Pages

18/5/09

CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG (CHƯƠNG VII - 2)

NHỮNG TRỢ GIÚP VIỆC CHỮA LÀNH - PHẦN II
5. BẰNG CẦU NGUYỆN CHUNG

Đức Yêsu đã hứa:

“Quả thật, Thầy bảo các con, nếu hai người trong các con dưới đất đồng thanh xin bất cứ điều gì; thì Cha Thầy – Đấng ngự trên trời – sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai, ba người hợp nhau lại nhân Danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ” (Mt 18,19-20).

Chúa đã ban cho lời cầu nguyện cộng đồng một quyền lực đặc biệt. Phần chúng tôi, được kinh nghiệm rất nhiều về điều đó trong suốt đời. Chính vì thế, chúng tôi rất thích cầu nguyện cộng đồng. Nơi đó, sự biện phân càng phong phú, vì người này có thể có một thịkiến, người kia thì một sứ điệp, người khác là một lời trí tri…, và tất cả chúng tôi cầu nguyện trong tiếng lạ.

Khỏi cần nói, giờ phút có tính cộng đồng tuyệt hảo nhất, đó là lúc cử hành Thánh Lễ. ở đó, nhiều việc chữa lành đã xảy ra.

Khổ thay! Có những người mang tập quán xấu, đó là sau khi đã cầu nguyện chung, họ còn muốn người ta cầu nguyện riêng cho họ. Thường thường, chúng tôi từ chối, bởi vì làm như thế có nghĩa là lời cầu nguyện chung mà chúng tôi vừa làm không có giá trịgì.

Khi lược tóm sứ vụ của tôi, tôi có thể nói rằng: giữa lời cầu nguyện cộng đồng và lời cầu nguyện riêng cho từng cá nhân người bệnh, có một sự khác biệt vô cùng to lớn. Một điều chắc chắn, đó là 10 năm qua, trong mỗi cuộc tĩnh tâm mà tôi giảng, có những việc chữa lành bệnh phần xác; nhưng không thấy có kết quả tương tự nhờ lời cầu nguyện riêng tư cho người mong được lành bệnh phần xác. Còn về việc chữa lành nội tâm, tôi thấy có nhiều kết quả hơn, khi một cộng đoàn cùng cầu nguyện cho người ấy. Bởi vì Chúa thường hướng dẫn việc cầu nguyện của cộng đoàn, bằng cách ban cho người này, người nọ trong nhóm, kẻ thì một lời trí tri, người thì một thông tin đặc biệt về vấn đề mà chúng tôi phải hiệp ý nguyện cầu.

Để kết luận, tôi nghĩ rằng: ít người được đặc ân chữa bệnh, nhưng rất nhiều cộng đoàn có đặc sủng ấy.

Từ miền quê gần bên, có 15 người đến dự hai buổi cầu nguyện ở Pimentel. Đó là một cuộc hành hương. Đến lúc trở về nhà, họ chia sẻ cho nhau những gì Chúa đã làm, và họ nhận ra rằng: tất cả 15 người đã được khỏi một tật bệnh gì đó. Thế là tất cả cùng nhau làm chứng.

Tôi nóng lòng chờ đợi ngày mà người ta quả quyết như ở trang Tin Mừng: “Tất cả đều được chữa lành”.



6. BẰNG LờI CẦU NGUYệN CủA NGƯờI BệNH

Người bệnh cũng phải cầu nguyện. Xin người khác cầu nguyện thật là chuyện quá dễ, còn chính mình không chịu mệt mỏi chút nào, thì cũng giống như mình bảo người khác giặt quần áo cho mình, mà mình chẳng nhúng tay vào. Những người ấy mong một sự thuyên giảm mau chóng và tiện lợi cho mình mà không phải nỗ lực. Việc chữa lành sâu xa chỉ xảy ra trong mức độ chúng ta thông hiệp liên lỉ với Thiên Chúa – Đấng thanh tẩy và thánh hóa.

Biết bao điều kỳ diệu chúng ta thấy được nơi những người cầu nguyện. Nếu tin vào quyền lực của lời cầu nguyện, chúng ta sẽ sẵn lòng nguyện cầu, và sẽ dành cho nó địa vịưu tiên trên tất cả mọi hoạt động khác. Nhiều người cho rằng cầu nguyện là mất thời giờ, vì lúc ấy, người ta không làm gì cả. Nhưng họ không biết rằng: quan trọng nhất không phải là điều ta làm, mà là điều Thiên Chúa làm đang khi ta cầu nguyện.

ở xứ chúng tôi, có một bà cứ luôn săn đón chúng tôi, mọi nơi mọi lúc, để xin chúng tôi cầu nguyện cho bà. Khi gặp bà ấy ngoài phố, tôi cố lánh mặt, vì gặp mặt là bịnài nỉ. Một hôm, có một vịtừ Hoa Kỳ đến để giảng tĩnh tâm. Cuối bài giảng, theo thói quen mọi khi, bà đến gần vịấy để xin cầu nguyện cho bà. Vịấy bắt đầu ra trước mặt Chúa, và cảm thấy một tiếng nói bên trong:

- Đừng cầu nguyện cho bà ta! Hãy bảo bà ấy cầu nguyện đi, vì bà ta không ngừng làm phiền các đầy tớ Ta!

Một trường hợp ngược lại đã xảy ra ở Congo: trong Thánh Lễ bế mạc ở Brazzaville, Chúa chữa rất nhiều bệnh cách lạ lùng. Khi mặt trời lặn, mọi người ra về, lòng vui sướng như thể họ vừa xuống khỏi Núi Sinai, sau khi đã được ngắm nhìn vinh quang Thiên Chúa.

Khi mọi người đã rời sân vận động ra về và ngợi khen Thiên Chúa, nhân viên an ninh sân vận động đóng các cổng, tắt đèn. Trên các tam cấp, còn một người phụ nữ ngồi lại với đứa con trai 6 tuổi bịbại liệt, cũng đang ngồi giữa hai cái nạng.

Nhân viên an ninh nói:

- Bà về đi, xong lễ rồi, để tôi còn đóng cửa!

- Không, tôi không đi! Con tôi chưa được chữa lành. Tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện.

Cảnh tượng đáng thương quá, làm nhân viên an ninh đành để cho bà ngồi lại. Bà ấy ở lại cầu nguyện thêm hai giờ nữa. Đến 8g15, cậu bé tự mình đứng lên và bắt đầu bước đi không cần nạng, trong ánh sáng trăng mờ, làm cho cảnh tượng càng thêm đẹp và dịu dàng.

Đấy là sự kiên trì trong lời cầu xin mà Tin Mừng từng nói đến (Lc 11,5-8).

7. NHỜ LỜI CẦU BẦU CỦA ĐỨC MARIA

Trong tác vụ chữa lành, chúng ta không thể quên uy thế cầu bầu của Đức Maria. Chúng ta biết rằng: tự sức riêng, Đức Mẹ không có thể chữa ai cả, nhưng Mẹ có thể cầu bầu, để chúng ta có đủ “rượu” mà cuộc sống chúng ta đang thiếu hụt như ở Cana. Lời chứng sau đây do một người trong cộng đoàn chúng tôi đích thân kể lại:

“Một hôm, tôi đến bác sĩ phụ khoa để khám bệnh, vì tôi gặp vài xáo trộn. Bác sĩ bảo tôi phải mổ. Thấy tôi chần chừ, ông nói:

- Bệnh của chịđang phát triển. Nhưng tôi biết chịcó đức tin mạnh, vậy tôi cho chịmột năm để cầu nguyện, xin Chúa chữa cho, như chịnói là Ngài sẽ làm. Nếu Ngài không chữa, lúc ấy chịhẳn chịu mổ.

“Tôi chấp nhận thách đố, vì tôi biết Chúa hằng làm những điều kỳ diệu. Vài ngày sau, cha Tardif mời hai vợ chồng tôi tổ chức một kỳ tĩnh tâm ở Chicago. Khi ấy, tôi thấy bệnh tình tiến triển đáng sợ, song tôi không nói gì, vì tôi vững tin rằng: quyền năng Thiên Chúa sẽ giúp tôi rao giảng Lời Người.

“Đến Chicago, bệnh tình còn thảm hại hơn. Chồng tôi và cha Tardif cầu nguyện cho tôi, nhưng máu vẫn chảy. Buộc lòng họ phải đưa tôi đến một bác sĩ phẫu thuật danh tiếng của thành phố. Ông này xác nhận là cần phải giải phẫu. Vì hoàn cảnh xa nhà, tôi không chịu. Ông bèn viết toa cho tôi phải dùng vai thứ thuốc, nhưng ỷ vào ơn Chúa, tôi không uống. Và theo lời bác sĩ mà tôi đến khám bệnh lần sau đó, thì các thuốc ấy sẽ làm tôi đau hơn.

“Chúng tôi cứ tiếp tục cuộc hành trình rao giảng Lời Chúa, đến Canada thì bệnh tình tôi thêm nặng. Tôi phải xin một bác sĩ khác khám cho. Ông ngạc nhiên không biết tại sao người tôi mệt yếu, đuối sức như thế, mà vẫn còn tươi tỉnh. Ông muốn tôi nằm bệnh viện, nhưng tôi đặt niềm tin nơi Thiên Chúa là Chúa tôi, nên vẫn cứ tiếp tục khai mạc khóa Tĩnh Tâm hôm ấy.

“Sau Hội Nghị, bệnh loạn huyết càng trở nên tồi tệ. Thế là chúng tôi chạy đến đền “Đức Bà Du-Cáp”; và đang kh chồng tôi và cha Tardif cầu nguyện cho tôi, tôi nói với Đức Trinh Nữ Maria:

- Mẹ Rất Thánh, con mến Mẹ và phó thác đời con để Mẹ săn sóc. Con xấu hổ trước Chúa Yêsu, Con Mẹ, vì con thiếu lòng tin, nên không tạ ơn Ngài cho đủ, đang khi Ngài bắt đầu chữa lành cho con. Vậy thì Mẹ hãy xin Ngài làm cho con thêm vững tin là con sẽ được chữa lành.

“Tôi hoàn toàn trao phó những khó khăn, rắc rối của tôi trong tay Mẹ Maria, để Mẹ lo liệu trước mặt Chúa Yêsu. Khi trở về San Đômingô, cha Tardif hỏi tôi có dùng các thứ thuốc do bác sĩ ở Canada viết toa không. Tôi trả lời là đã quên không dùng, nhưng tôi cảm tạ Chúa về điều đó, vì như thế, vinh quang Chúa càng tỏ bày rực rỡhơn. Tôi cảm thấy mình hoàn toàn khoẻ hẳn lại, nên đến sáu tháng sau, tôi mới xuống bác sĩ phụ khoa để tái khám.

“Ông tiếp tôi với vẻ bực bội mà nói:

- Nếu chịtin rằng chịsẽ được khỏi bằng cách rao giảng, thì chịlầm to. Giảng đạo không chữa được bệnh.

“Nghe ông nói, tâm hồn tôi vẫn bình an, vì tôi biết rằng Chúa đã làm những việc diệu kỳ trong đời tôi. Nhưng sau đó, ông khám cho tôi, và nói cách hết sức ngạc nhiên:

- Yolanda, quả thực Chúa đã chữa chịlành! Chịhoàn toàn khoẻ mạnh. Chúa đã làm việc giải phẫu mà chính tôi định làm cho chị. Chúa yêu thương chịlắm đó!

“Tôi nói:

- Thưa bác sĩ, Chúa cũng yêu thương bác sĩ nữa chứ! Ngài cũng muốn làm một cuộc giải phẫu trong tim bác sĩ, để chữa lành và biến đổi bác sĩ thành con người mới, để bác sĩ có thể kêu lên và công bố cho mọi người rằng: “Chúa Yêsu đang sống” và Ngài chữa lành bệnh tật, để làm vinh danh Chúa Cha.”

Như người phụ nữ bịloạn huyết trong Tin Mừng, đã sờ vào gấu áo của Chúa Yêsu và dòng máu ngưng chảy, chịYolanda đã đến chạm áo của Chúa Yêsu, tức là Đức Maria, và cũng được chữa lành. Chúa Yêsu đã mặc lấy xác thịt lấy từ cung lòng Đức Mẹ để làm người. Đức Mẹ như áo choàng của Chúa, chữa lành tất cả những ai chạm đến với niềm tin (Mc 6,56). Chính Đức Mẹ có đặc sủng chữa bệnh lớn hơn ai hết.

Qua lời nguyện xin ơn giải thoát, chúng ta nhận thấy rõ nhất quyền lực lời cầu bầu của Đức Mẹ, để Chúa Yêsu bẻ gãy những xiềng xích nô lệ trói buộc những ai bịáp chế, bởi tội hoặc bởi bất cứ ức chế hay ám ảnh nào của Kẻ Thù. Trong nhiều trường hợp, chúng tôi đã thấy tràng hạt Mân Côi rất có hiệu lực. ChịYolanda lại kể thêm một chứng minh nữa:

“Một hôm, người ta dẫn đến tiệm chúng tôi một người bịức chế: người ấy phát ra những tiếng kỳ dịvà đã hóa câm điếc. Hơn nữa, 8 ngày qua, anh không ăn uống gì. Trước trường hợp trầm trọng ấy, tôi thoái thác rằng chồng tôi không có ở nhà, và đề nghịhọ lúc khác trở lại. Nói thế để tôi tránh cầu nguyện cho một trường hợp rất khó khăn, mà tôi cảm thấy bất lực.

“Nhưng chính lúc ấy, tôi nghe thấy một tiếng nói bên trong:

- Yolanda, con chữa bệnh hay Ta chữa?

“Hiểu ý Chúa, tôi xin lỗi Chúa và nhìn nhận chính Chúa là Đấng duy nhất chữa lành. Ngay tức khắc, chúng tôi cùng nhau cầu nguyện. Người ấy quỳ gối và thoạt khi tôi đặt hai tay trên anh, anh bắt đầu la lên và nắm chặt hai tay tôi. Tôi xúc động quá, không biết làm gì, nói gì nữa. Chỉ còn một lời thoát ra từ tim tôi, đó là kinh Kính Mừng. Vừa bắt đầu kinh, tôi thấy anh mất dần sức hung bạo, và khi đọc đến câu “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ”, thì anh ấy cũng cầu nguyện với tôi. Cuối cùng, anh được bình an và đơn sơ nói:

- Dọn bữa cho tôi ăn, tôi đói quá!

“Quả thật, Đức Trinh Nữ Maria cầu bầu rất thần thế trước mặt Con Mẹ, với sức mạnh của tình thương. Đó là điều chúng tôi đã học và nhận định được qua kinh nghiệm hơn là nhờ thần học.”

8. NHỜ PHÓ THÁC

Chúng ta cầu xin, nhưng không thể ép buộc Thiên Chúa.

“Người làm được cho ta hơn ngàn trùng những điều ta cầu xin hay tưởng nghĩ” (Ep 3,20).

Người có một chương trình còn ngàn lần đẹp hơn chương trình của ta. Người có thể chữa lành ta hoàn toàn, trọn vẹn: điều này chắc chắn sẽ xảy ra ngày ta bước vào trong cuộc sống vĩnh hằng; ở đó không có nước mắt, kêu gào, tang tóc và sự chết (x. Kh 21,4…).

Vì thế, tín thác trong tay Cha nhân lành phải là thái độ căn bản của ta. Chính sự phó thác, tự nó, là một ơn sủng bao la rồi. Ai thật lòng phó thác nơi Chúa, người đó tìm được sự bình an sâu thẳm mà thế gian không thể ban.

Tôi rất thích giới thiệu lời nguyện của cha Charles de Foucauld:

Lạy Cha, con phó thác mình con cho Cha,

Xin cứ làm nơi con điều gì Cha muốn.

Dù Cha làm gì cho con, con cũng xin cảm tạ,

Miễn là Ý Cha được thể hiện nơi con,

Và nơi tất cả các tạo vật của Cha.

Lạy Cha, con không ước mong gì khác ngoài Cha.

Con phó dâng linh hồn trong tay Cha.

Con dâng nó cho Cha,

Với tất cả tình yêu của trái tim con;

Bởi vì con yêu mến Cha,

Và bởi nhu cầu thương yêu trong con.

Xin dâng mình con cho Cha,

Xin phó thác trọn vẹn thân con trong tay Cha,

Với tất cả niềm cậy trông không bờ bến,

Bởi vì Ngài là Cha của con.

Sự phó thác này kèm với lời ngợi khen, sẽ đạt được những ơn chữa lành thể xác và tâm hồn, mà chúng ta không tưởng tượng trước được.

Lời nguyện diễn tả sự phó thác và lòng tin nhiều nhất không phải là lời nguyện xin ơn, nhưng là lời ngợi khen. Ngợi khen Chúa luôn luôn và khắp nơi. Có hàng vạn người làm chứng về quyền năng phát sinh từ sự ngợi khen trong cuộc sống của họ. Điều người ta không nhận được bằng cầu xin, sẽ luôn nhận được bằng ngợi khen.

Rất nhiều người đã cầu xin, van nài và mong đợi được chữa lành, nhưng chỉ được khi họ phó mình thật lòng, vô điều kiện vào tay Cha đầy lòng thương xót.(*) Đây là một chứng minh:

“Tôi bịloét nội thương từ 4 năm qua, nhưng đến cuối tháng 6-1981, tôi phải tức tốc chạy đến bệnh viện, vì nó vỡra và chảy máu rất nhiều. Sau 3 ngày, tôi xuất viện. Một bác sĩ chuyên khoa nội tạng (gastreetérologue) cho tôi một toa thuốc, và một rê-gim cách thức ăn uống theo giờ giấc nhất định. Tôi uống thuốc, song vì luôn đi đây đó để rao giảng Lời Chúa, nên không giữ được rê-gim ăn uống đúng cách.

“Vì lý do ấy, một năm sau, căn bệnh tái phát, tôi lại vào bệnh viện, và người ta rọi kiếng nội chẩn cho tôi ngày 26-05-1982. Họ khám phá ra 4 vết loét thượng vịvà một vết loét tá tràng, một chứng sưng dạ dày và một chứng sa ruột già.

“Bác sĩ bảo tôi cần phải được giải phẫu, và phải dành một tuần lễ để cuộc giải phẫu được tiến hành thư thả. Tôi ra về, nhưng đêm đó máu chảy ra nhiều. Tôi rất lo lắng, e sợ phải nằm nhà thương để mổ, nhưng vấn đề sâu xa hơn nữa là vấn đề đức tin. Tôi hơi buồn và một chút thất vọng đối với Chúa.

“Thú thật là tôi cảm thấy bịChúa bỏ rơi. Thay vì cầu nguyện, tôi lại trách móc Chúa rằng:

- Lạy Chúa, thật tình là con không hiểu Chúa nữa. Chúa biết: vì phải đi hết thành này đến xứ nọ để rao giảng Lời Chúa, mà con không thể giữ được chế độ ăn uống kiêng buộc. Chúa biết là trong những kỳ tĩnh tâm cũng như hội thảo, người ta không có giờ để ăn uống đúng bữa. Chúa biết là con không thể làm đúng như các bác sĩ đã căn dặn. Còn Chúa, Chúa có thể chữa con lành, để con tiếp tục rao giảng Lời Chúa. Vậy mà Chúa hãy xem, Chúa đối xử với con như thế này sao?!…

“Và lúc ấy, tôi nghe rõ tiếng Chúa nói với tôi:

- Tại sao con sợ đêm tối sẽ đưa con tới một ngày mới?

“Lời ấy là Thần Khí và sự sống đối với tôi. Thế là tôi tin vào Chúa và phó thác vô điều kiện, mặc cho chương trình Chúa sắp đặt trên đời tôi thế nào tùy Ngài, cho đến chết. Khỏi bệnh hay không, đối với tôi, không còn quan trọng nữa; duy ý muốn của Chúa trên tôi là điều đáng kể mà thôi. Cái gì xảy đến cũng được, tôi đang ở trong tay Chúa, tùy thuộc Chúa. Tôi ký tên trên giấy trắng, để mặc Chúa muốn làm gì thì làm về tôi, tùy ý Ngài. Đường lối Ngài tốt đẹp hơn đường lối của tôi vô ngần. Dù trong tăm tối, song tôi biết chắc trong niềm tin rằng: bình minh báo hiệu một tạo thành mới đang chờ đợi tôi.

“Thế là tôi đi ngủ lại và an giấc trong bình an, thanh thản hoàn toàn. Lúc ấy, tôi thấy là đã làm được một việc gì đó trong đời mình. Vài tuần sau, tôi cảm thấy mình hoàn toàn khoẻ mạnh, đến nỗi tôi bỏ không uống thuốc nữa, cũng chẳng cần lo giữ chế độ kiêng khem!

“Sáu tháng sau, tôi đi giảng một kỳ cấm phòng ở Houston. Tôi nhớ lại rằng Chúa đòi tôi một hành vi tín thác mà ra đi không một xu trong túi, và hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa. Song vì muốn lợi dụng cơ hội để nhờ khám nghiệm tổng quát lại bệnh bao tử của tôi, tôi ở lại. Nhưng Chúa đã mạnh hơn tôi, và tôi phó mình hoàn toàn vào các lời Chúa hứa.

“Thật là điều quá sức tưởng tượng. Chúa đã lo liệu cho tôi tất cả phí tổn cho cuộc hành trình, cũng như cho các cuộc khám nghiệm tại Trung tâm Khoa Nội tạng. Cuối cùng, bác sĩ nói điều tôi đã biết trước:

- Anh không cần phải giải phẫu nữa. Các vết loét đã đóng sẹo hết cả rồi.

“Tôi trở về Mêhicô, sung sướng vì nhận thấy, một lần nữa, rằng: ai phó mình trong tay Cha đầy thương yêu, sẽ không phải thiếu thốn sự gì. Từ đó đến nay đã ba năm, tôi hoàn toàn khoẻ mạnh, không cần một liều thuốc nào và ăn uống đủ thứ.”

9. NHỜ CẦU NGUYỆN TRONG TIẾNG LẠ

Cầu nguyện trong tiếng lạ là điều tuyệt vời:

“Vì ta không biết cầu xin thế nào cho phải, Thánh Thần đến trợ giúp sự yếu hèn của ta, và chuyển cầu cho ta bằng những tiếng rên khôn tả” (Rm 8,26).

Đây không phải là lúc biện hộ cho đặc sủng nói tiếng lạ. Đó là một thực tại trong Hội Thánh ngày nay. Tôi chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình: tôi đã thấy nhiều cuộc chữa lành nhờ cầu nguyện trong tiếng lạ hơn là cầu nguyện thông thường.

Một hôm, người ta mời tôi dự một chương trình phát hình ở Bôgôta thuộc Colombia. Họ mời tôi cầu nguyện cho các bệnh nhân. Kỳ lạ nhất là chương trình ấy chỉ dài một phút; vì thế, buổi phát hình ấy gọi là: “Một phút của Thiên Chúa”. Thấy có vẻ quá ngắn, nên tôi đòi hỏi:

- Các ông dành 3 phút để quảng cáo nhãn hiệu rượu bia, thế mà chỉ cho tôi một phút để nói về Chúa…

Tôi bắt đầu phút phát hình, và vì thời giờ quá ngắn, nên tôi cầu nguyện cách vội vã. Xong lời nguyện, tôi mở mắt nhìn đồng hồ, thấy còn 30 giây “dài khủng khiếp” này. Tôi liền cầu nguyện trong tiếng lạ trước ống kính thu hình. Theo lời kể của cha Diego Jaramillo – một vịgiảng thuyết rất có đặc sủng – thì nhiều người đã được lành bệnh trong dịp đó.

Cầu nguyện trong tiếng lạ làm cho lời thông tri và sự biện phân đặc sủng dễ xảy ra hơn. Chính khi chúng ta sẵn sàng cho Chúa, thì Chúa sẽ sử dụng chúng ta, bởi lúc đó, chúng ta hoàn toàn phó mình trong tay Chúa.

Trong kỳ hội nghịđặc sủng lần thứ II ở Montréal, người ta xin tôi cầu nguyện cho bệnh nhân. Có đến 50.000 người dự Thánh Lễ, và buổi ấy sẽ được phát hình đi. Tôi cầu nguyện rất nhiều bằng tiếng lạ, và các lời trí tri đến với tôi thế nào, tôi truyền đi như vậy. Đây là một trong các lời ấy:

- Có một bà mẹ đang ngồi trước máy truyền hình tại nhà. Bà đau mắt, nên không thấy gì cả. Giờ đây, Chúa khởi sự chữa mắt cho bà.

Cuối Thánh Lễ, một linh mục vốn tín nhiệm tôi, đến gần và nói:

- Cha có điên không? Làm sao cha có thể loan báo trước 50.000 người đang có mặt đây, về một bà mù đang ngồi trước máy truyền hình ở nhà?

Lời chất vấn của linh mục ấy quá hợp lý, làm tôi không biết trả lời sao cả. Nhưng ngày hôm sau, tôi về thăm gia đình tôi ở cách Montréal 200 cây số. Khi đến nơi, có người nói với tôi:

- Cha ơi, gần đây là nhà của bà mù mắt đã được chữa lành trước tivi.

Tôi quá vui mừng đến nỗi muốn đến thăm bà ấy ngay. Tên bà là Joseph Edmond Poulin, 74 tuổi. Võng mạc bà bịhư. Sau một thời gian chữa trịchuyên khoa, các bác sĩ quả quyết là bệnh này sẽ tăng triển và vô phương chữa lành. Một người bạn gợi ý cho bà đến ngồi trước máy truyền hình, đang khi Thánh Lễ cầu cho bệnh nhân cử hành tại Đại Hội ở Montréal. Hôm qua, khi tôi nói lời thông tri ở đó, thì ở đây, bà cảm thấy một luồng khí nóng ran nơi mắt.

Tôi hỏi bà có thể đọc sách được không. Bà nói không. Tôi nói tiếp:

- Thiên Chúa không làm việc nửa chừng. Chúng ta cùng nhau cầu nguyện, để bà có thể đọc được Lời của Chúa.

Ba hôm sau, bà điện thoại cho tôi để báo một tin vui: bà đã đọc được Kinh Thánh.

Đặc sủng nói tiếng lạ chuẩn bịcho tôi thông chia từ nơi Chúa điều Ngài đang thực hiện.

10. BỞI TỪ BỎ SATAN

Khi lệ thuộc quyền lực của tối tăm, người ta cản ngăn hoạt động cứu chữa của Thiên Chúa. Vì thế, phải từ bỏ minh bạch mọi thứ thông giao với tà ma, hay bất cứ hình thức nào như: thông thần, đồng bóng, ma thuật, bói toán, cầu cơ, bùa ngải và mọi loại mê tín, dịđoan khác.

Không thể làm tôi hai chủ, cũng không thể thuộc quyền hai chủ ấy cùng một trật. Người ta thuộc phe Đức Yêsu, hay chống lại Ngài. Thuộc về Ngài, người ta thu tích; còn chống lại Ngài, tức là phá đổ.

Đó là điểm tôi coi là cốt cán, vì nhờ quyền lực của bóng tối, người ta cũng có thể chữa bệnh. Để tránh lẫn lộn, tuyệt đối cần phải từ bỏ mọi tiếp xúc các môn phù phép ấy, các thứ bùa ngải, pháp thuật, chiêu hồn, v.v… và tất cả những gì tiếm đoạt vai trò của Thiên Chúa.

(*) Nhưng cũng đừng tính toán rằng: tôi cầu xin mãi không được, vậy tôi phó thác, chắc sẽ đạt được. Như thế, ta biến việc phó thác thành một mưu kế hay một phương thế rồi. Và phó thác như thế không còn là vô điều kiện nữa, vì đã có ý vụ lợi (Lời dịch giả).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét