Pages

21/9/09

Bí mật nơi luyện ngục...

BÍ MẬT NƠI LUYỆN NGỤC
Mục Lục
I. Các Bí Mật Nơi Luyện Ngục
Bài 1: Cha Thánh Padre Pio Chăm Lo Cho Các Linh Hồn Mồ Côi
Bài 2: Cha Thánh Padre Pio Tình Nguyện Chịu Đau Khổ Để Cứu Các Linh Hồn
Bài 3: Tôi Sẽ Dâng Thánh Lễ Cầu Cho Bạn
Bài 4: Sự Đau Đớn Mà Linh Hồn Phải Chịu Ở Luyện Ngục
Bài 5: Luyện Ngục Qua Cảm Nghiệm Của Hai Vị Thánh
Bài 6: Thánh Padre Piô Luôn Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn
Bài 7: Luyện Ngục: Người Do Thái Giáo Vẫn Được Cứu, Dù Chưa Có Phép Rửa Tộ
Bài 8: Đức Mẹ Maria, Nữ Vương Của Các Đẳng Linh Hồn Ở Luyện Ngục
Bài 9: Đức Mẹ Maria, Nơi Trú Ẩn An Toàn Của Kẻ Tội Lỗi
Bài 10: Luyện Ngục: Các Linh Mục Đền Tội Lâu Hơn Các Giáo Dân
Bài 11: Sự Thông Công Giữa Các Thánh, Các Linh Hồn Và Loài Người Ở Trần Gian
Bài 12: Vị Cố Linh Mục Chánh Xứ Hiện Về Đền Tội
Bài 13: Một Linh Hồn Đến Xin Giúp Đỡ
Bài 14: Linh Hồn Một Linh Mục Hiện Về Cám Ơn Người Cầu Nguyện Cho Mình
Bài 15: Những Người Khách Bất Ngờ
Bài 16: Với Thiên Chúa, Không Có Quá Khứ Hay Tương Lai
Bài 17: Lời Chúc Bình An
Bài 18: Thân Phụ Của Cha Thánh Padre Pio Nhìn Thấy Hai Linh Hồn Về
Bài 19: Linh Hồn Các Binh Sĩ Về Cảm Ơn Cha Thánh Padre Pio
Bài 20: Quyền Năng Của Lời Cầu Nguyện
Bài 21: Maria Simma, Người Phụ Nữ Được Các Linh Hồn Hiện Về

II. Hoa Qủa Của Đức Mẹ Medjugorje, Nam Tư
Bài 1: Ơn Gọi đặc biệt: Người nghiện rượu trở nên linh mục
Bài 2: Ơn Gọi đặc biệt: Một du đãng trờ nên linh mục
Bài 3: Tường Thuật về cuộc Hành Hương Medjugorje, Nam Tư Vào Tháng 10, 2005
Bài 4: Tường Thuật về buổi Đức Mẹ hiện ra tại Medjugojre ngày 2/11/2005 (Đức Mẹ Maria Tỏ Ra Buồn Bã Khi Hiện Ra Với Thị Nhân Mirjana)
Bài 5: Hình ảnh về Medjugorje, Nam Tư
Bài 6: Buổi Nói Chuyện Của Thị Nhân Vicka Ngày 28/10/2005 Tại Medjugorje, Nam Tư
Bài 7: Phần Chia Sẻ Cảm Nghiệm Của Anh Patrick Latta Tại Medjugorje, Nam Tư
Bài 8: Phần Chia Sẻ Cảm Nghiệm Của Chị Nancy Latta Tại Medjugorje
nguồn: conggiao
Chương I:

Bài 1 - Cha Thánh Padre Pio Chăm Lo Cho Các Linh Hồn Mồ Côi
Các linh hồn bị người đời quên lãng thì lại được cha Thánh Padre Pio chăm sóc kỹ lưỡng. Họ có một chỗ đứng quan trọng trong đời của cha Padre Pio.
Hàng ngày, ngài luôn cầu nguyện và dâng Thánh lễ chỉ cho các linh hồn này. Trong một buổi nói chuyện với các tu sĩ về tầm quan trọng của các lời cầu nguyện, cha Padre Pio nói:
“Rất nhiều các linh hồn người chết đang ở luyện ngục và họ thường leo lên núi này để dự thánh lễ mà tôi dâng và họ xin lời cầu nguyện của tôi. Số người chết này đến còn đông hơn là số người còn sống đến dự lễ.”
Câu nói này của cha Padre Pio làm cho chúng tôi ngạc nhiên. Trong suốt 52 năm ngài sống ở vùng San Giovanni Rotondo, hàng triệu người đến viếng ngài. Vậy mà ngài nói rằng linh hồn người chết đến thăm ngài còn nhiều hơn người sống.
Hiển nhiên, các linh hồn ngày hiểu rõ rằng trái tim ngài giống như một núi lửa rực cháy vì yêu thương những ai đau khổ. Cha Padre Pio viết như sau:
“Khi tôi biết một người đang đau khổ trong linh hồn hay đang đau đớn trong thể xác, tôi phải làm mọi cách để xin Chúa giải thoát họ khỏi nỗi thống khổ ấy. Tôi muốn nhận chịu hết mọi sự đau khổ của họ để họ được cứu thoát. Và tôi muốn trao tặng họ những ơn ích của sự đau khổ, nếu Thiên Chúa cho phép tôi làm điều ấy!”
Tình yêu tha nhân sâu đậm của cha Padre Pio đôi lúc ảnh hưởng đến sức khỏe của cha. Ngài mong ước họ được cứu thoát và được hạnh phúc trên hết mọi sự, đến nỗi ngài thừa nhận rằng:
“Tôi vội vàng sống vì các anh chị em và sẵn sàng nhận chịu tất cả các nỗi thống khổ của họ, nên tôi đau khổ mà không than van.”
Trong lá thư thứ 615, ngài viết:
“Tôi thường nói cùng ông Môsê để thưa lên Thiên Chúa, Đấng Thẩm Phán rằng:
-Lạy Chúa, xin tha thứ mọi tội lỗi của họ hay xin Chúa loại trừ con ra khỏi sách Hằng Sống của Ngài!
Thưa các bạn đọc, nếu chúng ta muốn theo gương cha Thánh Padre Pio, thì tôi xin phép lập lại lời của cha rằng: “Xin hãy làm những gì tôi đã làm. Hãy cầu nguyện và luôn cầu nguyện cho các linh hồn của người thân đã qua đời!”
Để kết luận, tôi xin chúng ta hãy nhớ rằng, chúng ta có thể xây một cầu thang của Chúa cho các linh hồn đáng thương nơi luyện ngục, bằng những lời cầu nguyện và các hành vi bác ái để dâng lên Chúa nhằm cầu nguyện cho các ý chỉ của các linh hồn.
Bài 2 - Cha Thánh Padre Pio Tình Nguyện Chịu Đau Khổ Để Cứu Các Linh Hồn

Vào ngày 29 tháng 11 năm 1910, cha Padre Pio đã viết cho cha linh hướng của ngài là LM Benedetto để giải thích về những sự đánh phá của ma qủy và ngài muốn được giải thoát khỏi sự thử thách ấy. Nhưng sau đó, cha Pio xin phép cha linh hướng để được trở nên một nạn nhân đền tội cho các người tội lỗi và cho các linh hồn ở luyện ngục. Cha viết như sau:
“Thưa cha linh hướng, con xin phép cha để trình bày một việc. Đôi lúc, con cảm thấy có nhu cầu dâng hiến chính mình con lên Chúa như là một nạn nhân để đền tội cho các người tội lỗi và cho các linh hồn ở luyện ngục. Mong ước này lớn mạnh trong trái tim con, đến nỗi con phải gọi là một nỗi đam mê vô biên. Con đã dâng lên Chúa lời thỉnh nguyện này rất nhiều lần. Con cầu xin Chúa cho con gánh chịu mọi sự trừng phạt mà Chúa đã chuẩn bị dành cho các người tội lỗi và cho các linh hồn ở luyện ngục. Xin Chúa hãy trừng phạt con và cho con chịu đau khổ gấp trăm lần để cho các người tội lỗi được ơn hoán cải, và để cho các linh hồn được sớm lên Thiên Đàng. Nhưng con biết, con phải xin phép cha để trở nên của lễ hy sinh. Con cảm thấy Chúa Giêsu rất muốn con làm điều này. Con chắn chắn rằng cha sẽ không gặp khó khăn khi cho phép con.”
Qua sự dâng hiến vô điều kiện để hứng chịu mọi sự trừng phạt gấp trăm lần, hầu mong các người tội lỗi được ơn hoán cải và các linh hồn được giải thoát khỏi luyện ngục, cha Padre Pio đã trao ban cho chúng ta một chìa khóa để hiểu được mầu nhiệm của tình yêu và đau khổ. Cha Benedetto đã cho phép cha Padre Pio làm việc ấy.
Trong lá thư đề ngày 1 tháng 12 năm 1910, cha Benedetto viết:
“Xin cha hãy dâng hiến những gì cha đã nói, và điều này sẽ được Chúa nhận lời. Xin cha hãy mở rộng đôi tay và thánh giá của cha. Bằng cách dâng hiến sự hy sinh, cha hiệp thông với Chúa Cứu Thế, cha hãy chịu đau khổ và cầu nguyện cho những kẻ ác nhân trên trần gian và cho các linh hồn tội nghiệp, là những người đáng cho chúng ta thương xót vì họ đang nhẫn nại chịu đau khổ mà không kể xiết được.”
Nhân danh sự vâng lời, cha Pio đã trở nên một nạn nhân cho giáo hội chiến đấu và cho giáo hội đau khổ. Sự dâng hiến này có thể giải thích bằng các cơn bịnh bí mật, những thử thách, những cuộc chiến đấu với ma qủy. Nhân loại luôn cần sự tha thứ và giáo hội đau khổ luôn cần sự đền tội. Cha Padre Pio trở nên một nạn nhân, vác thánh giá và bị đóng đinh vào cây thánh giá vô hình như Chúa Giêsu đã bị đóng đinh để cứu rỗi nhân loại, Chúa Giêsu đã xuống ngục tối để giải thoát những ai mong chờ sự cứu độ. Chúa Cứu Thế đã ban cho họ sự tự do và đưa họ lên Trời.
Cha Padre Pio qủa là một linh hồn anh hùng và quảng đại. Ngài luôn nghĩ đến tha nhân, cầu bầu cho họ, dâng hiến chính mình ngài như là một nạn nhân cho người khác được ơn cứu độ, những người trong giáo hội chiến đấu và giáo hội đau khổ. Đau khổ và thương yêu là hai con đường mà cha Padre Pio đã dùng để bắt buộc bản thân mình chịu thống khổ. Cha nói:
“Tôi cảm thấy mình ngụp lặn trong đại dương mênh mông của Đấng Hằng Yêu Thương. Tôi luôn sống trong tình yêu ấy.”
Kể từ khi cha Padre Pio được phép trở nên một nạn nhân, và từ khi cha tình nguyện dâng hiến bản thân mình thì các linh hồn người chết hiện về với cha nhiều vô số kể. Qua lời kể của cha Padre Pio, chúng ta có thể thấy những cuộc hiện ra này xẩy ra rất nhiều lần, và điều này không làm cho cha Pio sợ hãi hay bực mình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét