Pages
25/7/09
Các Tổng Lãnh Thiên Thần
Nhân ngày kỷ niệm thánh hiến vương cung thánh đường kính thánh Micae, Giáo Hội mừng chung các Tổng Lãnh Thiên Thần Gabirie, Micae và Raphae do Thánh kinh cho biết. Các Đấng được mô tả như những vị thần linh được Thiên Chúa gửi đến, lấy hình hài người ta, để ban bố mệnh lệnh hay thực hiện sứ mạng. Micae, danh từ Hêbrô có nghĩa “Ai bằng Chúa” ám chỉ sự siêu việt của Thiên Chúa, được nói đến trong sách Đamien (10, 13-21) và trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan (12,7) như vị chiến thắng ma qủi.
Giáo Hội coi người là Đấng bảo trợ, được tôn kính từ xa xưa bên Đông phương. Tại Tây phương, nhiều cuộc hiển linh của thánh Micae càng làm cho việc sùng kính khởi sắc hơn, như tại núi Gargano miền nam nước Ý, dưới thời đức Gelase (192-196).
Tại Pháp, thánh Thiên Thần là một thánh quan thầy, tuy việc hiện ra ở núi Mont-Saint-Michel không thể kiểm chứng được, nhưng nơi đây đã trở nên một vị trí hành hương lớn. Theo thánh nữ Jeanne d’Arc, Thánh Micae đã thúc dục Bà đi gặp vua Charles VII để lên đường đi cứu nước.
Thánh Micae là quan thầy những người làm nghề phải dùng đến lò nung như người làm bánh; Thánh Thiên Thần cũng là quan thầy đoàn lính dù. Nhiều thành phố mang tên Người. Thánh Micae cũng được cầu khi giúp bệnh nhân sắp chết.
Lễ kính: 29 tháng 9.
Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael
Cùng được mừng chung nhân ngày kỷ niệm cung hiến Đền Thờ Thánh Micae ở Lamã, ba vị tổng lãnh Thiên Thần Gabriel, Micae và Raphael, những vị mà chúng ta biết qua Thánh Kinh. Các Ngài là những vị thiên sai do Thiên Chúa gửi đến, dưới hình tượng con người để loan báo những mệnh lệnh hoặc để thi hành một số nhiệm vụ.
Danh xưng Raphael tiếng Hêbrô có nghĩa là “Thiên Chúa chữa lành.” Sách Tobia, mô tã người là hướng dẫn viên ông Tobia con và đã làm cho Tobia Cha khỏi mù mắt. Người liền cho hai cha con biết: “Ta là Raphael, một trong bảy khâm sai của Thiên Chúa hằng ở bên cạnh Ngài trong huy hoàng của Ngài hiện diện.”
Mục đích của câu chuyện là để minh chứng sự Thiên Chúa quan phòng hằng hoạt động trong đời con người và hằng nghe lời cầu xin. Raphael được cầu xin cho thể xác khang an, linh hồn khõe mạnh và là quan thầy người đi đường.
Tổng Lãnh Thiên Thần Gabiriel
Ba vị Thiên Thần được Giáo Hội mừng chung trong ngày kỷ niệm lễ thánh hiến vương cung thánh đường Thánh Micae ở Lamã: đó là các tổng lãnh Thiên Thần Gabirie, Micae và Raphae do Thánh kinh cho chúng ta biết, như những vị thiêng liêng được Chúa gửi đến dưới hình người ta để thi hành một số mệnh lệnh.
Gabirie, danh xưng Hêbrô có nghĩa là “Thiên Chúa là sức mạnh” được gửi đến để báo tin Thiên Chúa can thiệp vào việc cứu rỗi nhân loại và đấng Messia sẽ đến thực hiện. Gabirie được gửi đến với ngôn sứ Danien (Dn 8, 16;9,21-27), với ông Giacaria và Đức Mẹ (Lc 1,11-38;8,16-27;9,21-27).
Việc tôn sùng thánh Gabirie nổi bật vào thế kỷ X. Năm 1951, đức Piô XII đặt làm quan thầy các chuyên viên truyền thông (truyền thanh, truyền hình, điện thoại).
KINH ĐỨC THÁNH THIÊN THẦN GABRIEL
Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Lạy ơn Đức Chúa Trời lòng lành vô cùng đã chọn Đức thánh Gabirie Tổng lãnh Thiên thần truyền tin rất mầu nhiệm Đức Chúa Con ra đời chuộc tội cho cả loài người ta, thì chúng tôi xin Đức Chúa Trời thương đến chúng tôi là kẻ kính mừng Đức thánh Gabirie, cho được ăn mày ơn Người phù hộ cầu bầu cho chúng tôi trước mặt Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng tôi. Amen.(i)
(i) Ai đọc kinh này hay kinh khác đủ tuần 9 ngày, thì mỗi ngày được ân xá 5 năm một lần, có đọc liên tiếp đủ 9 ngày; lại xưng tội, chịu lễ viếng nhà thánh và cầu như ý Đ.G.H thì được ân đại xá (N 412)
Các Kinh Nguyện Cầu Đến Các Tổng Lãnh Thiên Thần
Nói về các Tổng Lãnh Thiên Thần mà Giáo Hội sẽ mừng kính vào ngày mai (Thứ Sáu - ngày 28 tháng 9), khởi lược qua Thánh Kinh chúng ta tìm đọc được đoạn sau:
"Bấy giờ, có giao chiến trên trời: thiên thần Micae và các thiên thần của người giao chiến với Con Mãng Xà. Con Mãng Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến. Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên trời nữa. Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Xatan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó" (Khải Huyền 12:7-9).
http://vietcatholic.net/pics/StRafael.JPG
Tổng Lãnh Thiên Thần Rafael
Các vị Tổng Lãnh Thiên Thần này không giống như tất cả các vị Thánh khác có trong lịch Phụng Vụ của Giáo Hội, vốn những vị này đều là những con người. Còn các Thiên Thần là những vị ở trên trời, được tạo dựng nên trng một trật tự cao hơn hẳn so với con người. Các Thiên Thần hoàn toàn là những vị thiêng liêng, có đầy đủ sự thông minh và lý trí. Các Thiên Thần chính là những thụ tạo bất diệt. Các Thiên Thần chính là những vị mang thông điệp của Thiên Chúa đến cho con người. Có rất nhiều loại Thiên Thần khác nhau được đề cập đến trong Thánh Kinh theo từng cấp bậc, đó là: angels (Thiên Thần), archangels (các Tổng Lãnh Thiên Thần), cherubim (Tiểu Thiên Sứ), seraphim (Thiên Thần Tối Cao), thrones (các Thần Cung), choirs (các tập hợp Thiên Thần), dominions (các Quyền Chi Phối), principalities (các Chức Vương, Công Quốc), và powers (Các Quyền Bính).
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (Catechism of the Catholic Church hay CCC), trong các Mục từ 328-336 có tóm tắt về việc giảng dạy của Giáo Hội về bản tính và chức vị của các Thiên Thần trong trật tự tạo dựng của Thiên Chúa.
Trong tiếng Do Thái, tên của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae có nghĩa là: "Ai là Người Giống Như Thiên Chúa?" (Who is like God?) được tôn kính như là vị lãnh đạo của đạo binh các Thiên Thần, là người sẽ chinh phục Xatan và bè lủ ma quỷ của nó, và cũng được xem như là người bảo vệ cho Giáo Hội.
Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel, tên trong tiếng Do Thái có nghĩa là: "Sức Mạnh Của Thiên Chúa" (Strength of God), là vị công bố ra ngày sinh của Gioan Tể Giả cho Ông Zachariah, và chẳng bao lâu, báo tin cho Đức Maria rằng Mẹ đã được chọn để trở thành Mẹ của Thiên Chúa chúng ta. Lời mở đầu của Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel cho Đức Maria đó là: "Hỡi Bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà," thì đây cũng chính là câu kinh quen thuộc mỗi khi chúng ta lần chuổi Mân Côi.
Còn Tổng Lãnh Thiên Thần Rafael, tên trong tiếng Do Thái có nghĩa là: "Bác Sĩ hay Thần Dược" (Medic or Ointment) của Thiên Chúa, là vị được đề cập đến bằng tên trong Sách Cựu Ước, Sách Tobia, vì chính Ông Tobia đã được vị Tổng Lãnh Thiên Thần này cứu chữa khỏi mù mắt, và hướng dẫn Ông trong suốt cuộc hành trình tìm về Chúa.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã không ngừng nghĩ kêu gọi tất cả mọi người Kitô Giáo hãy năng đọc Kinh Cầu Nguyện đến Tổng Lãnh Thiên Thần Micae do Đức Cố Giáo Hoàng Lêô XIII soạn ra, và phải đọc Kinh đó mỗi ngày.
A. Prayer to Saint Michael
Saint Michael, Archangel, defend us in battle. Be our protection against the wickedness and snares of the Devil. May God rebuke him, we humbly pray; And do thou, O Prince of the Heavenly Host, by the power of God, thrust into hell Satan and all the other evil spirits who prowl about the world seeking the ruin of souls. Amen. -- Pope Leo XIII
Lạy Thánh Micaê, Tổng Lãnh Thiên Thần, Hãy bảo vệ chúng con trong cuộc chiến đấu, vật lộn này. Hãy bảo vệ chúng con khỏi mọi sự tinh quái, mưu mô và xảo quyệt của ma quỷ, tội lỗi. Nguyện cầu Thiên Chúa hãy quở trách chúng, chúng con khiêm tốn cầu xin, xin Ngài hãy ra tay hành động, hỡi vị Hoàng Tử của nước thiên đàng, bằng chính sức mạnh quyền năng của Thiên Chúa, xin Ngài hãy đẩy lui Satăn về lại chốn địa ngục và tất cả mọi tà ma, vẫn còn đang vơ vẫn lang thang trên khắp thế giới này để chúng làm hủy hoại đi tất cả các tâm hồn. Amen!
B. Prayer to Saint Gabriel
Blessed Saint Gabriel, Archangel, We beseech thee to intercede for us at the throne of divine mercy: As thou didst announce to Mary the mystery of the Incarnation, so through thy prayers may we receive strength of faith and courage of spirit, and thus find favor with God and redemption through Christ Our Lord. May we sing the praise of God our Savior with the angels and saints in heaven forever and ever. Amen.
Lạy rất Thánh Gabriel, Tổng Lãnh Thiên Thần, chúng con cầu xin Ngài hãy chuyển cầu cho chúng con tại ngôi báu của lòng từ bi Chúa. Như Ngài đã công bố cho Đức Maria về mầu nhiệm Nhập Thể, vậy cũng xin qua lời cầu nguyện của Ngài chúng con đón nhận được sức mạnh của đức tin và sự can đảm của tâm hồn, để từ đó thuận tìm đến với Thiên Chúa và sự cứu rỗi của Ngài thông qua Chúa Kitô, Chúa chúng con. Nguyện cho chúng con được hát bài ca tụng Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc chúng con, cùng với các thiên thần và các thánh ở trên nước thiêng đàng bây giờ và mãi mãi. Amen!
C. Prayer to Saint Raphael
Blessed Saint Raphael, Archangel, We beseech thee to help us in all our needs and trials of this life, as thou, through the power of God, didst restore sight and give guidance to young Tobit. We humbly seek thine aid and intercession, that our souls may be healed, our bodies protected from all ills, and that through divine grace we may be made fit to dwell in the eternal Glory of God in heaven. Amen.
Lạy Rất Thánh Raphael, Tổng Lãnh Thiên Thần, chúng con khẩn cầu Ngài hãy giúp đỡ chúng con trong tất cả mọi nhu cầu và những thử thách của cuộc sống này, để qua quyền năng của Thiên Chúa, giống như Ngài đã khẩn cầu để phục hồi lại thị lực và sự hướng dẫn đến cho chàng Tôbia trẻ tuổi. Chúng con khiêm tốn tìm đến sự trợ giúp và chuyển cầu của Ngài để tất cả mọi tâm hồn của chúng con được chữa lành, để tthân xác của chúng con được bảo vệ khỏi các bệnh suy yếu, để qua ân huệ của Thiên Chúa, chúng con xứng đáng được cư ngụ trong Vinh Quang bất diệt của Thiên Chúa trên nước thiêng đàng. Amen.
Anthony Lê
Tổng lãnh Thiên Thần Michael
Trong bức tranh vẽ trên trần nhà, tường vách thánh đường kính các Thiên Thần ở Palermo có hình cùng tên và chức vị của bảy vị Tổng lãnh Thiên Thần:
1.Michael - Victoriosus - Người chiến thắng
2.Gabriel – Nuntius - Sứ gỉa
3.Raphael – Medicus - Thầy thuốc
4.Uriel – Fortis Socius – Người đồng hành mạnh mẽ
5.Jehudiel – Remunerator - Người làm ơn
6.Barachiel – Adjutor - Người trợ giúp
7. Sealthiel – Oarator - Người bầu cử
Tên Tổng lãnh Thiên Thần Michael đứng đầu bảy vị Tổng lãnh Thiên Thần của Thiên Chúa. Tiên Tri Daniel đã diễn tả Tổng lãnh Thiên Thần Michael đứng về phía Thiên Chúa: “Thời đó, Michael là đấng vẫn thường che chở dân người.” ( Daniel 12,1).
Ông Bà Cha Mẹ nào ngay từ lúc con cháu còn nhỏ thơ bé cũng đều to nhỏ âm thầm cầu xin với các Thiên Thần phù hộ cho đời sống thể xác lẫn tinh thần của chúng.
Bằng an hồn xác là nhu cầu căn bản rất cần thiết cho đời sống.
Sống lòng bác ái giúp đỡ nhau, kính trọng sự sống, điều chân thật lẽ phải luôn là nhu cầu làm nên khung nền kiến tạo đường đời sống tình liên đới con người với nhau trong xã hội.
Sống thể hiện một đời sống trong tương quan tình liên đới với Đấng là nguồn đời sống, nguồn tình yêu và ơn tha thứ, luôn là nhu cầu khát vọng của tinh thần con người ở đời.
Nhu cầu tinh thần này không chỉ là nhu cầu thiêng liêng đạo giáo, nhưng đó là nhu cầu đời sống văn hóa của con người ở vào mọi thời đại. Nhu cầu tinh thần văn hóa này cùng với những nhu cầu khác cho sự sống thể xác giúp đời sống có đầy đủ ý nghĩa, triển nở cùng mang đến niềm vui hạnh phúc.
Các Thiên Thần của Thiên Chúa, nhất là Tổng lãnh Thiên Thần Michael, là Sứ gỉa của Thiên Chúa gửi sai đến cùng đồng hành trợ giúp con người trong mọi hoàn cảnh đời sống thể hiện tình bác ái vị tha.
Tổng lãnh Thiên Thần Michael còn có danh hiệu “Quis ut Deus – Ai bằng Thiên Chúa”. Tổng lãnh Thiên Thần Michael ngày xưa đứng ra chống lại qủi dữ Luxiphe, sự tội lỗi. Ngài đứng về phía Thiên Chúa phù hộ cho con người. Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống, không gì có thể thay thế vào chỗ Ngài được.
Là con người sống trong trần gian với mọi tương quan liên đới, có khi có được cơ hội may mắn tốt đẹp, có được địa vị cao sang quyền thế, có đời sống sung túc hơn người… Nhưng dẫu vậy, con người vẫn luôn hướng lòng về điều gì là sự chân thật, sự tốt lành thiện hảo. Vì chính điều này mới mang đến cho đời sống có ý nghĩa tràn đầy.
Với người tín hữu Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa là Đấng của sự chân thật, sự tốt lành thiện hảo, là Thiên Chúa của lòng khoan dung tha thứ, của hy sinh từ bỏ qua Thánh Gía Chúa Giêsu Kitô.
Lễ kính Tổng lãnh Thiên Thần Michael 29.09.2008
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Tổng lãnh thiên thần
Bảy Tổng lãnh Thiên thần trong Chính thống giáo Đông phương. Từ trái qua phải: Jegudiel, Gabriel, Selaphiel, Michael, Uriel, Raphiel, Barachiel.
Tổng lãnh thiên thần, Tổng lãnh thiên sứ, Thiên sứ trưởng, hay Trưởng thiên sứ là thứ bậc cao trong hàng ngũ các Thiên sứ.[1] Tổng lãnh thiên thần được biết đến qua nhiều tôn giáo, truyền thống khác nhau, trong đó có Do thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo và Bái hỏa giáo.
Từ Tổng lãnh Thiên thần (archangel)bắt nguồn từ tiếng Hylạp αρχάγγελος archangelos = αρχ- arch- ("đầu tiên, bậc nhất, thũ lĩnh") và άγγελος angelos ("người đưa tin").
Kinh Tân Ước hiếm khi nhắc đến các thiên thần, chỉ có hai lần là: Michael ở Jude 1.9 và trong Bức thư đầu tiên đến xứ Thessalonians 4:16 nơi giọng nói của một tổng lãnh thiên thần có thể nghe thấy về sự quay trở lại của chúa Giê-su . Ngược lại với niềm tin phổ biến, Gabriel không bao giờ được gọi là Tổng lãnh Thiên thần trong Gospels.
Các truyền thống Kitô giáo về sau nói rằng có ba Tổng lãnh Thiên thần: Michael, Gabriel, và thường là Raphael; đôi khi có cả Uriel là Tổng lãnh Thiên thần thứ Tư. Chính thống giáo phương Đông cho rằng "có hàng nghìn Tổng lãnh Thiên Thần"[4] nhưng chỉ tôn kính bảy người trong số họ theo tên.[5] trong đó có Uriel và các tên khác thường thấy là Selaphiel, Jegudiel, và Barachiel.
Đôi khi có cả Satan (tên là Satanel trong Sách Enoch) được coi như là một Tổng lãnh thiên thần sa ngã có tên là Lucifer.[6]
Vài phong trào Kháng cách nhìn nhận Michael Tổng lãnh thiên thần chính, như là người duy nhất được đề cập đến một cách rõ ràng trong quy tắc Kháng Cách thuộc Kinh thánh.[7][8]
Những phiên bản kinh thánh được sử dụng bởi các phong trào Kháng cách, trừ Apocrypha, không đề cập đến "Raphael" và ông chưa bao giờ được họ công nhận. Raphael, bên cạnh đó, được đề cập trong Sách Tobit, một trong những Sách Deuterocanonical. Trong truyện nói, Raphael đến từ sự giúp đỡ Tobit, giúp ông thoát cảnh mù loà, và con trai của ông đóng một vai trò quan trọng trong Sách Enoch
Bảy Tổng lãnh Thiên thần trong Chính thống giáo Đông phương. Từ trái qua phải: Jegudiel, Gabriel, Selaphiel, Michael, Uriel, Raphiel, Barachiel.
Nhân chứng Jehovah tin rằng Michael là một trong các tên của Giê-su có trên trên Thiên đàng.[9] Từ góc nhìn này, Michael là tạo vật đầu tiên và vĩ đại nhất của Thiên chúa, là sứ giả trưởng của Jehovah-lãnh đạo vinh danh Chúa, đánh nhau với Satan và bảo vệ con chúa trên Trái đất. (Revelation 12:7• Daniel 12:1) Niềm tin này được bắt nguồn từ sự xuất chúng của Michael trên mọi người con của Thiên Chúa trên thiên đàng,sự giống nhau của Michael và Giê-su là trong nhiệm vụ của học và sự nối kết của Giê-su và các chức vụ của Thiên thần (Kinh sách Thessalonians 4:16, nói rằng : "Bởi vì tự thân Thiên chúa sẽ truyền lệnh từ thiên đàng, qua giọng nói của một tổng lãnh Thiên thần." Tương phản với số đông Phong tào Kháng Cách, như là Seventh-day Adventists,[10]phúc âm Baptist Charles Spurgeon[11] và Trưỡng lão bình luận viên Matthew Henry,[12]những người tin rằng Tổng lãnh thiên thần Michael không những là một thiên thần mà còn là một tạo vật tự có , người con trai thần thánh của Thiên chúa.Ở góc nhìn "Tổng lãnh Thiên thần" có nghĩa là "thiên sứ trưởng" hơn là "trưởng thiên sứ," và chức danh này giống như là "Người đứng đầu đội quân" (Daniel 8:11)
20/7/09
Mẩu đối thoại về giấc mơ trong đời sống
Nhưng cũng có những giấc mơ không dừng lại nơi đó, nó báo hiệu cho người trong giấc mơ một thông tin sứ điệp.
Bạn Lan: Lại chuyện mơ mộng nữa rồi! Thôi Ông Duy ơi, mơ tưởng cho nhiều, rồi đêm về trong giấc ngủ mộng mị chứ gì?
Bạn Duy: Sao Lan lại nói thế. Mơ đẹp lắm chứ!
Bạn Liên: Ðúng vậy đó! Tớ cũng đã có nhiều lần mơ rồi: lần thì đẹp, lần thì hơi sợ hãi. Nhưng khi tỉnh dậy mình có cảm giác lạ lạ hay hay!
Bạn Hiển: Ðàn bà con gái phụ nữ mơ cho hay là đẹp đã đành. Nhưng cả ông Duy đàn ông con giai mà cũng cho mơ là đẹp là hay, thế mới lạ chứ?
Bạn Hùng: Giấc nào mơ đẹp hay, thì phải công nhận như thế. Còn ngược lại, cũng phải chân nhận như vậy. Thế mới Fair chứ! Ðàn ông đàn bà ai cũng co giấc mơ cả, mình cũng có vậy. Hôm rồi trong giờ nói chuyện về đạo, Sr. Maichi và Sr. Thảomai cũng nói về những giấc mơ khác nhau: nào là về hòa bình, về tha thứ làm hòa từ xưa nay của mọi dân tộc, nào là về gia đình... Mình thấy hay hay, tò mò hỏi tiếp về những giấc mơ có trong kinh thánh không?
Sr. Thảomai: Trong kinh thánh nói về nhiều giấc mơ của nhiều người khác nhau, nhất là nơi các Tiên tri. Họ là những người được Thiên Chúa kêu gọi có nhiệm vụ hướng dẫn dân Chúa cùng đồng hành với họ trong đời sống. Vì thế họ thường thuật cho dân chúng nghe giấc mơ về ơn cứu độ giaỉ thoát của Thiên Chúa đến cứu giúp dân khỏi vòng khốn cùng.
Sr. Maichi: Hồi còn đi học ở nhà thử tôi có lần nghe và cũng đã đọc qua về một giấc mơ trong sách Tiên Tri Isaia. Tiên tri thuật lại: Một trinh nữ sẽ mang thai. Chị sẽ hạ sinh một cậu con trai và đạt tên cho cậu ấm là Im-ma-nu-el, - tiếng này có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta! (Is 7,14).
Bạn Duy: Ðúng đấy, em cũng có lần nghe trong nhà thờ đọc nói về đoạn kinh thánh đó và ông cha xứ diễn giải giấc mơ đó nói về việc Chúa đến và cũng có liên quan tới Ông Thánh Giuse nữa.
Bạn Lan: Anh Duy rất tỉnh tai khi nói đến giấc mơ. Phục trí nhớ của anh trong lãnh vực này! Nhưng Giuse nào vậy? Có phải Giuse chồng đức mẹ Maria không?
Bạn Hiển: Cô Lan cũng tỉnh táo về chuyện này lắm, đâu phải chỉ mình Duy! Ðúng vậy đó Lan. Hôm đó Hiển cũng nghe diễn giải về Ông Thánh Giuse là một bác thợ mộc làng quê, nhưng lại là một người sùng đạo kính mến Chúa và có lòng thương người.
Bạn Liên: Các Bạn nói gì tôi chẳng hiểu, nào là giấc mơ, nào là kinh thánh, nào là Giuse, nào là Maria, nào là thợ mộc…có cái gì ăn khớp với cái gì đâu?
Bạn Hiển: Sao Liên lại vội thế. Từ từ anh Hiển sẽ kể tiếp cho nghe. Bằng không Sr. Maichi kể vậy?
Bạn Duy: Ông Giuse mơ thế nào?
Bạn Hiển: Trong giấc ngủ say sau một ngày làm việc vất vả nặng nhọc, Giuse mơ thấy Thiên Thần Gabriel hiện đến nói với Ông.: Giuse đừng có sợ. An tâm nhận Maria làm vợ. Thai nhi trong cung lòng Maria là con Thiên Chúa, do quyền phép Chúa Thánh Thần. Maria là người đạo đức, sống đạo hạnh khuôn phép. Việc Thiên Chúa làm ông không thể hiểu nổi. Nhưng với Chúa không có chuyện gì không có thể!
Khi tỉnh dậy Giuse hoảng hốt hối hận những gì ông từ tháng nay suy nghĩ về Maria, người bạn đường chưa cưới của mình. Vì sau khi làm những thủ tục lễ nghi trước hôn nhân theo luật lệ ngày đó, chỉ còn chờ đến ngày cưới hai người đưa nhau về chung sống dưới một mái nhà tình yêu là xong. Bỗng Giuse thấy Maria, người bạn đường tương lai của mình, đã có thai. Ông buồn sinh nghi vấn và định âm thầm bỏ cuộc, đi chỗ khác sinh sống cho rồi. Ông không muốn bị mang tiếng phiền hà, cũng chẳng muốn làm phiền hà mang tiếng cho ai. Ý tưởng bỏ cuộc đó cứ luẩn quẩn trong tâm trí ông…
Bây giờ trong giấc mơ, Thiên Thần của Chúa hiện đến nói cho ông hay sự thật. Ông hiểu đó là sứ điệp Chúa muốn gửi cho Ông. Và qua đó Ông được bình an trong tâm hồn cùng càng thêm lòng yêu mến Chúa, kính trọng Maria và thai nhi còn trong cung lòng Maria.
Sr. Maichi: Các Bạn thấy chưa, Thánh Giuse đã có một giấc mơ tuyệt vời. Giấc mơ đó mang đến câu trả lời rõ ràng trong sáng, đánh tan nghi hoặc đang nung nấu lòng ông từ lâu nay. Giấc mơ đó giúp Ông nhớ lại lời kinh thánh xưa kia của Tiên Tri Isaia: Một trinh nữ sẽ mang thai. Chị sẽ hạ sinh một cậu con trai và đặt tên cho cậu ấm là Im-ma-nu-el!
Giấc mơ đó đã giúp ông tỉnh ngộ không chỉ sống đạo đức hơn, mà còn giúp ông sống tình người với đức mẹ Maria với thai nhi trong cung lòng Maria sâu đậm phải lẽ chính đáng hơn nữa.
Sr. Thảomai: Thánh Giuse đã cảm nhận được ý Thiên Chúa qua giấc mơ. Và qua đó ông đã có thêm can đảm. Cho dù cuộc sống có nhiều vất vả lo nghĩ mệt nhọc, nhưng Ông đã để tai lắng nghe tiếng ThiênChúa nói với ông thầm lặng trong tâm hồn.
Bạn Liên: Vâng em cũng đã có lần nghe kể: Trong giấc ngủ, ngày xưa chú bé Samuel đã nghe tiếng Thiên Chúa gọi tên cậu: Samuel! Samuel!
Có nhiều loại tiếng lời trong cuộc sống. Có những lời gây niềm vui phấn khởi, mà cũng có lời làm suy nghĩ gây hoang. Có những lời nghe được bằng tai thường. Nhưng có những lời nói âm thầm trong lòng chỉ nghe cảm nhận được bằng trái tim. Như lời Chúa nói trong giấc mơ của Thánh Giuse ngày nào.
18.12.2004
Lm. Nguyễn ngọc Long
Tôi tin kính
12-09-2005, 07:57 PM
Biên Soạn : Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt
TÔI TIN KÍNH MỘT THIÊN CHÚA LÀ CHA TOÀN NĂNG,
ĐẤNG TẠO THÀNH TRỜI ĐẤT, MUÔN VẬT HỮU HÌNH VÀ VÔ HÌNH.
1. TÔI TIN
http://img236.imageshack.us/img236/7610/tc010rj.jpg Trong truyền thống Kitô Giáo có hai Kinh Tin Kính quan trọng: Kinh Tin Kính của các Tông Đồ và Kinh Tin Kính của hai Công Đồng đầu tiên của Giáo Hội : Công Đồng Nicée (325) và Công Đồng Constantinople (385). Cả hai Kinh Tin Kính chứa đựng những tín điều buộc phải tin và phải tuyên xưng. Đặc biệt, Kinh Tin Kính Nicée-Constantinople là Kinh phát biểu đức tin chống lại những bè rối và cũng là Kinh chúng ta đọc khi tuyên thệ ngày chịu Phép Rửa Tội và trong các thánh lễ Chúa Nhật cũng như trong các thánh lễ trọng.
Kinh Tin Kính các Tông Đồ bắt đầu : Tôi tin kính Đức Chúa Trời / là Cha Phép Tắc vô cùng / dựng nên trời đất.
Kinh Tin Kính Nicée-Constantinople tuyên xưng : Tôi tin kính một Thiên Chúa / là Cha Toàn Năng / Đấng Tạo Thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình.
Trong Kinh Tin Kính, mỗi một tín điều phải tin và phải tuyên xưng đều được khởi đầu bằng câu: “Tôi tin kính..”.
Trong ngôn ngữ thường ngày, khi nói: “Tôi tin bạn” có nghĩa : “Tôi tin tưởng nơi bạn, tôi xác tín bạn nói sự thật”. Hoặc : “Tôi tin nơi điều bạn nói” hàm ý : “Tôi xác tín điều bạn nói phù hợp với thực tại khách quan”. Đi xa hơn, “TIN” có nghĩa là: chấp thuận và nhìn nhận là đúng, là phù hợp với thực tại, điều mà một người hay nhiều người nói, vì điều đó đáng tin. Tính cách đáng tin này tùy thuộc cùng lúc hai yếu tố: người nói và điều nói. Người nói là người đáng tin cậy và điều người đó nói phù hợp với sự thật đáng tin..
Trên bình diện tôn giáo, con người không thể sống mà không tin. Tin là nhu cầu khẩn thiết hơn cả hít thở. Ngay cả khi một người quả quyết không tin tưởng gì ráo trọi, người ấy vẫn tin tưởng nơi một cái gì đó ! Nguyên sự kiện nói rằng : “Tôi không tin nơi Thiên Chúa” giả thiết một niềm tin khác. Chẳng hạn, người ấy chỉ tin nơi chính mình, hoặc rất có thể, chỉ tin nơi tinh thần kiêu căng của riêng mình ! Nhưng để mà tin, phải nói là ai ai cũng tin. Giống y như tư tưởng vậy. Một người không thể không nghĩ tưởng gì ráo trọi ! Khi bạn nói: “Tôi không muốn nghĩ” hoặc “Tôi không tin nơi Thiên Chúa” thì chính hai câu này lại minh chứng là “bạn đang nghĩ”, hoặc “bạn không muốn tin nơi Đấng mà bạn biết rõ là Ngài hiện hữu thật sự”.
Bà Harumi, một phật tử Nhật bản nói : “Đối với tôi, không có ai là người vô thần thật sự. Chẳng hạn anh tôi, thường tự xưng là vô thần, nhưng vẫn đến chùa thắp nhan, đốt nến để khấn vái Trời Phật xin cho con trai anh được thi đậu. Không ai là người vô thần thật, nhưng chỉ có những người thiếu hiểu biết hoặc không được học hỏi gì về đạo giáo mà thôi.
Kinh Tin Kính các Tông Đồ và Kinh Tin Kính Công Đồng Nicée-Constantinople mà chúng ta tuyên xưng hàng ngày, hàng tuần và vào các dịp lễ trọng, chứa đựng những tín điều đáng tin, do chính các Tông Đồ và những Người kế vị các ngài, là những người đáng tin, thông truyền lại.
TÔI TIN KÍNH ĐỨC GIÊSU KITÔ, ĐẤNG CỨU CHUỘC.
ĐỨC GIÊSU KITÔ VẪN LÀ MỘT, HÔM QUA CŨNG NHƯ HÔM NAY VÀ NHƯ VẬY MÃI ĐẾN MUÔN ĐỜI.
... Vào thời kỳ nước Nga sống dưới chế độ cộng sản vô thần, chính quyền tìm mọi cách xóa bỏ Kitô-Giáo ra khỏi tâm lòng và đời sống của người dân. Để đạt mục tiêu, nhà nước dùng đủ thứ thủ đoạn và phương tiện, đứng đầu là giới văn nghệ và truyền thông. Đó là lý do giải thích sự xuất hiện vở kịch mang tựa đề: “Đức KITÔ mặc áo choàng cưỡi ngựa (redingote)”.
Khi các bảng quảng cáo được dán đầy các bức tường thành phố Moscou, tức khắc gây tiếng vang lớn. Mọi người xôn xao bàn tán và mong mau đến ngày vở kịch được trình diễn. Ai ai cũng muốn biết nội dung vở kịch ra sao, bởi lẽ, người đóng vai Đức GIÊSU là Alexandre Rostovtchev, một kịch sĩ vừa nổi danh tài ba vừa khét tiếng vô thần .. Ngoài ra, các nghệ sĩ tên tuổi khác cũng đều có mặt trong vở kịch.
Vào buổi trình diễn đầu tiên, nơi rạp hát lớn của thủ đô không còn một chỗ trống. Các khán thính giả gồm đủ hạng người: từ trí thức đến thường dân, từ sang đến hèn, từ già đến trẻ, từ người có tín ngưỡng đến kẻ vô thần. Mỗi người dấu ẩn một tâm tình riêng tư ngổn ngang khó diễn tả.
Khi bức màn từ từ kéo lên, mọi người như nín thở. Màn đầu tiên dĩ nhiên là một chuỗi những công kích, chê bai, nhạo báng và xúc phạm đến Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là các buổi cử hành Phụng Vụ Thánh. Chẳng hạn, nam tu sĩ là những tên say rượu. Nữ tu là các cô gái điếm. Cả hai nhóm thay nhau lải nhải những bài ca tình, bắt chước cung giọng các đan sĩ hát kinh Thần Vụ.. Nếu màn một trình diễn Kitô Giáo thối nát, bệ rạc như thế, chính là để báo hiệu màn hai, giới thiệu Đức KITÔ, Ông Tổ của Kitô Giáo. Nếu Kitô Giáo tàn lụi như vậy, thì có nghĩa người khai sinh ra nó cũng chả ra gì!
Khi bức màn được kéo lên, nghệ sĩ Alexandre Rostovtchev xuất hiện trong vai Đức KITÔ, mặc áo thụng trắng của người Do-Thái. Chàng có nhiệm vụ trình diễn một Đức KITÔ ủ rũ buồn rầu vì thấy mình bị thất bại với Kitô Giáo. Do đó, Đức KITÔ nhất quyết viết lại Phúc-Âm, thay đổi giáo huấn của Ngài, một giáo huấn không hợp thời .. Và Đức KITÔ, thay vì mặc áo chùng trắng, Ngài sẽ mặc ”áo choàng cưỡi ngựa” đúng điệu các chàng hiệp sĩ Tây Phương ở thế kỷ 20 này .. Có thế, sứ điệp của Ngài mới được lắng nghe.
Điểm chính yếu trong màn hai của vở kịch được trình diễn Đức KITÔ với bài giảng trên núi về các “Mối Phúc Thật”. Theo chương trình, Rostovtchev cầm trên tay cuốn Phúc-Âm, sẽ đọc hai câu đầu của bài giảng, rồi vứt mạnh cuốn sách vào xó và nói: Hãy trao cho Ta chiếc áo khác, hợp thời trang và trao cho Ta các phương tiện khác hữu hiệu hơn cuốn sách cổ hũ này!.
Bằng giọng run run cảm động, Rostovtchev đọc hai “Mối Phúc” đầu tiên:
- Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành vì họ sẽ được Đất-Hứa làm gia nghiệp ..
Đọc xong, chàng đứng im bất động. Cả hội trường im lặng như tờ. Nổi xúc động của chàng kịch sĩ như truyền sang các khán thính giả. Sau giây phút im lặng ngỡ ngàng, khán thính giả như bừng tỉnh. Nhiều tiếng huýt sáo nổi lên, nhắc chàng phải trở lại vai trò của mình. Thế nhưng, bằng một giọng rõ ràng và cương quyết, Rostovtchev đọc tiếp các “Mối Phúc” còn lại:
-Phúc thay ai sầu khổ .. Phúc thay ai khao khát nên người công chính .. Phúc thay ai xót thương người .. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch .. Phúc thay ai xây dựng hòa bình .. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính .. Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao (Mt 5, 5-12).
Đọc xong, Rostovtchev ngước đôi mắt sâu thẳm nhìn đăm đăm khán thính giả. Chàng nhìn nhưng không thấy khán thính giả đã từ từ đứng lên ngay sau khi chàng đọc “Mối Phúc” thứ ba .. Chàng như mất hút trong tư tưởng huyền nhiệm của các “Mối Phúc”. Xong, chàng trịnh trọng giơ tay làm dấu Thánh Giá và lớn tiếng cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến con khi nào Ngài ngự vào Vương-Quốc của Ngài!” Và chàng đột ngột rời sân khấu. Bức màn vội vàng buông xuống. Trong nhóm khán thính giả, nhiều người cũng giơ tay làm dấu Thánh Giá và không cầm được nước mắt .. Có người thì thầm lời nguyện: “Lạy Chúa GIÊSU, xin thương xót con tội lỗi!”
Buổi trình diễn bị bỏ dở tại đó. Một thất bại vĩ đại cho nhà nước cộng sản. Nhưng là một thành công lớn lao cho Kitô Giáo. Không ngờ chàng kịch sĩ vô thần Alexandre Rostovtchev lại làm nổi bật khuôn mặt độc nhất vô nhị của Đức GIÊSU KITÔ: Đấng Cứu Độ, hôm qua, hôm nay và mãi mãi ....
________________________________________
Một Giấc Mơ
Giấc mơ này được lập đi lập lại hai ba lần. Đặc biệt những khi tôi gặp những khó khăn và tâm hồn xao xuyến với ơn kêu gọi. Khi được tĩnh giấc tôi suy nghĩ rất nhiều về hiện tượng này. Có phải hai thiên thần đây chính là cánh tay của Chúa đã đến đỡ nâng tôi trong cảnh khốn khó chăng? Hay đây chỉ là một giấc mơ diễn lại sự mong ước cầu khấn của tôi hằng ngày. Vì theo các nhà tâm lý học, thì ban ngày mình nghĩ gì thì ban đêm mơ về sự ấy. Dù thật hay hư, thì giấc mơ này đã thật sự ấn nghiệm trong cuộc sống của tôi. Tôi cũng dựa vào đó để lấy sự phấn khởi cho mình trong những khi gặp nỗi éo le.
Mỗi khi gặp những khốn khó âu lo, tôi thường hay âm thầm đến quì dưới chân Mẹ Maria. Người Mẹ mà tôi đã một lần dâng hiến cuộc sống từ khi tôi bỏ lại gia đình và người Mẹ thể xác ở chốn quê nhà. Tôi thích chuyện trò với Mẹ Maria trong những giây phút lặng yên vắng người. Khuất bóng những người chung quanh, chỉ còn lại Mẹ và con. Những nỗi lo âu cho tương lai, những khúc mắc khó khăn của hiện tại, những chán chường thất vọng, và những nối tiếc thời gian quá khứ tự nhiên trào ra từ trong lòng, như chưa từng được một lần nói với ai. Không ai yêu Mẹ bằng con cũng không ai yêu con bằng Mẹ. Mẹ chính là quê hương, là nguồn suối mát dịu tắm gội các con trong biển ái tình. Có những lúc một mình trong đêm vắng, ở chổ làm việc, khi không ai để ý, tôi cũng thường cất lên những bài hát về Mẹ. Những bài hát này gợi lại tình Mẹ thương tôi và đang ấp ủ bao bọc tôi hằng ngày.
Cách đây 8 năm về trước, khi cậu tôi gọi điện thoại báo tin Má tôi đang lâm bệnh ung thư gan nặng, khó qua khỏi cơn mê này. Có thể nói là cữu tử nhất sinh. Những tin giật gân này làm tôi điên đảo muốn khóc. Lúc đó tôi mới nhập dòng được 5 tháng, và đang trong thời gian chuẩn bị tận hiến cho Mẹ Maria qua nghi thức trao áo dòng. Còn khoảng 3 tuần nữa là tôi sẽ được chính thức mang bộ áo dòng đen dài từ cổ xuống chân, trở thành người con tận hiến cho Thiên Chúa qua Mẹ Maria. Đây cũng là ước vọng của tôi, là lý do thúc đẩy tôi gia nhập cộng đoàn tận hiến cho Thiên Chúa. Khi được nghe tin Má bị bệnh nặng, tôi chơi vơi như những chiếc thuyền chưa cặp bến. Má tôi muốn gặp hai anh em tôi lần cuối, và bất luận như thế nào hai anh em tôi từ Mỹ cố gắng thu xếp mọi công việc để trở về nhìn mặt Má, trước khi Má ra đi an nghĩ cõi thiên thu. Sao mà tội nghiệp qúa Má ơi. Lúc đó vào năm 1994, phương tiện về Việt Nam cũng chưa được khả quan như bây giờ. Tôi đang bối rối không biết phải làm cách nào. Phần thì báo tin trễ qúa, và chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là tôi được gia nhập Tập Viện. Tôi băn khoăn lo lắng, rồi đi trình bày với Cha Giám Tập. Biết rõ sự tình, Ngài đã quyết định cho tôi về thăm Má lần cuối. Tôi bắt đầu đi làm thủ tục giấy tờ. Nào là đi chụp hình để làm passport, nào là điền đơn xin xuất ngoại, v.v. và gửi ngay cho Anh tôi ở Florida, để anh tôi kịp thời gian mua vé máy bay. Nhưng lạ lùng thay, qua bao ngày lo lắng, không hiểu anh tôi làm giấy tờ thế nào mà tôi lại bị trục trặc và không đi được. Đúng là ý Chúa nhiệm mầu. Có lẽ Chúa và Mẹ Maria thầm nói với tôi, "Ai đã ra tay mà còn cầm cày quay lại thì không xứng đáng làm môn đệ của ta." Thế là tôi bị kẹt lại và anh tôi đi một mình. Tuy không thấy được mặt tôi, nhưng có anh tôi chắc Má cũng an lòng. Tôi cũng nghĩ là Má tôi không bao giờ trách tôi về chuyện ấy, vì Má tôi rất mong muốn tôi được dâng hiến cho Thiên Chúa. Nhờ đó mà gia đình được chúc phúc. Tuy không đi được, nhưng lòng tôi luôn hướng về Má, và ngày đêm đọc kinh cầu nguyện cho Má. Mong sao nếu đẹp ý Chúa thì Má thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.
Ngày tháng mong mỏi sự may lành trôi qua. Tôi đã vào nhà tập, được mặc áo dòng. Còn được tin bệnh tình của Má tôi đang thuyên giảm từ từ. Thế là tôi được cả chì lẫn chài. Được nhận áo dòng là dấu chỉ tận hiến cho Mẹ Maria và được Mẹ Lavang đã cứu thoát Má tôi.
Sau chuyến về thăm quê hương tôi mới nghe Má tôi kể lại như sau, "Má bị bệnh ung thư gan, đến thời gian cuối cùng. Chạy chữa từ Huế rồi vô Hà Nội, nhưng bệnh tình không thuyên giảm mà còn ra tệ hơn nữa. Tiền bạc đã hết, bác sĩ lại bó tay. Chỉ còn nằm chờ chết. Không biết phải tính cách nào. Nhưng Má tôi vẫn không cam lòng với số mạng ngắn ngủi đó, lúc đó Má tôi khoảng chừng hơn bốn mươi tuổi. Má tôi thương cho đoàn con thơ dại mới lớn. Người con út chỉ có mới chừng hai tuổi. Nếu mất Mẹ thì đoàn con biết trông nhờ vào ai. Chúng tôi sẽ bơ vơ giữa dòng đời thiếu vắng tình Mẹ chở che dìu dắt. Tiền mất tật mang. Uống thuốc bao nhiêu cũng không bớt, sự đau đớn vẫn còn đó. Khốn khổ thay những người đã từng cho Má tôi vay tiền để chữa bệnh cũng đến xếp hàng đòi trả nợ. Họ nghĩ rằng trước sau Má tôi cũng qua đời, nên tranh thủ đến đòi nợ thì hơn. May đâu còn trả lại được chút tiền. Cả những người lúc trước được xem là thân thiện nhất cũng không trừ. Đau đớn vì cơn bệnh đã đành lại còn phải chịu cảnh nợ nầng chồng chất dèm pha. Làm sao bây giờ, tiền thì không có, bệnh lại mỗi ngày mỗi trầm trọng hơn." Biết được tình trạng như vậy, anh tôi trở lại Mỹ, liền đi vay một số tiền ở bà con láng giềng rồi gửi về trang trải số nợ. Khi nghe lại những người đến đòi nợ, tôi cảm thấy ứa cả họng. Đúng là có phước cùng hưởng, có họa thì đành mang một mình."
Kể như việc đòi nợ đã tạm xong. Nhưng bệnh tình Má tôi đã đến giờ phút cuối cùng, nhìn lại cảnh đòi nợ, Má tôi không còn sức lực để đi mượn tiền chữa bệnh nữa. Kể như các bác sĩ phàm trần cũng chịu thua. Thân xác Má tôi càng ngày càng hao mòn gầy còm, chỉ còn lại da bọc xương, hai mắt hõm sâu vào, cộng với nước da xanh xao trông thật khó coi.
Ở hiền gặp lành. Chúa nhân lành có mắt, Mẹ Maria từ bi dủ lòng thương. Vào một ngày nọ, trong khi cơn tuyệt vọng chồng chất, Má tôi đột nhiên xin Ba tôi chở đi cầu cứu với Mẹ Lavang. "Bây giờ chỉ còn có Mẹ lavang mới là hy vọng độc nhất", Má tôi nói với Ba tôi như vậy. Sau cuộc du hành đi Lavang về, tối lại mọi người trong nhà lăn ra ngủ say, riêng Má tôi thì cứ thao thức không thể nào ngủ được. Cứ trằn trọc suốt đêm như có một điềm lạ gì đó sắp sửa xảy ra. Thật vậy, người ta thường nói, "Đêm dài thì lắm mộng." Nghe Má tôi kể lại, "trong cơn đau đớn ngủ không được, thì chợt có một Bà rất đẹp hiện ra với Má tôi. Má kể lể cho Bà đẹp mọi đau đớn và lo lắng của gia đình." Bà đẹp nói, "Con cứ yên tâm, Ta sẽ đến chữa con. Rồi Bà đẹp cười và biến mất". Sau những ngày kế tiếp, Má tôi thật vui vẻ như một người bình thường không hề chịu bệnh bao giờ. Má tôi đột nhiên đòi ăn, và ăn rất nhiều nữa. Khi bị ung thư gan thì thân xác héo mòn từ từ vì thiếu dinh dưỡng, ăn không được ngủ không yên. ăn vô thì cứ bị nôn ra. Sau đó Má tôi đi bác sĩ để họ khám lại thử xem có chuyện gì thay đổi. Các bác sĩ đều cho đây là một phép lạ hiếm có. Vì từ xưa nay, những người bị bệnh ung thư như Má tôi đều đã từ trần. Lúc Má tôi nằm trong bệnh viện, cũng có những người cùng chung một số phận như Má tôi. Nhưng sau ít tháng họ đã từ giã gia đình để về với Chúa.
Thời gian trôi qua thì Má tôi được bình phục, không cần đến bác sĩ gì cả. Thế là má tôi đã hết bệnh. Câu chuyện này đã được kể lại lúc tôi về thăm gia đình lần đầu tiên vào năm 2000, nghĩa là sau 12 năm xa cách Việt Nam và sau 6 năm khi Má tôi lành bệnh. Tôi thử hỏi, có thật là phép lạ hay không? Má tôi cứ nói, "Hãy hỏi Ba con thì hay, vì trong lúc được Mẹ hiện ra trò chuyện với Má, thì Ba con cũng nằm bên cạnh để coi chừng Má khi bị bệnh giầy vò." Tôi quay sang hỏi Ba tôi, thì Ba tôi chỉ mỉm cười và nói, "Mẹ hiện ra với ai thì người đó tin." Tuy Ba không hề nói gì thêm nhưng tôi hiểu được Ba tôi rất tin đó là một phép lạ mà Mẹ Lavang đã thương đến gia đình tôi. Tuy rằng không được tận mắt thấy, chính tai nghe lời Mẹ Maria, nhưng một phần nào đó, tôi cũng tin Mẹ đã dủ lòng thương đến Má tôi. Trong khi bác sĩ bó tay, thuốc men vô hiệu nghiệm, thì làm sao bệnh Má tôi từ thập tử nhất sinh mà được bình phục một cách dể dàng nhanh chóng như vậy.
Thật là hồng ân bao la của Thiên Chúa và Mẹ Lavang tuôn đổ xuống trên gia đình tôi. Tôi luôn thầm cảm tạ ơn Chúa mỗi ngày. Không những chỉ có ơn lành bệnh của Má tôi, mà còn bao nhiêu những ơn phi thường khác nữa mà tôi không thể kể lại ở đây. Tôi kể lại những giấc mơ đã thành sự thật trên đây để nhắc nhở bạn và tôi một điều. Cho dù đời chúng ta có gặp bao nhiêu sóng gió ba đào giữa hố sâu nước độc của thế gian, Chúa luôn luôn ở cùng ta để nâng đỡ, bổ sức, và gìn giữ ta khỏi nhiễm lây bụi trần quỉ dữ. Có nhiều lúc chúng ta cảm thấy vô vọng chán ngán với cuộc sống là bởi vì chúng ta không mở cửa tâm hồn ra để Chúa đổ đầy ơn lành của Ngài. Thử hỏi, khi tâm hồn đã chứa đầy những lo toan của cuộc sống, thì còn chổ đâu để Chúa đổ thêm vào.
Được Nghe Mẹ Hát
Một đêm kia Thầy đi dạo ở trong vườn đan viện, ngước mắt nhìn lên không trung mênh mông, Thầy thốt ra những khát vọng từng ấp ủ là được nhìn ngắm Đức Mẹ Maria. Cầu được ước thấy. Từ trời vụt hiện xuống một trinh nữ diễm lệ sáng ngời và trinh nữ hỏi :
-Thầy Thomas ơi, Thầy có muốn nghe tôi hát không ?
- Muốn lắm . Thầy đáp.
Trinh nữ liền ca lên một giọng êm ái đến nỗi đan sĩ ngỡ mình đang ở Thiên đàng, hát xong trinh nữ biến đi, để lại trong tâm hồn đan sĩ một khát vọng tìm ra manh mối câu truyện vừa rồi. Bỗng nhiên ở trước mặt Thầy, lại xuất hiện một trinh nữ khác không kém chói ngời. Trinh nữ này cũng hát cho Thầy nghe một điệu ca Thiên Quốc. Lần này Thầy Thomas không sao nín nặng được nữa, Thầy hỏi trinh nữ là ai ? Trinh nữ trả lời :
- Người Thầy thấy trước đây là Catarina vinh hiển, còn tôi là Annê, cả hai đều Tử Đạo vì Chúa Giêsu, Nữ Vương Maria sai chúng tôi đến an ủi Thầy. Thầy hãy cảm tạ Đức Mẹ, vì sắp sửa đón nhận một hồng ân trọng đại hơn nữa.
Nói rồi trinh nữ vụt biến mất. Thầy cứ đứng lại ngoài vườn, chắc chắn thế nào cũng được nhìn thấy Đức Mẹ. Thầy đã không đợi chờ vô ích. Một lát sau Thầy cảm thấy một nguồn vui tân kỳ dâng lên như một cơn thủy triều, đầy ngập tâm hồn .
Liền đó Thấy thấy một luồng sáng vi vu bao la. Mẹ Thiên Chúa hiện đến rực sáng lạ lùng, có vô số Thiên Thần tháp tùng . Mẹ diễm lệ vô ngần, gấp vô tận lần hai trinh nữ tử đạo trước. Mẹ nói với Thầy :
-Tôi trung của Mẹ, con chí ái của Mẹ, Mẹ rất thích lòng con trung thành phụng sự Mẹ. Mẹ đã đón nhận lời cầu xin. Con ước ao được xem thấy Mẹ, thì Mẹ đây. Nhưng Mẹ còn muốn cho con nghe Mẹ hát nữa.
Rồi Thánh Nữ Đồng Trinh cất tiếng ca lên. Thầy Thomas sung sướng khoái chí đến nỗi bất tỉnh ngã xuống đất.
Giờ nguyện kinh mai đã điểm, các đan sĩ họp lại để hát kinh, chẳng thấy Thầy Thomas đâu, tìm hết phòng này đến phòng nọ, khắp cả đan viện mà chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Mãi sau mới thấy Thầy nằm bất tỉnh ngoài vườn. Khi Thầy hồi tỉnh. Bề trên mới ra lệnh cho Thầy nói tự sự. Thầy vâng lời kể hết chân tơ kẽ tóc những mối từ tâm Đức Mẹ đã vì yêu thương mà ban cho Thầy đêm qua.
18/7/09
Thấy Chúa hiện ra
Bài của Francis Maria Britto
AMBIKAPUR, Ấn Độ (UCAN) – Một túp lều bị bỏ hoang nằm ở ngoại ô của một thị xã ở miền trung Ấn đã trở thành trung tâm cầu nguyện theo sự hướng dẫn của một cậu bé 10 tuổi, người khẳng định đã mơ thấy Chúa Giêsu.
Rohit Rajan Toppo, học sinh lớp sáu, đã đề xướng thành lập trung tâm tại một ngôi làng gần Ambikapur, bang Chhattisgarh, cách New Delhi 1.300 kilômét về phía đông nam.
Được gọi là Nani Ashram, trung tâm thu hút hàng trăm người kể cả người Ấn giáo. “Người ta đến cầu nguyện tại đây hàng ngày”, theo cha Suman Xaxa, đứng đầu ban quản lý trung tâm có năm phòng này.
Nữ tu Elizabeth Ekka kể lại, trung tâm được thành lập vào tháng 11-2005 sau khi Toppo nói tại một buổi cầu nguyện ở gần đó rằng họ cần làm vệ sinh ngôi nhà này và biến nó thành một trung tâm cầu nguyện. Nữ tu là một thành viên trong ban quản lý, gia nhập trung tâm ngay từ đầu.
Nữ tu dòng Thánh Annê cho UCA News biết những người lớn tuổi chỉ cho cậu bé các ngôi nhà khác gần đó mới đẹp hơn, nhưng em không chịu. “Chúa muốn ngôi nhà này”, em nói. Vì thế dân làng đã sửa chữa và dọn dẹp túp lều bỏ hoang đó.
Cái tên Nani Ashram liên quan đến một nữ tu lớn tuổi dòng Thánh Annê quản lý một trang trại của giáo phận và ở đó cách đây nhiều năm. Người ta thích gọi chị là nani (bà), cha Xaxa giải thích và cho biết thêm có nhiều ý kiến thay đổi tên trung tâm. Toppo đã sống tại một trong các căn phòng ở đó với bố mẹ và hai em trai từ ngày 20-2-2006.
Em cho UCA News biết khi em cầu nguyện, em thỉnh thoảng có cảm giác như có một dòng điện chạy trong người, và lúc đó Chúa Giêsu hiện ra với em dưới hình ảnh Chúa Thương xót và truyền thông điệp cho em.
Trung tâm cầu nguyện này “sẽ trở thành một trung tâm lớn”, theo Toppo, hiện đang học tại trường trung học tiếng Hindu do giáo phận Ambikapur quản lý.
Mẹ của em là bà Sushma cho UCA News biết, con bà trước đây thường bị những cơn đau dữ dội ở chân và cả thân mình, bắt đầu vào ngày 22-12-2004. Lúc đó gia đình người bộ tộc Oraon này đang ở trong giáo xứ Saraitoli, thuộc giáo phận Jashpur gần đó, và tham gia các nghi thức cầu nguyện đặc sủng.
Các bệnh viện tốt nhất trong vùng không thể chẩn đoán được bệnh của em. Bà Sushma kể lại, “nó được chữa khỏi hoàn toàn là nhờ cầu nguyện” hôm 15-3-2005.
Theo Bố của Toppo là ông Gyan Prakash, cậu bé mơ thấy Chúa Giêsu lần đầu tiên vào ngày 3-3-2005. Ông Prakash, ghi lại những việc xảy ra có liên quan đến và các thông điệp được truyền đạt cho con ông, kể lại rằng trong giấc mơ đó Chúa Giêsu hứa sẽ chúc phúc cho gia đình Toppo và còn bảo cậu bé nói ông của mình đừng làm thawich (tượng ảnh Ấn giáo) nữa.
Khi bố mẹ Toppo, cả hai đều là giáo viên nhà nước, được thuyên chuyển công tác đến Ambikapur tháng 11-2005, họ bắt đầu tổ chức các nghi thức cầu nguyện. Trong một buổi cầu nguyện vào tháng đó, cậu bé gọi tên của năm người và nói rằng Chúa Giêsu muốn họ trở thành thành viên thường trực hướng dẫn trung tâm cầu nguyện. Vào một ngày khác, cậu bé chọn Nani Ashram làm nơi tổ chức cầu nguyện thường xuyên.
Nữ tu Ekka nhận thấy cậu bé gọi tên một cách chính xác mặc dù em mới tới vùng này và không quen biết người dân địa phương. Chị cho biết những người có mặt tại các buổi cầu nguyện coi các giấc mơ của cậu bé là thật. Hơn nữa, “Chúng tôi cảm thấy Chúa đã ban cho cậu bé một đặc ân nào đó”, theo Nirmal Kerketta, một thành viên khác trong ban quản lý trung tâm. Ông nói với UCA News: “Vì thế chúng tôi đã đến cầu nguyện tại đây”. Các thành viên khác ở gần trung tâm.
Nữ tu Ekka cho biết, Toppo làm cho chị nhớ đến đoạn Kinh Thánh mà Hài Nhi Giêsu nói với các kinh sư. “Cách ông đang cầu nguyện, tôi cảm thấy xa lạ”.
Cha Xaxa trở thành thành viên ban quản lý trung tâm sau khi cậu bé đặc biệt kêu gọi ngài dâng lễ sau một buổi cầu nguyện vào ngày 1-12-2005. Cậu biết nói với vị linh mục đang làm giám quản của tòa giám mục, rằng em thấy một bồ câu trắng đậu trên vai vị linh mục và rằng Chúa Giêsu muốn ngài tham gia thừa tác vụ cầu nguyện này. Cha Xaxa nói: “Đây là một ơn gọi trong ơn gọi của ngài”.
Chainsahi Kispotta, một viên cảnh sát và là thành viên trong ban, cho UCA News biết lời giải thích của Toppo về các đoạn Kinh Thánh làm ông nhớ đến đoạn Kinh Thánh: “Ta sẽ mạc khải qua miệng trẻ em”.
Ashram là một “vùng đất thánh” đối với Apolina Kerketta, người viếng thăm trung tâm. Giáo viên này cho biết bà nghe kể về trung tâm qua người hàng xóm theo Ấn giáo, người đã được chữa lành bệnh sau khi cầu nguyện tại trung tâm. Giờ đây người phụ nữ Ấn giáo này muốn trở thành người Công giáo, theo Kerketta, đến từ một thị xã cách đó khoảng 100 kilômét.
Một người nữa là Mamta Toppo, học sinh lớp 12, cho biết em đã đến cầu nguyện một ngày bởi vì em nghe nói cầu nguyện ở đây rất linh nghiệm.
Đức cha Patras Minj của Ambikapur cảm thấy những điều đang xảy ra tại Nani Ashram là “có thật”. Ngài nói với UCA News: “Rất nhiều nhóm đến đó. Nó đã đánh thức lại đức tin của người dân”. Theo vị giám chức dòng Tên, ngay cả những người thuộc các tôn giáo khác cũng đến cầu xin được lành bệnh.
Một số người hoài nghi về việc làm này, ngài thừa nhận, ngay cả một số linh mục lúc đầu cũng nghi ngờ về tính xác thực trong những lời khẳng định của cậu bé.
Một giáo dân không muốn nêu tên nói với UCA News: “Chúng ta hãy xem nó kéo dài được bao lâu”. Ngôi làng này cách đường nhựa ba kilômét. “Đó là một nơi xa xôi hẻo lánh, đặc biệt là đối với phụ nữ đi về một mình vào ban đêm”.
Mặc dù vất vả nhưng một số người đến ở cầu nguyện một ngày, có người đến ở cầu nguyện một vài ngày. Chỗ sinh hoạt ăn ở chật hẹp, nhưng đàn ông và phụ nữ ngủ theo nhóm riêng ở nơi được chuẩn bị sẵn. Mỗi người đến viếng trung tâm được tính 10 rupi (khoảng 0,22 Mỹ kim) làm lệ phí đăng ký và 25 rupi tiền ăn ở một ngày.
Toppo tiếp tục đi học, đeo ảnh chịu nạn trên áo. Em nói em biết người khác nói về em, nhưng không ai chê cười em. Em nói với UCA News: “Một vài đứa bạn xin em cầu nguyện cho họ”.
CHỘT MẮT VÌ XEM MẸ
- Cha sẽ được xem thấy Đức Mẹ với điều kiện sau đó sẽ không còn được xem thấy gì trên đời này vì sẽ bị mù cho đến chết.
Linh mục thánh thiện đó nhận ngay không ngần ngại. Và Đức Mẹ đã hiện ra. Nhưng để khỏi bì mù hoàn toàn, cha đã nhắm một mắt lại để xem. Thấy Đức Mẹ đẹp lạ lùng, niềm vui tràn ngập cõi lòng đến nỗi mê man, cha bèn mở mắt kia ra để nhìn cho thoả, nhưng chưa kịp mở thì Đức Mẹ đã biến mất. Buồn bã tràn ngập cõi lòng, cha chỉ còn biết khóc, không khóc vì đã mất 1 mắt, nhưng vì đã không mở cả hai mắt mà nhìn cho kỹ. Cha bắt đầu cầu nguyện xin Đức Mẹ hiện ra lần nữa, sẵn sàng chịu mù cả hai mắt, miễn được yêu Mẹ.
Đức Mẹ đã ưng nhận lời cha xin, đã hiện ra lần nữa, để cha xem toại nguyện. Nhưng Mẹ rất nhân từ không bao giờ biết làm hại ai, Mẹ không bắt cha phải mất mắt còn sáng lại chữa lành cả mắt đã mù trước nữa.
TIN SAO ĐƯỢC VẬY
Linh mục Louis de Granada, dòng Đaminh, đã thuật lại câu chuyện xẩy ra năm 1573 mà chính ngài đã mắt thấy, tai nghe:
Ở thành Lisboa, thủ đô nước Bồ đào Nha, có một bà sang trọng phú quý, có lòng kính mến Đức Mẹ cách riêng; bà siêng năng lần hạt và làm các việc lành dâng kính Đức Mẹ. Hơn nữa bà đã tận hiến toàn thân cho Đức Mẹ xin Mẹ lo liệu bênh vực, che chở và gìn giữ cách riêng. Một ngày kía, bà gặp trường hợp rất nguy hiểm, mang theo nhiều hậu quả may rủi tuỳ cách sử sự khôn khéo hay vụng về. Đứng trước tình thế khó khăn đó, bà vào nhà thờ cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ, tỏ hết nỗi lòng lo lắng về vận mạng tương lai cho Mẹ biết và xin Mẹ giơ tay giúp đỡ, bênh vực…
Thật là cầu được ước thấy, vì Đức Mẹ đã hiện hình sống động và bảo cho bà biết Người sẽ đích thân giàn xếp công chuyện cách có lợi cho bà, vì xưa nay bà vẫn có lòng kính mến, cây trông và phó thác mọi sự trong tay Người. Hôm nay Người sẽ thực hiện sứ mạng của Người để cho bà cũng như mọi người nhận thấy Đức Mẹ không hề từ chối lời cầu xin của những ai hết lòng trông cậy vào Mẹ.
Ý nghĩa 10 điều răn
(The Ten Commandments)
(Thiên Chúa dạy trong Cựu Ước)
Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn:
Thứ nhất, thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự,
Thứ hai, chớ kêu Tên Đức Chúa Trời vô cớ,
Thứ ba, giữ ngày Chúa nhật,
Thứ bốn, thảo kính cha mẹ,
Thứ năm, chớ giết người,
Thứ sáu, chớ làm sự dâm dục,
Thứ bảy, chớ lấy của người,
Thứ tám, chớ làm chứng dối,
Thứ chín, chớ muốn vợ chồng người,
Thứ mười, chớ tham của người,
Mười điều răn ấy tóm về hai này mà chớ: Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen
Tìm hiểu kinh 10 Điều răn theo sách Giáo lý Công giáo công bố năm 1992
(số trong ngoặc là số theo sách Giáo lý)
(Mười Điều răn giải thoát ta khỏi nô lệ tội lỗi, cho ta con đường sống, cho ta được sống đời đời (Mt 19,16-19)
1. Điều Răn nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
(You shall not have other gods besides me)
(2084-2141).
(Nhờ điều răn này, người ta được giải thoát khỏi thờ cúng tà thần)
Điều răn nhất bao gồm những gì?
- Điều răn nhất bao gồm đức Tin, Cậy, Mến, Tôn thờ một Đấng không thay đổi và rất công minh. (2086).
a- Đức Tin đòi ta giữ gìn đức tin cách thận trọng.
Tránh những cố ý nghi ngờ những điều Giáo hội dạy phải tin, chối bỏ điều phải tin, bỏ đạo Công giáo.
b- Đức Cậy đòi ta chờ đợi sự chúc lành của Chúa và được hưởng phúc đời đời.
Tránh tuyệt vọng về phần rỗi, hoặc tự cao tự đại nghĩ tự mình có thể đạt phần rỗi không cần ơn Chúa giúp. (2090-91)
c- Đức Mến đòi ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, mọi loài.
Tránh thái độ lãnh đạm, vô ơn, biếng nhác, nguội lạnh, thù ghét Chúa (2093-94).
d- Đức Tôn thờ đòi ta:
- Tôn thờ Chúa với niềm cung kính và suy phục tuyệt đối. (2096-97).
- Cầu nguyện, hy sinh và giữ lời khấn hứa (cách riêng bậc tu trì) (2098-2103).
- Phải Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người (2104-09).
. Cấm không được thờ thần linh nào khác ngoài một Thiên Chúa (2110).
. Cấm tin kiêng dị đoan, thờ đa thần, ngẫu tượng, tin bói toán, ma thuật, phù thủy, cậy nhờ Satan ma quỉ, gọi hồn người chết, đoán định tương lai, lấy số tử vi, chiêm tinh, tướng số, giải điềm, bói bài, lên đồng cốt... vì nó đi ngược lòng tôn vinh, kính sợ dành cho Thiên Chúa (2111-17).
. Cấm lời nói việc làm thách thức Thiên Chúa, phạm Thánh (nhất là phạm đến phép Mình Thánh), và mua bán thần Thánh (2118-22).
e- Việc tôn kính ảnh tượng Chúa Kitô, Đức Mẹ, các thiên thần, các Thánh của đạo Công Giáo không đi ngược điều Thiên Chúa cấm "tạc tượng ảnh" trong Cựu Ước, vì ngày nay việc tôn kính ảnh tượng dựa trên hình ảnh Ngôi Lời đã nhập thể (2129-33).
2. Điều răn hai: Chớ kêu Tên Đức Chúa Trời vô cớ
(You shall not take the name of The Lord, your God, in vain)
(GlCg92 2142-67).
(Nhờ điều răn này người ta biết tôn vinh Danh Chúa cho phải đạo)
Điều răn hai đòi tôn kính, tuyên xưng Danh Chúa, vì Danh Chúa là Thánh, con người chỉ nói đến Thánh Danh Chúa để chúc tụng, ngợi khen .
- Không được dùng Danh Chúa cách bất kính (2143).
a/ Phải tuyên xưng Danh Chúa cách nào?
- Bằng cách tuyên xưng đức tin của mình không sợ gì hết. Khi rao giảng và dạy Giáo lý phải có tâm tình tôn kính Danh Chúa Giêsu Kitô (2145).
- Ta nên kêu Tên Chúa khi nào?
- Khi bắt đầu ngày sống, khi gặp cơn cám dỗ, gặp nguy khó, ta làm dấu Thánh giá kêu cầu Chúa Ba Ngôi (2157).
- Mỗi người Công Giáo có tên Thánh Bổn mạng Rửa tội, là để thánh nhân cầu bầu cho, và là gương sống thánh thiện cho ta (2156).
b/ Cấm bất kính Danh Chúa là thế nào?
- Là cấm sử dụng cách bất xứng Thánh Danh Chúa Kitô, Đức Mẹ và các Thánh.
- Không giữ lời hứa nhân Danh Chúa.
- Nói phạm thượng (nói trong lòng hay ngoài miệng những lời oán trách, thách thức, nói xấu Chúa) là trực tiếp phạm giới răn này. Nói phạm thượng, tự nó là tội trọng (2148).
- Cấm chửi thề nhắc tới Danh Chúa, và nêu Danh Ngài vào những lời phù phép (2149).
- Cấm thề gian (lấy Danh Chúa làm chứng lời thề dối trá của mình. Cấm phản lời thề (thề rồi bỏ không giữ) (2146-52).
3. Điều răn ba: Giữ ngày Chúa nhật
(Remember to keep holy the Sabbath day)
(Glcg92 2168-95).
(Nhờ điều răn này ta được nghỉ ngơi phần xác để hưởng ngày của Chúa, kỷ niệm Chúa Phục sinh)
Điều răn ba đòi buộc điều gì?
- a/ Dự lễ: Đòi người Công giáo dự lễ Chúa nhật (chính ngày hoặc chiều áp). Cũng phải dự Thánh lễ các ngày lễ buộc (tại Hoa kỳ có 6 lễ), trừ khi được miễn vì lý do nghiêm trọng (bị bệnh, săn sóc trẻ sơ sinh) hay được vị chủ chăn mình miễn chuẩn. Ai lỗi phạm nghĩa vụ này một cách có suy nghĩ thì phạm tội trọng (2181).
- b/ Kiêng việc xác: Ngày Chúa nhật (Ngày của Chúa) được đặt ra để mọi người được nghỉ ngơi và rảnh rỗi để vun trồng đời sống văn hoá, nội tâm cá nhân, gia đình, từ thiện xã hội và tôn Giáo (2184-86).
- Những truyện khẩn cấp của gia đình, hoặc lợi ích của xã hội là những lý do chính đáng để miễn chuẩn việc buộc nghỉ ngơi ngày Chúa nhật. Nhưng đừng để sự miễn chuẩn thành tập quán có hại cho tôn Giáo, đời sống gia đình, cho sức khỏe (2185).
- Người có quyền, phải tránh đòi hỏi người khác làm những điều có thể ngăn cản họ giữ ngày của Chúa.
4. Điều răn bốn: Thảo kính cha mẹ
(Honor your father and mother)
(2197-2257).
(Nhờ Điều răn này ta thực hiện đức công bằng với những ai ta có bổn phận)
Điều răn bốn nói về điều gì?
- Điều răn này dạy phải tôn kính, yêu mến, biết ơn cha mẹ, Ông bà, Tổ tiên; học trò với thầy; công nhân với chủ nhân; cấp dưới với cấp trên; công dân với chính quyền, với quê hương, và ngược lại (2199).
- Gia đình Công Giáo phải tôn trọng vấn đề : sinh sản, giáo dục con cái, cầu nguyện, đọc Lời Chúa hằng ngày củng cố đức ái trong gia đình, loan báo Tin mừng của Chúa.
- Con cái phải yêu mến, tôn kính, biết ơn, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ khi các ngài còn sống, và cầu nguyện khi đã qua đời. (2218).
- Anh chị em trong gia đình, hãy chịu đựng lẫn nhau (2219).
- Các Kitô hữu phải biết ơn những ai đã đưa mình vào Giáo hội (bà con, ông bà, đỡ đầu, chủ chăn, Giáo lý viên, thầy dạy, bạn bè).
- Gia đình công Giáo với xã hội: Gia đình phải biết chăm sóc các em nhỏ, người lớn, người đau yếu, tật nguyền, nghèo khó (2208).
- Bổn phận cha mẹ (người Giám hộ): Sinh, dưỡng, Giáo dục luân lý, đào tạo tinh thần. Tôn trọng con cái như những "con người" và "con Chúa", làm gương sáng cho con (2221-23). Cha mẹ chọn trường cho con học, hướng dẫn con chọn nghề nghiệp và bậc sống (2229-30).
- Bổn phận các nhà cầm quyền: Phải dùng quyền bính để phục vụ, không được truyền dạy những điều trái phẩm giá con người và trái luật tự nhiên (2235). Thượng cấp phải xử sự công bằng phân phối đồng đều, khôn ngoan nhắm lợi ích công cộng (2236).
5.Điều răn năm: Chớ giết người
(You shall not kill)
(2258-2330).
(Nhờ điều răn này, mạng sống ta và người thân yêu được bảo vệ)
a/ Điều răn này cấm cố ý giết người trực tiếp. Giết trẻ thơ (phá thai), giết anh em, cha mẹ, vợ chồng, làm chết sớm... đều là những tội thật nặng nề. - Cũng không được cố ý gián tiếp gây nên cái chết của một người. Không được để chết đói, buôn bán trục lợi gây nên chết đói (2268-69)
b/ Cấm tự tử (2280), làm hại sức khoẻ: như ăn uống quá độ, hút thuốc quá đáng, say rượu, lái xe, lái tầu quá lẹ gây nguy hiểm chết người (2290), xài ma túy, buôn bán ma túy là lỗi nặng (2291).
c/ Cấm gây gương xấu. Gương xấu có thể sinh ra từ thời trang hoặc dư luận (2286).
d/ Cấm giận ghét tha nhân. Giận ghét tới mức muốn giết hoặc đả thương cách có suy nghĩ, thì phạm đức ái cách nặng (2302). Chúa dạy tha thứ, yêu thương cả kẻ thù.
6. Điều răn sáu: Chớ làm sự dâm dục
(You shall not commit adultery)
(2331-2400).
(Nhờ điều răn này năng lực và phái tính mỗi người được tôn trọng)
Điều răn này đòi tránh những lỗi phạm đức Khiết tịnh theo bâc sống (2349).
a/ Những lỗi phạm đức Khiết tịnh:
- Thủ dâm (masturbation) là tự ý kích thích bộ sinh dục mình để tìm khoái cảm xác thịt),
- Thông dâm (fornication) là quan hệ xác thịt giữa người nam và người nữ ngoài hôn nhân.
- Khiêu dâm (Pornography) qua Sách báo và tranh ảnh: chủ ý phô bày cho người khác những tác động tính dục, thực hiện qua tưởng tượng hoặc từ thân mật nam nữ,
- Mãi dâm (Prostitution): Tự hiến những lạc thú tình dục cho người khác,
- Cưỡng hiếp (Rape): Dùng bạo lực cưỡng bức người ta ân ái với mình,
- Đồng tính Luyến ái (Homosexuality): Hai nam hoặc hai nữ có những hành vi phái tính với nhau.
b/ Những vi phạm trong đời sống vợ chồng:
- Ngoại tình (Adultery): Người đã có vợ chồng ân ái với người khác (2308),
- Li dị (divorce): Vợ chồng muốn đứt đoạn cam kết tự do chung sống trọn đời (2382).
- Đa thê (Polygamy): Một chồng nhiều vợ, điều này không hợp kế hoạch của Thiên Chúa,
- Loạn luân (Incest): Quan hệ ái ân giữa bà con ruột thịt, bà con thông gia, ở cấp bậc họ hàng cấm không được kết hôn với nhau (2388).
- Sống chung không hôn thú (Free union): Quan hệ ân ái như vợ chồng, nhưng không chấp nhận hình thức pháp lý công khai, - Hôn nhân thử (Trial marriage): Giao hợp trước hôn phối với ý hướng lấy nhau.
Tất cả những hình thức này đều nghịch luân lý và không được rước lễ (2390).
7. Điều Răn bảy: Chớ lấy của người
(You shall not steal)
(2401-2463).
(Nhờ điều răn này của cải của ta và người thân được tôn trọng)
a/ Điều răn 7 cấm trộm cắp (nghĩa là chiếm tài sản tha nhân trái ý họ).
b/ Cấm chiếm đoạt hoặc giữ của cải của người khác cách bất công (giữ của cho mượn, giữ của đánh mất, gian lận trong việc mua bán, trả công thiếu công bằng, nâng giá cả lừa người quẫn bách).
c/ Đầu cơ để thay đổi giá cả, hối lộ làm sai lệch quyết đoán của người thi hành pháp luật, tự chiếm cho mình tài sản công, làm ăn cẩu thả gây hại cho chủ, gian thuế, giả mạo hóa đơn, chi tiêu lãng phí, cố ý gây hại của tư, của công (2409).
d/ Không giữ lời hứa, không giữ hợp đồng đã ký kết (2401).
đ/ Cờ bạc hay cá độ, nếu người chơi bị tước hết những gì cần thiết để lo cho bản thân và gia đình. Cá độ bất công hay gian lận cờ bạc là tội nặng, trừ khi thiệt hại nhẹ hay người bị hại coi là nhẹ (21413).
e/ Thú vật: không xứng, khi tiêu xài những món tiền lớn cho chúng hơn dành cho anh em nghèo khổ. Cũng không xứng khi dành cho loài vật những trìu mến chỉ dành cho con người (2416-18).
8. Điều Răn tám: Chớ làm chứng dối
(You shall not bear false witness against your neighbor)
(2464-2513).
(Nhờ điều răn này ta sống trong sự thật)
a/ Điều răn tám cấm điều gì?
Cấm dối trá trong mọi giao tiếp với tha nhân:
- Nói dối, nói xấu, nói hành, nói oan, nói hay làm...hạ danh giá người ta, làm chứng gian , thề gian, lỗi lời thề.
Nói dối có thể thành nặng khi phạm công bình, bác ái cách nghiêm trọng. (2482- 86).
b/ Bồi thường thế nào cho đúng phép?
- Bất cứ tội nào phạm đến đức công bằng và chống lại sự thật đều buộc phải bồi thường, dù kẻ phạm tội đã nhận được ơn tha thứ qua bí tích giải tội. Khi không thể sửa lại thiệt hại cách công khai, thì phải làm cách kín đáo. Nếu không thể trực tiếp đền bù cho kẻ bị thiệt, thì phải đền bù theo tinh thần. Đền bù thanh danh thường có tính cách tinh thần, nhưng cũng có khi bằng vật chất, tùy thiệt hại gây cho tha nhân. Đây là nghĩa vụ buộc lương tâm.
c/ Cũng phải giữ bí mật toà giải tội và bí mật nghề nghiệp, bí mật quốc gia, trừ trường hợp ngoại lệ khi sự giữ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho người giữ hoặc nhận bí mật, cho đệ tam nhân, mà chỉ có thể tránh hại bằng sự tiết lộ bí mật đã nghe.
d/ Cả những truyện riêng tư mà không có lời thề giữ bí mật cũng không được tiết lộ, nếu có hại cho tha nhân, trừ khi có lý do nghiêm trọng tương xứng (2491).
9. Điều răn chín: Chớ muốn vợ chồng người
(You shall not covet your neighbor's wife)
(2514-2533).
(Nhờ điều tăn này tâm hồn ta được thanh sạch)
Điều răn chín cấm điều gì?
a/ Cấm sự thèm muốn xác thịt (2515).
b/ Sự trong sạch đòi phải có sự nết na.
Nết na từ chối phơi bày ra những gì cần phải giấu kín, nết na hướng dẫn cái nhìn và cử chỉ cho phù hợp với nhân phẩm, tránh tò mò không lành mạnh. (2521-22). Sự nết na của thân xác chống lại những khai thác của tính khoái nhìn thân thể con người, nơi một số tranh quảng cáo, cũng chống lại một số phương tiện truyền thông đại chúng đa đi quá trớn trong việc phô bày những chuyện thầm kín. Sự nết na khuyên người ta chống lại những quyến dũ của thời trang.
Dạy sự nết na cho trẻ em và cho các thiếu niên là gợi cho chúng ý thức về sự tôn trọng nhân vị con người (2521-24).
10. Điều Răn mười: Chớ tham của người
(You shall not covet anything that belongs to your neighbor)
(2534-2557).
(Nhờ điều răn này ta tâm hồn ta thanh thản thoát khỏi tham lam)
- Điều răn mười cấm không được ước muốn và tìm cách chiếm đoạt của cải tha nhân.
a/ Cũng cấm để lòng phạm những điều bất công, làm thiệt hại tài sản tha nhân (2536).
b/ Những con buôn ước ao thấy sự đói kém để họ bán hàng đắt lên, những kẻ mong ước thấy đồng bào sống cơ cực để họ kiếm lời, những y sĩ mong có nhiều bệnh nhân, những người thuộc giới luật pháp mong có nhiều vụ kiện quan trọng (2537).
c/ Cấm ghen tương tha nhân, buồn phiền khi thấy người khác có của cải, và rất ước ao chiếm cho mình dù bằng cách bất chính. Khi muốn làm thiệt hại nặng cho tha nhân, thì là tội trọng
VIẾT THƯ GỞI ĐỨC MẸ
- Thưa cha, con tin chắn hôm đó, ở Thiên đàng, các thánh được hưởng kiến dong nhan Mẹ Thiên Chúa, là Nữ Vương Thiên Đàng, và nếu đúng hàng năm các thánh được mừng lễ Tôn Vương Maria ngày Đức Mẹ Mông Triệu như con vẫn tin tưởng thì con hy vọng đến lễ tới đây con sẽ được có ở trên đó.
Theo lễ trong Dòng Tên, Stanislas đã rút thăm được thánh Laurenso tử đạo làm bổn mạng mình trong tháng tám. Stanisla đã viết cho Đức Mẹ một lá thơ xin Mẹ ban cho mình được dự lễ Mẹ Mông Triệu ở trên trời. Ngày lễ thánh Laurenso, Stanisla đã rước lễ và cầu xin Thánh Tử Đạo đem thư mình gởi tới tay Mẹ Maria. Chiều hôm đó, Stanisla cảm sốt, tuy nhẹ, ngài cũng chắc mình sẽ được ơn từng mong ước bấy lâu và tin cái chết đã gần, nên khi phải đi nằm ngài tươi cười nói:
- Tôi sẽ không dậy khỏi gường này nữa.
Rồi quay về cha Aquaviva ngài thêm.
- Con tin chắc thánh Laurenso đã xin Đức Mẹ cho con được lên trời mừng lễ Mông Triệu của Mẹ.
Nhưng chẳng một ai để ý đến lời ngài.
Đến ngày áp lễ bệnh ngài vẫn chưa nặng hơn. Tuy niên Stanisla đã nói với một anh em túc trực: đêm nay mình sẽ chết. Người anh em đó bảo:
- Thôi anh, bệnh thế này mà không khỏi lại chết, thì thật là một phép lạ đấy!
Đến chiều, Stanisla bị sốt nặng tưởng chết ngay, từ đó người đổ mồ hôi lạnh và yếu đuối kiệt sức dần. Bề trên đến thăm, Stanisla xin cho mình được nằm dưới đất để chết như một hối nhân. Để làm vui lòng bệnh nhân, Bề trên cho trải một cái chăn trên đất. Ngài xưng tội, chịu của ăn đàng như một Thiên Thần sốt mến, và chịu phép xức Dầu. Mắt cắm chặt nhìn vào 1 ảnh Đức Mẹ cầm trên ngực, thỉnh thoảng lại ngước nhìn trời. Cha bề trên hỏi:
- Tràng hạt không lần được nữa thì con cuốn vào cổ tay làm gì?
- Trình cha để an ủi con vì đã được dâng hiến cho Đức Mẹ.
- Khi được chiêm ngưỡng thánh nhan Mẹ trên Thiên đàng và hôn kính tay Mẹ, chắc con được yên ủi biết bao.
Nghe lời đó mắt ngài sáng rực, tay giơ lên tỏ lòng ao ước, ngài đã thú với anh em quanh giường ngài, là Đức Mẹ đã ngự xuống rước ngài về trời; đúng ngày 15 tháng 8 năm 1568 lúc mặt trời vừa mọc ngài qua đời một cách thánh thiện.
LÁ THƯ KHÔNG ĐỊA CHỈ
Hai tu sĩ dòng lên đường đi kính viếng một đền thờ Đức Mẹ, đến giữa một khu rừng thì trời sập tối. Vừa bối rối vừa lo sợ, 2 thầy không biết sẽ ra sao, cứ bước liều trong đêm tối, thì thấy 1 ngôi nhà ở trước mặt. Hai thầy tiến tới và sờ soạng tìm cửa. Tìm được cửa rồi, bèn gõ cửa gọi. Có tiếng từ trong vọng ra:
- Ai đó?
- Chúng tôi là hai tu sĩ nghèo, vì đêm xuống giữa rừng sâu này. Xin đến trọ nhờ để khỏi thú dữ ăn thịt.
Cửa mở. Hai thầy thấy hai tiểu đồng y phục sang trọng ra đón tiếp, chào rất lịch sự. Hai thầy hỏi xem ai là chủ nhà thì được tiểu đồng cho biết là một mệnh phụ rất hảo tâm. Hai thầy tỏ ý muốn đến chào và cảm tạ lệnh bà. Hai tiểu đồng liền dẫn hai thầy đến gặp bà chủ. Họ lên thang gác, qua những căn phòng lộng lẫy, đầy ngọc bảo sáng ngời, toả mùi thơm linh diệu. Khi tới căn phòng bà chủ ở, hai thầy gặp một mệnh phụ diễm lệ niểm nở chào và hỏi các thầy đi đâu. Hai thầy trả lời là đi kính viếng một đền thờ Đức mẹ, thì bà tiếp:
- Thật là một dịp tiện, bao giờ các thầy lên đường, tôi muốn dính gửi 1 phong thư, phong thư này sẽ giúp các thầy rất nhiều.
Khi nghe bà nói, hai thầy thấy lòng bừng bừng lửa mến Chúa, tâm hồn tràn ngập vui sướng khôn tả. Rồi các thầy từ giã bà trở về phòng ngủ. Hôm sau hai thầy đến cám ơn bà và xin từ biệt. Bà trao cho hai thầy bức thư nói tối qua. Các thầy ra đi quãng đường khá xa mới nhận ra thư bà gửi không có địa chỉ người nhận, bèn trở lại tìm, nhưng vòng đi vòng lại mấy lần mà chẳng thấy lâu đài đâu cả. Sau cùng hai thầy bàn nhau mở thư xem nói gì và gửi cho ai. Đọc xong thư mới biết rõ người nói chuyện với mình tối hôm qua chính là Đức Mẹ, trong thư Mẹ thúc dục hai thầy cứ bền vững mến yêu Đức Mẹ và đoan hứa sẽ thưởng bội hậu những việc các thầy đã làm để mến yêu Đức Mẹ, nhất là sẽ giúp đỡ giờ lâm chung. Cuối thơ có chữ ký: Mẹ là Trinh Nữ Maria.
TẠI SAO CHÚA CHỌN CON
LM. Anphong Trần Đức Phương
VietCatholic News (
(MỪNG ‘NĂM LINH MỤC’)
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm Cha Thánh Gioan Baotixita Maria Vianney qua đời (1859-2009), vào ngày lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu (19/6/2009), Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI đã long trọng tuyên bố khai mạc NĂM LINH MỤC. Năm Linh Mục sẽ kéo dài từ ngày 19/6/2009 đến ngày 19/6/2010, để mỗi người chúng ta có thể dành nhiều thời giờ hơn suy gẫm về sự cao trọng của Bí Tích Truyền Chức Thánh và Chức Linh Mục. Cũng là năm đặc biệt để chúng ta dâng nhiều hãm mình, hy sinh cầu nguyện xin ơn thánh hóa cho bao nhiêu linh mục đang âm thầm phục vụ Chúa và Dân Chúa cũng như toàn thể nhân loại ở khắp nơi trên thế giới. Đồng thời cũng là năm để các Linh mục cầu nguyện, suy gẫm và sống chức Linh Mục của mình trong cuộc sống bận rộn hàng ngày, trong nhiều chức vụ khác nhau mà Chúa đã trao ban. Cũng còn là năm để cổ động ơn gọi Linh Mục nơi giới trẻ.
Dù đã sống khá lâu trong cuộc đời Linh Mục, nhưng tôi vẫn luôn đặt câu hỏi “Tại Sao Chúa Chọn Con… dù con chỉ là một con người tầm thường, hèn yếu và nhiều khuyết điểm!” Đó cũng là câu hỏi có thể đặt ra với mỗi linh mục của Chúa: Tại sao Chúa đã gọi và chọn con? Cũng như tại sao Chúa đã chọn Phêrô, và các Tông Đồ, dù các Ngài cũng chỉ là những con người yếu đuối; như Phêrô đã chối Thày tới ba lần. Trong số 12 ông, lại có Giuđa bán Chúa! Tại sao Chúa chọn Phaolô, một kẻ điên cuồng chống Chúa và Giáo Hội Chúa lúc ban đầu (Công Vụ 8: 3). Tại sao Chúa đã chọn Augustinô, dù rất thông thái, nhưng lúc ban đầu là một người vô thần? Tại sao Chúa chọn Charles de Foucauld, một sĩ quan đầy tương lai trong quân đội Pháp đã ‘bỏ đạo’ và đang sống cuộc đời thác loạn? Mới đây lại chọn một đảng viên cộng sản Trung Quốc để trở nên một ‘Linh Mục chui’ với cái tên “Cha Bao”. Tại sao Chúa gọi và chọn lên chức Linh mục những người thật thông thái: những nhà bác học, khoa học, triết gia nổi danh như Gregor Mendel (1822-1844), Pierre Teihard de Chardin (1881-1955), George Lemaitre (1894-1966), Stanley L. Jaki (1924-2009), Michal Heller (1936) v.v… Trong khi cũng gọi và chọn Gioan Vianney, trí khôn rất bình thường.
Trong ‘Năm Linh Mục’, Đức Gíao Hoàng muốn chúng ta đặc biệt suy gẫm cuộc đời của cha Gioan Baotixita Maria Vianney (1786-1859) thường được gọi là Cha Sở xứ Ars (Cure d’Ars), là một Linh Mục, một Cha Xứ gương mẫu và là Bổn Mạng các Linh Mục, đặc biệt các Cha Xứ.
Cha Vianney sinh ngày 8/5/1786, trong một gia đình đạo hạnh, tại Dardilly (gần Lyon, Pháp) và lớn lên đúng vào thời kỳ Giáo Hội tại Pháp gặp những bách hại khủng khiếp do cuộc Cách Mạng Pháp (1789-1799). Cuộc Cách Mạng này khởi đầu vào lúc Vianney mới được 5 tuổi. Trong thời kỳ này, nhiều giáo sĩ và tu sĩ bị bắt đi tù đày hoặc giết chết, nhiều dòng tu, xứ đạo bị đóng cửa. Nhà thờ xứ đạo quê hương của Vianney cũng bị đóng cửa; nhưng cả gia đình vẫn kiên tâm giữ vững Đức Tin và sống đời sống đạo đức, bác ái. Khi lớn lên, Vianney có dịp gặp gỡ nhiều linh mục còn sống sót sau cuộc bách hại, và sống Đức Tin thật mạnh mẽ. Các ngài cùng chung tay xây dựng lại Giáo Hội Pháp từ những đổ nát sau cuộc Cách Mạng. Noi gương sáng của các linh mục này, Vianney cảm thấy muốn đi tu làm Linh Mục, và xin vào Chủng viện. Vì tuổi đã hơi lớn, và không được học hành nhiều, trí khôn lại hơi kém, nên Vianney đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian tu học. Nhưng bù vào, Vianney có một Đức Tin mạnh mẽ và lòng đạo đức sâu xa. Cuối cùng nhờ ơn Chúa, Vianney cũng vượt qua được mọi trở ngại, khó khăn và chịu chức Linh Mục vào ngày
Cha Vianney đã sống gần suốt cuộc đời Linh Mục ở đây và lòng đạo đức, tinh thần hy sinh cũng như sự tận tụy phục vụ giáo dân, đã làm cho danh tiếng của Cha lan tràn đến các xứ đạo lân cận, rồi đến khắp nơi trên nước Pháp và các quốc gia khác. Nhiều người từ các nơi, kể cả nhiều vị giảng thuyết nổi tiếng tại Pháp lúc đó, như Cha Henry Lacordaire, cũng đến nghe Cha Vianney giảng. Những bài giảng của Cha tuy đơn sơ, dễ hiểu, nhưng rất đạo đức, phát xuất từ đời sống nội tâm sâu xa. Cha Vianney đã sống những lời Cha giảng cho dân chúng, nên đánh động rất nhiều tâm hồn. Nhiều người đã tìm lại được Đức Tin khi nghe Cha giảng, và đến bàn việc thiêng liêng cũng như xưng tội với Cha.
Vào khoảng 10 năm cuối đời của Cha Vianney, hàng năm có tới 20 ngàn người (trong đó có cả những Giám mục, Linh mục, Tu sĩ nam, nữ) đến nghe Cha giảng, xưng tội, bàn việc thiêng liêng. Mỗi ngày Cha phải ngồi Tòa Giải Tội ít nhất là 12 tiếng đồng hồ, có khi 16 tiếng. Chỉ vào đêm khuya, Cha mới trở vào nhà xứ và ăn mấy củ khoai luộc sẵn, sau đó nghỉ đêm ít giờ, để rồi lại thức dậy từ sáng sớm đọc sách nguyện, suy gẫm, dâng Thánh Lễ và bắt đầu một ngày mới đầy bận rộn. Có những lần Đức Giám Mục muốn thuyên chuyển Cha, nhưng giáo dân quyết tâm xin giữ Cha lại. Chính Cha Vianney cũng đã có nhiều lần muốn rời bỏ giáo xứ để sống đời chiêm niệm; nhưng theo ý Chúa, Cha đã tiếp tục phục vụ tại đây cho đến khi được Chúa gọi về để thưởng công trên Nước Chúa vào ngày
Trong năm thánh hóa các Linh Mục này, chúng ta hãy dâng nhiều hy sinh, hãm mình cầu xin Chúa Giêsu Linh Mục Thượng Phẩm đời đời, ban ơn thánh hóa, gìn giữ và nâng đỡ các Linh Mục của Chúa đang hoạt động khắp nơi trên thế giới; đặc biệt các Linh Mục đang gặp nhiều khó khăn, thử thách, đang bị tù đày tại những nơi mà Giáo Hội đang bị bách hại cách này hay cách khác.
Có nhiều “Kinh Cầu cho các Linh Mục”, và nhiều nhà thờ thường đọc vào trước giờ Thánh Lễ để xin ơn thánh hóa cho các Linh Mục. Nhiều gia đình cũng đọc vào giờ Kinh Tối. Chúng tôi xin gửi đến qúy vị một kinh sau đây:
KINH CẦU CHO CÁC LINH MỤC
Lạy Chúa Giêsu, là LINH MỤC ĐỜI ĐỜI,
Chúa đã dùng tay các vị Giám mục mà thông ban bảy ơn Thánh Thần Chúa để thánh hóa các Linh mục.
Chúa là mẫu gương độc nhất và sáng tỏ cho hàng Linh mục noi theo.
Xin in sâu người mẫu vào tâm hồn các Linh mục
để các Linh mục được trở nên những vị Kitô-thứ-hai của Chúa.
Xin Chúa cho các Linh mục sống theo ánh sáng Đức Tin chỉ dẫn
và bất cứ trong cảnh ngộ nào hằng tin vào quyền năng vô cùng của Chúa,
biết sống nội tâm, siêng năng cầu nguyện,
lấy Mình Máu Thánh Chúa và Phúc Âm làm của ăn nuôi sống hằng ngày.
Xin cho các Linh mục thật lòng mến Chúa, và yêu thương mọi người,
hy sinh đời sống mình vì kẻ khác,
luôn luôn nêu gương mẫu khiêm nhường, khó nghèo, hiền hòa và trong sạch,
để mọi người nhìn thấy Chúa Giêsu trong các Linh mục.
Xin cho các Linh mục trìu mến và vâng phục Cha chung là Đức Giáo Hoàng,
thành tâm cộng tác với Đức Giám mục là đấng kế vị các Thánh Tông Đồ,
luôn luôn đoàn kết với các anh em Linh mục trong việc mở mang nước Chúa.
Xin cho các Linh mục là những chủ chăn nhiệt thành săn sóc đoàn chiên Chúa
tìm kiếm những chiên thất lạc chăm nom những chiên bệnh hoạn
chữa lành những chiên đau yếu nuôi dưỡng chiên trong đồng cỏ xanh tươi của Chúa.
Xin cho các Linh mục là cha chung đáng quý mến của mọi gia đình Cộng đoàn
hướng dẫn giáo dân trong tình phụ tử
lấy Phụng vụ và Lời Chúa làm của ăn nuôi dưỡng Cộng đoàn,
để mọi người trong Cộng đoàn hăng say cộng tác xây dựng nước Chúa.
Lạy MẸ MARIA,
là Mẹ hàng giáo sĩ xin cho hàng giáo sĩ hằng yêu mến Mẹ.
Xin Mẹ nâng đỡ Linh mục khi có ai yếu đuối ủi an khi sầu khổ khuyến khích khi thua buồn,
để các ngài luôn luôn phấn khởi làm tròn nghĩa vụ Linh mục.
Amen.
Con Cái Là Hồng Ân Của Thiên Chúa
Mỗi độ Noel về, người ta thường nhắc nhớ nhau Giêsu chính là quà tặng Thiên Chúa dành cho loài người, nhưng chẳng mấy ai nói với nhau rằng con cái là quà tặng vô giá từ Thiên Chúa, mỗi khi sinh nhật chúng. Người ta đều biết Chúa Giêsu là quà tặng vô giá của Thiên Chúa cho nhân loại, mấy ai biết tới món quà vô giá là người con Chúa gửi tới nơi mỗi gia đình. Bởi vậy khi mừng lễ Giáng Sinh họ hớn hở vui mừng, nhưng khi sinh con ra nhiều cha mẹ đã lo lắng, buồn sầu khôn nguôi. Lo vì rồi đây sẽ phải vất vả, phải hy sinh, phải mất mát nhiều thứ. Chẳng vậy, nhiều “món quà” đã bị vất bỏ, nhiều trẻ em đã bị giết đi vì sự có mặt của chúng ở trên đời này chỉ là phiền nhiễu, là gánh nặng, rắc rối cho cuộc đời và nhất là vì họ không cần chúng.
Tin Mừng tỏ lộ cho chúng ta một chiều kích mới, một thông điệp từ Thiên Chúa: con cái là hồng ân, là quà tặng vô giá của Thiên Chúa. “Này, con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban.” (Tv 127, 3). Thực vậy, ngay từ thủa ban đầu, qua câu truyện tổ phụ Abraham, Kinh Thánh đã cho chúng ta thấy giá trị vô song của con cái: Chúng là dấu chỉ của tình thương, phúc lành và sự trung tín của Thiên Chúa (St 15, 5). Ngược lại, tình trạng son sẻ hiếm muộn thường bị coi là sự ô nhục, là hình phạt (St 16, 2; 20, 18). Mặc dù quan niệm về hình phạt này ngày nay không còn nữa, nhưng xem ra việc không có con vẫn mãi là một nỗi buồn, một sự bất hạnh, tạo ra một khoảng trống cô đơn nơi các gia đình. Cha ông ta đã diễn tả tình trạng này thật tinh tế: Có chồng mà chẳng có con, khác gì hoa nở trên non một mình.
Quà tặng, tự bản thân nó bao hàm hai chiều kích: phúc lành và trách nhiệm. Sự hiện diện của Chúa Giêsu là người con trong thánh gia thất của Đức Maria và thánh Giuse đã mang lại vinh quang danh dự cho các ngài. Đó là một ân huệ lớn lao vô song từ Thiên Chúa. Nhưng điều này cũng bao hàm một trách nhiệm bảo bọc, cưu mang, săn sóc và dạy dỗ bé Giêsu. Phúc lành càng lớn, trách nhiệm cũng tương xứng theo.
TRÁCH NHIỆM
Khi đứa trẻ được sinh ra, điều đầu tiên cha mẹ làm là đưa em đến nhà thờ lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, trước mặt cộng đoàn. Điều này nhắc chúng ta nhớ rằng, các em không thuộc về một gia đình thể lý nhỏ bé nào, không phải là tài sản của cha mẹ các em. Các em là những món quà Thiên Chúa gửi tới cho một gia đình rộng lớn hơn: gia đình giáo xứ, gia đình giáo phận và rộng hơn các em thuộc về Giáo Hội, thuộc về “gia đình của Thiên Chúa”. Tất cả chỉ có một Cha, là Đấng hằng yêu thương, săn sóc con cái mình, ngự trên trời. Cha mẹ thể lý của các em chỉ là “cha mẹ nuôi”, là “người quản lý” được Thiên Chúa trao những nén bạc, là những đứa con, để coi sóc, “làm lợi” cho Ngài. Để rồi đến thời đến buổi, Ngài sẽ hỏi các bậc làm cha mẹ về việc chu toàn bổn phận và thái độ đối với những “nén bạc” Ngài trao.
“Cha mẹ phải coi con cái mình như là con cái Thiên Chúa và tôn trọng chúng như những nhân vị”. Điều cha mẹ cần làm là tạo ra nơi gia đình một bầu khí thân thiện, yêu thương và đạo đức hầu giúp các em lớn lên và phát triển về mọi mặt thể lý, tinh thần và tâm linh. Đó là nơi các em có thể tìm lời giải đáp cho mọi vấn nạn của mình mà không sợ hãi. Hơn nữa, đó còn là nơi các em được hướng dẫn trong đức tin, để dần hiểu ra được món quà vô giá là sự sống mà Thiên Chúa đã tặng ban và ngày càng đến gần Thiên Chúa, là Người Cha đích thực của mọi người. Cụ thể, cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã đề ra ba mục tiêu phải chú ý đối với các bậc làm cha mẹ :
- Dạy con cái dần dần về mầu nhiệm cứu độ, và vai trò đức tin trong biến cố đó;
- Giúp chúng học biết thờ phượng Thiên Chúa là Cha, trong tinh thần và chân lý, đặc biệt qua phụng vụ;
- Rèn luyện chúng sống ngay thẳng, thánh thiện trong đời sống hằng ngày.
PHÚC LÀNH
Này, con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban.
Nghe câu này, có người sẽ phản ứng: Phúc đâu chẳng thấy, chỉ thấy tốn tiền, sức lực, thời gian; hy sinh vất vả là thế mà chỉ được toàn là những lo toan. Càng lớn càng khó bảo, chỉ gây toàn phiền phức; càng lớn, càng thêm lo. Họ phàn nàn chẳng sai.
Nhưng, Kinh Thánh nói rõ: Con cái là phần thưởng Chúa ban. Công Đồng Vaticano II cũng khẳng định: “Con cái là hồng ân cao quí nhất của hôn nhân, chúng sẽ góp phần lớn lao cho hạnh phúc của chính cha mẹ chúng” (MV 48). Thực vậy, con cái như những chồi non được Thiên Chúa trao cho các gia đình săn sóc và phần thưởng chính là hoa trái của những chồi non này. Một khi chúng trưởng thành, đơm bông kết trái, thì những hoa trái trĩu ngọt chúng mang lại sẽ lớn hơn công sức vun trồng, tưới tắm mà cha mẹ đã bỏ ra gấp bội lần.
Nói về việc này, cha Henry Nouwen gợi cho chúng ta một hình ảnh thật thú vị. Những đứa trẻ được ví như những vị khách quí Thiên Chúa gửi tới nơi mỗi gia đình. Ba vị khách lạ đã đến với ông Abraham tại cụm sồi Man-rê, sau khi tiếp nhận sự đón tiếp ân cần, sự săn sóc chu đáo của ông, đã tỏ lộ cho ông lời hứa chúc lành của Thiên Chúa. Những đứa trẻ cũng mang theo trên mình một lời hứa, một kho tàng mà chỉ có thể mở ra được qua giáo dục. Thật vậy, chỉ có qua việc giáo dục, dạy dỗ con trở thành những Kitô hữu trưởng thành thì kho tàng đó mới được mở ra, khi đó cha mẹ mới cảm nghiệm được niềm hạnh phúc lớn lao Thiên Chúa đã dành sẵn cho họ. Ngược lại, nếu không giáo dục con cho tốt thì kho tàng đó mãi chẳng mở ra. Các cụ từ kinh nghiệm sống của mình cũng cho chúng ta một đúc kết thật chí lý: sinh con chẳng dạy chẳng răn, thà rằng nuôi lợn lấy lòng mà ăn.
“Triều thiên của người già là đàn con cháu” (Cn 17, 3). Thực vậy, còn niềm vui nào lớn lao hơn niềm vui của người cha, người mẹ được sum vầy bên đàn con cháu hiếu thảo, đức hạnh. Chỉ cần nhìn vào ánh mắt rạng rỡ của những bà mẹ trong ngày con mình tốt nghiệp hay khi được con mình đưa những đồng tiền lương đầu tiên tự chúng kiếm được, vâng chỉ những ánh mắt đó thôi cũng đủ nói lên tất cả. Những giọt nước mặt của các bà mẹ trong ngày con mình được Thiên Chúa chọn làm linh mục của Người cũng đủ để nói thay cho muôn lời sáo rỗng.
KẾT LUẬN
Con cái là một quà tặng vô giá từ Thiên Chúa. Cũng như những quà tặng khác, con cái là hồng ân đồng thời cũng đòi hỏi một trách nhiệm từ các bậc cha mẹ. Điều cần thiết là cha mẹ biết đón nhận chúng với lòng biết ơn và khiêm nhường, lo lắng chăm sóc và dạy dỗ chúng trở thành những người con trưởng thành của Thiên Chúa. Trong khi lãnh nhận sự chăm sóc từ cha mẹ, con cái cũng sẽ góp phần thánh hóa và mang lại hạnh phúc cho cha mẹ. Và khi đến thời đến buổi, chúng sẽ tỏ lộ cho cha mẹ chúng những phần thưởng, lời hứa mà Thiên Chúa dành sẵn cho họ. Sau cùng, chính Thiên Chúa sẽ chúc lành và thưởng công xứng đáng cho những người quản lý trung tín và khôn ngoan đã chu toàn bổn phận mà Ngài trao phó.
Blog Archive
-
▼
2009
(324)
-
▼
tháng 7
(33)
- Anh cac Tong Lanh Thien Than
- Các Tổng Lãnh Thiên Thần
- KINH ĐỨC THÁNH THIÊN THẦN GABRIEL
- Các Kinh Nguyện Cầu Đến Các Tổng Lãnh Thiên Thần
- Tổng lãnh Thiên Thần Michael
- Tổng lãnh thiên thần
- Mẩu đối thoại về giấc mơ trong đời sống
- Tôi tin kính
- Một Giấc Mơ
- Được Nghe Mẹ Hát
- Thấy Chúa hiện ra
- CHỘT MẮT VÌ XEM MẸ
- Ý nghĩa 10 điều răn
- VIẾT THƯ GỞI ĐỨC MẸ
- LÁ THƯ KHÔNG ĐỊA CHỈ
- TẠI SAO CHÚA CHỌN CON
- Con Cái Là Hồng Ân Của Thiên Chúa
- Bảy sự thương khó của Mẹ
- Nhân Ngày Lễ Kính Đức Mẹ Guadalupe
- Lịch sử bức ảnh
- Bức ảnh thiêng liêng
- Một Giấc Mơ
- Đức Mẹ Maria linh thiêng
- Mơ Thấy Mẹ Maria
- Two Hearts of Jesus and Mary
- LỜI KINH DÂNG LÊN MẸ
- THÁNH FAUSTINA KOWALSKA
- Đức Hồng y Phanxicô Xaviê NGUYỄN VĂN THUẬN
- Được Thấy Đức Mẹ La Vang Khi Hành Hương Tại Medjug...
- Xin Gặp Chúa Giêsu
- Đức Mẹ Maria sau 70 năm sống nơi trần thế
- KINH LẠY CHA PHẠT TẠ
- Kinh cầu cho các linh hồn
-
▼
tháng 7
(33)
Labels
- Archangles (4)
- Breviary (44)
- CHÚA GIÊSU ĐANG SỐNG (15)
- Film về Chúa (1)
- Hong An Thien Chua (13)
- Jesus Christ (9)
- linh hồn nơi luyện ngục (72)
- Lời chứng (42)
- Lyrics (1)
- Message (39)
- Mother of God (13)
- Nhà thờ (1)
- Niềm Tin Minh Hoạ (6)
- Phép lạ (21)
- Rosary (18)
- Saints (8)
- Songs (4)
- Thánh địa (1)
- The meaning (2)
- Tiên tri (1)
- Tiếng thì thầm (1)
- Truyện hay (8)