Pages

21/5/09

Ý nghĩa của Dấu Thánh Giá

Bert Ghezzi giải thích về ý nghĩa đến động tác có từ ngàn xưa.
LAKE MARY- Florida (Zenit.org) - Cử chỉ đơn giản mà các người Công giáo làm hàng ngàn lần trong cuộc đời của họ có một ý nghĩa sâu xa mà phần lớn đã không nhận thức ra.

Now, the multifaceted significance of the sign of the cross has been investigated and explained by Bert Ghezzi, author of "Sign of the Cross: Recovering the Power of the Ancient Prayer" (Loyola Press).

Bây giờ, ý nghĩa nhiều mặt của dấu thánh giá đã được khám phá và giải thích do Bert Ghezzi, tác giả quyển "Dấu Thánh Giá: Tìm lại được Quyền lực của Kinh Xưa" do nhà xuất bản Loyola Press.

Ông nói với ZENIT dấu đó xảy ra làm sao, ý nghĩa của dấu đó là gì và tại sao làm dấu đó cách cung kính có thể nâng cao sự sống người ta trong Chúa Kitô.

Dấu thánh giá khởi đầu khi nào?

Ghezzi: Dấu thánh giá là một thực hành và là một kinh rất xưa. Chúng ta không có chỉ dẫn nào về điều đó trong Kinh Thánh, nhưng thánh Basil trong thế kỷ thứ tư nói rằng chúng ta học dấu này từ thời các tông đồ và dấu đó được thi hành trong các lần rửa tội. Một số học giả giải thích lời của Thánh Phaolô nói ngài mang những dấu của Chúa Kitô trên thân xác ngài, trong thư Gal 6:17, tức là ngài qui chiếu về dấu thánh giá.

Trong sách, tôi đã ghi chú rằng dấu đó bắt đầu gần thời gian Chúa Giêsu và có từ Giáo Hội xưa. Các Kitô hữu nhận lấy dấu ấy trong phép rửa tội; vị chủ tế làm dấu trên họ và dâng họ cho Chúa Kitô.

Bằng cách nào dấu ấy trở nên một thực hành phụng vụ và sùng kính quan trọng như thế?

Ghezzi: Tôi suy đoán rằng khi những Kitô hữu trưởng thành được rửa tội, họ làm dấu thánh giá trên trán cách hiên ngang để chứng tỏ mình thuộc về Chúa Kitô.

Ông Tertullian nói rằng các Kitô hữu mọi thời có lẽ ghi dấu thánh giá trên trán mình. Tôi có thể tưởng tượng đến các Kitô hữu làm một dấu thánh giá nhỏ trên trán mình với ngón tay cái và ngón trỏ, để nhắc cho mình nhớ sống một đời sống cho Chúa Kitô.

Ngoài những lời đọc, dấu ấy có nghĩa gì? Tại sao đó là môt dấu chỉ tính môn đệ?

Ghezzi: Dấu ấy có nghĩa rất nhiều. Trong sách, tôi diễn tả ý nghĩa, có lời và không có lời. Dấu thánh giá là một sự tuyên xưng đức tin, một sự đổi mới bí tích rửa tội, một dấu chỉ tính môn đệ, môt sự chấp nhận đau khổ, một sự bảo vệ khòi quỉ dữ, và một chiến thắng trên sự sa ngã.

Khi anh chị làm dấu thánh giá, anh chị tuyên xưng một diễn tả ngắn của kinh tin kính--anh chị tuyên xưng đức tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Khi anh chị đọc lời và cầu nguyện nhân danh người nào thì anh chị tuyên bố sự hiện diện của họ và đến trong sự hiện diện của họ--đó là lý do môt tên được xử dung trong Kinh Thánh.

Như một á bí tích, đó là một sự đổi mới bí tích rửa tội; khi anh chị làm dấu thánh giá, thực vậy anh chị lập lại một lần nữa "Tôi chết với Chúa Kitô và sống lại trong đời sống mới." Dấu thánh giá trong bí tích rửa tội là như một sự cắt bì Kitô hữu, kết hợp dân ngoại trở về nưóc Do thái. Dấu liên kết cuả anh chị với thân thể Chúa Kitô, và khi anh chị làm dấu anh chị nhớ tới sự kết hợp của anh chị với Chúa Kitô là đầu.

Dấu thánh giá là một dấu chỉ tính môn đệ. Chúa Giêsu nói trong sách Tin Mừng Luca 9: 23, "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo." Lời mà các Giáo Phụ xử dụng khi làm dấu thánh giá là một tiếng Hy lạp tiếng đó cũng như là tiếng của ông chủ đặt cho một tên nô lệ, một mục tử đặt cho một con chiên và một tướng lãnh đặt cho một tên lính--đó là một sự tuyên bố tôi thuộc vào Chúa Kitô.

Sự từ bỏ mình không hẵn là từ bỏ những việc nhỏ; làm môn đệ tức là anh chị ở dưới sự lãnh đạo của Chúa Kitô và anh chị không thuộc về chính anh chị. Khi làm dấu thánh giá, anh chị nói với Chúa. "Con muốn vâng lời Chúa, con thuộc về Chúa. Chúa huơng dẫn tất cả quyết định của con. Con sẽ luôn luôn vâng phục lề luật Thiên Chúa, các huấn giáo của Chúa Kitô và Giáo Hội."

Khi đau khổ tới, dấu thánh giá là một dấu chấp nhận. Dấu đó nhắc lại Chúa Giêsu đã trở thành con người và đã chịu đau khổ vì chúng ta và chúng ta tham gia trong sự đau khổ của Chúa Kitô. Dấu thánh giá nói, "Tôi muốn ôm ấp sự đau khổ để chia sẻ sự đau khổ của Chúa Kitô.

Khi anh chị chịu đau khổ, anh chị cảm giác dường như Thiên Chúa không còn ở đó, thì dấu thánh giá đem Chúa đến và tuyên bố sự hiện diện của Người mà không biết anh chị có cảm thấy không. Đó là một phương cách nhận biết Chúa trong lúc bị thử thách.

Một trong những huấn giáo chính của các Giáo Phụ, dấu thánh giá là một sự tuyên bố chống lại quỉ dữ. Khi anh chị làm dấu trên mình, anh chị tuyên bố với quỉ dữ, "Đừng đụng vào tôi. Tôi thuộc về Chúa Kitô, Người là sự bảo vệ cho tôi." Dấu đó vừa là sự tấn công vừa là sự bảo vệ,

Tôi đã thấy rằng dấu thánh giá là một phương cách diệt trừ sự sa ngã--những vấn đề to lớn này chúng ta có, những sự việc bướng bỉnh này chúng ta không thể thoát khỏi được. Các Giáo Phụ nói nếu anh chị tức giận, đầy sự dâm ô, sợ hải, xúc động hay vật lôn với những vấn đề xác thịt, hãy làm dấu khi bị cám dỗ và dấu đó sẽ giúp xua tan đi vấn đề.

Tôi đã bắt đầu làm dấu để kiểm soát một vấn đề khi tức giận. Làm dấu trên mình là một phương cách diệt trừ sự tức giận, mách cho ta biết cách hành xử một cách nhẫn nại, bắt chước thực hành nhân đức của Chúa Giêsu.

Người không-Công giáo xử dụng dấu thánh giá được không?

Ghezzi: Được chứ, dấu thánh giá được những người Epicopalians, Lutherans, Methodists và Presbyterians xử dụng, cách riêng trong những khi rửa tội. Trong sách giáo lý bỏ túi của ông, Martin Luther khuyên làm dấu thánh giá trước khi đi ngủ và khi làm việc đầu tiên trong ngày.

Một điều xấu hổ là nhiều người không-Công giáo thấy dấu ấy là một cái gì họ không phải làm; dấu đó đền từ một Giáo Hội xưa mà tất cả chúng ta chia sẻ. Một trong những hy vọng của tôi khi viết quyển sách này là những nguời không-Công giáo sẽ đọc và chia sẻ trong dấu thánh giá.

Tại sao những người Công Giáo làm dấu thánh giá với nước thánh khi bước vào và khi bước ra khỏi nhà thờ?

Ghezzi: Muốn tham gia trong sự hy sinh cao cả của Thánh Lễ, anh chị cần đuợc rửa tội. Dùng nước thánh để làm dấu để có ý nói rằng "Tôi là một người Kitô hữu đã được rửa tội và tôi có quyền tham gia trong hy lễ này”.

Khi anh chị làm dấu thánh giá lúc anh chị ra về, anh chị có ý nói Thánh Lễ không bao giờ chấm dứt--toàn diện đời sống của anh chị tham gia trong hy lễ của Chúa Kitô.

Tại sao những người Kitô hữu phải học hỏi hơn nữa về kinh này?

Ghezzi; Tôi thiết nghĩ rằng đó không phải là một cái gì bất thường. Dấu thánh giá có một quyền lực to lớn như là một á bí tích; dấu thánh giá không tạo ra sự thiêng liêng mà dấu ấy chỉ, nhưng kín múc trong kinh nguyện của Giáo hội để mang ảnh hưởng đến trong cuộc sống chúng ta. Dấu thánh giá là một á bí tích cao cả.

Khi tôi thấy những cầu thủ thể thao làm dấu thánh giá lúc đang chơi, tôi không chê bai họ. Dấu ấy nói rằng tất cả điều gì tôi làm, tôi làm nhân danh Chúa Kitô--dầu những trò chơi cũng có thể được chơi trong sự hiện diện của Thiên Chúa.

Khi tình cờ người ta làm dấu thánh giá, tôi cầu nguyện cho họ công nhận điều đó một cách nghiêm chỉnh--là họ tuyên xưng họ tùy thuộc về Chúa Kitô, họ muốn vâng lời Người và chấp nhận đau khổ. Đó không phải là một lời thần chú cầu may.

Tại sao ngày nay dấu thánh giá có ý nghĩa, nhất là trong những lãnh vực mà luật pháp trở nên ít bao dung đến những việc làm công khai cho đức tin?

Ghezzi: Luật pháp có thể nói với chúng ta rằng chúng ta không thể có 10 Điều Răn trong một tòa nhà công cộng, nhưng không thể bắt chúng ta không được làm dấu thánh giá cách công khai. Chúng ta cần nhớ lời Chúa Giêsu đã nói: nếu chúng ta chối bỏ Người, Người sẽ chối bỏ chúng ta.

Đáng lý chúng ta phải cảm thấy tự tin và hãnh diện khi cho mọi người biết chúng ta là những Kitô hữu và chúng ta thuộc về Chúa Kitô.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét