Bà Maria Agatha Simma sinh ngày 5-2-1915 tại Sonntag, nước Áo (Austria), trong một gia đình nghèo thật nghèo. Bà có lòng yêu thương cách riêng các Linh hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Vì thế, bà được Thiên Chúa chọn làm vị tông đồ giúp đỡ các Linh hồn. Chúa cho phép các Linh hồn nơi Luyện Hình hiện về với bà để xin bà cầu nguyện hoặc làm việc đền bù phạt tạ thay cho các ngài. Bà cũng được đặc ân nhờ dịp này, hỏi các Linh hồn về số phận của một vài Linh hồn khác: còn bị giam nơi Lửa Luyện Hình hay đã về Thiên Quốc rồi.
Bà Maria Agata Simma kể:
Chỉ vào những ngày thứ bảy đầu tháng hoặc vào những ngày Lễ kính Đức Mẹ, tôi mới có thể hỏi xem một Linh hồn còn đền tội nơi Lửa Luyện Hình hay không. Khi một Linh hồn hiện ra và sau khi đã trình bày những gì Linh hồn cần xin để được giải thoát khỏi Lửa Luyện Hình, mà Linh hồn vẫn còn đứng đó, thì tôi hiểu rằng, tôi có thể đặt một vài câu hỏi. Dĩ nhiên tôi không thể hỏi thẳng về số phận của chính đương sự, bởi vì, điều dễ hiểu là Linh hồn này chỉ được ra khỏi Luyện Ngục sau khi người ta đã thi hành điều Linh hồn xin .. Thường thì một Linh hồn chỉ có thể cho biết về số phận của một Linh hồn khác. Và Linh hồn khác đó cũng có thể được phép hiện về để xin người ta làm việc lành hầu giải thoát mình khỏi Lửa Luyện Tội.
Có khi phải đợi 2 hoặc 3 năm, hoặc ít hơn, mới nhận được câu trả lời. Tùy theo lòng Nhân Lành của Thiên Chúa ban phép. Thường thì các Linh hồn nơi Luyện Ngục không thể cho biết Linh hồn nào bị rơi xuống hỏa ngục. Tuy nhiên, không vì thế mà kết luận rằng: không có hỏa ngục! Trái lại, chắc chắn có hỏa ngục và có rất nhiều người bị rơi vào đó! Nếu có ai hỏi tôi rằng: phương thế nào hữu hiệu nhất, giúp khỏi bị rơi vào hỏa ngục, tôi xin thưa:
- "Hãy sống khiêm nhường. Kẻ nào có lòng khiêm nhường không bị rơi vào hỏa ngục; còn kẻ nào kiêu ngạo thì kẻ đó có nguy cơ bị trầm luân đời đời kiếp kiếp trong lửa hỏa ngục!".
1. Trẻ em trong luyện ngục:
Có người hỏi tôi:
- "Trong Luyện Ngục có các trẻ em bị giam cầm không?", tôi xin thưa:
- "Có, đôi khi có cả các trẻ em chưa cắp sách đến trường nữa. Vừa khi một đứa trẻ biết điều gì không tốt mà vẫn làm thì đứa trẻ đó phạm một lỗi. Dĩ nhiên đối với trẻ em thời gian trong Luyện Ngục không kéo dài lâu, cũng không khủng khiếp lắm, bởi vì đứa trẻ chưa có trí phán đoán hoàn toàn. Thế nhưng đừng nghĩ rằng, một đứa trẻ chưa hiểu gì! Không hẳn thế. Một đứa trẻ hiểu hơn là chúng ta tưởng nghĩ! Trẻ em thường có một lương tâm bén nhạy hơn người lớn!
2. Để được ơn đại xá:
Một ngày, một người đàn ông đến xin tôi hỏi thăm về số phận của người vợ quá cố. Câu trả lời cho biết là bà vẫn còn bị giam trong Lửa Luyện Hình. Điều đáng nói: bà này là thành viên của nhiều Hội Đoàn, trong ấy, người ta có thể nhận lãnh ơn toàn xá trong giờ lâm tử. Do đó, người ta nghĩ bà đã được lên Thiên Đàng lâu lắm rồi!
Tôi xin một Linh hồn nơi Lửa Luyện Hình giải thích lý do. Linh hồn đó trả lời: "Để được nhận lãnh hoàn toàn một ơn toàn xá cho chính mình, người đó không được dính bén bất cứ sự gì nơi trần gian này. Đây là một đòi hỏi triệt để. Lấy ví dụ: một người mẹ trẻ có năm đứa con dại đang quây quần bên giường chết. Vậy mà, người mẹ trẻ sắp chết đó phải thưa cùng Chúa:
- "Con chỉ muốn điều Chúa muốn. Sống hay chết tùy ý Chúa!".
Thật là đòi hỏi khe khắt. Đúng vậy. Vì thế, cần phải luôn sống trong sự từ bỏ hoàn toàn và liên miên, mới có thể đạt đến tâm tình không dính bén bất cứ điều gì, vào giờ Chúa gọi từ bỏ tất cả để về với Ngài nơi Thiên Quốc!
3. Chết bất ngờ:
Một Linh hồn kể cho tôi nghe như sau. Tôi chết ngay tại chỗ trong tai nạn xe môtô, trên một đường phố ở thủ đô Vienne của nước Áo. Tôi bị tử nạn vì không tôn trọng luật đi đường. Đó là số phận của tôi. Tôi hỏi Linh hồn:
- "Lúc đó, anh đã sẵn sàng để ra đi về thế giới bên kia chưa?". Linh hồn thú nhận:
- "Tôi chưa sẵn sàng, nhưng Thiên Chúa Nhân Từ luôn ban cho một người - không bao giờ chủ ý phạm tội, hoặc không vì kiêu căng mà phạm tội chống lại Thiên Chúa - một thời gian ngắn hai hay ba phút để ăn năn tội cách trọn. Chỉ người nào khi ấy vẫn còn từ chối lời mời gọi của Thiên Chúa, mới bị kết án trầm luân đời đời trong Hỏa Ngục".
Linh hồn này còn nói thêm một điều đáng suy nghĩ. Trong nhiều trường hợp, người ta nói:
- "Đã đến giờ Chúa định cho người ấy phải chết". Thật ra không luôn luôn đúng như vậy. Chỉ đúng trong trường hợp một người chết không do ý muốn hoặc lỗi của mình. Còn trong trường hợp của tôi, theo chương trình của Chúa, đáng lý tôi còn sống thêm được 30 năm nữa! Vì thế, chúng ta không có quyền đánh liều, đưa mạng sống chúng ta vào vòng nguy hiểm, trừ khi có lý do chính đáng! ..
4. Không làm việc bác ái:
Hồi ấy là năm 1954, vào khoảng 14 giờ 30 phút chiều. Trên đường đi đến làng Marul, tôi gặp một bà lão. Tôi thầm nghĩ: "Hẳn cụ này phải 100 tuổi!", bởi lẽ tôi thấy bà cụ già quá già! Tôi liền thân mật cất tiếng chào cụ. Bà lão nói:
- "Sao lại chào tôi? Bởi vì, chả ai còn thèm chào tôi nữa!".
Tôi an ủi:
- "Cụ đáng được chào như bất cứ người nào khác". Thế là bà cụ bắt đầu than thở:
- "Không một ai còn tỏ dấu gì thân thiện đối với tôi. Chả ai thèm cho tôi cái gì để ăn và tôi phải nằm ngủ bên lề đường".
Nghe bà lão than van như vậy, tôi tự nhủ: - "Không thể nào xảy ra như thế được! Hẳn là bà cụ đã mất trí, bị điên điên khùng khùng rồi!".
Nghĩ thế, nên tôi tìm cách chứng minh cho bà cụ thấy là không thể nào xảy ra như vậy được. Nhưng bà cụ cương quyết nói:
- "Nhưng thực sự là như thế!".
Tôi bèn nghĩ, có lẽ bà cụ làm cho người ta nhàm chán, nên không ai muốn giữ bà lâu, thêm vào đó, tuổi bà lại cao. Tôi liền mời bà về nhà để ăn và ngủ tại nhà tôi. Bà cụ lại nói:
- "Nhưng tôi lại không có tiền để trả".
Tôi trả lời:
- "Không sao hết. Điều quan trọng là cụ phải chấp nhận tất cả những gì cháu dâng cho cụ. Nhà cháu không có nhiều tiện nghi lắm, nhưng vẫn hơn là ngủ ngoài đường".
Nghe tới đây, bà lão vội vàng nói:
- "Tôi xin hết lòng cám ơn. Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho bà. Bây giờ, tôi được giải thoát!". Nói xong, bà cụ biến mất.
Ngay lúc ấy, tôi mới nhận ra bà lão là một Linh hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Chắc chắn khi còn sống, bà cụ đã từ chối không tiếp rước và giúp đỡ một người nào đó, trong cơn túng bẫn. Giờ đây, bà cụ phải đợi cho đến khi có một người sẵn sàng giúp đỡ bà ngay, không so đo do dự, chỉ khi ấy, bà mới được giải thoát khỏi Lửa Đền Tội.
5. Chỉ trích Hội thánh:
Một hôm, một Linh hồn hiện về và hỏi tôi:
- "Bà có nhận ra tôi không?". Tôi đáp: không. Linh hồn liền nói:
- "Có. Bà đã có lần trông thấy tôi. Hồi năm 1932, bà cùng đi xe lửa với tôi đến Hall. Hôm ấy, tôi ngồi trong cùng một toa với bà". Nghe tới đây, tôi nhớ lại rõ ràng chuyến đi hôm ấy. Phải rồi, đây là người đàn ông khi ngồi trong xe lửa đã lớn tiếng chỉ trích Hội Thánh và Kitô Giáo. Mặc dầu lúc ấy tôi mới có 17 tuổi, nhưng tôi đã hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề. Tôi thẳng thắn nói với ông ta rằng:
- "Bác không phải là người đàng hoàng, vì bác sao nhãng những việc thật thánh thiện".
Ông ta trừng mắt nhìn tôi:
- "Cháu còn quá trẻ, mà dám cho bác một bài học sao? Không, bác không cho phép như thế đâu!". Không hiểu sao tôi vẫn bạo dạn nói:
- "Dầu vậy, cháu vẫn là người thông minh hơn bác!". Nghe thế, người đàn ông cúi gầm mặt xuống và từ đó không mở miệng nói lời nào cả. Khi ông bước xuống xe lửa, tôi liền thầm thĩ kêu van cùng Chúa:
"Xin Chúa đừng để Linh hồn này bị hư mất đời đời!".
Bây giờ, Linh hồn này nói với tôi: "Chính nhờ lời cầu nguyện của bà hôm ấy mà tôi được cứu thoát, nếu không tôi đã bị sa hỏa ngục rồi! Cám ơn bà nhiều lắm".
6. Làm việc bác ái cho người nghèo:
Một Linh hồn hiện về với thùng rác cầm tay. Tôi hỏi:
- "Bà làm gì với cái thùng rác này?". Linh hồn hớn hở trả lời:
- "Đây là chìa khóa mở cửa Thiên Đàng cho tôi! Khi còn sống, tôi cầu nguyện rất ít. Họa hoằn lắm tôi mới đến nhà thờ xem lễ một lần. Nhưng một hôm, trước lễ Giáng Sinh, tôi đã tình nguyện quét dọn nhà cửa cho một bà cụ nghèo thật nghèo. Nhờ thế mà tôi được cứu rỗi. Điều này chứng tỏ rằng: tất cả đều tùy thuộc nơi việc chúng ta có thi hành đức bác ái hay không!".
7. Linh mục ít ban phép lành:
Lần khác, Linh hồn một Linh Mục hiện về với cánh tay phải đen thui, trông thật hãi hùng! Tôi hỏi lý do Linh hồn trả lời:
- "Đáng lý tôi phải thường xuyên ban nhiều phép lành hơn nữa! Vậy bà hãy nói với tất cả các Linh Mục bà có dịp gặp, rằng: Xin các cha hãy chúc lành nhiều hơn nữa. Bởi vì, các Linh Mục càng ban nhiều phép lành, càng phân phát được nhiều ơn thiêng, có sức mạnh đẩy xa sự dữ cùng tà ma phá hoại loài người".
8. Coi thường Luật Hội thánh:
Lần kia, một Linh hồn sau khi trình bày với tôi những gì Linh hồn cần để được giải thoát khỏi Lửa Luyện Hình, liền nói thêm: "Nếu người ta làm cho tôi điều ấy, tôi sẽ được hài lòng". Chỉ có vậy, không thêm không bớt điều gì nữa, ngoại trừ chi tiết ông ta sống tại đâu và qua đời khi nào.
Tôi lập lại những gì Linh hồn này xin cho các thân nhân. Các thân nhân tỏ dấu nghi ngờ không tin. Họ muốn biết có phải tất cả các Linh hồn khi hiện về đều nói câu: "Nếu người ta làm cho tôi điều ấy, tôi sẽ được hài lòng". Tôi trả lời:
- "Không, cho đến bây giờ thì đây là lần đầu tiên, một Linh hồn nói như thế". Các thân nhân muốn biết thêm tại sao Linh hồn lại nói như vậy. Tôi trả lời: "Không biết!". Họ liền nói:
- Thế thì chúng tôi biết tại sao. Đó là phương châm của thân phụ quá cố chúng tôi. Lúc còn sống, người thường nói: "Nếu các con làm điều đó, cha rất hài lòng". Vì thế, chúng tôi tin lời bà.
Những người này không còn đến nhà thờ tham dự thánh lễ Chúa nhật nữa. Đối với họ, đây là giới luật của Hội Thánh chứ không phải một giới răn đến từ Thiên Chúa. Tôi giải thích cho họ hiểu:
"Nơi cuộc sống vĩnh cửu, một giới răn do Giáo Hội đặt ra cũng có giá trị y như một giới luật đến từ Thiên Chúa. Chỉ có sự khác biệt duy nhất: Giáo Hội có thể xóa bỏ hay thay đổi một giới luật do Giáo Hội đặt ra, trong khi giới răn đến từ Thiên Chúa thì bất biến. Giáo Hội không được phép cũng không có quyền thay đổi giới luật của Thiên Chúa".
9. Đạp Thánh giá:
Một Linh hồn thú nhận với tôi rằng:
- "Tôi đã phạm một tội ác chống lại Thiên Chúa. Một ngày, trong cơn giận bốc cao, tôi vứt mạnh Thánh Giá Chúa Giêsu xuống đất, rồi lấy chân đạp nát! Vừa đạp, tôi vừa thách thức: Nếu Thiên Chúa hiện hữu thật sự, Ngài không để cho điều ấy xảy ra! Nhưng Thiên Chúa không dung tha cho kẻ nào dám chế nhạo Ngài. Tôi bị phạt nằm cứng đơ tại chỗ. Nhưng hình phạt bất toại này lại là ơn cứu rỗi cho tôi!". Kể xong, Linh hồn xin tôi nhắn lại với người vợ, những gì bà phải làm để có thể giảm bớt hình phạt nặng nề của ông nơi Lửa Luyện Ngục.
Khi tôi lập lại những điều ông ta nói với vợ, bà này tỏ ra vô cùng kinh hãi. Từ lâu, bà đã rời bỏ Giáo Hội Công Giáo. Bà nói với tôi:
- "Chuyện chồng tôi xúc phạm đến Thánh Giá Chúa Giêsu, chỉ duy nhất hai vợ chồng chúng tôi biết. Tôi không hề tiết lộ với ai. Chồng tôi cũng không thể nào kể lại cho ai nghe. Nếu Linh hồn đó có thể nói như thế, tôi xin tin lời bà".
Sau đó, bà ta ăn năn thống hối và trở về với Giáo Hội Công Giáo.
10. Bác sĩ chích thuốc làm chết êm:
Linh hồn một bác sĩ hiện về than thở về hình phạt nặng nề ông đang phải đền trong Lửa Luyện Ngục. Lý do là khi còn sống, trong lúc hành nghề, ông đã chích thuốc cho các bệnh nhân làm giảm cơn đau, nhưng cùng lúc, khiến họ chóng chết. Giờ đây, ông mới thấy rõ tầm quan trọng và giá trị lớn lao của đau khổ, nhất là những đau khổ được chấp nhận với lòng kiên nhẫn, mang lại một giá trị vô biên. Linh hồn nói:
- "Người ta được phép làm giảm bớt các đau đớn quá lớn, nhưng không được quyền rút ngắn cuộc sống của các bệnh nhân, bằng những phương tiện hóa học, y khoa".
11. Chiếm bất công tài sản của người:
Một ngày, một người đàn ông đến nhà tôi. Ngay từ nơi hành lang, ông cất tiếng hỏi với một giọng khinh khi:
- "Cái bà thường đùa giai với vụ các Linh hồn ở Luyện Ngục hiện về, đang trốn xó nào rồi?".
Tôi trả lời:
- "Xin ông đi về phía này. Tôi đang đứng ở đây. Và không có chuyện đùa giai với các Linh hồn nơi Lửa Luyện Hình đâu!".
Nghe vậy, ông ta lầm bầm trong miệng, rồi đi thẳng vào vấn đề:
- "Bà có phải là người mà ông E. hiện về với bà không?". Thì ra ông ta là người nhà của ông E. mà tôi đã thông truyền lại những gì ông E. nhắn gởi. Ông E. muốn người nhà phải hoàn trả lại tài sản đã chiếm hữu cách bất chính.
Sau khi nghe tôi xác nhận, ông ta nổi giận đùng đùng, quát tháo ầm ĩ:
- "Tài sản nào đã chiếm hữu bất chính mà chúng tôi phải hoàn trả lại?".
Tôi trả lời:
- "Tài sản nào thì tôi không biết. Ông E. chỉ nhờ tôi nói lại với người nhà như thế. Chính người nhà của ông E. phải biết rõ đâu là tài sản đã chiếm hữu bất chính và phải hoàn trả lại cho chủ nhân".
Vừa trả lời, tôi vừa nghĩ là ông ta biết rõ tài sản nào. Thế rồi, theo lời ông ta nói, tôi biết ông là người không sống đạo và chỉ trích mọi người từ Đức Thánh Cha đến các Giám Mục, Linh Mục và Giáo Hội Công Giáo. Tôi từ từ giải thích cho ông hiểu mọi chuyện. Ông dịu hẳn lại và nói:
- "Nếu quả đúng như vậy, tôi phải thay đổi cuộc sống. Tôi không tin tưởng nơi một Linh Mục nào hết, nhưng giờ đây, tôi phải bắt đầu đặt niềm tin nơi Thiên Chúa, bởi vì, bà không thể nào biết được trong gia sản của chúng tôi, có những tài sản mà chúng tôi đã chiếm hữu cách bất hợp pháp. Kể cả các thân nhân họ hàng của chúng tôi, phần đông cũng không biết điều này..".
12. Không cho con đi tu:
Lần kia, Linh hồn hiện về với tôi là một bà mẹ gia đình. Linh hồn nói:
- "Tôi bị giam cầm đền tội nơi Lửa Luyện Ngục trong vòng 30 năm trời. Lý do là vì tôi đã ngăn cản không cho phép con gái tôi gia nhập dòng tu".
Linh hồn nói thêm:
- "Khi các bậc cha mẹ phải dâng con cho Chúa và khi Thiên Chúa gọi con cái vào chức vụ Linh Mục hoặc đời sống tu trì, mà cha mẹ ngăn cản, cha mẹ chịu một trách nhiệm vô cùng nặng nề. Có rất nhiều người trẻ, đáng lý đã trở thành linh mục hoặc tu sĩ, nhưng không được cha mẹ cho phép. Các cha mẹ này phải trả lẽ nặng nề trước mặt Thiên Chúa".
13. Thù hằn không tha:
Một người đàn ông viết cho tôi rằng, vợ ông qua đời đã hơn một năm. Nhưng kể từ đó, đêm nào phòng ông cũng bị đập ầm ầm, không ngủ được. Ông xin tôi đến, xem có thể làm được gì giúp ông không.
Tôi nhận lời nhưng nói trước có lẽ tôi không làm được gì nhiều. Nếu vợ ông chưa được phép hiện về, đành phải phó thác mọi sự trong tay Chúa Quan Phòng. Tôi đến và ngủ trong phòng đó. Vào khoảng 23 giờ 30 phút, tiếng đập cửa bắt đầu nổi lên. Tôi cất tiếng hỏi: "Linh hồn muốn gì? Tôi có thể làm gì giúp cho Linh hồn?". Tôi không thấy ai cũng không nghe tiếng trả lời. Tôi nghĩ là bà này chưa được phép nói. Sau khoảng 5 phút, một con hà mã xuất hiện. Trông thật khủng khiếp. Tôi liền rảy nước thánh và hỏi:
"Tôi phải làm cách nào để giúp Linh hồn?". Vẫn không có tiếng trả lời. Tức khắc, xuất hiện một con rắn khổng lồ. Con rắn quấn chặt quanh con hà mã, như để bóp chết. Rồi cả hai con thú biến mất. Tôi buồn rầu tự nhủ: "Không lẽ Linh hồn này bị trầm luân đời đời sao?". Một lúc sau, một Linh hồn khác xuất hiện. Linh hồn này an ủi tôi:
- "Đừng sợ. Bà ấy không bị rơi xuống hỏa ngục đâu. Nhưng bà bị một thứ hình phạt nơi Luyện Tội dữ dằn nhất. Lý do là khi còn sống, bà đã giữ mối hận thù triền miên với một phụ nữ khác. Phụ nữ này đã nhiều lần tìm cách xin lỗi và làm hòa, nhưng bà ấy nhất định từ chối, ngay cả khi bị bệnh nặng gần chết!".
Câu chuyện Linh hồn trên đây cho thấy Thiên Chúa trừng phạt nặng nề những tội phạm lỗi đức bác ái, chống lại người thân cận.
(Trích sách Maria Simma, "Les Âmes du Purgatoire m'ont dit", Editions Du Parvis, 1990).
----------------------------------------------
Bổ túc: Bà Maria Simma, Người Phụ Nữ Được Các Linh Hồn Hiện Về
Bà Maria Simma là môt phụ nữ người Áo, bà mất vào tháng 3, 2004 ở lứa tuổi 90. Bà được nói chuyện với các linh hồn người chết và các linh hồn đau khổ để giúp họ vơi đi các nỗi thống khổ mà họ đang gánh chịu. Bà Simma đến Vùng Holy Shroud, Ý Đại lợi và trả lời môt cuộc phỏng vấn của tờ báo Medjugorje vào ngày 5 tháng 5 năm 1999, tại nhà thờ Corpus Domini. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Hỏi: Thưa bà Maria, bà có thể cho chúng tôi biết lần đầu tiên bà gặp các linh hồn là lúc nào?
Đáp: Một linh hồn đầu tiên đến với tôi là vào năm 1940. Tôi thức giấc vì có người đi trong phòng ngủ của tôi. Tôi hỏi: “Ai ðang ði ðó?” Không có tiếng trả lời. Tôi ðứng dậy và ði về phía ngýời ấy, nhýng tôi không còn thấy họ nữa. Tôi nói:
“Xin ông làm ơn đi chỗ khác đi. Nếu ông không nói thì hãy ra khỏi đây!”
Thế rồi tôi lại vào giường để ngủ tiếp nhưng tôi không thể ngủ lại được.
Hỏi: Bà có sợ hãi không?
Đáp: Không, tôi không dễ sợ hãi đâu!
Thánh Ý Chúa Dành Cho Tôi
Hỏi: Các cuộc thăm viếng tiếp tục chứ?
Đáp: Vâng. Khi tôi còn là môt thiếu nữ, tôi cảm nghiệm rằng Chúa muốn tôi làm một điều gì đặc biệt cho Ngài. Là một bé gái, tôi nói với mẹ tôi:
“Mẹ ơi, con sẽ không lập gia đình đâu!”
Me tôi thường trả lời:
“Con sẽ đổi ý khi con lên 20 tuổi!”
Và tôi thường lập lại:
”Con sẽ không lấy chồng đâu!”
Tôi đã không lập gia đình. Khi học xong, tôi thưa với Chúa:
“Lạy Chúa, Chúa muốn gì nơi con? Con có nên vào tu viện không?”
Nhưng sau ba lần xin vào tu viện để sống đời tận hiến cho Chúa, tôi đều phải ra ngoài. Trong khi cầu nguyện, tôi thường xin Chúa cho tôi được hiểu Thánh Ý của Ngài. Khi được 25 tuổi, tức là vào năm 1940, các linh hồn ở luyện ngục đến thăm tôi để xin tôi giúp đỡ cho họ. Vào tháng 11 năm 1953, các linh hồn khác đến với tôi và xin tôi chịu sự đau đớn giúp cho họ.
Từ đó đến nay, các linh hồn hiện ra với tôi mỗi ngày và mỗi đêm để xin tôi chịu đau khổ cho họ. Vị linh mục ở giáo xử của tôi khuyên tôi hãy thánh hiến chính bản thân mình cho Chúa Giêsu để đền tội cho các linh hồn, và xin Chúa Giêsu ban cho tôi sức mạnh`
Từ đó, tôi bắt đầu con đường dâng mình để đền tạ thay cho họ.
Hỏi: Có phải Chúa gửi linh hồn đến luyện ngục, hay chính linh hồn ấy đi thẳng xuống luyện ngục vì họ được soi sáng và hiểu rõ trong ánh sáng của Chúa?
Đáp: Mỗi linh hồn hiểu rõ ràng họ phải đến nơi nào trong luyện ngục. Luyện ngục có hàng ngàn cách thức khác biệt.
HỎi: Đến giờ chết, các linh hồn được nhìn thấy Chúa rõ ràng hay không?
Đáp: Mỗi linh hồn một khác, có linh hôn được nhìn thấy Chúa rõ ràng, có linh hồn không được nhìn thấy Chúa.
Đi Thẳng Lên Thiên Đàng
Hỏi: Xin bà cho chúng tôi biết giá trị của việc ăn năn thống hối vào giờ chết.
Đáp: Trước khi chết, những ai biết ăn năn thống hối thì đều được cứu rỗi. Nhưng linh hồn ấy phải ở nơi luyện ngục. Có một số linh hồn đi thẳng lên Thiên Đàng mà không cần ghé Luyện ngục. Những người chịu nhiều đau khổ trên trần gian với sự kiên nhẫn, những ai hiến dâng sự đau khổ của họ lên Thiên Chúa thì sẽ đi thẳng lên Thiên Đàng, và những ai luôn thì hành Thánh Ý Chúa thì cũng được hưởng phúc Thiên Đàng.
Nước Phép
Hỏi: Vậy ma quỷ có quyền lực để tấn công các linh hồn trong giờ chết của họ không?
Đáp: Ma quỷ làm đủ mọi cách để cám dỗ một linh hồn, nhưng nếu linh hồn ấy đặt mình trong bàn tay của Đức Mẹ Maria, rồi Đức Mẹ lại tín thác linh hồn ấy cho Chúa, thì ma quỷ không còn quyền lực trên ý muốn cũa chúng ta nữa.
Hỏi: Làm cách nào để các người hấp hối được giúp đỡ?
Đáp: Nước phép được rẩy chung quanh giường của người hấp hối thì rất hiệu nghiệm. Ma quỷ sợ nước phép. Không cần phải rẩy thật nhiều nước phép, một vài giọt là đủ rồi, nhưng phải rẩy nước phép thường xuyên.
Hỏi: Nếu người thân của chúng ta bị bịnh nặng, ta có nên nói cho họ biết tình trạng nguy kịch của họ để họ chuẩn bị dọn mình chịu chết không?
Đáp: Vâng, hãy luôn nói sự thật, để người ấy chuẩn bị dọn mình chịu chết.
Luyện Ngục Ở Nhiều Nơi
Hỏi: Luyẹn ngục ở đâu? Luyên ngục giống như thế nào?
Đáp: Luyên ngục ở nhiều nơi, không phải chỉ ở một nơi. Một số linh hồn phải chịu thống khổ nơi mà họ đã phạm tội. Ở một vùng thuộc Áo Quốc, người ta thấy một người đàn ông có ánh sáng, đi lên rồi đi xuống các cánh đồng, kéo theo một hòn đá lớn.
Họ hỏi ông ta:
“Ông làm gì ở đây?
Ông ta đáp:
“Tôi không biết đặt cái hòn đá này ở chỗ nào cả!”
”Thì ông cứ đặt nó ở chỗ nào mà ông đã lấy nó lên!”
Thì ra lúc trước, ông đã lấy hòn đá này từ một cánh đồng và phạm tội bất công. Khi ông đặt viên đá xuống nơi mà ông đã lấy đi, ngay lúc ấy thì ông ta biến mất, và chúng tôi hiểu rằng ông đã trả hết nợ của ông.
Hỏi: Những tội lỗi nào dễ dẫn ta vào luyện ngục?
Đáp: Tội phạm đến tha nhân, vu cáo, hạ nhục, kiêu ngạo.
Thánh Lễ Giúp Linh Hồn Nhiều Nhất
Hỏi: Cách thức nào hữu hiệu nhất để cứu giúp các linh hồn?
Đáp: Thánh lễ. Nhiều người không biết và không hiểu đến giá trị của các Thánh lễ.
Hỏi: Chúng ta có thể xin Chúa cho ta chịu đau khổ luyện ngục ngay trên thế gian này không?
Đáp: Dĩ nhiên có. Mỗi sự hy sinh có thể dùng để giảm thiểu sự thống khổ của Luyện ngục, nếu ta biết dâng hiến điều này lên Chúa. Cầu nguyện chuỗi Mân Côi là điều rất quan trọng.
Hỏi: Các linh hồn đã tự hủy hoại đời mình bằng cách dùng ma túy và các sự nghiện ngập khác, họ có đến thăm viếng bà không?
Đáp: Có, họ phải ở luyện ngục rất lâu xứng với thời gian mà đáng lẽ họ phải sống trên thế gian, bời vì thời lượng sống và thời gian chết của chúng ta được Chúa ấn định cho mỗi một cá nhân.
Hỏi: Có rất nhiều sự dữ trong xã hội của chúng ta và giới trẻ thường trả giá đắt. Bà có thể nói cho chúng tôi về điều này không?
Đáp: Không phải chỉ có cần sa ma tuý làm hại đời sống, mà theo một lối nào đó, sụ đồi bại luân lý có thể cắt ngắn cuộc sống chúng ta, cũng như sự phá thai và thuốc ngừa thai.
Các trẻ thơ chết mà không được rửa tội vẫn sống hạnh phúc, nhưng họ không hưởng được thị kiến đẹp đẽ về Chúa. Tuy nhiên, họ không biết điều ấy, và vẫn vui vẻ.
Nếu một phụ nữ mang thai và lo sợ rằng con mình có thể chết trong bụng, bà ấy có thể ao ước cho em bé được rửa tội. Như thế, em bé nhận được phép Rửa của lòng ao ước.
Hỏi: Các linh hồn nói gì về những người ly dị?
Đáp: Họ cần nhiều lời cầu nguyện. Những ai đã ly dị mà sống chung với người khác thì không thể nhận lãnh các Bí Tích được. Mặt khác, nếu họ sống chung với nahu như tính cách là anh chị em thì họ có thể nhận lãnh các Bí tích.
Hỏi: Bà có thể cho chúng tôi biết về việc trợ tử (giúp người bịnh chết) không?
Đáp: Ta không thể giết người, dù là giết người vì lòng trắc ẩn. Nếu con người chịu đau đớn nhiều thì hãy dâng hiến sự đau đớn ấy lên Chúa, như thế họ có thể cứu chính mình, nhận lãnh được nhiều hạnh phúc trên Thiên Đàng, và cứu được nhiều linh hồn khác. Sự thống khổ rất có giá trị.
Tôi biết một người giáo viên tốt lành. Khi tôi đến thăm chị ấy, chị hỏi tôi:
“Tại sao Chúa không lắng nghe tôi? Người ta cần tôi ở trường học.”
Tôi đáp:
“Sự đau đớn và nỗi thống khổ là dấu chứng của tình yêu Chúa.”
Chị nói:
“Tôi mong ước Chúa yêu tôi ít hơn.”
Nếu chúng ta lâm bịnh hay đau khổ vì những lý do khác, chúng ta hãy dâng những giá trị lớn lao của sự đau khổ mà dâng hiến lên Thiên Chúa, hãy đặt mọi sự trên bàn tay Đức Mẹ Maria. Mẹ biết nơi nào rất cần những phần thưởng này để sử dụng. Khi lên tới Thiên Đàng, bạn sẽ thấy rất nhiều linh hồn mà bạn đã cứu qua sự đau khổ của bạn.
Hỏi: Bà nghĩ gì về việc tự tử?
Đáp: Chúng ta cần biết tại sao họ lại tự tử. Đôi khi, những kẻ xô đẩy người khác đi đến chỗ tự tử thì kẻ ấy phải chịu tránh nhiệm nhiều hơn. Có những người bị kẻ khác xô đẩy họ đến chỗ phải tự tử, chẳng hạn như họ bị vu cáo, bị sỉ nhục, bị từ chối tình yêu. Có các linh hồn tự tử được cứu rỗi. Tuy nhiên, tôi không thể nói rằng tất cả các linh hồn tự tử đều được cứu rỗi.
Hỏi: Vai trò của Đức Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, quan trọng như thế nào nơi luyện ngục?
Đáp: Đức Mẹ thường hay tới luyện ngục và các linh hồn rất vui mừng. Tình trạng các linh hồn ở luyện ngục khác nhau. Có các linh hồn phải ở đó cho đến ngày phán xét, những linh hồn ấy may mắn chỉ suýt thoát khỏi hỏa ngục mà thôi.
Hỏi: Bà Maria ơi, bà cảm thấy thế nào khi những linh hồn mà bà chịu đau khổ cho họ mà rồi nhờ đó, họ được giải thoát?
Đáp: Tôi cảm thấy một sự thỏa mãn sâu xa, một niềm vui vô tận vì tôi đã giúp được họ. Ngày nay, người ta it yêu mến tha nhân. Mỗi hành vi thương yêu nhỏ nhoi của chúng ta đều được Chúa đền bù xứng đáng.
Các Linh Hồn Có Thể Tự Giúp Họ Được Không?
Hỏi: Bà Maria ơi, bà cảm thấy thế nào khi bà đền tội cho các linh hồn suốt ngày và đêm? Liệu các sự đau khổ của bà có đủ để giúp các linh hồn giảm bớt thời gian đền tội nơi luyện ngục không?
Đáp: Trong thời gian trước đây, các linh hồn thường đến xin tôi giúp họ bằng sự chịu đựng đau khổ của tôi, bằng lời cầu nguyện, bằng các thánh lễ. Hiên nay, tôi đi công du khắp mọi nơi, nói chuyện trước nhiều đại hội, và có thêm nhiều người giúp tôi để cầu nguyện cho các linh hồn. Tôi hiểu rằng các linh hồn rất vui lòng khi tôi nói giùm cho họ về các nhu cầu của họ. Tôi cũng nhận những tiền bổng lễ để xin lễ cầu cho các linh hồn.
Hỏi: Tại sao các linh hồn không thể làm gì cho chính họ?
Đáp: Bởi vì các linh hồn đã chấm dứt đời sống, nhưng chúng ta CÓ THỂ GIÚP HỌ.
Hỏi: Các linh hồn có nói gì về thời đại giông tố mà chúng ta đang trải qua không?
Đáp: Chúng ta đang chìm đắm từ từ vì chúng ta sống xa lạc Chúa. Tuy nhiên, nhiều sự sẽ xẩy ra nhờ sự can thiệp của Chúa. Giáo hội cũng sẽ được canh tân.
Hỏi: Chúng ta phải làm gì cho các linh mục?
Đáp: Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta phải cầu nguyện cho các linh mục và giám mục, và hãy dâng hiến sự hy sinh cho toàn thể Giáo hội.
Hỏi: Bà nghĩ gì về sự đau khổ của trẻ thơ?
Đáp: Họ là những linh hồn đền tội cho kẻ khác. Với sự đau khổ của họ, họ có thể nhận được nhiều ân huệ. Sự đền tội rất có giá trị.
Hỏi: Liệu sự đau khổ của trẻ thơ có giá trị không, ngay cả khi cha mẹ họ không chấp nhận?
Đáp: Vâng, tất cả đều có giá trị đồng đều như nhau.
Hỏi: Bà có thể nói cho chúng tôi về giá trị của các Thánh lễ Gregorian không?
Đáp: Thánh Lễ Gregorian ( 30 Thánh lễ cử hành liên tiếp câu cho linh hồn người chết trong 30 ngày, không đứt đoạn.) rất có giá trị. Tuy nhiên, các ân huệ không luôn luôn đến với linh hồn mà chúng ta cầu cho, và Chúa biết lý do tại sao. Sự hiệp thông của các Thánh giúp ích rất nhiều cho các linh hồn. Ngay cả cho các linh hồn của các tôn giáo khác cũng được cứu rỗi, nếu như họ sống với đức tin của họ, và với một lương tâm công chính.
Hỏi: Chúng ta thường nằm mơ thấy người chết, đó có phải là dấu chỉ rằng họ cần chúng ta không?
Đáp: Vâng, có thể họ cần chúng ta cầu nguyện hay xin thánh lễ chỉ cho linh hồn họ. Nếu bạn thấy họ buồn bã thì xin hãy cầu bầu cho họ. Nếu bạn thấy họ vui mừng thì bạn có thể hiểu rằng họ được hạnh phúc.
Hỏi: Các linh hồn có thể làm mọi sự cho chúng ta không?
Đáp: Vâng, họ có thể làm rất nhiều điều cho bạn, họ giúp bạn rất nhiều, và họ có thể trở nên bạn hữu của chúng ta.
Pages
5/10/09
KÍNH MẾN ĐỨC MẸ (LẦN HẠT MÂN CÔI, ĐEO ÁO ĐỨC MẸ...)
Thánh nữ Brigitta cho biết Đức Mẹ đã nói với bà rằng:
"Mẹ là Mẹ các linh hồn Luyện ngục, Mẹ hằng giúp đỡ, giảm bớt những hình khổ cho chúng".
Điều này rất thích hợp, bởi Mẹ trần gian khi thấy con mình rơi vào đống lửa sẽ cứu ra ngay lập tức.
Đức Mẹ là Mẹ nhân từ bội phần lẽ nào thấy con mình rơi vào lửa Luyện ngục cực khốn khổ, sao lại không cứu giúp. Mẹ thúc giục những con cái còn sống dâng lời cầu nguyện và những việc lành cầu cho các linh hồn, hoặc Đức Mẹ xin Chúa cho các linh hồn Luyện ngục về thế gian xin người sống cứu giúp. Đức Mẹ cũng xuống Luyện ngục để an ủi, giảm bớt hình phạt cho các linh hồn, nhất là những linh hồn mồ côi. Nhiều thánh nhân dạy rằng: Trong các ngày lễ, Đức Mẹ xuống Luyện ngục, và khi Người từ Luyện ngục về trời, Người đem theo nhiều linh hồn về Thiên đàng với Người.
- Những người con yêu của Đức Mẹ khi sống siêng năng và sốt sắng đọc kinh Mân côi tôn kính Mẹ, khi chết Mẹ sẽ cứu khỏi Luyện ngục rất sớm. (Ơn 9 trong 15 ơn Đức Mẹ hứa với thánh Alanô, Dòng thánh Đaminh).
- Một ơn khác Đức Mẹ ban là "Đeo Áo Đức Bà Carmelo" có nguồn gốc như sau:
1. Truyện lạ kể rằng:
Ở tỉnh Perusia ,nước Ý, có một chàng viết giấy và ký tên bằng máu mình, bán linh hồn cho quỉ để nhờ quỉ giúp trả thù một người kia. Khi quỉ đã giúp chàng ta trả thù xong, quỉ đưa chàng đến một khúc sông và bắt phải đâm đầu xuống, để rồi bắt cả hồn và xác hắn ta xuống hỏa ngục.
Anh chàng này không dám tự mình lao xuống nên nhờ quỉ đẩy mình.
Quỉ bảo, nếu muốn quỉ giúp thì chàng ta phải vứt ảnh "Áo Đức Bà" chàng ta đang đeo trên cổ đi.
Biết thế, anh chàng vô phúc này không chịu vứt. Đôi bên giằng co một lúc lâu. Sau cùng quỉ tức mình bỏ đi, coi như mất mồi.
Anh chàng dại dột này thấy Đức Mẹ thương mình, liền tìm vào nhà xứ, thú tội với linh mục, và xin vẽ lại một bức hình để muôn đời ca tụng Đức Mẹ.
(Sách Tháng Đức Bà, nhà xuất bản Hiện in lần 8, 1969, trang 108-112)
- Hội viên Hội Áo Đức Bà được thông công các việc lành của Dòng và Hội Áo Đức Bà Carmelô trên khắp thế giới.
- Nhờ Áo Đức Bà, nhiều kẻ chết sống lại, kẻ mù được sáng, dập tắt lửa đang cháy nhà, nhiều bệnh nhân lành, ngăn cản lụt lội, cứu khỏi chết đuối, cải tà qui chính, nhất là được ơn cứu rỗi.
- Thánh Don Boscô chết năm 1888 vẫn đeo Áo Ðức Bà xuống mồ. Khi thi hài ngài được cải táng 41 năm sau (năm 1929), Áo Ðức Mẹ vẫn còn nguyên vẹn trên ngực ngài, dù các áo của ngài đã mục nát.
- Ngày 13/10/1917 khi hiện ra tại Fatima, Đức Mẹ cũng tỏ hiện như hình ảnh Đức Mẹ Carmelô.
2. Tìm hiểu nguồn gốc về "Áo Đức Bà"?
"Áo Đức Bà" hay Áo Đức Mẹ Carmelô phát xuất từ núi Karmel, là một ngọn núi cao đẹp nằm bên bờ Địa trung hải, không xa làng Nagiaret, nơi Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse sinh sống bao nhiêu. Núi này được Kinh Thánh Cựu ước nói tới 850 năm trước khi Chúa Giáng sinh, Tiên tri Elia đã sống trên núi này, để bảo vệ niềm tin tinh ròng của người Israel chỉ tôn thờ Thiên Chúa Yavê, không thờ thần minh nào khác. Ông đã tế lễ Yavê, cầu xin trời mưa trong thời kỳ hạn hán, mà thần Baal không thể ban cho 450 sư sãi của thần này (sách Các vua 18,20-46).
- Năm 1209, các ẩn sĩ Dothái lập dòng tu tại núi này, gọi là dòng Karmel. Dòng chủ ý tôn sùng Ðức Mẹ và sống đời cầu nguyện chiêm niệm.
- Tới năm 1248 người Hồi giáo (Islam) tới chiếm và tàn phá Dòng, Dòng phải di cư về tỉnh Cambridge, nước Anh.
Thời Thánh Simon Stock làm Bề trên cả của Dòng, đêm ngày cầu nguyện xin Đức Mẹ chỉ cách xây dựng lại nhà Dòng. Sau mấy năm ăn chay cầu nguyện,
- Ngày 16 tháng 7 năm 1251, Đức Mẹ hiện ra, có nhiều thiên thần hầu cận, Đức Mẹ trao cho thánh nhân chiếc áo gồm hai mảnh vải và phán: "Con hãy nhận áo này làm áo riêng Dòng Mẹ, là dấu Mẹ thương Dòng và các con cái ở đây. Đây là áo ban bình an, tượng trưng sự liên kết, che chở khỏi nguy hiểm. Ai chết khi mang áo này thì được thoát khỏi lửa hỏa ngục".
Nhờ ơn Đức Mẹ, Dòng càng ngày càng phát triển, nhiều người xin nhập dòng, nhiều giáo dân xin vào hội Áo Đức Mẹ ngày càng đông.
Thế kỉ 14, sau khi thánh Simon Stock qua đời được 15 năm, một buổi sáng kia, Đức Giáo hoàng Gioan 22, hồi đó Tòa thánh còn ở tại thành Avignon, nước Pháp, khi ngài đang cầu nguyện, Đức Mẹ hiện ra mang Áo Đức Mẹ Carmelô và dạy ngài phải công bố cho hết những ai mang Áo Ðức Mẹ biết: "Nếu những ai là tu sĩ dòng hoặc là người vào hội Áo, bởi tội lỗi mình phải vào Luyện ngục, Mẹ sẽ xuống, như người Mẹ nhân lành, vào ngày thứ Bảy sau khi chúng qua đời để cứu vớt chúng và đem chúng về hưởng phúc muôn đời".
Ngày thứ 7 sau khi qua đời được gọi là "Ðặc ân ngày thứ Bảy" . Đặc ân này đã được nhiều Đức Giáo Hoàng công nhận: - Ðức Alexandre 5 (1409-1410), - Ðức Thánh Piô 5 (1566-1572), - Ðức Grêgôriô 8 (1572-1585), - Ðức Piô 11,
- Ngày 30 tháng 1 năm 1613, trước sự hiện diện của Đức Phaolô 5 (1605-1621), Pháp đình Toà thánh ra sắc lệnh rằng, các tu sĩ dòng Carmelô được truyền giảng "Đặc ân ngày thứ Bảy", và ngày 04-7-1908 được Thánh bộ Ân xá chấp nhận.
(Theo Ðức Phaolô 5, trong sắc dụ ngày tháng nói trên, ngài giải thích: "Toàn dân Kitô hãy sốt sắng tin rằng Rất Thánh Trinh Nữ Maria luôn luôn can thiệp đặc biệt phù trì cứu vớt các hội viên Áo Ðức Mẹ Carmelô vào ngày thứ Bảy, ngày đặc biệt kính Ðức Mẹ. Nếu không đọc được kinh Tiểu nhật khóa thì giữ chay các ngày Giáo Hội quy định và kiêng thịt vào ngày thứ Tư, thứ Bảy, trừ khi gặp lễ Giáng Sinh".)
- Năm 1910 Đức Thánh Piô 10, ban phép đeo ảnh thay Áo Đức Mẹ. Thánh bộ công bố đeo ảnh thay Áo được hưởng mọi ân xá và Đặc ân ngày thứ Bảy, miễn là ảnh đó một bên là ảnh Chúa Giêsu tỏ Trái Tim Người ra. Bên kia là ảnh Đức Mẹ (không cần là Đức Mẹ Carmelô).
- Năm 1922 kỷ niệm 600 năm Đặc ân ngày thứ Bảy, Đức Piô 11 gửi một tông thư cho Bề trên Cả dòng Carmelô về những ân xá và đặc ân ngày thứ Bảy: "Ta khích lệ những người vào hội Áo Đức Mẹ hãy bền vững nhiệt thành giữ những điều chỉ dạy để hưởng những ân xá và Đặc ân ngày thứ Bảy. Vì Đức Mẹ yêu quí những ai yêu mến Mẹ, và không ai không có quyền tin tưởng sự hộ giúp đặc biệt của Mẹ trong giờ chết, nếu trong đời sống, họ xa lánh tội lỗi và làm mấy việc đạo đức kính Mẹ".
- Năm 1950, Đức Piô 12, dịp kỷ niệm 700 năm Đức Mẹ hiện ra với thánh Simon Stock, đã gửi một Tông thư cho Bề trên cả dòng Carmelô cũng nói về Đặc ân ngày thứ Bảy: "Áo Đức Mẹ là dấu hiệu và bảo chứng sự bảo trợ của Mẹ Thiên Chúa. Nhưng những người mặc Áo này đừng tin rằng dù họ trễ nải và lơ là việc thiêng liêng mà được ơn Cứu rỗi, như thánh Phaolô căn dặn: 'Anh em hãy biết kính cẩn và lo sợ mà gắng công lo việc rỗi linh hồn mình' (Pl 2:12)...
Các đan sĩ Carmêlô hay hội viên Hội Áo Đức Mẹ hãy tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Trinh Nữ Maria. Nhờ lời cầu bầu của Mẹ trước toà Chúa, Mẹ sẽ mau chóng mở cửa thiên đàng sớm bao nhiêu có thể cho những con cái Mẹ đang chịu đền tội trong luyện ngục mà khi sống đã cậy trông vào lời hứa Đặc ân ngày thứ Bảy".
3. Xin đeo Áo Đức Bà Carmelo:
Xin đeo Áo và ghi tên vào sổ Hội Áo Đức Mẹ nơi giáo xứ mình
( thường nơi giáo xứ, cộng đoàn có lễ nghi đeo Áo vào lễ kính Đức Mẹ Carmelô ngày 16-7 hàng năm).
Áo Đức Bà chỉ được trao một lần duy nhất, do một vị linh mục hoặc vị được ủy quyền.
(Nghi thức ngắn linh mục trao Áo Đức Bà)
"...Hãy nhận lấy Áo Đức Bà này, là dấu chỉ của sự gắn bó đặc biệt giữa con với Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng mà con nguyện bắt chước. Xin cho Áo Đức Bà nhắc con nhớ phẩm vị người Kitô hữu của mình qua việc phục vụ người khác và bắt chước Mẹ Maria.
Hãy mang Áo Đức Bà này như dấu chỉ được Mẹ che chở và dấu chỉ thuộc về Gia Đình Carmelô, thành tâm thực thi ý Chúa và dấn thân xây dựng thế giới đại đồng, công lý và hòa bình trong kế hoạch của Chúa".
(Sau một thời gian nhận áo, ĐTC Piô 10 ban phép "thay Áo Đức Bà bằng một mẫu ảnh (một mặt có hình Thánh Tâm Chúa Giêsu và mặt kia có hình Đức Mẹ tay cầm áo, hoặc hình Đức Mẹ không cầm áo cũng được).
-----------------------------------
Nghi thức bằng Anh ngữ: Short form of giving the scapular:
"Receive this Scapular, a sign of your special relationship with Mary, the Mother of Jesus, whom you pledge to imitate. May it be a reminder to you of your dignity as a Christian in serving others and imitating Mary. Wear it as a sign of her protection and of belonging to the family of Carmel, voluntarily doing the will of God and devoting yourself to building a world true to his plan of community, justice and peace."
--------------------------------------------------------
4. Điều kiện để được hưởng đặc ân Đức Mẹ cứu khỏi Luyện ngục "Ngày thứ Bảy":
- Ngày 3 tháng 3 năm 1322, Toà thánh công bố trong Tông thư "Sabbatine Bull". Theo Tông thư này, toàn dân Công giáo tin rằng Đức Trinh Nữ Maria luôn luôn can thiệp đem công đức và sự phù trì đặc biệt của Mẹ mà cứu vớt hết các hội viên Hội Áo Đức Mẹ Carmelô vào một ngày thứ Bảy, ngày đặc biệt dâng kính Mẹ, sau khi họ qua đời.
Vậy muốn hưởng đặc ân "cứu khỏi Luyện ngục thứ Bảy" , khi chết phải:
1. Chết đang khi được ơn nghĩa cùng Chúa, Chết khi đang mang Áo Đức Mẹ.(hoặc đeo ảnh vảy một bên là hình Trái Tim Chúa, bên kia là hình Đức Mẹ, không buộc là Đức Mẹ Carmelo).
2. Giữ đức khiết tịnh tùy bậc mình.( nghĩa là người đi tu không phạm điều răn thứ 6 và thứ 9 trong 10 điều răn, - người độc thân ngoài đời cũng giữ như thế, - người có vợ chồng chỉ giao hợp với nhau để sinh con, không làm những gì trái mục đích ấy, không ngừa thai trái luật GH dạy, phá thai, ngoại tình...).
3. Đã từng đọc kinh Nhật tụng kính Đức Mẹ,
hoặc nếu không đọc được, thì đã giữ chay các ngày Giáo hội dạy, và kiêng thịt các ngày thứ Tư và thứ Bảy, trừ khi gặp lễ Giáng Sinh,
hoặc thay vì đọc kinh Nhật tụng, thay vì giữ chay, thì mỗi ngày đọc một chuỗi 50 kinh Mân côi,
hoặc mỗi ngày đọc 7 kinh Lạy Cha, 7 kinh Kính mừng, và 7 kinh Sáng danh.
----------------------------
5. Tóm lại:
Ai đã được đeo Áo Đức Bà, cần nhớ thực hành như sau:
1/ "Những người mặc Áo này đừng tin rằng dù họ trễ nải và lơ là việc thiêng liêng mà được ơn Cứu rỗi, như thánh Phaolô căn dặn: 'Anh em hãy biết kính giới và run sợ mà gia công lo việc rỗi linh hồn mình' (Pl 2:12)... (Lời Đức GH Piô 12 trên). Và "không ai không có quyền tin tưởng sự hộ giúp đặc biệt của Mẹ trong giờ chết, nếu trong đời sống, họ xa lánh tội lỗi và làm mấy việc đạo đức kính Đức Mẹ" (Lời ĐGH Piô 11 trên)
2/ Làm mấy việc đạo đức kính Đức Mẹ, theo như tu sĩ Dòng Carmelo viết trong web site là: " Áo Đức Bà buộc chúng ta phải sống như những Kitô hữu đích thực theo giáo huấn Phúc Âm, phải nhận lãnh các bí tích, phải chứng tỏ lòng sùng kính đặc biệt của chúng ta dành cho Đức Trinh Nữ. Lòng sùng kính này phải được biểu lộ mỗi ngày, ít là đọc ba kinh Kính Mừng).
3/ Nếu muốn hưởng đặc ân Ngày thứ Bảy như nói trên, cần giữ 3 điều kiện như Tông thư "Sabbatine Bull"
Toà thánh công bố ngày 3 tháng 3 năm 1322 nơi số 4 trên.
4. Kinh Hội Áo Đức Mẹ
(Nên đọc hàng ngày)
Lạy Đức Bà Maria là Quan thày Hội Áo Đức Bà. Chúng con xin dốc lòng vào Hội Áo Đức Bà, và mặc Áo Đức Bà mọi ngày cho đến trọn đời. Khi chúng con phải chước cám dỗ, gặp cơn gian nan hiểm nghèo phần hồn phần xác, thì sẽ cậy Áo Đức Bà phù hộ thêm sức cùng cứu chữa chúng con cho khỏi. Mà đến giờ chết, khi Đức Bà thấy Áo thánh ấy ở nơi mình chúng con, thì xin Đức Bà nhận lấy chúng con làm con cái Đức Bà, và đưa chúng con về Thiên đàng chầu chực Đức Chúa Trời Ba Ngôi, cùng Rất Thánh Đức Bà đời đời chẳng cùng. Amen.
(3 kinh Kính mừng)
V(hoặc: Kinh đọc buổi sáng của người đeo Áo Đức Bà (theo web site Dòng Carmelo).
Lạy Thiên Chúa của con, con xin hợp với Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria (hôn Áo Đức Mẹ) để dâng cho Chúa Máu Thánh châu báu Chúa Giêsu trên các bàn thờ khắp thế giới. Con cũng xin hợp với Máu Thánh Chúa Giêsu để dâng cho Chúa mọi tư tưởng, mọi lời nói, và mọi việc làm của con trong ngày hôm nay.
Lạy Chúa Giêsu, ngày hôm nay, con ước mong được hưởng mọi ân xá mà con có thể được hưởng. Con cũng xin dâng các ân xá ấy cùng với chính mình con cho Mẹ Maria Vô nhiễm để Mẹ làm vinh danh Thánh Tâm Chúa.
Lạy Máu Thánh châu báu Chúa Giêsu, xin cứu chúng con. Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con.
"Mẹ là Mẹ các linh hồn Luyện ngục, Mẹ hằng giúp đỡ, giảm bớt những hình khổ cho chúng".
Điều này rất thích hợp, bởi Mẹ trần gian khi thấy con mình rơi vào đống lửa sẽ cứu ra ngay lập tức.
Đức Mẹ là Mẹ nhân từ bội phần lẽ nào thấy con mình rơi vào lửa Luyện ngục cực khốn khổ, sao lại không cứu giúp. Mẹ thúc giục những con cái còn sống dâng lời cầu nguyện và những việc lành cầu cho các linh hồn, hoặc Đức Mẹ xin Chúa cho các linh hồn Luyện ngục về thế gian xin người sống cứu giúp. Đức Mẹ cũng xuống Luyện ngục để an ủi, giảm bớt hình phạt cho các linh hồn, nhất là những linh hồn mồ côi. Nhiều thánh nhân dạy rằng: Trong các ngày lễ, Đức Mẹ xuống Luyện ngục, và khi Người từ Luyện ngục về trời, Người đem theo nhiều linh hồn về Thiên đàng với Người.
- Những người con yêu của Đức Mẹ khi sống siêng năng và sốt sắng đọc kinh Mân côi tôn kính Mẹ, khi chết Mẹ sẽ cứu khỏi Luyện ngục rất sớm. (Ơn 9 trong 15 ơn Đức Mẹ hứa với thánh Alanô, Dòng thánh Đaminh).
- Một ơn khác Đức Mẹ ban là "Đeo Áo Đức Bà Carmelo" có nguồn gốc như sau:
1. Truyện lạ kể rằng:
Ở tỉnh Perusia ,nước Ý, có một chàng viết giấy và ký tên bằng máu mình, bán linh hồn cho quỉ để nhờ quỉ giúp trả thù một người kia. Khi quỉ đã giúp chàng ta trả thù xong, quỉ đưa chàng đến một khúc sông và bắt phải đâm đầu xuống, để rồi bắt cả hồn và xác hắn ta xuống hỏa ngục.
Anh chàng này không dám tự mình lao xuống nên nhờ quỉ đẩy mình.
Quỉ bảo, nếu muốn quỉ giúp thì chàng ta phải vứt ảnh "Áo Đức Bà" chàng ta đang đeo trên cổ đi.
Biết thế, anh chàng vô phúc này không chịu vứt. Đôi bên giằng co một lúc lâu. Sau cùng quỉ tức mình bỏ đi, coi như mất mồi.
Anh chàng dại dột này thấy Đức Mẹ thương mình, liền tìm vào nhà xứ, thú tội với linh mục, và xin vẽ lại một bức hình để muôn đời ca tụng Đức Mẹ.
(Sách Tháng Đức Bà, nhà xuất bản Hiện in lần 8, 1969, trang 108-112)
- Hội viên Hội Áo Đức Bà được thông công các việc lành của Dòng và Hội Áo Đức Bà Carmelô trên khắp thế giới.
- Nhờ Áo Đức Bà, nhiều kẻ chết sống lại, kẻ mù được sáng, dập tắt lửa đang cháy nhà, nhiều bệnh nhân lành, ngăn cản lụt lội, cứu khỏi chết đuối, cải tà qui chính, nhất là được ơn cứu rỗi.
- Thánh Don Boscô chết năm 1888 vẫn đeo Áo Ðức Bà xuống mồ. Khi thi hài ngài được cải táng 41 năm sau (năm 1929), Áo Ðức Mẹ vẫn còn nguyên vẹn trên ngực ngài, dù các áo của ngài đã mục nát.
- Ngày 13/10/1917 khi hiện ra tại Fatima, Đức Mẹ cũng tỏ hiện như hình ảnh Đức Mẹ Carmelô.
2. Tìm hiểu nguồn gốc về "Áo Đức Bà"?
"Áo Đức Bà" hay Áo Đức Mẹ Carmelô phát xuất từ núi Karmel, là một ngọn núi cao đẹp nằm bên bờ Địa trung hải, không xa làng Nagiaret, nơi Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse sinh sống bao nhiêu. Núi này được Kinh Thánh Cựu ước nói tới 850 năm trước khi Chúa Giáng sinh, Tiên tri Elia đã sống trên núi này, để bảo vệ niềm tin tinh ròng của người Israel chỉ tôn thờ Thiên Chúa Yavê, không thờ thần minh nào khác. Ông đã tế lễ Yavê, cầu xin trời mưa trong thời kỳ hạn hán, mà thần Baal không thể ban cho 450 sư sãi của thần này (sách Các vua 18,20-46).
- Năm 1209, các ẩn sĩ Dothái lập dòng tu tại núi này, gọi là dòng Karmel. Dòng chủ ý tôn sùng Ðức Mẹ và sống đời cầu nguyện chiêm niệm.
- Tới năm 1248 người Hồi giáo (Islam) tới chiếm và tàn phá Dòng, Dòng phải di cư về tỉnh Cambridge, nước Anh.
Thời Thánh Simon Stock làm Bề trên cả của Dòng, đêm ngày cầu nguyện xin Đức Mẹ chỉ cách xây dựng lại nhà Dòng. Sau mấy năm ăn chay cầu nguyện,
- Ngày 16 tháng 7 năm 1251, Đức Mẹ hiện ra, có nhiều thiên thần hầu cận, Đức Mẹ trao cho thánh nhân chiếc áo gồm hai mảnh vải và phán: "Con hãy nhận áo này làm áo riêng Dòng Mẹ, là dấu Mẹ thương Dòng và các con cái ở đây. Đây là áo ban bình an, tượng trưng sự liên kết, che chở khỏi nguy hiểm. Ai chết khi mang áo này thì được thoát khỏi lửa hỏa ngục".
Nhờ ơn Đức Mẹ, Dòng càng ngày càng phát triển, nhiều người xin nhập dòng, nhiều giáo dân xin vào hội Áo Đức Mẹ ngày càng đông.
Thế kỉ 14, sau khi thánh Simon Stock qua đời được 15 năm, một buổi sáng kia, Đức Giáo hoàng Gioan 22, hồi đó Tòa thánh còn ở tại thành Avignon, nước Pháp, khi ngài đang cầu nguyện, Đức Mẹ hiện ra mang Áo Đức Mẹ Carmelô và dạy ngài phải công bố cho hết những ai mang Áo Ðức Mẹ biết: "Nếu những ai là tu sĩ dòng hoặc là người vào hội Áo, bởi tội lỗi mình phải vào Luyện ngục, Mẹ sẽ xuống, như người Mẹ nhân lành, vào ngày thứ Bảy sau khi chúng qua đời để cứu vớt chúng và đem chúng về hưởng phúc muôn đời".
Ngày thứ 7 sau khi qua đời được gọi là "Ðặc ân ngày thứ Bảy" . Đặc ân này đã được nhiều Đức Giáo Hoàng công nhận: - Ðức Alexandre 5 (1409-1410), - Ðức Thánh Piô 5 (1566-1572), - Ðức Grêgôriô 8 (1572-1585), - Ðức Piô 11,
- Ngày 30 tháng 1 năm 1613, trước sự hiện diện của Đức Phaolô 5 (1605-1621), Pháp đình Toà thánh ra sắc lệnh rằng, các tu sĩ dòng Carmelô được truyền giảng "Đặc ân ngày thứ Bảy", và ngày 04-7-1908 được Thánh bộ Ân xá chấp nhận.
(Theo Ðức Phaolô 5, trong sắc dụ ngày tháng nói trên, ngài giải thích: "Toàn dân Kitô hãy sốt sắng tin rằng Rất Thánh Trinh Nữ Maria luôn luôn can thiệp đặc biệt phù trì cứu vớt các hội viên Áo Ðức Mẹ Carmelô vào ngày thứ Bảy, ngày đặc biệt kính Ðức Mẹ. Nếu không đọc được kinh Tiểu nhật khóa thì giữ chay các ngày Giáo Hội quy định và kiêng thịt vào ngày thứ Tư, thứ Bảy, trừ khi gặp lễ Giáng Sinh".)
- Năm 1910 Đức Thánh Piô 10, ban phép đeo ảnh thay Áo Đức Mẹ. Thánh bộ công bố đeo ảnh thay Áo được hưởng mọi ân xá và Đặc ân ngày thứ Bảy, miễn là ảnh đó một bên là ảnh Chúa Giêsu tỏ Trái Tim Người ra. Bên kia là ảnh Đức Mẹ (không cần là Đức Mẹ Carmelô).
- Năm 1922 kỷ niệm 600 năm Đặc ân ngày thứ Bảy, Đức Piô 11 gửi một tông thư cho Bề trên Cả dòng Carmelô về những ân xá và đặc ân ngày thứ Bảy: "Ta khích lệ những người vào hội Áo Đức Mẹ hãy bền vững nhiệt thành giữ những điều chỉ dạy để hưởng những ân xá và Đặc ân ngày thứ Bảy. Vì Đức Mẹ yêu quí những ai yêu mến Mẹ, và không ai không có quyền tin tưởng sự hộ giúp đặc biệt của Mẹ trong giờ chết, nếu trong đời sống, họ xa lánh tội lỗi và làm mấy việc đạo đức kính Mẹ".
- Năm 1950, Đức Piô 12, dịp kỷ niệm 700 năm Đức Mẹ hiện ra với thánh Simon Stock, đã gửi một Tông thư cho Bề trên cả dòng Carmelô cũng nói về Đặc ân ngày thứ Bảy: "Áo Đức Mẹ là dấu hiệu và bảo chứng sự bảo trợ của Mẹ Thiên Chúa. Nhưng những người mặc Áo này đừng tin rằng dù họ trễ nải và lơ là việc thiêng liêng mà được ơn Cứu rỗi, như thánh Phaolô căn dặn: 'Anh em hãy biết kính cẩn và lo sợ mà gắng công lo việc rỗi linh hồn mình' (Pl 2:12)...
Các đan sĩ Carmêlô hay hội viên Hội Áo Đức Mẹ hãy tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Trinh Nữ Maria. Nhờ lời cầu bầu của Mẹ trước toà Chúa, Mẹ sẽ mau chóng mở cửa thiên đàng sớm bao nhiêu có thể cho những con cái Mẹ đang chịu đền tội trong luyện ngục mà khi sống đã cậy trông vào lời hứa Đặc ân ngày thứ Bảy".
3. Xin đeo Áo Đức Bà Carmelo:
Xin đeo Áo và ghi tên vào sổ Hội Áo Đức Mẹ nơi giáo xứ mình
( thường nơi giáo xứ, cộng đoàn có lễ nghi đeo Áo vào lễ kính Đức Mẹ Carmelô ngày 16-7 hàng năm).
Áo Đức Bà chỉ được trao một lần duy nhất, do một vị linh mục hoặc vị được ủy quyền.
(Nghi thức ngắn linh mục trao Áo Đức Bà)
"...Hãy nhận lấy Áo Đức Bà này, là dấu chỉ của sự gắn bó đặc biệt giữa con với Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng mà con nguyện bắt chước. Xin cho Áo Đức Bà nhắc con nhớ phẩm vị người Kitô hữu của mình qua việc phục vụ người khác và bắt chước Mẹ Maria.
Hãy mang Áo Đức Bà này như dấu chỉ được Mẹ che chở và dấu chỉ thuộc về Gia Đình Carmelô, thành tâm thực thi ý Chúa và dấn thân xây dựng thế giới đại đồng, công lý và hòa bình trong kế hoạch của Chúa".
(Sau một thời gian nhận áo, ĐTC Piô 10 ban phép "thay Áo Đức Bà bằng một mẫu ảnh (một mặt có hình Thánh Tâm Chúa Giêsu và mặt kia có hình Đức Mẹ tay cầm áo, hoặc hình Đức Mẹ không cầm áo cũng được).
-----------------------------------
Nghi thức bằng Anh ngữ: Short form of giving the scapular:
"Receive this Scapular, a sign of your special relationship with Mary, the Mother of Jesus, whom you pledge to imitate. May it be a reminder to you of your dignity as a Christian in serving others and imitating Mary. Wear it as a sign of her protection and of belonging to the family of Carmel, voluntarily doing the will of God and devoting yourself to building a world true to his plan of community, justice and peace."
--------------------------------------------------------
4. Điều kiện để được hưởng đặc ân Đức Mẹ cứu khỏi Luyện ngục "Ngày thứ Bảy":
- Ngày 3 tháng 3 năm 1322, Toà thánh công bố trong Tông thư "Sabbatine Bull". Theo Tông thư này, toàn dân Công giáo tin rằng Đức Trinh Nữ Maria luôn luôn can thiệp đem công đức và sự phù trì đặc biệt của Mẹ mà cứu vớt hết các hội viên Hội Áo Đức Mẹ Carmelô vào một ngày thứ Bảy, ngày đặc biệt dâng kính Mẹ, sau khi họ qua đời.
Vậy muốn hưởng đặc ân "cứu khỏi Luyện ngục thứ Bảy" , khi chết phải:
1. Chết đang khi được ơn nghĩa cùng Chúa, Chết khi đang mang Áo Đức Mẹ.(hoặc đeo ảnh vảy một bên là hình Trái Tim Chúa, bên kia là hình Đức Mẹ, không buộc là Đức Mẹ Carmelo).
2. Giữ đức khiết tịnh tùy bậc mình.( nghĩa là người đi tu không phạm điều răn thứ 6 và thứ 9 trong 10 điều răn, - người độc thân ngoài đời cũng giữ như thế, - người có vợ chồng chỉ giao hợp với nhau để sinh con, không làm những gì trái mục đích ấy, không ngừa thai trái luật GH dạy, phá thai, ngoại tình...).
3. Đã từng đọc kinh Nhật tụng kính Đức Mẹ,
hoặc nếu không đọc được, thì đã giữ chay các ngày Giáo hội dạy, và kiêng thịt các ngày thứ Tư và thứ Bảy, trừ khi gặp lễ Giáng Sinh,
hoặc thay vì đọc kinh Nhật tụng, thay vì giữ chay, thì mỗi ngày đọc một chuỗi 50 kinh Mân côi,
hoặc mỗi ngày đọc 7 kinh Lạy Cha, 7 kinh Kính mừng, và 7 kinh Sáng danh.
----------------------------
5. Tóm lại:
Ai đã được đeo Áo Đức Bà, cần nhớ thực hành như sau:
1/ "Những người mặc Áo này đừng tin rằng dù họ trễ nải và lơ là việc thiêng liêng mà được ơn Cứu rỗi, như thánh Phaolô căn dặn: 'Anh em hãy biết kính giới và run sợ mà gia công lo việc rỗi linh hồn mình' (Pl 2:12)... (Lời Đức GH Piô 12 trên). Và "không ai không có quyền tin tưởng sự hộ giúp đặc biệt của Mẹ trong giờ chết, nếu trong đời sống, họ xa lánh tội lỗi và làm mấy việc đạo đức kính Đức Mẹ" (Lời ĐGH Piô 11 trên)
2/ Làm mấy việc đạo đức kính Đức Mẹ, theo như tu sĩ Dòng Carmelo viết trong web site là: " Áo Đức Bà buộc chúng ta phải sống như những Kitô hữu đích thực theo giáo huấn Phúc Âm, phải nhận lãnh các bí tích, phải chứng tỏ lòng sùng kính đặc biệt của chúng ta dành cho Đức Trinh Nữ. Lòng sùng kính này phải được biểu lộ mỗi ngày, ít là đọc ba kinh Kính Mừng).
3/ Nếu muốn hưởng đặc ân Ngày thứ Bảy như nói trên, cần giữ 3 điều kiện như Tông thư "Sabbatine Bull"
Toà thánh công bố ngày 3 tháng 3 năm 1322 nơi số 4 trên.
4. Kinh Hội Áo Đức Mẹ
(Nên đọc hàng ngày)
Lạy Đức Bà Maria là Quan thày Hội Áo Đức Bà. Chúng con xin dốc lòng vào Hội Áo Đức Bà, và mặc Áo Đức Bà mọi ngày cho đến trọn đời. Khi chúng con phải chước cám dỗ, gặp cơn gian nan hiểm nghèo phần hồn phần xác, thì sẽ cậy Áo Đức Bà phù hộ thêm sức cùng cứu chữa chúng con cho khỏi. Mà đến giờ chết, khi Đức Bà thấy Áo thánh ấy ở nơi mình chúng con, thì xin Đức Bà nhận lấy chúng con làm con cái Đức Bà, và đưa chúng con về Thiên đàng chầu chực Đức Chúa Trời Ba Ngôi, cùng Rất Thánh Đức Bà đời đời chẳng cùng. Amen.
(3 kinh Kính mừng)
V(hoặc: Kinh đọc buổi sáng của người đeo Áo Đức Bà (theo web site Dòng Carmelo).
Lạy Thiên Chúa của con, con xin hợp với Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria (hôn Áo Đức Mẹ) để dâng cho Chúa Máu Thánh châu báu Chúa Giêsu trên các bàn thờ khắp thế giới. Con cũng xin hợp với Máu Thánh Chúa Giêsu để dâng cho Chúa mọi tư tưởng, mọi lời nói, và mọi việc làm của con trong ngày hôm nay.
Lạy Chúa Giêsu, ngày hôm nay, con ước mong được hưởng mọi ân xá mà con có thể được hưởng. Con cũng xin dâng các ân xá ấy cùng với chính mình con cho Mẹ Maria Vô nhiễm để Mẹ làm vinh danh Thánh Tâm Chúa.
Lạy Máu Thánh châu báu Chúa Giêsu, xin cứu chúng con. Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con.
NHỮNG PHƯƠNG THẾ TRÁNH LUYỆN NGỤC LÂU DÀI
4. VÂNG THEO Ý CHÚA ĐÌNH ĐOẠT MỌI SỰ, KỂ CẢ SỰ CHẾT
(Theo G.B. Saint-Jure, S.J. Tin Cậy Chúa Quan Phòng trang 70-73).
"Chúng ta còn phải đem sự tuân theo Thánh Ý Chúa vào việc nhận lấy cái chết của chúng ta nữa. Chúng ta sẽ chết, đó là một quyết định không có thể kháng cự được. Chúng ta sẽ chết vào ngày giờ và bằng thứ chết mà Chúa sẽ muốn. Chính cái chết đó Người đã định cho ta phải vui nhận, bởi đó là cái chết Chúa đã xét là hợp với sự vinh quang của Người nhất. Một hôm bà thánh Gertruđê trèo đồi, trượt chân, lăn xuống một thung lịng. Chỗi dậy an lành, bà lại trèo đồi và nói: "Lạy Chúa đáng mến, thực là một phúc lớn cho con, nếu cái ngã vừa rồi đã giúp con một phương tiện tiến đến Chúa sớm hơn". Các chị em đứng chung quanh hỏi: "Lúc đó bà không sợ chết mà không được chịu các phép sau hết sao?". "Ồ, bà thánh trả lời, thực tôi ao ước hết lòng được chịu các Bí tích trong giờ sau hết nhưng tôi còn yêu mến thánh Ý Chúa hơn. Tôi tin chắc rằng sự dọn mình chết tốt nhất và chắc chắn nhất để chết lành là tuân phục Ý Chúa muốn. Cho nên cái chết Chúa muốn cho tôi qua để về cùng Ngài là cái chết tôi mong ước và tôi tin rằng: được sửa soạn như thế, thì dù chết cách nào, sự thương xót của Chúa cũng đến giúp tôi".
Hơn nữa, nhiều nhà tu đạo học nổi danh đã cùng thánh Louis de Blois dạy rằng: Ai trong lúc sắp chết làm một việc tuân theo Ý Chúa hoàn toàn, thì sẽ được giải thoát không những khỏi Hỏa ngục, mà còn khỏi cả Luyện ngục nữa, dù một mình người đó đã phạm hết mọi tội của cả thế gian. Thánh Anphongsô nói thêm: "Lý do là vì, kẻ nhận lấy cái chết một cách nhìn nhục hoàn toàn, thì được công nghiệp giống như công nghiệp các thánh tử đạo là những vị đã tự hiến mạng sống mình vì Chúa Giêsu. Hơn nữa, người đó chết vui vẻ và thỏa mãn, dù ở giữa những đau đớn mãnh liệt nhất".
5. THỰC THI ĐỨC BÁC ÁI
Trong Phúc Âm Chúa Giêsu đã phán với người phụ nữ sám hối rằng: "Chị này nhiều tội nhưng đã được tha thứ cả, bởi chị yêu mến nhiều" (Lc 7, 47). Chúa còn khuyên nhủ "Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền bạc, họ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu" (Lc 16,9). Cụ Tobia trong Cựu Ước cũng khuyên con mình như sau: "Con hãy lấy của con có mà làm phúc, đừng ngoảnh mặt đi trước kẻ nghèo nào. Và nhan Thiên Chúa cũng không ngoảnh đi với con. Có của bao nhiêu, tùy theo số lượng, con hãy lấy mà bố thí. Quả đó là kho tàng con cất cho mình vào ngày túng quỞn chật vật. BỞI chưng việc bố thí giựt khỏi sự chết và không để lâm phải tối tăm. Quả thế, bố thí là lễ tế tốt đối với mọi kẻ lo (bố thí) trước nhan Thượng đế" (Tb 4,7-11- Bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn).
* Thánh Phêrô Đamianô đã thuật lại trong sách của người truyện này:
Ở thành Rôma có một ông chúa tên là Gioan Patrixi đã qua đời. Cuộc sống của ông, tuy là một người Công giáo, được coi như một người giầu có, khác xa với Thầy Chí Thánh là Chúa Kitô nghèo khó, đau khổ, đội mạo gai, chịu đánh đòn. Tuy nhiên ông ta rất có lòng bác ái thương người nghèo, có khi ông cho cả áo choàng của mình để che thân họ. Ít ngày sau khi ông qua đời, một linh mục thánh thiện, khi đang cầu nguyện, được ơn ngất trí, thấy mình được đưa đến đại thánh đường thánh nữ Cecilia, một trong những thánh đường nổi tiếng ở Rôma. Linh mục thánh thiện này trông thấy vô số thánh nữ đồng trinh từ trời xuống, thánh Cecilia, thánh Anê, thánh Agata và các vị thánh khác vây quanh cỗ kiệu lộng lẫy Đức Nữ Đồng Trinh Maria đang ngự, có các thiên thần và linh hồn hạnh phúc bao quanh.
Vào lúc đó, một người phụ nữ nghèo khó, mặc áo rách rưới, nhưng lại khoác áo choàng lông đắt giá trên vai bà. Bà nghèo này qùi khiêm tốn trước nhan thánh Đức Mẹ, tay chắp, mắt tràn đầy dòng lệ, thân thưa với niềm vui: "Lạy Mẹ Tình thương, nhân danh lòng tốt lành vô biên của Mẹ, con xin Mẹ thương xót người bất hạnh là Gioan Patrixi vừa mới chết, và bây giờ đang chịu cực hình Luyện ngục". Ba lần, người phụ nữ nghèo đều cầu nguyện một lời như nhau, mỗi lần một sốt sắng hơn, nhưng vẫn không được Đức Mẹ trả lời. Bà ta lại van xin: "Lạy Mẹ là Nữ vương rất hay thương xót, Mẹ quá biết, con là kẻ ăn xin ngồi ở cửa đền thánh, xin của bố thí vào mùa đông rét buốt, con không có áo che thân, mà chỉ có manh dẻ rách. Con run rẩy bởi giá lạnh. Thế nhưng khi con xin ông Gioan nhân Danh Mẹ, ông đã đưa áo choàng lông đắt giá đang mặc cho con, không kể gì đến bản thân mình. Ông đã làm việc bác ái anh hùng đó, lại không đáng được Mẹ, Ôi Maria, ban cho chút ân xá sao?". Nghe thế, Đức Nữ vương động lòng thương xót, âu yếm cúi xuống trên người phụ nữ đáng thương đang kêu van nói rằng: "Người mà con đang cầu xin cho đã phải luận phạt một thời gian lâu, với những đau khổ dữ dằn để đền những tội vô số của ông ta, nhưng bởi ông ta có hai nhân đức nổi bật là lòng thương kẻ nghèo khó và lòng tôn sùng các bàn thờ Mẹ, Mẹ sẽ xuống cứu vớt ông ta". Sau những lời này, cả đoàn thánh nhân lộ vẻ vui mừng biết ơn Mẹ Tình Thương. Ông Patrixi được dẫn đến: thân hình xanh xao, hình thù ghê gớm, mang đầy xiềng xích, nhiều vết thương sâu hoắm. Đức Nữ Vương nhìn ông ta một lúc với dạ cảm thương, rồi Người ra lệnh tháo xiềng, mặc cho ông áo vinh quang, cho ông được tham dự vào đám đông đang vây quanh Mẹ. Lệnh được thi hành lập tức và chấm dứt cuộc ngất trí.
Vị linh mục thánh thiện này từ đó đã không ngớt ca tụng Tình Thương Vô biên của Mẹ Maria là Nữ Vương Thương xót. đối với các linh hồn khốn khổ trong Luyện ngục, nhất là những linh hồn đã chân thành tôn kính phụng sự Người, và những ai đã biết thương xót bác ái với những người nghèo khó (Purgatory p. 379-381).
(Theo G.B. Saint-Jure, S.J. Tin Cậy Chúa Quan Phòng trang 70-73).
"Chúng ta còn phải đem sự tuân theo Thánh Ý Chúa vào việc nhận lấy cái chết của chúng ta nữa. Chúng ta sẽ chết, đó là một quyết định không có thể kháng cự được. Chúng ta sẽ chết vào ngày giờ và bằng thứ chết mà Chúa sẽ muốn. Chính cái chết đó Người đã định cho ta phải vui nhận, bởi đó là cái chết Chúa đã xét là hợp với sự vinh quang của Người nhất. Một hôm bà thánh Gertruđê trèo đồi, trượt chân, lăn xuống một thung lịng. Chỗi dậy an lành, bà lại trèo đồi và nói: "Lạy Chúa đáng mến, thực là một phúc lớn cho con, nếu cái ngã vừa rồi đã giúp con một phương tiện tiến đến Chúa sớm hơn". Các chị em đứng chung quanh hỏi: "Lúc đó bà không sợ chết mà không được chịu các phép sau hết sao?". "Ồ, bà thánh trả lời, thực tôi ao ước hết lòng được chịu các Bí tích trong giờ sau hết nhưng tôi còn yêu mến thánh Ý Chúa hơn. Tôi tin chắc rằng sự dọn mình chết tốt nhất và chắc chắn nhất để chết lành là tuân phục Ý Chúa muốn. Cho nên cái chết Chúa muốn cho tôi qua để về cùng Ngài là cái chết tôi mong ước và tôi tin rằng: được sửa soạn như thế, thì dù chết cách nào, sự thương xót của Chúa cũng đến giúp tôi".
Hơn nữa, nhiều nhà tu đạo học nổi danh đã cùng thánh Louis de Blois dạy rằng: Ai trong lúc sắp chết làm một việc tuân theo Ý Chúa hoàn toàn, thì sẽ được giải thoát không những khỏi Hỏa ngục, mà còn khỏi cả Luyện ngục nữa, dù một mình người đó đã phạm hết mọi tội của cả thế gian. Thánh Anphongsô nói thêm: "Lý do là vì, kẻ nhận lấy cái chết một cách nhìn nhục hoàn toàn, thì được công nghiệp giống như công nghiệp các thánh tử đạo là những vị đã tự hiến mạng sống mình vì Chúa Giêsu. Hơn nữa, người đó chết vui vẻ và thỏa mãn, dù ở giữa những đau đớn mãnh liệt nhất".
5. THỰC THI ĐỨC BÁC ÁI
Trong Phúc Âm Chúa Giêsu đã phán với người phụ nữ sám hối rằng: "Chị này nhiều tội nhưng đã được tha thứ cả, bởi chị yêu mến nhiều" (Lc 7, 47). Chúa còn khuyên nhủ "Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền bạc, họ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu" (Lc 16,9). Cụ Tobia trong Cựu Ước cũng khuyên con mình như sau: "Con hãy lấy của con có mà làm phúc, đừng ngoảnh mặt đi trước kẻ nghèo nào. Và nhan Thiên Chúa cũng không ngoảnh đi với con. Có của bao nhiêu, tùy theo số lượng, con hãy lấy mà bố thí. Quả đó là kho tàng con cất cho mình vào ngày túng quỞn chật vật. BỞI chưng việc bố thí giựt khỏi sự chết và không để lâm phải tối tăm. Quả thế, bố thí là lễ tế tốt đối với mọi kẻ lo (bố thí) trước nhan Thượng đế" (Tb 4,7-11- Bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn).
* Thánh Phêrô Đamianô đã thuật lại trong sách của người truyện này:
Ở thành Rôma có một ông chúa tên là Gioan Patrixi đã qua đời. Cuộc sống của ông, tuy là một người Công giáo, được coi như một người giầu có, khác xa với Thầy Chí Thánh là Chúa Kitô nghèo khó, đau khổ, đội mạo gai, chịu đánh đòn. Tuy nhiên ông ta rất có lòng bác ái thương người nghèo, có khi ông cho cả áo choàng của mình để che thân họ. Ít ngày sau khi ông qua đời, một linh mục thánh thiện, khi đang cầu nguyện, được ơn ngất trí, thấy mình được đưa đến đại thánh đường thánh nữ Cecilia, một trong những thánh đường nổi tiếng ở Rôma. Linh mục thánh thiện này trông thấy vô số thánh nữ đồng trinh từ trời xuống, thánh Cecilia, thánh Anê, thánh Agata và các vị thánh khác vây quanh cỗ kiệu lộng lẫy Đức Nữ Đồng Trinh Maria đang ngự, có các thiên thần và linh hồn hạnh phúc bao quanh.
Vào lúc đó, một người phụ nữ nghèo khó, mặc áo rách rưới, nhưng lại khoác áo choàng lông đắt giá trên vai bà. Bà nghèo này qùi khiêm tốn trước nhan thánh Đức Mẹ, tay chắp, mắt tràn đầy dòng lệ, thân thưa với niềm vui: "Lạy Mẹ Tình thương, nhân danh lòng tốt lành vô biên của Mẹ, con xin Mẹ thương xót người bất hạnh là Gioan Patrixi vừa mới chết, và bây giờ đang chịu cực hình Luyện ngục". Ba lần, người phụ nữ nghèo đều cầu nguyện một lời như nhau, mỗi lần một sốt sắng hơn, nhưng vẫn không được Đức Mẹ trả lời. Bà ta lại van xin: "Lạy Mẹ là Nữ vương rất hay thương xót, Mẹ quá biết, con là kẻ ăn xin ngồi ở cửa đền thánh, xin của bố thí vào mùa đông rét buốt, con không có áo che thân, mà chỉ có manh dẻ rách. Con run rẩy bởi giá lạnh. Thế nhưng khi con xin ông Gioan nhân Danh Mẹ, ông đã đưa áo choàng lông đắt giá đang mặc cho con, không kể gì đến bản thân mình. Ông đã làm việc bác ái anh hùng đó, lại không đáng được Mẹ, Ôi Maria, ban cho chút ân xá sao?". Nghe thế, Đức Nữ vương động lòng thương xót, âu yếm cúi xuống trên người phụ nữ đáng thương đang kêu van nói rằng: "Người mà con đang cầu xin cho đã phải luận phạt một thời gian lâu, với những đau khổ dữ dằn để đền những tội vô số của ông ta, nhưng bởi ông ta có hai nhân đức nổi bật là lòng thương kẻ nghèo khó và lòng tôn sùng các bàn thờ Mẹ, Mẹ sẽ xuống cứu vớt ông ta". Sau những lời này, cả đoàn thánh nhân lộ vẻ vui mừng biết ơn Mẹ Tình Thương. Ông Patrixi được dẫn đến: thân hình xanh xao, hình thù ghê gớm, mang đầy xiềng xích, nhiều vết thương sâu hoắm. Đức Nữ Vương nhìn ông ta một lúc với dạ cảm thương, rồi Người ra lệnh tháo xiềng, mặc cho ông áo vinh quang, cho ông được tham dự vào đám đông đang vây quanh Mẹ. Lệnh được thi hành lập tức và chấm dứt cuộc ngất trí.
Vị linh mục thánh thiện này từ đó đã không ngớt ca tụng Tình Thương Vô biên của Mẹ Maria là Nữ Vương Thương xót. đối với các linh hồn khốn khổ trong Luyện ngục, nhất là những linh hồn đã chân thành tôn kính phụng sự Người, và những ai đã biết thương xót bác ái với những người nghèo khó (Purgatory p. 379-381).
Blog Archive
Labels
- Archangles (4)
- Breviary (44)
- CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG (15)
- Dụ ngôn của Chúa (1)
- Film về Chúa (1)
- Hong An Thien Chua (13)
- Jesus Christ (9)
- linh hồn nơi luyện ngục (72)
- Lời chứng (42)
- Lyrics (1)
- Message (39)
- Mother of God (13)
- Nhà thờ (1)
- Niềm Tin Minh Hoạ (6)
- Phép lạ (21)
- Rosary (18)
- Saints (8)
- Songs (4)
- Thánh địa (1)
- The meaning (2)
- Tiên tri (1)
- Tiếng thì thầm (1)
- Truyện hay (8)