yếu nên phải nằm ở phòng cấp cứu cuả bệnh viện tại Singapore hơn hai tuần lễ liền. Nhân viên phòng cấp cứu sơ tôi bị nhiễm trùng bởi xâu chuỗi đang đeo, nên buộc lòng tôi phải tháo bỏ phần chuỗi và chỉ xin giữ lại phần tượng để làm kỷ niệm. Sau đó, tôi được xuất viện để trở qua trại tỵ nạn. Trại tỵ nạn tuy nhỏ, nhưng rất khang trang, sạch sẽ. Tôi vẫn còn yếu sức, tinh thần thì sụp đổ vì đã mất mát hoàn toàn, nhất là mất hai đứa con trên biển cả. Thấy tôi thẫn thờ như người mất hồn, các bác sĩ y tá của Hội Hồng Thập tự Quốc tế làm việc thiện nguyện tại đây đã hết lòng an ủi và chăm sóc tôi rất kỹ. Trong số các bác sĩ có bà bác sĩ người Úc tên là Margaret bà nghe nhiều người kể lại về chiếc tàu vượt biển bé nhỏ của chúng tôi đã lênh đênh trên biển suốt 15 ngày đêm không thức ăn, không nước uống, có người chết và sinh nở trên tàu, nên bà đã tìm gặp tôi để an ủi và nói chuyện. Bà bảo: nếu không thấy tận mắt, không nghe tận tai và không nói chuyện với tôi thì bà hoàn toàn không tin là có một người đàn bà sinh nở trên biển, không thuốc men, không ăn uống, nhau còn trong bụng 4-5 ngày mà vẫn còn sống. Bà hỏi phép lạ nào đã giữ được mạng sống tôi như thế? Tôi thuật lại mọi chuyện và đưa cho bà coi tượng người phụ nữ mà tôi nhặt đực trên ngực của tôi lúc tôi hôn mê. Sau khi xem tượng, bà bác sĩ làm dấu thánh giá, và cho tôi biết: Đây là tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Bà quả quyết chỉ có tình thương của Mẹ mới cứu sống tôi trong cảnh ngặt nghèo như vậy thôi. Rồi bà bảo, khi trở về Úc, bà sẽ viết lại câu truyện về “phép lạ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã cứu một người ngoại đạo” để đăng lên báo chí và tôn vinh Mẹ giúp cho tôi.
Bà còn hỏi: hiện tại tôi cần bà giúp điều gì? Tô xin bà thưa lại với phái đoàn Cao Ủy là cho tôi được ở lại trại tỵ nạn Syngapore để giúp đỡ những người tỵ nạn khác. Hiểu ý tôi vì quá thương hai con đã mất và thủy táng ở vùng biển nước này, nên chỉ muốn đươc sống quanh quẩn bên vong linh hai trẻ: bà khuyên tôi nên nghĩ lại, trước là phấn đấu cho sức khoẻ thể xác, sau là được bình an trong tâm hồn, rồi phải đi dịnh cư cho tương lai cá nhân mình, để còn lo cho cha mẹ, anh em còn lại tại Việt Nam.
Sau đó vợ chồng được di chuyển qua trại Galang II và được định cư tại Mỹ vào tháng 10 năm 1982.
Bước chân vào cuộc sống mới, cái gì cũng lạ cái gì cũng phải học hỏi. Sau ba tháng tôi sinh được môt cháu gái. Cảnh sống bận rộn khó khăn làm cho tôi quên mất Mẹ, quên những thời gian đau khổ được được Mẹ đoái thương. Tôi đã gói tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp này cất kỹ vào tủ. Đến tháng 4 năm 1984, tôi sinh thêm một cháu trai. Vài tháng sau nhà tôi bị cháy, con cái lại gặp cảnh nheo nhóc khổ sở, buồn rầu. Một đêm ngủ tôi mơ thấy người phụ nữ ba năm về trước. Bà đến bên tôi, đi bên cạnh là đứa con gái đầu lòng 4 tuổi của tôi đã chết trên tàu vượt biên. Bà an ủi và bảo tôi rằng: “Con đừng sợ, khi nào con đau khổ thì đều có Ta bên cạnh để giúp cho.” Rồi bà dùng tay vuốt từ đầu đến ngực tôi. Tôi giựt mình thức giấc. Phần thì sợ giấc mơ kỳ lạ gặp lại người phụ nữ xưa, phần thấy lại đứa con gái đầu lòng của mình mà con nó lại làm ngơ như xa lạ, không nhìn mình, nên tôi rất buồn và khóc rất nhiều. Chồng tôi đã an ủi và trấn an tôi, cho đó là những điều mộng mỵ mà thôi.
Rồi những khó khăn về cuộc sống cũng qua, nhà cửa tôi dần dần ổn định lại. Một lần nữa tôi lại bỏ quên mẹ vì bận rộn mưu sinh và chăm sóc hai đứa nhỏ. Đến năm 1988 tôi sinh thêm một cháu trai nữa. Chồng tôi theo đạo Phật nên năm đó gia đình tôi thỉnh một tượng Phật Bà Quan Âm về thờ. Từ đó tôi càng quên Mẹ nhiều hơn. Mãi đến năm 1994, khi đứa con gái lớn sinh tại Mỹ chuẩn bị vào trung học đệ nhất cấp thì vợ chồng tôi bắt đầu lo trường ốc, vì chúng tôi nghe rất nhiều tin tức tệ hại xảy ra ở học đường. Chúng tôi không kinh nghiệm nhiều về hệ thống giáo dục ở Mỹ, không biết trường nào tốt, trường nào xấu. Nhưng khi nhớ lời Mẹ nói trong giấc mơ bị cháy nhà, tôi lại đem tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ra mà cầu xin giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi tìm được trường tốt cho con vào học. Chẳng bao lâu tôi lại nằm mơ thấy Mẹ trở lại với đứa con gái đầu lòng đã chết của tôi. Lần này tôi đi theo bà đến góc sân của một trường học, nơi đó tôi nhìn thấy đám học trò nhỏ mặc đồng phục chơi đùa vui vẻ lắm. Sáng ra tôi kể cho chồng tôi nghe về giấc mơ lạ và gợi ý đi tìm trường cho con vào mùa tới.
Cuối cùng, tôi đã tìm được tìm được trường. Đó là một trường công giáo tên là Sacred Heart, thành phố Quincy, MA. Tôi mạnh dạn đến bấm chuông văn phòng của trường, tuy hôm ấy đang là ngày bãi trường vì vào mùa hè. Tôi may mắn gặp ngay Soeur hiệu trưởng để hỏi han về trường học. Tiền bạc thì chúng tôi chẳng dư giả gì, mà đơn từ thì chưa điền để giữ chỗ, thế mà nhờcầu nguyện thiết tha với Mẹ Hằng Cứu Giúp mà con tôi được nhận vào học trường này ngay trong mùa sau đó. Rồi cả ba đứa con đều học trường này, còn tôi thì phụ nhà trường bán Bingo mỗi tháng vào ngày thứ Hai.
Sau 5 năm theo học ở trường công giáo, ba đứa con đã xin vợ chồng chúng tôi cho theo đạo. Việc này khiến chúng tôi lo sợ sẽ mất con, vì tụi nhỏ khi theo đạo Thiên Chúa thì sẽ quên mất nguồn gốc, tổ tiên ông bà cha mẹ, ai là người thờ phượng tông đường đây. Lúc ấy tôi chưa hiểu điều răn thứ bốn cuả đạo Công Giáo rất quan trọng và nghiêm ngặt nên mới nghĩ như vậy. Tôi đã từ chối các con bằng cách bảo rằng "đạo nào cũng tốt, mình sống ăn ngay ở lành là căn bản", các con còn nhỏ, lo ăn học trước đã, đến khi lớn 18 tuổi đủ trí khôn, nếu còn muốn theo đạo thì hãy tính. Nhưng từ đó, có một sức mạnh thiêng liêng tác động, khiến chúng tôi bắt đầu để ý tìm hiểu về đạo.
Mùa Chay năm đó, cả ba đứa con xin phép vợ chồng tôi kiêng thịt ngày thứ sáu và cũng thuyết phục chúng tôi bớt chất thịt và mỡ trong những ngày chay. Điều này cũng lợi cho sức khoẻ vì đã bác sĩ bảo chồng tôi bị cao mỡ trong máu. Tôi cảm thấy gia đình có một chút gì đổi mới, nề nếp hơn, vui tươi hơn. Khi được những người bạn mời dự lễ rửa tội cho con họ, tôi có dịp quan sát kỹ. Tôi thấy những bộ quần áo trắng tinh, tươm tất chỉnh tề, bao khuôn mặt ngây thơ dễ thương ẩn chứa niềm tin yêu sáng ngời; tôi thấy cha dâng lễ, giảng thuyết, lời lẽ ôn tồn, êm dịu chứa đầy khoan dung, nhân ái, che chở, luôn mưu cầu hạnh phúc, bình an cho đàn chiên mình. Đặc biệt trong buổi lễ rửa tội hôm ấy, dường như Đức Mẹ đã tỏ ý bằng lòng về sự nhận xét đầu tiên của tôi về đạo Chúa, nên bức tượng Mẹ bên trái nhà thờ đã phản chiếu ánh đèn hay ánh nắng khiến thêm rực rỡ và lộng lẫy khác thường. Không kềm được lòng và không suy tính hay chờ đợi cho con tôi lớn lên đủ 18 tuổi nữa, tôi đã ngỏ lời với chị ngồi bên cạnh nhờ chị giúp cho con tôi cũng được vô đạo và rửa tội giống như con của chị.
Cuối cùng, chúng tôi ghi danh vào khóa dự tòng để tìm hiểu và học hỏi giáo lý tại nhà thờ St. Peter do cha Đoàn Quang Báu giảng dạy. Thật là “có đến xem mới thấy, có đến nghe mới hiểu…”
Thế là gia đình chúng tôi đã chọn Mười Điều Răn của Chúa Giêsu Kytô để làm rào cho cuộc sống, để có được bình an và hạnh phúc trong cuộc đời. Từ đó, mọi phiền hà và lo lắng trong gia đình chúng tôi đã có Mẹ, có Cha, có Thày mà phó thác, gánh âu lo bây giờ không còn nặng nề nữa, vì đã có người cùng ghé vai vào…
Tôi muốn chia sẽ thêm về tình yêu của Mẹ Maria nơi đây. Chẳng phải Mẹ chỉ nhìn đến và giúp đỡ, chở che những người chưa biết Mẹ và Chúa, hầu dẫn dắt họ trở về cùng Chúa, mà tôi nghĩ: khi tôi càng yêu, càng tin, càng phó thác cuộc sống của tôi cho Mẹ thì Mẹ cũng càng yêu càng lo cho tôi nhiều hơn nữa.
Tôi xin kể thêm để chúng ta cùng tôn vinh Mẹ. Đó là chuyện về đứa con trai út của tôi. Cháu thường bị nhiễm trùng trong hai lỗ tai. Bác Sĩ khám nghiệm thấy trong hai màng nhĩ có lỗ hổng, mỗi lần tắm mà sơ ý để nước lọt vào thì sẽ bị nhiễm trùng làm mủ, lên cơn sốt dữ dội, thật là tội nghiệp! vào năm 1993, Bác Sĩ quyết định mổ và vá lỗ tai bên phải cho cháu trước. Cuộc giải phẫu kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Ngồi ngoài chờ đợi và lo cho con, tôi đã ngất xỉu và được đi cấp cứu. Sau đó vài tháng thì tai bên phải đã lành, còn tai bên trái thì lỗ hổng nhỏ hơn, bác sĩ bảo dung thuốc nhỏ vào và chờ thời gian xem có tự lành lại được không. Chờ đợi và nhỏ rất nhiều loại thuốc khác nhau trong hơn 6 năm mà vẫn không lành, năm nào cũng bị nhiễm trùng cả chục bận, đến nỗi bác sĩ trực phòng cấp cứu phải đề nghị đem cháu đến bác sỉ chuyên khoa về tai để giải phẫu mới được, nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm vì cò thể ảnh hưởng đến bộ phân trí não của cháu. Không còn cách nào khác,tháng 5 năm 1999, tôi phải lấy hẹn để gặp bác sĩ chuyên khoa. Trong khi chờ đợi đến ngày hẹn khám tai, đêm nào tôi cũng chạy đến Mẹ, năn nỉ Mẹ giúp, vì tôi thương và tội nghiệp thằng út này quá, trong người mang đủ chứng bệnh, mà giờ phải mổ tới mổ lui nữa.
Rồi ngày hẹn đến, bác sĩ chuyên khoa quyết định thêm hai tuần dung thuốc nhỏ vô lỗ tai như trưóc thử xem, nếu không có gì thay đổ thì phải mổ, vì sau khi ông khám về thính giác thì thấy màng nhĩ còn hoạt động rất tốt. Trong hai tuần lễ ngắn ngủi đó, ngày nào tôi cũng chạy đến níu tay Mẹ. Tôi cầu xin Mẹ khẩn thiết hơn. Vì lo sợ quá nên ngày nào tôi cũng cố vạch xem tai của cháu có gì thay đổi không. Rồi qua một tuần nhỏ thuốc và cầu nguyện quyết liệt hơn, không biết Mẹ nhận lời thế nào mà phần ở sâu trong lỗ tai đó lòi ra ngoài nhiều đến nỗi với mắt thường của người không chuyên như tôi cũng đã nhìn thấy rất rõ, đó là một lỗ tròn to hun hút trông dễ sợ. Tôi nghĩ Mẹ cho mình thấy lỗ to như vậy, thì làm sao nó tự lành được đây, chắc phải mổ nữa rồi! Nhưng sau đó vài ngày thì không còn nhìn thấy gì nữa.
Ngày hẹn sau hai tuần đến thật nhanh. Tôi dẫn cháu trở lại để chuẩn bị cho cuộc giải phẫu. Nhưng còn nước còn tát, nghĩa là còn cầu nguyện. Tôi nói rất chân thành với Mẹ là: “Con sợ quá Mẹ ơi! tội nghiệp con của con quá, Mẹ ơi! Xin giúp con, chắc con không chịu nổi đâu!” Rồi bác sĩ dẫn cháu vào phòng khám lại trước khi lên bàn giải phẫu. Nhưng sau đó, họ báo cho tôi biết là không phải giải phẫu nữa, vì cháu đã hoàn toàn lành rồi. Cả ba ông bác sĩ lắc đầu cười và nói “Lạ quá, không biết cái lỗ hổng to trong lỗ tai tại sao biến mất như thế!”
Thế là mẹ con tôi trở về nhà. Hôm đó thằng con trai út tôi cười nói huyên thuyên, còn tôi thì âm thầm cúi đầu tạ ơn Mẹ Hằng Cứu Giúp thật nhiều…
Huỳnh Thị Quang
Boston, Massachusetts
Có lẽ không biến cố nào lớn hơn trong đời tôi bằng những ngày bỏ quê hương để trốn đi, trong đó tôi nhìn thấy ơn Đức Mẹ đã che chở tôi và gia đình. Tôi xin kể lại để một lần được công khai cảm tạ người Mẹ đã hằng nâng đỡ và cứu vớt chúng tôi.
Kế hoạch của chúng tôi định vượt trạm công an biên phòng tại cửa Gành Hào không được chu đáo và an toàn, nên chuyện quyết định ra ghe vào tháng ba năm 1981 đã đình lại để chờ sự liên lạc của Tùng, vì Tùng là người chuyên môn làm môi giới cho tàu vượt biên ra cửa biển từ bấy lâu nay.
Thời gian chờ đợi và liên lạc thấm thoát cũng gần 5 tháng. Sau cùng vào ngày rằm tháng 8 năm đó thì chồng tôi được lệnh cho ghe di chuyển từ Hộ Phòng đến Cà Mau, và ra đến cửa sông Ông Đốc. Trên ghe có vợ chồng chủ ghe và đứa con trai nhỏ cùng với vợ chồng tôi và cháu gái đầu lòng của chúng tôi, lúc đó cháu vừa được 4 tuổi.
Trong ghe chúng tôi chở mấy ngàn cây mía để ngụy trang là ghe buôn bán. Khi ghe ra đến bến tàu, nơi toán đưa rước ra cửa qui định, thì mấy ngàn cây mía được hủy bỏ lên bờ, và người từ hai bên bìa rừng đổ lên ghe tấp nập. Lúc đó không đếm nổi là bao nhiêu người. Ghe không còn chỗ để duỗi chân, người chêm ép nhau như mắm. Tôi nghe Tùng nói chuyện với anh bạn chủ ghe và chồng tôi là: “Không kiếm được tài công và thợ máy. Các anh tính sao, có đi hay không?” Lúc ấy trời tối đen như mực, chung quanh toàn là rừng. Trước chiếc ghe chở người vượt biên chúng tôi, là môt chiếc xuồng máy đôi tôm nhỏ dẫn đuờng, trên đó có dăm ba người mang súng đạn.
Tôi biết đã vào đường này ắt phải đi, dầu không có tài công và thợ máy. Thế là chồng tôi lên chức tài công bất đắc dĩ, và anh bạn chủ ghe phải tiếp chồng tôi châm dầu nhớt máy, nên cũng gọi là thợ máy luôn.
Hừng sáng hôm ấy, con tàu của chúng tôi lọt ra cửa biển. Bọn đưa rước quay xuồng máy trở vào bờ. Từ phía chân trời, mầu hồng lợt bắt đầu xuất hiện, báo hiệu bình minh đã sang. Không khí tự do và trong lành như chưa bao giờ có trong cuộc sống tôi kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tôi phải hít thở không khí này vào cho thật đầy buồng phổi, rồi chuyện gì hãy tính sau, như là cuộc đời đi về đâu, hay là chuyện gì sẽ xảy ra cho cuộc sống mai này?
Suốt một buổi sáng biển đẹp và lặng yên như tờ, nhìn chung quanh ai cùng hớn hở ra mặt. Tôi nghe nhiều người tâm sự với nhau thật vui vẻ. Có anh bạn bảo rằng anh đã đi vượt biên mấy lần rồi, lúc thì bị bắt nằm tù mấy tháng, nhờ lo lót, chạy chọt đúng chỗ mới ra được. Khi thì tổ chức bị bể dọc đường, may mắn mới trốn thoát được. Có chị xúc động đến rơm rớm nước mắt, chị nói, chuyến này may mắn thiệt, chắc chắn chuyến này tôi sẽ gặp chồng tôi rồi. Anh là lính Hải Quân cũ, theo tàu qua Mỹ từ năm1975…” Ôi thôi, biết bao câu chuyện vui khác mà tôi được nghe. Tuy con tàu vượt biên này mới đưa chúng tôi rời cửa biển được có một chặng đường ngắn, vì rặng cây xanh trong bờ của cửa sông Ông Đốc vẫ còn lờ mờ đó, thế mà nỗi vui mừng và không khí tự do đả tràn đầy trong lòng chúng tôi. Chắc chắn là không một ai còn lo đến ông tổ trưởng gọi chiều nay phải đi họp công tác thủy lợi; không còn lo ông công an khu vực bảo ghi lại lý lịch cá nhân cho rõ ràng vì có dính dấp tới ngụy quân, ngụy quyền khi đi xin việc làm nuôi sống bản thân v..v. Bây giờ tất cả chỉ còn là màu xanh của trời, của nước, màu hy vọng tuyêt vời của lòng... Đây là giờ phút được xổ lồng khỏi sự kìm kẹp, để thấy được trọn vẹn cái nghĩa của hai chữ “tự do” trong cuộc sống mà chính mình bị cướp mất.
Niềm vui thì ai cũng muốn kéo dài vô tận, nhưng chẳng ai được toại nguyện cả. Sóng gió lại bắt đầu đến với cuộc đời, vì sau một buổi sáng tuyệt đẹp, biển lặng như tờ đó thì trưa đến, gió bắt đầu thổi mạnh, mây đen từ đâu ùn ùn kéo về bao phủ cả góc trời. Sóng trắng xoá, từng lượn bỏ vòi lên cao nghệu nhưmuốn nuốt trửng con tàu bé nhỏ của chúng tôi. Nước tràn lênh láng vào tàu. Những người trên tàu bắt đầu hoảng sợ, xôn xao hỗn loạn ầm lên. Tiếng la khóc của trẻ nhỏ, tiếng người lớn la lối cãi vã nhau vì dành những thùng đựng xăng dầu đễ làm phao cấp cứu cho cá nhân họ.
Trên tàu có khoảng một trăm người, mà thùng đựng dầu chỉ có hơn chục cái thôi, ai có ai không bây giờ? chắc chắn sẽ có một trận xô xát giật giành. Nước vào tàu thì không ai lo tát ra, mà cứ định ôm thùng nhảy xuống biển. Trong cảnh hỗn loạn như vậy, tôi nghe tiếng chồng tôi la lớn từ phòng lái vọng vào: “Đừng có sợ, hãy lo tát nước ra đi. Các anh liệu ôm thùng nhảy xuống biển là sẽ sống đuợc hay sao?”
Tiếng la lớn của chồng tôi đã làm mọi người lấy lại bình tĩnh, nên họ đã cùng nhau lo tát nước ra khỏi tàu. Cám ơn trời đất đã làm cho họ biết chia sẻ trong lúc khốn khó này. Chồng tôi không biết lúc đó như thế nào, khi một mình phải lèo lái con thuyền trong cơn phong ba bão táp như thế, một tài công bất dĩ, chỉ biết đem con tàu từ Hộ Phòng đến Cà Mau bằng đường sông, bây giờ trở thành tài công ra biển cả. Khoảng vài ba phút sau đó, tôi lại nghe tiếng chồng hỏi tôi vọng vào:
- “Xin hỏi dùm, ai là người lớn tuổi trong ghe, đạo gì? Hãy đọc kinh dùm”
Giọng chồng tôi lúc đó thật là nghiêm trọng, đã làm cho tôi phải rùng mình, nổi da gà hết cả người. Rồi ai nấy đều tụng niệm. Kẻ đạo Phật, người đạo Chúa, tất cả đều cầu nguyện cho được bình yên, tai qua nạn khỏi…Không biết có phải nhờ thế mà con tàu nhỏ xíu này chở cả trăm người đã tự dưng biết nương theo sóng gió mà ra khơi, phút chốc đã mất hút bến bờ, giống hệt như những chiếc tàu lớn chuyên nghiệp vượt biển, mặc dù trời đang giông bão dữ dội.
Lúc đó, chắc ít ai nghĩ đến sự linh thiêng cuả lời cầu nguyện. Tất cả đọc kinh để trấn an lòng mình, để khỏi phải suy nghĩ mông lung, để quên đi bão táp. Có người lạy cả chồng tôi xin cứu giùm mạng sống mọi người trên tàu, vì cứ tưỏng là đã gặp được tài công thứ kinh nghiêm nhà nghề rồi.
Đến nửa đêm đó thì hệ thống bơm nưóc để giải nhiệt máy bị hư, mọi người phải thay nhau múc nước đổ vào máy thay bơm. Sóng gió và sợ hãi làm mọi người quá mệt mỏi nên không còn nghe tiếng cười nói nữa. Cơn lạnh và đói bắt đầu hoành hành. Có người biết lo xa, họ mang theo kẹo bánh chanh đường v.v… còn như chúng tôi thì bận rộn, chạy đôn chạy đáo lo cho chuyến vượt biên, phần thì ỷ y đã có mấy ngàn cây mía trên ghe, lại còn gạo thóc, soong nồi mang theo. Nhưng mía thì bị thảy lên bờ để chở người, và gạo củi soong nồi thì giờ đã bị sóng nước biển làm ướt hết rồi. Cũng may còn vài chục cây mía lúc ra cửa sông dùng đề lót chỗ ngồi, thế là chia nhau mỗi người một khúc ngậm lấy nước ngọt mà cầm cự đôi ba ngày. Phần chồng tôi, sau một đêm đứng chịu sóng gió một mình đã thấm mệt. Nhưng chẳng có ai thế giùm để nghỉ ngơi giây lát, vì mỗi khi có người thay tay lái thì chiếc tàu tròng chành như muốn lật úp. Sợ qúa, mấy người trên tàu phải năn nỉ chồng tôi trở lại tay lái. Trong lúc đó cũng có một số khách cuả Tùng gởi đi lúc ra cửa sông, cứ tưởng là chồng tôi đã lấy tiền vàng để làm tài công cho tàu này, nên họ hăm he sẽ thảy chồng tôi xuống biển, nếu không chịu cầm lái con tàu này đến bến bờ.
Thế thì dù có mệt mỏi đến đâu, chồng tôi cũng phải đứng chịu tay lái, vì tình ngay mà lý gian. Cũng để cho sóng gió đừng lôi ông tài công tài giỏi này xuống biển bỏ họ. Anh em trên tàu đã chia phiên nhau giữ hộ hai bên cánh tay chồng tôi để khỏi bị té và kiệt lực. Họ còn dùng dây cột bàn chân của chồng tôi vào cây điều khiển bánh lái tàu để khỏi vuột sút ra. Cứ như thế tàu nương theo sóng gió mà đi.
Đến ngày thứ năm thì trên tàu xảy ra chuyện chẳng may. Bắt đầu là ống quần của một anh trên tàu bị máy buộc vào và đập nát ống xương chân. Thật là đau đớn. Anh kêu la suốt ngày, qua hôm sau đứa con của anh lại bị chết vì đói khát. Đến ngày thứ 7 lênh đênh trên biển, một cơn mưa kéo đến. Mọi người tự dùng miếng nylon nhỏ của mình để hứng nước. Tôi cũng cố đứng dậy để kiếm ít nước mưa cho con, thì thình lình một cơn sóng đập mạnh vào mạng tàu trong lúc tôi chưa kịp giữ thăng bằng nên đã ngã té. Thế là thai bị chấn động, và sau đó tôi chuyển bụng sinh một cháu trai, trong khi tàu đang lênh đênh giữa biển khơi này. Cháu ra đời và anh bạn là lính quân y cũ biết chút căn bản về sinh đẻ, đã dùng miếng kiếng bể thay dao, cắt dây nhau rún cho cháu, Thằng con trai tôi khóc chào đời chẳng bao lâu thì đứa con gái đầu lòng của tôi lại trút hơi thở cuối cùng. Rồi vài tiếng đồng hồ sau khi chào đời, không một mảnh vải che thân, không sữa bú, và có lẽ vì bị nhiễm trùng, vì cắt nhau bằng kiếng, nên cháu đã bị kinh phong giật rồi chết. Tôi chưa kịp đặt tên cháu thì cháu đã ra đi theo chị của cháu rồi!
Vài người lớn tuổi trên tàu đề nghị với vợ chồng tôi nên đặt tên cho cháu trước khi thả thi hài xuống biển. Chúng tôi nghe và đặt tên cho cháu là Lý Bửu Long. Tôi đau xót nhìn người ta thả xác hai con xuống biển, và âm thầm khấn xin hai con là Lý Tú Anh và Lý Bửu Long phù hộ cho cha mẹ cũng như mọi người trên tàu được đến bến bờ bình an.
Tôi không bao giờ quên được hình ảnh đau thương tột cùng đó trong quãng đời còn lại này, quãng đời mang nặng tâm tình người mẹ luôn dành hết tấm lòng, hết tình thương cho con, lúc nào cũng yêu thương những khúc ruột mang nặng đẻ đau của mình. Tôi có thể chết để cho con tôi được sống, tôi có thể đói để cho con tôi được no, tôi có thể khổ để cho con tôi được sướng, thế mà bây giờ tôi chịu bó tay nhìn con chết và nhìn thi hài con lênh đênh trên biển cả. Lúc ấy chỉ có trời đất mới thấm thía và hiểu được lòng tôi xót xa như thế nào! Tôi sống như xác không hồn, chẳng còn vui sướng nào trên thế gian này làm tôi quên đi hai đứa con đã chết đó.
Rồi khoảng nửa giờ sau thì chiếc tàu của chúng tôi cũng chết máy luôn. Tay lái tàu đành cột lại cẩn thận để mặc cho sóng gió muốn đưa con tàu về đâu cũng được. Nhờ vậy mà chồng tôi được nghỉ ngơi chút ít, chứ không làm sao sống nổi? khi thân xác chỉ còn da bọc xương, sức khoẻ gần như kiệt quệ. Tôi nhớ ngoài những người hiểu lầm, quyết làm khó dễ chồng tôi, còn chị Lý Diêm Ken là vợ của anh chủ tàu, đã không ngần ngại nói sự thật để đính chính và bênh vực chồng tôi. Khi biết rõ ràng vợ chồng tôi cũng phải bỏ tiền ra để đi và phải làm tài công bất đắc dĩ thì mọi ngươì đều xin lỗi và thương chia sự bất hãnh của hai cháu qua đời. Tôi hết lòng biết ơn chị Ken, đã không sợ sệt để nói ra sự thật. Nhưng chúng tôi cũng rất buồn vì một số bạn bè đã im hơi lặng tiếng vì sợ liên lụy, có vài người lại a dua theo đám khách hiểu lầm để gây thêm áp lực xấu, bắt chồng tôi phải sống chết theo tay lái tàu.
Sau khi tàu chết máy vài hôm, thì chị Ken và cháu Cảo-Kía cũng qua đời vì kiệt lực, và vài ba người nữa cũng đã chết. Tình trạng sức khỏe của tôi cũng quá yếu. Tôi lúc tỉnh lúc mê, vì sinh nở đã ba bốn hôm mà chẳng thuốc men, và chẳng ăn uống gì, tệ hơn nữa là nhau vẫn còn nằm trong bụng. Có người kể lại là tôi đã mê man mấy ngày liền.
Sau cùng trong cơn mê dài này, tôi đã thấy một người phụ nữ bận đồ trắng, dùng tay xoa lên ngực tôi và đánh thức tôi dậy.
Khi tỉnh lại, tôi thấy có vật gì nằng nặng đè lên ngực. Sờ thử thì thấy là một xâu chuỗi hạt màu xanh lá mạ với tượng một người phụ nữ. Lúc đó gia đình tôi chưa vào đạo nên tôi chỉ biết xâu chuỗi của người công giáo mà thôi. Tôi thều thào hỏi: “Cái này của ai làm rớt?” Không ai trả lời. tôi nhờ một anh bên cạnh truyền tay mọi người trên tàu coi của ai đánh rớt. Nhưng chẳng ai nhận và họ hoàn trả lại tôi. Tôi nghĩ xâu chuỗi này là của một trong những người có đạo trên tàu, thấy hoàn cảnh sinh nở và khốn khó của tôi, đã để xâu chuỗi trên ngực tôi trong lúc tôi mê man, mong người phụ nữ trong xâu chuỗi giúp đỡ cho tôi. Cuối cùng tôi đeo xâu chuỗi vào cổ mình. Khoãng vài ba phút sau, tôi nghe trong bụng như có gì dồn lên, tôi dùng tay đè nó xuống. Thế là nhau còn ứ trong ngưòi tôi tự động tuôn ra ngoài. Tôi cảm thấy khoẻ lại thật nhiều. Có thể nhờ xâu chuỗi mà sự may mắn này đến với tôi chăng? Nâng niu và ngắm nhìn người phụ nữ trên xâu chuỗi, tôi thấy bà có nét dịu hiền dễ thương. Tuy chưa biết bà là ai, tên gì, mà tôi được may mắn. Bây giờ tôi thực sự xin bà hãy đưa dẫn chúng tôi đến bến bờ bình an.
Tôi đeo xâu chuỗi vào cổ, rồi lại mê man thiếp đi. Rồi ai lay tôi tỉnh dậy. Mở mắt ra tôi thấy mọi người xung quanh đang hớn hở xôn xao. Một chiếc thang giây và chiếc băng ca đang thòng xuống trước mặt để chuẩn bị đưa tôi qua tàu lớn. Thế là chúng tôi đang được tàu lớn vớt sau 15 ngày lênh đênh trên biển cả. Tôi là người đầu tiên được đưa qua tàu bằng băng ca. Tất cả có 61 người còn sống sót, 8 người đã chết và được thủy táng. Chiếc tàu tuần dương này của Mỹ mang tên Southern Cross. Vị hạm trưởng là người công giáo. Ông nói rằng trước đây mấy ngày, ông luôn thấy bồn chồn khó chịu trong người. Đáng lẽ tàu phải đi công tác xa, nhưng ông đã ra lệnh cho ở lại và tuần rảo quanh vùng biển xem thế nào. Rồi ông đã thấy con tàu nhỏ bé của chùng tôi đang gặp nạn nên ra lệnh vớt chúng tôi. Bây giờ lòng ông không nóng nảy bồn chồn nữa, mà cảm thấy bình an vui vẻ trở lại. Ông cho biết cơn bão tháng này đã đưa chúng tôi trôi dạt vào hải phận Phi Luật Tân, nước này cũng có trại tỵ nạn cho người Việt Nam, nhưng sức khỏe mọi người đã hoàn toàn kiệt quệ nên ông quyết định quay mũi hướng về Singapore, vì theo ông nơi đó có trại tỵ nạn tốt đủ thuốc men điều trị hơn.
Thế là suốt hai ngày đêm tôi được nằm trong phòng có máy điều hòa không khí trên tuần dương hạm, được chăm sóc rất tận tình chu đáo. Rồi đến Singapore phải dời tàu vào bệnh viện cấp cứu. Vị hạm trưởng tặng anh em chúng tôi mỗi người một cái áo thun có tên tàu để làm kỷ niệm. Chúng tôi đều rất xúc động và cám ơn tình cảm chân thành của hạm trưởng và thủy thủ đoàn trên chiếc tuần dương hạm này.
Vì tình trạng tôi quá yếu nên phải nằm ở phòng cấp cứu cuả bệnh viện tại Singapore hơn hai tuần lễ liền. Nhân viên phòng cấp cứu sơ tôi bị nhiễm trùng bởi xâu chuỗi đang đeo, nên buộc lòng tôi phải tháo bỏ phần chuỗi và chỉ xin giữ lại phần tượng để làm kỷ niệm. Sau đó, tôi được xuất viện để trở qua trại tỵ nạn. Trại tỵ nạn tuy nhỏ, nhưng rất khang trang, sạch sẽ. Tôi vẫn còn yếu sức, tinh thần thì sụp đổ vì đã mất mát hoàn toàn, nhất là mất hai đứa con trên biển cả. Thấy tôi thẫn thờ như người mất hồn, các bác sĩ y tá của Hội Hồng Thập tự Quốc tế làm việc thiện nguyện tại đây đã hết lòng an ủi và chăm sóc tôi rất kỹ. Trong số các bác sĩ có bà bác sĩ người Úc tên là Margaret bà nghe nhiều người kể lại về chiếc tàu vượt biển bé nhỏ của chúng tôi đã lênh đênh trên biển suốt 15 ngày đêm không thức ăn, không nước uống, có người chết và sinh nở trên tàu, nên bà đã tìm gặp tôi để an ủi và nói chuyện. Bà bảo: nếu không thấy tận mắt, không nghe tận tai và không nói chuyện với tôi thì bà hoàn toàn không tin là có một người đàn bà sinh nở trên biển, không thuốc men, không ăn uống, nhau còn trong bụng 4-5 ngày mà vẫn còn sống. Bà hỏi phép lạ nào đã giữ được mạng sống tôi như thế? Tôi thuật lại mọi chuyện và đưa cho bà coi tượng người phụ nữ mà tôi nhặt đực trên ngực của tôi lúc tôi hôn mê. Sau khi xem tượng, bà bác sĩ làm dấu thánh giá, và cho tôi biết: Đây là tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Bà quả quyết chỉ có tình thương của Mẹ mới cứu sống tôi trong cảnh ngặt nghèo như vậy thôi. Rồi bà bảo, khi trở về Úc, bà sẽ viết lại câu truyện về “phép lạ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã cứu một người ngoại đạo” để đăng lên báo chí và tôn vinh Mẹ giúp cho tôi.
Bà còn hỏi: hiện tại tôi cần bà giúp điều gì? Tô xin bà thưa lại với phái đoàn Cao Ủy là cho tôi được ở lại trại tỵ nạn Syngapore để giúp đỡ những người tỵ nạn khác. Hiểu ý tôi vì quá thương hai con đã mất và thủy táng ở vùng biển nước này, nên chỉ muốn đươc sống quanh quẩn bên vong linh hai trẻ: bà khuyên tôi nên nghĩ lại, trước là phấn đấu cho sức khoẻ thể xác, sau là được bình an trong tâm hồn, rồi phải đi dịnh cư cho tương lai cá nhân mình, để còn lo cho cha mẹ, anh em còn lại tại Việt Nam.
Sau đó vợ chồng được di chuyển qua trại Galang II và được định cư tại Mỹ vào tháng 10 năm 1982.
Bước chân vào cuộc sống mới, cái gì cũng lạ cái gì cũng phải học hỏi. Sau ba tháng tôi sinh được môt cháu gái. Cảnh sống bận rộn khó khăn làm cho tôi quên mất Mẹ, quên những thời gian đau khổ được được Mẹ đoái thương. Tôi đã gói tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp này cất kỹ vào tủ. Đến tháng 4 năm 1984, tôi sinh thêm một cháu trai. Vài tháng sau nhà tôi bị cháy, con cái lại gặp cảnh nheo nhóc khổ sở, buồn rầu. Một đêm ngủ tôi mơ thấy người phụ nữ ba năm về trước. Bà đến bên tôi, đi bên cạnh là đứa con gái đầu lòng 4 tuổi của tôi đã chết trên tàu vượt biên. Bà an ủi và bảo tôi rằng: “Con đừng sợ, khi nào con đau khổ thì đều có Ta bên cạnh để giúp cho.” Rồi bà dùng tay vuốt từ đầu đến ngực tôi. Tôi giựt mình thức giấc. Phần thì sợ giấc mơ kỳ lạ gặp lại người phụ nữ xưa, phần thấy lại đứa con gái đầu lòng của mình mà con nó lại làm ngơ như xa lạ, không nhìn mình, nên tôi rất buồn và khóc rất nhiều. Chồng tôi đã an ủi và trấn an tôi, cho đó là những điều mộng mỵ mà thôi.
Rồi những khó khăn về cuộc sống cũng qua, nhà cửa tôi dần dần ổn định lại. Một lần nữa tôi lại bỏ quên mẹ vì bận rộn mưu sinh và chăm sóc hai đứa nhỏ. Đến năm 1988 tôi sinh thêm một cháu trai nữa. Chồng tôi theo đạo Phật nên năm đó gia đình tôi thỉnh một tượng Phật Bà Quan Âm về thờ. Từ đó tôi càng quên Mẹ nhiều hơn. Mãi đến năm 1994, khi đứa con gái lớn sinh tại Mỹ chuẩn bị vào trung học đệ nhất cấp thì vợ chồng tôi bắt đầu lo trường ốc, vì chúng tôi nghe rất nhiều tin tức tệ hại xảy ra ở học đường. Chúng tôi không kinh nghiệm nhiều về hệ thống giáo dục ở Mỹ, không biết trường nào tốt, trường nào xấu. Nhưng khi nhớ lời Mẹ nói trong giấc mơ bị cháy nhà, tôi lại đem tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ra mà cầu xin giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi tìm được trường tốt cho con vào học. Chẳng bao lâu tôi lại nằm mơ thấy Mẹ trở lại với đứa con gái đầu lòng đã chết của tôi. Lần này tôi đi theo bà đến góc sân của một trường học, nơi đó tôi nhìn thấy đám học trò nhỏ mặc đồng phục chơi đùa vui vẻ lắm. Sáng ra tôi kể cho chồng tôi nghe về giấc mơ lạ và gợi ý đi tìm trường cho con vào mùa tới.
Cuối cùng, tôi đã tìm được tìm được trường. Đó là một trường công giáo tên là Sacred Heart, thành phố Quincy, MA. Tôi mạnh dạn đến bấm chuông văn phòng của trường, tuy hôm ấy đang là ngày bãi trường vì vào mùa hè. Tôi may mắn gặp ngay Soeur hiệu trưởng để hỏi han về trường học. Tiền bạc thì chúng tôi chẳng dư giả gì, mà đơn từ thì chưa điền để giữ chỗ, thế mà nhờcầu nguyện thiết tha với Mẹ Hằng Cứu Giúp mà con tôi được nhận vào học trường này ngay trong mùa sau đó. Rồi cả ba đứa con đều học trường này, còn tôi thì phụ nhà trường bán Bingo mỗi tháng vào ngày thứ Hai.
Sau 5 năm theo học ở trường công giáo, ba đứa con đã xin vợ chồng chúng tôi cho theo đạo. Việc này khiến chúng tôi lo sợ sẽ mất con, vì tụi nhỏ khi theo đạo Thiên Chúa thì sẽ quên mất nguồn gốc, tổ tiên ông bà cha mẹ, ai là người thờ phượng tông đường đây. Lúc ấy tôi chưa hiểu điều răn thứ bốn cuả đạo Công Giáo rất quan trọng và nghiêm ngặt nên mới nghĩ như vậy. Tôi đã từ chối các con bằng cách bảo rằng "đạo nào cũng tốt, mình sống ăn ngay ở lành là căn bản", các con còn nhỏ, lo ăn học trước đã, đến khi lớn 18 tuổi đủ trí khôn, nếu còn muốn theo đạo thì hãy tính. Nhưng từ đó, có một sức mạnh thiêng liêng tác động, khiến chúng tôi bắt đầu để ý tìm hiểu về đạo.
Mùa Chay năm đó, cả ba đứa con xin phép vợ chồng tôi kiêng thịt ngày thứ sáu và cũng thuyết phục chúng tôi bớt chất thịt và mỡ trong những ngày chay. Điều này cũng lợi cho sức khoẻ vì đã bác sĩ bảo chồng tôi bị cao mỡ trong máu. Tôi cảm thấy gia đình có một chút gì đổi mới, nề nếp hơn, vui tươi hơn. Khi được những người bạn mời dự lễ rửa tội cho con họ, tôi có dịp quan sát kỹ. Tôi thấy những bộ quần áo trắng tinh, tươm tất chỉnh tề, bao khuôn mặt ngây thơ dễ thương ẩn chứa niềm tin yêu sáng ngời; tôi thấy cha dâng lễ, giảng thuyết, lời lẽ ôn tồn, êm dịu chứa đầy khoan dung, nhân ái, che chở, luôn mưu cầu hạnh phúc, bình an cho đàn chiên mình. Đặc biệt trong buổi lễ rửa tội hôm ấy, dường như Đức Mẹ đã tỏ ý bằng lòng về sự nhận xét đầu tiên của tôi về đạo Chúa, nên bức tượng Mẹ bên trái nhà thờ đã phản chiếu ánh đèn hay ánh nắng khiến thêm rực rỡ và lộng lẫy khác thường. Không kềm được lòng và không suy tính hay chờ đợi cho con tôi lớn lên đủ 18 tuổi nữa, tôi đã ngỏ lời với chị ngồi bên cạnh nhờ chị giúp cho con tôi cũng được vô đạo và rửa tội giống như con của chị.
Cuối cùng, chúng tôi ghi danh vào khóa dự tòng để tìm hiểu và học hỏi giáo lý tại nhà thờ St. Peter do cha Đoàn Quang Báu giảng dạy. Thật là “có đến xem mới thấy, có đến nghe mới hiểu…”
Thế là gia đình chúng tôi đã chọn Mười Điều Răn của Chúa Giêsu Kytô để làm rào cho cuộc sống, để có được bình an và hạnh phúc trong cuộc đời. Từ đó, mọi phiền hà và lo lắng trong gia đình chúng tôi đã có Mẹ, có Cha, có Thày mà phó thác, gánh âu lo bây giờ không còn nặng nề nữa, vì đã có người cùng ghé vai vào…
Tôi muốn chia sẽ thêm về tình yêu của Mẹ Maria nơi đây. Chẳng phải Mẹ chỉ nhìn đến và giúp đỡ, chở che những người chưa biết Mẹ và Chúa, hầu dẫn dắt họ trở về cùng Chúa, mà tôi nghĩ: khi tôi càng yêu, càng tin, càng phó thác cuộc sống của tôi cho Mẹ thì Mẹ cũng càng yêu càng lo cho tôi nhiều hơn nữa.
Tôi xin kể thêm để chúng ta cùng tôn vinh Mẹ. Đó là chuyện về đứa con trai út của tôi. Cháu thường bị nhiễm trùng trong hai lỗ tai. Bác Sĩ khám nghiệm thấy trong hai màng nhĩ có lỗ hổng, mỗi lần tắm mà sơ ý để nước lọt vào thì sẽ bị nhiễm trùng làm mủ, lên cơn sốt dữ dội, thật là tội nghiệp! vào năm 1993, Bác Sĩ quyết định mổ và vá lỗ tai bên phải cho cháu trước. Cuộc giải phẫu kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Ngồi ngoài chờ đợi và lo cho con, tôi đã ngất xỉu và được đi cấp cứu. Sau đó vài tháng thì tai bên phải đã lành, còn tai bên trái thì lỗ hổng nhỏ hơn, bác sĩ bảo dung thuốc nhỏ vào và chờ thời gian xem có tự lành lại được không. Chờ đợi và nhỏ rất nhiều loại thuốc khác nhau trong hơn 6 năm mà vẫn không lành, năm nào cũng bị nhiễm trùng cả chục bận, đến nỗi bác sĩ trực phòng cấp cứu phải đề nghị đem cháu đến bác sỉ chuyên khoa về tai để giải phẫu mới được, nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm vì cò thể ảnh hưởng đến bộ phân trí não của cháu. Không còn cách nào khác,tháng 5 năm 1999, tôi phải lấy hẹn để gặp bác sĩ chuyên khoa. Trong khi chờ đợi đến ngày hẹn khám tai, đêm nào tôi cũng chạy đến Mẹ, năn nỉ Mẹ giúp, vì tôi thương và tội nghiệp thằng út này quá, trong người mang đủ chứng bệnh, mà giờ phải mổ tới mổ lui nữa.
Rồi ngày hẹn đến, bác sĩ chuyên khoa quyết định thêm hai tuần dung thuốc nhỏ vô lỗ tai như trưóc thử xem, nếu không có gì thay đổ thì phải mổ, vì sau khi ông khám về thính giác thì thấy màng nhĩ còn hoạt động rất tốt. Trong hai tuần lễ ngắn ngủi đó, ngày nào tôi cũng chạy đến níu tay Mẹ. Tôi cầu xin Mẹ khẩn thiết hơn. Vì lo sợ quá nên ngày nào tôi cũng cố vạch xem tai của cháu có gì thay đổi không. Rồi qua một tuần nhỏ thuốc và cầu nguyện quyết liệt hơn, không biết Mẹ nhận lời thế nào mà phần ở sâu trong lỗ tai đó lòi ra ngoài nhiều đến nỗi với mắt thường của người không chuyên như tôi cũng đã nhìn thấy rất rõ, đó là một lỗ tròn to hun hút trông dễ sợ. Tôi nghĩ Mẹ cho mình thấy lỗ to như vậy, thì làm sao nó tự lành được đây, chắc phải mổ nữa rồi! Nhưng sau đó vài ngày thì không còn nhìn thấy gì nữa.
Ngày hẹn sau hai tuần đến thật nhanh. Tôi dẫn cháu trở lại để chuẩn bị cho cuộc giải phẫu. Nhưng còn nước còn tát, nghĩa là còn cầu nguyện. Tôi nói rất chân thành với Mẹ là: “Con sợ quá Mẹ ơi! tội nghiệp con của con quá, Mẹ ơi! Xin giúp con, chắc con không chịu nổi đâu!” Rồi bác sĩ dẫn cháu vào phòng khám lại trước khi lên bàn giải phẫu. Nhưng sau đó, họ báo cho tôi biết là không phải giải phẫu nữa, vì cháu đã hoàn toàn lành rồi. Cả ba ông bác sĩ lắc đầu cười và nói “Lạ quá, không biết cái lỗ hổng to trong lỗ tai tại sao biến mất như thế!”
Thế là mẹ con tôi trở về nhà. Hôm đó thằng con trai út tôi cười nói huyên thuyên, còn tôi thì âm thầm cúi đầu tạ ơn Mẹ Hằng Cứu Giúp thật nhiều…
Nhờ đọc kinh Kính mừng, chàng sinh viên được cứu
Năm 1604, trong một thành phố miền Flandres (nước Bỉ) có hai sinh viên trẻ tuổi, sống một đời đắm chìm trong khoái lạc vật chất và trác táng bê tha, không chút chuyên chăm đèn sách. Một đêm kia, họ hẹn hò nhau buông lung trong một nhà ở xóm bình khang. Một chàng là Risa trở về nhà sớm, còn chàng René kia vẫn lưu lại nhà tội lỗi ấy. Risa mệt mã, về tới nhà chưa kịp cởi áo đã muốn nằm. Chàng nhớ rằng hôm đó chưa đọc mấy kinh Kính Mừng chàng vốn có thói quen đọc kính Đức Mẹ. Có thế mà chàng cũng coi là khó nhọc lắm, nhưng chàng vẫn cố gắng đọc, mặc dầu buồn ngủ như vùi. Đọc mấy câu kinh Kính Mừng một cách khô khan ngủ gà ngủ gật rồi, chàng lăn ra ngủ. Vừa chợp mắt, chàng nghe tiếng gõ cửa rất mạnh, rồi đột nhiên, chưa kịp mở cửa, chàng đã thấy trước mặt mình người bạn tội lỗi bộ mặt biến dạng coi rất ghê gớm. Chàng kêu lên:
- Ai đấy?
Người kia trả lời:
- Chà chà! Mày không biết tao à?
- Nhưng mà sao hình thù mày quái gở thế? Coi như thằng quỉ ấy!
Chàng kia rên rẩm đáp:
- Khốn nạn! Khốn thân tao! Tao đã bị đoán phạt.
Risa hỏi lại:
- Sao thế?
- Tao vừa ra khỏi nhà bẩn thỉu ấy thì bị quỉ bóp cổ. Xác tao còn nằm ở ngoài phố, nhưng linh hồn tao đã bị quẳng vào hỏa ngục. Còn mày, tao bảo cho mày biết: cùng một số phận ấy cũng chờ đợi mày. Nhưng Đức Mẹ Đồng Trinh đã bảo vệ mày vì mấy kinh Kính Mừng mày đọc. Thật phúc cho mày, nếu mày biết lợi dụng lời Đức Mẹ dùng miệng tao mà bảo mày đây.
Nói rồi, hắn mở áo ngoài của hắn cho Risa xem thấy bên trong ngùn ngụt những lửa và nhung nhúc những rắn rết. Rồi hắn biến liền.
Risa vội vã sấp mình xuống đất, khóc lóc chan hòa, cảm tạ Mẹ Maria đã làm ơn cho mình. Chàng đang nghĩ ngợi tìm cách cải tạo cuộc đời thì nghe tiếng chuông báo hiệu hát kinh Mai trong tu viện dòng thánh Phanxicô. Chàng kêu:
- Thôi đúng rồi, đó là nơi Chúa muốn cho tôi đền tội.
Lập tức, chàng đến tu viện, xin vào tu. Biết rõ chàng trắc nết, các cha cản trở, không nhận chàng. Chàng bèn khóc lóc thuật lại câu truyện mới xảy ra. Hai cha dòng liền ra nơi chàng nói, gặp thấy thây ma của bạn chàng bị chẹn họng và cháy đen như một hòn than nằm đó.
Các cha nhận chàng vào dòng, chàng chỉ còn có nghĩ đến sống một cuộc đời thánh thiện. Sau, chàng đi giảng đạo ở Ấn độ, rồi qua Nhật bản. Ở đây, chàng đã được phúc lĩnh ơn chịu thiêu sinh vì Chúa Giêsu và kết liễu cuộc đời mình bằng phúc tử đạo.
(Thánh Anphongsô, Vinh Quang Đức Mẹ (I, trg 321))
- Ai đấy?
Người kia trả lời:
- Chà chà! Mày không biết tao à?
- Nhưng mà sao hình thù mày quái gở thế? Coi như thằng quỉ ấy!
Chàng kia rên rẩm đáp:
- Khốn nạn! Khốn thân tao! Tao đã bị đoán phạt.
Risa hỏi lại:
- Sao thế?
- Tao vừa ra khỏi nhà bẩn thỉu ấy thì bị quỉ bóp cổ. Xác tao còn nằm ở ngoài phố, nhưng linh hồn tao đã bị quẳng vào hỏa ngục. Còn mày, tao bảo cho mày biết: cùng một số phận ấy cũng chờ đợi mày. Nhưng Đức Mẹ Đồng Trinh đã bảo vệ mày vì mấy kinh Kính Mừng mày đọc. Thật phúc cho mày, nếu mày biết lợi dụng lời Đức Mẹ dùng miệng tao mà bảo mày đây.
Nói rồi, hắn mở áo ngoài của hắn cho Risa xem thấy bên trong ngùn ngụt những lửa và nhung nhúc những rắn rết. Rồi hắn biến liền.
Risa vội vã sấp mình xuống đất, khóc lóc chan hòa, cảm tạ Mẹ Maria đã làm ơn cho mình. Chàng đang nghĩ ngợi tìm cách cải tạo cuộc đời thì nghe tiếng chuông báo hiệu hát kinh Mai trong tu viện dòng thánh Phanxicô. Chàng kêu:
- Thôi đúng rồi, đó là nơi Chúa muốn cho tôi đền tội.
Lập tức, chàng đến tu viện, xin vào tu. Biết rõ chàng trắc nết, các cha cản trở, không nhận chàng. Chàng bèn khóc lóc thuật lại câu truyện mới xảy ra. Hai cha dòng liền ra nơi chàng nói, gặp thấy thây ma của bạn chàng bị chẹn họng và cháy đen như một hòn than nằm đó.
Các cha nhận chàng vào dòng, chàng chỉ còn có nghĩ đến sống một cuộc đời thánh thiện. Sau, chàng đi giảng đạo ở Ấn độ, rồi qua Nhật bản. Ở đây, chàng đã được phúc lĩnh ơn chịu thiêu sinh vì Chúa Giêsu và kết liễu cuộc đời mình bằng phúc tử đạo.
(Thánh Anphongsô, Vinh Quang Đức Mẹ (I, trg 321))
Mãnh lực kinh kính mừng
(Người đàn bà tội lỗi đó hằng ngày vẫn đọc một kinh Kính mừng tôn kính Mẹ)
Cha Carlo Bôviô thuật sau này:
Ở Đômăng, miền Chamgagne, có một người đã xây tổ ấm rồi mà còn mê man cuộc đời tội lỗi. Không mang nổi nhục nhã, bạn của ông đã nguyện một niềm xin Chúa giáng phạt xuống cho hai kẻ gian phu dâm phụ. Một hôm bà ta vào nhà thờ, sấp mình trước bàn thờ Đức Mẹ, xin Chúa đoán phạt người đàn bà dụ dỗ chồng bà. Bàn thờ ấy cũng là bàn thờ người đàn bà tội lỗi kia vẫn có thói quen mỗi ngày đến đọc một kinh kính mừng kính Đức Mẹ.
Một đêm, Đức Mẹ xuất hiện trong giấc mơ với người vợ khổ sầu ấy. Vừa thoạt trông thấy Đức Mẹ, bà ta đã vội lặp lại điệp khúc mọi ngày:
- Xin Mẹ thẳng phép đi, lạy Mẹ Thiên Chúa, xin Mẹ cứ xử chúng nó cho thẳng phép!
Nhưng Đức Mẹ trả lời:
- Con đòi thẳng phép ư? Con đòi Mẹ phải xử theo phép công bằng ư? Con đi kêu cửa khác. Mẹ không thể xử theo công lý được. Đức Mẹ lại thêm:
- Con phải biết rằng người đàn bà tội lỗi đó hằng ngày vẫn đọc một kinh Kính mừng tôn kính Mẹ. Mà đối với Mẹ, thì người đọc kinh ấy là ai chăng nữa, Mẹ cũng không chịu để ai truy tố và trị tội được.
Sáng hôm sau người vợ đau khổ đó đi dự thánh lễ ở nhà thờ nói trên. Lúc ra về bà gặp người đàn bà đồng lõa với chồng. Tức thì bà nổi nóng tức giận, nguyền rủa mụ. Bà buộc tội cho mụ là một phù thủy, tố cáo mụ là chài được chồng bà, lại còn yểm cả Đức Mẹ Đồng Trinh nữa. Nghe bà ta nói gở lạ, dân chúng ta lên:
- Im đi, bà! sao mà điêu ngoa thế?
- Sao lại bắt tôi im, bà ta trả lời, tôi nói thật đấy. Đêm vừa rồi Đức Mẹ hiện ra với tôi, tôi xin Đức Mẹ trị tội con ranh đó cho tôi. Đức Mẹ bảo rằng không trị nó được, vì mỗi ngày nó đều làm một việc tôn kínhĐức Mẹ.
Thấy câu truyện có phần cảm kích, người ta hỏi phụ nữ phạm gian kia xem mụ đã làm việc gì tôn kính Đức Mẹ. Mụ trả lời:
- Tôi chỉ đọc một kinh Kính Mừng.
Và qua câu truyện bà kia kể lại, được biết Đức Mẹ đã thương mình vì việc sùng kính nhỏ mọn ấy, mụ liền tức tốc đến sấp mình dưới chân tượng Đức Mẹ. Rồi trước mặt mọi người, mụ xin họ tha thứ cho các tội gương mù mụ đã làm. Mụ lại tuyên khấn giữ đức thanh tịnh suốt đời từ đây. Sau đó, mụ xin vào một tu viện, giam mình trong đó và bền vững làm việc đền tội cho đến chết.
Cha Carlo Bôviô thuật sau này:
Ở Đômăng, miền Chamgagne, có một người đã xây tổ ấm rồi mà còn mê man cuộc đời tội lỗi. Không mang nổi nhục nhã, bạn của ông đã nguyện một niềm xin Chúa giáng phạt xuống cho hai kẻ gian phu dâm phụ. Một hôm bà ta vào nhà thờ, sấp mình trước bàn thờ Đức Mẹ, xin Chúa đoán phạt người đàn bà dụ dỗ chồng bà. Bàn thờ ấy cũng là bàn thờ người đàn bà tội lỗi kia vẫn có thói quen mỗi ngày đến đọc một kinh kính mừng kính Đức Mẹ.
Một đêm, Đức Mẹ xuất hiện trong giấc mơ với người vợ khổ sầu ấy. Vừa thoạt trông thấy Đức Mẹ, bà ta đã vội lặp lại điệp khúc mọi ngày:
- Xin Mẹ thẳng phép đi, lạy Mẹ Thiên Chúa, xin Mẹ cứ xử chúng nó cho thẳng phép!
Nhưng Đức Mẹ trả lời:
- Con đòi thẳng phép ư? Con đòi Mẹ phải xử theo phép công bằng ư? Con đi kêu cửa khác. Mẹ không thể xử theo công lý được. Đức Mẹ lại thêm:
- Con phải biết rằng người đàn bà tội lỗi đó hằng ngày vẫn đọc một kinh Kính mừng tôn kính Mẹ. Mà đối với Mẹ, thì người đọc kinh ấy là ai chăng nữa, Mẹ cũng không chịu để ai truy tố và trị tội được.
Sáng hôm sau người vợ đau khổ đó đi dự thánh lễ ở nhà thờ nói trên. Lúc ra về bà gặp người đàn bà đồng lõa với chồng. Tức thì bà nổi nóng tức giận, nguyền rủa mụ. Bà buộc tội cho mụ là một phù thủy, tố cáo mụ là chài được chồng bà, lại còn yểm cả Đức Mẹ Đồng Trinh nữa. Nghe bà ta nói gở lạ, dân chúng ta lên:
- Im đi, bà! sao mà điêu ngoa thế?
- Sao lại bắt tôi im, bà ta trả lời, tôi nói thật đấy. Đêm vừa rồi Đức Mẹ hiện ra với tôi, tôi xin Đức Mẹ trị tội con ranh đó cho tôi. Đức Mẹ bảo rằng không trị nó được, vì mỗi ngày nó đều làm một việc tôn kínhĐức Mẹ.
Thấy câu truyện có phần cảm kích, người ta hỏi phụ nữ phạm gian kia xem mụ đã làm việc gì tôn kính Đức Mẹ. Mụ trả lời:
- Tôi chỉ đọc một kinh Kính Mừng.
Và qua câu truyện bà kia kể lại, được biết Đức Mẹ đã thương mình vì việc sùng kính nhỏ mọn ấy, mụ liền tức tốc đến sấp mình dưới chân tượng Đức Mẹ. Rồi trước mặt mọi người, mụ xin họ tha thứ cho các tội gương mù mụ đã làm. Mụ lại tuyên khấn giữ đức thanh tịnh suốt đời từ đây. Sau đó, mụ xin vào một tu viện, giam mình trong đó và bền vững làm việc đền tội cho đến chết.
Nhớ Đến Tôi?
(Bài giảng NTM 2-8-2007 tại Carthage, MO Lễ cầu cho những người khắc tên trong Vườn Cầu Nguyện)
Nhật báo Bild tại thành phố Ham-burg nước Đức, trong số báo ra ngày 3 tháng 10 năm 1996, có đăng tin như sau: Anh Eduardo Sierra, 35 tuổi, người Công Giáo thuộc nước Tây Ban nha, nhân một chuyến du lịch sang nước Thụy Điển đã ghé thăm một nhà thờ bỏ trống thuộc thành phố Stock- holm. trong đó có đặt một chiếc hộp đựng xương của một người quá cố nào đó. Anh Eduaro Sierra quyết định cầu nguyện cho linh hồn người quá cố và viết tên cùng địa chỉ vào cuốn sổ đặt trước chiếc hộp với dòng chữ: "Ai cầu
nguyện cho người quá cố này xin ghi tên và địa chỉ vào cuốn sổ". Thế rồi sau đó hai tuần khi trở lại nước Tây ban Nha, anh Eduaro Sierra đã nhận được lá thư từ nước Thụy Điển báo rằng anh được hưởng trọn vẹn gia tài người đã chết là ông Jens Svenson, một nhà địa ốc 73 tuổi, không có một ai thân thích. Ông Jens Svenson đã ghi vào bản di chúc của mình rằng: "Bất cứ ai cầu nguyện cho linh hồn tôi thì sẽ được thừa kế tất cả gia tài của tôi". Số tiền anh được hưởng tương đương 2 triệu Mỹ kim.
Ông Jens Svenson cả một đời làm việc vất vả, dành dụm được một số tiền khá lớn, nhưng khi nằm xuống, ông chẳng mong ước gì hơn là có người nhớ đến và cầu nguyện cho ông .Thực ra đối với một người đã chết dù 2 triệu Mỹ kim cũng không ích lợi bằng
một Thánh Lễ hay một lời cầu nguyện bé nhỏ đơn sơ.Kính thưa quí cha, quí thày phó tế, Quí tu sĩ nam nữ và quí ông bà, anh chị em,Có một loài hoa tên là "Forget Me Not", người biết thưởng thức hoa thì gọi nó là "Lưu Ly Thảo", còn giới bình dân thì đặt tên cho nó là "Đừng Quên Tôi". Đừng Quên Tôi là 3 chữ tự nhiên được in sâu trong tâm trí con người. Ai trong chúng ta cũng ao ước người khác nhớ đến mình. Mẹ sửa soạn đi chợ thì đứa con nói: "Mẹ nhớ mua quà cho con nhé . " Anh kia mở một bữa nhậu, bạn bè đánh hơi được thì nói ngay: "ông nhớ gọi tôi đấy nhé ', Chồng đi làm xa thì vợ dặn dò: "Anh nhớ gọi về cho em nhé. " Vị linh mục sau khi thăm viếng bệnh nhân thì bệnh nhân thường nói: "Cha nhớ cầu nguyện cho con nhé". Chúa Giêsu là Thiên Chúa cũng không ngoại lệ. Trong phần Truyền Phép là phần quan trọng nhất của Thánh Lễ, chúng ta vẫn nghe câu: "Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta". Hôm nay trong bài Phúc âm người trộm lành cũng bộc lộ tâm tình sâu kín nhất của anh ta với Chúa Giêsu: "Lạy Ngài khi nào vào Nước Ngài xin nhớ đến tôi ".
Cuộc sống hằng ngày của chúng ta có biết bao cực nhọc, biết bao trăn trở ưu phiền, thế nhưng khi có người gọi điện thoại đến hỏi thăm, hay chúng ta nhận được một lá thư, một món quà nào đó thì lòng chúng ta cũng nhẹ nhõm đi nhiều. Tại sao vậy? Thưa, bởi vì họ nhớ đến tôi nên mới gọi điện thoại cho tôi, họ nhớ đến tôi nên mới viết thư cho tôi, họ nhớ đến tôi nên mới gửi quà cho tôi. "Nhớ Đến Tôi" là 3 chữ chúng ta không muốn biến mất trong cuộc đời mình. Bởi vì nếu nó biến mất thì cuộc đời chúng ta sẽ rất bất hạnh.
Quí vị có biết thân nhân, ân nhân, bạn bè của quí vị đang nằm trong lòng đất cần điều gì nhất không? Tôi thiết tưởng họ cần đến lòng Thương Xót của Chúa. Đó là điều chắc chắn. Ngoài ra họ mong điều gì nhất không? Cũng chắc chắn là họ mong chúng ta Nhớ Đến Họ. Nhưng cái thiệt thòi nhất của họ là gì? Bị quên lãng. Thời gian thì đồng
loã với Quên Lãng. Dần dần người chết bị quên lãng. Bởi vì định luật của cuộc đời vẫn là: "Out of sight, out of mind." Việt Nam mình có câu rất sát nghĩa: "Xa mặt cách lòng". Đó là điều đau đớn nhất của người đã chết. Một em bé muốn ăn chỉ cần khóc, một người lớn muốn ăn thì lên tiếng nói. Còn người đã chết chẳng cần ăn, chẳng cần mặc. Họ chỉ cần chúng ta nhớ đến và cầu nguyện cho họ thì tội nghiệp họ không nói được , không khóc được, không làm dấu hiệu gì được. Đó mới là nỗi đau khổ vô cùng . Vì thế văn sĩ Pháp Jean Couteau nói một câu rất hay: "Đối với những người đã chết thì nấm mồ thực sự của họ không phái ớ trong nghĩa trang mà ớ trong con tim
quên lãng của người còn sống".
Một ngày nào đó tôi sẽ chết. Tôi muốn người ta đặt trên quan tài tôi không phải chục bó hồng, không phải 10 vòng hoa tươi mát, vì hoa đẹp mấy rồi cũng tàn. Nhưng tôi muốn người ta rải lên thi thể tôi những bông hoa tưởng nhớ, những nụ hoa cầu nguyện, những chùm hoa Xin Lễ, những bông hoa hy sinh. Hãy tặng tôi những bông hoa Forget Me Not. Hãy để hương hoa "Đừng Quên Tôi" còn phảng phất chung quanh tôi. Tôi cần thứ hoa đó hơn con thơ cần sữa mẹ, hơn thiếu nữ cần tình yêu, hơn khu vườn cần nắng ấm.
Hãy làm cho người khác điều mà con muốn người khác làm cho con. " Đó là lời vàng của Chúa Giêsu. Hãy tưởng nhớ đến những linh hồn thân nhân ân nhân, bạn bè, mồ côi, nếu chúng ta muốn sau này có nhiều người tưởng nhớ đến mình. Tình nghĩa thì quan trọng hơn bạc tiền. Đời sau thì giá trị hơn đời này. Những đồng tiền Xin Lễ, những đồng tiền khắc bảng cho thân nhân mà quí vị đã từng làm ở Công Trường này cho quí vị một cảm giác hạnh phúc và ý nghĩa bởi vì thân nhân của chúng ta đã và sẽ còn được
tưởng nhớ đến mãi.
"Nhớ Đến Tôi" đó là 3 chữ quan trọng không những cho người còn sống mà còn quan trọng hơn nữa cho những người đã ra đi trước chúng ta. Xin cám ơn quí cha và quí vị đã lắng nghe con nói. Con nói thay cho những người không còn tiếng nói.
Lm. Hữu Độ, CMC
(NS. TTĐM tháng 11,2007, tr 25)
Nhật báo Bild tại thành phố Ham-burg nước Đức, trong số báo ra ngày 3 tháng 10 năm 1996, có đăng tin như sau: Anh Eduardo Sierra, 35 tuổi, người Công Giáo thuộc nước Tây Ban nha, nhân một chuyến du lịch sang nước Thụy Điển đã ghé thăm một nhà thờ bỏ trống thuộc thành phố Stock- holm. trong đó có đặt một chiếc hộp đựng xương của một người quá cố nào đó. Anh Eduaro Sierra quyết định cầu nguyện cho linh hồn người quá cố và viết tên cùng địa chỉ vào cuốn sổ đặt trước chiếc hộp với dòng chữ: "Ai cầu
nguyện cho người quá cố này xin ghi tên và địa chỉ vào cuốn sổ". Thế rồi sau đó hai tuần khi trở lại nước Tây ban Nha, anh Eduaro Sierra đã nhận được lá thư từ nước Thụy Điển báo rằng anh được hưởng trọn vẹn gia tài người đã chết là ông Jens Svenson, một nhà địa ốc 73 tuổi, không có một ai thân thích. Ông Jens Svenson đã ghi vào bản di chúc của mình rằng: "Bất cứ ai cầu nguyện cho linh hồn tôi thì sẽ được thừa kế tất cả gia tài của tôi". Số tiền anh được hưởng tương đương 2 triệu Mỹ kim.
Ông Jens Svenson cả một đời làm việc vất vả, dành dụm được một số tiền khá lớn, nhưng khi nằm xuống, ông chẳng mong ước gì hơn là có người nhớ đến và cầu nguyện cho ông .Thực ra đối với một người đã chết dù 2 triệu Mỹ kim cũng không ích lợi bằng
một Thánh Lễ hay một lời cầu nguyện bé nhỏ đơn sơ.Kính thưa quí cha, quí thày phó tế, Quí tu sĩ nam nữ và quí ông bà, anh chị em,Có một loài hoa tên là "Forget Me Not", người biết thưởng thức hoa thì gọi nó là "Lưu Ly Thảo", còn giới bình dân thì đặt tên cho nó là "Đừng Quên Tôi". Đừng Quên Tôi là 3 chữ tự nhiên được in sâu trong tâm trí con người. Ai trong chúng ta cũng ao ước người khác nhớ đến mình. Mẹ sửa soạn đi chợ thì đứa con nói: "Mẹ nhớ mua quà cho con nhé . " Anh kia mở một bữa nhậu, bạn bè đánh hơi được thì nói ngay: "ông nhớ gọi tôi đấy nhé ', Chồng đi làm xa thì vợ dặn dò: "Anh nhớ gọi về cho em nhé. " Vị linh mục sau khi thăm viếng bệnh nhân thì bệnh nhân thường nói: "Cha nhớ cầu nguyện cho con nhé". Chúa Giêsu là Thiên Chúa cũng không ngoại lệ. Trong phần Truyền Phép là phần quan trọng nhất của Thánh Lễ, chúng ta vẫn nghe câu: "Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta". Hôm nay trong bài Phúc âm người trộm lành cũng bộc lộ tâm tình sâu kín nhất của anh ta với Chúa Giêsu: "Lạy Ngài khi nào vào Nước Ngài xin nhớ đến tôi ".
Cuộc sống hằng ngày của chúng ta có biết bao cực nhọc, biết bao trăn trở ưu phiền, thế nhưng khi có người gọi điện thoại đến hỏi thăm, hay chúng ta nhận được một lá thư, một món quà nào đó thì lòng chúng ta cũng nhẹ nhõm đi nhiều. Tại sao vậy? Thưa, bởi vì họ nhớ đến tôi nên mới gọi điện thoại cho tôi, họ nhớ đến tôi nên mới viết thư cho tôi, họ nhớ đến tôi nên mới gửi quà cho tôi. "Nhớ Đến Tôi" là 3 chữ chúng ta không muốn biến mất trong cuộc đời mình. Bởi vì nếu nó biến mất thì cuộc đời chúng ta sẽ rất bất hạnh.
Quí vị có biết thân nhân, ân nhân, bạn bè của quí vị đang nằm trong lòng đất cần điều gì nhất không? Tôi thiết tưởng họ cần đến lòng Thương Xót của Chúa. Đó là điều chắc chắn. Ngoài ra họ mong điều gì nhất không? Cũng chắc chắn là họ mong chúng ta Nhớ Đến Họ. Nhưng cái thiệt thòi nhất của họ là gì? Bị quên lãng. Thời gian thì đồng
loã với Quên Lãng. Dần dần người chết bị quên lãng. Bởi vì định luật của cuộc đời vẫn là: "Out of sight, out of mind." Việt Nam mình có câu rất sát nghĩa: "Xa mặt cách lòng". Đó là điều đau đớn nhất của người đã chết. Một em bé muốn ăn chỉ cần khóc, một người lớn muốn ăn thì lên tiếng nói. Còn người đã chết chẳng cần ăn, chẳng cần mặc. Họ chỉ cần chúng ta nhớ đến và cầu nguyện cho họ thì tội nghiệp họ không nói được , không khóc được, không làm dấu hiệu gì được. Đó mới là nỗi đau khổ vô cùng . Vì thế văn sĩ Pháp Jean Couteau nói một câu rất hay: "Đối với những người đã chết thì nấm mồ thực sự của họ không phái ớ trong nghĩa trang mà ớ trong con tim
quên lãng của người còn sống".
Một ngày nào đó tôi sẽ chết. Tôi muốn người ta đặt trên quan tài tôi không phải chục bó hồng, không phải 10 vòng hoa tươi mát, vì hoa đẹp mấy rồi cũng tàn. Nhưng tôi muốn người ta rải lên thi thể tôi những bông hoa tưởng nhớ, những nụ hoa cầu nguyện, những chùm hoa Xin Lễ, những bông hoa hy sinh. Hãy tặng tôi những bông hoa Forget Me Not. Hãy để hương hoa "Đừng Quên Tôi" còn phảng phất chung quanh tôi. Tôi cần thứ hoa đó hơn con thơ cần sữa mẹ, hơn thiếu nữ cần tình yêu, hơn khu vườn cần nắng ấm.
Hãy làm cho người khác điều mà con muốn người khác làm cho con. " Đó là lời vàng của Chúa Giêsu. Hãy tưởng nhớ đến những linh hồn thân nhân ân nhân, bạn bè, mồ côi, nếu chúng ta muốn sau này có nhiều người tưởng nhớ đến mình. Tình nghĩa thì quan trọng hơn bạc tiền. Đời sau thì giá trị hơn đời này. Những đồng tiền Xin Lễ, những đồng tiền khắc bảng cho thân nhân mà quí vị đã từng làm ở Công Trường này cho quí vị một cảm giác hạnh phúc và ý nghĩa bởi vì thân nhân của chúng ta đã và sẽ còn được
tưởng nhớ đến mãi.
"Nhớ Đến Tôi" đó là 3 chữ quan trọng không những cho người còn sống mà còn quan trọng hơn nữa cho những người đã ra đi trước chúng ta. Xin cám ơn quí cha và quí vị đã lắng nghe con nói. Con nói thay cho những người không còn tiếng nói.
Lm. Hữu Độ, CMC
(NS. TTĐM tháng 11,2007, tr 25)
TÔN KÍNH NGƯỜI QUÁ CỐ
Thánh nữ Gemma Galgani (1878-1903) chào đời và qua đời tại Borgo Nuovo thuộc Lucca (Bắc Ý). 25 năm ngắn ngủi tại thế đủ để thanh luyện cuộc đời thánh thiện của một trinh nữ.
Năm 1940 - gần 40 năm sau khi qua đời - Gemma Galgani được Đức Giáo Hoàng Pio XII (1939-1958) tôn phong hiển thánh. Cuộc đời thánh nữ là chuỗi dài hiện tượng siêu nhiên và ơn thánh khác thường. Những năm cuối cùng thánh nữ được hồng phúc sống cuộc khổ nạn của Đức Chúa GIÊSU KITÔ và được in Năm Dấu Thánh ngày 8-6-1899.
Để chuẩn bị thông phần cuộc khổ nạn với Đức Chúa GIÊSU, cuộc đời thơ ấu của Gemma Galgani sớm nếm mùi mồ côi tang tóc. Năm 1886 - Gemma lên 8 tuổi - thân mẫu đột ngột qua đời. 8 năm sau, đến phiên anh trai Gino từ trần, và năm 1897, thân phụ Enrico ra đi về thế giới bên kia. Thế là Gemma mồ côi cả Mẹ lẫn Cha và sống trong túng thiếu cùng khốn. Nhưng tất cả đau thương thử thách trở thành phương tiện thanh tẩy cuộc đời trinh nữ Gemma. Đặc biệt Gemma càng sống mối giây hiệp thông vô hình với người thân quá cố.
Vào những ngày lễ lớn, Gemma dẫn em gái Giulia đến nghĩa trang viếng mộ Song Thân và anh trai Gino. Hai chị em ở lại nghĩa trang lâu giờ cầu nguyện nơi mộ Cha Mẹ. Giây phút trải qua nơi nghĩa trang là giây phút nghỉ ngơi và an ủi đối với Gemma. Cô cảm thấy như nhận được vuốt ve trìu mến của Cha Mẹ. Đối lại, Gemma tha thiết khẩn cầu THIÊN CHÚA ban ơn an nghỉ ngàn đời cho Cha Mẹ.
Dưới bóng mát những cây trắc bá trồng trong nghĩa trang, Gemma cầu nguyện và suy tư về cái mỏng dòn chóng qua của cuộc sống con người. Chỉ trên Thiên Đàng con người mới sống trọn vẹn và lâu dài muôn đời muôn kiếp.
Khi chuyển đến sống với Dì ở cách xa Borgo Nuovo, Gemma không thể thường xuyên đến nghĩa trang viếng mộ Cha Mẹ. Thay vào đó, Gemma đến nhà thờ cầu nguyện cho Linh Hồn Cha Mẹ và người thân qua cố. Tâm tình quý mến yêu thương người quá cố là sức mạnh giúp Gemma thắng vượt mọi khó khăn trong cuộc đời và sẵn sàng dâng mình làm hy lễ cho THIÊN CHÚA.
... Nhân vật thứ hai có lòng sùng kính người quá cố là ông Giovanni Pascoli (1855-1912) thi sĩ nổi tiếng người Ý. Giovanni là con thứ tư trong gia đình có 10 người sống tại San Mauro, thuộc vùng Romagna (Bắc Ý).
Người đương thời âu yếm tặng ông danh hiệu ”thi sĩ của lòng nhân lành”. Ông không biểu lộ ra bên ngoài Đức Tin Công Giáo nhưng có tâm hồn tôn giáo sâu xa và luôn đề cao nền luân lý Kitô cũng như nhân đức trong sạch.
Tuổi thơ của Giovanni sớm nếm mùi cay đắng. Năm 1867 - Giovanni lên 12 tuổi - thân phụ bị giết chết. Một năm sau, thân mẫu lìa trần vì quá buồn sầu thương nhớ chồng. Chẳng bao lâu sau đó, hai anh của Giovanni cũng theo Cha Mẹ đi về thế giới bên kia. Trước đó không lâu, hai em gái cũng vĩnh biệt cõi trần khi tuổi còn thơ. Từ đó, nghĩa trang trở thành nơi chốn mà Giovanni thường một mình đến viếng mộ Cha Mẹ và anh chị em quá cố.
Những cái tang đau thương dồn dập ghi đậm nét sầu trong cuộc đời thanh xuân của Giovanni Pascoli. Chàng nhìn đời với đôi kính màu đen. Chàng nghi ngờ mọi người và không tin tưởng nơi THIÊN CHÚA. May mắn thay thời gian khủng hoảng không kéo dài lâu. Chàng sớm thức tỉnh và bắt đầu nhạy cảm trước tất cả những gì là Chân-Thiện-Mỹ. Chàng trở về với Đức Tin Công Giáo, đi tham dự Thánh Lễ thường xuyên và sốt sắng rước Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU.
Thi sĩ Giovanni Pascoli từng sáng tác thánh thi ca tụng Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA. Bài thơ trở thành nổi tiếng và hay nhất của thi sĩ.
Một ngày, Linh Mục Germano Tomassetti gửi tặng thi sĩ Pascoli bức ảnh Đức Chúa GIÊSU chịu đóng đanh trên Thánh Giá. Thi sĩ vui mừng tiếp nhận như món quà quý giá và viết cho Cha Tomassetti:
- Con đã nhận được tấm ảnh tuyệt đẹp Cha gửi cho con. Tấm ảnh Đức Chúa KITÔ biến hình. Nét dịu hiền của khuôn mặt chí thánh gợi lên cho con không biết bao nhiêu tâm tình tri ân, trìu mến và an ủi!
Điều đáng nói trong cuộc đời thi sĩ Giovanni Pascoli là lòng tôn kính người quá cố. Ông thường nhắc lại kỷ niệm êm ái thời thơ ấu. Mẹ dẫn bé Giovanni theo bà đến nhà thờ thánh Mauro để lần hạt Mân Côi cầu cho người qua đời. Sau này ông xây một nhà nguyện dâng kính Đức Mẹ MARIA và thường đến đó để cầu nguyện cho Cha Mẹ, anh chị em và người thân đã qua đời. Một bạn thân quả quyết thi sĩ Pascali dành thời giờ để đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố. Ông cũng xin dâng Thánh Lễ cầu cho người qua đời. Ngoài ra, ông năng thăm viếng nghĩa trang thành phố và yêu thích chiêm ngắm những cây trắc bá trồng rải rác trong nghĩa trang.
Chắc chắn Linh Hồn người thân quá cố khẩn cầu trước tòa Chúa nên ông sống những ngày cuối đời trong an bình và ánh sáng của THIÊN CHÚA.
Vì có lòng đặc biệt tôn kính người qua cố, thi sĩ Giovanni Pascoli chuyển dịch bài thơ của thi sĩ Anh ”Chúng cháu 7 anh em”. Nguồn gốc bài thơ như sau.
Một bé gái 8 tuổi trên đường về nhà. Thi sĩ trông thấy cô bé liền gợi chuyện:
- Bé nói cho Bác biết bé có tất cả bao nhiêu anh chị em?
Cô bé trả lời:
- Chúng cháu 7 người. Hai anh đi biển. Hai anh làm việc ở tỉnh. Hai anh ở nghĩa trang.
Rồi cô bé nói tiếp:
- Trong căn nhà kia cháu sống với Mẹ và hai anh cháu ở gần đó.
Thi sĩ vặn lại:
- Như vậy đâu phải là 7 mà là 5, bởi vì 2 người kia đã chết!
Cô bé không chịu thua, nhất định cãi lại:
- Chúng cháu 7 người mà! Hai anh ở nghĩa trang chôn gần nhau và nghỉ yên trong cùng phần mộ.
Nói rồi, cô bé liến thoắng kể thêm rằng cô bé thường xuyên ra nghĩa trang thăm hai anh vì nghĩa trang ở gần nhà:
- Vào những buổi chiều êm ả, khi khí trời mát dịu, cháu mang thức ăn ra nghĩa trang, rồi cùng với hai anh, cháu dùng bữa chiều ở đó. Chúng cháu 7 anh em!
(Evaristo Cardarelli, ”Mese di Novembre”, Edizioni Cantagalli, Siena 1992, trang 41+59+31)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Năm 1940 - gần 40 năm sau khi qua đời - Gemma Galgani được Đức Giáo Hoàng Pio XII (1939-1958) tôn phong hiển thánh. Cuộc đời thánh nữ là chuỗi dài hiện tượng siêu nhiên và ơn thánh khác thường. Những năm cuối cùng thánh nữ được hồng phúc sống cuộc khổ nạn của Đức Chúa GIÊSU KITÔ và được in Năm Dấu Thánh ngày 8-6-1899.
Để chuẩn bị thông phần cuộc khổ nạn với Đức Chúa GIÊSU, cuộc đời thơ ấu của Gemma Galgani sớm nếm mùi mồ côi tang tóc. Năm 1886 - Gemma lên 8 tuổi - thân mẫu đột ngột qua đời. 8 năm sau, đến phiên anh trai Gino từ trần, và năm 1897, thân phụ Enrico ra đi về thế giới bên kia. Thế là Gemma mồ côi cả Mẹ lẫn Cha và sống trong túng thiếu cùng khốn. Nhưng tất cả đau thương thử thách trở thành phương tiện thanh tẩy cuộc đời trinh nữ Gemma. Đặc biệt Gemma càng sống mối giây hiệp thông vô hình với người thân quá cố.
Vào những ngày lễ lớn, Gemma dẫn em gái Giulia đến nghĩa trang viếng mộ Song Thân và anh trai Gino. Hai chị em ở lại nghĩa trang lâu giờ cầu nguyện nơi mộ Cha Mẹ. Giây phút trải qua nơi nghĩa trang là giây phút nghỉ ngơi và an ủi đối với Gemma. Cô cảm thấy như nhận được vuốt ve trìu mến của Cha Mẹ. Đối lại, Gemma tha thiết khẩn cầu THIÊN CHÚA ban ơn an nghỉ ngàn đời cho Cha Mẹ.
Dưới bóng mát những cây trắc bá trồng trong nghĩa trang, Gemma cầu nguyện và suy tư về cái mỏng dòn chóng qua của cuộc sống con người. Chỉ trên Thiên Đàng con người mới sống trọn vẹn và lâu dài muôn đời muôn kiếp.
Khi chuyển đến sống với Dì ở cách xa Borgo Nuovo, Gemma không thể thường xuyên đến nghĩa trang viếng mộ Cha Mẹ. Thay vào đó, Gemma đến nhà thờ cầu nguyện cho Linh Hồn Cha Mẹ và người thân qua cố. Tâm tình quý mến yêu thương người quá cố là sức mạnh giúp Gemma thắng vượt mọi khó khăn trong cuộc đời và sẵn sàng dâng mình làm hy lễ cho THIÊN CHÚA.
... Nhân vật thứ hai có lòng sùng kính người quá cố là ông Giovanni Pascoli (1855-1912) thi sĩ nổi tiếng người Ý. Giovanni là con thứ tư trong gia đình có 10 người sống tại San Mauro, thuộc vùng Romagna (Bắc Ý).
Người đương thời âu yếm tặng ông danh hiệu ”thi sĩ của lòng nhân lành”. Ông không biểu lộ ra bên ngoài Đức Tin Công Giáo nhưng có tâm hồn tôn giáo sâu xa và luôn đề cao nền luân lý Kitô cũng như nhân đức trong sạch.
Tuổi thơ của Giovanni sớm nếm mùi cay đắng. Năm 1867 - Giovanni lên 12 tuổi - thân phụ bị giết chết. Một năm sau, thân mẫu lìa trần vì quá buồn sầu thương nhớ chồng. Chẳng bao lâu sau đó, hai anh của Giovanni cũng theo Cha Mẹ đi về thế giới bên kia. Trước đó không lâu, hai em gái cũng vĩnh biệt cõi trần khi tuổi còn thơ. Từ đó, nghĩa trang trở thành nơi chốn mà Giovanni thường một mình đến viếng mộ Cha Mẹ và anh chị em quá cố.
Những cái tang đau thương dồn dập ghi đậm nét sầu trong cuộc đời thanh xuân của Giovanni Pascoli. Chàng nhìn đời với đôi kính màu đen. Chàng nghi ngờ mọi người và không tin tưởng nơi THIÊN CHÚA. May mắn thay thời gian khủng hoảng không kéo dài lâu. Chàng sớm thức tỉnh và bắt đầu nhạy cảm trước tất cả những gì là Chân-Thiện-Mỹ. Chàng trở về với Đức Tin Công Giáo, đi tham dự Thánh Lễ thường xuyên và sốt sắng rước Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU.
Thi sĩ Giovanni Pascoli từng sáng tác thánh thi ca tụng Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA. Bài thơ trở thành nổi tiếng và hay nhất của thi sĩ.
Một ngày, Linh Mục Germano Tomassetti gửi tặng thi sĩ Pascoli bức ảnh Đức Chúa GIÊSU chịu đóng đanh trên Thánh Giá. Thi sĩ vui mừng tiếp nhận như món quà quý giá và viết cho Cha Tomassetti:
- Con đã nhận được tấm ảnh tuyệt đẹp Cha gửi cho con. Tấm ảnh Đức Chúa KITÔ biến hình. Nét dịu hiền của khuôn mặt chí thánh gợi lên cho con không biết bao nhiêu tâm tình tri ân, trìu mến và an ủi!
Điều đáng nói trong cuộc đời thi sĩ Giovanni Pascoli là lòng tôn kính người quá cố. Ông thường nhắc lại kỷ niệm êm ái thời thơ ấu. Mẹ dẫn bé Giovanni theo bà đến nhà thờ thánh Mauro để lần hạt Mân Côi cầu cho người qua đời. Sau này ông xây một nhà nguyện dâng kính Đức Mẹ MARIA và thường đến đó để cầu nguyện cho Cha Mẹ, anh chị em và người thân đã qua đời. Một bạn thân quả quyết thi sĩ Pascali dành thời giờ để đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố. Ông cũng xin dâng Thánh Lễ cầu cho người qua đời. Ngoài ra, ông năng thăm viếng nghĩa trang thành phố và yêu thích chiêm ngắm những cây trắc bá trồng rải rác trong nghĩa trang.
Chắc chắn Linh Hồn người thân quá cố khẩn cầu trước tòa Chúa nên ông sống những ngày cuối đời trong an bình và ánh sáng của THIÊN CHÚA.
Vì có lòng đặc biệt tôn kính người qua cố, thi sĩ Giovanni Pascoli chuyển dịch bài thơ của thi sĩ Anh ”Chúng cháu 7 anh em”. Nguồn gốc bài thơ như sau.
Một bé gái 8 tuổi trên đường về nhà. Thi sĩ trông thấy cô bé liền gợi chuyện:
- Bé nói cho Bác biết bé có tất cả bao nhiêu anh chị em?
Cô bé trả lời:
- Chúng cháu 7 người. Hai anh đi biển. Hai anh làm việc ở tỉnh. Hai anh ở nghĩa trang.
Rồi cô bé nói tiếp:
- Trong căn nhà kia cháu sống với Mẹ và hai anh cháu ở gần đó.
Thi sĩ vặn lại:
- Như vậy đâu phải là 7 mà là 5, bởi vì 2 người kia đã chết!
Cô bé không chịu thua, nhất định cãi lại:
- Chúng cháu 7 người mà! Hai anh ở nghĩa trang chôn gần nhau và nghỉ yên trong cùng phần mộ.
Nói rồi, cô bé liến thoắng kể thêm rằng cô bé thường xuyên ra nghĩa trang thăm hai anh vì nghĩa trang ở gần nhà:
- Vào những buổi chiều êm ả, khi khí trời mát dịu, cháu mang thức ăn ra nghĩa trang, rồi cùng với hai anh, cháu dùng bữa chiều ở đó. Chúng cháu 7 anh em!
(Evaristo Cardarelli, ”Mese di Novembre”, Edizioni Cantagalli, Siena 1992, trang 41+59+31)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi trong Luyện ngục
Trong hồ sơ xin phong thánh cho Cha Domenico di Gesù Maria, qua đời năm 1630 tại Roma, có ghi lại câu chuyện sau đây.
Cha Domenico là đan sĩ dòng Kín Cát-Minh. Theo thói quen của dòng, các đan sĩ thường đặt trong phòng riêng một quan tài thật bằng gỗ. Chiếc quan tài giúp đan sĩ vừa suy niệm về sự chết vừa nhớ cầu nguyện cho những người đã qua đời.
Khi Cha Domenico đến sống tại một đan viện ở Roma, thì trong căn phòng dành cho ngài, đã có đặt một quan tài. Một đêm, Cha Domenico nghe rõ từ quan tài phát ra tiếng nói thật lớn gần như là tiếng thét:
- Không ai nhớ đến tôi!
Tiếng nói lập lại nhiều lần và vang ra xa nên tất cả dãy phòng cạnh Cha Domenico đều nghe rõ. Cha Domenico rất kinh hãi. Cha nghĩ đến hiện tượng ma quỷ quấy phá các đan sĩ. Cha liền quỳ xuống, tha thiết cầu xin THIÊN CHÚA soi sáng cho biết phải làm gì. Sau đó, Cha lấy Nước Thánh và rảy lên quan tài. Lần này, cũng cùng tiếng nói, khẩn khoản:
- Nước Thánh! Nước Thánh - Xin thương, xin thương xót!
Cha Dominico liền hỏi tiếng nói là ai và muốn gì? Người chết trả lời:
- Con là một người Đức, đến Roma hành hương các Nơi Thánh và qua đời tại đây. Xác con được chôn từ lâu năm tại nghĩa trang thành phố Roma. Trong khi Linh Hồn con còn bị giam cầm nơi Lửa Luyện Hình, chịu nhiều hình khổ đớn đau, để thanh tẩy các tội đã phạm. Nhưng con bị mọi người quên lãng. Không còn ai nhớ đến con để làm việc lành phúc đức và cầu nguyện cho con. Vậy xin Cha hãy động lòng thương xót, rảy Nước Thánh liên tục trên con, và nhất là xin Cha hãy khẩn cầu cùng THIÊN CHÚA Nhân Từ, xin Ngài sớm giải thoát con ra khỏi Chốn Luyện Hình.
Cha Dominico liền hứa sẽ đặc biệt cầu nguyện cho người quá cố mồ côi.
Cha ăn chay, hãm mình và cầu nguyện thật nhiều cho ông. Chỉ mấy ngày sau, người chết hiện ra trong phòng Cha Dominico, báo tin cho ngài biết ông được lên Thiên Đàng và hứa sẽ đền đáp ơn ngài cách bội hậu.
"Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ cho các linh hồn mồ côi được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng Amen.
(”L'Aldilà .. Stupenda realtà”, Editrice Comunità, 1992, trang 38-39- Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt)
Cha Domenico là đan sĩ dòng Kín Cát-Minh. Theo thói quen của dòng, các đan sĩ thường đặt trong phòng riêng một quan tài thật bằng gỗ. Chiếc quan tài giúp đan sĩ vừa suy niệm về sự chết vừa nhớ cầu nguyện cho những người đã qua đời.
Khi Cha Domenico đến sống tại một đan viện ở Roma, thì trong căn phòng dành cho ngài, đã có đặt một quan tài. Một đêm, Cha Domenico nghe rõ từ quan tài phát ra tiếng nói thật lớn gần như là tiếng thét:
- Không ai nhớ đến tôi!
Tiếng nói lập lại nhiều lần và vang ra xa nên tất cả dãy phòng cạnh Cha Domenico đều nghe rõ. Cha Domenico rất kinh hãi. Cha nghĩ đến hiện tượng ma quỷ quấy phá các đan sĩ. Cha liền quỳ xuống, tha thiết cầu xin THIÊN CHÚA soi sáng cho biết phải làm gì. Sau đó, Cha lấy Nước Thánh và rảy lên quan tài. Lần này, cũng cùng tiếng nói, khẩn khoản:
- Nước Thánh! Nước Thánh - Xin thương, xin thương xót!
Cha Dominico liền hỏi tiếng nói là ai và muốn gì? Người chết trả lời:
- Con là một người Đức, đến Roma hành hương các Nơi Thánh và qua đời tại đây. Xác con được chôn từ lâu năm tại nghĩa trang thành phố Roma. Trong khi Linh Hồn con còn bị giam cầm nơi Lửa Luyện Hình, chịu nhiều hình khổ đớn đau, để thanh tẩy các tội đã phạm. Nhưng con bị mọi người quên lãng. Không còn ai nhớ đến con để làm việc lành phúc đức và cầu nguyện cho con. Vậy xin Cha hãy động lòng thương xót, rảy Nước Thánh liên tục trên con, và nhất là xin Cha hãy khẩn cầu cùng THIÊN CHÚA Nhân Từ, xin Ngài sớm giải thoát con ra khỏi Chốn Luyện Hình.
Cha Dominico liền hứa sẽ đặc biệt cầu nguyện cho người quá cố mồ côi.
Cha ăn chay, hãm mình và cầu nguyện thật nhiều cho ông. Chỉ mấy ngày sau, người chết hiện ra trong phòng Cha Dominico, báo tin cho ngài biết ông được lên Thiên Đàng và hứa sẽ đền đáp ơn ngài cách bội hậu.
"Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ cho các linh hồn mồ côi được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng Amen.
(”L'Aldilà .. Stupenda realtà”, Editrice Comunità, 1992, trang 38-39- Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt)
Cha phó phải đền tội
Chúa nhật 30-11-1919, bà Mechtilde Thaller, còn gọi là Von Schoenwerth, tín hữu Công Giáo Đức, êm ái trút hơi thở cuối cùng, lúc 51 tuổi. Sau khi tắt thở, gương mặt bà biểu lộ niềm hạnh phúc và an bình khôn tả.
Trong số di vật của bà, người ta tìm thấy cuốn ”Nhật Ký” ghi lại các đặc ân bà nhận lãnh. Một trong những đặc ân đó là được tiếp xúc thân mật và thường xuyên với các Thiên Thần, khởi đầu là Thánh Thiên Thần Bản Mệnh của bà. Bà cũng có liên hệ với các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Bà nhận lệnh cầu nguyện và hy sinh cho các Linh Hồn. Bà viết:
Một buổi tối, Thiên Thần Bản Mệnh hỏi xem tôi có bằng lòng bắt mối giây liên lạc chặt chẽ với các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình không. Tôi trả lời phải xin phép Cha Linh Hướng trước đã. Thiên Thần nói:
- Được, hãy hỏi ngay đi, càng sớm càng tốt, vì sáng tinh sương ngày Lễ Nến, ta sẽ đến để biết câu trả lời. Từ đây tới đó, Cha Linh Hướng có đến 9 ngày để suy nghĩ. Nhưng nên nhớ rằng: nếu nhận lời, chị phải chịu mất hết niềm vui, ngoại trừ trong lúc cầu nguyện. Rồi chị sẽ phải chịu nhiều nỗi đau đớn đắng cay, nhưng chị không nên than phiền gì hết, trái lại, nên chấp nhận tất cả, giống y như các Linh Hồn Luyện Hình. Thánh giá của chị sẽ còn nặng hơn gấp trăm! Hãy suy nghĩ về tất cả điều đó, rồi chọn lựa!
Sau khi Cha Linh Hướng cho phép, tôi thưa "vâng" với Thánh Thiên Thần Bản Mệnh.
Chiều nay vào lúc 5 giờ, tôi ngồi trước bức ảnh Thánh Tâm Chúa GIÊSU và cầu nguyện cho các Linh Hồn, bỗng tôi thấy Thiên Thần Bản Mệnh đứng cạnh tôi. Bằng giọng hối hả ngài nói:
- Hãy chuẩn bị và đừng sợ gì cả!
Có tiếng gõ cửa, tôi lo lắng trả lời:
- Mời vào!
Cha Phó quá cố bước vào phòng. Dáng điệu ngài trông thật thảm thương và tiều tụy. Bằng một giọng yếu ớt, ngài nói:
- Mãi đến hôm nay tôi mới tới được nhà chị. Tôi sung sướng không tả xiết. Mọi người đều quên tôi, ngoại trừ chị. Vì lòng mến Chúa, xin chị nói với Cha Sở đừng quên hẳn tôi. Mỗi ngày tôi đều mong chờ lời cầu nguyện của Cha Sở, nhưng ngài bắt đầu quên tôi. Phần tôi tôi luôn tha thiết cầu nguyện cho ngài. Nhưng giờ đây, hoàn cảnh chắc hẳn sẽ khả quan hơn, vì tôi có thể đích thân đến nhà ngài!
Tôi liền hỏi Cha Phó còn phải chịu đau khổ lâu không, bởi vì người ta đã xin không biết bao nhiêu Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha rồi mà! Cha vừa khóc nức nở vừa trả lời:
- Trong tất cả Thánh Lễ này, tôi chỉ nhận được một. Bởi vì, khi còn sống, tôi đã cử hành Thánh Lễ vào những giờ giấc thất thường, khiến nhiều người không tham dự được, vì không biết giờ nào. Và THIÊN CHÚA Công Minh giữ lại tất cả các Thánh Lễ dâng cầu cho Linh Hồn tôi, cho đến khi nào những người hụt dự Thánh Lễ ngoài ý muốn họ, được đền bù cân xứng!
Tôi hỏi Cha Phó quá cố xem tôi phải giúp ngài bằng cách nào. Ngài trả lời:
- Bằng sự kiên nhẫn và lời cầu nguyện!
Tôi hứa với Cha tôi sẽ chịu đau khổ cho ngài ngay đêm nay và sẽ cầu nguyện cho đến khi nào ngài được giải thoát khỏi Lửa Luyện Ngục. Tôi cũng hỏi Cha nước mắt Cha đổ ra tràn trề có thoa dịu phần nào nỗi khổ phải chịu không, Cha đáp:
- Có, có chứ, bởi vì những giọt nước mắt này thanh luyện Linh Hồn tôi. Có điều nó làm tôi đau lắm. Tất cả đau khổ trên toàn thế giới, góp chung lại, từ tạo thiên lập địa cho đến tận thế, cũng không là gì, nếu đem so sánh với một giây phút chịu khổ trong Lửa Luyện Tội!
Tôi liền chào từ biệt Linh Hồn tội nghiệp đáng thương.
Thật là đẹp đẽ và cảm động biết bao khi thấy vị Thiên Thần Bản Mệnh của tôi cung kính tháp tùng Linh Hồn vị Linh Mục quá cố ra tới cửa. Linh hồn biến đi và Thiên Thần Bản Mệnh trở lại với tôi. Cả hai chúng tôi cùng cầu nguyện thật sốt sắng.
Khi Linh Hồn Cha Phó được rước vào Thiên Đàng, tôi thấy một Phụ Nữ cao lớn đẹp đẽ bước vào trước. Bà giơ cao một hộp bằng ngà và mở ra. Một làn mưa nhẹ, những giọt sương óng ánh tuyệt đẹp, nức mùi thơm ngào ngạt, tuôn đổ trên đầu vị Linh Mục. Gương mặt ngài rạng rỡ vui tươi. Trong giây phút cực kỳ vui sướng, ngài giang hai tay ra. Người phụ nữ lộng lẫy lại quỳ xuống và xỏ vào chân vị Linh Mục đôi giày óng ánh như vàng. Tôi liền hỏi:
- Bà là ai?
- Bà đáp: Ta là Bà Chúa Nhân Từ! Vị Linh Mục này là một trong những kẻ luôn bước theo vết chân ta. Chính vì thế ta xức cho ngài dầu thơm hoan lạc và đưa ngài vào hưởng phúc trường sinh. Suốt cuộc đời trần thế, vị Linh Mục luôn thực thi ”lòng từ bi- thương xót”. Do đó, ngày hôm nay, chính ta là ”Bà Chúa Nhân Từ”, ta đến gặp vị Linh Mục nơi cửa Thiên Đàng!
(Frédéric de Lama, ”LES ANGES”, Editions Christiana, 1987, trang 76-78).
Trong số di vật của bà, người ta tìm thấy cuốn ”Nhật Ký” ghi lại các đặc ân bà nhận lãnh. Một trong những đặc ân đó là được tiếp xúc thân mật và thường xuyên với các Thiên Thần, khởi đầu là Thánh Thiên Thần Bản Mệnh của bà. Bà cũng có liên hệ với các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Bà nhận lệnh cầu nguyện và hy sinh cho các Linh Hồn. Bà viết:
Một buổi tối, Thiên Thần Bản Mệnh hỏi xem tôi có bằng lòng bắt mối giây liên lạc chặt chẽ với các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình không. Tôi trả lời phải xin phép Cha Linh Hướng trước đã. Thiên Thần nói:
- Được, hãy hỏi ngay đi, càng sớm càng tốt, vì sáng tinh sương ngày Lễ Nến, ta sẽ đến để biết câu trả lời. Từ đây tới đó, Cha Linh Hướng có đến 9 ngày để suy nghĩ. Nhưng nên nhớ rằng: nếu nhận lời, chị phải chịu mất hết niềm vui, ngoại trừ trong lúc cầu nguyện. Rồi chị sẽ phải chịu nhiều nỗi đau đớn đắng cay, nhưng chị không nên than phiền gì hết, trái lại, nên chấp nhận tất cả, giống y như các Linh Hồn Luyện Hình. Thánh giá của chị sẽ còn nặng hơn gấp trăm! Hãy suy nghĩ về tất cả điều đó, rồi chọn lựa!
Sau khi Cha Linh Hướng cho phép, tôi thưa "vâng" với Thánh Thiên Thần Bản Mệnh.
Chiều nay vào lúc 5 giờ, tôi ngồi trước bức ảnh Thánh Tâm Chúa GIÊSU và cầu nguyện cho các Linh Hồn, bỗng tôi thấy Thiên Thần Bản Mệnh đứng cạnh tôi. Bằng giọng hối hả ngài nói:
- Hãy chuẩn bị và đừng sợ gì cả!
Có tiếng gõ cửa, tôi lo lắng trả lời:
- Mời vào!
Cha Phó quá cố bước vào phòng. Dáng điệu ngài trông thật thảm thương và tiều tụy. Bằng một giọng yếu ớt, ngài nói:
- Mãi đến hôm nay tôi mới tới được nhà chị. Tôi sung sướng không tả xiết. Mọi người đều quên tôi, ngoại trừ chị. Vì lòng mến Chúa, xin chị nói với Cha Sở đừng quên hẳn tôi. Mỗi ngày tôi đều mong chờ lời cầu nguyện của Cha Sở, nhưng ngài bắt đầu quên tôi. Phần tôi tôi luôn tha thiết cầu nguyện cho ngài. Nhưng giờ đây, hoàn cảnh chắc hẳn sẽ khả quan hơn, vì tôi có thể đích thân đến nhà ngài!
Tôi liền hỏi Cha Phó còn phải chịu đau khổ lâu không, bởi vì người ta đã xin không biết bao nhiêu Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha rồi mà! Cha vừa khóc nức nở vừa trả lời:
- Trong tất cả Thánh Lễ này, tôi chỉ nhận được một. Bởi vì, khi còn sống, tôi đã cử hành Thánh Lễ vào những giờ giấc thất thường, khiến nhiều người không tham dự được, vì không biết giờ nào. Và THIÊN CHÚA Công Minh giữ lại tất cả các Thánh Lễ dâng cầu cho Linh Hồn tôi, cho đến khi nào những người hụt dự Thánh Lễ ngoài ý muốn họ, được đền bù cân xứng!
Tôi hỏi Cha Phó quá cố xem tôi phải giúp ngài bằng cách nào. Ngài trả lời:
- Bằng sự kiên nhẫn và lời cầu nguyện!
Tôi hứa với Cha tôi sẽ chịu đau khổ cho ngài ngay đêm nay và sẽ cầu nguyện cho đến khi nào ngài được giải thoát khỏi Lửa Luyện Ngục. Tôi cũng hỏi Cha nước mắt Cha đổ ra tràn trề có thoa dịu phần nào nỗi khổ phải chịu không, Cha đáp:
- Có, có chứ, bởi vì những giọt nước mắt này thanh luyện Linh Hồn tôi. Có điều nó làm tôi đau lắm. Tất cả đau khổ trên toàn thế giới, góp chung lại, từ tạo thiên lập địa cho đến tận thế, cũng không là gì, nếu đem so sánh với một giây phút chịu khổ trong Lửa Luyện Tội!
Tôi liền chào từ biệt Linh Hồn tội nghiệp đáng thương.
Thật là đẹp đẽ và cảm động biết bao khi thấy vị Thiên Thần Bản Mệnh của tôi cung kính tháp tùng Linh Hồn vị Linh Mục quá cố ra tới cửa. Linh hồn biến đi và Thiên Thần Bản Mệnh trở lại với tôi. Cả hai chúng tôi cùng cầu nguyện thật sốt sắng.
Khi Linh Hồn Cha Phó được rước vào Thiên Đàng, tôi thấy một Phụ Nữ cao lớn đẹp đẽ bước vào trước. Bà giơ cao một hộp bằng ngà và mở ra. Một làn mưa nhẹ, những giọt sương óng ánh tuyệt đẹp, nức mùi thơm ngào ngạt, tuôn đổ trên đầu vị Linh Mục. Gương mặt ngài rạng rỡ vui tươi. Trong giây phút cực kỳ vui sướng, ngài giang hai tay ra. Người phụ nữ lộng lẫy lại quỳ xuống và xỏ vào chân vị Linh Mục đôi giày óng ánh như vàng. Tôi liền hỏi:
- Bà là ai?
- Bà đáp: Ta là Bà Chúa Nhân Từ! Vị Linh Mục này là một trong những kẻ luôn bước theo vết chân ta. Chính vì thế ta xức cho ngài dầu thơm hoan lạc và đưa ngài vào hưởng phúc trường sinh. Suốt cuộc đời trần thế, vị Linh Mục luôn thực thi ”lòng từ bi- thương xót”. Do đó, ngày hôm nay, chính ta là ”Bà Chúa Nhân Từ”, ta đến gặp vị Linh Mục nơi cửa Thiên Đàng!
(Frédéric de Lama, ”LES ANGES”, Editions Christiana, 1987, trang 76-78).
Con cầu nguyện hi sinh đền tội cho mẹ trong Luyện ngục
Bà Maria Valtorta (1897-1961) là phụ nữ Công Giáo người Ý. Bà là ái nữ duy nhất của ông Giuseppe Valtorta và bà Isidire Fioravanzi. Sau khi Mẹ qua đời vào năm 1943, bà Maria Valtorta thỉnh thoảng được đặc ân trông thấy Mẹ nơi Lửa Luyện Ngục.
Ngày 4-10-1949 (đúng 6 năm Mẹ qua đời) bà Maria Valtorta trông thấy Mẹ còn nơi Lửa Luyện Tội và được nói chuyện với Mẹ. Bà kể:
Sau thời gian dài, tôi lại được trông thấy Mẹ. Mẹ ở giữa Lửa Luyện Hình. Chưa bao giờ tôi trông thấy Mẹ ở giữa ngọn lửa cả, nên tôi thét lên tiếng kinh hãi .. Tuy nhiên lần này, Mẹ đổi khác nhiều. Những lần trước mặt mũi Mẹ xấu xí rầu rĩ, đầy nét hờn dỗi, không thèm nhìn thèm nói với ai, kể cả tôi! Lần này trông Mẹ đẹp hẳn ra, trẻ trung lại và rất điềm tĩnh. Trông Mẹ giống như cô dâu trong chiếc áo trắng tinh khiết ngày cưới. Chỉ có điều khác là Mẹ ở giữa lửa, lửa bốc cháy chung quanh và phủ ngập cả đầu Mẹ ..
Tôi bắt đầu nói chuyện với Mẹ. Tôi hỏi:
- Mẹ vẫn còn ở đó sao? Con đã cầu nguyện và xin cầu nguyện cho Mẹ nhiều lắm rồi mà! Sáng nay, tưởng niệm 6 năm Mẹ qua đời, con đã rước Mình Thánh Chúa cầu nguyện cho Mẹ. Vậy mà Mẹ vẫn còn ở đó!
Với giọng vui tươi Mẹ tôi trả lời:
- Mẹ vẫn còn ở đây, nhưng chỉ trong thời gian ngắn thôi. Mẹ biết rõ là con đã cầu nguyện và xin Lễ cho Mẹ. Sáng nay Mẹ bước một bước thật dài tiến đến bình an. Cám ơn con và cám ơn nữ tu đã cầu nguyện cho Mẹ. Sau này, Mẹ sẽ trả công lại .. Sắp sửa rồi! Mẹ chỉ còn bị thanh luyện trong thời gian ngắn nữa thôi. Mẹ đã tẩy rửa mọi tội lỗi liên quan đến tâm trí, đặc biệt là tính kiêu căng của Mẹ. Tiếp đến, Mẹ thanh tẩy mọi tội thuộc về trái tim, chẳng hạn tính ích kỷ của Mẹ. Đó là hai thứ tội nặng nhất. Giờ đây Mẹ tẩy luyện những tội về xác thịt, phần thấp hạ nhất của con người. Những tội thuộc về xác thịt thì nhẹ hơn, so với hai thứ tội thuộc về tâm trí và trái tim!
Tôi nói tiếp:
- Trước đây con thấy Mẹ buồn rầu, oán giận, không muốn nhìn ai cả!
Mẹ trả lời:
- Đúng! Bởi vì khi đó Mẹ còn đầy dẫy tính kiêu căng, còn bám víu những tình cảm trần gian. Sau đó Mẹ bắt đầu hiểu. Mẹ khiêm tốn hạ mình xuống và biết yêu thương đúng đắn: Yêu THIÊN CHÚA và yêu tha nhân.
Tôi an ủi Mẹ:
- Thôi Mẹ đừng nhớ đến nữa. Tất cả đã qua rồi!
Mẹ tôi nói ngay:
- Phải, tất cả đã xong hết rồi! Nhưng nếu Mẹ được như thế này là nhờ con, nhờ lời cầu nguyện và các việc hy sinh hãm mình của con. Mẹ xin hết lòng cám ơn con. Chính nhờ con mà Mẹ được thanh tẩy nơi Lửa Luyện Hình và không bao lâu nữa Mẹ sẽ được vui hưởng sự bình an.
Tôi hỏi thêm:
- Bao giờ thì Mẹ được vào Thiên Đàng? Mãi đến sang năm, 1950 sao?
Mẹ tôi trả lời:
- Không đâu! Mẹ sắp được rồi, trước cuối năm nay!
Tôi nói:
- Như vậy con sẽ không phải cầu nguyện cho Mẹ nữa!
Mẹ tôi nghiêm trang nói:
- Con cứ cầu nguyện, y như thể Mẹ còn bị giam ở đây. Bởi vì nơi Lửa Luyện Ngục, có rất nhiều Linh Hồn bị quên lãng, bị bỏ rơi, thuộc đủ hạng người, cấp bậc, đặc biệt là các Bà Mẹ. Cần phải yêu thương và nghĩ đến tất cả mọi người. Bây giờ Mẹ mới hiểu rõ điều đó. Riêng con, con biết nghĩ đến mọi người và yêu thương tất cả. Con làm như thế là đúng lắm! Nhưng chỉ bây giờ, Mẹ mới biết và hiểu rằng, con làm như vậy là đúng! Cũng chính bây giờ đây, Mẹ không còn than trách Chúa nữa, nhưng hiểu rằng, THIÊN CHÚA là Đấng Xét Xử Chí Công!
Những ngọn Lửa Luyện Ngục làm tôi khó chịu. Tôi hỏi Mẹ:
- Mẹ có đau đớn nhiều vì ngọn lửa này không?
Mẹ tôi trả lời:
- Trước đây thì có, nhưng bây giờ thì không. Hiện tại có ngọn lửa khác mạnh hơn, làm cho không cảm thấy sức nóng của ngọn lửa này. Thêm vào đó, ngọn lửa kia ban cho ước muốn chịu đau khổ. Và nhờ đó, nỗi đau đớn không làm cho khổ sở. Con biết đó, Mẹ là người không bao giờ muốn chịu đau khổ!
Bà Maria Valtorta kết thúc: Sau khi được đặc ân thấy và nói chuyện với Mẹ còn ở trong Lửa Luyện Hình, tôi rút ra các suy tư:
- Thứ nhất, THIÊN CHÚA phạt trước tiên những tội thuộc về tâm trí, rồi đến tội về trái tim, sau cùng mới đến những yếu đuối của xác thịt.
- Thứ hai, cần phải cầu nguyện cho tất cả các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục, nhất là những Linh Hồn bị bỏ rơi, giống y như những Linh Hồn ấy là Linh Hồn bà con, ân nhân, bạn hữu chúng ta.
- Thứ ba, phán đoán của THIÊN CHÚA khác xa phán đoán của con người.
- Thứ tư, các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình hiểu rõ những gì khi còn sống không hiểu, bởi vì lúc đó còn đầy dẫy ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình.
(Maria Valtorta, ”I Quaderni dal 1945 al 1950”, Centro Editoriale Valtortiano, 1987, trang 523-525)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Ngày 4-10-1949 (đúng 6 năm Mẹ qua đời) bà Maria Valtorta trông thấy Mẹ còn nơi Lửa Luyện Tội và được nói chuyện với Mẹ. Bà kể:
Sau thời gian dài, tôi lại được trông thấy Mẹ. Mẹ ở giữa Lửa Luyện Hình. Chưa bao giờ tôi trông thấy Mẹ ở giữa ngọn lửa cả, nên tôi thét lên tiếng kinh hãi .. Tuy nhiên lần này, Mẹ đổi khác nhiều. Những lần trước mặt mũi Mẹ xấu xí rầu rĩ, đầy nét hờn dỗi, không thèm nhìn thèm nói với ai, kể cả tôi! Lần này trông Mẹ đẹp hẳn ra, trẻ trung lại và rất điềm tĩnh. Trông Mẹ giống như cô dâu trong chiếc áo trắng tinh khiết ngày cưới. Chỉ có điều khác là Mẹ ở giữa lửa, lửa bốc cháy chung quanh và phủ ngập cả đầu Mẹ ..
Tôi bắt đầu nói chuyện với Mẹ. Tôi hỏi:
- Mẹ vẫn còn ở đó sao? Con đã cầu nguyện và xin cầu nguyện cho Mẹ nhiều lắm rồi mà! Sáng nay, tưởng niệm 6 năm Mẹ qua đời, con đã rước Mình Thánh Chúa cầu nguyện cho Mẹ. Vậy mà Mẹ vẫn còn ở đó!
Với giọng vui tươi Mẹ tôi trả lời:
- Mẹ vẫn còn ở đây, nhưng chỉ trong thời gian ngắn thôi. Mẹ biết rõ là con đã cầu nguyện và xin Lễ cho Mẹ. Sáng nay Mẹ bước một bước thật dài tiến đến bình an. Cám ơn con và cám ơn nữ tu đã cầu nguyện cho Mẹ. Sau này, Mẹ sẽ trả công lại .. Sắp sửa rồi! Mẹ chỉ còn bị thanh luyện trong thời gian ngắn nữa thôi. Mẹ đã tẩy rửa mọi tội lỗi liên quan đến tâm trí, đặc biệt là tính kiêu căng của Mẹ. Tiếp đến, Mẹ thanh tẩy mọi tội thuộc về trái tim, chẳng hạn tính ích kỷ của Mẹ. Đó là hai thứ tội nặng nhất. Giờ đây Mẹ tẩy luyện những tội về xác thịt, phần thấp hạ nhất của con người. Những tội thuộc về xác thịt thì nhẹ hơn, so với hai thứ tội thuộc về tâm trí và trái tim!
Tôi nói tiếp:
- Trước đây con thấy Mẹ buồn rầu, oán giận, không muốn nhìn ai cả!
Mẹ trả lời:
- Đúng! Bởi vì khi đó Mẹ còn đầy dẫy tính kiêu căng, còn bám víu những tình cảm trần gian. Sau đó Mẹ bắt đầu hiểu. Mẹ khiêm tốn hạ mình xuống và biết yêu thương đúng đắn: Yêu THIÊN CHÚA và yêu tha nhân.
Tôi an ủi Mẹ:
- Thôi Mẹ đừng nhớ đến nữa. Tất cả đã qua rồi!
Mẹ tôi nói ngay:
- Phải, tất cả đã xong hết rồi! Nhưng nếu Mẹ được như thế này là nhờ con, nhờ lời cầu nguyện và các việc hy sinh hãm mình của con. Mẹ xin hết lòng cám ơn con. Chính nhờ con mà Mẹ được thanh tẩy nơi Lửa Luyện Hình và không bao lâu nữa Mẹ sẽ được vui hưởng sự bình an.
Tôi hỏi thêm:
- Bao giờ thì Mẹ được vào Thiên Đàng? Mãi đến sang năm, 1950 sao?
Mẹ tôi trả lời:
- Không đâu! Mẹ sắp được rồi, trước cuối năm nay!
Tôi nói:
- Như vậy con sẽ không phải cầu nguyện cho Mẹ nữa!
Mẹ tôi nghiêm trang nói:
- Con cứ cầu nguyện, y như thể Mẹ còn bị giam ở đây. Bởi vì nơi Lửa Luyện Ngục, có rất nhiều Linh Hồn bị quên lãng, bị bỏ rơi, thuộc đủ hạng người, cấp bậc, đặc biệt là các Bà Mẹ. Cần phải yêu thương và nghĩ đến tất cả mọi người. Bây giờ Mẹ mới hiểu rõ điều đó. Riêng con, con biết nghĩ đến mọi người và yêu thương tất cả. Con làm như thế là đúng lắm! Nhưng chỉ bây giờ, Mẹ mới biết và hiểu rằng, con làm như vậy là đúng! Cũng chính bây giờ đây, Mẹ không còn than trách Chúa nữa, nhưng hiểu rằng, THIÊN CHÚA là Đấng Xét Xử Chí Công!
Những ngọn Lửa Luyện Ngục làm tôi khó chịu. Tôi hỏi Mẹ:
- Mẹ có đau đớn nhiều vì ngọn lửa này không?
Mẹ tôi trả lời:
- Trước đây thì có, nhưng bây giờ thì không. Hiện tại có ngọn lửa khác mạnh hơn, làm cho không cảm thấy sức nóng của ngọn lửa này. Thêm vào đó, ngọn lửa kia ban cho ước muốn chịu đau khổ. Và nhờ đó, nỗi đau đớn không làm cho khổ sở. Con biết đó, Mẹ là người không bao giờ muốn chịu đau khổ!
Bà Maria Valtorta kết thúc: Sau khi được đặc ân thấy và nói chuyện với Mẹ còn ở trong Lửa Luyện Hình, tôi rút ra các suy tư:
- Thứ nhất, THIÊN CHÚA phạt trước tiên những tội thuộc về tâm trí, rồi đến tội về trái tim, sau cùng mới đến những yếu đuối của xác thịt.
- Thứ hai, cần phải cầu nguyện cho tất cả các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục, nhất là những Linh Hồn bị bỏ rơi, giống y như những Linh Hồn ấy là Linh Hồn bà con, ân nhân, bạn hữu chúng ta.
- Thứ ba, phán đoán của THIÊN CHÚA khác xa phán đoán của con người.
- Thứ tư, các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình hiểu rõ những gì khi còn sống không hiểu, bởi vì lúc đó còn đầy dẫy ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình.
(Maria Valtorta, ”I Quaderni dal 1945 al 1950”, Centro Editoriale Valtortiano, 1987, trang 523-525)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Blog Archive
-
▼
2009
(324)
-
▼
tháng 10
(36)
- Những cánh hoa hồng huyền diệu
- Ơn lạ Thánh Cả ban
- Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Biến Cố Đời Tôi
- Nhờ đọc kinh Kính mừng, chàng sinh viên được cứu
- Mãnh lực kinh kính mừng
- Nhớ Đến Tôi?
- TÔN KÍNH NGƯỜI QUÁ CỐ
- Cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi trong Luyện ngục
- Cha phó phải đền tội
- Con cầu nguyện hi sinh đền tội cho mẹ trong Luyện ...
- Diễn viên đóng Chúa Giesu
- Đức Mẹ là Nữ vương Luyện ngục
- Trái Tim Chúa Giêsu thương các linh hồn luyện ngục
- Linh hồn luyện ngục hiện về
- MỘT SỐ LÝ DO CÁC LINH HỒN PHẢI ĐỀN TỘI NƠI LUYỆN ...
- KÍNH MẾN ĐỨC MẸ (LẦN HẠT MÂN CÔI, ĐEO ÁO ĐỨC MẸ...
- NHỮNG PHƯƠNG THẾ TRÁNH LUYỆN NGỤC LÂU DÀI
- NHỮNG PHƯƠNG THẾ TRÁNH LUYỆN NGỤC LÂU DÀI
- LINH HỒN LUYỆN NGỤC CẦU BẦU CHO ÂN NHÂN SỚM VỀ TH...
- LINH HỒN LUYỆN NGỤC TRẢ ƠN ÂN NHÂN ĐÃ CỨU MÌNH
- LINH HỒN LUYỆN NGỤC TRẢ ƠN ÂN NHÂN ĐÃ CỨU MÌNH
- LINH HỒN LUYỆN NGỤC TRẢ ƠN ÂN NHÂN ĐÃ CỨU MÌNH
- RẢY NƯỚC THÁNH CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC
- VIẾNG ĐÀNG THÁNH GIÁ CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC
- XIN LỄ MISA CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC
- RƯỚC LỄ CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC
- DỰ LỄ MISA CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC
- LÃNH ÂN XÁ CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC
- TIỀN CỦA, LÀM PHÚC, GIÚP VIỆC TỪ THIỆN CỨU LINH ...
- BÁC ÁI THA THỨ CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC
- ĂN CHAY, HÃM MÌNH CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC
- ĐỌC KINH MÂN CÔI CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC
- ĐỌC KINH CẦU NGUYỆN CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC
- NHỮNG CÁCH CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC
- CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC CHỊU THANH TẨY THỜI GIAN B...
- HÌNH KHỔ LUYỆN NGỤC THẾ NÀO?
-
▼
tháng 10
(36)
Labels
- Archangles (4)
- Breviary (44)
- CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG (15)
- Dụ ngôn của Chúa (1)
- Film về Chúa (1)
- Hong An Thien Chua (13)
- Jesus Christ (9)
- linh hồn nơi luyện ngục (72)
- Lời chứng (42)
- Lyrics (1)
- Message (39)
- Mother of God (13)
- Nhà thờ (1)
- Niềm Tin Minh Hoạ (6)
- Phép lạ (21)
- Rosary (18)
- Saints (8)
- Songs (4)
- Thánh địa (1)
- The meaning (2)
- Tiên tri (1)
- Tiếng thì thầm (1)
- Truyện hay (8)