Pages

20/7/09

Tôi tin kính

jademt
12-09-2005, 07:57 PM
Biên Soạn : Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt

TÔI TIN KÍNH MỘT THIÊN CHÚA LÀ CHA TOÀN NĂNG,
ĐẤNG TẠO THÀNH TRỜI ĐẤT, MUÔN VẬT HỮU HÌNH VÀ VÔ HÌNH.

1. TÔI TIN

http://img236.imageshack.us/img236/7610/tc010rj.jpg Trong truyền thống Kitô Giáo có hai Kinh Tin Kính quan trọng: Kinh Tin Kính của các Tông Đồ và Kinh Tin Kính của hai Công Đồng đầu tiên của Giáo Hội : Công Đồng Nicée (325) và Công Đồng Constantinople (385). Cả hai Kinh Tin Kính chứa đựng những tín điều buộc phải tin và phải tuyên xưng. Đặc biệt, Kinh Tin Kính Nicée-Constantinople là Kinh phát biểu đức tin chống lại những bè rối và cũng là Kinh chúng ta đọc khi tuyên thệ ngày chịu Phép Rửa Tội và trong các thánh lễ Chúa Nhật cũng như trong các thánh lễ trọng.

Kinh Tin Kính các Tông Đồ bắt đầu : Tôi tin kính Đức Chúa Trời / là Cha Phép Tắc vô cùng / dựng nên trời đất.

Kinh Tin Kính Nicée-Constantinople tuyên xưng : Tôi tin kính một Thiên Chúa / là Cha Toàn Năng / Đấng Tạo Thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình.

Trong Kinh Tin Kính, mỗi một tín điều phải tin và phải tuyên xưng đều được khởi đầu bằng câu: “Tôi tin kính..”.

Trong ngôn ngữ thường ngày, khi nói: “Tôi tin bạn” có nghĩa : “Tôi tin tưởng nơi bạn, tôi xác tín bạn nói sự thật”. Hoặc : “Tôi tin nơi điều bạn nói” hàm ý : “Tôi xác tín điều bạn nói phù hợp với thực tại khách quan”. Đi xa hơn, “TIN” có nghĩa là: chấp thuận và nhìn nhận là đúng, là phù hợp với thực tại, điều mà một người hay nhiều người nói, vì điều đó đáng tin. Tính cách đáng tin này tùy thuộc cùng lúc hai yếu tố: người nói và điều nói. Người nói là người đáng tin cậy và điều người đó nói phù hợp với sự thật đáng tin..

Trên bình diện tôn giáo, con người không thể sống mà không tin. Tin là nhu cầu khẩn thiết hơn cả hít thở. Ngay cả khi một người quả quyết không tin tưởng gì ráo trọi, người ấy vẫn tin tưởng nơi một cái gì đó ! Nguyên sự kiện nói rằng : “Tôi không tin nơi Thiên Chúa” giả thiết một niềm tin khác. Chẳng hạn, người ấy chỉ tin nơi chính mình, hoặc rất có thể, chỉ tin nơi tinh thần kiêu căng của riêng mình ! Nhưng để mà tin, phải nói là ai ai cũng tin. Giống y như tư tưởng vậy. Một người không thể không nghĩ tưởng gì ráo trọi ! Khi bạn nói: “Tôi không muốn nghĩ” hoặc “Tôi không tin nơi Thiên Chúa” thì chính hai câu này lại minh chứng là “bạn đang nghĩ”, hoặc “bạn không muốn tin nơi Đấng mà bạn biết rõ là Ngài hiện hữu thật sự”.

Bà Harumi, một phật tử Nhật bản nói : “Đối với tôi, không có ai là người vô thần thật sự. Chẳng hạn anh tôi, thường tự xưng là vô thần, nhưng vẫn đến chùa thắp nhan, đốt nến để khấn vái Trời Phật xin cho con trai anh được thi đậu. Không ai là người vô thần thật, nhưng chỉ có những người thiếu hiểu biết hoặc không được học hỏi gì về đạo giáo mà thôi.

Kinh Tin Kính các Tông Đồ và Kinh Tin Kính Công Đồng Nicée-Constantinople mà chúng ta tuyên xưng hàng ngày, hàng tuần và vào các dịp lễ trọng, chứa đựng những tín điều đáng tin, do chính các Tông Đồ và những Người kế vị các ngài, là những người đáng tin, thông truyền lại.

TÔI TIN KÍNH ĐỨC GIÊSU KITÔ, ĐẤNG CỨU CHUỘC.

ĐỨC GIÊSU KITÔ VẪN LÀ MỘT, HÔM QUA CŨNG NHƯ HÔM NAY VÀ NHƯ VẬY MÃI ĐẾN MUÔN ĐỜI.

... Vào thời kỳ nước Nga sống dưới chế độ cộng sản vô thần, chính quyền tìm mọi cách xóa bỏ Kitô-Giáo ra khỏi tâm lòng và đời sống của người dân. Để đạt mục tiêu, nhà nước dùng đủ thứ thủ đoạn và phương tiện, đứng đầu là giới văn nghệ và truyền thông. Đó là lý do giải thích sự xuất hiện vở kịch mang tựa đề: “Đức KITÔ mặc áo choàng cưỡi ngựa (redingote)”.

Khi các bảng quảng cáo được dán đầy các bức tường thành phố Moscou, tức khắc gây tiếng vang lớn. Mọi người xôn xao bàn tán và mong mau đến ngày vở kịch được trình diễn. Ai ai cũng muốn biết nội dung vở kịch ra sao, bởi lẽ, người đóng vai Đức GIÊSU là Alexandre Rostovtchev, một kịch sĩ vừa nổi danh tài ba vừa khét tiếng vô thần .. Ngoài ra, các nghệ sĩ tên tuổi khác cũng đều có mặt trong vở kịch.

Vào buổi trình diễn đầu tiên, nơi rạp hát lớn của thủ đô không còn một chỗ trống. Các khán thính giả gồm đủ hạng người: từ trí thức đến thường dân, từ sang đến hèn, từ già đến trẻ, từ người có tín ngưỡng đến kẻ vô thần. Mỗi người dấu ẩn một tâm tình riêng tư ngổn ngang khó diễn tả.

Khi bức màn từ từ kéo lên, mọi người như nín thở. Màn đầu tiên dĩ nhiên là một chuỗi những công kích, chê bai, nhạo báng và xúc phạm đến Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là các buổi cử hành Phụng Vụ Thánh. Chẳng hạn, nam tu sĩ là những tên say rượu. Nữ tu là các cô gái điếm. Cả hai nhóm thay nhau lải nhải những bài ca tình, bắt chước cung giọng các đan sĩ hát kinh Thần Vụ.. Nếu màn một trình diễn Kitô Giáo thối nát, bệ rạc như thế, chính là để báo hiệu màn hai, giới thiệu Đức KITÔ, Ông Tổ của Kitô Giáo. Nếu Kitô Giáo tàn lụi như vậy, thì có nghĩa người khai sinh ra nó cũng chả ra gì!

Khi bức màn được kéo lên, nghệ sĩ Alexandre Rostovtchev xuất hiện trong vai Đức KITÔ, mặc áo thụng trắng của người Do-Thái. Chàng có nhiệm vụ trình diễn một Đức KITÔ ủ rũ buồn rầu vì thấy mình bị thất bại với Kitô Giáo. Do đó, Đức KITÔ nhất quyết viết lại Phúc-Âm, thay đổi giáo huấn của Ngài, một giáo huấn không hợp thời .. Và Đức KITÔ, thay vì mặc áo chùng trắng, Ngài sẽ mặc ”áo choàng cưỡi ngựa” đúng điệu các chàng hiệp sĩ Tây Phương ở thế kỷ 20 này .. Có thế, sứ điệp của Ngài mới được lắng nghe.

Điểm chính yếu trong màn hai của vở kịch được trình diễn Đức KITÔ với bài giảng trên núi về các “Mối Phúc Thật”. Theo chương trình, Rostovtchev cầm trên tay cuốn Phúc-Âm, sẽ đọc hai câu đầu của bài giảng, rồi vứt mạnh cuốn sách vào xó và nói: Hãy trao cho Ta chiếc áo khác, hợp thời trang và trao cho Ta các phương tiện khác hữu hiệu hơn cuốn sách cổ hũ này!.

Bằng giọng run run cảm động, Rostovtchev đọc hai “Mối Phúc” đầu tiên:
- Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành vì họ sẽ được Đất-Hứa làm gia nghiệp ..

Đọc xong, chàng đứng im bất động. Cả hội trường im lặng như tờ. Nổi xúc động của chàng kịch sĩ như truyền sang các khán thính giả. Sau giây phút im lặng ngỡ ngàng, khán thính giả như bừng tỉnh. Nhiều tiếng huýt sáo nổi lên, nhắc chàng phải trở lại vai trò của mình. Thế nhưng, bằng một giọng rõ ràng và cương quyết, Rostovtchev đọc tiếp các “Mối Phúc” còn lại:
-Phúc thay ai sầu khổ .. Phúc thay ai khao khát nên người công chính .. Phúc thay ai xót thương người .. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch .. Phúc thay ai xây dựng hòa bình .. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính .. Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao (Mt 5, 5-12).

Đọc xong, Rostovtchev ngước đôi mắt sâu thẳm nhìn đăm đăm khán thính giả. Chàng nhìn nhưng không thấy khán thính giả đã từ từ đứng lên ngay sau khi chàng đọc “Mối Phúc” thứ ba .. Chàng như mất hút trong tư tưởng huyền nhiệm của các “Mối Phúc”. Xong, chàng trịnh trọng giơ tay làm dấu Thánh Giá và lớn tiếng cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến con khi nào Ngài ngự vào Vương-Quốc của Ngài!” Và chàng đột ngột rời sân khấu. Bức màn vội vàng buông xuống. Trong nhóm khán thính giả, nhiều người cũng giơ tay làm dấu Thánh Giá và không cầm được nước mắt .. Có người thì thầm lời nguyện: “Lạy Chúa GIÊSU, xin thương xót con tội lỗi!”

Buổi trình diễn bị bỏ dở tại đó. Một thất bại vĩ đại cho nhà nước cộng sản. Nhưng là một thành công lớn lao cho Kitô Giáo. Không ngờ chàng kịch sĩ vô thần Alexandre Rostovtchev lại làm nổi bật khuôn mặt độc nhất vô nhị của Đức GIÊSU KITÔ: Đấng Cứu Độ, hôm qua, hôm nay và mãi mãi ....
________________________________________

0 nhận xét:

Đăng nhận xét