Pages

15/7/09

Two Hearts of Jesus and Mary



The heart is considered the seat of emotion and the origin of affection and love in human being. Both the Sacred Heart of Jesus and the Immaculate Heart of Mary recall the love of God for humanity. Humanity was not redeemed by the blood of Jesus as an exercise in futility. God did not redeem us because he was bored. God sent his only son to save a world lost to sin and death. By focusing on the Sacred Heart, the faithful are invoking the love of God in daily life. Scripture informs Catholics that salvation has its origin in God's love for humanity. Catholics must not forget the majesty of John 3:16, "For God so loved the world that he gave his only begotten son, that whoever believe in him should not perish but have everlasting life." It is this incredible love that has wrought the salvation of millions.

The Immaculate Heart of Mary initiates the faithful Catholic into the maternal love of God. Mary, mother of Jesus, is no ordinary mother. She is the extraordinary mother of our Lord who was chosen from the dawn of time to be the vessel of redemption. Jesus himself gives those of faith to his mother for care, compassion and consolation. She is said to be the gate of heaven, for through her, God made himself manifest in the world. The word of God became human through her. Jesus took on the cloak of humanity in the womb of Mary. her love nurtured our Lord, and saw him through the most trying and dark times. She witnessed the dawn of salvation by giving birth to the Savior. She was with him at the beginning of his ministry. She endured his passion with him as the prophet Simeon said she would. And indeed, she saw him after the resurrection. She saw him ascend to the Creator and was present with the disciples when the Spirit came to comfort and embolden the new Church. She witnessed the history of salvation and her loving presence weaves its way through salvation to the present day. In apparition after apparition, she call faithful Catholics to her son. She is never without her son, calling Catholics to return to the source of faith, the author of their own salvation.

As a faithful witness to the saving power of Jesus, Catholics are called to adore the love of God, cultivating that light in each life. The hearts of Jesus and Mary pulsate with divine love so great, there are no words to describe it. The faithful witness this love in the rising and setting of the sun, in the nourishing shower of an April day or even the smile of an infant. God's love is made manifest in daily life.

LỜI KINH DÂNG LÊN MẸ



LỜI KINH TRUYỀN THỐNG

Lạy Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, tràn đầy tình yêu mến đối với Thiên Chúa và mọi người, con xin tận hiến toàn thân cho Mẹ. Con xin trao phó cho Mẹ phần rỗi của con. Với ơn phù trợ của Mẹ, ước chi con biết gớm ghét tội lỗi, biết yêu mến Thiên Chúa và người chung quanh, và đạt đến cuộc sống muôn đời với những người con yêu mến. Amen.

LỜI KINH MỚI

Lạy Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, con xin tận hiến mình con cho Mẹ.

Lạy Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, con xin trao phó linh hồn con cho Mẹ.

Lạy Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, con xin phó thác mình con cho sự chăm sóc của Mẹ.

Lạy Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, con đoan hứa sẽ bước theo sự hướng dẫn của Mẹ.

Lạy Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, con xin hiến mình để phụng sự Mẹ.

Lạy Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, con xin dâng trót đời con cho báu tàng của Mẹ là Thánh Tâm Chúa.

Lạy Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, con yêu mến Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ.

Lạy Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, con yêu mến Mẹ bằng trọn vẹn trái tim con. Amen.




Lạy Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, con ca ngợi và cám tạ Mẹ vì qua Mẹ, Thiên Chúa đã thực hiện những điều kỳ diệu cho con. Amen.

THÁNH FAUSTINA KOWALSKA


THÁNH FAUSTINA KOWALSKA LÀ AI?

Thánh Nữ Faustina Kowalska sinh ngày 25/8/1905 ở Glogowiec, nước Ba Lan và qua đời tại Cracovia năm 1938, lúc mới có 33 tuổi. Faustina là con thứ 3 trong đại gia đình gồm 10 anh chị em của một gia đình nông dân rất sùng đạo. Lúc 16 tuổi, Faustina làm việc trong những gia đình khá giả. Năm 20 tuổi, Faustina xin vào tu tại Dòng các Nữ tu Đức Trinh Nữ rất thánh, Mẹ của Lòng Thương Xót. Từ nhỏ Faustina đã nổi bật về đức tin, lòng mộ đạo và sự vâng lời. Faustina thường lập đi lập lại lời này: “Nơi Chúa Giêsu có tất cả sức mạnh của tôi.”

Trong 13 năm sống trong Dòng, Faustina đã được nhiều ơn mặc khải và thị kiến (visions). Ngày 22/2/1931, trong lúc ở tại tu viện ở Crakow, chị đã thị kiến Chúa Giêsu hiện ra với chị, và yêu cầu chị thực hành ngày Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa. Chị thấy Chúa Giêsu trong phẩm phục màu trắng với một tay chúc lành,còn tay kia chỉ vào tim của Chúa . Tấm hình đã được vẽ lại và loan truyền đi khắp thế giới . Sau những lần mạc khải, nữ thánh Faustina đã ghi chép lại rằng Chúa Giêsu yêu cầu lần chuỗi kính Lòng Thương Xót Chúa, để cầu cho người mắc tội trọng và cũng có thể khấn xin ơn riêng cho mình. Vào ba giờ chiều mỗi ngày, hãy cầu nguyện cho kẻ có tội cùng tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu, vì Chúa cũng đã sinh thì trong giờ này.

Trong cuốn nhật ký ‘’Lòng Thương Xót Chúa Trong Linh Hồn Tôi“ chị Faustina viết: “Buổi chiều khi đang ở trong phòng, tôi bổng thấy một thị kiến: Chúa hiện ra trong trang phục màu trắng, bàn tay mặt giơ lên như để chúc lành, bàn tay trái áp nơi con tim, từ nơi đó phát xuất hai luồng ánh sáng, một luồng đỏ và một luồng trắng. Tôi im lặng nhìn chằm chặp vào Chúa. Tâm hồn tôi dâng lên một nỗi sợ hãi, nhưng đồng thời với một niềm vui sướng khôn tả. Sau đó, Chúa Giêsu nói với tôi : “Con hãy họa một bức ảnh giống như con đã thấy, kèm theo chữ: Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Ngài". Ta hứa rằng linh hồn nào tôn sùng Ta qua hình ảnh này- sẽ không bị hư mất. Ta cũng hứa sẽ cho họ được chiến thắng những kẻ thù của họ trên trái đất này, đặc biệt là trong giờ chết. Ta sẽ bảo vệ họ như chính bảo vệ vinh quang của Ta. Ta sẽ hiến dâng nhân loại một nguồn mạch mà từ đó tuôn ra những ân sủng của Lòng Thương Xót. Nguồn mạch đó là bức ảnh này và dòng chữ: “Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Ngài“. Ta mong mỏi bức ảnh này phải được tôn sùng đầu tiên trong nhà nguyện của con, sau đó trên toàn thế giới “.

Ý NGHĨA CÁC LUỒNG ÁNH SÁNG

Chúa giải thích: “Luồng ánh sáng trắng biểu thị Nước, dòng nước biến đổi các linh hồn thành công chính. Luồng ánh sáng đỏ biểu thị Máu ban sự sống cho các linh hồn. Hai luồng ánh sáng này phát xuất từ tận đáy Lòng Thương Xót tha thiết của Ta được mũi đòng mở ra trên thánh giá. Phúc cho kẻ nào náu thân nơi đó, bởi vì cánh tay công lý của Thiên Chúa sẽ không đụng chạm đến họ.
XƯNG TỘI
Chúa nói với chị Faustina: Khi con xưng tội, Máu và Nước từ mạch xót thương này tuôn ra từ trái tim Ta trào xuống trên linh hồn con (1602)… Trong Tòa Án Xót Thương (tòa giải tội), những phép lạ xảy ra không ngừng (1448)… Và nơi đây, những linh hồn khốn khổ gặp Thiên Chúa của xót thương. Hãy tới dưới chân vị Đại Diện của Ta, chính Ta đợi con ở đó. Ta ẩn mình dưới vị linh mục. Chính Ta hành động trong hồn con (1602)… Con hãy xưng tội trước mặt Ta. Vị linh muc chính là màn che cho Ta; đừng thăm dò xem đây là loại linh mục nào mà Ta đang sử dụng: hãy mở tâm hồn ra mà xưng tội với Ta, và Ta sẽ chiếu tràn ngập ánh sáng của Ta trong con (1725)… Cho dù một linh hồn giống như xác chết tan rữa, theo con mắt loài người thì không có hy vọng gì phục hồi, mọi sự coi như đã tiêu tan; nhưng đối với Thiên Chúa lại không vậy. Phép lạ Lòng Thương Xót Chúa sẽ phục hồi lại linh hồn đó một cách toàn diện… Vì từ nguồn mạch xót thương này mà các linh hồn đến mức lấy ân sủng độc nhất là – lòng tín thác trông cậy. Nếu sự trông cậy của họ càng nhiều thì lòng khoan dung của Ta sẽ không ngừng giới hạn” (1448)
RƯỚC LỄ

Chúa nói với chị Faustina: “Niềm vui thích lớn lao của Ta là được kết hợp với các linh hồn… Khi họ rước lễ, Ta tới trong tâm hồn họ. Bàn tay Ta đầy những ân sủng mà Ta muốn ban cho họ, nhưng họ không để ý đến Ta. Họ dể Ta thui thủi một mình và bận bịu với những ý nghỉ riêng tư của họ. Ôi , buồn biết mấy vì những linh hồn không nhận biết tình yêu của Ta! Họ đôí xử với Ta như một vật chết (1385)… Ta rất đau lòng khi các linh hồn lãnh nhận bí tích yêu thương này như một thói quen, hầu như họ không nhận thức được của ăn này, cho nên họ không có niềm tin hay tình yêu đối với Ta trong trái tim họ. Ta bước vô những tâm hồn đó với tất cả sự miễn cưỡng. Thà rằng họ đừng rrước lễ thì hơn (1258)… Thật đau đớn cho Ta, rất ít linh hồn biết kết hợp với Ta trong lúc đón rước Ta. Ta chờ đợi họ, nhưng họ rất lãnh đạm thờ ơ với Ta. Ta muốn ban rất nhiều ơn cho họ nhưng họ không muốn nhận lãnh. Họ đối xử với Ta như một vật chết, trong khi trái tim Ta tràn đầy tình yêu và thương xót. Con có thể hiểu phần nào cái đau của Ta, giống như tình yêu một người mẹ tha thiết thương con, trong khi con cái từ chối tình yêu của bà. Trong tình huống đó, nổi đau của bà không ai có thể an ủi được. Nó cũng giống như tình yêu của Ta vậy đó, con ạ “ (1447)

Nữ thánh Faustina qua đời ngày 5/10/1938 vì bệnh lao phổi. Năm 1995, Cha Ronald Pytel người Baltimore bị bịnh tim nặng đã được phép lạ chữa khỏi nhờ vào lòng sùng kính nữ thánh Faustina và lần hạt chiêm niệm Lòng Thương Xót Chúa. Chính phép lạ này đã đủ bằng chứng để giáo hội phong thánh cho chị. Chị được phong thánh ngày 30/4/2000 và trong ngày đó cũng có sự tham dự của Cha Pytel. Những người lần chuỗi cầu nguyện và thỉnh cầu Lòng Thương Xót Chúa sẽ được Chúa đổ nhiều ơn ích.
Muốn được Lòng Thương Xót Chúa và những ân sủng của Người, chúng ta cần thực hiện 3 điều sau:

1. Thỉnh Cầu Lòng Thương Xót
2. Lần Chuỗi Lòng Thương Xót
3. Tín Thác Vào Lòng Thương Xót

GIỜ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT TUÔN ĐỔ

Trong những lần mạc khải cho nữ tu Faustina, Chúa Giêsu yêu cầu chị cầu nguyện và suy gẫm về cuộc thương khó của Chúa khi nghe đồng hồ điểm 3 giờ chiều. Ðây là giờ phút đánh dấu Người trút hơi thở cuối cùng và chết trên cây thập giá. Chúa yêu cầu chị ghi lại:

"Vào lúc 3 giờ chiều, hãy khẩn cầu Lòng Thương Xót của Cha cho các tội nhân cách riêng, và nếu có thể trong giây lát, con hãy trầm mình vào cuộc khổ nạn của Cha, đặc biệt lúc Cha bị bỏ rơi trong lúc hấp hối. Ðây là giờ điểm của Lòng Thương Xót vĩ đại nhất đối với thế giới… Trong giờ này, Cha sẽ chẳng từ chối bất cứ ai điều gì với các linh hồn kêu van Cha nhân danh cuộc khổ nạn của Cha.

Này con, Cha nhắc cho con nhớ, cứ mỗi lần nghe đồng hồ đổ 3 tiếng, con hãy gieo mình ngụp lặn vào Lòng Thương Xót của Cha. Hãy bái thờ và tôn kính Lòng Thương Xót. Hãy khẩn cầu quyền năng vô hạn của Lòng Thương Xót cho các tội nhân khốn nạn cách riêng. Bởi vì chính vào giờ điểm này, Lòng Thương Xót được mở rộng cho hết mọi linh hồn. Vào giờ này, con có thể lãnh nhận được bất cứ ân huệ nào cho chính mình và cho người khác qua lời cầu xin của con. Ðây là giờ ân sủng cho toàn thế giới. Lòng Thương Xót vượt thắng cả công lý. Con ơi! Hãy thu xếp đi đàng Thánh Giá vào giờ này, miễn sao vẫn chu toàn các việc bổn phận và nếu không đi đàng Thánh giá được thì ít nhất hãy vào nhà nguyện một lúc, đến đó thờ lạy Trái tim Cha đang ngự trong bí tích yêu thương, một Trái tim tràn đầy thương xót, và nếu con không thể bước vào nhà nguyện, thì dù ở đâu đó cứ trầm mình một phút ngắn ngủi cầu nguyện nhớ đến Cha là đủ. Cha yêu cầu hết mọi tạo vật tôn sùng Lòng Thương Xót của Cha".

LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ CHÚA ĐẾN LẦN THỨ HAI

Tại sao Chúa Giêsu nhấn mạnh trong thời đại chúng ta về một tín lý, mà Lòng Thương Xót là một phần của di sản đức tin từ lúc khởi đầu, cũng như yêu cầu những nghi thức mục vụ và tôn sùng về điều ấy? Trong những lần mạc khải cho thánh nữ Faustina Chúa đã trả lời câu hỏi này, liên hệ nó với một tín lý khác, đồng thời thỉnh thoảng có nhấn mạnh một chút, về việc Chúa đến lần thứ hai. Kinh Thánh cho chúng ta thấy việc đến lần thứ nhất Chúa Giêsu, Ngài đến trong khiêm hạ như là một "Người Phục Vụ" để giải thoát thế gian khỏi mọi tội lỗi. Và Ngài hứa sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét thế gian trên tình thương, như Ngài nói rõ trong bài giảng về Nước Trời trong Mát-thêu chương 13 và 25. Giữa hai lần đến thế gian của Chúa Giêsu, chúng ta có thời kỳ cuối của Giáo hội, thời mà Giáo hội mang hòa giải cho thế giới cho đến Ngày trọng đại và kinh hoàng, Ngày của Công lý. Mỗi người Kitô hữu cần biết đến sự giảng dạy của Giáo hội về vấn đề này trong trang 668 và 679 của sách Giáo lý Công Giáo. Những lời mạc khải tư được ban cho thánh Faustina như:

- Con hãy chuẩn bị thế giới cho lần đến sau cùng của Ta (nhật ký trang 429)
- Hãy nói cho thế gian biết về Lòng Thương Xót của Ta... Đó là một dấu chỉ cho thời tận cùng. Sau đó sẽ là Ngày của Công lý. Trong khi còn có thời gian, họ hãy cậy nhờ vào suối nước Lòng Thương Xót của Ta (nhật ký trang 848)
- Hãy nói cho các linh hồn về Lòng Thương Xót lớn lao này của Ta, bởi vì ngày kinh hoàng, Ngày Công Lý của Ta đã gần kề.
- Ta khéo dài thời gian của Lòng Thương Xót vì lợi ích cho những tội nhân. Nhưng khốn thay cho họ nếu họ không nhận ra thời gian thăm viếng này của Ta. (nhật ký trang 1160)
- Trước Ngày Công Lý, Ta gởi đến Ngày Của Lòng Thương Xót (nhật ký trang 1588)
- Những ai từ chối bước qua cửa Lòng Thương Xót của Ta, thì phải bước qua cửa Công chính của Ta (nhật ký trang 1146).

Ngoài những lời của Thiên Chúa mạc khải cho thánh Faustina, những lời của Đức Mẹ Lòng Thương Xót, tức Mẹ Đồng Trinh cũng cho biết:

Con phải nói cho thế giới biết về Lòng Thương Xót lớn lao của Chúa và chuẩn bị thế giới cho lần ngự đến thứ hai của Chúa Giêsu, mà Ngài sẽ đến không phải là một Đấng Cứu Độ thương xót, nhưng là một vị Quan tòa công chính. Ngày ấy thật kinh hoàng! Hãy xác định là Ngày của Công lý, ngày thịnh nộ của Thiên Chúa. Các thiên thần cũng phải run sợ trước ngày ấy. Hãy nói cho các linh hồn về Lòng Thương Xót lớn lao này trong khi vẫn còn thời gian để Chúa ban ơn Lòng Thương Xót. (nhật ký trang 635).

Ơn Toàn Xá Ngày Kính Lòng Thương Xót Chúa

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã quyết định các tín hữu có thể được hưởng ơn toàn xá trong ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh. Quyết định trên đây được công bố trong sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao đăng trên báo Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh.

Sắc lệnh khẳng định rằng ơn toàn xá được ban với những điều kiện thường lệ là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha cho những tín hữu nào trong ngày Chúa Nhật thứ hai sau lễ Phục Sinh tức là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa tại bất kỳ nhà thờ nào có lòng quyết tâm từ bỏ mọi quyến luyến tội lỗi kể cả tội nhẹ và tham dự vào các việc đạo đức tôn vinh lòng từ bi Chúa hay ít là đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính cùng với sự kêu cầu Chúa Giêsu từ bi trước sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được trưng bày công khai hoặc giữ trong nhà tạm.