Pages

15/1/25

Những dụ ngôn sâu xa của Chúa Jesus



1. Hãy yêu kẻ thù mình (Lu-ca 6:27-36)
có một bí mật rất lớn là tất cả chúng ta đều phải chuyển đổi tâm thức ạ, nếu không chuyển đổi được, thì sẽ không có thứ gì mới mẻ xẩy ra trong cuộc đời với những suy nghĩ cũ kỹ của chúng ta. Giống như ly nước cũ phải đổ đi, để ly trống mới đón được dòng nước mát mới mẻ vào còn cốc đã đầy rồi sẽ k có đón được gì mới mẻ thêm vào được.


2/- Vải mới Áo cũ
Bầu rượu bằng da sẽ căng phồng nếu được dùng để đựng rượu mới, vì rượu mới vẫn tiếp tục lên men, cuối cùng bầu da sẽ bung rách. Tương tự, miếng vải mới sẽ co rút lại, nếu dùng vải mới để vá chiếc áo cũ, sẽ làm chằng rách áo cũ, và làm đường rách càng xấu hơn.
Nếu đọc cùng lúc với dụ ngôn Vải mới Áo cũ ("Không ai vá miếng nỉ mới vào cái áo cũ; nếu vậy thì miếng nỉ mới chằng rách áo cũ, mà đàng rách thành xấu thêm" – Phúc âm Máccô 2:21) có thể nhận thấy ngụ ý của Chúa Giêsu, ấy là giáo huấn của ngài không thích hợp trong khung đạo giáo của người Do Thái, cũng không tương thích với các cấu trúc tôn giáo thời ấy. Nhiều người, đặc biệt là các Kitô hữu, thường xem dụ ngôn này là lời tuyên cáo của Chúa Giêsu về sự khởi đầu của một tôn giáo mới tách rời khỏi Do Thái giáo.

3/- Cái xà trong mắt (Lc 6, 39-45)
39 Khi ấy, Đức Giê-su kể cho môn đệ dụ ngôn này: “Mù mà lại dắt mù được sao ? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố ?
40 Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi.
41 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới ?
42 Sao anh lại có thể nói với người anh em: ‘Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra’, trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình ? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!
43 “Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt.
44 Thật vậy, xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm sao bẻ được vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho!
45 Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình ; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra.”

4/- Rượu mới Bình cũ (— Luca 5:36–39)
Là một dụ ngôn của Chúa Giêsu được chép trong sách Tin Mừng theo thánh Mátthêu (Mátthêu 9:14–17), Tin Mừng theo thánh Máccô (Máccô 2:18–22) và Tin Mừng theo thánh Luca (Luca 5:33–39).
Trong ba sách Phúc Âm Nhất Lãm, dụ ngôn này được ký thuật ngay sau sự kiện Chúa Giêsu kêu gọi người thu thuế Mátthêu (Lêvi) trở thành môn đệ của ông, và lời giải thích của Chúa Giêsu về lý do các môn đệ không cần phải kiêng ăn (theo nghi thức Do Thái giáo) như các môn đồ của Gioan Baotixita vẫn làm (Máccô 2:18-20)
7/- Thành Trên Núi Cao (Mt 5,14b)
8/- Cây Nào Trái Ấy (Lu-ca 6,43-49)
Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt. Thật vậy, xem quả thì biết cây”. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh này để ám chỉ những việc làm của một con người có kết quả tốt hay xấu không phải nhất thời hay bột phát mà là mầm mống tốt hay xấu tùy thuộc vào những gì đã được gieo vào trong thâm tâm của họ.
Giống như trái cây, một nhân cách không phát triển qua một đêm. Mà trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Chúa Giêsu liên kết việc lành với trái tốt, nghĩa là trái không bị khuyết tật, sâu, hay bệnh tật nhưng là khỏe mạnh. Trái tốt là kết quả của việc lành hoặc sống tốt, đó là một cuộc sống theo sự thật, đạo đức và tính cách ngay thẳng. Nếu cuộc sống của chúng ta là những tấm gương bác ái, đáng tin tưởng, kiên nhẫn và trung thực, chúng ta biết rằng mình đang sống tốt, đang sinh trái tốt. Nhưng nếu cuộc sống của chúng ta toàn là những sự tức giận, đố kỵ, đam mê, ích kỷ hoặc lười biếng, thì chúng ta biết rằng có một thứ trái cây hư thối ở trong mình.
Chúa Giêsu cũng nêu ra một câu chuyện ngụ ngôn về tầm quan trọng của việc xây dựng ngôi nhà trên nền tảng vững chắc, để diễn tả những gì Ngài nói về cuộc sống lành mạnh. Ý nghĩa của dụ ngôn này đối với chúng ta là gì? Đó là nền tảng chúng ta xây dựng trong cuộc sống, nó sẽ quyết định liệu chúng ta có thể tồn tại qua những cơn giông tố của cuộc đời hay không. Chỉ có một cách mà sự chân thành của con người có thể được minh chứng bằng cách thực hành những lời hay ý đẹp mà mình đã nói ra. Nghĩa là “lời nói đi đôi với việc làm”. Vì lời nói tốt đẹp không bao giờ có thể thay thế việc làm tốt. Thế nên, thánh Gia-cô-bê đã khẳng định: “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,17.26). Đức tin phải hành động để trở thành một đức tin sống động thực sự.

9/- Người mạnh khỏe và kẻ ốm đau ( (Mc 2, 17))
“Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mc 2, 17)
Đức Giêsu, vị Thầy thuốc không chỉ chữa bệnh thể lý mà còn cứu chữa những bệnh tật thiêng liêng. Khi nhắc tới, “người khỏe mạnh” “người công chính”, Ngài ám chỉ các kinh sư thuộc và nhóm Pha-ri-sêu vốn tự cho mình là người công chính, nghĩa là những người khỏe mạnh không cần đến thầy thuốc. Do lòng kiêu căng luôn cho mình tốt lành hơn người, các Kinh sư không đón nhận sự nhắc nhở của Đức Giêsu. Nhận thấy sự cứng cỏi của họ, Ngài tuyên bố “Tôi không đến để kêu gọi người công chính” nghĩa là không đến vì họ. Tuy nhiên, họ đã quên rằng từ khi Tổ tông loài người phạm tội chẳng có ai trong sạch đến độ không cần ơn giải thoát.
 
Trong khi đó Lêvi, người thu thuê vốn bị cho là kẻ tội lội lại biết mở lòng ra để đón nhận ân sủng của Chúa. Ông đã đoạn tuyệt với quá khứ không mấy tốt lành của mình để sẵn sàng bước đi theo tiếng gọi của Chúa. Trong thái độ tự biết mình như vậy, ông đã tiếp đón Lời và thần y Giêsu đã ban thần dược giải cứu tâm hồn ông.

10/- Bạn của  chú  rể  
Bạn Chàng Rể hiển nhiên xuất phát từ Gioan Tẩy Giả: “Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng. Ðó là niềm vui của Thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn” (Ga 3, 29). Không ganh tị cũng không oán hận, Thánh Gioan chỉ cho thấy làm bạn là một suối nguồn vui mừng. Người bạn này reo lên niềm vui của mình, và còn nữa, ngay chính vào giây phút ngài có thể bị cám dỗ trở nên ganh tị nhất: lúc mọi người đang lũ lượt kéo đến Đức Giêsu.

11/- Người khôn xây nhà trên đá (Mt 7, 21.24 – 27)

21 “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.
24 “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá.25 Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá.
26 Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát.27 Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành”.


https://gpbanmethuot.vn/song-dao/cac-du-ngon-cua-chua-giesu-14249.html