Pages

1/8/09

Bảy Lời Cuối Cùng Của Chúa Giêsu

Lời Một
“Đức Giêsu cầu nguyện rằng: Lạy Cha, xin Cha tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Luca 23,34).


Chịu khổ hình thập gía, Chúa Giêsu đã đem lại cho con người ơn hoà giải với Thiên Chúa, “ Đấng đã cho Con của Người phải chết mà cho chúng ta được hoà giải với Người” (Roma 5,10).
“Thật vậy, trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người, Người không còn chấp tội nhân loại nữa” (2 Corinto 5,19).

Chúa Giêsu đã thực hiện đều đó bằng cách: “Chính Ngài đã mang vào thân thể tội lỗi của chúng ta, mà đưa lên cây thập gía “ (1 Phero 2,24).

Lời Chúa Giêsu xin Cha tha thứ là LỜI XÁ GIẢI tòan diện cho toàn thể nhân loại, cho mỗi chúng ta (x 1Gioan 2, 2), chứ không chỉ dành cho những người hành hình Chúa trên đồi Calvê hôm ấy. Chúa Giêsu Kitô phục sinh trao cho Giáo hội quyền ban ơn xá giải cho mọi người mọi thời, trong chương trình cưu độ của Thiên Chúa (x Gioan 20, 22-23).

Tuy nhiên, Chúa Giêsu nhắc bảo chúng ta hai điều kiện cần thiết để nhận dược ơn tha thứ, đó là khiêm nhượng nhận biết mình thân phận tội nhân (xLuca 18, 13-14; 1 Gioan 1, 9), và tha thứ cho anh em (x Matheu 6,15), tha thật lòng (x Matheu 18,35), tha luôn mãi (x Matheu 18,22), tha như Chúa tha (Matheu 18,33; Colose 3,13).

Hơn nữa, khi lãnh nhận bí tích Hoà giải, không nên chỉ dừng lại nơi thừa tác trung gian, nhưng hãy tìm đến tận nguồn là lòng thương xót của Thiên Chúa (x Roma 5,8), để tiếp nhận hiệu lực bởi chính LỜI XÁ GIẢI của Chúa Giêsu ban ơn tha thứ, thanh tẩy chúng ta nhờ Bửu Huyết của Ngài (x Colose 1,20; Epheso 1,7).

Tiếp nhận cho mình lời xá giải của Chúa Giêsu là tiếp nhận ơn tha thứ với lòng tri ân cảm mến vô hạn về tình yêu cứu độ của Thiên Chúa Cha được thực hiện qua Chúa Giêsu “ Đấng đã yêu tôi và nộp mình vì tôi (Galata 2,20). Trong Chúa Giêsu chịu hiến tế, Thiên Chúa Cha đã trao ban tất cả cho chúng ta (x Roma 8,32).

Hồng ân tha thứ còn mang một chiều kích vũ hoàn bao quát, vì : “Nhờ Máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu chuộc, được tha thứ tội lỗi , theo lượng ân sủng rất phong phú của Người… là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kito” (Epheso 1,7.10). “ Cho đến bây giờ, muôn loài thụ tạo cùng RÊN XIẾT và quằn quại như săp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng RÊN XIẾT trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa. Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong…Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn…Chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng RÊN XIẾT khôn tả” (Roma 8,22-26).

Ơn tha thứ qua các bí tích Thánh tẩy và Hoà giải đều được in dấu Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (x Matheu 28,19; Colose 1,22).

“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô Chúá chúng ta. Ngươi là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẳn sàng nâng đỡ ủi an… Vì cũng như chúng ta chia sẽ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Kitô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi” (2 Corinto 1, 3-5).
Lời Hai
“Đức Giêsu nói với anh ta: Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (Luca 23, 43).

Thật lạ lùng và quá ngỡ ngàng lòng Chúa xót thương và hiệu quả của ơn tha thứ trọn ven. Quả thật, tình yêu Thiên Chúa thắng tội lỗi và sự chết là như vậy. “Ở đâu tội lỗi ngập tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Roma 5, 20).

Chính Chúa Giêsu đã thực hiện điều Ngài loan báo: “Con Người đến để tìm, cứu những gì đã hư mất” (Luca 19,10). Ngài đến là để cứu các tội nhân (x Matheu 9,13; 1 Timothe 1,15), và cũng vì thế, Ngài được mang danh là Giêsu (x Matheu 1, 21). Được Ngài cứu độ là được hiệp thông với Ngài trong ân sủng.

Mọi người được mời gọi thật lòng khiêm tốn để nhận hiệu quả của hồng ân tha thứ tội khiên (x Luca 18,13), do tình yêu lạ lùng của Thiên Chúa, “Đấng đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được tha thứ tội lỗi “ (Colose 1, 13-14).

Lòng thương xót của Chúa vô biên vô tận, tim con nhỏ bé nhưng hãy còn vơi! Thật như thế, vì chúng ta chỉ tiếp nhận được lòng thương xót của Chúa với một trái tim biết xót thương. Bởi đó Chúa Giêsu đã không ngần ngại dạy chúng ta sống Phúc lòng thương xót, và hơn nữa: “Hãy thương xót như Cha trên trời là Đấng thương xót” (Luca 6,36).

“Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới. Xin tôn vinh Người trong Hội thánh và nơi Đức Kito Giêsu đến muôn thuở muôn đời. Amen“ (Epheso 3,20-21).

Vậy hạnh phúc vĩnh cửu của chúng ta là “trở nên lời ngợi ca, chúc tụng THIÊN CHÚA CHA, trong ĐỨC KITÔ, về muôn vàn ơn phúc của THÁNH THẦN“ (Epheso 1, 3-14).

“Tôi cùng chịu đóng đinh với Dức Kitô vào thập gía. Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi. Tôi không làm cho ân huệ của Thiên Chúa ra vô hiệu “ (Galata 2, 19-21).
Lời Ba
“Đức Giêsu nói với Thân Mẫu rằng: thưa Bà, đây là con của Bà. Rồi Người nói với môn đệ: đây là Mẹ của anh” (Gioan 19, 26-27).

Qua người môn đệ Gioan, Chúa Giêsu đã trao tất cả chúng ta cho Mẹ Maria, và trối Mẹ cho mỗi người chúng ta. Một lời trối phú chính thức và long trọng, có hiệu lực cụ thể. Chuá Giêsu cũng chia sẽ với chúng ta tình thảo hiếu của Ngài đối với Me,
cũng như trao tặng cho tất cả chúng ta tình hiền mẫu của Mẹ.
Mẹ Maria đã đón nhận và đã hết tình thực hiện lời trăn trối này đối với mỗi chúng ta. Tiên vàn Mẹ dẫn đưa chúng ta đến cùng Chúa Giêsu để đón nhận ơn cứu chuộc và được thanh tẩy trong Máu thánh của Ngài. Mẹ cũng giúp chúng ta được cùng với Mẹ tham dự cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa Giêsu. Như thế, chúng ta cảm nhận được, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, chúng ta được phúc thuộc trọn về Me: “Totus Tuus”, Tất cả con thuộc về Mẹ. Điều quan trong là nhận thức và sống sự thuộc về nầy. Từ đó, chúng ta có thể sống cho Chúa nhờ Mẹ, với Mẹ và trong Mẹ.

Mẹ sẽ giúp ta sống theo gương Mẹ, với tâm hồn luôn khiêm hạ sẵn sàng, xin vâng và ca ngợi Chúa (x Luca 1, 38.46--55), yêu mến can trường (x Gioan 19, 25-27), âm thầm cầu nguyện (x Luca 2, 19.51; Công vụ 1, 14), tận tình yêu thương phục vụ (x Luca 1, 56; Gioan 2,3). Và cho cuộc sống, Mẹ căn dặn chúng ta chỉ một đều cần: “Hãy thi hành điều Chúa Giêsu dạy bảo” (Gioan 2, 5). Lời Mẹ dạy là âm vang của tiếng Chúa Cha truyền dạy chúng ta: “Hãy nghe lời Người Con Ta yêu dấu” (Matheu 17,5).

Thiết tưởng cũng nên ghi nhận về thời điểm và khung cảnh của Lời Trối này, ấy là vào giờ cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu. Do đó chúng ta cảm nhận được thấm thía hơn tình yêu củả Chúa Giêsu, và tâm tình của Mẹ Maria. Chắc chắn chúng ta cũng sẽ nhận ra mình có dự phần liên hệ trong biến cố nầy. Xin được hiệp thông với nỗi niềm của Mẹ Maria, để từ đó được lòng sám hối sâu xa cho bản thân, tâm tình xót thương quảng đại với mọi người, cũng như lòng cậy trông và niềm tri ân cảm mến vô hạn đối với Chúa Giêsu và Mẹ Maria.

“Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhan hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại…Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối giây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giêsu và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha” (Colose 3,12.14.17).
Lời Bốn

“Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: Eli. Eli, lemasabacthani, nghĩa là: Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con? “ (Matheu 27, 46; x Marco 15,34).
Từ trong Vườn Getsêmani, “Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến, Người nói với các môn đệ: tâm hồn Thầy buồn đến chết được“ (Marco 14, 33-34). Và Ngài cầu nguyện với Chúa Cha: “Abba, Cha ơi! Cha làm được mọi sự, xin cất chén nầy xa con. Nhưng xin đừng làm đều con muốn, mà làm đều Cha muốn” (Marco 14,36). Thánh sử Mathêu còn nêu lên sự tha thiết : “Chúa Giêsu sấp mặt xuống đất, cầu nguyện đến 3 lần như thế “ (Matheu 26, 39.44).

Giờ đây, trong cơn hấp hối trên thập gía, Người đã phải thốt lên tiếng kêu kinh hoàng gây kinh ngạc nầy. Làm sao Con Một chí ái củả Thiên Chúa Cha (x Matheu 3,17; 17,4) lại có thể rơi vào tình trạng như thế? Biển khổ đau cay đắng này là do con người tạo nên, bởi vì bản chất tội lỗi là khước từ, xa lìa Thiên Chúa, để chuốc lấy “buồn sầu, đau khổ và cuối cùng là sự chết” (x Roma 2, 9; 6,23).

Chúa Giêsu, Đấng đã được sai đến dể xoá tội trần gian (x Gioan 1,29), đã chấp nhận gánh lấy tội con người, với tất cả sự đắng cay sầu buồn của nó. Có thể nói, Đức Giêsu khi Nhập thể đã trở thành xác phàm, nhưng đến để cứu chuộc con người, Ngài đã chấp nhận “trở thành tội” vì chúng ta. Chẳng thế mà Kinh thánh đã quả quyết: ”Đấng đã chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2Corinto 5, 21). Đây là sự “tự huỷ” (kenosis) tột cùng của Chúa Giêsu (x Philiphê 2, 7-8). Cao điểm của đau khổ đã trở thành tột đỉnh của tình yêu.

Thật thế, tình yêu vô hạn của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu đã hoà nhập vào biển cả khổ đau do con người tạo nên, để Ngài gieo vào đó hồng ân tha thứ và ơn giao hoà vơi Thiên Chúa Cha. Bởi vậy, lời than thở củả Chúa Giêsu không phải là một lời than trách, nhưng nói lên thực trạng con người đa gây nên, mà Chúa Giêsu, vì yêu thương, đã gánh lấy để đền thay cho chúng ta. Vậy lời than thở này biểu hiện một sự gắn bó triệt để, bằng mọigía vào tình yêu củả Thiên Chúa Cha. Nhờ vậy, một con đường dược mở ra cho con người tội lỗi quay về với Thiên Chúa là Cha đang mong đợi (x Luca 15,11-32). Tâm tình con người có tội là phải ý thức thực trạng mình bất xứng, đáng luận phạt (x Epheso 2, 3), bởi vì mối tình con đã tan vỡ, đã bị đánh mất. Sám hối cần thiết vì nhận biết mình “Không còn đáng được gọi là con Cha nữa” (Luca 15,19), nhưng nhất là thật lòng tin vào Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ (x Galata 2, 20). Quả vậy, chính nhờ Chúa Giêsu, Người Con chí ái của Cha, con người được phúc đến với Cha dể nhận lại mối tình Cha luôn nguyên vẹn tròn đầy (x Luca 15, 11-24); mối tình Cha bao la mà con người được mời gọi cảm nghiêm (x 1 Gioan 3, 1).

Hơn nữa, nhờ cuộc Thương khó của Chúa Giêsu mà các khổ đau của con người cũng được cứu chuộc, để từ nay, mọi đau khổ của con người, nhờ hiệp thông với cuộc khổ nạn hồng phúc của Chúa Giêsu (x 2Timothe 2, 11-12) có được gía trị cứu độ cho đời sống vĩnh cửu (x Roma 5, 3-5; 8, 30; colose 2, 24; Khải huyền 7, 14).

Bởi vậy, Chúa Giêsu khổ nạn và phục sinh đã trở thành niềm tin độc nhất (x Galata 2,20), niềm hy vọng vinh quang cho chúng ta (x Colose 3, 4), và là nguồn phát xuất tình mến, để được ở lại trong tình Chúa va thể hiện tình bác ái huynh đệ (x 1Gioan 3,16; Epheso 5,2), cách riêng với những người dau kho, bị bỏ rơi, đặc biệt những cuộc đời khốn khổ vì thiếu vắng Thiên Chúa.
Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu được gọi là hồng phúc, vì đó là kế hoạch của Thiên Chúa tình yêu (x 1 Gioan 4, 8. 16), với sự đồng tình của cả Ba Ngôi: do tình yêu của Chúa Cha (x Roma 8,32), Chúa Con (x Epheso 5,2), và Chúa Thánh Thần (x Do thái 9, 14).

“Như thế, chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập gía, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa.Anh em hãy tưởng nhớ Đấng đã cam chịu để cho những người tội lỗi chống đối mình như thế, để anh em không sờn lòng nản chí” (Do thái 12, 1-3).
Lời Năm
“Đức Giêsu nói : Ta khát !” (Gioan 19,28).


Tự hiến vì yêu thương, Đức Giiêsu cam chịu bao nhiêu khổ hình, đã kiệt sức vì khát,nhưng cái khát dày vò tâm hồn Ngài, chính là khát vọng cứu rỗi các linh hồn. Vì mục đích dó mà Ngài đã phải trả gía rất đắt (1 Phero 1,19; 1Corinto 6,20), bằng việc hy sinh mạng sống của Ngài. Thế nhưng con ngươi sẽ đáp lại như thế nào? Lời Đức Giêsu vang lên trên thập gía, vọng tới con người là để con người nhận ra và đáp lại cơn khát tình yêu cưu độ của Thiên Chúa.

Thánh Gregoriô Nazian nói: “Thiên Chúa khát mong chúng ta khát vọng Ngài”,Chính Đưc Giêsu là điểm liên kết và là hiện thân của hai khát vọng này.

Để đáp lại khát vọng của Chúa Giêsu, trước hết là tiếp nhận tình yêu của Ngài, và hơn nữa, cùng với Ngài chia sẽ khát vọng tham gia cứu rỗi các linh hồn

Mẹ Maria đầu tiên đã ghi nhận tiếng kêu KHÁT này của Chúa Giêsu, và Mẹ đã đáp ứng cách trọn vẹn qua sú vụ Đồng Công Cứu Chuộc của Mẹ. Đó cũng là sứ vụ của Hội Thánh, được định nghĩa là Nhiệm tích cứu độ, tức là dấu chỉ vừà là khí cụ hiệp nhất thân tình với Thiên Chúa và của toàn thể nhân loại (x Anh sáng muôn dân, số 1). Sứ vụ nầy cũng được bao gồm trong mọi ơn gọi kitô hữu.

Các môn đệ của Chúa, tiêu biểu là Thánh Phaolô, đã có một tâm hồn nồng cháy vì nhiệt tình cứu rỗi các linh hồn. Thánh Tông đồ đã tuyên bố : “Khốn cho tôi nếu không rao giảng Tin mừng” (1 Corinto 9,16), và ngài đã chấp nhận hy sinh tất cả vì đoàn chiên.

Các Thánh, với cuộc sống đa dạng muôn vẻ, nhưng cùng chung một điểm nổi bật, là thao thức lo cho phần rỗi các linh hồn. Thánh Gioan Bosco mạnh mẽ nói: “Hãy lấy đi tất cả, và xin cho tôi các linh hồn”. Và gần đây Thánh nữ Faustina cũng xác quyết một lời y như thế.

Gần chúng ta hơn, Chân phước Terexa Calcutta, sáng lập Dòng Thừa sai Bác ái, hiện nay có tới 4.500 tu sĩ, đã ghi vào đầu bản Hiến pháp mục tiêu của Dòng là, bằng cuộc đời thánh hiến vì phần rỗi các linh hồn, “để đáp ứng cơn khát của Chúa Giêsu trên thập gía.”

Cha đáng kính H.D. Biển Đức Thuận, Đấng sáng lập Hội Dòng Xitô Thánh gia Việt nam, cũng đã nêu lên ngay rừ đầu bản Hiến pháp, tôn chỉ của Hội dòng gồm việc “tham gia cứu rỗi những người chưa nhận biết Chúa”. Ngài còn năng nhắc nhở các đan sĩ về vấn đề nầy với hình ảnh thật gợi cảm: ”Một bên là Lucifer, bên kia là Chúa Giêsu, ở giửa chúng tôi có vô số các linh hồn. Chúa Giêsu đưa tay đầy thương tích, xin chúng tôi rằng: hãy cứu các linh hồn cho Ta. Chúng tôi lẽ nào làm ngơ sao?” (Lời Giáo huấn, số 15).

Kinh nghiệm các tâm hồn đạo đức thánh thiện chứng minh rằng: nguồn mạch của nhiệt tình cứu các linh hồn phát xuất từ việc suy ngắm dìm sâu vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu Kitô. Vì nhận ra rằng: ”Chúa Giêsu đã chết cho tật cả” (2 Corinto 5,15), từ đó xuất phát mãnh lực thúc bách, cùng với Chúa Giêsu, nhiệt thành cứu các linh hồn.

Ước gì tiếng kêu KHÁT của Chúa Giêsu được con người ghi nhận và đáp ứng, nhờ kết hiệp với Ngài trong sứ vụ cứu các linh hồn, bằng việc yêu mến và hy sinh trong cuộc sống hằng ngày, cả trong những việc âm thầm nhỏ mọn, nhưng với một tình yêu quảng đại lớn lao.

Các tâm hồn tông đồ nhiệt thành dấn thân bằng cuộc sống hy sinh và cầu nguyện, theo lời khuyên của Thơ Thánh Giuđa 20-21: “Anh em hãy cầu nguyện nhờ THÁNH THẦN, hãy cố gắng sống mãi trong tình thương củả THIÊN CHÚA CHA, hãy chờ đợi lòng thương xót của ĐƯC GIÊSU KITÔ Chúa chúng ta, để được sống đời đời. Những người do dự thì anh em phải thương xót, hãy lo cứu họ.“

“Tình yêu Đức Kitô thôi thúc chúng tôi, vì chúng tôi nghĩ rằng: nếu một người đã chết thay cho mọi người, thì mọi người đều chết. Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống, không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết vả sống lại vì mình” (2 Corinto 5,14-15).

Lời Sáu
“Đức Giêsu nói: Thế là đã hoàn tất ! Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí” (Gioan 19,30).


Chúa Giêsu chính thức tuyên bố Ngài đã hoàn thành sứ vụ Chúa Cha trao (x Gioan 9,4; 17, 4 ), đồng thời thể hiện tình yêu lớn lao nhất để hoàn tất công trình cứu độ loài người. Trong tình thương đó, Ngài cũng đã dự liệu tất cả, để chương trình cứu độ ấy được tiếp tục diễn tiến hữu hiệu cho đến tận cùng trái đất (Công vụ 1,8 ), và cho đến tận thế (x Matheu 28,20). Đó là “TÌNH YÊU ĐẾN CÙNG” Ngài đã thực hiện trong việc hiến tế cứu độ trên thập gía.

Tuy nhiên với xác định ấy, hầu như Chúa Giêsu muốn phân phô với con người: rằng Ngài đã làm tất cả, và đang mong chờ dược tiếp nhận và đáp ứng.

Quả thật, chúng ta đã được Ngài giải thoát khỏi tội và được trao ban Thánh Thần sự thật, Thánh Thần tình yêu và sự sống, do Ngài phái tới từ nơi Thiên Chúa Cha, để công trình cứu độ được tiếp tục hoàn thành. Cụ thể là chúng ta đã được tái sinh bởi Thánh Thần (x Gioan 3,5), thì cũng nhờ tác động của Thánh Thần mà thấu hiểu để thực thi Lời Chúa Giêsu, bước theo gương sống của Ngài, sống kết hiệp với Ngài qua ân sủng và các nhiệm tích, cùng sự hiệp thông với Hội thánh trong mối tình hôn ước. Và như thế, được cùng với Thánh Phaolô chấp nhận: “Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội thánh” (Colose 1,24).

Khát vọng cánh chung, mong đợi ngày Quang lâm của Chúa Giêsu (x 1 Thessalonica 1,10), thời điểm hoàn tất sung mãn, cũng sẽ giúp tâm hồn quy hướng về Ngài, để cùng Hội thánh Hiền thê, trong tác động của Chúa Thánh Thần, khẩn nguyện: Amen. Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến! (Khải huyền 22, 17.20).
Tin mừng Thánh Gioan ghi thêm chi tiết đầy ý nghĩa : “Đức Giêsu gục đầu xuống và trao Thần Khí “ (Gioan 19,30). Điều đó gợi ý cho chúng ta về vai trò của Chúa Thánh thần, mà Chúa Giêsu phái tới từ Thiên Chúa Cha. Đó là Qùa tặng của Chúa Giêsu chịu khổ nạn và phục sinh (x Gioan 20,22-23; 7, 39), để thông ban cho chúng ta sự sống thần linh, và nhờ Thánh Thần nghĩa tử, được phúc trở thành con cái của Thiên Chúa (x Roma 8,15; Galata 4,4-6), và do đó được mời gọi tham gia vào chương trình yêu thương cứu độ.

Ơn cứu độ ấy, tựu trung hệ tại được kết hiệp với Ba Ngôi Thiên Chúa : “Được đầy tràn ơn sủng của CHÚA GIÊSU KITÔ, tình thương của THIÊN CHÚA CHA và ơn thông hiệp của CHÚA THÁNH THẦN. AMEN” (2 Corinto 13,13).

“Vậy, như anh em đã nhận Đức Giêsu Kitô làm Chúa, thì hãy tiếp tục sống kết hợp với Người, anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đứcc Giêsu Kitô, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn, và để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ” (Colose 2,6-7).

Lời Bảy
“Đức Giêsu kêu lớn tiếng rằng: Con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Luca 23,46).

Lời phó thác nầy của Chúa Giêsu là vì chúng ta, để được trở thành của chính chúng ta. Tội lỗi là xa lìa Thiên Chúa; do đó, Đức Giêsu cứu ta cho khỏi tội , là làm cho chúng ta được giao hoà với Thiên Chúa, được hiệp thông với Ngài, nhờ kết hiệp với Đức Giêsu, nên một với Người. Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta trong lời kinh dâng lên Thiên Chúa Cha về ân huệ cao cả nầy: “Con đã cho chúng biết danh Cha, để tình yêu Cha yêu Con ở trong chúng, và Con ở trong chúng nữa” (Gioan 17,26). Đức Giêsu còn cho biết: “Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy và Thầy ở trong anh em.“ (Gioan 14,20).

Vậy, nhờ nên một với Chúa Giêsu, mà chúng ta được ở trong tình thương của Chúa Cha. Trong bàn tay âu yếm của Cha, chúng ta được săn sóc gìn giữ, không ai cướp mất dược. Chúa Giêsu đã quả quyết: “Không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha“ (Gioan 10,29).

Bởi vậy, chính nhờ nên một với Chúa Giêsu, mà lời PHÓ THÁC của Ngài trong tay Chúa Cha cũng trở thành lời phó thác của chúng ta dâng lên Cha trong Giờ Kinh kết thúc sinh hoạt mỗi ngày, và nhất là vào giờ phút chúng ta giã từ cuộc đời lử thứ trần gian nầy, để được về với Cha trong Nhà Cha (x Gioan 13,1; 14,2).

Chúa Giêsu đặt vào môi miệng chúng ta lời Kinh Lạy Cha (x Matheu 6,7-13). Nhưng khi hoàn tất ơn cứu độ trên thập gía, Ngài đã đặt chúng ta cùng với Ngài, vào bàn tay yêu thương, trong tình âu yếm của Chúa Cha. Và đây cũng là ý định yêu thương Chúa Cha dành cho chúng ta. “Thiên Chúa Cha đã sai Thần khí của Con mình đến ngự trong lòng chúng ta mà kêu lên: Abba, Cha ơi!“ (Galata 4,6).

Chúng ta được mời gọi luôn luôn tạ ơn về ơn huệ trọng đại nầy: “Vì THIÊN CHÚA CHA đã chọn anh em ngay từ lúc khởi đầu, để cứu độ anh em nhờ THẦN KHÍ thánh hoá… để anh em được hưởng vinh quang của Chúa chúng ta là ĐƯC GIÊSU KITÔ”(2 Thessalonica 2,13-14).

Đấng Sáng lập Hội Dòng Xitô Thánh gia Việt nam, Cha Tổ Phụ Biển Dức Thuận kết thúc LỜI TRỐI của Ngài: “Cha xét, PHÓ MÌNH TRONG TAY CHA LÀNH là đều tốt hơn cả Vậy trong chúng con, chớ có ai buồn, chớ có áy náy lo sợ; một đi chung cùng nhau, vui vẻ theo Thánh Ý Cha chúng tôi. Cám ơn Chúa. Cám ơn Đức Mẹ!” (Lời Giáo Huấn số 50).

“Thật vậy, không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta co sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa: vì Đức Kitô đã chết và sống lại, chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết” (Roma 14,7-9).

25/7/09

Anh cac Tong Lanh Thien Than

Archangel Raphael

Archangel Uriel

Archangel Gabriel

Các Tổng Lãnh Thiên Thần

Thánh Micae - Tổng Lãnh Thiên Thần


Nhân ngày kỷ niệm thánh hiến vương cung thánh đường kính thánh Micae, Giáo Hội mừng chung các Tổng Lãnh Thiên Thần Gabirie, Micae và Raphae do Thánh kinh cho biết. Các Đấng được mô tả như những vị thần linh được Thiên Chúa gửi đến, lấy hình hài người ta, để ban bố mệnh lệnh hay thực hiện sứ mạng. Micae, danh từ Hêbrô có nghĩa “Ai bằng Chúa” ám chỉ sự siêu việt của Thiên Chúa, được nói đến trong sách Đamien (10, 13-21) và trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan (12,7) như vị chiến thắng ma qủi.

Giáo Hội coi người là Đấng bảo trợ, được tôn kính từ xa xưa bên Đông phương. Tại Tây phương, nhiều cuộc hiển linh của thánh Micae càng làm cho việc sùng kính khởi sắc hơn, như tại núi Gargano miền nam nước Ý, dưới thời đức Gelase (192-196).

Tại Pháp, thánh Thiên Thần là một thánh quan thầy, tuy việc hiện ra ở núi Mont-Saint-Michel không thể kiểm chứng được, nhưng nơi đây đã trở nên một vị trí hành hương lớn. Theo thánh nữ Jeanne d’Arc, Thánh Micae đã thúc dục Bà đi gặp vua Charles VII để lên đường đi cứu nước.


Thánh Micae là quan thầy những người làm nghề phải dùng đến lò nung như người làm bánh; Thánh Thiên Thần cũng là quan thầy đoàn lính dù. Nhiều thành phố mang tên Người. Thánh Micae cũng được cầu khi giúp bệnh nhân sắp chết.

Lễ kính: 29 tháng 9.

Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael


Cùng được mừng chung nhân ngày kỷ niệm cung hiến Đền Thờ Thánh Micae ở Lamã, ba vị tổng lãnh Thiên Thần Gabriel, Micae và Raphael, những vị mà chúng ta biết qua Thánh Kinh. Các Ngài là những vị thiên sai do Thiên Chúa gửi đến, dưới hình tượng con người để loan báo những mệnh lệnh hoặc để thi hành một số nhiệm vụ.


Danh xưng Raphael tiếng Hêbrô có nghĩa là “Thiên Chúa chữa lành.” Sách Tobia, mô tã người là hướng dẫn viên ông Tobia con và đã làm cho Tobia Cha khỏi mù mắt. Người liền cho hai cha con biết: “Ta là Raphael, một trong bảy khâm sai của Thiên Chúa hằng ở bên cạnh Ngài trong huy hoàng của Ngài hiện diện.”

Mục đích của câu chuyện là để minh chứng sự Thiên Chúa quan phòng hằng hoạt động trong đời con người và hằng nghe lời cầu xin. Raphael được cầu xin cho thể xác khang an, linh hồn khõe mạnh và là quan thầy người đi đường.

Tổng Lãnh Thiên Thần Gabiriel

Ba vị Thiên Thần được Giáo Hội mừng chung trong ngày kỷ niệm lễ thánh hiến vương cung thánh đường Thánh Micae ở Lamã: đó là các tổng lãnh Thiên Thần Gabirie, Micae và Raphae do Thánh kinh cho chúng ta biết, như những vị thiêng liêng được Chúa gửi đến dưới hình người ta để thi hành một số mệnh lệnh.

Gabirie, danh xưng Hêbrô có nghĩa là “Thiên Chúa là sức mạnh” được gửi đến để báo tin Thiên Chúa can thiệp vào việc cứu rỗi nhân loại và đấng Messia sẽ đến thực hiện. Gabirie được gửi đến với ngôn sứ Danien (Dn 8, 16;9,21-27), với ông Giacaria và Đức Mẹ (Lc 1,11-38;8,16-27;9,21-27).

Việc tôn sùng thánh Gabirie nổi bật vào thế kỷ X. Năm 1951, đức Piô XII đặt làm quan thầy các chuyên viên truyền thông (truyền thanh, truyền hình, điện thoại).