Pages

18/5/09

CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG (CHƯƠNG VIII)

CHƯƠNG VIII

NĂM LÁ THƯ

Trong chương này, tôi muốn trích vài đoạn từ những lá thư sau cùng mà tôi gửi đến gia đình, họ hàng và bạn bè. Những trang này sẽ cho thấy tổng quát tinh thần rao giảng Tin Mừng của chúng tôi, trong những năm gần nhất.

*
* *

Sanchez 30-12-1980

Ba má và các bạn thân yêu!

Tôi muốn kể vài mẩu chuyện về cuộc hành trình sang Phi Châu, Cameroun và Sênegal.

Tôi khởi hành từ Saint-Domingo ngày 04-12. Sau 18 giờ bay, tôi đến Cameroun hồi 7 giờ tối, quá mệt mỏi. Lúc ấy, tôi chỉ mong chóng được nằm nghỉ trên một chiếc giường êm ấm. Nhưng có một chuyện “bất ngờ lý thú” ở phi cảng. Khi tôi trình giấy thông hành, nhân viên bảo tôi thiếu hộ chiếu. Tôi đáp: ở Saint Đômingô, người ta quả quyết với tôi là một người Canada không cần hộ chiếu để đến Cameroun. Tôi nói mãi, nhưng lý lẽ tôi không thuyết phục được các nhân viên, vì luật cũ ấy mới thay đổi. Và người ta nói:

- Ông không thể ra khỏi Phi Cảng hôm nay. Ông sẽ nghỉ đêm tại đây, để ngày mai trở về Thụy Sĩ lấy hộ chiếu, rồi ông có thể quay lại đây.

Thụy Sĩ à? Lại phải mất 7 giờ bay nữa! Một đôi vợ chồng người Pháp cũng gặp trường hợp tương tự. Song họ thản nhiên và chắc bụng sẽ được nhập cư, vì họ đã trình bày vấn đề nhờ Tòa đại sứ Pháp ở đây can thiệp. Tôi chạy đến Chúa và cầu nguyện:

- Con chẳng có ai để cậy nhờ ngoài Chúa. Nếu chính Chúa đã sắp đặt các cuộc tĩnh tâm này, thì Chúa sẽ mở cửa nước này cho con vào. Còn nếu không phải Chúa sắp đặt công việc ấy, thì con cũng chẳng vào đây làm gì nữa. Con đặt tất cả mọi sự trong tay Chúa.

Rồi tôi cầu nguyện một lúc trong tiếng lạ. Đang khi ấy, người ta đặt một viên công an to và khoẻ bên cạnh tôi, như sợ tôi có thể chạy trốn. Tôi nghĩ bụng: nếu mình không thể rao giảng Tin Mừng ở Cameroun đây, ít ra mình cũng có thể rao giảng Tin Mừng cho anh công an Hồi giáo này. Và tôi bắt đầu nói với anh về Chúa Yêsu, và các việc kỳ diệu Ngài đã làm.

Sau nửa đêm, anh công an buồn ngủ hơn tôi. Chính lúc ấy, có một cú điện thoại từ cấp trên ra lệnh phải cho tôi nhập cư. Hóa ra một Sư huynh Lasan đã vận động đủ mọi cách, để cho tôi được hộ chiếu 15 ngày. Tôi đã được ngủ trên chiếc giường dành cho tôi. Sáng hôm sau, tôi lại ra sân bay để đi chuyến khác. Đôi vợ chồng người Pháp vẫn còn ở đó, mặt mày ủ dột và mệt mỏi vì mất ngủ. Họ không được nhập cư và phải trở về Paris. Lợi dụng cơ hội, tôi nói với họ:

- Tôi đã không đặt công việc trong tay người trần, nhưng trong tay Thiên Chúa và tôi đã được vào. Thiên Chúa chúng ta quyền phép hơn Tòa Đại sứ Pháp.

Kinh nghiệm đầu tiên về cuộc rao giảng Tin Mừng ở Phi Châu rất tốt đẹp. Tôi tưởng như đang ở trên đất Cộng Hòa Đôminicana. Gương mặt người bản xứ rất đơn sơ, tươi vui; tính tình họ rất dễ mến và cởi mở. Cũng cùng một bầu khí, cùng một cảnh vật và cùng một Thiên Chúa hoạt động bằng những việc kỳ diệu của Người.

Chiều thứ bảy, chúng tôi cử hành Thánh Lễ cầu cho bệnh nhân, và Thiên Chúa khởi sự ban những dấu lạ và kỳ công như ở Pimentel năm 1975. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều việc chữa lành lạ lùng.

Trong số đó, có trường hợp một bé gái 5 tuổi, bịliệt không đi được, và nhờ ơn Chúa, đã đi được từ hôm ấy. Ngày hôm sau, vào cuối buổi lễ tại nhà thờ Chánh Tòa, tôi mời người mẹ của em bé lên làm chứng trước cử tọa. Rồi xin em bé bước đi trước mặt mọi người, đối diện với bàn thờ. Em bé làm y như vậy, người ta xúc động khóc lóc và ngợi khen Thiên Chúa. Cả thánh đường bùng vỡra trong tiếng vỗ tay như sấm: Chúa Yêsu đang sống tại Phi Châu!

Trong kỳ tĩnh tâm, phúc lành lớn nhất mà tôi được thấy, là trường hợp một cha thừa sai đã có ý định bỏ chức vụ linh mục để lập gia đình. Mấy người bạn mời ông đến dự tuần giảng tĩnh tâm trước khi dứt khoát. Ông đã nhận lời và thế là Chúa đã vớt ông lại. Ông đã dâng lại trái tim mình cho Chúa và khẳng định lại ý muốn theo Chúa, tiếp tục thi hành chức vụ linh mục.

Tuần tĩnh tâm kết thúc bằng một Thánh Lễ ngoài trời với 3.000 người tham dự. Có 38 linh mục đồng tế, và Chúa vẫn phù trợ việc rao giảng Lời, bằng những dấu lạ và kỳ công mới. Qua một lời thông tri, Chúa nói cho biết:

- ở đây, có một thiếu niên 16 tuổi bịđiếc tai trái mà Chúa sẽ chữa.

Sau lễ, một thiếu niên đến gần bàn thờ và nói: chính cậu 16 tuổi, là người bịđiếc ấy, mà Chúa vừa chữa lành. Tất cả cử tọa đều ngợi khen Chúa.

Hôm sau, tiếp diễn các kỳ công của Chúa trong nhà thờ ở Yaoundê. Một nữ nhân viên ngân hành bịcận thị13 năm, đã được Chúa chữa lành. Ngày hôm sau, chịthuật phép lạ cho tất cả các bạn đồng nghiệp. Họ vẫn thường thấy chịđeo đôi kính cận thịdầy cộm, từ nay sẽ quẳng đi, không cần nữa; nên cả nhóm họ đến dự Thánh Lễ. Hôm ấy, có tới hơn 3.000 người dự, bắt buộc chúng tôi phải đem bàn thờ ra ngoài trời, vì trong nhà thờ không đủ chỗ. Đang buổi lễ, một bé gái được khỏi cánh tay trái bịbại. Một nhân viên cảnh sát cảm thấy được ngơi nghỉ trong Thánh Thần, và được khỏi chứng đau cột sống. Một Mẹ Bề Trên một dòng ở Phi Châu cũng cảm nghiệm được sự bình an của Thánh Thần, và được lành các vết loét. Các ơn lành bệnh rất nhiều, không thể kể hết.

Trong vài ngày, chúng tôi đã được thấy tất cả các dấu chỉ giúp nhận ra Đức Yêsu là Đấng Cứu Thế: mù được thấy, điếc được nghe và các người nghèo khó được rao giảng Tin Mừng.

Đoạn, tôi đến Sênêgal, ở đó xảy ra mười mấy việc chữa lành, để nhắc cho dân ấy biết rằng Chúa Yêsu đang sống. Khi tận mắt thấy những kỳ công của Chúa và sự đáp ứng nồng nhiệt của dân chúng, một vịthừa sai dòng Thánh Tâm nói với chúng tôi:

- Đó chính là điều ở đây chúng tôi cần. Tôi đã biết thế nào Chúa cũng đến giữa chúng tôi như thế, vì khi các người Hồi giáo thấy Chúa Yêsu làm các phép lạ, họ sẽ tin rằng Ngài đang sống và Ngài còn hơn một tiên tri.

Và vịthừa sai không ngừng lập lại câu ấy khắp nơi, khi nói về các việc lành bệnh đã làm nảy sinh và tăng trưởng đức tin nơi dân chúng. Nhưng, có nơi nào trên thế giới lại chẳng cần đến các phép lạ như thế? Tôi thấy mọi nơi đều cần.

Ông quận trưởng thành phố Sangmelima, một tín đồ Tin Lành, đã đích thân đến chào tạm biệt tôi và cám ơn, vì vợ ông đã lành bệnh gan, em gái của bà cũng được khỏi bệnh loạn tuần hoàn máu. Ông rất cảm động và đem biếu tôi một món “quà nhỏ”, kỷ niệm lần tôi đến Sangmelima: đó là một chiếc ngà voi thứ thiệt.

Chiếc ngà voi ấy không nằm trong vali được. Tôi gói nó riêng ra, và tiếp tục cuộc hành trình. Song phải trả thêm tiền cước phí, vì nó rất nặng. Tôi suýt quên nó trong máy bay. Một tay xách vali, một tay xách “cái món quà nhỏ” đó, nên vướng víu và tốn kém lắm.

Đến địa điểm mới, một chuyên viên về ngà tấm tắc khen:

- Thưa cha, chiếc ngà voi này rất quý giá. Tôi hy vọng cha sẽ không bịphiền hà ở phi cảng, vì ở đây luật buôn bán ngà voi rất nghiêm ngặt.

Thế là nếp sống của tôi bịxáo trộn, tôi phải mua thêm một vali riêng, và giữ gìn nó cẩn thận hơn các vali khác. Càng ngày, tôi càng gặp rắc rối ở các phi cảng, phải trả thêm tiền cước phí, lúc đi cũng như lúc đến, làm tôi đã phải kêu xin Chúa:

- Chúa ơi! Con đã chứng kiến những việc Chúa mở mắt người mù. Lần này, con xin Chúa bịt mắt những ông quan thuế, để họ đừng nhìn thấy chiếc ngà voi. Chúa biết: đó là “món quà nhỏ” người ta tặng con mà!

Khi tới trọ một nhà nào, tôi phải canh chừng và đôi khi giấu nó dưới giường. Sau giờ giảng, điều đầu tiên là tôi cúi xuống tìm chiếc ngà voi. Đôi khi, tôi ngắm nó giây lát, vuốt ve và xếp nó vào vali cẩn thận.

Một hôm, đang cầu nguyện, tôi chợt nghĩ đến cái ngà voi quý giá với bao lo lắng và phiền toái gây cho tôi từ khi có nó bên cạnh. Lúc ấy, tôi thở dài lớn tiếng:

- Chúa ơi! Thật Chúa có lý khi nói: “Phúc cho người nghèo!”, vì khi chưa có chiếc ngà voi ấy, con đâu phải rắc rối như bây giờ…

Thế là tôi chỗi dậy, đem biếu ngay chiếc ngà voi ấy cho vịBề Trên tu viện tôi đang trú ngụ. Lập tức, bình an trở lại tâm hồn tôi. Nào những lo lắng, những cước phí phụ trội, và ngay cả những chia lòng chia trí trong khi cầu nguyện, tất cả đều tan biến.

Nhờ bài học ấy, tôi hiểu được rằng chiếc ngà voi là những cái người ta gọi là quyền lực, tiền bạc, danh vọng, của cải, vật chất, v.v… Chúng luôn là nguồn gốc gây ra sự nô lệ. Tệ hại nhất là chúng ta lại quỳ lạy những cái đó, chúng làm ta rời xa Thiên Chúa chân thật. Ôi, các ngà voi ấy thật phiền hà biết bao! Chúng khiến ta phải trả thêm cước phí! Chúng đè nặng biết bao! Nhất là cùng với các ngà voi ấy, ta phải vác cả con voi nữa!

Là những kẻ đặt niềm tin cậy nơi Chúa, chúng ta không cần của cải, vật chất; đó là điều Chúa đã dạy tôi. Chúa là Chúa Tể mọi sự! Vé máy bay đi Cameroun và Sênegal mất 1.780 đôla. Bấy nhiên đã quá đắt, đối với những đất nước nghèo khổ ấy, nên tôi xin họ đừng thù lao gì thêm tôi nữa. Trả 1.800 đôla để trả vé máy bay cho tôi đã đủ rồi! Một linh mục biết được chuyện ấy nói với tôi:

- Như thế không được! Cha đã làm việc cật lực, và người ta chỉ cho cha 20 đôla. Như vậy, mỗi ngày, cha chưa được công một đôla.

Tôi đáp:

- Cha đừng lo, Chúa sẽ bù cho chúng tôi gấp trăm!

Khi về đến xứ đạo của tôi, một núi thư từ chờ đợi tôi. Một lá thư nói như thế này:

- Chúng con muốn gửi cho cha món quà nhỏ, để cha đi rao giảng Tin Mừng.

Câu “món quà nhỏ” làm tôi tức khắc nhớ đến chiếc ngà voi nọ và tôi buông rơi lá thư, cuống cuồng lo sợ. Nhưng đó lại là một ngân phiếu 2.000 đôla. Đúng 100 lần (20 đôla). Tôi rùng mình, không ngờ Chúa Yêsu lại tính toán sít sao đến thế!

*
* *

La Romana 01-12-1981

Ba má và các bạn thân yêu!

Chúa Nhật vừa rồi, lễ Chúa Kitô Vua, chúng tôi cử hành Đại hội Đặc sủng toàn quốc lần hai ở Saint Đôminicana. Đến 42.000 người, đại diện cho 1.500 nhóm cầu nguyện của Cộng Hòa Đôminicana. Họ đứng chật cả Sân Vận động Điền kinh của Thủ đô, hôm 22 tháng 11, trong một cuộc biểu dương niềm tin vĩ đại dâng lên Chúa Kitô Vua.

Chủ đề của Đại hội là “Chúa Kitô, Vua vũ trụ”. Cảnh tượng thật phi thường: từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều, dưới bầu trời trong xanh, trong một bầu khí lễ hội, chúng tôi đã ca hát, cầu nguyện và nghe giảng, trong niềm cảm mến tình thương của Chúa, Cha chúng ta.

Lúc 11 giờ, đến lượt tôi nói về “Chúa Yêsu đang sống”, và ngay sau đó, cùng với cả nhóm của mình, tôi cầu nguyện xin ơn chữa lành, cho tất cả các bệnh nhân từ mọi nơi trong nước đông đảo về đây. Chúa đã chữa lành đặc biệt cho chúng tôi. Đến 14 giờ 30, giờ làm chứng, rất nhiều người lên góp lời. Trong số đó, có trường hợp của một người đàn ông phải khó nhọc lắm mới đến dự Đại hội được, và ở đây, ông đã được hoàn toàn khỏi bệnh. Do bệnh tim, ông bịbán thân bất toại bên trái, và không thể đi được nếu không nhờ đôi nạng. Lúc 14 giờ 30, ông tự mình bước lên giảng đài, không còn cần nạng, rồi trong tiếng nức nở, ông cảm tạ Chúa vừa chữa ông lành.

Ngày chính của Đại hội, Đức Tân Tổng Giám Mục – Đức Cha Nicolas Yêsu Lopez – đã ban một huấn từ hào hứng, về cuộc Canh Tân Đặc Sủng trong thế giới hôm nay. Có một vài linh mục vốn vẫn chống báng dữ dội cuộc Canh Tân, xem ra rất ngượng ngùng, trước lập trường vững chắc và thẳng thắn của Đức Tổng Giám Mục. Vinh danh Thiên Chúa!

Giờ đây, xin báo cho ba má và các bạn một tin vui to lớn là, tôi không còn là cha sở họ đạo Sanchez nữa. Đó là niềm vui, vì tôi không thể vừa làm cha sở, lại vừa đi giảng tĩnh tâm khắp nơi trên thế giới. Tháng 4 vừa qua, tôi đã mãn nhiệm, và bây giờ, tôi được dành trọn thời giờ để rao giảng. Hiện nay, tôi ngụ tại họ đạo La Romana mà cha André Dumas là cha sở. Cha André Dumas chỉ có một mình lo cho 30.000 giáo dân. Sau những lần đi giảng về, tôi giúp cha một chút và điều ấy rất có ích lợi cho tôi, vì cũng cần xen lẫn công việc mục vụ xứ đạo với việc giảng tĩnh tâm.

Năm nay, tôi đã làm chứng nhân cho Chúa Kitô Phục Sinh ở cả năm châu. Bỏ qua cả ngàn điều quan trọng, tôi chỉ muốn nói về chuyện sau đây:

Sau những buổi hội thảo đại kết tại Thụy Sĩ, tôi đến Lisieux, Mạc-xây và Paray-le-Monial. Rồi tôi trở về Dominicana, để đến dự cuộc tĩnh tâm linh mục ở Ceja (Colombia), và cuối cùng đến cuộc tĩnh tâm ở Monterrey (Mêxicô); ở đó xảy đến cho tôi một chuyện rất ngộ nghĩnh.

Giấy thông hành của tôi đã hết hạn, tôi gởi đến tòa đại sứ Canada ở Caraca, nước Venezuela, để xin gia hạn. Ngày đi Mêxicô của tôi đã gần kề, mà giấy thông hành chưa có. Trước hôm lên đường, tôi điện thoại đến Caraca, thì được trả lời là họ đã gửi cho tôi rồi. Chúng tôi chẳng còn biết làm gì, ngoài việc kiên nhẫn chờ giấy đến.

Trưa hôm đó, người ta điện thoại cho tôi từ Monterrey bên Mêxicô, và hỏi tôi chuyến bay cùng giờ cất cánh. Tôi báo với họ là ê-kíp của tôi sẽ đến, nhưng không có tôi, vì tôi chưa được giấy thông hành. Họ vô cùng bối rối, vì tất cả đã được chuẩn bị, để đón 14.000 người tham dự. Họ hứa với tôi là sẽ thức đêm cầu nguyện và trao phó việc đó cho Chúa.

Hôm sau, tôi ra sân bay mà không có giấy thông hành. Tôi nói với ông Giám đốc Sở Di Trú là một người Canada có thể vào Hoa Kỳ với một bằng lái xe (máy bay sẽ đáp tạm ở Miami, trước khi bay đến Mêxicô). Ông bảo tôi:

- Nếu hãng hàng không Eastern dám nhận cha lên phi cơ của họ, thì tôi để cha đi.

Tôi quay sang hỏi nhân viên hãng Eastern, người ấy nói:

- Nếu Sở Di Trú cho phép cha đi, thì chúng tôi sẽ cho cha lên máy bay.

Tôi nguyện xin với Chúa:

- Lạy Chúa, chính Chúa sẽ nhận lấy tất cả mọi cái liều lĩnh…

Và tôi lên phi cơ đi Miami. Đến nơi, mọi người đều xuất trình giấy thông hành, hộ chiếu và giấy phép di trú. Còn tôi chỉ đưa bằng lái xe. Nhân viên quan thuế hỏi tôi:

- Cái gì đây?

- Bằng lái xe, tôi chỉ có thế thôi. Một người Canada có thể vào Hoa Kỳ với giấy này mà…

Ông thông cảm cho tôi qua.

Trước khi tiếp tục chuyến bay đi Mêxicô, viên chức Sở Di Trú, rất thông thạo mọi luật lệ, nói với tôi cách giận dữ:

- Cha không thể đi Mêxicô, cũng như bất cứ nơi nào khác, với các giấy này, cũng không thể ở lại Miami. Giấy ấy vô giá trị. Bất cứ ai cũng có thể xin được bằng lái xe ở Canada, và việc đó không có nghĩa là họ là người Canada. Người ta đến Hoa Kỳ với giấy căn cước, chứ không với bằng lái xe. Không bao giờ người ta sẽ cho cha vào Mêxicô, người ta sẽ bắt cha trở về.

Hóa ra tôi đã đưa lộn bằng lái xe thay vì thẻ căn cước. Đội ơn Chúa, thế là tôi có thể đi được. Nhưng đến Mêxicô, thì một vấn đề khác xảy ra, cũng trầm trọng không kém. Lúc ấy, tôi cầu nguyện:

- Chúa ơi, Chúa hãy bịt mắt anh nhân viên này, để anh ấy không thấy những gì con thiếu.

Nhân viên kiểm soát đang uống cà phê. Lơ đễnh, anh ta đang nói chuyện với một người bạn…, nên không nhìn đến giấy tờ của tôi. Anh đóng dấu trên giấy xuất trình…, thế là tôi được vào Mêxicô. ở đây, Chúa bịt mắt nhân viên Sở Di Trú, còn trong kỳ cấm phòng, Ngài đã mở mắt cho một người đàn bà bịmù từ 5 năm. Chúa là vịChúa Tể làm được tất cả những điều không có thể!

Sau cuộc giảng cấm phòng ở Monterrey, chúng tôi đã cử hành một Thánh Lễ cầu nguyện cho bệnh nhân ngoài trời, trong khuôn viên của thánh đường, bàn thờ được đặt giữa 6.000 người bịướt sũng vì mưa không dứt. Sau khi rước lễ, Chúa chữa một ông bịcâm từ vài năm, do một cơn tai biến mạch máu não. Chúa đã mở lưỡi cho ông và ông đã kêu to:

- Vinh quang Thiên Chúa! Vinh quang Thiên Chúa!

Những người quen biết ông từ trước thấy vậy, thảy đều sững sờ; sau đó, họ đưa ông lên máy vi âm để ông làm chứng. Hai người què cũng được lành, họ đứng dậy và bước đi. Một trong hai người lên giảng đài làm chứng, đang khi cha sở khóc xúc động. Nhiều linh mục đồng tế với chúng tôi cũng xúc động ứa lệ. Tôi cười hân hoan và reo lên:

- Anh chịem và mọi người thấy đó: Chúa Yêsu đang sống.

Đó là tóm tắt một vài hoạt động của tôi trong năm nay. Các bạn sắp bảo rằng: tôi chỉ thích nói về các cuộc tĩnh tâm thôi. Đúng vậy! Chính đó là tâm tư, là ơn gọi của tôi: sống để cao rao khắp nơi tình thương và lòng từ bi của Thánh Tâm Chúa Yêsu.

*
* *

La Romana 10-12-1982

Cha mẹ và các bạn thân yêu!

Ước mong tất cả đều mạnh khoẻ và tràn đầy niềm vui của Chúa. Phần tôi, chưa bao giờ mạnh khoẻ như bây giờ, và sung sướng đem chính sức khoẻ mà Chúa đã trả lại cho tôi cách đây 10 năm, để phục vụ cho việc rao giảng Tin Mừng. Tôi còn dự tính sẽ viết cuốn sách nhỏ về các lời chứng, trong đó, tôi sẽ thuật lại những gì tôi thấy, suốt 10 năm làm việc tông đồ trong phong trào Canh Tân. Tôi không biết có giờ viết cuốn sách ấy không, nhưng ý tưởng ấy cứ luôn quanh đi quẩn lại trong đầu tôi. Tôi sẽ thử viết và có thể đề tựa là: “Chúa Yêsu đã làm cho tôi thành một chứng nhân”.

Cuối tháng 11, tôi đã từ Polynêsi thuộc Pháp trở về. Đó là một trong những cuộc hành trình đẹp nhất của đời tôi. Chưa bao giờ tôi gặp một dân tộc dễ mến, và sẵn sàng đón nhận Lời Chúa như thế. ở đây, tôi đã trải qua một giai đoạn rao giảng Tin Mừng đầy vui mừng và đầy phúc lộc.

Để các bạn hình dung được sự đón tiếp của dân chúng, tôi chỉ kể ra đây lần đến Phi cảng Tahiti lúc 2 giờ sáng, sau 16 giờ bay từ Saint-Đômingô (gấp đôi giờ bay từ Saint-Đômingô tới Paris). Tôi vô cùng ngạc nhiên, khi thấy ít nhất 200 thành viên của phong trào Canh Tân đã đợi ở Phi cảng. Họ đến đón tôi vào buổi sáng sớm tinh mơ đó với những vòng hoa, những chiếc hôn và những bài ca. Họ hát bài “Alabaré” cách nhiệt tình. Họ choàng lên tôi nhiều vòng hoa đến che kín cả mắt. Phải chi tôi có cái cổ dài như lạc đà!

Hai ngày sau, chúng tôi khởi sự Đại hội lần thứ nhất cho thành phần lãnh đạo phong trào Canh Tân, họ từ nhiều đảo của Polynêsi đến. Trong cuộc tĩnh tâm thứ nhất nói tiếng Pháp này, có tới 220 người dự. Có những người ở những hòn đảo xa hơn, phải đi tàu mất ba hôm để dự 5 ngày tĩnh tâm. Qua đó, tôi nhận thấy tinh thần hy sinh của họ rất cao. Chẳng lạ gì, khi họ được Chúa chúc phúc dồi dào. Cách nào đó, tôi được sống lại những biến cố giống như ở Pimentel năm 1975.

Các vịthừa sai đầu tiên đã đến truyền giáo ở Polynêsi thuộc Pháp vào năm 1834. Năm nay, dịp mừng Lễ kỷ niệm 150 năm truyền giáo, người ta tổ chức các cuộc tĩnh tâm rao giảng Tin Mừng cho cả địa phận. Những cuộc tĩnh tâm đặc sủng của chúng tôi cũng là một trong chương trình chung ấy.

Lòng quảng đại của dân chúng biểu lộ bằng muôn ngàn cách. Chưa bao giờ tôi nhận được nhiều quà như ở đây: mười tám áo sơ mi, hai đôi giầy, một bộ đồ lớn màu xanh rất lịch sự, v.v… Khi tôi sắp rời nơi đó, không có vali nào chứa hết các thứ ấy; thế là cộng đoàn Công giáo gốc Hoa biếu tôi một cái vali lớn và đẹp chưa từng thấy, để xếp quà biếu vào. Tôi đã mang quá định mức 25kg khi lên phi cơ, mà người ta không bắt trả thêm một xu cước phí nào. Chắc tôi không dễ quên dân chúng ở Tahiti, cũng như ở các đảo mà tôi đã đến để rao báo Tin Mừng gần một tháng trời – toàn những tâm hồn cởi mở trước Lời Chúa.

Sau khi giảng tại hai đảo khác, thăm viếng nhiều cộng đoàn nữ tu và bệnh nhân phong cùi, cùng với họ dâng Thánh Lễ, rồi gặp gỡcác tu sĩ thừa sai, tuần cuối cùng, tôi giảng một bài vào buổi chiều và dâng lễ cầu nguyện cho các bệnh nhân. Chiều nào cũng có từ 3.000 đến 5.000 người dự. Thay vì bài giảng, thì những bệnh nhân đã được Chúa chữa khỏi ngày hôm trước lên tiếng làm chứng.

Lời chứng gây cho tôi ấn tượng mạnh nhất, là trường hợp người đui hẳn một mắt, còn mắt kia nhìn được lờ mờ, và anh ta sắp đi mổ. Trong Thánh Lễ cầu cho bệnh nhân, vào chính lúc dâng Mình Thánh, anh thấy một ánh sáng lớn trong nhà thờ và mắt anh ta mở ra. Anh được lành!

Nếu lúc đến, người ta choàng hoa cho tôi, thì lúc đi, họ choàng đủ thứ vỏ sò. Khi đeo những thứ đó lên máy bay, chúng khua thành tiếng động lổn ngổn, làm mọi người hành khách trên đó đều cười rộ. Tôi đã chia sẻ các món quà ấy cho những tín hữu trong họ đạo của mình. Thật là một cảnh tượng vui mắt, khi nhìn những người dân miền Caribê mặc quần áo và đeo những vòng xuyến của dân miền Pôlynêsi!

*
* *

La Romana 25-10-1983

Cha mẹ và các bạn thân mến!

Tôi vừa từ Nam Tư về và hết lòng mong muốn chào thăm tất cả, cầu mong mọi người vẫn bình an và được vui mừng trong Chúa.

Tôi nghĩ: mình không được phép lặng im, sau khi đã thấy những điều trong cuộc hành trình dài loan báo Tin Mừng, bắt đầu ngày 18 tháng 8 năm 1983, và kết thúc vào ngày 15 tháng 10 – ngày lễ Thánh Têrêsa thành Avila.

Ngày 18 tháng 8, tôi đến Pháp để dự cuộc họp mặt của những cộng đoàn Canh Tân Đặc Sủng Pháp, tổ chức tại Ars, gồm 4.000 người cùng dự một tuần lễ cầu nguyện, suy nghĩ và học hỏi trong niềm vui của Chúa. Thật là một cuộc họp mặt tốt đẹp và tràn đầy phúc lộc!

Từ đó, tôi sang Nam Tư. Đồng hành với tôi có cha Pierre Rancourt, người Québec, và bác sĩ Philippe Madre, phó tế, phụ trách cộng đoàn đặc sủng “Sư tử Yuđa” tại Pháp. Căn cứ vào những chứng từ và những hoa quả biểu lộ tính xác thực, thì Đức Trinh Nữ đã hiện ra ở Mễ Du (Medjugorje), nước Nam Tư, truyền một sứ điệp kêu gọi hòa bình, ăn năn thống hối và cầu nguyện. Có điều chắc chắn là họ đạo của cha Tomislav Vlasik đã trở thành một trung tâm đức tin và hành hương, ở đó có rất nhiều cuộc trở lại.

Chúng tôi đến Mễ Du trước Thánh Lễ 7 giờ chiếu thứ ba. Cha Tomislav mời chúng tôi đồng tế với ngài. Có hơn 3.000 người đến dự Thánh Lễ. Mười hai linh mục ngồi ngoài trời, đang giải tội cho hàng dãy dài những hối nhân.

Đó chỉ là một buổi tối bình thường (còn thứ bảy và Chúa nhật thường lên tới 7, 8 ngàn người, suốt hai năm nay). Cuối lễ, cha Tomislav nói với tôi:

- Dù hôm nay chưa bắt đầu cuộc cấm phòng, nhưng đã có nhiều khách hành hương bệnh tật. Cha có muốn hướng dẫn một buổi cầu nguyện cho họ không?

Tôi vui mừng chấp nhận, và nhờ một linh mục thông dịch lời cầu nguyện của tôi sang tiếng bản xứ (Croate). Ngay đêm đầu tiên ấy, Chúa đã khởi sự chữa lành bệnh nhân, họ lên làm chứng liền sau Thánh Lễ.

Hôm sau, người ta kéo đến ít nhất 8.000 người. Tin đồn những việc chữa lành lan đi mau chóng, và điều ấy gây lo ngại cho các cơ quan Nội vụ. Chúng tôi đã cầu nguyện, và Chúa chữa nhiều người được khỏi qua lời chứng của họ. Đêm thứ năm, có đến 15.000 người kéo đến, trong khi chúng tôi đang… ở trong tù.

Chuyện đó xảy đến thế này: ban sáng, chúng tôi giảng cho nhóm bạn trẻ, và cầu nguyện cho họ được thanh tẩy trong Thánh Thần. Tất cả đều được Chúa chúc phúc, một số khác được ơn nói tiếng lạ, và một bầu khí bình an, vui mừng ngự trịtrong cộng đoàn. Sau đó, chúng tôi về nhà xứ dùng cơm trưa. Cuối buổi, 3 nhân viên đến đưa lệnh bắt chúng tôi, buộc chúng tôi cầm giấy thông hành theo họ để được thẩm vấn. Chúng tôi bịnhốt!

Chúng tôi bịđưa đến thịtrấn Citluk, cách đó khoảng 7 cây số. Dẫn ra trước tòa án, chúng tôi bịkết tội phá rối trịan tại Nam Tư, và rao giảng không có phép của chính quyền. Họ nhốt chúng tôi vào một phòng nhỏ đợi điều tra thêm. Cũng may, tôi không đến Nam Tư một mình, nên cả 3 chúng tôi đều bịgiam chung, cũng là một điều hay. Chúng tôi ở đó suốt buổi chiều. Thời gian trôi đi, chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra. Khoảng 5 giờ chiều, thời tiết quá nóng, chúng tôi hỏi xin nước uống, nhưng được trả lời không có nước.

Ngày hôm trước, chúng tôi ăn chay, chỉ dùng bánh mì và nước lạnh, để cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Đó là thói quen của các linh mục, nữ tu và các nhóm cầu nguyện tại Mễ Du thực hành mỗi ngày thứ tư. Tôi thầm đợi đến ngày thứ năm sẽ ăn uống bình thường trở lại, nhưng đến ngày thứ năm, tôi cũng chẳng có một mẩu bánh mì và ly nước lạnh. Giờ lần chuỗi tại xứ đạo Mễ Du, trong tù, chúng tôi cũng tham dự với họ, và kết thúc bằng bài hát Salve Regina. Một viên cảnh sát giận dữ bước vào và ra lệnh chúng tôi phải im lặng. Tôi không biết rằng người tù bịcấm ca hát, nhưng tôi nghĩ rằng anh ta bực mình, vì thấy chúng tôi vui sướng và bình an.

Trên tường, có treo một bức ảnh lớn của Chủ tịch Titô. Tôi nhờ cha Pierre Rancourt chụp dùm tôi một tấm hình, để làm kỷ niệm chuyến thăm Nam Tư này. Tôi đứng mỉm cười, và một tay đang chỉ vào tấm hình Titô, như để nói rằng: “Chính ông này phạm tội!”. Khi đèn máy chụp hình vừa nhá sáng, thì cảnh sát chạy ngay tới. Họ rất giận dữ, và ra lệnh cho tôi phải đưa máy hình cho họ. Tôi run rẩy như một cậu bé làm lỗi. Tôi bật mở máy hình ra cho phim bịhư, để tránh nguy hiểm và để tình thế đừng tồi tệ thêm.

Sau khi lục soát các vali, họ cho chúng tôi 24 giờ để rời khỏi nước, bằng không, chúng tôi sẽ bịtống giam lại.

Hôm sau chào từ biệt các linh mục, tu sĩ đã đối xử rất tử tế và tỏ ra rất buồn vì thấy chúng tôi bịtrục xuất như thế, chúng tôi lên tắc xi đi Zadar, cách đó 350 cây số. Có hai phụ nữ người Mỹ đi hành hương đã cho chúng tôi 150 đôla để trả tiền tắc xi. ở Zadar, thành phố du lịch nằm trên bờ biển Adriatique, chúng tôi đáp chuyến bay 9 giờ tối đến Rimini (Ý) vào 6 giờ sáng hôm sau; từ đó lên xe lửa đi Milan. Đến chiều, phi cơ chúng tôi tới Paris, vừa lúc ăn tối. Chúng tôi đã phải mất hai ngày từ Nam Tư trở về, vì hôm ấy không có cách nào để lấy vé máy bay được. Tin Mừng đã nói đúng, khi hứa cho chúng tôi được gấp trăm và cả sự bắt bớ vì Danh Đức Yêsu!

Trong thư sau, tôi sẽ kể cho tất cả nghe những cuộc phiêu lưu tại Congo, dịp chúng tôi đến đó để mừng kỷ niệm bách chu niên truyền giáo. Nguyện Chúa chúc phúc cho Ba mẹ và các bạn!

*
* *

La Romana 15-11-1983

Cha mẹ và các bạn thân mến!

Đây là trình thuật chuyến đi Phi Châu của tôi, với một số điều kỳ lạ mà mắt tôi đã thấy. Đêm 19 tháng 11, tôi từ Paris sang Phi Châu. Tôi sẽ phải giảng ở Congo 15 ngày, và sau đó, 5 ngày ở Zaire (xưa là Congo Bỉ).

Sáng 20 tháng 11, tôi đến Kinshasa – thủ đô của Zaire – và được các cha Dòng Tên đón tiếp nồng hậu, nhất là cha Guy Verhaegen SJ, phụ tá điều hành về cộng đoàn đặc sủng ở Kinshasa. Cha đã mời tôi đến giảng tĩnh tâm cho thành phần nòng cốt của cộng đoàn ấy.

Sau chuyến bay 8 tiếng, tôi nghỉ ngơi một chút, rồi đến Đại sứ quán Congo xin hộ chiếu. Ngày hôm sau, tôi đáp tàu thủy đi Kinshasa để đến Brazzaville – thủ đô nước Congo – chỉ mất vỏn vẹn 10 phút.

Lúc đến Congo, tôi đi ngay Linzolo – trung tâm hành hương kính Đức Mẹ – cách Brazzaville 20 cây số. ở đây sẽ khai mạc buổi cấm phòng đầu tiên, trên 3.500 người đang ở ngoài trời chờ đợi cuộc tĩnh tâm 4 ngày. Sau khi chào thăm cha Ernesto Kombe SJ – vịđiều hành trung tâm – chúng tôi bắt đầu đề tài tĩnh tâm: “Lòng tin vào Lời Thiên Chúa”.

Một quang cảnh thật cảm động, khi thấy hàng ngàn con người ngồi trên chiếu hay ghế đẩu, chăm chú nghe Lời Thiên Chúa. Đây thật là một cuộc đại truyền giáo bình dân vào dịp Bách chu niên Truyền giáo, và đồng thời kỷ niệm 10 năm của phong trào Canh Tân ở Congo.

Tôi giảng sáng hai bài, chiều một bài, đoạn dâng Thánh Lễ, trong đó có thuyết giảng và cầu nguyện cho bệnh nhân. Chiều tối, chúng tôi còn có một buổi họp lớn cầu nguyện đặc sủng cho bệnh nhân, kèm theo mọi biểu thịvề Thần Khí mà Chúa muốn ban cho chúng tôi. Một chiều nọ, chúng tôi lại chầu Mình Thánh, đặt trên bàn thờ ngoài trời, gần hang đá Đức Mẹ. Từ 9 giờ đến nửa đêm, cầu nguyện tự do, hát thánh ca và giảng dạy.

ở Congo, tôi gặp thấy một đức tin sâu sắc và mãnh liệt, một lòng tin ít khi tôi gặp được, suốt cuộc hành trình rao truyền Tin Mừng khắp đó đây trên thế giới. Hãy tưởng tượng xem lòng tin ấy phải thế nào, khiến đám người ở suốt 4 ngày tĩnh tâm, không quán trọ để trú thân! Mỗi người tự xoay sở, ngủ màn trời, nằm chiếu đất, ăn những gì đã mang theo trong ba lô. Thiên Chúa – Đấng không hề thua ai về lòng đại lượng – đã làm rạng rỡvinh quang Người vào dịp này.

Từ 8 năm nay, chính quyền mác-xít cai trịCongo. Sau khi đất nước độc lập, chính phủ dân chủ lên cầm quyền, nhưng không đứng vững, đã mau chóng sụp đổ và chính quyền Cộng sản lên thay.

Năm 1977, Chủ Tịch Cộng sản Ngouabi bịám sát, và một người Mác-xít khác lên nắm quyền, tự xưng là chủ tịch nhà nước. Bốn ngày sau, cảnh sát đến bắt Đức Hồng Y Emile Biayenđa tại Brazzaville. Họ ra lệnh cho ngài đi theo về cơ quan thẩm vấn. Ngài mất tích luôn từ đó. Mọi người nói với tôi rằng: Đức Hồng Y là một chủ chăn tốt lành và tài năng xuất chúng.

Cách đây 2 năm, Đức Giáo Hoàng Yoan Phaolô II có viếng thăm Congo và đến Brazzaville. Ngài cử hành Thánh Lễ trọng thể ngoài trời, giữa niềm hân hoan vô bờ của dân chúng. Từ đó, chính phủ của Đại Tá Denis Sassou đã có những tiến triển khả quan trong mối liên hệ với Giáo Hội, đặc biệt được ghi nhận trong năm qua, với biến cố kỷ niệm một trăm năm truyền giáo tại nước này. Chính trong hoàn cảnh đó, tôi đến đây 15 ngày để giảng tĩnh tâm cho quần chúng, do Đức Giám Mục đương kim của Brazzaville mời.

Tôi chưa từng thấy nơi nào xảy ra việc chữa lành nhiều đến thế trong kỳ tĩnh tâm ấy. Chỉ một nước có thể tạm so sánh với Congo, về phương diện các dấu lạ đi liền theo việc rao giảng Tin Mừng, đó là Polynêsi thuộc Pháp, mà năm rồi tôi đã giảng ba tuần tĩnh tâm. Đấy cũng là dịp mừng kỷ niệm Bách chu niên truyền giáo. Nhưng ở Congo, các dấu lạ còn mạnh mẽ và đánh động hơn.

Chúng ta đọc thấy trong sách sứ ngôn Ysaia:
“Trong ngày ấy, kẻ điếc sẽ nghe Lời trong Sách;
Và ra khỏi mù mịt, tăm tối, mắt kẻ đui sẽ thấy.
Những kẻ bất hạnh sẽ lại được mừng vui trong Yavê.
Những người cùng khốn trong loài người
Sẽ nhảy mừng trong Đấng Thánh của Israel”
(Is 29,18-19)

Rồi xa hơn một chút:
“Hãy hoan lạc, hỡi sa mạc và vùng đất cạn khô!
Nơi hoang vu cũng hãy hân hoan,
Hãy trổ hoa như huệ lan…
Chúng sẽ thấy vinh quang Yavê,
Ánh huy hoàng của Thiên Chúa ta thờ.
Hãy bổ sức cho những bàn tay rã rời!
Hãy tăng cường cho những đầu gối bủn rủn!
Hãy bảo những người hốt hoảng:
Can đảm lên, đừng sợ!
Này đây Thiên Chúa của các người đến…
Bấy giờ mắt kẻ mù sẽ mở, tai người điếc sẽ thông.
Bấy giờ kẻ què quặt sẽ nhảy tợ hươu nai,
Lưỡi người câm cũng sẽ reo hò…”
(Is 35,1-6)

Trong mấy ngày này, chúng tôi chứng kiến các dấu lạ ấy “nơi những người cùng khốn trong loài người”. Thiên Chúa đã cho kèm theo Lời Cứu rỗi của Người, bằng mọi thứ dấu lạ và kỳ công. Tin Mừng vẫn chân thật và hiệu nghiệm ngày nay, nếu ta thật tâm tin vào Chúa.

Ngay chiều đầu tiên của cuộc tĩnh tâm ở Linzolo, sau lời cầu nguyện cho bệnh nhân, một lời của Chúa vang dội mạnh mẽ trong tim tôi (và tôi thông tri ra):

- ở đây, có một người đau nhiều bên chân mặt. Anh đi khập khiễng, và khó nhọc lắm mới đứng được trên chân ấy. Lúc này, anh cảm thấy run rẩy và thấy có một sức nóng mãnh liệt nơi chân. Chúa đang chữa anh. Hỡi anh bạn – người đang cảm thấy tác động của Chúa Yêsu – hãy trông cậy! Nhân Danh Chúa Yêsu, anh hãy đứng dậy và bước đi!

Một lúc lâu, cử tọa im lặng, không ai nhúc nhích. Vì không phải mọi người đều hiểu biết tiếng Pháp, nên phải thông dịch ra tiếng địa phương (người thông dịch là cha Ernesto Kombo luôn đi theo tôi mọi nơi).

Thế rồi, anh thanh niên trạc 28 tuổi đứng dậy và “nhảy tợ hươu nai”, một chân anh còn quấn băng. Anh bịhành đau đớn từ lâu, khiến anh không còn lao động được. Để mọi người thấy anh bịquè, anh đứng ra trước công chúng, chân mặt còn quấn băng. Anh không còn khập khiễng nữa. Đám đông vỗ tay reo hò, và mọi người ngợi khen Chúa. Tất cả đều thấy “vinh quang của Yavê” bừng sáng trước mắt họ, cùng với một trận mưa ân phúc và ơn chữa lành mà Chúa ban xuống cho vùng đất này – một vùng đất cạn khô, cháy khát.

Hôm sau, nhiều người lên làm chứng đã được khỏi bệnh. Một người mù đã được thấy và lên làm chứng để cảm tạ Chúa. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên nhất là vào ngày thứ hai, một bé gái 10 tuổi, vừa câm vừa điếc từ lọt lòng mẹ, đã được khỏi. Quả đúng, “tai người điếc sẽ thông, lưỡi người câm sẽ reo hò…”!

Em gái đó, từ bẩm sinh chưa hề nghe biết tiếng động, nên em vô cùng hốt hoảng, và vừa chạy xa ra, vừa lấy ngón tay bịt tai lại. Một lúc, em dần dần bình tĩnh lại. Sáng hôm sau, rạng rỡ, vui tươi, em đến nhà xứ với mẹ, để cho chúng tôi thấy em đã được khỏi. Chúng tôi nói vài câu tiếng Pháp, em lập lại rõ ràng. Em quá thích thú vì có thể lập lại điều chúng tôi nói, y như đứa trẻ tập nói: “Ba! Ba! Má! Má!”. Ơn chữa lành này gây ngạc nhiên lớn và tin đồn vang tới thủ đô.

Nhiều lời chứng khác được nêu lên sau Thánh Lễ mỗi buổi chiều. Đám người tham dự thêm đông, đến nỗi khi kết thúc cuộc tĩnh tâm, con số ít nhất phải lên đến 5.000 người. Tôi còn giữ một kỷ niệm khó quên về buổi tĩnh tâm ấy ở Linzolo.

Nhưng đó mới chỉ là bắt đầu. Chúa nhật, Thánh Lễ dành cho bệnh nhân tại nhà thờ Chánh tòa. Chúng tôi phải cử hành lễ ngoài trời, vì có hơn 2.000 người tham dự. Trong Thánh Lễ ấy, Chúa muốn làm một dấu rất rõ về sự chân thật của Lời Ngài, như Ngài đã làm khi nói với người bất toại trong Tin Mừng: “Để các ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất…” Ngài nói với người bất toại: “Hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà!” (Lc 5,24).

Sau lời cầu nguyện cho bệnh nhân, một người đàn ông, vốn bịbán thân bất toại đã 8 năm, không thể tự mình xê dịch, ông ta cảm thấy mình được Chúa chữa lành. Một lời thông tri mời ông đứng dậy. Trước sự kinh ngạc của mọi người, ông đứng lên và đi một mình đến trước bàn thờ. ở đó, ông cảm tạ Chúa qua tiếng khóc nức nở. Ông đã hoàn toàn được lành bệnh!

Hai ngày sau dành cho tĩnh tâm linh mục, tu sĩ ở Brazzaville. Hai Thánh Lễ được cử hành tại hai nhà thờ khác nhau, và có mời các bệnh nhân đến dự. Thánh Lễ thứ nhất cử hành bên ngoài nhà thờ Thánh Phêrô, có vài ngàn người đến dự, đứng chật cả sân. Tôi giảng về “Thánh Thể, Bí tích chữa lành”, và Chúa đã xác nhận sự hiện diện thực sự của Ngài trong phép Mình Thánh, bằng cách chữa hai người bại liệt: một phụ nữ 35 tuổi được khiêng tới trên cáng.

Chịnằm liệt giường từ hai năm rưỡi nay. Chúa đã cho chịchỗi dậy sau khi rước lễ. Tôi đưa tay giúp chịđứng dậy, và chịđã lên tới bục bàn thờ, khó nhọc bước lên bậc tam cấp của lễ đài. ở đó, chịvui mừng như điên, và nhảy một vũ điệu trước mặt đám đông. Cả cử tọa như lên cơn say mê cuồng nhiệt.

Lúc ấy, một người đàn ông bất toại khác được bạn bè bồng đến, cũng đứng dậy và một mình bước đi cách bình thản lên lễ đài. Còn bao nhiêu việc chữa lành khác cứ thế tiếp diễn. Chúa Yêsu lại nói với dân Ngài:

“Hãy bổ sức cho những bàn tay rã rời!

Hãy tăng cường cho đầu gối bủn rủn!

Hãy bảo những người hốt hoảng:

Can đảm lên, đừng sợ!

Này đây, Thiên Chúa của các ngươi…”

Ngày thứ ba, chúng tôi không thể nào cử hành Thánh Lễ trong nhà thờ được nữa, phải đến sân vận động của xứ đạo Thánh Anna, có sức chứa 15.000 người. Mới 3 giờ chiếu, sân vận động đã chật cứng, và người đứng ngoài còn đông hơn người đứng bên trong. Người ta đành phải đóng cửa lại không cho vào thêm. Thánh Lễ do Đức Tổng Giám Mục và nhiều Linh mục đồng tế. Tôi giảng về các dấu lạ mà Đức Yêsu đã báo cho hai môn đồ của Yoan Tẩy Giả, khi họ đến hỏi Ngài:

“Có phải Ngài là Đấng sẽ đến, hay chúng tôi phải đợi người khác?”. Đức Yêsu đáp lại: “Các ông hãy đi tin lại cho Yoan mọi điều mắt thấy tai nghe: mù được sáng mắt, què được đi, phung hủi được sạch, và điếc được nghe (cùng kẻ chết sống lại), và người nghèo khó được nghe loan báo Tin Mừng…” (Lc 7,18-23).

Sau lời cầu nguyện cho bệnh nhân, nhiều người được quyền năng của Thánh Thần tác động. Hôm sau, họ lên làm chứng rất nhiều. Lời chứng đáng ngạc nhiên là một em trai câm và điếc bẩm sinh được chữa lành trong sân vận động. Ba em – một giáo viên của trường Trung học Brazzaville – đêm hôm đó, tổ chức một buổi tiệc nhỏ cùng với bạn bè, để cảm tạ Thiên Chúa đã làm phép lạ. Hôm sau, ông can đảm làm chứng trước mặt những người vô thần:

- Thiên Chúa có thật. Ngài đã chữa lành con tôi.

Chính vì đó, những phản ứng của cấp trên bắt đầu xuất hiện.

Sáng hôm sau, chúng tôi đáp phi cơ nhỏ đến giảng ở Pointe Noire, cách Brazzaville 700 cây số, rồi đến Louteté. Suốt 10 năm thi hành tác vụ chữa lành, tôi chưa hề thấy phúc lành tràn ngập, tuôn đổ trên đám đông nhiều như trong Thánh Lễ đầu tiên dành cho bệnh nhân ở Pointe Noire: người què được đi, kẻ điếc được nghe, người câm reo hò, người mù sáng mắt…

Chúng tôi muốn ghi lại những lời chứng ấy. Số người được chữa lành trong Thánh Lễ đầu tiên ấy lên quá một trăm. Đúng là món quà lớn nhân dịp mừng Bách chu niên, mà Thiên Chúa giàu lòng xót thương gửi tặng dân Người:

“Những kẻ bần cùng trong loài người sẽ nhảy mừng trong Đấng Thánh của Israel”.

Lời chứng gây chấn động nhất là trường hợp của mục sư Tin lành bịbại liệt đã nhiều năm, sau một thời gian bịbán thân bất toại. Trước Thánh Lễ, người ta đã kéo ông ra khỏi xe tắc xi, và khiêng ông trên một chiếc ghế bành. Thiên Chúa thật là Cha và muốn hiệp nhất tất cả con cái trong tình yêu, nên Người đã chữa ông mục sư ấy trong Thánh Lễ. Quả thật, đó là hành động đại kết của Thiên Chúa!

Hôm sau, trong giờ làm chứng, ông ấy tự mình đứng lên khỏi ghế, tiến đến trước micro để lên tiếng cảm tạ Chúa, trong giọng nói nghẹn ngào và đôi tay giơ lên trời. Ba má và các bạn có thể đoán được lòng của chúng tôi vui mừng, hoan lạc biết bao!

Công việc thì nặng nhọc, nhưng cũng tràn đầy niềm vui. Những dấu lạ và kỳ công của Chúa Yêsu, đã đập vỡtan tành luận điệu của những người cho rằng: Thiên Chúa đã chết. Chỉ còn Thánh Lễ bế mạc trong sân vận động có sức chứa 45.000 người nữa thôi. Tôi quá mệt mỏi nói với cha Kombo:

- Ngày mai tôi sẽ dậy trễ.

Chưa kịp ngủ, thì ba nhân viên Sở Nội Vụ đến tìm tôi, chắc chắn không phải để xin cầu nguyện. Tôi phải đi theo họ để bịthẩm vấn. Và thế là lại gặp rắc rối như ở Nam Tư. Các cha Dòng Tên ở chung không cho tôi đi theo cảnh sát một mình trong đêm tối. Tôi nhớ lại năm 1977, Đức Hồng Y Emile Biayenda cũng đã rời nhà một mình ban đêm với cảnh sát, và không bao giờ ngài trở lại nữa. Cuối cùng, các cha Martin, Kombo và một cha khác nữa quyết định đi theo tôi đến trạm cảnh sát. Tôi nhận ra mình là một tù nhân. Tôi bịkết tội nhập cảnh bất hợp pháp. Họ nói rằng giấy Chiếu Khán Nhập Cảnh của tôi thiếu một con dấu. Với một lý luận kỳ quái của người Cộng sản, họ cho rằng tôi thiếu một con dấu là vì tôi xâm nhập Congo ban đêm, hoặc bằng xuồng, hoặc tôi đã bơi vào.

Họ thẩm vấn tôi liên tục, họ cố gắng làm cho tôi mâu thuẫn với chính tôi. Cái lý do khiến tôi bịgiam giữ thật rõ ràng, cũng lại giống như ở Nam Tư. Mặc dù tôi không hề nói đến chính trị, nhưng họ vẫn kết tội những gì tôi rao giảng, và những dấu lạ Chúa ban cho chúng tôi để chứng thực Lời Ngài, đều trái ngược với những lời dậy dỗ của chính quyền Mác-xít.

Tôi không thể nhịn cười được khi nhìn thấy họ hoảng sợ và bực tức về Chúa Yêsu – Đấng mà họ được dạy là đã chết rồi, nhưng họ lại phải dùng đủ mọi biện pháp đề phòng, khiến tôi có cảm tưởng rằng: chính họ đã thực sự tin Ngài đã sống lại.

Sau hai tiếng đồng hồ tra hỏi, họ đi xa hơn, bảo tôi là kẻ quen thói nói dối! Họ hỏi cả đến tác vụ của tôi có được Vatican chấp thuận không. Làm sao như vậy được? Chính quyền Mác-xít dòm ngó cả đến những tác vụ tôn giáo ngay thẳng của tôi sao?

Ba cha Dòng Tên cũng bịthẩm vấn. Trong lúc một cha đang bịhỏi cung, tôi bắt đầu nói chuyện giễu với cha Kombo, và chúng tôi nói về tác vụ. Cha Kombo cười khoái chí, nhưng người canh tù bực tức nhìn chúng tôi đang vui cười, sung sướng, bắt chúng tôi ngồi riêng ra mỗi người một góc nhà, giống như những học trò bịtrừng phạt. Bịcấm không được vui sướng trong tù, cái đó lại càng làm cho chúng tôi phì cười nhiều hơn nữa.

Vào khoảng quá nửa đêm, tôi bịmuỗi “làm thịt” không ngủ được. Tôi bèn quyết định làm một việc mà trước đó tôi chưa có cơ hội thực hiện. Phúc Âm đòi chúng ta phải khẩn cầu cho cả những người vu cáo và bắt bớ chúng ta (Mt 5,44); vì thế, tôi lần chuỗi, đọc 50 kinh cầu cho những người cảnh sát ở đây.

Năm giờ sáng, tôi được phép trở về nhà các cha Dòng Tên, nhưng họ giữ giấy thông hành của tôi và giam lỏng tôi ở nhà, không được phép xuất hiện ở nơi công cộng. Tôi được thông báo có thể sẽ bịđưa đi thẩm vấn lần nữa vào chiều thứ hai. Tôi đánh một giấc đến 3 giờ chiều, thức dậy khoẻ mạnh, tỉnh táo. Lúc ấy, Chúa dậy một điều là tôi thấy tất cả được sáng tỏ. Lời đó vang dội rõ ràng trong tôi như lời tiên tri:

- Sau khi nếm hưởng niềm vui say sưa của ngày Lễ Lá, con có nghĩ rằng nếm một chút cay đắng của Tuần Thánh là điều hợp lý không?

Tôi đáp:

- Lạy Chúa, được thôi, miễn là chúng con không phải trải qua ngày thứ sáu Thụ Nạn!

Tất cả kế hoạch của họ là nhằm ngăn chặn cuộc biểu dương đức tin mà chúng tôi trông đợi tại sân vận động, vào buổi chiều thứ hai và ngày thứ ba. Người Cộng sản rất ngán những dấu lạ điềm thiêng cứ diễn đi diễn lại, để chứng thực cho người dân Congo thấy rằng Phúc Âm là chân thật, và Đức Yêsu là Đấng Thiên Sai, không còn ai khác nữa, chỉ có Đức Yêsu là Đấng Cứu Chuộc.

Suốt đêm hôm đó bị5 nhân viên cảnh sát hỏi cung trước tòa án, tôi bắt đầu hiểu được sự thật về Satan, và sự dốt nát dường nào của những người tự dẫn mình vào những tư tưởng sai lầm.

Đêm đó, họ lại dẫn tôi đi thẩm vấn 3 tiếng đồng hồ nữa.

Ai cũng nghĩ rằng sẽ có Thánh Lễ tạ ơn và chữa lành tại Sân Vận Động Cách Mạng vào buổi chiều thứ ba, nên nhiều ngàn người đã kéo tới đó. Cả những người ở tận Cameroun và Zaire cũng tới. Nhưng khi nghe nói tôi đang bịnhốt trong tù, thì mọi người đều xầm xì, bực tức.

Vào tối thứ ba, họ dẫn tôi đi thẩm vấn lần chót, từ 7g30 đến 11 giờ đêm.

Sau cùng, người ta hứa sẽ trả lại giấy thông hành cho tôi sáng ngày mai (thứ tư). Đức Tổng Giám Mục đã đến thăm tôi nhiều lần khi tôi bịbắt giữ. Ngài rất buồn vì những sự việc đã xảy ra. Các cha Dòng Tên cũng vậy. Sáng thứ tư, ngày 12 tháng 10, đến 10 giờ, tôi được trả tự do. Chúng tôi ăn bữa cơm chung cuối cùng, và lúc 13 giờ, tôi đáp phi cơ về lại Zaire.

ở Zaire, tôi giảng tĩnh tâm 3 ngày cho những người lãnh đạo phong trào Canh Tân. Trước khi tĩnh tâm, tôi đến chào Đức Hồng Y Malulla ở Kinshasa, cùng với cha Guy. Đức Hồng Y rất đáng mến và tỏ ra chăm chú nghe tôi. Tôi kể sơ qua những gì Chúa đã làm ở Congo. Khi tôi kể đến việc chữa lành 2 người câm điếc, 5 người bại liệt, 2 người mù và nhiều bệnh nhân khác, ngài mở to mắt nhìn tôi. Với giọng dễ mến, ngài hỏi tôi:

- Cha giải nghĩa sao về các việc ấy?

- Thưa Đức Hồng Y, quả thật, Tin Mừng nói đúng.

Ngài nói ngay:

- Vậy, cha hãy cử hành một Thánh Lễ cộng đồng cầu cho các bệnh nhân ở Kinshasa. Tôi sẽ hỏi mượn Viện Dân Biểu, để có chỗ đủ cho mọi người. Chiều Chúa nhật, sau cuộc tĩnh tâm, chúng ta sẽ cử hành Thánh Lễ cho các bệnh nhân. Tôi sẽ thông báo cho tất cả xứ đạo trong thành phố.

Thế là chiều Chúa nhật đó, trên công trường của Viện Dân Biểu – nơi Đức Giáo Chủ đã dâng Thánh Lễ – Đức Hồng Y và nhiều linh mục cùng đồng tế với tôi, để cầu nguyện cho bệnh nhân, trước 10.000 người tham dự. Viện Dân Biểu rộng thênh thang và rất mỹ quan, công trường có thể chứa hàng ngàn xe – đã được ông Mao Trạch Đông giúp tiền xây cất, để tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác-xít. Công trường này đã được sử dụng hai lần: khi cử hành Thánh Lễ của Đức Giáo Chủ, và hôm nay, Thánh Lễ của chúng tôi. Cả đến những kẻ thù của Phúc Âm cũng phải thú nhận rằng: Chúa Yêsu được mọi người yêu mến.

Tôi đã kể lại những gì tôi được mục kích suốt 10 năm qua, trong cuộc Canh Tân khắp năm châu, và nhất là những gì mới xảy ra ở Congo. Chúa chúc lành rất nhiều cho chúng tôi. Vì vậy, dân chúng xin thêm một Thánh Lễ nữa cho bệnh nhân vào chiều thứ hai tuần sau, cũng trên công trường này. Lần này, đám đông tăng gấp ba, hơn 30.000 người. Tôi nhớ lời Chúa báo trước ở Pimentel, khi hỏi tại sao Chúa gửi đến cho chúng tôi những đám đông như thế:

“Hãy loan báo Tin Mừng cho dân Ta! Ta muốn có một đoàn dân ca ngợi Ta.”

Trong Thánh Lễ thứ nhì này, rất nhiều người lên làm chứng, đa số họ là những người mới được Chúa chữa lành chiều Chúa nhật, và vinh quang Chúa lại hiển hiện chói ngời. Sau cùng, đến 19 giờ, Đức Hồng Y ban phép lành và trời bắt đầu đổ mưa. Đã nhiều tháng nay ở Zaire không có mưa, và dân chúng vừa ra về vừa hát, vì thấy trận mưa này cũng là một phúc lành khác Chúa ban:

“Hãy hoan lạc, hỡi sa mạc và vùng đất khô cằn!

Nơi hoang vu hãy hân hoan,

Hãy trổ hoa như huệ lan”

(Is 35,1)

Thư này, tuy hơi dài, song nó có thể cho Ba Má và các bạn một ý tưởng về quyển sách nhỏ mà tôi đang soạn, để nói về niềm vui của cuộc sống, về những điều tôi đã thấy và đã nghe từ ngày tôi được chữa lành cách đây 10 năm.

Cùng với ơn lành bệnh, hơn bao giờ hết, tôi còn khám phá ra sức mạnh của lời cầu nguyện, và sự hiện diện năng động của Thánh Thần trong Hội Thánh ngày nay. Tôi cảm tạ Chúa, vì đã cho tôi sống cuộc Hiện Xuống mới này cùng với tất cả các bạn! Xin Chúa chúc phúc cho Ba Má và các bạn. Ước mong chúng ta luôn hiệp thông trong lời nguyện cầu!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét