Tổng kết về những chuyện lạ đã xẩy ra, trong khi Đạo Diễn Mel Gibson thực hiện cuốn phim „Cuộc khổ nạn Chúa Giêsu“ vào năm 2004.
Điều gì khiến ông Mel Gibson làm phim Chúa Giêsu? Cách đây khoảng 12 năm tài tử Hollywood này đã mang ý muốn làm phim trong đầu. Nhưng tới sau này đến khi ông gặp một người phụ nữ Pháp, cô ấy đã nói với Ông: „ Chúa Giêsu yêu ông đó“. Lúc đó ông mới có can đảm thực hiện cuốn phim „Cuộc khổ nạn Chúa Giêsu“.
2. Gibson đã chiến thắng được chứng bệnh chán đời muốn tự tử qua „cuộc khổ nạn“. Gibson đã tiết lộ với tờ báo Úc Châu Herald Sun: „Dạo trước tôi có cảm giác lạc lối trong bóng tối, tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi chẳng thiết sống nữa, nhưng cũng chưa sẵn sàng để ra đi.. Qua “Cuộc khổ nạn Chúa Giêsu“ ông ta mới thực sự vượt qua được cơn suy nhược của thần kinh, chán đời.
3. Nguyên do chính để thực hiện cuốn Phim „Cuộc khổ nạn“ đối với nhà sản suất phim và tài tử chính là … Tình Yêu. Jim Caviezel trong cuộc phỏng vấn trước khi phim bắt đầu chiếu trên cinê: „Không ai trong nhóm chúng tôi làm Phim này vì tiền mà là vì Tình. Tôi và Mel cũng thế. Mọi người trong chúng tôi đều hăng say làm việc chỉ vì Tình yêu Giêsu, mà chẳng quản ngại gì đến thời gian hay tiền bạc cả.“
4. Người hòa âm cho phim „Cuộc khổ nạn Chúa Giêsu“ là ông Bob Beemer. Ông đã tuyên bố như sau: „Đây không phải là loại phim bình thường chỉ cần gây ra các ấn tượng về âm thanh để câu khách ngay từ đầu. Ông Gibson nhấn mạnh với nhóm hòa âm trong phim gồm có 12 người rằng chúng tôi là phải trộn âm thanh như thế nào để có thể tồn tại mãi với thời gian. Trong khi đó có nhiều đạo diễn khác muốn làm nhanh chóng hơn để còn tiếp tục sản xuất các phim khác, mà không hề nghĩ rằng phim của họ sẽ bị phê bình như thế nào cho cả trăm năm về sau. Đây là một kỷ niệm tốt đẹp cho tôi khi làm việc với ông Gibson.“
5. Mel Gibson, là người công giáo thực tiễn: Ông đã bỏ ra 25 triệu Mỹ kim tiền túi. Lúc ấy ông không cần quan tâm đến lời lỗ ra sao. Ông nói: „Tôi nghĩ rằng công việc lớn lao là làm thế nào mà thay đổi được trái tim của con người. Tôi hy vọng phim này có khả năng để thực hiện được chuyện ấy“, ông ta nói trong cuộc phỏng vấn khá lâu trước khi phim bắt đầu trình chiếu. „Dù sau này chỉ có năm người tới xem phim, mà cuốn phim đã làm cho họ thay đổi được môt điều gì đó, thì điều này rất là bõ công rồi.“ – nhưng điều lạ lùng đã xẩy ra: Dù không quảng cáo rộng rãi lắm, chỉ trong một ngày trình chiếu, cuốn phim đã thâu lại gần hết tiền chi phí sản suất mà ông đã bỏ ra.
6. Nhân vật đóng vai Chúa Giêsu Jim Caviezel trước kia đã được nhiều các hãng phim khác mời gọi đóng vai Chúa Giêsu, ông luôn từ chối vì ông cảm thấy mình không xứng đáng đóng vai này.
7. Sáu tháng trước khi bắt đầu đăng ký chính thức đóng phim „Cuộc khổ nạn“ ông Jim Caviezel thường hay thăm viếng nơi Đức Mẹ hiện ra ở Medjugorge. Tại đây tình cờ ông đã gặp một phụ nữ xa lạ. Bà này đã nói với ông: „Anh sẽ đóng vai Chúa Giêsu đấy!“
8. Nhà đạo diễn Mel Gibson đã tìm thấy Caviezel trong danh sách những ngừơi đăng ký xin đóng phim. Ông đã nhận thấy tên Jim Caviezel và tên Jesus Christ rất gần nhau, khi viết tắt đều là hai chữ J.C.
9. Khi Gibson phỏng vấn tài tử Jim Caviezel, lúc ấy ông cũng đúng 33 tuổi, rất trùng hợp với chúa Giêsu khi bị khổ nạn.
10. Khi thực hiện cuộn phim này nhà sản xuất cũng như tài tử chính đã đánh liều về công danh của họ. Caviezel cho biết: „Đạo diễn Mel Gibson nói với tôi rằng : ` khi nhận lời đóng vai chính cho phim này, điều đó có thể là sự sụp đổ của tên tuổi anh đấy! Cũng có thể là nó sẽ kết thúc Sự nghiệp của chúng mình. Anh cần hiểu rõ việc tôi đang làm` Và tôi đáp lại: `Anh phải biết mỗi người trong chúng ta đều được Ơn Gọi vác thánh giá của mình. Nếu không vác thì thập giá sẽ đè chúng ta bẹp lép! Cho nên câu trả lời dứt khoát của tôi là :“ok sẵn sàng đóng vai Chúa.“ Đó là câu chuyện giữa nhà sản xuất và tài tử cuốn phim“ Cuộc khổ nạn“.
11. Nam tài tử đóng vai Chúa Giêsu Jim Caviezel đã bị hai lần sét đánh trong lúc quay phim và không bị thương. Tờ báo Đức Quốc „Bild“-online đăng tải như thế. „Tôi đã đứng xa anh ta khoảng cách 100 mét“, nhà sản suất Steve McEveety là nhân chứng của biến cố này kể lại: „Bỗng nhiên tôi chợt thấy khói từ trong lỗ tai của ông ta chui ra.“ Ông phụ tá đạo diễn Jan Michelini cũng bị sét đánh. Đúng như là phép lạ là điều hai người đàn ông này không bị thương. Vài tháng trước Michelini cũng bị sét đánh trong cơn mưa rào. Ông ta chỉ bị thương nhẹ trên ngón tay. Rồi lần thứ hai sét lại đánh Jim Caviezel, và ông lại thoát khỏi sự kinh khủng này. Caviezel: „Khi chúng ta quay tới đoạn bài giảng của Chúa Giêsu trên núi vào ngày quay phim cuối cùng, tôi bị sét đánh. Thiên hạ đều la hét, da thịt của tôi hoàn toàn bị cháy than. Nhưng những người quanh đấy, đã chứng kiến từ đầu tới cuối đã kể là họ không thấy sét mà chỉ thấy ánh sáng thật sáng bao quanh tôi.“
12. Trong lúc làm phim này phải luôn có sự kết hợp với các bí tích của giáo hội. Jim Caviezel khẳng định: „Trong suốt thời gian quay phim đức tin của tôi rất mạnh mẽ . Trước khi bắt tay vào việc tôi đã nói với Mel: `Chúng ta phải tham dự Thánh Lễ hằng ngày. Trước khi tôi vác thánh giá và quay phim tôi cần phải rước Mình Thánh Chúa`. Hằng ngày tôi đi xưng tội. Có một ai đó đã cho tôi biết một trong những tội trọng đó là những điều thiếu sót. Lời này đúng là hạp với tôi. Tôi cảm thấy lòng yêu Chúa của tôi chưa đủ. Chúng tôi đã đọc kinh lần chuỗi. Cầu nguyện liên lỉ. Tôi đã được trao cho các thánh tích mà tôi yêu cầu. Do đó có các Thánh và hai thánh thích của thập giá Kitô luôn bên cạnh tôi: có cả ông thánh Franz của thành Assisi, nữ thánh Maria Goretti, ông thánh Antonius của thành Padua, ông thánh Padre Pio của thành Pietrelcina, và kể cả nữ thánh Anne Catherine Emmerich nữa.“
13. Đối với nam tài tử thủ diễn vai trò Chúa Giêsu không phải chỉ là một vai trò giả tạo mà hoàn toàn là sự thật. Jim Caviezel: “ tôi cầu nguyện như thế này: Nguyên do duy nhất mà tôi làm tất cả cho chuyện đóng phim này là mong muốn có sự cải hóa thế giới. Tôi không mong thiên hạ thấy tôi, mà muốn họ phải nhìn thấy Chúa Giêsu mà thôi. Điều đó tôi đã cầu xin. Và tôi đã đọc kinh lần hạt liên tục, để Đức Mẹ dẫn dắt tôi tới Người Con được. Tôi nói thật với anh, từ xưa tới nay chưa có ai được xem nỗi cực hình đến như thế. Lần này là cuộc khổ nạn thực tế nhất đang diễn ra đó.“
14. Tài tử đóng vai Chúa Giêsu đã chịu khổ giống như Chúa. Jim Caviezel: „Giả sử chúng tôi quay phim hết ở trong xưởng phim mà không quay trên núi, thì tôi đâu phải chịu đựng cực khổ như vầy đâu. Nếu tôi không chịu khổ như vầy thì anh đâu được nhìn hình ảnh trên thập giá như thế đâu. Tôi cần phải biết cảm giác thật trên thập giá.` Người phỏng vấn: `Anh có cảm giác thật như là chết trên cây thánh giá không?` Caviezel: `Dạ có, quả thật như là tôi hoàn toàn bị cứng ngắt trên thập giá. Tôi không thể kiểm soát được hai bàn tay run rẩy của tôi nữa. Lúc họ đặt tôi lên thập giá, vai tôi đâu nhức muốn chết. Khi tôi vác thánh giá bả xương vai của tôi bị lệch ra ngoài. Tôi bị chúng quật roi hai lần và bị đập nhiều lần. Và tôi cũng không thể thả thập giá xuống nổi vì nó quá nặng. Không có giờ để nghỉ nữa.“
15. Caviezel đã trả lời trong cuộc phỏng vấn với tờ báo „Newsweek“ câu hỏi rằng, cuốn phim đã làm đức tin của ông có chiều sâu không, ông có yêu Chúa Kitô hơn ông tưởng tưởng không: „Tôi yêu Ngài còn hơn vợ tôi và gia đình tôi.“
16. Trước khi đóng phim „Cuộc khổ nạn“ nam tài tử Jim Caviezel đã gây sự hào nhoáng phi thường trong thế giới điện ảnh. Tờ báo „Kurier“ đã đăng thế. Trong lúc quay phim „Angel Eyes“, mà Caviezel đóng vai thiên thần bổn mạng huyền bí và cô Jennifer Lopez đóng vai nữ cảnh sát, hãng phim cũng tính cho họ đóng màn cởi truồng. Nhưng Caviezel đã từ chối đóng màn này. Trong lúc quay phim người tài tử trẻ tuổi này yêu cầu cô Lopez trước khi quay màn sex phải mặc quần áo lại. „Tôi vẫn mặc quần shorts thì cô ta cũng phải giữ mặc chiếc áo“, ông Caviezel nói thế. Ông nói tiếp rằng ông „làm như thế là vì ông tôn trọng và yêu vợ ông.“
17. Người đóng vai Mẹ Chúa Giêsu là Maja Morgenstern. Cô là người Do Thái như Mẹ của Chúa Giêsu vậy.
Gibson đã chú ý tới cô ta qua vai trò trong phim đóng vai người Do Thái cải đạo Edith Stein. Khi Maja Morgenstern bắt đầu sự nghiệp đóng phim cô ta bị thôi thúc đổi tên họ đặc tính Do Thái này, mà cô ta từ chối. – „Morgenstern“ là ánh sao ban ngày là một trong những hàm vinh dự của Đức Mẹ Maria.
18. Maja Morgenstern đồng ý với đạo diễn Gibson đóng vai người mẹ mất đứa con. Trong giai đoạn quay phim nữ tài tử này đang mang thai. Cô ta đóng vai trò này có thể có sự chuẩn bị tốt lành hơn thế được không?
19. Maja Morgenstern đã đóng góp nhiều đề nghị thuộc cổ truyền Do Thái, chẳng hạn như câu: „Vì sao đêm nay khác lạ hơn đêm kia? Những lời này theo nghi thức Pessach của Do Thái với sự ghi nhớ của sự di dân vĩ đại của người Do Thái khỏi Ai-cập, mà dân của Chúa được cứu thoát khỏi sự chết qua tay thiên thần bằng cách bôi máu dê trước cửa nhà. Gibson luôn khuyến khích cô ta kể về cổ truyền Do Thái và hay hỏi ý kiến cô ta về nhiều đoạn phim. Jim Caviezel: „Ông ta còn muốn tạo ra môt cuốn phim đầy đặc tính Do Thái nữa.“
20. Phim được bắt đầu quay vào ngày 15 tháng 8 là ngày Lễ trọng Đức Mẹ lên Trời.
21. Việc quay phim kết thúc vào ngày 13 tháng 5 là ngày Đức Mẹ bắt đầu hiện ra ở Fatima.
22. Đối với nam tài tử phải học tiếng Aramêơ và Latinh để đóng phim là cả một cực hình vậy mà Jim Caviezel nói rằng ông ta đã học chữ tiếng Aramêơ trong thời gian rất ngắn mà ông trước đó bình thường là không thể học nổi.
23. Trong lúc quay phim có nhiều dấu hiệu tốt xẩy ra, trong đó có nhiều người nghiện ma túy bỏ được thói nghiện.
24. Kẻ thủ lâu năm làm hòa với nhau.
25. Người vô thần và người hồi giáo đã trở thành công giáo trong lúc làm việc quay phim.
26. Đứa con của người cộng tác cuốn phim được chữa khỏi bệnh động kinh lâu năm trong lúc quay màn đóng đinh.
27. Không có chủ hãng cho thuê mướn nào muốn chiếu phim này trong các cinê. Lý do: những phim có lời thuyết minh không được yêu chuộng với khán giả. Người phân phát sợ bị lỗ, ngoài ra đó các hãng cho thuê mướn phim bị ép bởi những tổ chức Do Thái gây ánh hưởng.
28. Nhưng gặp một giáo sĩ Do Thái đã nói đúng ba dự đoán trước về phim „cuộc khổ nạn“ trên các cinê Mỹ: Giáo sĩ Daniel Lapin tự nhận rằng ông không phải là nhà phê bình phim, nhưng ông đã dự đoán sự thành công vĩ đại của phim này. Ngoài ra , phim này sẽ là một biến cố được nói nhiều nhất trong các hãng phim giải trí và sẽ đi vào lịch sử. Điều thứ ba là phim về Chúa Giêsu hay nhất, sẽ làm Đức Tin Kitô phát triển không ngờ và sẽ khiến người , nhất là quân vô thần phải nghiêm trang tìm hiểu giáo lý Cơ-đốc.
Pages
6/10/09
5/10/09
Đức Mẹ là Nữ vương Luyện ngục
Đức Mẹ phán với Thánh nữ Brigitta: "Mẹ là Mẹ các linh hồn Luyện ngục, Mẹ hằng giúp đỡ, giảm bớt những hình khổ cho chúng". Điều này rất thích hợp, vì mẹ trần gian khi thấy con mình rơi vào đống lửa sẽ cứu ra ngay lập tức, Đức Mẹ là Mẹ nhân từ bội phần lẽ nào thấy con mình rơi vào lửa Luyện ngục cực khốn khổ, sao lại không cứu giúp. Mẹ thúc giục những con cái còn sống dâng lời cầu nguyện và những việc lành cầu cho các linh hồn, hoặc Đức Mẹ xin Chúa cho các linh hồn Luyện ngục về thế gian xin người sống cứu giúp".
Đức Mẹ cũng xuống Luyện ngục để an ủi, giảm bớt hình phạt cho các linh hồn, nhất là những linh hồn mồ côi. Nhiều thánh nhân dạy rằng: Trong các ngày lễ, Đức Mẹ xuống Luyện ngục, và khi Người từ Luyện ngục về trời, Người đem theo nhiều linh hồn về Thiên đàng với Người.
“Nữ Tu đáng kính Paola di Santa Teresa được ngất trí vào ngày thứ bảy, rồi bà được đưa vào Luyện ngục, nơi ấy, bà thấy sáng sủa như một ngày hội đặc biệt. Bà thánh được nhìn thấy Mẹ Maria đến và các thiên thần bao bọc chung quanh. Đức Mẹ ra lệnh cho các thiên thần thả những linh hồn sùng kính Mẹ khi họ còn sống trên trần gian ra khỏi Luyệnngục. Cảnh nhộn nhịp này xẩy ra trong các ngày thứ bảy ở Luyện ngục, nhất là các ngày lễ lớn kính Đức Mẹ, đặc biệt ngày lễ huy hoàng kính Đức Mẹ hồn xác lên trời.
Thánh Phêrô Damian nói rằng mỗi năm, vào ngày lễ lớn này, Đức Trinh Nữ giải thoát hàng ngàn ngàn linh hồn khỏi Luyện ngục và đem họ về hưởng phúc Thiên đàng với Mẹ.
Thánh nhân được thị kiến như sau:
Trong thời đại của Thánh Phêrô Damian thì tại Roma, người ta có thói quen đến viếng nhà thờ và cầm một ngọn nến, vào buổi tối trước lễ Đức Mẹ Lên Trời. Môt năm nọ, có một phụ nữ qúy tộc đang đi đền tội bằng hai đầu gối tại nhà thờ Đức Mẹ Aracoeli, trong thành phố Roma. Chợt bà ta thấy một phụ nữ đã chết mà nay hiện ra trước mắt bà. Bà nhận ra người đã chết từ năm ngoái ấy vốn là mẹ đỡ đầu của mình. Bà bèn đợi người quá cố nơi cửa nhà thờ để tìm lời giải thích thỏa đáng.
Bà nắm tay người phũ nữ kia, kéo đi ra cửa nhà thờ rồi hỏi:
- Thưa bà, bà có phải là mẹ đỡ đầu của con lúc con mới ra đời không?
- Đúng, tôi chính là người ấy!
- Nhưng làm sao mà bà lại có thể ở trong đám người còn sống? Bà đã chết cả năm nay rồi mà. Sự gì đã xẩy ra cho bà trong thế giới bên kia?
- Cho đến nay, tôi vẫn bị đốt cháy trong lửa, đau khổ vì các tội lỗi kiêu căng khi còn trẻ. Tuy nhiên, vì cứ mỗi ngày lễ lớn kính Đức Mẹ, thì Nữ Vương Thiên Đàng lại xuống lửa Luyện ngục, để giải thoát tôi và nhiều linh hồn khác, để cho phép chúng tôi bước vào Thiên Đàng trong đúng ngày lễ lớn của Mẹ. Cứ mỗi năm, Đức Mẹ Chúa Trời lại đổi mới phép lạ của Lòng Thương xót, và con số linh hồn được giải thoát lên đến hàng ngàn hàng vạn. Để tạ ơn Mẹ về hồng ân cao cả này, chúng tôi đi đến các nhà thờ được đặt tên của Mẹ. Nếu con chỉ thấy tôi thôi, nhưng tôi nói cho con biết, có rất nhiều các linh hồn cùng đi vào đây với tôi.”
Người phụ nữ tỏ vẻ không tin, thì linh hồn nói thêm:
- Để chứng tỏ đây là sự thật, tôi nói cho con biết chỉ còn một năm nữa, vào đúng ngày lễ này, con sẽ chết. Nếu thời gian đến mà con không chết thì xem như lời tôi nói cho con hôm nay chỉ là tưởng tượng.
Thánh Phêrô kể thêm rằng người phụ nữ thánh thiện ấy trải qua một năm thực hành mọi việc đạo đức để chuẩn bị cho cái chết.
Vào đúng ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời năm sau, bà ấy đã chết.
(Theo sách Tháng Đức Bà, Hiện tại xuất bản)
Đức Mẹ cũng xuống Luyện ngục để an ủi, giảm bớt hình phạt cho các linh hồn, nhất là những linh hồn mồ côi. Nhiều thánh nhân dạy rằng: Trong các ngày lễ, Đức Mẹ xuống Luyện ngục, và khi Người từ Luyện ngục về trời, Người đem theo nhiều linh hồn về Thiên đàng với Người.
“Nữ Tu đáng kính Paola di Santa Teresa được ngất trí vào ngày thứ bảy, rồi bà được đưa vào Luyện ngục, nơi ấy, bà thấy sáng sủa như một ngày hội đặc biệt. Bà thánh được nhìn thấy Mẹ Maria đến và các thiên thần bao bọc chung quanh. Đức Mẹ ra lệnh cho các thiên thần thả những linh hồn sùng kính Mẹ khi họ còn sống trên trần gian ra khỏi Luyệnngục. Cảnh nhộn nhịp này xẩy ra trong các ngày thứ bảy ở Luyện ngục, nhất là các ngày lễ lớn kính Đức Mẹ, đặc biệt ngày lễ huy hoàng kính Đức Mẹ hồn xác lên trời.
Thánh Phêrô Damian nói rằng mỗi năm, vào ngày lễ lớn này, Đức Trinh Nữ giải thoát hàng ngàn ngàn linh hồn khỏi Luyện ngục và đem họ về hưởng phúc Thiên đàng với Mẹ.
Thánh nhân được thị kiến như sau:
Trong thời đại của Thánh Phêrô Damian thì tại Roma, người ta có thói quen đến viếng nhà thờ và cầm một ngọn nến, vào buổi tối trước lễ Đức Mẹ Lên Trời. Môt năm nọ, có một phụ nữ qúy tộc đang đi đền tội bằng hai đầu gối tại nhà thờ Đức Mẹ Aracoeli, trong thành phố Roma. Chợt bà ta thấy một phụ nữ đã chết mà nay hiện ra trước mắt bà. Bà nhận ra người đã chết từ năm ngoái ấy vốn là mẹ đỡ đầu của mình. Bà bèn đợi người quá cố nơi cửa nhà thờ để tìm lời giải thích thỏa đáng.
Bà nắm tay người phũ nữ kia, kéo đi ra cửa nhà thờ rồi hỏi:
- Thưa bà, bà có phải là mẹ đỡ đầu của con lúc con mới ra đời không?
- Đúng, tôi chính là người ấy!
- Nhưng làm sao mà bà lại có thể ở trong đám người còn sống? Bà đã chết cả năm nay rồi mà. Sự gì đã xẩy ra cho bà trong thế giới bên kia?
- Cho đến nay, tôi vẫn bị đốt cháy trong lửa, đau khổ vì các tội lỗi kiêu căng khi còn trẻ. Tuy nhiên, vì cứ mỗi ngày lễ lớn kính Đức Mẹ, thì Nữ Vương Thiên Đàng lại xuống lửa Luyện ngục, để giải thoát tôi và nhiều linh hồn khác, để cho phép chúng tôi bước vào Thiên Đàng trong đúng ngày lễ lớn của Mẹ. Cứ mỗi năm, Đức Mẹ Chúa Trời lại đổi mới phép lạ của Lòng Thương xót, và con số linh hồn được giải thoát lên đến hàng ngàn hàng vạn. Để tạ ơn Mẹ về hồng ân cao cả này, chúng tôi đi đến các nhà thờ được đặt tên của Mẹ. Nếu con chỉ thấy tôi thôi, nhưng tôi nói cho con biết, có rất nhiều các linh hồn cùng đi vào đây với tôi.”
Người phụ nữ tỏ vẻ không tin, thì linh hồn nói thêm:
- Để chứng tỏ đây là sự thật, tôi nói cho con biết chỉ còn một năm nữa, vào đúng ngày lễ này, con sẽ chết. Nếu thời gian đến mà con không chết thì xem như lời tôi nói cho con hôm nay chỉ là tưởng tượng.
Thánh Phêrô kể thêm rằng người phụ nữ thánh thiện ấy trải qua một năm thực hành mọi việc đạo đức để chuẩn bị cho cái chết.
Vào đúng ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời năm sau, bà ấy đã chết.
(Theo sách Tháng Đức Bà, Hiện tại xuất bản)
Trái Tim Chúa Giêsu thương các linh hồn luyện ngục
Chúa phán với bà thánh Gêtrudê rằng:
"Mỗi lần con cứu được một linh hồn ra khỏi luyện ngục, thì Cha vui mừng như con đã cứu chính Cha ra khỏi nơi ấy".
Thánh tích:
Thánh nữ Magarita có lòng thương và hay cứu giúp các linh hồn trong luyện ngục cách riêng, người gọi các linh hồn ấy là "những người bạn đau khổ". Nhiều lần các linh hồn được Chúa cho hiện về với bà, có linh hồn kể cho bà những hình khổ phải chịu và xin giúp, có linh hồn cho biết đã được giảm bớt, có linh hồn về cảm ơn bà và bay về thiên đàng. Thánh nữ Magarita hay nhường công nghiệp việc lành cho các linh hồn, khi thì 3 hay 6 tháng…về sau Chúa dạy bà phải nhường công phúc cả đời cho các linh hồn.
Thánh nữ Magarita có chép truyện sau:
Một năm, bề trên cho tôi được chầu Mình Thánh Chúa đêm thứ Năm tuần thánh. Đang khi chầu, tôi thấy nhiều linh hồn hiện về xin cứu giúp, cũng lúc ấy Chúa Giêsu đến dạy tôi nhường công phúc cho các linh hồn cả năm, tôi vâng lời ngay. Nhiều lần khác Chúa dạy tôi đền tội thay cho các linh hồn, những lần ấy tôi phải chịu cơ cực quá sức y như các linh hồn ấy đang phải chịu đền trong luyện ngục vậy.
"Mỗi lần con cứu được một linh hồn ra khỏi luyện ngục, thì Cha vui mừng như con đã cứu chính Cha ra khỏi nơi ấy".
Thánh tích:
Thánh nữ Magarita có lòng thương và hay cứu giúp các linh hồn trong luyện ngục cách riêng, người gọi các linh hồn ấy là "những người bạn đau khổ". Nhiều lần các linh hồn được Chúa cho hiện về với bà, có linh hồn kể cho bà những hình khổ phải chịu và xin giúp, có linh hồn cho biết đã được giảm bớt, có linh hồn về cảm ơn bà và bay về thiên đàng. Thánh nữ Magarita hay nhường công nghiệp việc lành cho các linh hồn, khi thì 3 hay 6 tháng…về sau Chúa dạy bà phải nhường công phúc cả đời cho các linh hồn.
Thánh nữ Magarita có chép truyện sau:
Một năm, bề trên cho tôi được chầu Mình Thánh Chúa đêm thứ Năm tuần thánh. Đang khi chầu, tôi thấy nhiều linh hồn hiện về xin cứu giúp, cũng lúc ấy Chúa Giêsu đến dạy tôi nhường công phúc cho các linh hồn cả năm, tôi vâng lời ngay. Nhiều lần khác Chúa dạy tôi đền tội thay cho các linh hồn, những lần ấy tôi phải chịu cơ cực quá sức y như các linh hồn ấy đang phải chịu đền trong luyện ngục vậy.
Blog Archive
Labels
- Archangles (4)
- Breviary (44)
- CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG (15)
- Dụ ngôn của Chúa (1)
- Film về Chúa (1)
- Hong An Thien Chua (13)
- Jesus Christ (9)
- linh hồn nơi luyện ngục (72)
- Lời chứng (42)
- Lyrics (1)
- Message (39)
- Mother of God (13)
- Nhà thờ (1)
- Niềm Tin Minh Hoạ (6)
- Phép lạ (21)
- Rosary (18)
- Saints (8)
- Songs (4)
- Thánh địa (1)
- The meaning (2)
- Tiên tri (1)
- Tiếng thì thầm (1)
- Truyện hay (8)