Pages

16/7/09

Nhân Ngày Lễ Kính Đức Mẹ Guadalupe



Mấy ngày qua, nếu chúng ta có dịp lướt qua các trang Web của các Giáo Phận hay các Tổng Giáo Phận trên khắp cả nước Hoa Kỳ, có một điều hết sức đặc biệt mà chúng ta dễ nhận thấy đó là: hầu hết các trang Web này đều có dành những phần trình bày rất trang trọng nói về Đức Mẹ Guadalupe; cũng như nếu chúng ta có dịp mở xem các kênh truyền hình phát sóng bằng tiếng Tây Ban Nha như Univision, Telemundo, vân vân,... . thì hầu hết các kênh này đều có chương trình ca nhạc rất long trọng, rất hay, và rất sốt sắng - phát thanh trực tiếp trong nhiều ngày từ Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe ở Mêhicô, và từ các Vương Cung Thánh Đường Công Giáo khác ở Texas, California, vân vân,... .- để tôn kính Đức Mẹ Guadalupe - bổn mạng của Phong Trào Bảo Vệ Sự Sống nói riêng, và cũng là bổn mạng của các Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ Châu La Tinh, trong đó có cả Hoa Kỳ lẫn Canada,... nói chung.

Có thể nói, đối với những người Công Giáo ở Châu Âu, thì Đức Mẹ Lộ Đức và Đức Mẹ Fatima rất đổi thiêng liêng đối với họ; còn đối với phần còn lại của thế giới tính luôn cả Nam và Bắc Mỹ Châu La Tinh, thì việc sùng kính Đức Mẹ Guadalupe quả cũng thánh thiện và trang trọng không kém. Người Mỹ Châu La Tinh nhìn chung dẫu rất nghèo, rất giản dị, và rất tầm thường - thế nhưng lòng đạo đức và sự chân chất của họ quả đúng là điều đáng học hỏi. Hầu như mọi cử chỉ, hành động của họ đều xuất phát từ lòng kính mến một cách rất đặc biệt đến Đức Mẹ Guadalupe.

Bức hình Đức Mẹ Guadalupe cũng rất là linh thiêng. Do đó, vào ngày Lễ Kính Đức Mẹ Guadalupe, rất nhiều các Giáo Phận và Tổng Giáo Phận Công Giáo tại Hoa Kỳ được tái cung kính và dâng lên cho sự bảo trợ và gìn giữ của Đức Mẹ Guadalupe.

Hành động này chính là việc lặp lại hành động mà Đức Cố Tổng Giám Mục Juan de Zumarraga đã làm cho Giáo Hội tại Mêhicô trong những năm thuộc thế kỷ thứ 15. Lúc đó, đang diễn ra hàng ngàn vụ tàn sát những người thuộc thổ dân Aztec tại Mêhicô, cũng giống hệt như những vụ thảm sát một cách tương tàn, và vô tội vạ đối với những trẻ sơ sinh chưa được chào đời, cũng như các cuộc chiến có tính chất thảm sát tại khắp mọi nơi trên thế giới vào thời đại ngày nay vậy. Đức Cố Tổng Giám Mục Zumarraga đã khẩn cầu Đức Mẹ hãy gởi đến cho ngài những Cánh Hoa Hồng Castilian (Castilian Roses) như là một dấu chỉ để chấm dứt ngay những vụ thảm sát tương tàn này. Khi Juan Diego mở tilma (trang phục hay áo) của mình ra ngay trước mặt Đức Tổng Giám Mục, tức thì các cành bông hồng tuôn đổ ra như thác nước, bao gồm luôn cả các Cánh Hoa Hồng Castilian, và hình ảnh của Mẹ xuất hiện một cách rất nhiệm mầu trên chiếc áo mà Thánh Juan Diego đang mặc. Hàng triệu người khi đó đã quay trở lại đạo, và tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa, thay vì các thần khác mà họ đã tôn thờ trước kia. Rất nhiều phép lạ đã xảy ra tại nơi đó.

Trong lúc hiện ra với Juan Diego, bức thông điệp mà Mẹ nhắn gửi lại, mãi cho đến ngày hôm nay vẫn còn có giá trị hết sức tỏ tường và đích thực đối với từng người trong chúng ta. Bức thông điệp đó chính là:
"Know for certain, my son, my little one, that I am the Perfect and ever Virgin Holy Mary, Mother of the true God, through whom one lives, the creator of mankind, the One who owns what is near and beyond, the Owner of heaven and earth. I ardently desire that here they build me my sacred little house, a 'Teocalli,' where I will show Him, I will exalt Him, and make Him manifest. Where I will offer Him to all the people with all my love, my compassionate gaze and my help, my salvation, because I am truly your merciful mother; yours and mother of all who live united in this land and of all mankind; of all those who love me; of those who cry to me; of those who search for me; of those who have confidence in me. There I will listen to their cry, to their sadness, so as to curb all their different pains, their miseries and sorrows, to remedy and alleviate their sufferings."

"Hãy biết chắc rằng, hỡi người con trai của ta, hỡi người con bé bỏng của ta, rằng Ta chính là Đức Nữ Trinh Maria rất Thánh và Hoàn Hảo, là Mẹ của Thiên Chúa thật - Đấng sống và cũng là Đấng Tạo Dựng ra toàn thể nhân loại, Đấng làm chủ tất cả những gì gần hay xa, Đấng làm Chủ cả trời lẫn đất. Ta rất mong ước rằng họ xây dựng một ngôi nhà nhỏ thiêng liêng dành cho ta tại nơi đây, một 'Teocalli,' là nơi mà ta sẽ trình bày Ngài, tán tụng Ngài, và làm cho Ngài được vinh hiển. Là nơi mà ta sẽ dâng lên cho Ngài tất cả mọi người với tất cả tình yêu thương của ta, với cái nhìn của lòng trắc ẩn, với sự trợ giúp và cứu rỗi của ta, bởi vì ta thật sự chính là người mẹ đầy lòng nhân ái của con; của riêng con và cũng là mẹ của tất cả những ai sống đoàn kết trên mãnh đất này, và của tất cả nhân loại; của tất cả những ai mến yêu ta; của tất cả những ai than khóc với ta; của tất cả những ai tìm kiếm ta; của tất cả những ai tín thác vào ta. Ở tại nơi đó Ta sẽ lắng nghe tiếng than khóc của họ, sự sầu não của họ, như là cách để làm cạn vơi đi tất cả những nổi đau khác của họ, những sự thống khổ và não sầu của họ, để cứu chữa và loại bỏ đi tất cả những sự thống khổ của họ."

Hình ảnh mà Mẹ đã trao cho Thánh Juan Diego cho thấy Mẹ đang mang thai Chúa Giêsu. Những người thổ dân Aztec đã được Thánh Juan Diego cho nhìn thấy bức ảnh này, đã quyết định chấm dứt đi sự thảm sát tương tàn nhau, vì họ trước đó tin rằng, Thiên Chúa chống đối lại họ. Hình ảnh này công bố ra một sứ điệp của Phúc Âm đó là "Thiên Chúa ở Cùng Với Chúng Ta" (God Is With Us), Ngài chính là Emmanuel, để qua đó chúng ta có thể có được niềm hy vọng, nhằm mang đến cho chúng ta một sự can đảm để có thể nói lên hai tiếng "Xin Vâng" với Sự Sống, như chính Đức Mẹ đã nói lên hai lời đó.
B. Lời Nguyện Cầu cho Sự Sống Đến Đức Mẹ Guadalupe

Lạy Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu và Mẹ của Sự Sống
Chúng con tôn vinh Mẹ với tước hiệu là Đức Mẹ Guadalupe
Xin cảm ơn Mẹ vì đã hướng chúng con đến với Chúa Giêsu, Con của Mẹ,
Đấng Cứu Rỗi và hy vọng duy nhất của cả thế giới.
Hãy canh tân trở lại niềm hy vọng của chúng con nơi Ngài
Để tất cả chúng con có can đảm để nói lên lời Xin Vâng đối với sự sống,
Và để bảo vệ cho những trẻ đang gặp nguy hiểm bởi sự phá thai.
Hãy cho chúng con có được lòng trắc ẩn như Mẹ
Để biết giang rộng cánh tay đến với tất cả những ai bị cám dỗ để phá bỏ đi bào thai,
Và đến với tất cả những ai đang phải khổ sầu vì việc phá thai trong quá khứ.
Hãy đưa chúng con đến ngày khi mà việc phá thai
Sẽ trở thành một chương sử buồn trong lịch sử quá khứ của chúng con.
Hãy giữ gìn chúng con sao cho thật gần với Chúa Giêsu, Đấng là Sự Sống của cả Thế Giới,
Đấng là Thiên Chúa đến mãi mãi muôn đời. Amen.
Novena Prayer for Life to Our Lady of Guadalupe

Our Lady of Guadalupe - Pray for Us!
Oh Mary, Mother of Jesus and Mother of Life,
We honor you as Our Lady of Guadalupe.
Thank you for pointing us to Jesus your Son,
The only Savior and hope of the world.
Renew our hope in him,
That we all may have the courage to say Yes to life,
And to defend those children in danger of abortion.
Give us your compassion
To reach out to those tempted to abort,
And to those suffering from a past abortion.
Lead us to the day when abortion
Will be a sad, past chapter in our history.
Keep us close to Jesus, the Life of the World,
Who is Lord forever and ever. Amen
C. Đôi Lời Tản Mạn về Bức Ảnh "Đức Mẹ Guadalupe"
Trước lúc chuẩn bị viết ra bài này, người viết nhận được một email của một độc giả, nói về hình Đức Mẹ Guadalupe như sau:

Tổng Thống Argentina nhận được bức hình này và xem nó như là thứ rác rưởi, tám ngày sau đó, con trai của ông ta chết. Một người đàn ông khác cũng nhận được bức hình này và ngay lập tức gửi bản sao đến cho nhiều người... . Thật là ngạc nhiên, ông ta đã trúng số độc đắc.

Alberto Martinez nhận được bức hình này, đưa cho cô thư ký của mình để sao ra nhiều bản, nhưng lại quên phân phát cho mọi người; cô ấy liền bị mất việc; còn gia đình anh Martinez đã không còn nữa.

Bức hình này ẩn chứa sự huyền diệu và linh thiêng lạ thường!

Dẫu sự thật có như thế nào đi chăng nữa, nhưng với người có lòng tin chân thành vào Thiên Chúa và Mẹ Maria, kính mời Quý vị hãy dành vài phút lắng đọng để chúng ta cùng nhau chiêm niệm và vấn tự lương tâm về điều mà Đức Mẹ Guadalupe, qua các bức hình trên, muốn nhắn nhủ đến từng người trong chúng ta, ngay từ ngày hôm nay và mãi về sau rằng: chúng ta đã làm được gì cho nhân loại; cho các trẻ sơ sinh chưa có dịp chào đời,... .? Chẳng lẽ, chúng ta cứ đứng mãi bên lề sao... .?

Anthony Lê

Lịch sử bức ảnh


Tôi là bức họa được người ta đặt cho nhiều tên, nào là "Kim Mẫu", nào là "Đức Trinh Nữ chịu nạn", "Mẹ của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế", "Mẹ các gia đình Công giáo". Nhưng tên được chọn cho tôi là "Mẹ Hằng Cứu Giúp", đó cũng là danh hiệu mà Đức Giáo Hoàng Pio IX muốn các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế rao truyền cho mọi người biết đến.

Chuyện của tôi là chuyện Thiên Chúa đã ra tay biến những việc tầm thường nhân loại trở thành chuyện thiêng liêng linh thánh như thế nào. Tôi có một quá trình lịch sử phức tạp và phiêu lưu, nhưng nếu nhìn “từ trên cao” thì chỉ là một đường thẳng kéo dài xuyên qua lịch sử nhân loại.

Nhưng quan trọng hơn cả, ấy là việc tôi hiện diện trong đời sống tông đồ của các tu sĩ Dòng Chúa CứuThế Chí Thánh.

“Khi đã thấy Đức Mẹ một lần thì chỉ mong chết để được nhìn thấy lại gương mặt của Mẹ.” (Bernadette)

Lần kia, muốn biết giữa các kiểu ảnh Đức Mẹ đã được in ra phổ biến khắp nơi, ảnh nào giống Đức Mẹ thật nhất, người ta bày ra trước mặt chị Bernadette Soubirous, người đã được diễm phúc nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra 18 lần tại hang đá Lộ Đức. Các bức ảnh lần lượt được duyệt qua dưới con mắt chăm chú của chị Bernadette. Lúc ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (bức ảnh mô phỏng theo bức hoạ cổ truyền HODEGETRIA) vừa phớt qua thì chị Bernadette chụp lấy ngay và reo lên: “Bức ảnh này có một cái gì đó tương tự.” Không chỉ có chị Bernadette mà thôi, mà cả chị Lucia là người thấy Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, khi nhìn thấy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng bảo rằng mẫu ảnh này giống với Đức Mẹ. Giống nét mặt hay giống bởi mầu nhiệm chất chứa trong đó ?

Gốc tích

Tương truyền rằng, ngày xưa Thánh Lu-ca có vẽ một bức họa Đức Mẹ bồng Chúa Giê-su Hài Đồng. Như ta biết, thánh Lu-ca là người đã viết những chuyện liên quan đến Đức Mẹ thật chi tiết. Có người cho rằng sở dĩ ngài đã viết được như thế là vì được Đức Mẹ “thủ thỉ” kể cho nghe. Khi bức họa được dâng lên cho Mẹ xem thì Mẹ phán: “Ơn thánh Mẹ sẽ theo bức ảnh này.”

Sang đến thế kỷ thứ V, tại thành Constantinople, có một bức họa rất thời danh được mọi người ca ngợi là tuyệt tác, lịch sử ghi dấu dưới cái tên HODEGETRIA (Đức Mẹ dẫn đường). Thời đó người ta cho rằng thánh Lu-ca là người đã phác hoạ nên nguyên bản bức ảnh này.

Vào đầu thế kỷ XII, tại đảo Crêta, Địa Trung Hải, bức hoạ HODEGETRIA được các hoạ sĩ Âu – Á dung hoà hai quan niệm hội hoạ Âu – Á để vẽ ra nhiều bức ảnh thời danh. Ngày nay, nguyên bản bức HODEGETRIA đã bị thất lạc. Tuy nhiên, người ta còn giữ được nhiều bản phụ mô phỏng theo bức hoạ đầu tiên mà bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là một trong các phụ bản đó.

Đến cuối thế kỷ XV, trên đảo Crêta, bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được các tín hữu sùng kính đặc biệt và được mệnh danh là bức ảnh hay làm phép lạ. Thế rồi một sự cố bất thường xảy ra. Người ta biết được biến cố này là nhờ tìm thấy tại sở văn khố Va-ti-ca-nô ba mảnh giấy rất cũ, chúng là bản sao của một mảnh giấy ghi lại lịch sử của bức ảnh, nội dung mảnh giấy đó như sau:

Bức ảnh bị đánh cắp



Cuối thế kỷ XV, một thương gia buôn bán rượu, người đảo Crêta đã ăn trộm bức ảnh trong một tu viện và đem qua Rô-ma. Sau khi thoát khỏi một tai nạn đắm tàu, ông đến Rô-ma và lâm bệnh nặng. Trước lúc qua đời, ông kể lại cho một người bạn Ý nghe việc ông đã đánh cắp bức ảnh đó từ đâu và nó được tôn kính như thế nào. Với giọng yếu ớt của người hấp hối, ông khẩn khoản nài xin người bạn Ý đem bức ảnh trả lại cho một nhà thờ nào đó để được công khai tôn kính. Sau khi người lái buôn chết, người bạn lục lọi trong đống hàng hoá thì quả thật, có thấy bức ảnh Mẹ. Ông định tâm đem bức ảnh trả lại cho nhà thờ gần nơi ông ở. Nhưng đang lúc đó, vợ ông biết được, ngăn cản ông trả lại bức ảnh và giữ lại cho bằng được. Giữa lời hứa với người quá cố và sự biện bạch của người vợ thân yêu, ông đã chiều lòng vợ, không đem trả bức ảnh. Thời gian qua đi, ông quên lời cam kết và bức ảnh vẫn được giữ lại trong phòng của vợ chồng ông 9 tháng. Nhưng một hôm, Đức Mẹ hiện ra cho ông biết: ông không có quyền giữ lại bức ảnh mà phải đem đến một nơi xứng đáng hơn. Ông làm ngơ. Mẹ lại hiện ra lần hai, ông vẫn ngoan cố. Mẹ lại hiện ra lần nữa cảnh cáo ông. Lần này ông hoảng sợ, ăn không ngon, ngủ không yên. Ông đem chuyện kể cho vợ nghe và xin vợ thi hành ý định của Mẹ. Vợ ông là người ương ngạnh, khi nghe ông nói thì cho là điều vu vơ, mộng mị nên không đồng ý. Mẹ lại hiện ra lần thứ tư và bảo ông: “Ta đã hiện ra bao lần để cảnh báo con mà con không chịu nghe. Vậy con phải ra khỏi nhà này trước, rồi Ta sẽ đi đến một nơi xứng đáng hơn.” Ít ngày sau, con người "nể vợ" này ngã bệnh và qua đời.

Trước cái chết đột ngột của chồng, bà vợ cứng lòng vẫn chưa lay chuyển, bà cứ khư khư giữ lại bức ảnh. Một hôm, đứa con gái 6 tuổi của bà hớt hải chạy đến nói với bà: “Mẹ ơi, con vừa gặp một bà đẹp lắm. Bà ấy bảo con về nói với mẹ rằng : Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp muốn được trưng

bày trong một ngôi thánh đường ở thành Rô-ma để dân chúng sùng bái, và Người muốn ra khỏi nhà chúng ta". Nghe con nói vậy, bà mẹ bắt đầu nao núng, phát nghi là mình đã nhúng tay vào cái chết của chồng. Bà trù trừ… rồi quyết định vâng lời Đức Mẹ. Nhưng phút cuối bà lại gặp phải bà hàng xóm khô đạo. Bà này khi nghe chuyện liền nói với bà: “Hơi đâu tin chuyện trẻ con, Đức Mẹ bận tâm chi bức ảnh nhân tạo này. Không tin bà cứ đem quăng bức ảnh vào lửa, nó sẽ bốc cháy như bất cứ thanh củi gỗ nào. Nếu bà ngượng tay, bà để tôi.” Rồi bà ta còn hỗn láo nhiều lời với Đức Mẹ nữa. Đến chiều tối, lúc về nhà, bà khô đạo này đã lăn ngã xuống đất, trong mình đau nhức, ở cánh tay có cái ung độc mọc ra, sưng lên mỗi lúc một to. Trước cơn bệnh kỳ lạ, bà sực nhớ đến lỗi mình đã phạm. Bà khóc lóc, kêu van, xin đem ảnh Mẹ đến. Trước tôn nhan Mẹ, bà cầu nguyện xin ơn tha thứ. Một sự lạ bất ngờ xảy ra: tay bà vừa đụng vào bức ảnh thì bệnh lạ kỳ kia biến tan, không để lại vết tích gì. Một câu hỏi nảy ra trong đầu hai người phụ nữ sám hối này: Mẹ muốn chúng ta đưa Mẹ đi đâu ? Mẹ liền hiện ra với em bé và nói: “Con hãy nói với mẹ của con là Ta muốn được trưng bày ở khoảng giữa nhà thờ Đức Bà Cả và nhà thờ thánh Gio-an Lateranô, tức trong ngôi thánh đường kính thánh Mát-thêu”. Lần này, người mẹ nghe theo lệnh của Mẹ và đã liên lạc với các cha dòng Augustin là những người đang phụ trách nhà thờ thánh Mát-thêu. Bà mời các cha đến nhà, kể lại sự tình và chuyển giao bức ảnh cho các ngài.

Ba trăm năm tại nhà thờ thánh Mát-thêu

Ngày 27.3.1499, các cha dòng Thánh Augustin đã tổ chức một đám rước cực kỳ long trọng đưa ảnh Mẹ về nhà thờ Thánh Mát-thêu. Cũng vào ngày ấy, Mẹ mở đầu “sứ mệnh hằng cứu giúp” của Người bằng một phép lạ cả thể: một người đàn ông bị bại tay nhiều năm đã khiêm nhường cầu xin với Mẹ, nài xin người ta cho được chạm vào ảnh Mẹ, khi vừa chạm vào ảnh Mẹ, cánh tay khô cằn kia liền được chữa lành ngay tức khắc. Ông liền đi theo đám rước hát mừng ngợi khen Mẹ. Đây là phép lạ đầu tiên Đức Mẹ làm tại kinh thành Rô-ma. Phép lạ khai mào cho một chuỗi dài ơn thiêng mà Mẹ sẽ làm dưới tước hiệu “Mẹ Hằng Cứu Giúp”.

Năm 1778, là năm mà theo Sở Văn Khố Dòng Chúa Cứu Thế, bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp được tôn vinh gần 3 thế kỷ XVI, XVII, XVIII trên đồi Esquilinô, trong thánh đường kính Thánh Mát-thêu. Dân chúng tấp nập đưa nhau tới kính viếng và cầu nguyện với Mẹ Hằng Cứu Giúp và Mẹ đều đáp lại bằng muôn vàn ơn thiêng.

300 năm lừng danh Mẹ đã chinh phục lòng giáo dân Rô-ma. Nhưng rồi một biến cố xảy ra. Năm 1798, khi rầm rộ tiến vào Rô-ma để công bố cái gọi là “cộng hoà tự do cho người Rô-ma”, đạo binh của Napoléon I đã mặc sức hoành hành, phá huỷ gần 300 ngôi thánh đường trong đó có nhà thờ kính Thánh Mát-thêu (ngày 3.6). Các cha, các thầy Dòng Augustin phải lên đường tản cư mang theo bức ảnh về tu viện Đức Thánh Trinh Nữ ở Posterula. Vì đã có bức ảnh Đức Trinh Nữ trong nguyện đường, nên các ngài đặt ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong một nhà nguyện nhỏ của Dòng.

Vị tu sĩ già và chú giúp lễ

Thời kỳ loạn lạc kéo theo năm tháng dài thầm lặng. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp như bị quên lãng. Nhưng Mẹ còn có một người đi theo Mẹ trên đường lưu lạc. Đó là thầy Augustin Orsetti. Nay thầy đã là một cụ già 86 tuổi, sức yếu, mắt đã loà, nhưng không ngày nào thầy quên đến quỳ trước ảnh Mẹ để cầu nguyện.

Từ năm 1838 đến 1851, tại nhà thờ Đức Trinh Nữ Posterula, có một cậu bé người Ý thường đến giúp lễ, tên là Mi-ca-en Marchi. Thầy Orsetti và cậu lễ sinh trở nên thân thiện. Cậu thích ngồi bên thầy già để nghe kể lại sự tích về mẫu ảnh Đức Mẹ và đã nhiều lần thầy Orestti dẫn bé Marchi đến trước bức ảnh linh thiêng đề cầu nguyện. Khi biết mình sắp rời khỏi cõi đời, thầy gọi Marchi đến và như muốn truyền cho cậu cả mối tâm sự của mình: “Con hãy nhớ, bức ảnh này trước đây đã được tôn kính đặc biệt tại nhà thờ kính Thánh Mát-thêu. Đừng quên nghe con… Con có hiểu không? Ôi, ngày xưa Đức Mẹ đã làm bao nhiêu phép lạ !" Cái giọng run run của thầy càng làm cho cậu bé cảm động. Cậu có ngờ đâu mình đến đây để thừa tự một lời di trối. Ít lâu sau, thầy Orsetti qua đời (1853). Năm 1855, Mi-ca-en Marchi xin gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế.

Duyên "tiền định"

Cũng chính năm ấy, Dòng Chúa Cứu Thế mua Villa Caserta tại Rô-ma để lập nhà chính. Sau khi hoàn thành công việc xây cất năm 1862, một thành viên văn khố là cha Edouard Schwindehammer, trong lúc lục lọi thư viện đã tìm thấy một mảnh giấy ghi lại những truyện lạ về bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được trưng bày tại nhà thờ Thánh Mát-thêu trên đồi Esquilinô, mà nay, trên chính mảnh đất này một ngôi thánh đường nguy nga vừa được xây lên để dâng kính Thánh An-phong, Đấng Sáng Lập Dòng. Và chính trong vườn của Nhà Dòng, người ta còn thấy vết tích của ngôi thánh đường kính Thánh Mát-thêu bị phá huỷ trước đây. Cha Edouard mang mảnh giấy đọc cho anh em nghe. Cha Mi-ca-en Marchi như người ngủ mê bỗng tỉnh dậy, vui mừng nói: “Vậy thì bức ảnh ấy ngày nay vẫn còn, tôi biết bây giờ ở đâu nữa. Vì chính mắt tôi đã từng thấy nhiều lần. Nguyên lúc còn nhỏ, tôi thường hay đi lại dòng Thánh Augustin. Một thầy dòng đã có tuổi và rất đạo đức tên là Orsetti không lần nào gặp tôi mà không chỉ và nói cho tôi nghe về bức ảnh hay làm phép lạ đó. Bức ảnh gần như không được tôn kính, không được trang hoàng gì, ngay cả bên cạnh không có ngọn đèn để thắp nữa… Bức ảnh ấy bị bụi bặm phủ đầy và chẳng ai đến kính viếng. Trong nhiều năm giúp lễ ở đó, tôi đã nhiều lần ngắm nhìn bức ảnh ấy.”

Cũng trong năm đó, tại nhà thờ Giê-su của các cha Dòng Tên, cha Francesco Blosi, một diễn giả trứ danh đang lần lượt giảng về các bức ảnh Đức Mẹ trong thành Rô-ma. Ngày 7.2.1863, khi giảng về ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ngài nói: “Kính thưa anh chị em, hôm nay tôi đến để nói với anh chị em về một bức ảnh Đức Mẹ, vốn rất nổi tiếng nhờ những phép lạ. Nhưng tiếc thay, mẫu ảnh linh thiêng ấy đã thất lạc 70 năm nay, từ ngày biến cố chiến tranh bùng nổ, không có dấu hiệu nào cho biết bức ảnh ấy hiện giờ ở đâu (…) Ước vọng của Mẹ là được trưng bày trong ngôi nhà thờ khoảng giữa hai Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả và Thánh Gio-an Latran. Chúng ta biết rằng vinh dự tìm thấy bức ảnh được dành cho thời đại chúng ta. Ai có thể biết hết những ơn lành được ban xuống trên thế giới với việc hồi sinh lòng tôn kính Đức Trinh Nữ, dưới tước hiệu Hằng Cứu Giúp mà Người đã chọn cho mình?”

Bài giảng hùng hồn ấy vọng đến tai các cha Dòng Chúa Cứu Thế, các cha chưa biết gì về ước muốn của Đức Mẹ. Cái tin kia khiến các ngài rất vui sướng. Giữa hai Vương Cung Thánh Đường, không có ngôi nhà thờ nào ngoài nhà thờ kính Thánh An-phong. Phải chăng Đức Mẹ đã tiền định cho các ngài duy trì bức ảnh? Với niềm mong ước, các ngài đã cầu nguyện, tìm tòi, tra cứu, âm thầm dõi theo bước chân của Đức Mẹ trong ba năm. Quả thực, mẫu ảnh các ngài cần tìm còn trong nhà nguyện nhỏ Posterula.

Dòng Chúa Cứu Thế đón Mẹ



Ngày 11.12.1865, Cha Bề Trên Cả Mauron và cha Marchi xin vào yết kiến Đức Thánh Cha Pi-ô IX. Sau khi thuật lại cho Đức Thánh Cha nghe lai lịch bức ảnh và niềm mong ước của Mẹ, cha Mauron xin rước ảnh Mẹ về nhà thờ Thánh An-phong để thực hiện mong muốn của Mẹ. Ngài còn dâng lên Đức Thánh Cha một bản tường trình các việc do cha Marchi viết và nhận thực. Đức Thánh Cha Pi-ô IX, một tông đồ nhiệt thành của Đức Mẹ, rất cảm động, vì thân mẫu ngài đã từng dẫn ngài

đến cầu nguyện trong nhà thờ Thánh Mát-thêu. Ngài không ngần ngại khi có thể làm hiển danh Mẹ. Ngài liền chuẩn y, ban phép cho các cha Dòng Chúa Cứu Thế rước ảnh Mẹ về với điều kiện: thay thế cho nguyên bản bằng một bức hoạ mô phỏng để lại cho các cha Dòng Augustin. Các cha Dòng Chúa Cứu Thế vui sướng trước cái hân hạnh được Đức Mẹ chọn làm kẻ giữ gìn bức ảnh của Người và nhiệt tâm chuẩn bị cho một cuộc rước linh đình.

Ngày 19.1.1866, cha Michel Marchi và cha Ernest Bresciani đến tu viện Posterula để thương lượng về việc chuyển giao bức ảnh. Bước vào ngôi nhà nguyện nhỏ, cha Marchi nhớ lại cách đây 15 năm khi còn là chú giúp lễ tí hon. Cha cảm động ngước nhìn lên ảnh Mẹ còn đó, cũng một vẻ hiền lành, khả ái, cũng màu sắc ấy, nhưng năm tháng đã ghi lên bức ảnh nhiều vết tang thương.

Sau khi đã lãnh nhận bức ảnh Đức Mẹ từ tay Cha Bề Trên tu viện Posterula chuyển giao, các cha Dòng Chúa Cứu Thế đem ảnh về nhà, mời hoạ sĩ trứ danh Leopold Nowotny người Ba Lan đến tu bổ lại nguyên bản.

Sau 70 năm trong bóng tối, ngày 26.4.1866, ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ra mắt lần thứ hai với dân thành Rô-ma. Ảnh Mẹ được rước qua các thành phố Rô-ma hết sức trọng thể. Trong lúc ảnh Mẹ đi ngang qua một con phố, bao lời kinh dâng Đức Mẹ vang lên, thì trong một căn nhà nhỏ bên đường đang có cảnh rất đau thương: một em bé bốn tuổi đang hấp hối trước đôi mắt bất lực của bà mẹ. Bà mẹ bỗng vụt ra một sáng kiến. Bà ẵm con chạy ra cửa sổ, với một lòng trông cậy mãnh liệt, bà nói to vọng qua cửa sổ: “Lạy Mẹ nhân từ, xin Mẹ hãy chữa cho con của con khỏi bệnh hoặc xin cho nó về thiên đàng.” Bỗng nhiên đứa bé tỉnh lại, bệnh tình thuyên giảm dần… Ngày hôm sau, hai mẹ con đến trước bàn thờ Đức Mẹ thắp một cây nến để tạ ơn. Chuyện thứ hai, trong một nhà khác, một bé gái lên tám, chân bị tê liệt đã bốn năm, khó nhọc lắm mới cử động được. Lúc cuộc rước ảnh Mẹ đi qua, người mẹ đứa bé liền cầu xin Đức Mẹ chữa bệnh cho con mình. Đứa bé bị xúc động mạnh, bệnh tình khỏi đi một nửa. Hôm sau bà giục con đến trước bàn thờ Đức Mẹ cầu nguyện rằng: “Lạy Mẹ Ma-ri-a, xin Mẹ hãy hoàn tất việc Mẹ đã khởi công.” Tức khắc, dước con mắt kinh ngạc, sửng sốt của mọi người, em bé đứng dậy ngay và đi lại như thường. Đây là hai ơn lạ đầu tiên được ghi vào sổ vàng chính thức ngày Đức Mẹ ra mắt dân thành Rô-ma nơi thánh đường kính Thánh An-phong. Ảnh Đức Mẹ được trưng bày nơi bàn thờ chính.

Ngày 5.5.1866, Đức Thánh Cha Pi-ô IX thân hành đến kính viếng Mẹ nơi ngôi thánh đường mới và uỷ thác cho các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế phải truyền bá Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho toàn thế giới. Nhìn lên ảnh Mẹ, ngài kên lên: “O quam formosa est… Ôi, Mẹ đẹp thật!”

Ngày 23.6.1867, sau tuần Tam Nhật Thánh long trọng, các kinh sĩ thuộc Hội Kinh Sĩ Thánh Phê-rô tại Rô-ma đã tổ chức một nghi lễ đặc biệt để tôn kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Trước sự hiện diện của đám đông khách hành hương, các kinh sĩ đã đặt một triều thiên quí giá lên đầu Chúa Giê-su Hài Đồng và một triều thiên khác trên đầu Đức Mẹ. Sau đó, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã chọn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp làm bổn mạng cho sứ vụ chính của Dòng là giảng đại phúc. Và Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được thành lập ngày 31.3.1876.

Ngày ngày dân chúng lũ lượt kéo nhau lên đồi Esquilino nhà thờ Thánh An-phong để chiêm ngắm và cầu nguyện với Mẹ. Từ nay, nơi này cũng như trên khắp các lục địa, Đức Mẹ tiếp tục thi ân với tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp cho tất cả những ai đến cầu xin Mẹ với lòng tín thác.

Bức ảnh thiêng liêng



Các Biến Cố Quan Trọng Liên Quan Đến Bức Ảnh Linh Thiêng Của Mẹ Guadalupe
Sau đây là những biến cố đặc biệt và quan trọng liên quan đến bức ảnh mầu nhiệm của Đức Mẹ Guadalupe:

* Năm 1531: Ngày 9 tháng 12: Đức Mẹ Guadalupe hiện ra lần thứ nhất và lần thứ hai vời thánh Juan Diego.
* Năm 1531: Ngày 10 tháng 12: Đức Mẹ Guadalupe hiện ra lần thứ ba với thánh Juan Diego tại đồi Tepeyac.
* Năm 1531: Ngày 12 tháng 12: Đức Mẹ Guadalupe hiện ra lần thứ tư tại đồi Tepeyac. Mẹ in hình ảnh lạ lùng của Mẹ vào chiếc áo Tilma của thánh Juan Diego. Đức Giám Mục Juan Zumarraga chứng kiến phép lạ hoa hồng và hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe trên áo ấy. Đồng thời, vào cùng ngày này, Đức Mẹ Guadalupe còn hiện ra với người cậu của thánh Juan Diego là ông Juan Bernardino ở vùng Tolpetlac. Ông Bernardino đang hấp hối mà được Đức Mẹ Guadalupe chữa lành cho ông. Ông lành bịnh hoàn toàn.
* Năm 1531: Tháng 12: Hình ảnh của Đức Mẹ Guadalupe được đặt ở nhà nguyện riêng của Đức Giám Mục Zumarraga. Nơi đó có hàng ngàn người Aztecs đến kính viếng. Một đền thánh nhỏ được xây dựng tại đồi Tepeyac.
* Năm 1531: Cứu người chết sống lại. Ngày 26 tháng 12: Một cuộc rước kiệu hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe được diễn hành từ thành phố Mexico City đến vùng đồi Tepeyac. Lúc ấy, có một người Mexico đã chết vì bị một mũi tên bắn vào người. Khi hình ảnh Mẹ đi ngang qua xác anh, anh ta được sống lại.
* Năm 1533: Một nhà nguyện lớn hơn được xây dựng ở đồi Tepeyac để tôn kính hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe.
* Năm 1539: Một cuộc hoán cải lớn lao nhất đã xẩy ra: Tám triệu người Aztecs trở nên người Công Giáo, đó là do hiệu quả của hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe.
* Năm 1544: Ngày 15 tháng 5: người cậu thánh Juan Diego có tên Juan Bernardino qua đời khi được 84 tuổi, tại vùng Tolpetlac.
* Năm 1544: Ở Tepeyac có một nạn dịch xẩy ra và giết chết 12 ngàn người tai thành phố Mexico City. Vì thế các trẻ em đi hành hương tới đồi Tepeyac ngay lập tức.
* Năm 1545: Ông Don Antonio Valeriano viết bài tường thuật về sự kiện Đức Mẹ Guadalupe hiện ra trên tờ báo Nican Mopohua.
* Năm 1548: Thánh Juan Diego qua đời, hưởng thọ 74 tuổi, tại Tepeyac.
* Năm 1556: Một nhà nguyện thứ ba được xây dựng ở Tepeyac, do Đức Cha Alonso de Montufar, vị Tổng Giám Mục thứ hai của Mexico.
* Năm 1557: Vị Tổng Giám Mục của Mexico chính thức công nhận sự thật về việc Đức Mẹ Guadalupe hiện ra.
* Năm 1570: Một bức họa về Đức Mẹ Guadalupe được gửi cho vua Phillip II của nước Tây Ban Nha. Bức ảnh này đã đóng vai trò quan trọng trong việc chiến thắng cuộc chiến tại Lepanto.
* Năm 1629: Một trận lụt khủng khiếp xẩy ra tại Mexico, làm cho 30 ngàn dân cư ở Mexico City bị chết đuối. Bức hình Đức Mẹ Guadalupe được rước đi bằng thuyền và sau đó hình ảnh Mẹ ở trong Vương Cung Thánh Đường cho đến khi nước lụt rút hết đi.
* Năm 1634: Ngày 14 tháng 5: Bức hình linh thiêng của Đức Mẹ Guadalupe được gửi về lại Tepeyac bằng một cuộc rước kiệu linh đình để tạ ơn Mẹ Maria vì trận lụt đã chấm dứt.
* Năm 1790: Tháng 4: Một Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe được cung hiến tại Tepeyac.
* Năm 1736: Nước Mexico bị nạn dịch chết 7 trăm ngàn người.
* Năm 1737: Ngày 27 tháng 4: Nạn dịch chấm dứt khi Đức Mẹ Guadalupe được tuyên xưng là Vị Thánh Bổn Mạng của nước Mexico. Ngày 12 tháng 12 hàng năm được tuyên bố là ngày lễ kính thiêng liêng và là ngày nghỉ làm việc.
* Năm 1754: Ở Roma, Thánh Bộ Nghi Lễ đã ra tuyên ngôn cho phép lập văn phòng và Thánh lễ tôn kính Đức Mẹ Guadalupe.
* Năm 1754: 24 tháng 5, Đức Giáo Hoàng Benedicto XIV ký một sắc lệnh chấp nhận Đức Mẹ Guadalupe là Thánh Quan Thầy của nước Mexico. Ngài còn trích dẫn Thánh Vịnh 147 như sau: “Ngài không làm việc giống như vậy ở mọi quốc gia.”
* Năm 1756: Mộc cuộc khảo sát kỹ lưỡng bức hình Đức Mẹ Guadalupe bởi họa sư nổi tiếng Miguel Cabrera và các họa sĩ khác. Mọi người đều kết luận rằng không ai có thể bắt chước để họa bức hình này một cách hoàn hảo như bức hình nguyên thủy.
* Năm 1777: Công trình xây dựng nhà nguyện có giếng nước ở đồi Tepeyac, nơi mà Đức Mẹ Guadalupe đã hiện ra với thánh Juan Diego. Nhà nguyện này ở phía đông của quảng trường.
* Năm 1791: Bức hình ảnh thánh thiêng này có phép lạ giữ gìn khỏi mọi sự hư hoại khi chất acid nitric, thường dùng để chùi rửa các khung ảnh bằng vàng hay bạc, rủi ro đổ trên bức hình này, nhưng rồi chỉ để lại một dấu nước mà thôi.
* Năm 1802: Một nhà nguyện được xây dựng ở vùng Cuauhtitlan, nơi sinh ra của thánh Juan Diego.
* Năm 1821: Vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh dành độc lập của Mexico, hoàng đế Augustin de Iturbide đã tín thác quốc gia mới độc lập này trong sự che chở của Đức Mẹ Guadalupe.
* Năm 1890: Sửa chữa lại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe.
* Năm 1894: Đức Giáo Hoàng Lêo XIII chấp nhận đặt văn phòng và dâng Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Guadalupe.
* Năm 1895: Ngày 12 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Lêo cho phép đặt vương miện lên bức hình Đức Mẹ Guadalupe.
* Năm 1910: 24 tháng 8: Đức Mẹ Guadalupe được Đức Giáo Hoàng Piô X tôn vinh là Thánh Quan Thầy của Châu Mỹ La Tinh.
* Năm 1921: Ngày 14 tháng 11: Một phép lạ che chở cho bức hình khi lực lượng chống đối chính phủ phá hoại bằng cách cho nổ bom ngay dưới tấm hình Đức Mẹ Guadalupe nhưng không hề làm bể kiếng.
* Năm 1929: Ông Alfonso Marcue Gonzalez khám phá ra hình ảnh của một người đàn ông trong đôi mắt của bức hình Đức Mẹ Guadalupe. Sự khám phá của ông không được phổ biến ra cho đến năm 1960, sau khi được giáo quyền cho phép.
* Năm 1933: Ngày 12 tháng 12: Một Thánh lễ trang trọng được cử hành tại Đền Thánh Phêrô tại Roma, trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Piô XI. Ngài cũng lập lại lời tuyên xưng của Đức Giáo Hoàng Piô X là tôn kính Đức Mẹ Guadalupe là thánh Quan Thầy của Châu Mỹ La Tinh.
* Năm 1945: Ngày 12 tháng 10: Đức Giáo Hoàng Piô XII mừng kỷ niệm 50 năm ngày đội vương miện cho bức hình linh thiêng Đức Mẹ Guadalupe bằng buổi nói chuyện trên radio với nhân dân nước Mexico.
* Năm 1946: Các nhà điều tra chứng minh rằng bức hình ảnh của Đức Mẹ Guadalupe không phải là bức hình sơn dầu, không ai có thể tạo ra một bức hình như thế. (Tức là xác nhận rằng đây không phải do tay người làm ra.)
* Năm 1951: Ông Carlos Salinas khám nghiệm bức hình linh thiêng và nhận thấy một hình ảnh trong đôi mắt của Đức Mẹ Guadalupe.
* Năm 1955: Một thanh niên ở vùng Tolpetlac khám phá ra cây thánh giá bằng đá, nơi mà thánh Juan Diego đánh dấu chỗ tìm được người cậu đang hấp hối.
* Năm 1955: Ngày 11 tháng 12: Đài Radio tuyên bố xác nhận rằng hình ảnh một người đàn ông được nhìn thấy trong đôi mắt ảnh Mẹ chính là thánh Juan Diego.
* Năm 1962: Bác Sĩ và bà Charles J. Wahlig, vốn là bác sĩ Nhãn Khoa ở tiểu bang New York, Hoa Kỳ khám phá thêm 2 hình ảnh khác trong đôi mắt của Đức Mẹ Guadalupe, sau khi họ đã phóng đại khuôn mặt Đức Mẹ Guadalupe trong bức hình lớn lên 25 lần. Bằng phương pháp khoa học, bác sĩ Wahlig chứng minh rằng có những hình ảnh được nhìn thấy trong mắt Mẹ. Và mắt Mẹ là đôi mắt của một con người.
* Năm 1966: Ngày 31 tháng 5: Đức Giáo Hoàng Phaolô VI gửi một đóa hoa hồng bằng vàng đến Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe.
* Năm 1975: Di chuyển bức hình linh thiêng từ Vương Cung Thánh Đường cũ sang Vương Cung Thánh Đường mới ở bên cạnh để tránh sự hư hoại.
* Năm 1979: Tháng 1: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II viếng thăm Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà có một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm Đức Mẹ Guadalupe.
* Năm 1979: Hai nhà khoa học gia Hoa Kỳ khám nghiệm bức hình linh thiêng bằng tia sáng quang tuyến. Báo cáo của họ xác nhận tính cách siêu nhiên của bức hình.
* Năm 1981: Kỷ niệm 450 năm ngày Đức Mẹ Guadalupe hiện ra: người ta vui mừng liên hoan khắp nơi trong nước Mexico.