Bạn Trẻ gặp nhau, kể cho nhau nghe ước của mình, vâng cả những giấc mơ mộng mị nữa. Không riêng gì các trẻ con, Bạn trẻ có giấc mơ mà cả bậc cha mẹ người lớn cũng có nữa. Nhưng khi nói về giấc mơ, con người chúng ta thường chỉ nghe qua cho vui thôi. Nếu có nói gì thêm vào, cũng thường hay cho đó là điều mơ mộng ban ngày đã xem đã nghĩ đến, nên trong giấc ngủ vô thức làm việc sống lại trong trí tưởng tượng thôi. Ðâu có gì đáng để ý đến, rồi sẽ qua đi như bọt bong bóng xà phòng vậy!
Nhưng cũng có những giấc mơ không dừng lại nơi đó, nó báo hiệu cho người trong giấc mơ một thông tin sứ điệp.
Bạn Lan: Lại chuyện mơ mộng nữa rồi! Thôi Ông Duy ơi, mơ tưởng cho nhiều, rồi đêm về trong giấc ngủ mộng mị chứ gì?
Bạn Duy: Sao Lan lại nói thế. Mơ đẹp lắm chứ!
Bạn Liên: Ðúng vậy đó! Tớ cũng đã có nhiều lần mơ rồi: lần thì đẹp, lần thì hơi sợ hãi. Nhưng khi tỉnh dậy mình có cảm giác lạ lạ hay hay!
Bạn Hiển: Ðàn bà con gái phụ nữ mơ cho hay là đẹp đã đành. Nhưng cả ông Duy đàn ông con giai mà cũng cho mơ là đẹp là hay, thế mới lạ chứ?
Bạn Hùng: Giấc nào mơ đẹp hay, thì phải công nhận như thế. Còn ngược lại, cũng phải chân nhận như vậy. Thế mới Fair chứ! Ðàn ông đàn bà ai cũng co giấc mơ cả, mình cũng có vậy. Hôm rồi trong giờ nói chuyện về đạo, Sr. Maichi và Sr. Thảomai cũng nói về những giấc mơ khác nhau: nào là về hòa bình, về tha thứ làm hòa từ xưa nay của mọi dân tộc, nào là về gia đình... Mình thấy hay hay, tò mò hỏi tiếp về những giấc mơ có trong kinh thánh không?
Sr. Thảomai: Trong kinh thánh nói về nhiều giấc mơ của nhiều người khác nhau, nhất là nơi các Tiên tri. Họ là những người được Thiên Chúa kêu gọi có nhiệm vụ hướng dẫn dân Chúa cùng đồng hành với họ trong đời sống. Vì thế họ thường thuật cho dân chúng nghe giấc mơ về ơn cứu độ giaỉ thoát của Thiên Chúa đến cứu giúp dân khỏi vòng khốn cùng.
Sr. Maichi: Hồi còn đi học ở nhà thử tôi có lần nghe và cũng đã đọc qua về một giấc mơ trong sách Tiên Tri Isaia. Tiên tri thuật lại: Một trinh nữ sẽ mang thai. Chị sẽ hạ sinh một cậu con trai và đạt tên cho cậu ấm là Im-ma-nu-el, - tiếng này có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta! (Is 7,14).
Bạn Duy: Ðúng đấy, em cũng có lần nghe trong nhà thờ đọc nói về đoạn kinh thánh đó và ông cha xứ diễn giải giấc mơ đó nói về việc Chúa đến và cũng có liên quan tới Ông Thánh Giuse nữa.
Bạn Lan: Anh Duy rất tỉnh tai khi nói đến giấc mơ. Phục trí nhớ của anh trong lãnh vực này! Nhưng Giuse nào vậy? Có phải Giuse chồng đức mẹ Maria không?
Bạn Hiển: Cô Lan cũng tỉnh táo về chuyện này lắm, đâu phải chỉ mình Duy! Ðúng vậy đó Lan. Hôm đó Hiển cũng nghe diễn giải về Ông Thánh Giuse là một bác thợ mộc làng quê, nhưng lại là một người sùng đạo kính mến Chúa và có lòng thương người.
Bạn Liên: Các Bạn nói gì tôi chẳng hiểu, nào là giấc mơ, nào là kinh thánh, nào là Giuse, nào là Maria, nào là thợ mộc…có cái gì ăn khớp với cái gì đâu?
Bạn Hiển: Sao Liên lại vội thế. Từ từ anh Hiển sẽ kể tiếp cho nghe. Bằng không Sr. Maichi kể vậy?
Bạn Duy: Ông Giuse mơ thế nào?
Bạn Hiển: Trong giấc ngủ say sau một ngày làm việc vất vả nặng nhọc, Giuse mơ thấy Thiên Thần Gabriel hiện đến nói với Ông.: Giuse đừng có sợ. An tâm nhận Maria làm vợ. Thai nhi trong cung lòng Maria là con Thiên Chúa, do quyền phép Chúa Thánh Thần. Maria là người đạo đức, sống đạo hạnh khuôn phép. Việc Thiên Chúa làm ông không thể hiểu nổi. Nhưng với Chúa không có chuyện gì không có thể!
Khi tỉnh dậy Giuse hoảng hốt hối hận những gì ông từ tháng nay suy nghĩ về Maria, người bạn đường chưa cưới của mình. Vì sau khi làm những thủ tục lễ nghi trước hôn nhân theo luật lệ ngày đó, chỉ còn chờ đến ngày cưới hai người đưa nhau về chung sống dưới một mái nhà tình yêu là xong. Bỗng Giuse thấy Maria, người bạn đường tương lai của mình, đã có thai. Ông buồn sinh nghi vấn và định âm thầm bỏ cuộc, đi chỗ khác sinh sống cho rồi. Ông không muốn bị mang tiếng phiền hà, cũng chẳng muốn làm phiền hà mang tiếng cho ai. Ý tưởng bỏ cuộc đó cứ luẩn quẩn trong tâm trí ông…
Bây giờ trong giấc mơ, Thiên Thần của Chúa hiện đến nói cho ông hay sự thật. Ông hiểu đó là sứ điệp Chúa muốn gửi cho Ông. Và qua đó Ông được bình an trong tâm hồn cùng càng thêm lòng yêu mến Chúa, kính trọng Maria và thai nhi còn trong cung lòng Maria.
Sr. Maichi: Các Bạn thấy chưa, Thánh Giuse đã có một giấc mơ tuyệt vời. Giấc mơ đó mang đến câu trả lời rõ ràng trong sáng, đánh tan nghi hoặc đang nung nấu lòng ông từ lâu nay. Giấc mơ đó giúp Ông nhớ lại lời kinh thánh xưa kia của Tiên Tri Isaia: Một trinh nữ sẽ mang thai. Chị sẽ hạ sinh một cậu con trai và đặt tên cho cậu ấm là Im-ma-nu-el!
Giấc mơ đó đã giúp ông tỉnh ngộ không chỉ sống đạo đức hơn, mà còn giúp ông sống tình người với đức mẹ Maria với thai nhi trong cung lòng Maria sâu đậm phải lẽ chính đáng hơn nữa.
Sr. Thảomai: Thánh Giuse đã cảm nhận được ý Thiên Chúa qua giấc mơ. Và qua đó ông đã có thêm can đảm. Cho dù cuộc sống có nhiều vất vả lo nghĩ mệt nhọc, nhưng Ông đã để tai lắng nghe tiếng ThiênChúa nói với ông thầm lặng trong tâm hồn.
Bạn Liên: Vâng em cũng đã có lần nghe kể: Trong giấc ngủ, ngày xưa chú bé Samuel đã nghe tiếng Thiên Chúa gọi tên cậu: Samuel! Samuel!
Có nhiều loại tiếng lời trong cuộc sống. Có những lời gây niềm vui phấn khởi, mà cũng có lời làm suy nghĩ gây hoang. Có những lời nghe được bằng tai thường. Nhưng có những lời nói âm thầm trong lòng chỉ nghe cảm nhận được bằng trái tim. Như lời Chúa nói trong giấc mơ của Thánh Giuse ngày nào.
18.12.2004
Lm. Nguyễn ngọc Long
Pages
20/7/09
Tôi tin kính
jademt
12-09-2005, 07:57 PM
Biên Soạn : Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt
TÔI TIN KÍNH MỘT THIÊN CHÚA LÀ CHA TOÀN NĂNG,
ĐẤNG TẠO THÀNH TRỜI ĐẤT, MUÔN VẬT HỮU HÌNH VÀ VÔ HÌNH.
1. TÔI TIN
http://img236.imageshack.us/img236/7610/tc010rj.jpg Trong truyền thống Kitô Giáo có hai Kinh Tin Kính quan trọng: Kinh Tin Kính của các Tông Đồ và Kinh Tin Kính của hai Công Đồng đầu tiên của Giáo Hội : Công Đồng Nicée (325) và Công Đồng Constantinople (385). Cả hai Kinh Tin Kính chứa đựng những tín điều buộc phải tin và phải tuyên xưng. Đặc biệt, Kinh Tin Kính Nicée-Constantinople là Kinh phát biểu đức tin chống lại những bè rối và cũng là Kinh chúng ta đọc khi tuyên thệ ngày chịu Phép Rửa Tội và trong các thánh lễ Chúa Nhật cũng như trong các thánh lễ trọng.
Kinh Tin Kính các Tông Đồ bắt đầu : Tôi tin kính Đức Chúa Trời / là Cha Phép Tắc vô cùng / dựng nên trời đất.
Kinh Tin Kính Nicée-Constantinople tuyên xưng : Tôi tin kính một Thiên Chúa / là Cha Toàn Năng / Đấng Tạo Thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình.
Trong Kinh Tin Kính, mỗi một tín điều phải tin và phải tuyên xưng đều được khởi đầu bằng câu: “Tôi tin kính..”.
Trong ngôn ngữ thường ngày, khi nói: “Tôi tin bạn” có nghĩa : “Tôi tin tưởng nơi bạn, tôi xác tín bạn nói sự thật”. Hoặc : “Tôi tin nơi điều bạn nói” hàm ý : “Tôi xác tín điều bạn nói phù hợp với thực tại khách quan”. Đi xa hơn, “TIN” có nghĩa là: chấp thuận và nhìn nhận là đúng, là phù hợp với thực tại, điều mà một người hay nhiều người nói, vì điều đó đáng tin. Tính cách đáng tin này tùy thuộc cùng lúc hai yếu tố: người nói và điều nói. Người nói là người đáng tin cậy và điều người đó nói phù hợp với sự thật đáng tin..
Trên bình diện tôn giáo, con người không thể sống mà không tin. Tin là nhu cầu khẩn thiết hơn cả hít thở. Ngay cả khi một người quả quyết không tin tưởng gì ráo trọi, người ấy vẫn tin tưởng nơi một cái gì đó ! Nguyên sự kiện nói rằng : “Tôi không tin nơi Thiên Chúa” giả thiết một niềm tin khác. Chẳng hạn, người ấy chỉ tin nơi chính mình, hoặc rất có thể, chỉ tin nơi tinh thần kiêu căng của riêng mình ! Nhưng để mà tin, phải nói là ai ai cũng tin. Giống y như tư tưởng vậy. Một người không thể không nghĩ tưởng gì ráo trọi ! Khi bạn nói: “Tôi không muốn nghĩ” hoặc “Tôi không tin nơi Thiên Chúa” thì chính hai câu này lại minh chứng là “bạn đang nghĩ”, hoặc “bạn không muốn tin nơi Đấng mà bạn biết rõ là Ngài hiện hữu thật sự”.
Bà Harumi, một phật tử Nhật bản nói : “Đối với tôi, không có ai là người vô thần thật sự. Chẳng hạn anh tôi, thường tự xưng là vô thần, nhưng vẫn đến chùa thắp nhan, đốt nến để khấn vái Trời Phật xin cho con trai anh được thi đậu. Không ai là người vô thần thật, nhưng chỉ có những người thiếu hiểu biết hoặc không được học hỏi gì về đạo giáo mà thôi.
Kinh Tin Kính các Tông Đồ và Kinh Tin Kính Công Đồng Nicée-Constantinople mà chúng ta tuyên xưng hàng ngày, hàng tuần và vào các dịp lễ trọng, chứa đựng những tín điều đáng tin, do chính các Tông Đồ và những Người kế vị các ngài, là những người đáng tin, thông truyền lại.
TÔI TIN KÍNH ĐỨC GIÊSU KITÔ, ĐẤNG CỨU CHUỘC.
ĐỨC GIÊSU KITÔ VẪN LÀ MỘT, HÔM QUA CŨNG NHƯ HÔM NAY VÀ NHƯ VẬY MÃI ĐẾN MUÔN ĐỜI.
... Vào thời kỳ nước Nga sống dưới chế độ cộng sản vô thần, chính quyền tìm mọi cách xóa bỏ Kitô-Giáo ra khỏi tâm lòng và đời sống của người dân. Để đạt mục tiêu, nhà nước dùng đủ thứ thủ đoạn và phương tiện, đứng đầu là giới văn nghệ và truyền thông. Đó là lý do giải thích sự xuất hiện vở kịch mang tựa đề: “Đức KITÔ mặc áo choàng cưỡi ngựa (redingote)”.
Khi các bảng quảng cáo được dán đầy các bức tường thành phố Moscou, tức khắc gây tiếng vang lớn. Mọi người xôn xao bàn tán và mong mau đến ngày vở kịch được trình diễn. Ai ai cũng muốn biết nội dung vở kịch ra sao, bởi lẽ, người đóng vai Đức GIÊSU là Alexandre Rostovtchev, một kịch sĩ vừa nổi danh tài ba vừa khét tiếng vô thần .. Ngoài ra, các nghệ sĩ tên tuổi khác cũng đều có mặt trong vở kịch.
Vào buổi trình diễn đầu tiên, nơi rạp hát lớn của thủ đô không còn một chỗ trống. Các khán thính giả gồm đủ hạng người: từ trí thức đến thường dân, từ sang đến hèn, từ già đến trẻ, từ người có tín ngưỡng đến kẻ vô thần. Mỗi người dấu ẩn một tâm tình riêng tư ngổn ngang khó diễn tả.
Khi bức màn từ từ kéo lên, mọi người như nín thở. Màn đầu tiên dĩ nhiên là một chuỗi những công kích, chê bai, nhạo báng và xúc phạm đến Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là các buổi cử hành Phụng Vụ Thánh. Chẳng hạn, nam tu sĩ là những tên say rượu. Nữ tu là các cô gái điếm. Cả hai nhóm thay nhau lải nhải những bài ca tình, bắt chước cung giọng các đan sĩ hát kinh Thần Vụ.. Nếu màn một trình diễn Kitô Giáo thối nát, bệ rạc như thế, chính là để báo hiệu màn hai, giới thiệu Đức KITÔ, Ông Tổ của Kitô Giáo. Nếu Kitô Giáo tàn lụi như vậy, thì có nghĩa người khai sinh ra nó cũng chả ra gì!
Khi bức màn được kéo lên, nghệ sĩ Alexandre Rostovtchev xuất hiện trong vai Đức KITÔ, mặc áo thụng trắng của người Do-Thái. Chàng có nhiệm vụ trình diễn một Đức KITÔ ủ rũ buồn rầu vì thấy mình bị thất bại với Kitô Giáo. Do đó, Đức KITÔ nhất quyết viết lại Phúc-Âm, thay đổi giáo huấn của Ngài, một giáo huấn không hợp thời .. Và Đức KITÔ, thay vì mặc áo chùng trắng, Ngài sẽ mặc ”áo choàng cưỡi ngựa” đúng điệu các chàng hiệp sĩ Tây Phương ở thế kỷ 20 này .. Có thế, sứ điệp của Ngài mới được lắng nghe.
Điểm chính yếu trong màn hai của vở kịch được trình diễn Đức KITÔ với bài giảng trên núi về các “Mối Phúc Thật”. Theo chương trình, Rostovtchev cầm trên tay cuốn Phúc-Âm, sẽ đọc hai câu đầu của bài giảng, rồi vứt mạnh cuốn sách vào xó và nói: Hãy trao cho Ta chiếc áo khác, hợp thời trang và trao cho Ta các phương tiện khác hữu hiệu hơn cuốn sách cổ hũ này!.
Bằng giọng run run cảm động, Rostovtchev đọc hai “Mối Phúc” đầu tiên:
- Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành vì họ sẽ được Đất-Hứa làm gia nghiệp ..
Đọc xong, chàng đứng im bất động. Cả hội trường im lặng như tờ. Nổi xúc động của chàng kịch sĩ như truyền sang các khán thính giả. Sau giây phút im lặng ngỡ ngàng, khán thính giả như bừng tỉnh. Nhiều tiếng huýt sáo nổi lên, nhắc chàng phải trở lại vai trò của mình. Thế nhưng, bằng một giọng rõ ràng và cương quyết, Rostovtchev đọc tiếp các “Mối Phúc” còn lại:
-Phúc thay ai sầu khổ .. Phúc thay ai khao khát nên người công chính .. Phúc thay ai xót thương người .. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch .. Phúc thay ai xây dựng hòa bình .. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính .. Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao (Mt 5, 5-12).
Đọc xong, Rostovtchev ngước đôi mắt sâu thẳm nhìn đăm đăm khán thính giả. Chàng nhìn nhưng không thấy khán thính giả đã từ từ đứng lên ngay sau khi chàng đọc “Mối Phúc” thứ ba .. Chàng như mất hút trong tư tưởng huyền nhiệm của các “Mối Phúc”. Xong, chàng trịnh trọng giơ tay làm dấu Thánh Giá và lớn tiếng cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến con khi nào Ngài ngự vào Vương-Quốc của Ngài!” Và chàng đột ngột rời sân khấu. Bức màn vội vàng buông xuống. Trong nhóm khán thính giả, nhiều người cũng giơ tay làm dấu Thánh Giá và không cầm được nước mắt .. Có người thì thầm lời nguyện: “Lạy Chúa GIÊSU, xin thương xót con tội lỗi!”
Buổi trình diễn bị bỏ dở tại đó. Một thất bại vĩ đại cho nhà nước cộng sản. Nhưng là một thành công lớn lao cho Kitô Giáo. Không ngờ chàng kịch sĩ vô thần Alexandre Rostovtchev lại làm nổi bật khuôn mặt độc nhất vô nhị của Đức GIÊSU KITÔ: Đấng Cứu Độ, hôm qua, hôm nay và mãi mãi ....
________________________________________
12-09-2005, 07:57 PM
Biên Soạn : Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt
TÔI TIN KÍNH MỘT THIÊN CHÚA LÀ CHA TOÀN NĂNG,
ĐẤNG TẠO THÀNH TRỜI ĐẤT, MUÔN VẬT HỮU HÌNH VÀ VÔ HÌNH.
1. TÔI TIN
http://img236.imageshack.us/img236/7610/tc010rj.jpg Trong truyền thống Kitô Giáo có hai Kinh Tin Kính quan trọng: Kinh Tin Kính của các Tông Đồ và Kinh Tin Kính của hai Công Đồng đầu tiên của Giáo Hội : Công Đồng Nicée (325) và Công Đồng Constantinople (385). Cả hai Kinh Tin Kính chứa đựng những tín điều buộc phải tin và phải tuyên xưng. Đặc biệt, Kinh Tin Kính Nicée-Constantinople là Kinh phát biểu đức tin chống lại những bè rối và cũng là Kinh chúng ta đọc khi tuyên thệ ngày chịu Phép Rửa Tội và trong các thánh lễ Chúa Nhật cũng như trong các thánh lễ trọng.
Kinh Tin Kính các Tông Đồ bắt đầu : Tôi tin kính Đức Chúa Trời / là Cha Phép Tắc vô cùng / dựng nên trời đất.
Kinh Tin Kính Nicée-Constantinople tuyên xưng : Tôi tin kính một Thiên Chúa / là Cha Toàn Năng / Đấng Tạo Thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình.
Trong Kinh Tin Kính, mỗi một tín điều phải tin và phải tuyên xưng đều được khởi đầu bằng câu: “Tôi tin kính..”.
Trong ngôn ngữ thường ngày, khi nói: “Tôi tin bạn” có nghĩa : “Tôi tin tưởng nơi bạn, tôi xác tín bạn nói sự thật”. Hoặc : “Tôi tin nơi điều bạn nói” hàm ý : “Tôi xác tín điều bạn nói phù hợp với thực tại khách quan”. Đi xa hơn, “TIN” có nghĩa là: chấp thuận và nhìn nhận là đúng, là phù hợp với thực tại, điều mà một người hay nhiều người nói, vì điều đó đáng tin. Tính cách đáng tin này tùy thuộc cùng lúc hai yếu tố: người nói và điều nói. Người nói là người đáng tin cậy và điều người đó nói phù hợp với sự thật đáng tin..
Trên bình diện tôn giáo, con người không thể sống mà không tin. Tin là nhu cầu khẩn thiết hơn cả hít thở. Ngay cả khi một người quả quyết không tin tưởng gì ráo trọi, người ấy vẫn tin tưởng nơi một cái gì đó ! Nguyên sự kiện nói rằng : “Tôi không tin nơi Thiên Chúa” giả thiết một niềm tin khác. Chẳng hạn, người ấy chỉ tin nơi chính mình, hoặc rất có thể, chỉ tin nơi tinh thần kiêu căng của riêng mình ! Nhưng để mà tin, phải nói là ai ai cũng tin. Giống y như tư tưởng vậy. Một người không thể không nghĩ tưởng gì ráo trọi ! Khi bạn nói: “Tôi không muốn nghĩ” hoặc “Tôi không tin nơi Thiên Chúa” thì chính hai câu này lại minh chứng là “bạn đang nghĩ”, hoặc “bạn không muốn tin nơi Đấng mà bạn biết rõ là Ngài hiện hữu thật sự”.
Bà Harumi, một phật tử Nhật bản nói : “Đối với tôi, không có ai là người vô thần thật sự. Chẳng hạn anh tôi, thường tự xưng là vô thần, nhưng vẫn đến chùa thắp nhan, đốt nến để khấn vái Trời Phật xin cho con trai anh được thi đậu. Không ai là người vô thần thật, nhưng chỉ có những người thiếu hiểu biết hoặc không được học hỏi gì về đạo giáo mà thôi.
Kinh Tin Kính các Tông Đồ và Kinh Tin Kính Công Đồng Nicée-Constantinople mà chúng ta tuyên xưng hàng ngày, hàng tuần và vào các dịp lễ trọng, chứa đựng những tín điều đáng tin, do chính các Tông Đồ và những Người kế vị các ngài, là những người đáng tin, thông truyền lại.
TÔI TIN KÍNH ĐỨC GIÊSU KITÔ, ĐẤNG CỨU CHUỘC.
ĐỨC GIÊSU KITÔ VẪN LÀ MỘT, HÔM QUA CŨNG NHƯ HÔM NAY VÀ NHƯ VẬY MÃI ĐẾN MUÔN ĐỜI.
... Vào thời kỳ nước Nga sống dưới chế độ cộng sản vô thần, chính quyền tìm mọi cách xóa bỏ Kitô-Giáo ra khỏi tâm lòng và đời sống của người dân. Để đạt mục tiêu, nhà nước dùng đủ thứ thủ đoạn và phương tiện, đứng đầu là giới văn nghệ và truyền thông. Đó là lý do giải thích sự xuất hiện vở kịch mang tựa đề: “Đức KITÔ mặc áo choàng cưỡi ngựa (redingote)”.
Khi các bảng quảng cáo được dán đầy các bức tường thành phố Moscou, tức khắc gây tiếng vang lớn. Mọi người xôn xao bàn tán và mong mau đến ngày vở kịch được trình diễn. Ai ai cũng muốn biết nội dung vở kịch ra sao, bởi lẽ, người đóng vai Đức GIÊSU là Alexandre Rostovtchev, một kịch sĩ vừa nổi danh tài ba vừa khét tiếng vô thần .. Ngoài ra, các nghệ sĩ tên tuổi khác cũng đều có mặt trong vở kịch.
Vào buổi trình diễn đầu tiên, nơi rạp hát lớn của thủ đô không còn một chỗ trống. Các khán thính giả gồm đủ hạng người: từ trí thức đến thường dân, từ sang đến hèn, từ già đến trẻ, từ người có tín ngưỡng đến kẻ vô thần. Mỗi người dấu ẩn một tâm tình riêng tư ngổn ngang khó diễn tả.
Khi bức màn từ từ kéo lên, mọi người như nín thở. Màn đầu tiên dĩ nhiên là một chuỗi những công kích, chê bai, nhạo báng và xúc phạm đến Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là các buổi cử hành Phụng Vụ Thánh. Chẳng hạn, nam tu sĩ là những tên say rượu. Nữ tu là các cô gái điếm. Cả hai nhóm thay nhau lải nhải những bài ca tình, bắt chước cung giọng các đan sĩ hát kinh Thần Vụ.. Nếu màn một trình diễn Kitô Giáo thối nát, bệ rạc như thế, chính là để báo hiệu màn hai, giới thiệu Đức KITÔ, Ông Tổ của Kitô Giáo. Nếu Kitô Giáo tàn lụi như vậy, thì có nghĩa người khai sinh ra nó cũng chả ra gì!
Khi bức màn được kéo lên, nghệ sĩ Alexandre Rostovtchev xuất hiện trong vai Đức KITÔ, mặc áo thụng trắng của người Do-Thái. Chàng có nhiệm vụ trình diễn một Đức KITÔ ủ rũ buồn rầu vì thấy mình bị thất bại với Kitô Giáo. Do đó, Đức KITÔ nhất quyết viết lại Phúc-Âm, thay đổi giáo huấn của Ngài, một giáo huấn không hợp thời .. Và Đức KITÔ, thay vì mặc áo chùng trắng, Ngài sẽ mặc ”áo choàng cưỡi ngựa” đúng điệu các chàng hiệp sĩ Tây Phương ở thế kỷ 20 này .. Có thế, sứ điệp của Ngài mới được lắng nghe.
Điểm chính yếu trong màn hai của vở kịch được trình diễn Đức KITÔ với bài giảng trên núi về các “Mối Phúc Thật”. Theo chương trình, Rostovtchev cầm trên tay cuốn Phúc-Âm, sẽ đọc hai câu đầu của bài giảng, rồi vứt mạnh cuốn sách vào xó và nói: Hãy trao cho Ta chiếc áo khác, hợp thời trang và trao cho Ta các phương tiện khác hữu hiệu hơn cuốn sách cổ hũ này!.
Bằng giọng run run cảm động, Rostovtchev đọc hai “Mối Phúc” đầu tiên:
- Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành vì họ sẽ được Đất-Hứa làm gia nghiệp ..
Đọc xong, chàng đứng im bất động. Cả hội trường im lặng như tờ. Nổi xúc động của chàng kịch sĩ như truyền sang các khán thính giả. Sau giây phút im lặng ngỡ ngàng, khán thính giả như bừng tỉnh. Nhiều tiếng huýt sáo nổi lên, nhắc chàng phải trở lại vai trò của mình. Thế nhưng, bằng một giọng rõ ràng và cương quyết, Rostovtchev đọc tiếp các “Mối Phúc” còn lại:
-Phúc thay ai sầu khổ .. Phúc thay ai khao khát nên người công chính .. Phúc thay ai xót thương người .. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch .. Phúc thay ai xây dựng hòa bình .. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính .. Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao (Mt 5, 5-12).
Đọc xong, Rostovtchev ngước đôi mắt sâu thẳm nhìn đăm đăm khán thính giả. Chàng nhìn nhưng không thấy khán thính giả đã từ từ đứng lên ngay sau khi chàng đọc “Mối Phúc” thứ ba .. Chàng như mất hút trong tư tưởng huyền nhiệm của các “Mối Phúc”. Xong, chàng trịnh trọng giơ tay làm dấu Thánh Giá và lớn tiếng cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến con khi nào Ngài ngự vào Vương-Quốc của Ngài!” Và chàng đột ngột rời sân khấu. Bức màn vội vàng buông xuống. Trong nhóm khán thính giả, nhiều người cũng giơ tay làm dấu Thánh Giá và không cầm được nước mắt .. Có người thì thầm lời nguyện: “Lạy Chúa GIÊSU, xin thương xót con tội lỗi!”
Buổi trình diễn bị bỏ dở tại đó. Một thất bại vĩ đại cho nhà nước cộng sản. Nhưng là một thành công lớn lao cho Kitô Giáo. Không ngờ chàng kịch sĩ vô thần Alexandre Rostovtchev lại làm nổi bật khuôn mặt độc nhất vô nhị của Đức GIÊSU KITÔ: Đấng Cứu Độ, hôm qua, hôm nay và mãi mãi ....
________________________________________
Một Giấc Mơ
Thiết nghĩ rằng, ai trong chúng ta không nhiều thì ít, cũng có một giấc mơ. Có những giấc mơ có thể đổi đời, làm cho người ta từ một con người tội lỗi trở thành tốt hơn. Và cũng có những giấc mơ chỉ mãi là giấc mơ nếu nó không được hiện thực trong cuộc sống. Giấc mơ có thể thành sự thật hoặc chỉ mơ màng thoáng qua. Cách đây mấy năm, khi còn là một cậu tập sinh, tôi thường hay nằm mơ. Một giấc mơ thật kỳ diệu thay. Giấc mơ xảy ra như thế này. "Vào một ngày nọ, tôi đang đi trên một con đường dài thăm thẳm. Tâm hồn vui sướng tự do tự tại, muốn bay thì bay, muốn nhảy thì nhảy. Bay ngang qua những hàng cây thật cao vút. Tôi cứ tiếp tục đi mãi và đi mãi như một hành trình rất dài không chỗ nghỉ chân. Tiếp đến có những khúc đường đầy hoa lá thật đẹp, gió thổi mát rượi cây lá vui đùa. Nhưng cũng có những hố xâu đen tối mù mịt không đáy. Đến những hố sâu này, thì tôi không thể tự mình bay qua được, vì khoảng cách từ bờ bên này qua bên kia rất là xa. Lạ lùng thay, ngay lúc đó, có hai thiên thần đến nâng hai cánh tay tôi, và bay qua hố sâu ấy. Cứ xảy ra như vậy khi tôi đến những hố sâu đen tối."
Giấc mơ này được lập đi lập lại hai ba lần. Đặc biệt những khi tôi gặp những khó khăn và tâm hồn xao xuyến với ơn kêu gọi. Khi được tĩnh giấc tôi suy nghĩ rất nhiều về hiện tượng này. Có phải hai thiên thần đây chính là cánh tay của Chúa đã đến đỡ nâng tôi trong cảnh khốn khó chăng? Hay đây chỉ là một giấc mơ diễn lại sự mong ước cầu khấn của tôi hằng ngày. Vì theo các nhà tâm lý học, thì ban ngày mình nghĩ gì thì ban đêm mơ về sự ấy. Dù thật hay hư, thì giấc mơ này đã thật sự ấn nghiệm trong cuộc sống của tôi. Tôi cũng dựa vào đó để lấy sự phấn khởi cho mình trong những khi gặp nỗi éo le.
Mỗi khi gặp những khốn khó âu lo, tôi thường hay âm thầm đến quì dưới chân Mẹ Maria. Người Mẹ mà tôi đã một lần dâng hiến cuộc sống từ khi tôi bỏ lại gia đình và người Mẹ thể xác ở chốn quê nhà. Tôi thích chuyện trò với Mẹ Maria trong những giây phút lặng yên vắng người. Khuất bóng những người chung quanh, chỉ còn lại Mẹ và con. Những nỗi lo âu cho tương lai, những khúc mắc khó khăn của hiện tại, những chán chường thất vọng, và những nối tiếc thời gian quá khứ tự nhiên trào ra từ trong lòng, như chưa từng được một lần nói với ai. Không ai yêu Mẹ bằng con cũng không ai yêu con bằng Mẹ. Mẹ chính là quê hương, là nguồn suối mát dịu tắm gội các con trong biển ái tình. Có những lúc một mình trong đêm vắng, ở chổ làm việc, khi không ai để ý, tôi cũng thường cất lên những bài hát về Mẹ. Những bài hát này gợi lại tình Mẹ thương tôi và đang ấp ủ bao bọc tôi hằng ngày.
Cách đây 8 năm về trước, khi cậu tôi gọi điện thoại báo tin Má tôi đang lâm bệnh ung thư gan nặng, khó qua khỏi cơn mê này. Có thể nói là cữu tử nhất sinh. Những tin giật gân này làm tôi điên đảo muốn khóc. Lúc đó tôi mới nhập dòng được 5 tháng, và đang trong thời gian chuẩn bị tận hiến cho Mẹ Maria qua nghi thức trao áo dòng. Còn khoảng 3 tuần nữa là tôi sẽ được chính thức mang bộ áo dòng đen dài từ cổ xuống chân, trở thành người con tận hiến cho Thiên Chúa qua Mẹ Maria. Đây cũng là ước vọng của tôi, là lý do thúc đẩy tôi gia nhập cộng đoàn tận hiến cho Thiên Chúa. Khi được nghe tin Má bị bệnh nặng, tôi chơi vơi như những chiếc thuyền chưa cặp bến. Má tôi muốn gặp hai anh em tôi lần cuối, và bất luận như thế nào hai anh em tôi từ Mỹ cố gắng thu xếp mọi công việc để trở về nhìn mặt Má, trước khi Má ra đi an nghĩ cõi thiên thu. Sao mà tội nghiệp qúa Má ơi. Lúc đó vào năm 1994, phương tiện về Việt Nam cũng chưa được khả quan như bây giờ. Tôi đang bối rối không biết phải làm cách nào. Phần thì báo tin trễ qúa, và chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là tôi được gia nhập Tập Viện. Tôi băn khoăn lo lắng, rồi đi trình bày với Cha Giám Tập. Biết rõ sự tình, Ngài đã quyết định cho tôi về thăm Má lần cuối. Tôi bắt đầu đi làm thủ tục giấy tờ. Nào là đi chụp hình để làm passport, nào là điền đơn xin xuất ngoại, v.v. và gửi ngay cho Anh tôi ở Florida, để anh tôi kịp thời gian mua vé máy bay. Nhưng lạ lùng thay, qua bao ngày lo lắng, không hiểu anh tôi làm giấy tờ thế nào mà tôi lại bị trục trặc và không đi được. Đúng là ý Chúa nhiệm mầu. Có lẽ Chúa và Mẹ Maria thầm nói với tôi, "Ai đã ra tay mà còn cầm cày quay lại thì không xứng đáng làm môn đệ của ta." Thế là tôi bị kẹt lại và anh tôi đi một mình. Tuy không thấy được mặt tôi, nhưng có anh tôi chắc Má cũng an lòng. Tôi cũng nghĩ là Má tôi không bao giờ trách tôi về chuyện ấy, vì Má tôi rất mong muốn tôi được dâng hiến cho Thiên Chúa. Nhờ đó mà gia đình được chúc phúc. Tuy không đi được, nhưng lòng tôi luôn hướng về Má, và ngày đêm đọc kinh cầu nguyện cho Má. Mong sao nếu đẹp ý Chúa thì Má thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.
Ngày tháng mong mỏi sự may lành trôi qua. Tôi đã vào nhà tập, được mặc áo dòng. Còn được tin bệnh tình của Má tôi đang thuyên giảm từ từ. Thế là tôi được cả chì lẫn chài. Được nhận áo dòng là dấu chỉ tận hiến cho Mẹ Maria và được Mẹ Lavang đã cứu thoát Má tôi.
Sau chuyến về thăm quê hương tôi mới nghe Má tôi kể lại như sau, "Má bị bệnh ung thư gan, đến thời gian cuối cùng. Chạy chữa từ Huế rồi vô Hà Nội, nhưng bệnh tình không thuyên giảm mà còn ra tệ hơn nữa. Tiền bạc đã hết, bác sĩ lại bó tay. Chỉ còn nằm chờ chết. Không biết phải tính cách nào. Nhưng Má tôi vẫn không cam lòng với số mạng ngắn ngủi đó, lúc đó Má tôi khoảng chừng hơn bốn mươi tuổi. Má tôi thương cho đoàn con thơ dại mới lớn. Người con út chỉ có mới chừng hai tuổi. Nếu mất Mẹ thì đoàn con biết trông nhờ vào ai. Chúng tôi sẽ bơ vơ giữa dòng đời thiếu vắng tình Mẹ chở che dìu dắt. Tiền mất tật mang. Uống thuốc bao nhiêu cũng không bớt, sự đau đớn vẫn còn đó. Khốn khổ thay những người đã từng cho Má tôi vay tiền để chữa bệnh cũng đến xếp hàng đòi trả nợ. Họ nghĩ rằng trước sau Má tôi cũng qua đời, nên tranh thủ đến đòi nợ thì hơn. May đâu còn trả lại được chút tiền. Cả những người lúc trước được xem là thân thiện nhất cũng không trừ. Đau đớn vì cơn bệnh đã đành lại còn phải chịu cảnh nợ nầng chồng chất dèm pha. Làm sao bây giờ, tiền thì không có, bệnh lại mỗi ngày mỗi trầm trọng hơn." Biết được tình trạng như vậy, anh tôi trở lại Mỹ, liền đi vay một số tiền ở bà con láng giềng rồi gửi về trang trải số nợ. Khi nghe lại những người đến đòi nợ, tôi cảm thấy ứa cả họng. Đúng là có phước cùng hưởng, có họa thì đành mang một mình."
Kể như việc đòi nợ đã tạm xong. Nhưng bệnh tình Má tôi đã đến giờ phút cuối cùng, nhìn lại cảnh đòi nợ, Má tôi không còn sức lực để đi mượn tiền chữa bệnh nữa. Kể như các bác sĩ phàm trần cũng chịu thua. Thân xác Má tôi càng ngày càng hao mòn gầy còm, chỉ còn lại da bọc xương, hai mắt hõm sâu vào, cộng với nước da xanh xao trông thật khó coi.
Ở hiền gặp lành. Chúa nhân lành có mắt, Mẹ Maria từ bi dủ lòng thương. Vào một ngày nọ, trong khi cơn tuyệt vọng chồng chất, Má tôi đột nhiên xin Ba tôi chở đi cầu cứu với Mẹ Lavang. "Bây giờ chỉ còn có Mẹ lavang mới là hy vọng độc nhất", Má tôi nói với Ba tôi như vậy. Sau cuộc du hành đi Lavang về, tối lại mọi người trong nhà lăn ra ngủ say, riêng Má tôi thì cứ thao thức không thể nào ngủ được. Cứ trằn trọc suốt đêm như có một điềm lạ gì đó sắp sửa xảy ra. Thật vậy, người ta thường nói, "Đêm dài thì lắm mộng." Nghe Má tôi kể lại, "trong cơn đau đớn ngủ không được, thì chợt có một Bà rất đẹp hiện ra với Má tôi. Má kể lể cho Bà đẹp mọi đau đớn và lo lắng của gia đình." Bà đẹp nói, "Con cứ yên tâm, Ta sẽ đến chữa con. Rồi Bà đẹp cười và biến mất". Sau những ngày kế tiếp, Má tôi thật vui vẻ như một người bình thường không hề chịu bệnh bao giờ. Má tôi đột nhiên đòi ăn, và ăn rất nhiều nữa. Khi bị ung thư gan thì thân xác héo mòn từ từ vì thiếu dinh dưỡng, ăn không được ngủ không yên. ăn vô thì cứ bị nôn ra. Sau đó Má tôi đi bác sĩ để họ khám lại thử xem có chuyện gì thay đổi. Các bác sĩ đều cho đây là một phép lạ hiếm có. Vì từ xưa nay, những người bị bệnh ung thư như Má tôi đều đã từ trần. Lúc Má tôi nằm trong bệnh viện, cũng có những người cùng chung một số phận như Má tôi. Nhưng sau ít tháng họ đã từ giã gia đình để về với Chúa.
Thời gian trôi qua thì Má tôi được bình phục, không cần đến bác sĩ gì cả. Thế là má tôi đã hết bệnh. Câu chuyện này đã được kể lại lúc tôi về thăm gia đình lần đầu tiên vào năm 2000, nghĩa là sau 12 năm xa cách Việt Nam và sau 6 năm khi Má tôi lành bệnh. Tôi thử hỏi, có thật là phép lạ hay không? Má tôi cứ nói, "Hãy hỏi Ba con thì hay, vì trong lúc được Mẹ hiện ra trò chuyện với Má, thì Ba con cũng nằm bên cạnh để coi chừng Má khi bị bệnh giầy vò." Tôi quay sang hỏi Ba tôi, thì Ba tôi chỉ mỉm cười và nói, "Mẹ hiện ra với ai thì người đó tin." Tuy Ba không hề nói gì thêm nhưng tôi hiểu được Ba tôi rất tin đó là một phép lạ mà Mẹ Lavang đã thương đến gia đình tôi. Tuy rằng không được tận mắt thấy, chính tai nghe lời Mẹ Maria, nhưng một phần nào đó, tôi cũng tin Mẹ đã dủ lòng thương đến Má tôi. Trong khi bác sĩ bó tay, thuốc men vô hiệu nghiệm, thì làm sao bệnh Má tôi từ thập tử nhất sinh mà được bình phục một cách dể dàng nhanh chóng như vậy.
Thật là hồng ân bao la của Thiên Chúa và Mẹ Lavang tuôn đổ xuống trên gia đình tôi. Tôi luôn thầm cảm tạ ơn Chúa mỗi ngày. Không những chỉ có ơn lành bệnh của Má tôi, mà còn bao nhiêu những ơn phi thường khác nữa mà tôi không thể kể lại ở đây. Tôi kể lại những giấc mơ đã thành sự thật trên đây để nhắc nhở bạn và tôi một điều. Cho dù đời chúng ta có gặp bao nhiêu sóng gió ba đào giữa hố sâu nước độc của thế gian, Chúa luôn luôn ở cùng ta để nâng đỡ, bổ sức, và gìn giữ ta khỏi nhiễm lây bụi trần quỉ dữ. Có nhiều lúc chúng ta cảm thấy vô vọng chán ngán với cuộc sống là bởi vì chúng ta không mở cửa tâm hồn ra để Chúa đổ đầy ơn lành của Ngài. Thử hỏi, khi tâm hồn đã chứa đầy những lo toan của cuộc sống, thì còn chổ đâu để Chúa đổ thêm vào.
Giấc mơ này được lập đi lập lại hai ba lần. Đặc biệt những khi tôi gặp những khó khăn và tâm hồn xao xuyến với ơn kêu gọi. Khi được tĩnh giấc tôi suy nghĩ rất nhiều về hiện tượng này. Có phải hai thiên thần đây chính là cánh tay của Chúa đã đến đỡ nâng tôi trong cảnh khốn khó chăng? Hay đây chỉ là một giấc mơ diễn lại sự mong ước cầu khấn của tôi hằng ngày. Vì theo các nhà tâm lý học, thì ban ngày mình nghĩ gì thì ban đêm mơ về sự ấy. Dù thật hay hư, thì giấc mơ này đã thật sự ấn nghiệm trong cuộc sống của tôi. Tôi cũng dựa vào đó để lấy sự phấn khởi cho mình trong những khi gặp nỗi éo le.
Mỗi khi gặp những khốn khó âu lo, tôi thường hay âm thầm đến quì dưới chân Mẹ Maria. Người Mẹ mà tôi đã một lần dâng hiến cuộc sống từ khi tôi bỏ lại gia đình và người Mẹ thể xác ở chốn quê nhà. Tôi thích chuyện trò với Mẹ Maria trong những giây phút lặng yên vắng người. Khuất bóng những người chung quanh, chỉ còn lại Mẹ và con. Những nỗi lo âu cho tương lai, những khúc mắc khó khăn của hiện tại, những chán chường thất vọng, và những nối tiếc thời gian quá khứ tự nhiên trào ra từ trong lòng, như chưa từng được một lần nói với ai. Không ai yêu Mẹ bằng con cũng không ai yêu con bằng Mẹ. Mẹ chính là quê hương, là nguồn suối mát dịu tắm gội các con trong biển ái tình. Có những lúc một mình trong đêm vắng, ở chổ làm việc, khi không ai để ý, tôi cũng thường cất lên những bài hát về Mẹ. Những bài hát này gợi lại tình Mẹ thương tôi và đang ấp ủ bao bọc tôi hằng ngày.
Cách đây 8 năm về trước, khi cậu tôi gọi điện thoại báo tin Má tôi đang lâm bệnh ung thư gan nặng, khó qua khỏi cơn mê này. Có thể nói là cữu tử nhất sinh. Những tin giật gân này làm tôi điên đảo muốn khóc. Lúc đó tôi mới nhập dòng được 5 tháng, và đang trong thời gian chuẩn bị tận hiến cho Mẹ Maria qua nghi thức trao áo dòng. Còn khoảng 3 tuần nữa là tôi sẽ được chính thức mang bộ áo dòng đen dài từ cổ xuống chân, trở thành người con tận hiến cho Thiên Chúa qua Mẹ Maria. Đây cũng là ước vọng của tôi, là lý do thúc đẩy tôi gia nhập cộng đoàn tận hiến cho Thiên Chúa. Khi được nghe tin Má bị bệnh nặng, tôi chơi vơi như những chiếc thuyền chưa cặp bến. Má tôi muốn gặp hai anh em tôi lần cuối, và bất luận như thế nào hai anh em tôi từ Mỹ cố gắng thu xếp mọi công việc để trở về nhìn mặt Má, trước khi Má ra đi an nghĩ cõi thiên thu. Sao mà tội nghiệp qúa Má ơi. Lúc đó vào năm 1994, phương tiện về Việt Nam cũng chưa được khả quan như bây giờ. Tôi đang bối rối không biết phải làm cách nào. Phần thì báo tin trễ qúa, và chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là tôi được gia nhập Tập Viện. Tôi băn khoăn lo lắng, rồi đi trình bày với Cha Giám Tập. Biết rõ sự tình, Ngài đã quyết định cho tôi về thăm Má lần cuối. Tôi bắt đầu đi làm thủ tục giấy tờ. Nào là đi chụp hình để làm passport, nào là điền đơn xin xuất ngoại, v.v. và gửi ngay cho Anh tôi ở Florida, để anh tôi kịp thời gian mua vé máy bay. Nhưng lạ lùng thay, qua bao ngày lo lắng, không hiểu anh tôi làm giấy tờ thế nào mà tôi lại bị trục trặc và không đi được. Đúng là ý Chúa nhiệm mầu. Có lẽ Chúa và Mẹ Maria thầm nói với tôi, "Ai đã ra tay mà còn cầm cày quay lại thì không xứng đáng làm môn đệ của ta." Thế là tôi bị kẹt lại và anh tôi đi một mình. Tuy không thấy được mặt tôi, nhưng có anh tôi chắc Má cũng an lòng. Tôi cũng nghĩ là Má tôi không bao giờ trách tôi về chuyện ấy, vì Má tôi rất mong muốn tôi được dâng hiến cho Thiên Chúa. Nhờ đó mà gia đình được chúc phúc. Tuy không đi được, nhưng lòng tôi luôn hướng về Má, và ngày đêm đọc kinh cầu nguyện cho Má. Mong sao nếu đẹp ý Chúa thì Má thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.
Ngày tháng mong mỏi sự may lành trôi qua. Tôi đã vào nhà tập, được mặc áo dòng. Còn được tin bệnh tình của Má tôi đang thuyên giảm từ từ. Thế là tôi được cả chì lẫn chài. Được nhận áo dòng là dấu chỉ tận hiến cho Mẹ Maria và được Mẹ Lavang đã cứu thoát Má tôi.
Sau chuyến về thăm quê hương tôi mới nghe Má tôi kể lại như sau, "Má bị bệnh ung thư gan, đến thời gian cuối cùng. Chạy chữa từ Huế rồi vô Hà Nội, nhưng bệnh tình không thuyên giảm mà còn ra tệ hơn nữa. Tiền bạc đã hết, bác sĩ lại bó tay. Chỉ còn nằm chờ chết. Không biết phải tính cách nào. Nhưng Má tôi vẫn không cam lòng với số mạng ngắn ngủi đó, lúc đó Má tôi khoảng chừng hơn bốn mươi tuổi. Má tôi thương cho đoàn con thơ dại mới lớn. Người con út chỉ có mới chừng hai tuổi. Nếu mất Mẹ thì đoàn con biết trông nhờ vào ai. Chúng tôi sẽ bơ vơ giữa dòng đời thiếu vắng tình Mẹ chở che dìu dắt. Tiền mất tật mang. Uống thuốc bao nhiêu cũng không bớt, sự đau đớn vẫn còn đó. Khốn khổ thay những người đã từng cho Má tôi vay tiền để chữa bệnh cũng đến xếp hàng đòi trả nợ. Họ nghĩ rằng trước sau Má tôi cũng qua đời, nên tranh thủ đến đòi nợ thì hơn. May đâu còn trả lại được chút tiền. Cả những người lúc trước được xem là thân thiện nhất cũng không trừ. Đau đớn vì cơn bệnh đã đành lại còn phải chịu cảnh nợ nầng chồng chất dèm pha. Làm sao bây giờ, tiền thì không có, bệnh lại mỗi ngày mỗi trầm trọng hơn." Biết được tình trạng như vậy, anh tôi trở lại Mỹ, liền đi vay một số tiền ở bà con láng giềng rồi gửi về trang trải số nợ. Khi nghe lại những người đến đòi nợ, tôi cảm thấy ứa cả họng. Đúng là có phước cùng hưởng, có họa thì đành mang một mình."
Kể như việc đòi nợ đã tạm xong. Nhưng bệnh tình Má tôi đã đến giờ phút cuối cùng, nhìn lại cảnh đòi nợ, Má tôi không còn sức lực để đi mượn tiền chữa bệnh nữa. Kể như các bác sĩ phàm trần cũng chịu thua. Thân xác Má tôi càng ngày càng hao mòn gầy còm, chỉ còn lại da bọc xương, hai mắt hõm sâu vào, cộng với nước da xanh xao trông thật khó coi.
Ở hiền gặp lành. Chúa nhân lành có mắt, Mẹ Maria từ bi dủ lòng thương. Vào một ngày nọ, trong khi cơn tuyệt vọng chồng chất, Má tôi đột nhiên xin Ba tôi chở đi cầu cứu với Mẹ Lavang. "Bây giờ chỉ còn có Mẹ lavang mới là hy vọng độc nhất", Má tôi nói với Ba tôi như vậy. Sau cuộc du hành đi Lavang về, tối lại mọi người trong nhà lăn ra ngủ say, riêng Má tôi thì cứ thao thức không thể nào ngủ được. Cứ trằn trọc suốt đêm như có một điềm lạ gì đó sắp sửa xảy ra. Thật vậy, người ta thường nói, "Đêm dài thì lắm mộng." Nghe Má tôi kể lại, "trong cơn đau đớn ngủ không được, thì chợt có một Bà rất đẹp hiện ra với Má tôi. Má kể lể cho Bà đẹp mọi đau đớn và lo lắng của gia đình." Bà đẹp nói, "Con cứ yên tâm, Ta sẽ đến chữa con. Rồi Bà đẹp cười và biến mất". Sau những ngày kế tiếp, Má tôi thật vui vẻ như một người bình thường không hề chịu bệnh bao giờ. Má tôi đột nhiên đòi ăn, và ăn rất nhiều nữa. Khi bị ung thư gan thì thân xác héo mòn từ từ vì thiếu dinh dưỡng, ăn không được ngủ không yên. ăn vô thì cứ bị nôn ra. Sau đó Má tôi đi bác sĩ để họ khám lại thử xem có chuyện gì thay đổi. Các bác sĩ đều cho đây là một phép lạ hiếm có. Vì từ xưa nay, những người bị bệnh ung thư như Má tôi đều đã từ trần. Lúc Má tôi nằm trong bệnh viện, cũng có những người cùng chung một số phận như Má tôi. Nhưng sau ít tháng họ đã từ giã gia đình để về với Chúa.
Thời gian trôi qua thì Má tôi được bình phục, không cần đến bác sĩ gì cả. Thế là má tôi đã hết bệnh. Câu chuyện này đã được kể lại lúc tôi về thăm gia đình lần đầu tiên vào năm 2000, nghĩa là sau 12 năm xa cách Việt Nam và sau 6 năm khi Má tôi lành bệnh. Tôi thử hỏi, có thật là phép lạ hay không? Má tôi cứ nói, "Hãy hỏi Ba con thì hay, vì trong lúc được Mẹ hiện ra trò chuyện với Má, thì Ba con cũng nằm bên cạnh để coi chừng Má khi bị bệnh giầy vò." Tôi quay sang hỏi Ba tôi, thì Ba tôi chỉ mỉm cười và nói, "Mẹ hiện ra với ai thì người đó tin." Tuy Ba không hề nói gì thêm nhưng tôi hiểu được Ba tôi rất tin đó là một phép lạ mà Mẹ Lavang đã thương đến gia đình tôi. Tuy rằng không được tận mắt thấy, chính tai nghe lời Mẹ Maria, nhưng một phần nào đó, tôi cũng tin Mẹ đã dủ lòng thương đến Má tôi. Trong khi bác sĩ bó tay, thuốc men vô hiệu nghiệm, thì làm sao bệnh Má tôi từ thập tử nhất sinh mà được bình phục một cách dể dàng nhanh chóng như vậy.
Thật là hồng ân bao la của Thiên Chúa và Mẹ Lavang tuôn đổ xuống trên gia đình tôi. Tôi luôn thầm cảm tạ ơn Chúa mỗi ngày. Không những chỉ có ơn lành bệnh của Má tôi, mà còn bao nhiêu những ơn phi thường khác nữa mà tôi không thể kể lại ở đây. Tôi kể lại những giấc mơ đã thành sự thật trên đây để nhắc nhở bạn và tôi một điều. Cho dù đời chúng ta có gặp bao nhiêu sóng gió ba đào giữa hố sâu nước độc của thế gian, Chúa luôn luôn ở cùng ta để nâng đỡ, bổ sức, và gìn giữ ta khỏi nhiễm lây bụi trần quỉ dữ. Có nhiều lúc chúng ta cảm thấy vô vọng chán ngán với cuộc sống là bởi vì chúng ta không mở cửa tâm hồn ra để Chúa đổ đầy ơn lành của Ngài. Thử hỏi, khi tâm hồn đã chứa đầy những lo toan của cuộc sống, thì còn chổ đâu để Chúa đổ thêm vào.
Blog Archive
Labels
- Archangles (4)
- Breviary (44)
- CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG (15)
- Dụ ngôn của Chúa (1)
- Film về Chúa (1)
- Hong An Thien Chua (13)
- Jesus Christ (9)
- linh hồn nơi luyện ngục (72)
- Lời chứng (42)
- Lyrics (1)
- Message (39)
- Mother of God (13)
- Nhà thờ (1)
- Niềm Tin Minh Hoạ (6)
- Phép lạ (21)
- Rosary (18)
- Saints (8)
- Songs (4)
- Thánh địa (1)
- The meaning (2)
- Tiên tri (1)
- Tiếng thì thầm (1)
- Truyện hay (8)